Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất cát phế thải vô cơ.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất cát phế thải vô cơ

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên dự án
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư
Kết quả phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Quy mô của dự án đầu tư
CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Công suất dự án đầu tư
Công nghệ sản xuất vận hành
Sản phẩm của dự án đầu tư
NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NỨỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp nứớc
Hóa chất sử dụng
CÁC THÔNG TIN KHÁC
Các hạng mục công trình của dự án
Tổ chức quản lý và vận hành dự án
Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Thu gom, thoát nước mưa
Thu gom, thoát nước thải
Xử lý nước thải
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG
PHƯƠNG ÁN PHÕNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
Nguồn phát sinh nước thải
Lưu lượng của nước thải tối đa
Dung lượng nước thải:
Thông số và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo lượng nước thải:
Vị trí, phương thức xả nứớc thải và nguồn tiếp nhận nước thải
Chương V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Kế hoạch quan rắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phạm vi các mốc khống chế dự án

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp phụ tải sử dụng điện:

Bảng 1.3. Bảng tổng hợp hệ thống cấp nứớc:

Bảng 1.4. Quy mô các hạng mục công trình dự án

Bảng 2.1: Tải lượng ô nhiễm tối đa của sông Rào Cái có thể tiếp nhận (Ltđ)

Bảng 2.2: Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận (Lnn)

Bảng 2.3 Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Rào Cái

Bảng 3.1. Thống kê lắp đặt hệ thống thu gom nước thải hố chôn lấp:

Bảng 3.2. Thống kê lắp đặt hệ thống thu gom nước thải sân phơi bùn:

Bảng 3.3. Tổng hợp khối lượng thoát nước thải:

Bảng 4.1. Thông số và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo dung lượn nước thải

Bảng 5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải

Bảng 5.2 Kế hoạch quan trắc chất thải

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí thực hiện dự án.

Hình 1.2: Quy trình công nghệ chôn lấp chất thải

Hình 3.1. Sơ đồ thu gom nƣớc mưa chảy tràn

Hình 3.2. Mƣơng thoát nƣớc B500

Hình 3.3. Cống qua đường

Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống thu gom nứớc thải

Hình 3.5. Hố bơm 1

Hình 3.6. Mặt cắt hố chôn lấp số 1 hiển thị hệ thống thu gom nứớc thải

Hình 3.7. Mương thoát nứớc B400

Hình 3.8. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến

Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ Hệ thống XLNT của dự án

Hình 3.10. Module hợp hối hệ thống XLNT

Hình 3.11. Khu vực tập kết bùn và tách nước

Hình 3.12. Sơ đồ quy trình xử lý bùn

Hình 3.13. Lứới chắn rác tại hố bơm số 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATLĐ: An toàn lao động

BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT: Bảo vệ môi trƣờng

CHCN: Cứu hộ cứu nạn

CTNH: Chất thải nguy hại

CTR: Chất thải rắn

ĐHQG.TPHCM: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Ch Minh

GPMB: Giải phóng mặt bằng

GPMT: Giấy phép môi trường

KHKT: Khoa học  kỹ thuật

KK: Không khí

KT: Kỹ thuật

NL: Nhiên liệu

NXB: Nhà uất bản

PCCC:Phòng cháy chữa cháy

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

TB:Trung bình

TCVN:Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN:Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TMDV:Thương mại dịch vụ

TP:Thành phố

TXLNT:Trạm xử lý nước thải

UBND:Ủy ban nhân dân

VHTN:Vận hành thử nghiệm

VLXD:Vật liệu xây dựng

WHO:Tổ chức Y tế thế giới

XLNT:Xử lý nứớc thải

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất cát phế thải vô cơ

MỞ ĐẦU
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua, thành phố Hà Tĩnh đã có bước phát triển mạnh về kinh tế - xã hội. Diện mạo đô thị ngày càng được đầu tư hạng trang, đồng bộ. Một số dự án khu đô thị đã và đang triển khai trên phạm vi rộng và tuân thủ theo định hướng quy hoạch chung của thành phố. Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội thì các yêu cầu về môi trường, cảnh quan đô thị ngày càng cao, trong khi đó cơ sở hạ tầng của thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển dẫn đến nhiều bất cập.

Một số tuyến đường trên địa bàn thành phố đã được trồng cây anh nhưng có nhiều chủng loại cây không đúng quy hoạch cần phải thay thế như: cây Trứng cá, cây Tràm, cây Ngô đồng,... nhiều tuyến đường mới xây dựng chưa được trồng cây như: Ngô Quyền, Nguyễn Du kéo dài,... Vì thành phố chưa có vườn ươm cây nên khi có nhu cầu trồng cây, Công ty, các đơn vị và người dân phải đi mua cây từ các nơi hác. Việc thực hiện này vừa bị động, cây anh hông đúng chủng loại, quy cách, vừa gây hó hăn cho người dân, đồng thời giá thành lại cao do quãng đƣờng vận chuyển xa. Đối với bùn nạo vét thống thoát nước, các hồ điều hòa, các tuyến thoát nước chính như Hào Thành, Sông Cụt,... định kỳ hàng năm để đảm bảo chế độ tiêu thoát nước đang được đổ tại các hố trũng thuộc Công viên Trung tâm để san lấp mặt bằng cho những khu vực trồng cây, nhưng hiện nay Công viên đã hoàn thiện san nền, không thể tiếp tục đổ bùn, xà bần vào đây được. Các loại xà bần, đất cát tua vỉa, phế thải xây dựng (gọi chung là xà bần) phát sinh vì thế chưa có hướng xử lý do thành phố chưa có các vị trí để tập kết, xử lý xà bần.

Dự án Bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất, cát, phế thải vô cơ, cành lá cây phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường (giai đoạn 1) do Công ty cổ phần Chủ đầu tư nhằm mục tiêu xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước; xử lý đất, cát, sành sứ, thạch cao, ván gỗ, thủy tinh phát sinh là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, vì ngoài hệ thống giao thông và mương thoát nước, thành phố Hà Tĩnh chưa có các khu đất dành cho hạ tầng kỹ thuật khác như: Khu vực xử lý nước thải, rác thải, bãi tập kết xà bần, vật liệu thải trong quá trình xây dựng công trình.

Theo Luật bảo vệ môi trường số 17/2020/L-CTN ngày 17/11/2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng thì dự án Bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất, cát, phế thải vô cơ, cành lá cây phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường (giai đoạn 1) thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt. Chủ đầu tư đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường lập báo cáo cấp giấy phép môi trường nhằm cho phép Chủ đầu tư vận hành dự án sau khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TU

TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 Tên dự án

Bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất, cát, phế thải vô cơ, cành lá cây phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường (giai đoạn 1) của Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh.

 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Địa điểm của Dự án được thực hiện tại tỉnh Hà Tĩnh. Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là 4,98ha.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Bắc: Giáp đường quy hoạch 35m.

+ Phía Nam: Giáp đê sông Phủ.

+ Phía Đông: Giáp đê sông Phủ.

+ Phía Tây: Giáp đê sông Phủ.

- Phạm vi quy hoạch dự án có tọa độ các mốc khống chế như sau:

Bảng 1.1. Phạm vi các mốc khống chế dự án:
Vị trí thực hiện dự án

 Vị trí cấp giấy phép môi trường 
Hình 1.1: Vị trí thực hiện dự án.

 quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại Báo cáo ĐTM dự án nạo vét bảo trì tu sửa khu nước trước bến cảng tổng hợp Long Sơn Thanh Hóa. Quy mô của dự án đầu tư: thuộc nhóm C theo tiêu chuẩn quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 8 về đầu tư công. có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư.
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh.
Cơ quan thẩm định các giấy phép có liên quan đến môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh.
Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
 Kết quả phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất, cát, phế thải vô cơ, cành lá cây phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường (giai đoạn 1)” tại thành phố Hà Tĩnh theo Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 03/06/2020.

 Quy mô của dự án đầu tư
Quy mô của dự án đầu tư: thuộc nhóm C theo tiêu chuẩn quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 8 về đầu tư công (được quy định theo Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ).

+ Quy mô về diện tích chủ đầu tư: 4,98ha.

+ Quy mô hoạt động dự án: Xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước;
 Xử lý đất cát phát sinh trong quá trình quét dọn vệ sinh đường phố trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh; xử lý phế thải vô cơ như sành sứ, thạch cao, ván gỗ, thủy tinh... phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường; tập kết, xử lý cành cây, lá cây phát sinh hi chặt tỉa cây anh đường phố. Tận dụng tài nguyên bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước, cành lá cây để tái sử dụng phục vụ trồng cây; tái sử dụng đất cát phát sinh từ công tác vệ sinh môi trường để san lấp mặt bằng, làm nền đường.

CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 Công suất dự án đầu tư
Hoạt động thu gom, vận chuyển ử lý các loại chất thải thông thường phát sinh từ quá trình vệ sinh đường phố trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, cụ thể: Xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước: 45m3/ngày đêm; xử lý đất cát, các thành phần vô cơ như sành sứ, thạch cao, gỗ, thủy tinh,..., phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trƣờng: 50m3/ngày đêm; bãi tập kết, xử lý cành cây, lá cây... 5.000m3/năm với các hạng mục gồm: Hố chôn lấp (03 hố), Khu xử lý bùn, Khu xử lý nƣớc thải, vườn ươm cây anh và các hạng mục phụ trợ khác theo quy hoạch mặt bằng sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 Công nghệ sản xuất vận hành
Khu vực bãi xử lý chỉ thiết kế để xử lý các loại chất thải theo đúng quyết định phê duyệt chủ trƣơng đầu tư, không xử lý các loại chất thải khác. Các chất thải trên được lựa chọn các phương pháp xử lý theo đúng quy định hiện hành và theo quy trình do Viện Công nghệ Môi trường ban hành, cụ thể như sau:

Công nghệ xử lý bùn nạo vét từ hệ thống thoát nước đô thị:
Sử dụng 1 trong các công nghệ hoặc công nghệ hỗn hợp, gồm 02 công nghệ sau:
+ Ổn định sinh học ủ lên men trong các bãi/hồ chứa hoặc bãi lọc sinh học để trồng cây.

+ San lấp mặt bằng (san lấp các hố trũng, những nơi cần san lấp mặt bằng trong hoặc ngoài khu vực dự án), chôn lấp.

Quy trình xử lý bùn thải:
Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ lao động, bảo hộ lao động.
Bùn nạo vét từ hệ thống thoát nƣớc đƣợc các xe ben, xe bồn vận chuyển về bãi xử lý.
Các xe vận chuyển phải được gia cố, lót hông để bùn rơi vãi dọc đường.
Hướng dẫn các xe vận chuyển qua trạm cân và vào đổ bùn đúng quy định.
Xả/cào bùn trên xe xuống, rửa e đảm bảo xe ra khỏi bãi xử lý không còn bùn.
Bùn đƣợc đổ từ xe vận chuyển vào khu tập kết bùn và tách nước (sân 
phơi bùn gồm 4 ngăn), tại đây bùn được lưu giữ trong khoảng thời gian từ 1 - 3 ngày; tiến hành phun xịt chế phẩm khử mùi. Khối lượng bùn vận chuyển về sân phơi bùn trong 3 ngày là 135m3 bùn, khối lượng bùn lưu chứa trong 1 ngăn là 82m3 (chiều cao của bùn là 1,06m). Khối lượng tại sân phơi được chuyển về khu ủ rồi mới tiếp tục vận chuyển bùn đất nạo vét về Bãi xử lý.

Tiếp đó bùn được chuyển từ vị trí tách nước về khu nhà ủ bùn, bùn đưa đi ủ được chia thành các đống cao từ 1,5-2m, chiều rộng đáy 4m, chiều rộng đỉnh 2m.
Sử dụng chế phẩm vi sinh, vôi bột phối trộn vào đống bùn ủ, xử lý trong khoảng thời gian từ 15-20 ngày.
Sau đó có thể sử dụng cho một trong các mục đích sau:
+ Nghiền nhỏ bùn đất, sàng để phục vụ trồng cây.

+ San lấp mặt bằng tại các hố trũng, những nơi cần san lấp trong và ngoài khu vực dự án.

+ Khối lượng còn lại được chôn lấp tại các hố chôn lấp.

Cuối ca dọn dẹp vệ sinh khu vực bãi đổ, vệ sinh mặt đường để xe vào bãi được thuận lợi.
Vệ sinh phương tiện, tập trung về nơi quy định, giao ca.
+ Trong thời gian tới sau khi dự án đi vào hoạt động ổn định sẽ đầu tƣ lắp đặt máy nghiền, máy sàng để phân loại và xử lý sâu, tận dụng tối nguồn tài nguyên từ bùn đất bùn đất nạo vét từ mƣơng thoát nước phục vụ trồng cây, phục vụ cho xây dựng (san lấp mặt bằng) và giảm sử dụng quỹ đất chôn lấp (khối lượng bùn sau xử lý vận chuyển đưa đi chôn lấp ước tính khoảng 20%).

Công nghệ xử lý xà bần:
Bãi tập kết, phân loại xà bần có diện tích 200m2 có thể tập kết, phân loại cùng lúc khoảng 300m3 phế thải (khối lượng phát sinh trong 06 ngày).

Công nghệ xử lý xà bần là công nghệ hỗn hợp, bao gồm:

- Phân loại, tách lọc bằng thủ công ngay từ công đoạn thu gom. Sản phẩm sau tách lọc, xử lý, tùy tính chất và nhu cầu sẽ được tái sử dụng cho các mục đích:

+ San lấp mặt bằng, làm nền đường - đối với hỗn hợp bột - hạt vô cơ.

+ Làm cốt liệu thô bê tông đệm lót mác thấp.

+ Thiêu đốt các vật liệu hữu cơ (gỗ, ván...) các vật liệu polymer (tấm trần nhựa, composite, bàn ghế nhựa v.v...). Công đoạn thiêu đốt thực hiện tại l đốt chuyên dụng của Chủ đầu tư tại Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt .

- Chôn lấp (được trình bày trong nội dung chôn lấp chất thải).

Công nghệ xử lý cành cây, lá cây:
Cành lá cây phát sinh chủ yếu từ chặt tỉa cây anh đường phố, cây xanh của người dân và phát sinh sau các đợt bão. Cành lá cây sau khi được thu gom 
sẽ được xử lý như sau:

Cành lá cây được tập kết tại các vị trí đất trống.
Tiến hành cắt, nghiền nhỏ cành lá cây.
Sau đó sẽ sử dụng để bón cho cây xanh trồng trong khu vực dự án, cây xanh công viên, đường phố hoặc cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.

Công nghệ chôn lấp:
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp xử lý chất thải bằng cách phân hủy chất thải có kiểm soát khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Phương pháp chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất trong các phương án xử lý chất thải.

- Sơ đồ quy trình công nghệ chôn lấp chất thải như sau:

Quy trình công nghệ chôn láp nước thải

Hình 1.2: Quy trình công nghệ chôn lấp chất thải.

Thuyết minh quy trình công nghệ chôn lấp chất thải:

Chất thải được thu gom và xử lý chôn lấp hợp vệ sinh là các thành phần chất thải trơ - phần còn lại sau công đoạn phân loại, tách lọc, tách nước thừa nên việc xử lý lượng chất thải này hoàn toàn chủ động. Các loại chất thải sẽ được đưa về trạm cân để ác định khối lượng trƣớc hi đưa đi chôn lấp.

Thiết kế đáy hố chôn lấp:

- Đáy hố chôn lấp từ trên xuống dưới gồm:
+ Lớp cát thô 5cm.

+ Tầng thu nước dày 0,3m (ống thu nước đặt trong tầng này).

+ Màng địa kỹ thuật chống thấm HDPE dày 2,0mm.

+ Lớp đất tự nhiên đầm chặt.

- Yêu cầu:

+ Kết cấu vững chắc, đủ khả năng chịu tải, bảo đảm an toàn, không xảy ra sụt lún và vỡ bờ trong quá trình chôn lấp cũng nhƣ sau khi đã đóng bãi.

+ Đáy hố chôn lấp thiết kế đảm bảo độ dốc tối thiểu 1%. Khu vực gần ống thu gom nước rỉ rác có độ dốc thiết kế tối thiểu 3%.

+ Thành và đáy hố chôn lấp được lắp đặt lớp màng chống thấm HDPE hàn nhiệt, đường hàn kép, màng dày 2,0mm, hệ số thấm HDPE: K = 10-12 - 10- 16 cm/s.

Chất thải trơ đƣợc đưa uống hố chôn lấp theo từng lớp và đƣợc đầm nén theo đúng các thông số kỹ thuật (tỷ trọng rác, chiều dày lớp rác), sau khi lớp rác đạt đến chiều dày nhất định (độ dày mỗi lớp rác khoảng 1,0m) đƣợc đầm nén chặt và không cần phải sử dụng đất che phủ cho mỗi lớp xà bần đầm xong. Sau khi đầm nén tiến hành cho chất thải xuống hố chôn lớp tiếp theo, tương tự như vậy chôn đến lớp cuối cùng rồi tiến hành đóng hố chôn.

Việc đóng hố chôn lấp được thực hiện theo trình tự sau:

Phủ lớp phủ trên cùng có hàm lượng sét >30% đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày ≥ 60cm. Độ dốc đều 20%, từ cao trình thành hố đến cao trình +4,45m luôn đảm bảo thoát nước tốt và hông trượt lở, sụt lún.
Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50÷60cm.
Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20÷30cm.
Trồng cỏ và cây anh để tạo cảnh quan môi trường và tận dụng diện tích chôn lấp.
Trang thiết bị, máy móc phục vụ vận hành:
Phương tiện vận chuyển:
Trong giai đoạn vận hành, tất cả các phương tiện vận chuyển chất thải đều được kiểm định, đăng kiểm theo đúng quy định và định kỳ bảo dưỡng.

Đối với bùn nạo vét: Sử dụng các loại xe bồn kín chuyên dụng 5-7m3.
Đối với xà bần (đất, cát, phế thải xây dựng): Sử dụng xe tải có phủ bạt kín.
Đối với cành lá cây: Sử dụng xe tải có dây chằng giữ cành lá cây.
Thiết bị xử lý chính:
Thiết bị dùng trong xử lý bùn:
+ Máy xúc lật, số lượng 01 cái, dung tích gầu 0,47m3.

+ Máy ủi, số lượng 01 cái.

Đối với cành lá cây: Sử dụng 01 máy nghiền.

 Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm:
+ Cung cấp bùn đất sử dụng trồng cây xanh đô thị.

+ Cung cấp vật liệu (đất, xà bần) để san lấp mặt bằng.

Dịch vụ:
+ Xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước.

+ Xử lý đất cát, các thành phần vô cơ như sành sứ, thạch cao, gỗ,... phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường.

+ Bãi tập kết, xử lý cành cây, lá cây.

NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
  Hệ thống cấp điện
Để cấp điện cho Bãi xử lý chất thải cần đầu tư ây dựng đường hạ thế để cung cấp điện cụ thể như sau:

Điểm đấu nối hạ thế dự kiến tại TBA Đại Nài 9.
Tính toán cáp hạ thế cấp điện theo độ sụt áp. Nhu cầu phụ tải sử dụng điện như sau:
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp phụ tải sử dụng điện:

Bảng tổng hợp phù tải sử dụng điện

Lắp đặt tuyến cáp vặn xoắn hạ thế có tiết diện 4x95mm2. Tuyến cáp có chiều dài 1.194m vặn xoắn ABC 4x95mm2. Cáp được đi trên cột bê tông sẵn có của Điện lực từ TBA đến khu xử lý. Để cấp nguồn cho khu xử lý chất thải tại trạm biến áp Đại Nài 9 lắp đặt 01 tủ điện 330x220x110 + ATM 100A treo trên cột trạm biến áp để đấu nối điện cho hệ thống. Đấu nối từ TBA đến công tơ đo đếm dung cáp Cu/XLPE/PVC 3x95+1x70mm2.
* Dây dẫn:

Dây dẫn dùng cáp vặn xoắn hạ thế ruột nhôm, cách điện bằng XLPE dùng để truyền tải, phân phối điện, cấp điện áp 0,6/1kV, treo trên không.

+ Nhiệt độ dài hạn cho phép đối với cáp là 800C.

+ Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch là 250oC, thời gian không quá 5 giây.

+ Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6447-1998 Cáp điện vặn xoắn cách điện bằng XLPE, điện áp làm việc đến 0,6/1kV.
Cột bê tông.
Sử dụng cột bê tông ly tâm chiều cao 8,5m, đƣờng kính 190mm.
Cột bê tông cốt thép ly tâm sản xuất doanh nghiệp trong nƣớc đạt tiêu chuẩn TCVN 5847:2016. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo Tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 Cột điện bê tông cốt thép ly tâm có hiệu lực từ ngày 07/7/2016 theo Quyết định số 1900/QĐ-BKHCN.
Móng cột:
Sử dụng các loại móng cột M1.M2, bê tông đúc móng M150 đá 2 4, bê tông lót móng M100 đá 4 6, bê tông chèn he hở M200 đá 1 2 bê tông tại chổ. Tại các vị tr đỡ thẳng đơn dùng móng M1, vị tr néo đôi dùng loại móng M2.
Cổ dề treo cáp:
Cổ dề treo cáp vặn xoắn dựng bằng sắt L mạ kẽm nhúng nóng
Tiếp địa chân cột RC2:
Tại vị trí cột 06 và 2,5 lắp đặt bộ tiếp địa chân cột RC-2 nhƣ sau:
+ 02 cọc tiếp địa L63x63x6 dài 1,5m. Cọc tiếp địa đƣợc đóng sâu dƣới mặt đất 0,7m các cọc bố trí cách nhau 5m, hàn nối các cọc với nhau bằng thép CT3 d12, tất cả các chi tiết bằng sắt đƣợc mạ kẽm nhúng nóng:

+ Tiếp địa chân cột - Yêu cầu điện trở tiếp địa Rz ≤ 30W.

 .4.2. Hệ thống cấp nƣớc
Nguồn nước:
+ Nguồn nước: Nguồn cấp nước cho khu vực là hệ thống cấp nƣớc thành phố Hà Tĩnh, điểm đấu nối từ đường ống cấp nước D90 nằm trên trục đường Lê Duy Điếm ở phía Tây Bắc khu vực dự án.

+ Từ điểm đấu nối vạch tuyến các tuyến ống phân phối Æ40 để cấp nƣớc

cho toàn bộ khu vực dự án. Các đường ống cấp nước trong mạng dùng đƣờng ống nhựa HDPE D40.

Nhu cầu sử dụng nước dự kiến:
+ Nước sinh hoạt: 1,8 m3/ngày.đêm

+ Nước phun ẩm sân + đường dự kiến: Qtưới = 2 m3/ngày.

+ Nước vệ sinh dụng cụ sản xuất dự kiến: 1m3/ngày.

=> Tổng lượng nước sử dụng cho dự án là 4,8 m3/ngày.đêm.

Giải pháp cấp nước:
+ Từ điểm đấu nối vạch tuyến các tuyến ống phân phối Æ40 để cấp nƣớc cho toàn bộ khu vực dự án.

+ Ống cấp nước được chôn ngầm độ sâu chôn cống Htb=0,6m. Khi đƣờng ống đi qua đường, đƣợc luồn qua các ống thép chịu lực có đường kính D100.

+ Tại những điểm đấu nối đường ống phức tạp, bố trí các hố van chặn tuyến để dự phòng cho trường hợp sửa chữa khi có sự cố.
+ Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt đất 0,50m.

+ Các tuyến ống phải định pha trứớc nhà và có đồng hồ đo nước để quản lý và tiết kiệm nước.

Bảng 1.3. Bảng tổng hợp hệ thống cấp nước:

Bảng tổng hợp hệ thống cấp nước

Quá trình xử lý phế thải và nước thải sử dụng các loại hóa chất thông dụng, có sẵn trên thị trường, cụ thể như sau:

- Trong xử lý bùn:

+ Vôi bột, sản xuất trong nước, định mức xử lý 1,25 kg/m3 bùn. Nhu cầu sử dụng cho 1 ngày là 56,25 kg/ngày.

+ Chế phẩm vi sinh khử mùi: BIO SYSTEMS L2100CHV, xuất xứ Mỹ, do Công ty BIO-SYSTEMS INTERNATIONAL Inc sản xuất, đã được Tổng cục Môi trường cấp phép sử dụng, định mức xử lý 0,05 lít/m3 bùn. Nhu cầu sử dụng cho 1 ngày là 2,25 lít/ngày.

+ Chế phẩm vi sinh xử lý bùn: Chế phẩm sinh học Sagi Bio, xuất xứ Việt Nam, do Công ty  sản xuất, đã được Tổng cục Môi trường cấp phép sử dụng, định mức xử lý 0,25 lít/m3 bùn. Nhu cầu sử dụng cho 1 ngày là 11,25 lít/ngày.

- Trong xử lý nước thải: Tất cả các loại hóa chất đều được bơm tự động bằng bơm định lượng.

+ Sử dụng NaOH, axit H2SO4 98% để trung hòa nước thải, pH nƣớc thải được điều chỉnh từ 6,5-8. Liều lượng NaOH châm vào là: 0,59 lít/h. Liều lượng axit H2SO4 98% là: 0,16 lít/h.

+ Hóa chất keo tụ các chất rắn lơ lửng: Poly aluminium chloride - Chất trợ lắng - Chất keo tụ PAC, sản xuất trong nước. Phèn PAC có công thức Aln(OH)m Cl3n-m, độ tinh khiết ≥30%. Liều lượng PAC 10 mg/l.

+ Hóa chất khử trùng: NaOCl. Liều lượng NaOCl 3-5 mg/l.

+ Các chủng loại vi sinh.

Các vật tư, chế phẩm sử dụng cho quá trình xử lý, tùy thuộc vào thị trường Chủ đầu tư có thể thay đổi nhà cung cấp trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

Khối lượng hóa chất này sẽ được mua với khối lượng để sử dụng trong một thời gian nhất định và đƣợc bảo quản nơi khô ráo thoáng mát (bảo quản tại kho lưu chứa hóa chất bố trí ở khu nhà kỹ thuật), sau khi mở mà sử dụng không hết phải đóng tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với không khí.

CÁC THÔNG TIN KHÁC
 Các hạng mục công trình của dự án
Dự án đã đƣợc UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch ngày 20/3/2020, được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng số 07/GPXD ngày 25/02/2021. Khối lượng các hạng mục công trình của dự án như sau:

Bảng 1.4. Quy mô các hạng mục công trình dự án:

Quy mô hạng mục công trình dự án

Xem thêm: MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP ĐƯỜNG QUỐC LỘ tại đây

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng