Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án đầu tư xây dựng công trình Khu di tích Côn Sơn

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án đầu tư xây dựng công trình đường vào Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án đầu tư xây dựng công trình Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

1.3. Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1. Các quy hoạch có liên quan

1.3.2. Các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp giáp, chịu ảnh hưởng của hoạt động thi công xây dựng tuyến đường

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Văn bản pháp luật

2.2. Văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm của dự án 

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1. Các phương pháp ĐTM

4.2. Các phương pháp khác

5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

5.1. Thông tin của dự án

5.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường  

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh cuả dự án

5.3.1. Quy mô, tính chất của nước thải

5.3.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

5.3.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường và chất thải sinh hoạt

5.3.4. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

5.3.5. Quy mô, tính chất của tiếng ồn, độ rung và các ô nhiễm khác

5.4. Các công trình và biện pháp bảo về môi trường của dự án

5.4.1. Về thu gom và xử lý nước thải

5.4.2. Về xử lý bụi, khí thải

5.4.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải sinh hoạt

5.4.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

5.4.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

5.6. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn

5.7. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

5.8. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.1. Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

5.2. Giám sát giai đoạn hoạt động

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án

1.1.2. Chủ dự án

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới các đối tượng xung quanh

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô; công suất; công nghệ sản xuất của dự án

1.2. Các hạng mục công trình của Dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình chính

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án

1.3.1. Giai đoạn xây dựng

1.3.2. Giai đoạn hoạt động

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

1.5. Các biện pháp tổ chức thi công

1.5.1. Trình tự thi công

1.5.2. Biện pháp thi công

1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án

1.6.2. Vốn đầu tư

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Phường Cộng Hòa

2.1.2.2. Xã Hưng Đạo

2.1.2.3. Xã Lê Lợi

2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án    

2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học

2.3. Nhận  dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng của dự án

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động tới môi trường

3.1.2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động tới môi trường

3.2.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải

3.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.3. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành 

3.3.1. Đánh giá các tác động môi trường

3.3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải

3.3.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.3.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải

3.4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.4.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

3.4.2. Tóm tắt kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.4.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. Chương trình quản lý môi trường

4.2. Chương trình giám sát môi trường

4.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng

4.2.2. Giám sát giai đoạn hoạt động

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN

5.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

5.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử

5.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến

5.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định

5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

2. Kiến nghị

3. Cam kết

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1. Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM

Bảng 1. 2. Tổng hợp diện tích thu hồi thực hiện dự án giai đoạn 2, phân đoạn từ ngã ba An Lĩnh và ngã ba Đầu Rồng

Bảng 1. 3. Danh mục các vật liệu chính sử dụng trong giai đoạn xây dựng

Bảng 1. 4. Định mức tiêu hao điện của một số phương tiện thi công

Bảng 1. 5. Máy móc thiết bị thi công

Bảng 2. 1. Nhiệt độ trung bình tại Hải Dương từ năm 2015 - 2020

Bảng 2. 2. Lượng mưa các tháng tại Hải Dương từ năm 2015 - 2020

Bảng 2. 3. Độ ẩm trung bình tại Hải Dương từ năm 2015 - 2020

Bảng 2. 4. Kết quả đo chất lượng môi trường không khí

Bảng 2. 5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất

Bảng 3. 1. Tóm lược các nguồn gây tác động phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng

Bảng 3. 2. Kết quả nồng độ phát sinh khí thải từ các thiết bị sử dụngBảng 3. 3. Tải lượng chất ô nhiễm phát thải đối với xe tải chạy trên đường

Bảng 3. 4. Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm phát thải trên tuyến đường vận chuyển trong quá trình đổ thải khối lượng phá dỡ

Bảng 3. 5. Nồng độ bụi phát sinh do san lấp tạo công trường

Bảng 3. 6. Dự báo mức suy giảm ồn theo khoảng cách từ hoạt động GPMB

Bảng 3. 7. Mức rung đặc trưng của các thiết bị máy móc

Bảng 3. 8. Tính toán mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công

Bảng 3. 9. Tổng hợp các tác động môi trường từ hoạt động san lấp mặt bằng, thi công xây dựng   

Bảng 3. 10. Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm phát thải trên tuyến đường vận chuyển đất, cát đắp

Bảng 3. 11. Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm phát thải trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu thi công

Bảng 3. 12. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại

Bảng 3. 13. Tính toán lượng khí thải từ que hàn

Bảng 3. 14. Tải lượng bụi và khí độc từ tiêu thụ nhiên liệu  của các máy móc thi công 

Bảng 3. 15. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 3. 16. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt  tại mỗi công trường 

Bảng 3. 17. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 3. 18. Bảng tính lưu lượng nước mưa chảy tràn

Bảng 3. 19. Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công đường ở khoảng cách 8m

Bảng 3. 20. Tính toán định lượng mức ồn nguồn trong giai đoạn xây dựng

Bảng 3. 21. Dự báo mức suy giảm ồn theo khoảng cách tính từ nguồn

Bảng 3. 22. Mức rung của một số phương tiện, máy móc thi công điển hình ở khoảng cách 10m  

Bảng 3. 23. Tính toán mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công 

Bảng 3. 24. Bảng tổng hợp các tác động phát sinh trong giai đoạn vận hành

Bảng 3. 25. Bảng tổng hợp nhu cầu vận tải (đơn vị: xe/ngày đêm)

Bảng 3. 26. Hệ số ô nhiễm môi trường không khí do giao thông của WHO

Bảng 3. 27. Mức phát thải từ dòng xe dự báo theo năm 2030 và 2032 vào giờ cao điểm

Bảng 3. 28. Dự báo phân bố chất ô nhiễm vào năm 2030 và 2032

Bảng 3. 29. Hệ số phát thải bụi cuốn từ đường

Bảng 3. 30. Tải lượng bụi từ vận hành dòng xe

Bảng 3. 31. Dự báo phân phối bụi cuốn từ đường do vận hành dòng xe

Bảng 3. 32. Đặc điểm hóa học của lớp đất bẩn trên mặt đường

Bảng 3. 33. Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe với điều kiện chuẩn (LA7TC) 

Bảng 3. 34. Các trị số điều chỉnh độ ồn và mức ồn của dòng xe

Bảng 3. 35. Mức ồn giảm theo khoảng cách tại các điểm dự báo (a = 0,1)

Bảng 3. 36. Kết quả dự báo mức suy giảm rung theo khoảng cách (dB)

Bảng 4. 1. Bảng tổng hợp chương trình quản lý môi trường của Dự án

Bảng 4. 2. Chương trình giám sát giai đoạn thi công xây dựng

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Sơ đồ thực hiện dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Hình 1. 2. Sơ đồ thực hiện dự án trong giai đoạn thi công

Hình 3. 1. Mô tả sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa chân taluy

Hình 3. 2. Tác động của các hoạt động trong giai đoạn vận hành

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATGT: An toàn giao thông

BTCT: Bê tông cốt thép

BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT: Bảo vệ môi trường

BTN: Bê tông nhựa

BXD: Bộ Xây dựng

BYT: Bộ Y tế

BQL: Ban quản lý

CP: Chính phủ

CPĐD: Cấp phối đá dăm

CTR: Chất thải rắn

CTNH: Chất thải nguy hại

ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

GPMB: Giải phóng mặt bằng

GTVT: Giao thông vận tải

HTKT: Hạ tầng kỹ thuật

KHHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình

KS: Kỹ sư

KT-XH: Kinh tế - xã hội

NĐ: Nghị định

NVL: Nguyên vật liệu

QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QL: Quốc lộ

TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia

TCXD: Tiêu chuẩn Xây dựng

TCXDVN: Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

TDTT: Thể dục thể thao

THCS: Trung học cơ sở

ThS: Thạc sỹ

TT: Thông tư

UBND: Ủy ban nhân dân

VLXD: Vật liệu xây dựng

VXM: Vữa xi măng

VSMT: Vệ sinh môi trường

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

BTCT: Bê tông cốt thép                                                

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án       

1.1. Thông tin chung về dự án

Côn Sơn – Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử – văn hoá nổi tiếng của nước ta gắn liền với tên tuổi của nhiều danh nhân Đất Việt qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong đó tiêu biểu là: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Nhà quân sự kiệt xuất; Nguyễn Trãi - Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới; Chu Văn An - Người thầy của mọi thời đại (vạn thế sư biểu). Xét từ góc độ địa hành chính và địa văn hóa thì quần thể di tích gồm 2 khu chính: Khu vực Côn Sơn và khu vực Kiếp Bạc. Tính theo trục từ Nam lên Bắc thì Côn Sơn ở phía Đông, Kiếp Bạc ở phía Tây tạo thành 1 phòng tuyến Đông Tây, thế như tựa lưng vào dãy núi Huyền Đinh (Yên Tử), mặt quay ra sông Lục Đầu. Kiếp Bạc có dãy núi Trán Rồng - Nam Tào - Bắc Đẩu; Côn Sơn có núi Kỳ Lân, Ngũ Nhạc, Phượng Hoàng. Trong đó dãy Trán Rồng - Nam Tào - Bắc Đẩu ở phía Tây như tiền án (Long), Kỳ Lân (Ly) & Phượng Hoàng (Phượng) như tả hữu; Bái Vọng (Quy) như hậu chẩm; Bố cục này cùng với thế nghinh lai tụ thuỷ của Lục Đầu Giang và khởi cao dần của địa hình từ Tây sang Đông đã vô hình chung tạo cho khu vực một địa cục rất có lợi về quân sự và đắc cách về địa lý phong thuỷ. Vì vậy, Côn Sơn - Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ khí thiêng của sông núi, sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt cho đất nước và nhiều anh hùng hào kiệt cũng nhờ vào vùng đất này mà nổi danh.

 Với những giá trị đặc sắc về lịch sử, danh thắng, nhiều năm qua, công tác tu bổ, tôn tạo khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Trung ương và địa phương quan tâm, góp phần hoàn thiện không gian kiến trúc, cảnh quan của khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, làm tăng giá trị lịch sử, thẩm mỹ, công năng sử dụng, phục vụ phát triển du lịch, công tác nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử cũng như đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Những việc làm này góp phần bảo tồn bền vững các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu di tích, thu hút các nguồn lực đầu tư theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010;

Ngoài việc bảo tồn, duy trì tổ chức thường niên các kỳ lễ hội truyền thống, các sự lệ, lễ tiết…của di tích lịch sử, theo xu thế chung cùng với mức thu nhập của đông đảo người dân ngày càng nâng cao, phương tiện đi lại sẵn có…, từ đó đã làm tăng thêm nhu cầu thăm quan du lịch quanh năm, đặc biệt là du lịch tâm linh. Thu thập số liệu từ Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, những năm gần đầy vào các lễ hội chính từ ngày 13-18/9 (tức ngày 15-20/8 Âm lịch) có khoảng 12-13 vạn lượt du khách về tham quan, chiêm bái, dâng hương tại khu di tích và năm sau tăng cao hơn năm trước 15-20%. Lượng du khách thập phương đến với Khu di tích chủ yếu bằng đường bộ, lưu thông trên các tuyến QL.18, QL.37, đường tỉnh 398 sau đó theo một số đường xã và đi chung với đường liên thôn để đi vào Khu di tích.

Đối với Khu di tích chùa Kiếp Bạc, hiện nay các phương tiện xe du lịch tập trung chủ yếu đi từ QL37 theo ĐT.398 nhánh Kiếp Bạc sau đó đi chung với một số tuyến đường dân sinh trong khu vực. Tuy nhiên, hiện trạng các tuyến đường này có quy mô nhỏ hẹp (ĐT.398 có mặt đường rộng trung bình 5,5m chất lượng kém; một số đường dân sinh cơ bản là đường mặt đá dăm nhựa, BTXM rộng trung bình từ 3-3,5m) dẫn đến tình trạng xe du khách thường xuyên bị ùn tắc giao thông trên trục đường chính ra vào chùa…, dẫn tới chưa thu hút đông lượng khách du lịch lưu lại qua đêm và sử dụng các dịch vụ ăn, nghỉ sẵn có tại khu vực.

Côn Sơn Kiếp Bạc

Do đó, Dự án Đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh” thuộc Dự án tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh (nay là Thành phố Chí Linh), tỉnh Hải Dương đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 30/3/2012, chủ đầu tư lập và thực hiện thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (đã hoàn thiện): Phân đoạn từ ngã ba Cầu Rồng đến đền Kiếp Bạc: Đầu tư xây dựng đoạn từ ngã ba Đầu Rồng đến đền Kiếp Bạc (L= 1,7km) theo quy mô chiều rộng nền đường B nền = 25m, gồm: 04 làn xe cơ giới (3,5mx4), 2 làn xe hỗ hợp (3,5mx2), bề rộng giải an toàn (0,5mx2), giải phân cách giữa 2m, bề rộng lề đường mỗi bên là 0,5m (riêng đoạn từ bãi xe số 2 đến đền Kiếp Bạc giữ nguyên quy mô hiện tại B mặt = 11-12m, cải tạo lát đá mặt đường và chỉnh trang đảm bảo cảnh quan hai bên); xây dựng hệ thống thoát nước dọc tại các khu vực tập trung dân cư, hệ thống chiếu sáng, mở rộng bãi đỗ xe số 2 (tại Km19+780) và cắm cọc quản lý quy hoạch toàn tuyến theo quy mô hoàn chỉnh. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1: 178,117 tỷ đồng.

Giai đoạn 2: Phân đoạn từ ngã ba An Lĩnh (QL 37) đến ngã ba Cầu Rồng và xây mới bãi đỗ xe số 3. Giai đoạn này đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt điều chỉnh dự án theo Quyết định số 2469/QĐ-UBND ngày 18/7/2019.
Dự án “Đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh” là dự án nhóm II thuộc điểm đ, khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô nhỏ thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh). Theo điểm b, khoản 1, Điều 30, Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tiếp nhận, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép môi trường. Do vậy, chủ dự án kết hợp với Công ty cổ phần công nghệ và Phân tích chất lượng cao Hải Dương lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định./.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

 Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.

1.3. Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.3.1. Các quy hoạch có liên quan

- Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 v/v phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 .

- Quyết định số 2469/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 v/v phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 v/v phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Kết quả thẩm định số 1016A ngày 28/6/2012 Thiết kế BVTC - tổng dự toán công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ ngã ba An Lĩnh vào Đền Kiếp Bạc thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Quyết định số 44/QĐ - BQLDTCS-KB ngày 28/6/2012 v/v phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán công trình Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 (ngã ba An Lĩnh) vào Đền Kiếp Bạc của dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh.

- Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

- Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2010. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm các trục ngang, trục dọc, hệ thống đường bộ đối ngoại và các đường vành đai đô thị, đảm bảo việc lưu thông đối ngoại cũng như lưu thông giữa các huyện được thuận tiện, an toàn.

Bản đồ QH tổng thể GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030

* Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích Quốc gia Côn Sơn – Kiếp Bạc

Quy hoạch bảo tồn khu di tích Quốc gia Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010. Hướng tuyến nằm vùng đệm khu di tích nhưng đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể khu di tích nhằm kết nối trung tâm thành phố, khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc với phía Bắc Giang (qua ĐH.04 đang xây dựng) và liên thông kết nối tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, QL1 và vành đai IV vùng Thủ Đô.

Tim tuyến
QL.37

Nhận xét chung:

Tuyến đường quy hoạch hiện đã là tuyến đường giao thông chính đi vào đền Kiếp Bạc, tuy nhiên phần đường còn có quy mô nhỏ hẹp dẫn đến tình trạng ùn tắc khi dịp lễ hội. Mặt khác, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thiện xây dựng đoạn từ đền Kiếp Bạc đến ngã ba Đầu Rồng. Do vậy, việc tiếp tục thực hiện dự án, hoàn thiện phần còn lại của tuyến đường đoạn từ ngã ba Đầu Rồng đến ngã ba An Lĩnh (QL 37) là hết sức cần thiết.

1.3.2. Các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp giáp, chịu ảnh hưởng của hoạt động thi công xây dựng tuyến đường

Hải Dương là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 5, QL18, QL37, QL38, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái (quy hoạch), đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt Kép  – Hạ Long, có nhiều tuyến sông trung ương chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để Hải Dương có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là các tỉnh phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. 

Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn tỉnh, có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường sắt rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh.

Mạng lưới đường bộ bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và đường giao thông nông thôn. Tổng cộng chiều dài đường hiện có khoảng 9332 km.

Mạng lưới sông ngòi phong phú là ưu thế của GTVT thuỷ tỉnh Hải Dương. Trong tỉnh có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý dài 274,5 km gồm những sông lớn như: Sông Luộc, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy…tạo điều kiện cho Hải Dương tiếp cận với các tỉnh phía bắc và lưu thông với đường biển. Sông địa phương đang quản lý có 6 tuyến dài 122 Km.

Một số tuyến giao thông đường bộ, đường sắt trong khu vực dự án.

a. Quốc lộ 18

Quốc Lộ 18: điểm đầu giao cắt với Quốc lộ 2A (Thạch Lỗi, Sóc Sơn, Hà Nội), tuyến đi qua 4  tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Chiều dài toàn tuyến là 317 km. Hiện nay đoạn đầu tuyến đến thành phố Bắc Ninh dài 31 km, có 4 làn xe, đoạn thành phố Bắc Ninh đến Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương có chiều dài là 35 km, nền đường rộng 12m; đoạn từ Chí Linh đến Ngã ba đường 10, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh có chiều dài là 36 km, nền đường rộng 12–14m; đoạn từ Ngã ba đường 10, thành phố Uông Bí đến Hà Tu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh có chiều dài 41 km, nền đường rộng 25–27m; đoạn từ Hà Tu, thành phố Hạ Long đến phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả có chiều dài là 28 km đang được cải tạo và nâng cấp, nền đường rộng 25–27m; đoạn từ Mông Dương đến thành phố Móng Cái, Quảng Ninh có chiều dài là 118 km  nền đường rộng 8m, mặt đường 7m.

b. Cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái

Đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái quy hoạch với tổng chiều dài 294km; trên địa phận tỉnh Hải Dương dự kiến tuyến được quy hoạch đi về phía Bắc Côn Sơn, đi phía trên phà Đồng Việt, xã Hưng Đạo, điểm cuối xã Hoàng Tiến (thị xã Chí Linh), dài khoảng 22km, quy hoạch đường 6 làn xe, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

c. Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 là tuyến quốc lộ thuộc vành đai III - biên giới, trên địa phận tỉnh Hải Dương, tuyến bắt đầu từ bến phà Chanh (Km30+087), giáp ranh giữa Hải Dương và Hải Phòng, tuyến đi qua thị trấn Ninh Giang, ngược lên phía Bắc qua thị trấn Gia Lộc rồi đi chung QL5, qua thị trấn Nam Sách, cắt qua QL18 tới cầu Trung Quê (Km95+180), giáp ranh Hải Dương và Bắc Giang; Tổng chiều dài tuyến trên địa phận tỉnh Hải Dương là 64,8km. Tuyến QL37 là tuyến đường quan trọng trong phát triển KTXH cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng, tuyến là giao cắt với các quốc lộ và đường tỉnh: QL5, QL18, ĐT391, ĐT396, ĐT392, ĐT393, ĐT395, ĐT399, ĐT390, ĐT398.

d. Đường tỉnh 398

Đường tỉnh 398 gồm nhiều đoạn tách rời nhau (4 đoạn), đoạn 1 là đoạn kết nối QL18 và QL37 (có dạng hình vòng cung), đoạn 2 cũng có dạng vòng cung có điểm đầu và điểm cuối giao với QL37 (thuộc phường Cộng Hòa), đoạn 3 bắt đầu tại điểm giao QL37 (tại phường Lê Lợi) tới Kiếp Bạc và đoạn 4 tách ra từ đoạn 3 và kết thúc tại bến phà Đồng Việt (giáp ranh tỉnh Bắc Giang), sau khi qua bến phà, tuyến kết nối với ĐT398 (Bắc Giang) đi về phía Bắc qua thị trấn Neo – Yên Dũng rồi kết nối QL1. Tuyến nằm hoàn toàn trong thành phố Chí Linh, với tổng chiều dài 23,5km.

e. Đường sắt

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có hai tuyến đường sắt Quốc gia đang hoạt động: Tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, tuyến đường sắt Kép - Hạ Long ngoài ra tỉnh còn có một tuyến đường sắt chuyên dùng Bến Tắm - Phả Lại.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Văn bản pháp luật

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012.

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013.

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH13 ngày 17/06/2020.

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

- Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019.

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2016/QH13 ngày 25/06/2015.

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 08/06/2014.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây Dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

- Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH ngày 05/7/ 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ.

- Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BSX  ngày 27/04/2020 hợp nhất Nghị đình về thoát nước và xử lý nước thải.

- Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ số 14/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường bộ.

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 201/2013/NĐ - CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.

- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai.

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

- Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

- Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý, khai thác và bảo trình công trình đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững.

- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

- Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Hải Dương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3155/QĐ – UBND ngà 15/11/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 4341/QĐ-UBND ngày 23/11/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến năm 2035. 

- Quyết định số 1877/QĐ-UBND ngày 24/6/2021của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Chí Linh.

* Các tiêu chuẩn về vi khí hậu, không khí, độ rung, tiếng ồn, ánh sáng khu vực làm việc

+ Tiêu chuẩn 7 - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

+ QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.

+ QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.

+ QCVN 24:2016/ BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

 + Tiêu chuẩn 12 của Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về mức tiếng ồn cho phép tại khu vực lao động.

+ QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc.

+ QCVN 22:2016/ BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.

+ QCVN 26:2016/ BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu nơi làm việc.

* Các tiêu chuẩn về vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung khu vực xung quanh

+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường nước

+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

+ QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước cấp sinh hoạt.

+ QCVN 09-MT/2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

+ TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.

* Các quy chuẩn về chất thải rắn, chất thải nguy hại

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

- TCVN 6707:2009/BTNMT: Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa.

- TCVN 6705:2009/BTNMT: Chất thải rắn thông thường.

- TCVN 6706:2009/BTNMT: Phân loại chất thải nguy hại.

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường đất

- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

* Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy

- TCVN 6379-1997: Thiết bị chữa cháy, trụ nước chữa cháy và yêu cầu kỹ thuật

* Quy chuẩn về xây dựng

- QCVN 01:2019/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- 22 TCN 263-2000 - Quy trình khảo sát đường ô tô

- TCVN 9437:2012 - Quy trình khoan thăm dò địa chất

- 22 TCN 262-2000 - Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên nền đất yếu

- 22 TCN 171-87 - Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế, biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở.

- TCVN 7572:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa - phương pháp thử

- TCVN 4054:2005 - Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế

 - TCVN 11823 : 2017 - Tiêu chuẩn thiết kế cầu

- QCVN 41:2019/BGTVT - Quy chuẩn báo hiệu đường bộ

 - 22 TCN 273-01: Tiêu chuẩn thiết kế đường (Phần nút giao)

2.2. Văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm của dự án

- Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 v/v phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh.

- Kết quả thẩm định số 1016A ngày 28/6/2012 Thiết kế BVTC-tổng dự toán công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ ngã ba An Lĩnh vào Đền Kiếp Bạc thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Quyết định số 44/QĐ-BQLDTCS-KB ngày 28/6/2012 v/v phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán công trình Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 (ngã ba An Lĩnh) vào Đền Kiếp Bạc của dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh.

- Quyết định số 2469/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 v/v phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 v/v phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Công văn số 376/STNMT-QLĐĐ ngày 04/3/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương v/v xây dựng phương án triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án đầu tư xây dựng đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc).

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Kết quả phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án do chủ đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ và Phân tích chất lượng cao Hải Dương thực hiện.

Các thành phần môi trường khảo sát bao gồm:

+ Điều kiện vi khí hậu khu vực                               

+ Chất lượng không khí

+ Chất lượng nước mặt

+ Chất lượng môi trường đất, trầm tích

Đây sẽ là cơ sở khoa học giúp cho quá trình theo dõi ô nhiễm, đánh giá khách quan chủ thể gây ô nhiễm.

   - Thuyết minh chung của dự án và thiết kế bản vẽ thi công.

   - Các số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường và điều kiện KT-XH tại khu vực dự án do Chủ dự án và đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM tạo lập.

- Các sơ đồ, bản vẽ liên quan đến dự án

- Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào do Chủ đầu tư đứng ra chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty cổ phần công nghệ và Phân tích chất lượng cao Hải Dương

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1. Các phương pháp ĐTM

a. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm

Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo. 

b. Phương pháp mô hình hóa

Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động của dự án gây ra. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của báo cáo.

4.2. Các phương pháp khác

a. Phương pháp thống kê

Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án. Các số liệu được sử dụng trong chương 2 của báo cáo.

b. Phương pháp kế thừa

Trên cơ sở so sánh các công đoạn thi công xây dựng các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh như đường giao thông trục Bắc Nam; dự án xây dựng cầu Triều để phân tích đặc tính các dòng thải. Phương pháp được áp dụng trong chương 3 của báo cáo.

c. Phương pháp so sánh

Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. Phương pháp được sử dụng trong chương 2 và chương 3 của báo cáo.

d. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trạng và phân tích trong phòng thí nghiệm

Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng môi trường, bao gồm: chọn vị trí đo và đo đạc các thông số về môi trường nước, không khí, tiếng ồn, tốc độ gió; quá trình phân tích xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của báo cáo. Quá trình đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm luôn tuân thủ các quy định của Việt Nam.

e. Phương pháp điều tra xã hội học và tham vấn các bên có liên quan

 Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của các huyện về tình hình kinh tế xã hội, chất thải và yêu cầu, nguyện vọng của các bên có liên quan đến dự án được sử dụng trong phần tham vấn cộng đồng thuộc phụ lục của báo cáo.

5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

5.1. Thông tin của dự án

a. Thông tin chung:

- Tên dự án: Dự án “Đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

b. Phạm vi, quy mô, công suất:

* Phạm vi thực hiện:

Dự án “Đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được chia làm 2 giai đoạn
* Quy mô:

- Giai đoạn 1 (đã hoàn thiện): Đầu tư xây dựng đoạn từ ngã ba Đầu Rồng đến đền Kiếp Bạc (L=1,7km). Quy mô chiều rộng nền đường B nền = 25m, gồm: 04 làn xe cơ giới (3,5mx4), 2 làn xe hỗ hợp (3,5mx2), bề rộng giải an toàn (0,5mx2), giải phân cách giữa 2m, bề rộng lề đường mỗi bên là 0,5m (riêng đoạn từ bãi xe số 2 đến đền Kiếp Bạc giữ nguyên quy mô hiện tại B mặt = 11-12m, cải tạo lát đá mặt đường và chỉnh trang đảm bảo cảnh quan hai bên);

+ Xây dựng hệ thống thoát nước dọc tại các khu vực tập trung dân cư, hệ thống chiếu sáng.

+ Mở rộng bãi đỗ xe số 2 (tại Km19+780): Bãi xe số 2 cũ có diện tích 0,77ha mở rộng thêm 0,28ha theo chiều dọc bãi đỗ xe về phía đường đi đền Bắc Đẩu.

+ Cắm cọc quản lý quy hoạch toàn tuyến theo quy mô hoàn chỉnh (cho toàn bộ dự án cả 2 giai đoạn).

- Giai đoạn 2:

+ Đầu tư xây dựng đoạn từ ngã ba An Lĩnh (QL 37) đến ngã ba Đầu Rồng: Tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu, có tốc độ thiết kế 70Km/h - TCXDVN 104:2007 (châm chước giảm tốc độ thiết kế 40 Km/h một số đoạn tuyến do địa hình khó khăn), với các tiêu chuẩn kỹ thuật chính như sau:

   Quy mô mặt cắt ngang: Bn = 34m, trong đó:

   ++       Bề rộng làn cơ giới: 4 x 3,50 = 14m.

   ++       Bề rộng làn xe hỗn hợp:      2 x 3,5 = 7m.

   ++       Bề rộng dải an toàn: 2 x 0,5 = 1,0m.

   ++       Bề rộng hè đường: 2 x 5,0 = 10,0m.

   ++       Bề rộng dải phân cách giữa: 2m.   

   Tải trọng thiết kế: Cống được thiết kế với tải trọng: H30 – XB80.

   Tần xuất thiết kế: 4%.

   Kết cấu mặt đường: Mặt đường BTN với Eyc > 155 Mpa

+ Xây mới bãi đỗ xe số 3: Thiết kế mới bãi đỗ xe số 3 bên phải tuyến khu vực nút giao Kiếp Bạc Km18, diện tích 2ha. Kết cấu mặt đường bãi đỗ xe BTXM C25 dày 20cm.

+ Xây dựng hệ thống chiếu sáng đặt tại dải phân cách giữa.

* Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

* Các hạng mục trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng:

- Công trường thi công: Mặt bằng công trường chính gồm nhà điều hành công trường (sử dụng container 40 feet), bãi chứa vật liệu tại khu vực nút giao Kiếp Bạc với tổng diện tích khoảng 3.000m2.

- Đường công vụ: sử dụng các đường hiện có của địa phương và đường công vụ nội tuyến men theo tuyến đường hiện trạng.

- Công trình phòng hộ: gia cố mái ta luy nền đắp bằng cách trồng cỏ hoặc lát vầng cỏ; bố trí tường chắn tại đoạn có cột điện cao thế.

* Các hạng mục trong giai đoạn thi công xây dựng:

- Xây dựng tuyến đường đoạn từ ngã ba An Lĩnh (QL 37) đến ngã ba Đầu Rồng: Quy mô mặt cắt ngang: Bn = 34m; Tải trọng thiết kế: Cống được thiết kế với tải trọng: H30 – XB80; Tần xuất thiết kế: 4%; Kết cấu mặt đường: Mặt đường BTN với Eyc > 155 Mpa.

   - Xây mới bãi đỗ xe số 3: Thiết kế mới bãi đỗ xe số 3 bên phải tuyến khu vực nút giao Kiếp Bạc Km18, diện tích 2ha. Kết cấu mặt đường bãi đỗ xe BTXM C25 dày 20cm.

- Xây dựng hệ thống chiếu sáng đặt tại dải phân cách giữa.
* Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ với diện tích 2.448,8m2 

5.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

 - Trong giai đoạn chuẩn bị dự án: Tác động do bụi, khí thải từ các phương tiện san ủi, tháo dỡ; Tác động do phá dỡ công trình cũ; Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển khối lượng phá dỡ đi đổ thải; Tác động do san ủi tạo mặt bằng công trường thi công. Nguồn gây tác động do nước thải, chất thải rắn; tiếng ồn, độ rung, tác động do chiếm dụng đất; tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái….

- Trong giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng: Bụi phát sinh từ hoạt động đào vét hữu cơ, đất đá nền; Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển chất thải đi đổ thải; Tác động do bụi và khí thải của hoạt động vận chuyển đất, cát đắp từ khu khai thác về mặt bằng khu vực Dự án; Bụi phát sinh do hoạt đông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng; Tác động từ hoạt động thi công; Tác động từ hoạt động hàn kim loại; Bụi phát sinh từ các phương tiện thi công xây dựng. Nước thải sinh hoạt, nước thải thi công, nước mưa chảy tràn. Chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại. Tiếng ồn, độ rung.

- Trong giai đoạn vận hành: Bụi khí thải từ hoạt động của các động cơ xe; Bụi từ vận hành dòng xe; khí thải; Nước mưa chảy tràn, chất thải rắn; Tiếng ồn, độ rung. Nguy cơ xảy ra sự cố tai nạn giao thông, sụt lún, sạt lở.

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh cuả dự án

5.3.1. Quy mô, tính chất của nước thải

a) Giai đoạn chuẩn bị

Không đáng kể

b) Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của công nhân tại các công trường tạm khoảng 4,5 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO43-) và các vi sinh vật.

- Nước thải thi công: Nước thải vệ sinh dụng cụ thi công 0,17 m3/ngày; Nước rửa bánh xe 4,4 m3/ngày; Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, đất, cát.

c) Giai đoạn vận hành

Không phát sinh nước thải.

5.3.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

a) Giai đoạn chuẩn bị

- Tác động do bụi, khí thải từ các phương tiện san ủi, tháo dỡ: Nồng độ NOx dao động trong khoảng từ 0,058 - 0,767 mg/m3.

- Tác động do phá dỡ công trình cũ: Bụi vượt QCCP từ 2-3 lần nhưng lắng đọng nhanh và tồn tại trong thời gian ngắn.

- Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển khối lượng phá dỡ đi đổ thải: CO từ 0,101-1,7558 (µg/m3); SO2 từ 0,0006-0,0124 (µg/m3); HC từ 0,0272-0,4840 (µg/m3); NO2 từ 0,0500-0,8711 (µg/m3); bụi từ 0,0301-0,5435 (µg/m3).

- Bụi do san ủi tạo mặt bằng công trường thi công: 145 (µg/m3).

b) Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

- Bụi phát sinh từ hoạt động đào vét hữu cơ, đất đá nền: Cmax : 0,21 mg/m3

- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển chất thải đi đổ thải: 0,177 mg/m3

- Bụi và khí thải của hoạt động vận chuyển đất, cát đắp từ khu khai thác về khu vực thi công: CO từ 0,1968 - 1,7202 (µg/m3); SO2 từ 0,0007-0,0105 (µg/m3); HC từ 0,0325-0,4849 (µg/m3); NO2 từ 0,0521-0,8689 (µg/m3); bụi từ 0,0298-0,5051 (µg/m3).

- Bụi phát sinh do hoạt đông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng: CO từ 0,0978-1,8300(µg/m3); SO2 từ 0,0007-0,0128 (µg/m3); HC từ 0,0221-0,4560 (µg/m3); NO2 từ 0,0538-0,8654 (µg/m3); bụi từ 0,0299-0,5140 (µg/m3).

- Tác động đến môi trường do hoạt động thi công các hạng mục đường, các công trình phụ trợ: mức độ tác động nhỏ.

- Tác động từ hoạt động hàn kim loại: không đáng kể.

- Bụi phát sinh từ các phương tiện thi công xây dựng: TSP 0,009 mg/m3; SO2 0,002 mg/m3; NO2 0,010 mg/m3; CO 0,075 mg/m3; HC 0,024 mg/m3.

c) Giai đoạn vận hành

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường: Thành phần phát sinh chủ yếu là bụi dao động trong khoảng từ 0,019-0,097 mg/m3. Bụi, chất ô nhiễm: Bụi dao động từ 0,002-0,006 mg/m3; SO2 dao động từ 0,003-0,0062 mg/m3; NO2 dao động từ 0,024-0,059 mg/m3; CO dao động từ 0,084-0,321 mg/m3; HC dao động từ 0,01-0,04 mg/m3.

- Khí thải nhà kính: dao động từ 1,74 - 1,98 tấn/ngày.

5.3.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường và chất thải sinh hoạt

a) Giai đoạn chuẩn bị

- Phế thải từ hoạt động phá dỡ, tạo mặt bằng thi công 3.064,8 tấn.

- Rác thải: không đáng kể

- Thảm thực vật phát quang: 39,72 tấn.

b) Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

- Rác thải sinh hoạt: 30 kg/ngày.

- Chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn xây dựng 1.988,54 tấn; chất thải đào nền đường: 202.035,4 tấn.

c) Giai đoạn vận hành

- Cành cây lá rụng, vật liệu bị rơi vãi trong quá trình xe vận chuyển

- Chất thải từ quá trình nạo vét cống, rãnh thoát nước: 6-8 tấn/lần

5.3.4. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

a) Giai đoạn chuẩn bị

Không phát sinh

b) Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

Chất thải nguy hại phát sinh gồm: Ắc quy chì thải: 166,7 kg/năm; Dầu thải 552 kg/năm; Bộ lọc dầu thải phát sinh 100 kg/năm; Giẻ lau dính dầu 36 kg/năm; đầu mẩu que hàn và vỏ thùng sơn 225 kg/năm.

c) Giai đoạn vận hành

Hoạt động quản lý, bảo đảm an toàn giao thông và duy tu, bảo dưỡng hư hỏng, lún, nứt công trình về cơ bản không gây phát sinh chất thải nguy hại.

5.3.5. Quy mô, tính chất của tiếng ồn, độ rung và các ô nhiễm khác

a) Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

- Nguồn gây tác động đến môi trường đất: Vùi lấp đất nông nghiệp hoạt động đào đắp; ảnh hưởng sinh hoạt cộng đồng do lầy hóa; Nguy cơ gây ngập úng cục bộ do ngăn chặn dòng nước mưa chảy tràn; Ô nhiễm đất do dầu thải và chất thải rắn phát sinh từ hoạt đông của công trường thi công; Nén đất do hoạt động công trường và vận hành các máy móc thiết bị;

b) Giai đoạn vận hành: Không có

5.4. Các công trình và biện pháp bảo về môi trường của dự án

5.4.1. Về thu gom và xử lý nước thải

a) Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công, xây dựng

- Nước thải sinh hoạt

+ Quy trình: Nước thải sinh hoạt → nhà vệ sinh lưu động → đơn vị chức năng hút, vận chuyển, xử lý khi đầy bể.

+ Sử dụng 02 nhà vệ sinh lưu động có dung tích ngăn chứa 2,5m3, tổng dung tích 5 m3 để thu gom và xử lý nước thải bồn cầu tại khu công trường và lán trại thi công; hợp đồng với đơn vị chức năng thông hút khi ngăn chứa đầy.

- Nước thải xây dựng

+ Sử dụng tối đa lượng bê tông thương phẩm cho các hạng mục công trình

+ Sử dụng 03 thùng phuy dung tích 200l để thu gom và lắng đọng chất rắn lơ lửng từ nước vệ sinh dụng cụ thi công tại công trường thi công. Nước sau khi lắng đọng chất rắn lơ lửng được sử dụng để phối trộn nguyên vật liệu xây dựng.

b) Giai đoạn vận hành

         Không có

5.4.2. Về xử lý bụi, khí thải

a) Giai đoạn chuẩn bị

- Làm ẩm bề mặt: Vào những ngày nắng, tại khu vực công trường tiến hành phun nước làm ẩm bề mặt (tối thiểu 2 lần/ngày). Hoạt động này được tiến hành trong suốt giai đoạn san ủi mặt bằng.

- Làm ẩm vật liệu phá dỡ: Vào ngày phá dỡ sẽ tưới nước làm ẩm trước và sau khi tiến hành công việc. Nước được lấy từ các mương tưới liền kề.

- Thành lập tổ dọn vệ sinh hàng ngày trong khu vực thi công để hạn chế chất thải rắn và các vật liệu xây dựng rơi vãi trên công trường.

- Giải phóng ngay phế thải phá dỡ: Thực hiện phá dỡ theo nguyên tắc phá đến đâu làm sạch ngay đến đó. Những loại có thể tái sử dụng tập trung thành từng đống trong phạm vi GPMB và được làm ẩm để tránh phát tán bụi. Những loại không tái sử dụng sẽ không lưu giữ tại khu vực phá dỡ mà chuyển ngay về vị trí san lấp mặt bằng theo quy định, dưới sự giám sát của tổ tư vấn giám sát.

- Phân tuyến đường vận chuyển đất, quy định giờ đi cho các phương tiện chuyên chở vật liệu thải.

- Sử dụng các vải bạt phủ cho các xe vận chuyển vật liệu.

b) Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

- Giảm thiểu bụi từ hoạt động đào đắp và lưu giữ vật liệu: Làm ẩm khu vực có khả năng phát tán bụi, thực hiện phun nước ít nhất 02 lần vào những ngày nắng trong mùa mưa và ít nhất 04 lần vào mùa khô; Ngăn ngừa phát tán bụi tại các bãi chứa tạm, sử dụng tấm quây cao hơn bề mặt bãi 0,3 m.

- Giảm thiểu bụi từ phát thải của các phương tiện tham gia giao thông: Sử dụng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn khí thải; quy định khu vực di chuyển.

- Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động vận chuyển vật liệu: Sử dụng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn khí thải; các phương tiện không chở quá trọng tải; làm ẩm vật liệu chở; sử dụng xe có nắp hoặc phủ bạt; làm sạch đường khu vực gần các cửa ra vào khu vực thi công.

- Giảm thiểu bụi do hoạt động đổ đất loại và phế thải: Xe chở đúng trọng tải, phủ bạt kín thùng xe; đổ đúng quy định theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và địa phương có bãi đổ thải

- Giảm thiểu ô nhiễm bụi tại công trường thi công: Che phủ bãi chứa; làm ẩm đường ít nhất 1 lần/ngày.

   - Giảm thiểu bụi trong quá trình xây dựng: Thi công theo phương pháp cuốn chiếu; xe không chở quá đầy và có bạt che phủ; tốc độ xe vận chuyển dưới 20 km/h; vệ sinh máy móc, thiết bị thi công sau khi sử dụng; sử dụng cấu kiện bê tông đúc sẵn; thực hiện các biện pháp che, chắn, tưới nước ở những khu vực phát sinh nhiều bụi.

c) Giai đoạn vận hành

- Lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo, biển hướng dẫn theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ.

 - Đảm bảo khoảng lưu thông an toàn của tuyến đường

- Giảm tốc độ, cấm bóp còi khi đi qua khu vực nhạy cảm

- Trồng cây xanh trên phần hè đường

5.4.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải sinh hoạt

a) Giai đoạn chuẩn bị

- Chất thải rắn từ quá trình phá dỡ: Thực hiện phân loại và xử lý thích hợp (chất thải có tái chế được như sắt thép dùng để bán cho các đơn vị thu mua; gạch, bê tông vỡ dùng để san lấp; phần không sử dụng được được vận chuyển về bãi rác của địa phương).

- Chất thải phát quang: Chủ sở hữu tận thu hoặc vận chuyển về bãi rác của địa phương.

b) Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng

- Quản lý chất thải rắn xây dựng:

+ Không tập kết rác thải gần nguồn nước mặt; có kế hoạch thi công hợp lý; chất thải bao gồm đất đá thải, gạch vỡ, bê tông rơi vãi được tận dụng đắp nền, san lấp các công trình trên tuyến.

+ Các loại chất thải như vỏ bao xi măng, sắt, nhựa thừa tận dụng bán phế liệu.

+ Không đổ phế thải, chất thải thi công xuống các nguồn nước mặt. Tại công trường thi công bố trí 02 thùng chứa, dung tích 200 lít để chứa rác và phế thải, sau đó thuê đơn vị có chức năng thu gom xử lý.

+ Chỉ được phép đổ thải vào các vị trí được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị 03 thùng rác loại 50-100 lít tại công trường thi công. Đảm bảo thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân viên phục vụ Dự án và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý với tần suất 01 ngày/lần.

c) Giai đoạn vận hành

 - Thường xuyên vệ sinh mặt đường nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cho tuyến đường: Sau khi hoàn thiện Chủ dự án sẽ có kế hoạch, phương án cụ thể để vận hành, duy tu, bảo dưỡng và sử dụng tuyến đường theo đúng mục đích, đúng quy định. Tiến hành tưới cây, rửa đường đảm bảo vệ sinh cũng như hoạt động lưu thông toàn tuyến, tần suất 1-2 ngày/lần tùy thuộc vào đơn vị quản lý.

- Chính quyền địa phương yêu cầu người dân không vứt rác sinh hoạt ra vỉa hè, lòng đường làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường sống trong khu vực.

Xem thêm: Báo cáo ĐTM cho dự án Khu dân cư dịch vụ tại tỉnh Đồng Nai

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng