Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi heo gà bò thịt

Chuyên dịch vụ tư vấn thủ tục lập ĐTM  - Minh Phuong Corp - 0903 649 782. Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Trang trại chăn nuôi heo, gà, bò thịt thương phẩm”.

Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi heo gà bò thịt

Trang trại chăn nuôi heo gà bò thịt là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không những cung cấp thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân hiện nay; đặc biệt là đối với nước ta, đất nước có tới gần 70% dân số sống tại khu vực nông thôn, chiến khoảng 50% lực lượng lao động. Dưới đây là mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại chăn nuôi heo gà bò thịt thương phẩm của khu chăn nuôi tập trung:

1.    Thông tin về dự án
1.1.1.    Thông tin chung về dự án
-    Tên dự án trang trại chăn nuôi heo, gà, bò thịt thương phẩm

-    Khu chăn nuôi tập trung trang trại chăn nuôi heo gà bò thịt thương phẩm
-    Tiến độ thực hiện dự án:
1.1.2.    Vị trí địa lý
Dự án “Trang trại chăn nuôi heo, gà, bò thịt thương phẩm” của Hộ kinh doanh được thực hiện tại khu chăn nuôi tập trung tỉnh Bình Định, với tổng diện tích 56.704 m2.
Các giới cận như sau:

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án

1.1.3.    Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Dự án Trang trại chăn nuôi heo, gà, bò thịt thương phẩm được thực hiện tại Khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích là 56.704 m2.
    Đối tượng tự nhiên
-    Hệ thống đường giao thông: Đường giao thông ra vào trang trại là đường đất, không bằng phẳng, bề mặt đường giao động từ 3-5m. Chiều dài đoạn đường từ đường chính liên xã đến trang trại khoảng 1,2km về phía Đông, cách Quốc lộ 19 khoảng 4km. Đây sẽ là đường giao thông chính ra vào dự án, rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm đi tiêu thụ. Tình hình giao thông tại khu vực rất ổn định và thông thoáng.
-    Hệ thống sông, suối, ao hồ và các khu vực nước khác: Cách trang trại khoảng 20m về phía Đông tiếp giáp với kênh chính Hồ Núi Một. Kênh này bắt nguồn từ hồ thủy lợi Hồ Núi Một, dùng cho tưới tiêu nông nghiệp. Kênh có chiều rộng khoảng 5m, xây bằng bê tông. Với kiểu gia cố mương (bê tông), vận tốc dòng chảy lớn nhất của dòng nước vào mùa mưa là V = 4m/s. Đây sẽ là nguồn tiếp nhận nước mưa của dự án. Ngoài ra cách Dự án khoảng 75m về phía Tây có suối Cạn.
-    Di tích lịch sử, văn hóa: Trong vòng bán kính 2km xung quanh trang trại không có các khu di tích lịch sử văn hoá, các cơ quan quân sự và an ninh quốc phòng, các khu vực bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia có các loài động, thực vật quý hiếm cần phải bảo vệ.
  Đối tượng kinh tế - xã hội
-    Khu dân cư: tại khu vực thực hiện dự án, dân cư sinh sống chủ yếu tập trung dọc tuyến đường giao thông liên huyện DH36. Ranh giới từ khu bố trí chuồng nuôi gần nhất từ dự án đến nhà dân gần nhất là 500m về phía Đông. Dân cư đa phần sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc làm công nhân cho các Nhà máy, xí nghiệp lân cận địa bàn xã.
1.1.4.    Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ sản xuất của dự án
a.    Mục tiêu
-    Đầu tư xây dựng hoàn thiện trang trại chăn nuôi heo, gà, bò thịt thương phẩm và hoàn thiện các hạ tầng thiết yếu còn lại để đảm bảo môi trường khu vực xung quanh dự án;

-    Mang lại lợi nhuận hằng năm;
-    Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương.
b.    Quy mô, công suất
-    Quy mô hiện tại:
 Giai đoạn hiện hữu của dự án chăn nuôi với quy mô như sau: Heo thịt: 2.200 con heo thịt/lứa; Gà thịt: 14.000con/lứa.
-    Quy mô nâng công suất
    Heo thịt: 4.400con thịt/lứa (02 lứa/năm);
    Gà thịt: 21.000 con/lứa (04 lứa/năm);
    Bò (thịt + Sinh sản): 35con/năm.
c.    Công nghệ và loại hình dự án Chăn nuôi heo, gà, bò. Kiểu nuôi: chuồng lạnh.
1.2.    Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1.    Thực trạng chăn nuôi hiện hữu của Dự án

Dự án đã đi vào hoạt động với công suất chăn nuôi là chăn nuôi heo thịt 2.200 con/lứa, quy mô 03 dãy chuồng và gà thịt 14.000 con/lứa, quy mô 02 dãy chuồng chăn nuôi gia công cho Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam. Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Đồng thời chăn nuôi là một trong ba lĩnh vực sản xuất dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Công văn số 5049/UBND – KT ngày 30/07/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, báo cáo bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tại Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, thị xã An Nhơn.
Chấp hành các yêu cầu theo quy định về bảo vệ môi trường Hộ kinh doanh Bùi Thị Minh Vân tiến hành hoàn thiện các thủ tục hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật.
1.2.2.    Các hạng mục công trình chính
a.    Các hạng mục công trình phục vụ chăn nuôi chính của dự án
Bảng 1.1. Danh mục các hạng mục công trình chính

TT    Thành phần    Số lượng    Diện tích (m2)    Ghi chú
I    Hạng mục phục vụ chăn nuôi        12.906,8    
1    Chuồng nuôi heo    6    8.640,0    Hiện hữu + Xây mới
2    Chuồng nuôi gà    3    3.360,0    Hiện hữu + Xây mới
3    Chuồng nuôi bò    1    340,4    Xây mới
4    Nhà kho    1    345,4    Hiện hữu

5    Nhà làm việc    1    221,0    Hiện hữu
II    Hạng mục bảo vệ môi trường        4.541,7    
1    Hầm biogas    1    1.350,0    Cải tạo
2    Hồ lắng cặn sau biogas    1    360,0    Hiện hữu
3    Hệ thống XLNT 70m3    1    136,7    Hiện hữu
4    Hệ thống XLNT 70m3    1    2.204,0    Xây mới
5    Nhà điều hành    1    24,4    Hiện hữu
6    Hồ sự cố    1    414,0    Hiện hữu
7    Sân phơi bùn    1    17,6    Hiện hữu
III    Đất trồng cỏ, cây xanh + hồ nước    -    13.216,5    
IV    Đất giao thông + HTKT        26.039,0    
b.    Máy móc, thiết bị
Bảng 1.2. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng tại dự án

Danh mục máy móc thiết bị dự ná trang trại chăn nuôi heo gà

-    Mô tả về kiến trúc và kết cấu các hạng mục:
1)    Trại heo: kiểu chuồng lạnh, số lượng 06 dãy chuồng; cao đỉnh cột 3m, cao đỉnh mái 5,7m, cos nền sàn cao +0,4 m so với cos mặt bằng.
Thông số kết cấu dãy chuồng:
-    Móng, cột BTCT đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ
-    Móng tường xây đá chẻ 15x20x25 VXM #50
-    Nền chuồng tạo dốc 3 - 5% ra mương thoát láng VXM #100, dày 3cm
-    Nền sàn lồng tấm đan BTCT đúc sẵn có lỗ
-    Hệ dầm giằng BTCT đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ
-    Lan can dọc chuồng bằng ống sắt tráng kẽm U 34-60
-    Kèo thép hình tổ hợp hàn, sơn chống gỉ và sơn hoàn thiện
-    Xà gồ thép C150x50x10x2 sơn chống gỉ và sơn hoàn thiện
-    Mái lợp tole múi dày 0,45mm
-    Trần đóng tôn phẳng
-    Hệ giằng mái chống bão sắt lập là dày 3mm.
2)    Trại gà: kiểu chuồng lạnh, gồm 03 dãy chuồng có kết cấu khung thép, mái lợp tôn, xà gỗ thép. Diện tích chuồng trại lắp đặt theo công nghệ hiện đại, diện tích 3.360m2 (3 dãy chuồng).
3)    Trại bò: chuồng hở, chuồng nuôi có kết cấu khung thép, mái lợp tôn, xà gồ thép mặt nền láng nhám độ dốc 5%, diện tích 340,4 m2 (01 dãy chuồng).
4)    Nhà ở công nhân
-    Thiết kế nhà cấp 4 ;
-    Móng, trụ BTCT đá 1x2 #200, móng tường xây đá chẻ 15x20x25 vxm 350, tường xây gạch rỗng, trát hai mặt. sơn vôi hoàn thiện;
-    Mái lợp tole màu dày 0,45mm, xà gồ thép, trần đóng tole;
-    Nền bê tông đá 4x6 M75 dày 100, lát gạch ceramic loại 300x300
5)    Kho cám + chứa thuốc thú y
-    Nhà cấp 4. Số lượng: 01 cái
-    Móng, trụ BTCT đá 1x2 #200, móng tường xây đá chẻ 15x20x25 vxm 350, tường xây gạch rỗng., trát dày 15, vữa XM 50, sơn lăn 2 lớp.
-    Mái lợp tôn sóng vuông dày 0,42mm, xà gồ thép hộp, tường thu hồi, trần tôn phẳng.

-    Nền bê tông đá 4x6 M100 dày 100, láng nền dày 3 cm VXM 75 đánh màu
6)    Nhà vệ sinh + nhà khử trùng
-    Nhà cấp 4. Số lượng: 01 cái
-    Móng, trụ BTCT đá 1x2#250, móng tường xây đá chẻ 15x20x25 vxm 350, tường xây gạch rỗng, trát dày 15, vxm #50, sơn lăn 2 lớp.
-    Mái lợp tole sóng vuông dày 0,42mm, xà gồ thép hộp, tường thu hồi, trần tôn phẳng
1.2.3.    Các hạng mục công trình phụ trợ
a.    Giai đoạn hiện hữu
-    Hệ thống cấp nước
-    Nguồn cấp nước cho hoạt động của dự án từ 01 giếng khoan trong khuôn viên dự án.
-    Nước sạch được bơm lên bể chứa bằng xi măng có diện tích 150m2 trong dự án và phân phối tới các dãy chuồng trại bằng đường ống nhựa PVC27.
-    Hệ thống cấp điện
-    Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch đấu nối từ đường dây 22KV hiện có của điện lực khu vực.
-    Hệ thống thông tin liên lạc
-    Khu vực đã có tuyến cáp viễn thông. Thuận lợi cho việc liên lạc bằng điện thoại.
-    Hệ thống giao thông
Hiện tại, từ dự án đến đường bê tông DH36 dài khoảng 1,5km, là đường bê tông với bề rộng mặt đường là 3m. Các xe vận tải chuyên chở nguyên liệu, sản phẩm ra vào trại là chủ yếu.
b.    Giai đoạn nâng công suất
Các hạng mục phụ trợ hiện hữu sẽ được tiếp tục sử dụng sau khi dự án nâng công suất. Ngoài ra, chủ dự án xây dựng bổ sung thêm một số hạng mục công trình:
-   03 dãy chuồng heo;
-    01 dãy chuồng gà;
-    01 dãy chuồng bò;
-    01 hệ thống xử lý nước thải, công suất 70m3/ngày.
1.2.4.    Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án
a.    Giai đoạn xây dựng
a.1.    Công trình bảo vệ môi trường do tác động của nước thải

-    Nước mưa chảy tràn: Hiện tại khu vực chưa có mạng lưới thoát nước. Nước chảy
trên địa hình tự nhiên sau đó chảy tràn.
-    Nước thải sinh hoạt: Được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn chống thấm phía sau nhà vệ sinh. Khi bể tự hoại có dấu hiệu đầy sẽ tiến hành thuê đơn vị tới hút đưa đi xử lý.
-    Đối với nước thải chăn nuôi: được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước mưa nước thải từ chuồng trại thu gom ra hố ga rồi theo đường ống nước thải tiếp tục dẫn về hầm biogas có lót bạt chống thấm, chảy qua tiếp hồ lắng, sau đó dẫn về HTXLNT.
-    Kết cấu của các công trình như sau:
(1)    Hầm biogas
+ Gồm 1 hầm biogas, kích thước 30m x 45m x5,5m, tổng thể tích 7.425m3
+ Hầm biogas được làm kín bằng tấm HPDE dày 1mm trải dưới đáy và phủ trên bề mặt.
(2)    Hồ lắng
+ Số lượng: 1 hồ. Kích thước là (36m x 10m x 4m), tổng thể tích là 1.440m3.
(3)    Hồ sự cố
-    Số lượng: 1 hồ. Kích thước là (20m x 20,7m x 5m), tổng thể tích là 2.070m3.
(4)    Hệ thống xử lý nước thải
Vận hành hệ thống xử lý nước thải có công suất 70m3/ngày.đêm.

Công nghệ xử lý của hệ thống như sau:

Sơ đồ hệ thống xử lí nước thải trang trại chăn nuôi heo

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của trang trại
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trang trại chăn nuôi:
Nước thải sau khi ra khỏi chuồng trại sẽ chảy vào bể Thu gom. Từ bể Thu gom, hỗn hợp nước thải và phân sẽ chảy vào bể Biogas.

Tại bể Biogas quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Nước thải sau Biogas sẽ chảy sang Hồ lắng, tại đây những phần cặn còn sót lại sau Biogas sẽ được lắng nhờ trọng lực.
Nước thải sau khi qua Hồ lắng sẽ được bơm qua bể Điều hòa, nhằm mục đích điều hòa lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm. Từ bể Điều hòa nước thải được bơm vào bể sinh học thiếu khí Anoxic, tại đây vi sinh phân hủy các hợp chất Nitơ và một phần chất hữu cơ COD, BOD. Trước khi vào bể xử lý sinh học hiếu khí.
Tại bể sinh học hiếu khí (Arotank). Trong điều kiện được sục khí liên tục các vi khuẩn hiếu khí tồn tại và phát triển nhờ hệ thống cung cấp và phân tán khí oxy được lắp đặt ở đáy bể sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có thể tóm tắt theo qui trình phản ứng như sau:
Tế bào vi sinh + Chất hữu cơ + O2 → Tế bào mới + CO2 + H2O.
Lượng oxy hòa tan giúp vi sinh vật tồn tại và phát triển.
Tại bể arotank có hệ thống bơm tuần hoàn sẽ có nhiệm vụ bơm tuần hoàn nước thải về bể Anoxic để phục vụ cho quá trình xử lí Nitơ.
Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải sẽ tự chảy đến Bể lắng 1 (Lắng sinh học), bể này có tác dụng tách bùn hoạt tính ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực, bùn sẽ được lắng xuống đáy bể, nước trong bên trên bề mặt sẽ chảy qua cụm Bể keo tụ tạo bông và Lắng 2. Tại Bể Keo tụ tạo bông hóa chất keo tụ được châm vào để khử tiếp phần chất ô nhiễm còn lại sau khi qua quá trình xử lý sinh học.
Nước thải sau khi qua bể Lắng 2 sẽ chảy vào bể Khử trùng. Trong bể Khử trùng thì hóa chất chlorine sẽ được châm vào nhờ bơm định lượng để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh còn lại trong nước thải như Ecoli, Colifom.
Nước thải sau xử lý có tất cả các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh đạt quy chuẩn nước thải chăn nuôi QCVN 62- 2016/BTNMT, cột B.
Trong trường hợp hệ thống bị sự cố hoặc nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn cho phép thì nước thải từ bể Khử trùng sẽ được dẫn về Hồ sự cố để lưu trữ, từ đây nước thải được bơm về bể Điều hòa để xử lý lại trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Bùn sinh ra trong quá trình lắng sinh học (Bể lắng 1) được bơm tuần hoàn về bể thiếu và bể hiếu khí để duy trì nồng độ sinh khối từ 2500-3500 mgMLSS/l, phần còn lại sẽ được bơm qua Sân phơi bùn bởi hệ thống máy bơm đặt tại bể lắng 1.
Bùn thải từ Hồ lắng và các bể lắng được bơm về Sân phơi bùn và được thu gom định kỳ.

Nước thải sau khu qua hệ thống xử lý đạt quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sẽ chảy ra kênh chính Hồ Núi Một phía Đông trang trại.
a.2.    Công trình bảo vệ môi trường do tác động của khí thải
Toàn bộ khí biogas sẽ được tận dụng làm nguyên liệu đốt nấu ăn cho công nhân viên; Đường ống dẫn khí Biogas được sử dụng vật liệu chống ăn mòn (PVC) đảm bảo hạn chế hư hỏng đường ống phát tán khí Biogas ra môi trường.
Trong quá trình sử dụng khí biogas, phần dư nếu không tận dụng hết sẽ được sử dụng đốt bỏ. Khí Biogas trước khí vào đầu đốt khí sẽ được dẫn qua thiết bị tách ẩm và bồn lọc khí biogas để tăng hiệu suất đốt khí. Trên hệ thống đốt khí Biogas có lắp đặt cảm biến áp suất và van khí tự động, khi áp lực khí Biogas sinh ra tăng lên đủ lớn lập tức cảm biến áp suất sẽ kích hoạt van khí mở ra cấp khí vào đầu đốt khí Biogas để thực hiện quá trình đốt khí biogas. Khí CH4 khi đốt sẽ được chuyển hóa thành khí CO2:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O.
Quá trình đốt khí sẽ ngưng khi áp lực khí trên đường ống giảm xuống đến giá trị cài đặt ban đầu, khi đó Cảm biến áp suất sẽ kích hoạt Van khí đóng lại và ngưng quá trình đốt khí đồng thời tránh gây rò rỉ khí ra môi trường xung quanh.
a.3.    Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn
-    Chất thải rắn sinh hoạt: được thu gom vào bao và chôn lấp trong khuôn viên Trang trại.
-    Phân heo: Phân heo và dòng nước phát sinh do hoạt động tắm heo, nước rửa, vệ sinh chuồng trại, nước tiểu heo được thu gom dẫn về hố thu phân theo phương thức chảy tràn. Nước thải từ hố thu phân sẽ được bơm về bể biogas lót bạt sau đó được chảy tràn qua bể lắng bơm về hố gas trước khi qua trạm xử lý nước thải công suất 70m3/ngày.đêm.
-    Phân gà: Bán cho đơn vị có nhu cầu sử dụng.
-    Chất thải nguy hại như: kim tiêm, vỏ thuốc đã sử dụng được tập kết vào thùng chứa và hiện tại được lưu chứa trong kho cám. Định kỳ hàng tháng, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam đến thu gom loại chất thải này.
-    Heo, gà chết không do dịch bệnh: được tiêu hủy trong hố hủy xác có vật liệu chống thấm.
b.    Giai đoạn đi vào hoạt động

Trong giai đoạn nâng cấp công suất chủ trang trại vẫn tiếp tục sử dụng các công trình xử lý chất thải hiện hữu và hoàn thiện thêm một số công trình bảo vệ môi trường như: cải tạo hầm biogas, hố hủy xác, hệ thống đốt thải bỏ khí biogas có kiểm soát,...
    Đối với nước thải
-    Nước thải chăn nuôi:
    Lắp đặt đường ống thoát nước thải sau xử lý ra nguồn tiếp nhận.
    Vận hành hệ thống xử lý nước thải hiện hữu có công suất 70m3/ngày.đêm. Xây dựng thêm một hệ thống xử lý nước thải với công suất 70m3/ngày.đêm, với quy trình công nghệ giống như hệ thống hiện hữu.
-    Đối với thu gom, lưu chứa chất thải rắn
-    Rác thải sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tập trung tại các nơi quy định chủ dự án sẽ hợp đồng với vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định;
-    Hố hủy xác: Xây dựng hố hủy xác chết không do dịch bệnh theo QCVN 01- 41:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật với kích thước như sau:
-    Kích thước: DxRxS = 9m x 3m x 1,2m; thể tích 32,4 m3.
-    Hố xây chìm dưới mặt đất 1,2m; lớp đất phủ trên mặt hố cao 0,6m. Tường thành hố xây gạch, tô 2 mặt, quét hồ dầu chống thấm, đáy hố phủ HDPE chống thấm.
Sơ đồ mặt cắt ngang hố chôn:

Hình 1.3. Sơ đồ mặt cắt ngang hố hủy xác
- Chất thải nguy hại: lượng CTNH phát sinh tại trang trại bố trí để riêng trong khu vực lưu chứa CTNH và sẽ có kế hoạch thu gom vận chuyển linh hoạt tùy theo lượng chất thải phát sinh với đơn vị thu gom.
1.2.5.Tính liên thông, kết nối với các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới

Đối với công trình hiện hữu, Chủ dự án không thực hiện tháo dỡ hay thay đổi công năng các hạng mục nên không làm thay đổi hiện trạng công trình quy hoạch xây dựng. Khi nâng công suất và xây dựng các công trình mới, chủ dự án sẽ sử dụng đồng thời các hạng mục công trình hiện hữu, đầu tư các hạng mục công trình mới để phục vụ hoạt động xử lý chất thải phát sinh từ dự án.
1.3.    Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.
1.3.1.    Nhu cầu về con giống
Hộ kinh doanh hiện đang nuôi gia công cho Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.
-    Heo giống được nhập về có trọng lượng 6kg/con.
-    Gà giống nhập về là gà con 1 ngày tuổi khỏe mạnh, lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập.
-    Bò giống là bò có dáng phải nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, thân hình có sự hài hòa giữa các phần đầu và cổ, thân và vai. Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng phải đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.

1.3.2.    Nhu cầu thức ăn, thuốc thú y
-    Đối với hoạt động chăn nuôi heo

Bảng 1.3. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi heo tại Trang trại

-    Đối với hoạt động chăn nuôi gà
Thức ăn: phải đảm bảo thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà trong từng giai đoạn.

Toàn bộ lượng thức ăn cần cho chăn nuôi gà được Công ty Cổ Phần chăn nuôi C. P Việt Nam cung cấp, đóng bao 50kg và chuyển về trang trại chăn nuôi.
Bảng 1.4. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi gà tại Trang trại

-    Đối với hoạt động chăn nuôi bò
Thức ăn dùng cho bò tại trang trại bào gồm : thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa các nguyên liệu chính như sau:
    Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, bã rượu, rỉ mật, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm tỷ lệ 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.
   Thức ăn tinh: các loại hạt ngũ cốc, họ đậu, cám (cám gạo, cám mì), các loại khô dầu, thức ăn hỗn hợp chiếm 40-45% vật chất khô có trong khẩu phần ăn.
-    Khẩu phần thức ăn nuôi bò sinh sản (kg/con/ngày):

Ngoài ra, dự án sử dụng các loại thuốc khử trùng và thuốc thú y. Danh mục, khối
lượng thuốc, hóa chất sử dụng tại dự án được thống kê qua bảng sau:
Bảng 1.5. Danh mục thuốc thú y sử dụng tại trang trại

Tất cả các loại thuốc thú y sử dụng cho hoạt động của trại đều nằm trong danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
1.3.3.    Nhu cầu sử dụng điện
-    Mục đích sử dụng: Chiếu sáng, chạy máy bơm nước, các thiết bị điện, vận hành hệ thống XLNT.
-    Nhu cầu sử dụng:
 Trung bình Trang trại sử dụng khoảng 63.000 kW/tháng.
1.3.4.    Nhu cầu sử dụng nước
-    Nguồn cung cấp: từ 01 giếng khoan nằm trong khuôn viên trang trại.
-    Mạng lưới cấp nước được thiết kế với tiêu chí cung cấp đầy đủ nhu cầu sử dụng
nước và đảm bảo áp lực nước mạnh đến từng đối tượng sử dụng nước trong trang trại.
-    Chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai 
thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước (cụ thể chủ đầu tư sẽ lập hồ sơ xin phép khai thác nước đưới đất trình Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định xem xét và cấp phép khai thác nếu lượng nước khai thác vượt quá quy định). Ngoài ra, khi có hệ thống nước sạch qua khu vực, chủ đầu tư cam kết sẽ tiến hành trám lấp các giếng khoan khai thác, không sử dụng nữa.
-    Mục đích cấp: cho sinh hoạt, chăn nuôi
-    Nhu cầu sử dụng:
Nhu cầu nước cấp cho hoạt động chăn nuôi:
    Đối với chăn nuôi heo
Bảng 1.6. Nhu cầu nước cấp cho hoạt động chăn nuôi heo

    Đối với chăn nuôi gà
Bảng 1.7. Nhu cầu nước cấp cho hoạt động chăn nuôi gà

    Đối với chăn nuôi bò
Nhu cầu nước uống và tắm rửa cho bò từ 5 – 24 tháng tuổi trung bình là 35 lít con/ngày. Với 35con/lứa thì lượng nước cấp cho bò uống và tắm rửa là: 1,2m3/ngày.
Nhu cầu nước cấp cho hoạt động sinh hoạt:
Theo TCXDVN 33:2006, định mức nước cấp sinh hoạt là 100 lít/người/ngày (có hoạt động nấu ăn và lưu trú tại trang trại).
Bảng 1.8. Nhu cầu nước cấp cho hoạt động công nhân

Như vậy, tổng nhu cầu cấp nước chỉ phục vụ chăn nuôi khi dự án hoạt động ổn định được thể hiện rõ ở bảng sau:
Bảng 1.9. Tổng nhu cầu dùng nước của trại

1.4.    Công nghệ sản xuất, vận hành
    Đối với chăn nuôi nuôi heo

-    Thức ăn, nước uống
-    Vệ sinh chuồng trại
-Tiêm ngừa vacxin, kháng sinh, vitamin

Tiếng ồn, mùi hôi, nước thải, phân
Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển

Các loại chất thải phát sinh:
-    Mùi hôi
-    Nước thải
-    Phân heo
-    Bao bì nhựa, chai lọ thuốc thú y rỗng,…

Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển

Quy trình chăn nuôi heo tại trang trại

Hình 1.4. Sơ đồ khối quy trình chăn nuôi heo tại trang trại
Thuyết minh trang trại chăn nuôi

Theo hình thức nuôi gia công cho Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (trong quá trình chăn nuôi Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc-xin đến hộ kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả chăn nuôi của Chủ dự án).
Quy trình chăn nuôi heo thịt tại trại được áp dụng theo công nghệ chuồng lạnh. Heo giống (heo con cai sữa) 4 tuần tuổi đạt khoảng 6 kg nhập về trại được Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp. Heo con đảm bảo được kiểm tra kỹ, tất cả đều khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch (do cơ quan thú y cấp).
Đầu tiên heo nhập về trại được nhốt riêng để nuôi thích nghi trong vòng 15 - 20 ngày để theo dõi tất cả các biểu hiện bệnh, giúp heo thích nghi đồng thời kiểm soát 
chặt chẽ dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan bệnh.Trong 20 ngày đầu nhập trại, không thực hiện việc tắm heo.
Sau thời gian nuôi thích nghi, heo được nhập trại nuôi dưỡng. Heo được nuôi tại trại trong khoảng 5 tháng, trọng lượng đạt khoảng 100 - 120 kg là xuất chuồng.
Quy trình nhập, xuất heo: heo được nhập trại xen kẽ sao cho tổng số đàn heo trong 06 chuồng là 4.400 con nhưng các lứa tuổi heo theo từng đàn trong 06 chuồng khác nhau. Trong quá trình nuôi dưỡng không thực hiện di chuyển heo và thay đổi chuồng nuôi. Sau khi xuất bán (xuất chuồng) một số lượng heo trong một vài dãy chuồng sẽ tiến hành vệ sinh sát trùng tẩy uế khu vực chuồng trại và xung quanh. Sau đó để trống chuồng khoảng 20 – 30 ngày rồi mới nhập đàn heo mới vào chuồng để nuôi dưỡng.
Các hoạt động chính trong hoạt động chăn nuôi tại trại bao gồm:
•    Cung cấp thức ăn:
Sử dụng 100% thức ăn chăn nuôi công nghiệp do Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp. Thức ăn nhập về kho dạng bao 50kg rồi được công nhân vận chuyển đổ vào các máng ăn tự động (dạng silo) 80kg cho heo ăn.
•    Nước uống cho heo:
Nước cho heo uống được lấy từ nước giếng khoan, bơm lên bể chứa nước rồi phân phối xuống các núm uống tự động đặt dọc theo chiều dài hồ tắm.
•    Hồ tắm heo:
Thiết kế hồ tắm rộng 1,2m, sâu 20cm chạy dọc theo chiều dài trại, tại hồ tắm có mương thu nước rộng 20cm thấp hơn đáy hồ tắm, dốc về hướng hệ thống thu gom nước thải. Tại cuối mương có lắp đặt van đóng mở phục vụ thu gom nước. Mực nước được xả vào hồ tắm khoảng 10 cm. Heo được tập đi vệ sinh, và tự tắm tại hồ tắm này.
•    Phương thức thu gom và xử lý chất thải:
Mỗi ngày khi làm vệ sinh trại, công nhân sẽ tháo van của mương thu nước hồ tắm, đồng thời xịt nước với áp lực mạnh tạo dòng chảy mạnh, nước trong hồ tắm và phân sẽ theo đường mương thoát nước chảy về bể thu gom phân.
•    Phương thức vệ sinh, khử trùng:
-    Khử trùng hàng ngày: Đối với chuồng trại được vệ sinh hai ngày một lần, sau khi vệ sinh chuồng trại, bên trong trại sử dụng vòi phun, phun thuốc sát trùng bằng dung dịch disinfectant pha với liều lượng 1:400 (2,5ml disinfectant/lít nước,1 lít phun cho 2,5 - 3 m2 sàn). Diện tích chuồng trại là 5.760 m2, lượng thuốc pha khử trùng trung bình khoảng 2,1 lít/ngày.

-    Khử trùng định kỳ: Trại sử dụng nước vôi pha loãng với nồng độ 10 - 20% để phun toàn bộ bên ngoài chuồng nuôi định kỳ 1 lần/tuần., liều lượng phun khoảng 200 mL/m2 sàn, lượng vôi pha khử trùng trung bình khoảng 15 kg/lần khử trùng.
-    Khử trùng sau khi xuất heo: Sau khi xuất hết tất cả heo trong một trại, tiến hành làm vệ sinh toàn bộ bao gồm trần, nền, tường, vách ngăn, trang thiết bị, dụng cụ dùng trong chuồng nuôi. Sử dụng nước vôi pha loãng với nồng độ 10 - 20% để phun toàn khử trùng chuồng trại. Liều lượng phun khoảng 200 mL/m2 sàn, lượng vôi pha khử trùng trung bình khoảng 20 kg/lần khử trùng. Đối với dụng cụ, thiết bị khử trùng bằng thuốc phải để khô tối thiểu trên 12 giờ mới đưa vào sử dụng.
    Đối với chăn nuôi nuôi gà

Quy trình chăn nuôi gà

Hình 1.5. Sơ đồ khối quy trình chăn nuôi gà tại trang trại

Thuyết minh
Trang trại chăn nuôi theo hình thức nuôi gia công cho Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (trong quá trình chăn nuôi Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc-xin đến hộ kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả chăn nuôi của Chủ dự án).
Quy trình nhập, xuất gà: gà được nhập trại xen kẽ sao cho tổng số đàn gà trong
03 chuồng là 21.000 con nhưng các lứa tuổi gà theo từng đàn trong 03 chuồng khác 
nhau. Trong quá trình nuôi dưỡng không thực hiện di chuyển gà và thay đổi chuồng nuôi. Sau khi xuất bán (xuất chuồng) một số lượng gà trong một vài dãy chuồng sẽ tiến hành vệ sinh sát trùng tẩy uế khu vực chuồng trại và xung quanh. rồi mới nhập đàn gà mới vào chuồng để nuôi dưỡng.
Quy trình làm đệm lót sinh học
    Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 20cm, sau đó thả gà vào nuôi.
    Bước 2: Sau đó thời gian 3 tháng khi bề mặt lớp đệm sụt giảm 3cm thì bổ sung thêm lớp đệm để đạt bề dày 20cm.
Quy trình vệ sinh lấy phân
Sau mỗi đợt nuôi khoảng 03 tháng sẽ tiến hành thu gom phân 1 lần, phân sẽ được thu gom thủ công. Phân sau khi cào xong sẽ được công nhân thu gom vào bao và vận chuyển ngay về nhà chứa phân.
Quy trình vệ sinh máng ăn và vệ sinh chuồng
Chủ dự án sẽ tiến hành vệ sinh chuồng trại cụ thể như sau: sử dụng máy áp lực để xịt vệ sinh chuồng. Trước tiên tiến hành vệ sinh sơ bộ chuồng bằng nước sạch sau đó tiến hành rửa lại. Lượng nước rửa chuồng này sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung nằm phía Tây trang trại. (Nguồn: Chủ dự án)
Quy trình tiêu hủy gà:
+ Xây dựng hố hủy xác hợp vệ sinh trong khuôn viên trang trại khi có sự cố gà chết (không phải bị dịch);
+ Đối với trường hợp gà chết hàng loạt do dịch bệnh: Chủ Dự án sẽ báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về trường hợp dịch bệnh của đàn gà để có biện pháp tiêu hủy xác gà chết theo đúng quy định. Nhanh chóng ngăn chặn dịch bằng cách phun thuốc khử trùng xung quanh trang trại trong khi chờ cơ quan chức năng đến có hướng dẫn xử lý theo quy định.

+ Đối với chăn nuôi nuôi bò

Quy trình chăn nuôi bò

Hình 1.6. Quy trình chăn nuôi bò tại trang trại
Thuyết minh quy trình chăn nuôi bò:
Nhập bò con giống: Từ những giống bò nội, Chủ dự án đã đầu tư, nghiên cứu, chọn lọc tạo ra con giống được Bộ NN&PTNT công nhận giống quốc gia. Công ty nhập bò con giống từ các trang trại của công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Bò giống sau nhập về trại và tiến hành cho thụ tinh.
Giai đoạn chăm sóc bò chửa Thời gian này bò cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày. Không được bắt bò làm những công việc nặng như: cày, kéo xe,...Tránh việc xua đuổi mạnh đối với bò đang mang chửa tháng thứ 3, tháng 7, tháng thứ 8 và tháng thứ 9.
Giai đoạn chăm sóc bò mẹ: Thời gian đầu khoảng 15-20 ngày đầu sau sinh bò đẻ
cần được ăn cháo và có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng. Vào những ngày tiếp theo cần 
cung cấp cho bà mẹ ăn khoảng 30 kg cỏ tươi, 2-3 kg rơm ủ hoặc cho ăn thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phụ hồi sức khỏe, nhanh động dục lần tiếp theo để phối giống.
Giai đoạn chăm bê con: Thời gian 30 ngày tuổi đầu bê được nuôi tại nhà, cách ly bò mẹ. Lưu ý luôn giữ ấm cho bê, tránh gió vào chuồng, chỗ bê con nằm phải sạch sẽ và khô ráo. Trên 1 tháng tuổi đầu bê được theo bò mẹ tập thói quen cho bê ăn tinh. Từ 3-6 tháng tập bê ăn cỏ khô và cai sữa.
Bê con sau khi cai sữa tiến hành nuôi vỗ béo. Thời gian vỗ béo là 75 – 90 ngày. Nhu cầu sử dụng thức ăn như sau: nếu chăn thả 7 – 8 giờ/ngày, lượng bổ sung gồm 8 – 10kg cỏ tươi tại chuồng, 1 – 2 kg thức ăn hỗn hợp, đá liếm tự do.
Chọn bò sinh sản: dáng phải nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, thân hình có sự hài hòa giữa đầu và cổ, thân và vai. Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng phải đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn. Phần ngực sâu rộng, bầu vú phát triển đều về phía sau. Bò không đủ tiêu chuẩn làm bò giống sẽ được xuất bán.
Quy trình tiêm phòng cho bò:
Định kỳ tiến hành tẩy giun, sán (sán lá gan, sán dạ cỏ,…) cho bò bằng các loại thuốc đặc hiệu như:
+ Dùng thuốc tẩy giun Levamisol với liều lượng 1ml/8-10kg trọng lượng bò hơi
+ Thuốc tẩy sán DextilB với liều lượng 1 viên thuốc dùng cho 75 kg trọng lượng bò hơi.
Quy trình chăn thả:
+ Phân bò thành từng nhóm để chăn thả dựa trên giai đoạn sinh lý của đàn bò.
+ Mùa mưa nên cho bò về chuồng trại nghỉ ngơi vào buổi trưa. Mùa khô có thể chăn thả bò cả ngày (từ 8-11 giờ sáng và 14 - 17 giờ chiều).
Quy trình vệ sinh thú y:
+ Chuồng trại đảm bảo độ thông thoáng và mật độ nuôi hợp lý.
+ Định kỳ phun xịt sát trùng khu chăn nuôi, diệt côn trùng, chuột,…
+ Định kỳ phát quang cây, cỏ xung quanh trại

Xem thêm: <Còn tiếp>

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng