Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì carton

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì carton, in bao bì và đóng gói sản phẩm, sản xuất sổ tập vở, viết, thiệp giấy. 

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì carton, in bao bì và đóng gói sản phẩm, sản xuất sổ tập vở, viết,  thiệp giấy

MỤC LỤC

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư
Tên dự án đầu tư
Quy mô, công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
Các hạng mục công trình của dự án đầu tư
Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
Giai đoạn vận hành
Giai đoạn thi công
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
CHƯƠNG II  SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 
Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 
Môi trường đất
Nước thải
Môi trường không khí
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
Đánh giá, dự báo các tác động
Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
Đánh giá, dự báo các tác động
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Phương án tổ chức vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động
Phương án tổ chức vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
CHƯƠNG V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
CHƯƠNG VI  NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
Vị trí, phương thức xả và nguồn tiếp nhận nước thải
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Dòng thải
Lưu lượng
Nguồn phát sinh nước thải
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
CHƯƠNG VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật. Chương trình quan trắc môi trường định kì
Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn thi công xây dựng
Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
CHƯƠNG VIII  CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm khép góc của nhà máy.

Bảng 1.2. Bảng cân bằng sử dụng đất điều chỉnh

Bảng 1.3. Tổng hợp các hạng mục công trình của Dự án

Bảng 1.4. Các hạng mục hệ thống thu gom nước thải

Bảng 1.5. Nhu cầu phát sinh nước thải của Dự án

Bảng 1.6. Tổng hợp nguyên vật liệu xây dựng dự án

Bảng 1.7. Tổng hợp danh mục máy móc phục vụ thi công xây dựng của dự án

Bảng 1.8. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu chính sử dụng

Bảng 1. 9. Nhu cầu sử dụng lượng thực tế của Dự án

Bảng 1.10. Nhu cầu sử dụng nước tính toán

Bảng 1.11. Nhu cầu sử dụng điện của các máy móc, thiết bị

Bảng 1.12. Tổng hợp danh mục trang thiết bị máy móc thiết bị

Bảng 1.13. Bố trí sử dụng lao động tại nhà máy

Bảng 3.2. Thời gian lấy mẫu và phân tích môi trường khu vực thực hiện dự án

Bảng 3.3. Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực cổng nhà máy

Bảng 3.4. Kết quả phân tích môi trường không khí phía Đông Nam nhà máy

Bảng 3.5. Kết quả phân tích môi trường không khí phía Đông Bắc nhà máy

Bảng 3.6. Kết quả phân tích môi trường không khí phía Tây Nam nhà máy

Bảng 3.7. Kết quả phân tích nước thải đầu vào

Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước thải đầu ra

Bảng 3.9. Kết quả phân tích Đất tại phía Đông Nam nhà máy

Bảng 3.10. Kết quả phân tích Đất tại phía Đông Bắc nhà máy

Bảng 4.1. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông thải ra

Bảng 4.2. Hệ số khuếch tán bụi trong không khí theo phương Z

Bảng 4.3. Nồng độ bụi và khí thải phát tán trên tuyến đường vận chuyển

Bảng 4.4. Hệ số phát thải của một số phương tiện thi công sử dụng dầu Diesel

Bảng 4.5. Công suất và nhiên liệu tiêu thụ của máy móc, thiết bị thi công

Bảng 4.6. Lượng khí thải từ các máy, thiết bị thi công (kg/h)

Bảng 4.7. Nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động của một số máy móc thiết bị thi công

Bảng 4.8. Thành phần bụi khói của một số loại que hàn

Bảng 4.9. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại

Bảng 4.10. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn
Bảng 4.11. Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường (kg/1.000km)

Bảng 4.12. Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 4. 13. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải thi công

Bảng 4.14. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng

Bảng 4.15. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải giai đoạn xây dựng

Bảng 4.16. Mức ồn gây ra do các phương tiện vận chuyển, máy móc (dBA)

Bảng 4.17. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công (dBA)

Bảng 4.18. Mức rung của các phương tiện thi công (dB)

Bảng 4.19. Giá trị tối đa cho phép về mức độ rung đối với hoạt động xây dựng

Bảng 4.20. Các nguồn tác động liên quan đến chất thải khi Dự án hoạt động

Bảng 4. 21. Đối tượng và quy mô chịu tác động khi Dự án hoạt động

Bảng 4. 22. Tải lượng chất ô nhiễm phát thải của phương tiện vận chuyển

Bảng 4.24. Kết quả quan trắc môi trường không khí lao động trong nhà xưởng

Bảng 4. 25. Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 4.26. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 4.27. Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất

Bảng 4.28. Tính toán tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của nhà máy

Bảng 4.29. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khi Nhà máy hoạt động toàn bộ

Bảng 4.30. Mức ồn gây ra do hoạt động sản xuất của Nhà máy

Bảng 4.31. Mức độ ồn tối đa cho phép của một số phương tiện giao thông

Bảng 4.32. Thiết bị thông thoáng, điều hòa không khí nhà xưởng

Bảng 4.33. Thông số kỹ thuật của bể tách dầu mỡ

Bảng 4.34. Thông số kỹ thuật các bể xử lý của trạm 50 m3/ng.đêm

Bảng 4.35. Một số biện pháp ứng phó sự cố máy móc thiết bị trong quá trình vận hành hệ thống XLNT cụ thể như sau

Bảng 4.36. Dự toán kinh phí xây dựng và tiến độ thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Bảng 6.1. Giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng thải

Bảng 7.1. Danh mục các công trình bảo vệ môi trường

Bảng 7. 2. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Bảng 7.3. Dự kiến thời gian lấy mẫu vận hành thử nghiệm

Bảng 7.4. Kế hoạch lấy mẫu nước thải giai đoạn vận hành thử nghiệm

Bảng 7.5. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công xây dựng

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Vị trí của nhà máy sản xuất bao bì carton, in bao bì và đóng gói sản phẩm

Hình 1.2. Tổng mặt bằng dự án sau điều chỉnh

Hình 1.3. Một số hình ảnh tại nhà máy hiện hữu

Hình 1.4. Tổng mặt bằng thoát nước mưa sau điều chỉnh

Hình 1. 5. Sơ đồ mạng lưới thu, xử lý nước thải

Hình 1.6. Tổng mặt bằng thoát nước thải sau điều chỉnh

Hình 1.7. Một số hình ảnh kho chất thải hiện hữu tại nhà máy

Hình 1.8. Hình ảnh cây xanh, khuôn viên nhà máy

Hình 1.8. Quy trình sản xuất thùng carton kèm dòng thải

Hình 1.9. Quy trình sản xuất các sản phẩm từ giấy như sổ, tập vở trắng

Hình 1.10. Quy trình sản xuất đồ chơi giấy

Hình 4.1. Sơ đồ thông gió nhà xưởng tự nhiên tại Nhà máy

Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống thông gió cưỡng bức đã lắp đặt tại các xưởng sản xuất

Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Hình 4.4. Bể tách dầu mỡ khu vực nhà ăn

Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy

Hình 4.6. Một số hình ảnh trạm XLNT công suất 50 m3/ngày.đêm

Hình 4.7. Sơ đồ tổ chức thực hiện kế hoạch BVMT trong thi công

CHƯƠNG I  THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên dự án đầu tư: “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON, IN BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM, SẢN XUẤT SỔ VIẾT, TẬP VỞ, THIỆP GIẤY”

Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì carton, in bao bì và đóng gói sản phẩm, sản xuất sổ viết, tập vở, thiệp giấy” thuộc đối tượng phải lập Hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam thẩm định và phê duyệt.

Quy mô, công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
 Các hạng mục công trình của dự án đầu tư

Địa điểm thực hiện dự án
Dự án được triển khai tại tỉnh Hà Nam, với tổng diện tích là 35.000 m2.

Ranh giới tiếp giáp dự án như sau:

Phía Bắc tiếp giáp với đường N1 (đường nội bộ cụm công nghiệp).
Phía Nam tiếp giáp với đường N2 (đường nội bộ cụm công nghiệp).
Phía Đông tiếp giáp với khu đất trống Cụm công nghiệp Bình Lục.
Phía Tây tiếp giáp đường N2 (đường nội bộ Cụm công nghiệp Bình Lục).

Hình 1.1. Vị trí của nhà máy sản xuất bao bì carton, in bao bì và đóng gói sản phẩm

Sơ đồ vị trí dự án

*) Mối tương quan của địa điểm thực hiện dự án với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội xung quanh khu vực dự án có khả năng chịu tác động của dự án:
Hệ thống đường giao thông: Dự án nằm ở vị trí có 3 phía tiếp giáp với đường nội bộ trong cụm công nghiệp là đường N1, N2. Cách dự án khoảng 160m về phía Đông Nam là đường quốc lộ 21A. Dự án có vị trí giao thông rất thuận tiện, thuận lợi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, kinh doanh của Công ty.
Hệ thống sông ngòi kênh mương: Cách dự án khoảng 150m về phía Bắc là mương thoát nước giáp với đường quốc lộ 21A; cách dự án khoảng 200m về phía Đông là sông Sắt và cách sông Cầu Họ 850m về phía Tây.
Các hạng mục công trình của Dự án đầu tư
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu nhà xưởng sản xuất theo mục tiêu của Chủ dự án sẽ điều chỉnh một phần diện tích đất cây xanh, đường giao thông nội bộ, bãi để xe để đầu tư xây dựng 01 nhà xưởng số 02 và 01 nhà kho nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Việc bổ sung các hạng mục trên vẫn đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.

Bảng cân bằng sử dụng đất điều chỉnh

Tổng hợp các hạng mục công trình của Dự án như sau:

Bảng 1.3. Tổng hợp các hạng mục công trình của Dự án

Các hạng mục công trình

Hình 1.2. Tổng mặt bằng dự án sau điều chỉnh

Tổng mặt bằng dự án

Các hạng mục công trình chính
Nhà xưởng số 1 (đã xây dựng)
Phần kiến trúc: Công trình 01 tầng, tổng chiều cao 14,432m. Mặt bằng công trình kích thước 184,0 x 75,0m. Mái lợp tôn, xà gồ thép hình; nền đổ bê tông, phía trên là chất làm cứng bề mặt, tường sử dụng tấm panel. Cửa đi sử dụng cửa khung thép chống cháy, cửa sổ sử dụng cửa nhựa lõi thép.
Phần kết cấu: Móng sử dụng phương án móng cọc bê tông cốt thép, dùng cọc ứng lực trước; đài móng, dầm móng bê tông cốt thép. Phần thân công trình là hệ kết cấu cột thép hình tổ họp, vì kèo thép Zamil tiền chế, xà gồ thép. Liên kết giữa cột và vì kèo bằng bu lông tiêu chuẩn. Liên kết giữa cột thép và móng bằng bản mã, bu lông neo. Tường bao che xây gạch, xây và trát vữa xi măng mác 75.

Bố trí công năng của xưởng sản xuất: Bố trí đặt máy móc sản xuất, khu vực chứa nguyên liệu và thành phẩm.

Tình trạng công trình: Hiện nay, công trình vẫn đang sử dụng, chưa có dấu hiệu xuống cấp và vẫn giữ nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

Nhà xưởng sản xuất số 02 (xây mới):
Kiến trúc: Nhà xưởng sản xuất số 02 được thiết kế gồm 03 tầng và 01 tum, giao thông theo phương đứng bố trí 02 cầu thang bộ và 02 cầu thang máy, kích thước mặt bằng: Chiều dài 96,0m, chiều rộng 17,5m, chiều cao tầng 01: 5,0m; tầng 02: 4,5m; tầng 03: 4,5m; tầng tum 2,8m. Hoàn thiện trong ngoài công trình bằng lăn sơn, cửa dùng cửa nhựa lõi thép. Nền sử dụng Sika tăng cứng nền màu xanh – đánh bóng Liquid.
Kết cấu: Phần móng dùng phương án móng cọc BTCT mác 250#. Sử dụng cọc ly tâm đường kính cọc D350 chiều dài dự kiến 48m, gồm 04 đoạn cọc, hạ cọc bằng phương pháp ép trước, sức chịu tải mỗi đầu cọc là [P]=80 tấn; Pmin =140 tấn; Pmax = 190 tấn. Bê tông đài móng đá 1x2 mác 250#. Cốt thép nhóm AI: Ra= 2300kg/cm2, cốt thép nhóm AII= 2800kg/cm2. Phần thân kết cấu khung chịu lực, tường bao che, sàn BTCT dày 120. Hệ khung, dầm, sàn dùng BTCT M250# đổ toàn khối (TCVN).
+ Hệ cột có tiết diện bxh = 500x700mm.

+ Dầm khung chính có tiết diện bxh = 500x850mm.

+ Dầm dọc (dầm phụ) có tiết diện bxh=300x700mm.

+ Hệ sàn mái bê tông cốt thép toàn khối dày 150mm (TCVN).

- Vật liệu chính sử dụng:

+ Bê tông: Sử dụng bê tông đá 1x2cm, mác M250#.

+ Cốt thép: D <10mm sử dụng thép AI có Ra=2300kg/cm2. D >10mm sử dụng thép AII có Ra=2800kg/cm2.

Phần điện: Hệ thống điện phục vụ ánh sáng trong nhà: Sử dụng bóng đèn Led chống cháy nổ D350 – 100W, thiết bị đóng cắt dùng sản phẩm Clipsal. Dây dẫn trong nhà dùng dây CU/PVC luồn trong ống ghen và chôn trong tường. Dây dẫn cấp vào tủ điện tổng dùng loại dây CU/DSTA/XLPE/PVC (3x16+1x10.0 mm).
Phần chống sét: Hệ thốngq thu lôi tiếp địa chống sét cho toàn nhà gồm có: Sử dụng hệ chống sét gồm 14 kim thu sét D=18mm, H=1,0 m. Hệ thống tiếp địa dùng 07 cọc tiếp địa L63x63x6mm, L= 2,50m, đóng cách mặt đất tự nhiên 0,70m. Dây dẫn sét dây thu sét đi dọc theo tường.

Các hạng mục công trình phụ trợ
Nhà văn phòng (đã xây dựng):
- Phần kiến trúc: Công trình 02 tầng và 01 tum; tầng 1 cao 5,5m; tầng 2 cao 4,5m, tum cao 2,8m, mặt bằng công trình kích thước 75,0 x 16,0m, tổng chiều cao công trình tính từ cos nền nhà đến đỉnh mái là 12,8m. Mái bằng bê tông cốt thép, bên trên là lớp cách nhiệt PE-OPP và màng chống thấm. Giao thông theo phương đứng sử dụng 01 cầu thang bộ. Nền và sàn nhà lát gạch Granit, khu vệ sinh lát gạch chống trơn. Cửa đi, cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép. Toàn bộ công trình sơn 01 nước lót, và 02 nước phủ.

Bố trí công năng của văn phòng: Bố trí làm văn phòng giám đốc, phòng kế toán – hành chính, phòng làm việc, phòng họp.

Tình trạng công trình: Hiện nay, công trình vẫn đang sử dụng, chưa có dấu hiệu xuống cấp và vẫn giữ nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

Nhà ăn - nhà nghỉ (đã xây dựng):
Phần kiến trúc: Cồng trình 02 tầng và 01 turn, tầng 1 và tầng 2 cao 3,5m, turn cao 2,8m, mặt bằng công trình kích thước 44,0 x 16,0m, tổng chiều cao công trình tính từ cos nền nhà đến đỉnh mái là 10,lm. Mái bằng bê tông cốt thép, bên trên phía trên là lớp cách nhiệt PE-OPP và màng chống thấm; trần sử dụng trần thạch cao. Giao thông theo phương đứng sử dụng 02 cầu thang bộ. Nền tầng 1 lát gạch Granit, sàn tầng 2 lát gạch Ceramic, khu vệ sinh lát gạch chống trơn. Cửa đi, cửa sổ dùng cửa nhựa lõi thép. Toàn bộ công trình sơn 01 nước lót, và 02 nước phủ.
Phần kết cấu: Móng sử dụng phương án móng cọc bê tông cốt thép, dùng cọc ứng lực trước; đài móng, dầm móng bê tông cốt thép. Phần thân công trình kết cấu dạng khung bê tông cốt thép chịu lực, cột, dầm, sàn bê tông đổ toàn khối. Tường móng, tường bao che và ngăn cách xây gạch, xây và tót vữa xỉ măng cát.
Tình trạng công trình: Hiện nay, công trình vẫn đang sử dụng, chưa có dấu hiệu xuống cấp và vẫn giữ nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

Nhà bảo vệ (đã xây dựng)
Nhà thường trực bảo vệ (02 nhà): Nhà 01 tầng mặt bằng kích thước 6,0 x 5,0m; cao 3,6m; mái bằng bê tông cốt thép. Nền lát gạch ceramic; cửa đi, cửa sổ sử dựng của nhựa lõi thép. Móng đơn bê tông cốt thép trên nên gia cố cọc tre, phân thân kết cấu dạng khung bê tông cốt thép chịu lực, cột, đầm, sàn đổ bê tông toàn khối, tường bao che xây gạch, xây và trát vữa xi măng mác 75.

Tình trạng công trình: Hiện nay, công trình vẫn đang sử dụng, chưa có dấu hiệu xuống cấp và vẫn giữ nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

Nhà kho (xây mới)

Kiến trúc: Nhà kho có quy mô nhà 01 tầng, bước khung 8,0 m, nhịp khung 17,5m, chiều cao 12,500 m. Hoàn thiện trong ngoài công trình bằng lăn sơn, cửa đi dùng cửa thép, cửa sổ dùng cửa nhôm kính. Nền sử dụng Sika tăng cứng nền màu xanh – đánh bóng Liquid
Kết cấu: Sử dụng phương án móng cọc BTCT mác 250#. Sử dụng cọc ly tâm đường kính cọc D350 chiều dài dự kiến 48m, gồm 04 đoạn cọc, hạ cọc bằng phương pháp ép trước, sức chịu tải mỗi đầu cọc là [P]=70 tấn; Pmin =140 tấn; Pmax = 190 tấn. Bê tông đài móng đá 1x2 mác 250#. cốt thép nhóm AI: Ra= 2300kg/cm2, cốt thép nhóm AII= 2800kg/cm2. Phần thân khung cột BTCT, kèo thép:
+ Khung chính K1: Cột BTCT có tiết diện H400*600mm, dầm chính bằng khung thép tiết diện H(550-300)*210*8*10mm liên kết giữa dầm với cột bằng 10 Bu lông M24*500mm, cấp độ bền B8.8, mặt bích dày 16mm; liên kết giữa kèo và kèo bằng Bulông M20*70mm, cấp độ bền B8.8, bản mã dày 16mm.

+ Khung hồi K2: Cột BTCT có tiết diện H400*600mm, dầm khung bằng BTCT có tiết diện 220x300mm.

+ Giằng vì kèo thép tròn D20. Xà gồ thép C200*65*20*2.5mm, giằng xà gồ thép D12.

+ Khung kèo, dầm, giằng mái, xà gồ sử dụng thép Q235/SS400; bulong liên kết cấp độ bền B8.8; que hàn sử dụng N46. Toàn bộ kết cấu thép sơn chống gỉ.

+ Tường xung quanh xây gạch bê tông, vữa xây trát M75#, giằng tường tiết diện 22x35cm. Cột, giằng tường đổ bê tông cốt thép, bê tông đá 1x2 M250#, cốt thép nhóm AI có Ra=2300kg/cm2, AII có Ra=2800kg/cm2. Toàn bộ tường phía trong và phía ngoài lăn sơn.

Phần điện: Hệ thống điện phục vụ ánh sáng trong nhà: Sử dụng bóng đèn Led chống cháy nổ D350 – 100W, thiết bị đóng cắt dùng sản phẩm Clipsal. Dây dẫn trong nhà dùng dây CU/PVC luồn trong ống ghen và chôn trong tường. Dây dẫn cấp vào tủ điện tổng dùng loại dây CU/DSTA/XLPE/PVC (3x16+1x10.0 mm).
Phần chống sét: Hệ thống thu lôi tiếp địa chống sét cho toàn nhà gồm có: Sử dụng hệ chống sét gồm 13 kim thu sét D=18mm, H=1,0 m. Hệ thống tiếp địa dùng 07 cọc tiếp địa L63x63x6mm, L= 2,50m, đóng cách mặt đất tự nhiên 0,70m. Dây dẫn sét dây thu sét đi dọc theo tường.
Bể nước sinh hoạt, bể nước PCCC (đã xây dựng)
Công ty đã xây dựng 01 bể chứa nước thải sinh hoạt, dung tích 700 m3, mặt bằng kích thước 30,0 x 8,0m, cao 3,7m, kết cấu bể bằng bê tông cốt thép, đáy và nắp bể đổ bê tông cốt thép, nền gia cố bằng cọc tre. Phía trên bể là nhà bơm 01 tầng, mặt bằng kích thước 8,0x5,0m, cao 4,12m, mái lợp tôn, xà gồ thép hình; phần thân kết cấu dạng khung bê tông cốt thép chịu lực.

Tình trạng công trình: Hiện nay, công trình vẫn đang sử dụng, chưa có dấu hiệu xuống cấp và vẫn giữ nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
Nhà để xe (đã xây dựng)
Hiện nay, Công ty đã xây dựng 01 nhà để xe có diện tích 573,0 m3. Nhà 01 tầng, kết cấu dạng khung thép hình tổ hợp; mái lợp tôn, cột thép ống. Kết cấu móng sử dụng móng đơn bê tông đá 1x2, mác 200 dày 15 cm.
Tình trạng công trình: Hiện nay, công trình vẫn đang sử dụng, chưa có dấu hiệu xuống cấp và vẫn giữ nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
Trạm điện (đã xây dựng)
Nguồn điện lấy từ lưới điện của khu vực, sử dụng trạm biến áp công suất dự kiến 1000KVA để cấp điện, chiếu sáng ngoài nhà sử dụng bóng cao áp sodium công suất 250W.

Bố trí các tủ điện hạ thế để cung cấp riêng cho từng loại phụ tải:

Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà;
Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà;
Các hệ thống và thiết bị khác
Cổng – tường rào (đã xây dựng)
Công ty có 2 cổng, cổng sắt hộp và tôn có lắp mô tơ điện điều khiển.
Tường rào xây gạch kết hợp tường rào thép hình, móng tường rào xây gạch.
Sân, đường nội bộ và bãi để xe (đã xây dựng)
Mặt nền sân, đường nội bộ, bãi để xe được thi công kết cấu bê tông đá 1x2, mác 250, dày 200.
Hiện nay, bề mặt sân, đường nội bộ, bãi để xe chưa có hiện tướng sụt, lún, xuống cấp. Tuy nhiên trong giai đoạn mở rộng xây dựng thêm nhà xưởng số 2 và nhà kho, Công ty sẽ sử dụng một phần diện tích là 1.003,10 m2 sân, đường nội bộ và 967,8 m2 bãi để xe để xây dựng.
Một số hình ảnh hiện trạng trong nhà xưởng và xung quanh:

Một số hình ảnh nhà máy hiện hữu

Hình 1.3. Một số hình ảnh tại nhà máy hiện hữu

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế xây dựng bằng cống thu nước mặt trực tiếp chịu lực tải trọng B-H30 với mặt cắt D = 400. Trên hệ thống thoát nước có bố trí các công trình kỹ thuật hệ thống giếng thăm, giếng kiểm tra v.v… Với độ dốc đặt ống theo quy phạm i = 0,0035.
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế đến từng ô đất xây dựng công trình. Nước mưa trong các ô đất được thoát vào các tuyến rãnh xây thu nước bố trí dọc các trục sân hè.
Hệ thống thoát nước: thoát nước mưa mái và nước mặt dùng hệ thống rãnh thoát nước có tấm đan đục đục lỗ bố trí xung quanh nhà rồi chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Xây dựng mới toàn bộ nước mưa khu vực xây dựng nhà xưởng số 2 và nhà kho; thu gom theo hệ thống mương xây có tổng chiều dài khoảng 467m (đường cống D300, D400, D500; dọc theo mương thoát nước bố trí 30 hố ga 1,63 m3 (BxLxH = 1,14m x 1,14m x 1,25m), có tấm đan bằng bê tông đi trong khuôn viên của nhà máy sau đó thoát vào hệ thống thoát nước của CCN Bình Lục tại 2 cửa xả hiện hữu tại cổng chính nhà máy. Định kỳ tiến hành kiểm tra, nạo vét hệ thống mương dẫn nước thải, hố ga, thực hiện tốt công tác vệ sinh công cộng trong khuôn viên trang trại để giảm bớt nồng độ các chất bẩn trong nước mưa.

Kết cấu công trình:

Cống thoát nước mưa: Mương được xây dựng với đường kính cống D300, D400, D500, đáy đổ bê tông đá 1x2 mác 150#, lòng trong láng vữa xi măng #75, dày 20mm, độ dốc thiết kế trung bình từ 0,5% - 1% tùy theo địa hình.
Hố ga: xây dựng 50 hố, mỗi hố có kích thước LxBxH = 0,5m x 0,5m x 1,5m, đáy đổ bê tông lót đá 4x6 mác #100, bê tông đáy đá 1x2 mác #250, tường xây gạch chỉ 220 mác #75, trong trát vữa xi măng dày 2cm.
=> Như vậy tổng chiều dài đường cống thu gom nước mưa của toàn nhà máy (hiện hữu và xây mới) là 1.547m và 80 hố ga.
Toàn bộ hệ thống thu gom, thoát nước mưa của nhà máy được tập trung về 2 hố ga phía đường N2 đấu nối với hệ thống thoát mặt của Cụm công nghiệp.

Tọa độ 2 điểm đấu nối thoát nước mưa của Dự án là: Đ1 (X = 2265091; Y = 608019) và Đ2 (X = 2265008; Y = 607948).

Điểm đấu nối nước mưa

Mặt bằng thoát nước mưa

Hình 1.4. Tổng mặt bằng thoát nước mưa sau điều chỉnh (2). Hệ thống thu gom, xử lý nước thải

Sơ đồ mạng lưới hệ thống nước thải

Hình 1. 5. Sơ đồ mạng lưới thu, xử lý nước thải

Nước thải nhà vệ sinh sau khi xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn sẽ theo thu gom theo đường ống nhựa Φ110, nước thải nhà ăn theo đường ống nhựa Φ150 – 200 chảy xuống bể tách dầu mỡ 3 ngăn, dung tích 2,6m3. Nước thải sau bể tách mỡ được gom theo hệ thống cống BTCT B300 về bể gom của trạm xử lý nước thải tập trung.

Nước thải sau xử lý được thoát theo ống nhựa Φ110 thoát ra hố ga đấu nối với hệ thống thu gom nước thải của Cụm công nghiệp về trạm XLNT tập trung của cụm công nghiệp Bình Lục. Điểm đấu nối nước thải có tọa độ X= 2265175; Y = 607756.

Các hạng mục của hệ thống thu gom nước thải của Nhà máy được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.4. Các hạng mục hệ thống thu gom nước thải

Hạng mục hệ thống thu gom nước thải

Hình 1.6. Tổng mặt bằng thoát nước thải sau điều chỉnh

Mặt bằng thoát nước thải

Trạm XLNT tập trung của nhà máy, công suất 50 m3/ngày.đêm
*) Tính toán nhu cầu phát sinh nước thải

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước sạch của Công ty tại bảng 1.10, ước tính lượng nước thải sinh hoạt bằng 100% lượng nước cấp; lượng nước thải công đoạn làm sạch bảng dán keo, ống mực 100% lượng nước cấp.

Tính toán nhu cầu nước thải phát sinh của Công ty như sau:

Bảng 1.5. Nhu cầu phát sinh nước thải của Dự án

Nhu cầu phát sinh nước thải của dự án

Từ bảng tính toán trên, tổng lượng nước thải phát sinh lớn nhất của công ty trong giai đoạn vận hành ổn định là 44,7 m3/ngày.đêm. Do vậy, trạm XLNT tập trung, công suất 50 m3/ngày.đêm đang hoạt động hoàn toàn đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phát sinh của công ty giai đoạn mở rộng xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất.

Kho lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại
Kho rác có diện tích 120m2, dài 5m, rộng 24m, cao 3,5m. Kho xây bằng gạch chỉ, mái lợp tôn chống nóng dày 0,4mm. Tường xây gạch chỉ đặc dày 12cm, trát xi măng trong và ngoài. Trong kho được chia làm 3 ngăn bằng các vách tường xây gạch đặc, trát 2 mặt.

Ngăn chứa rác thải sinh hoạt: Công ty sử dụng ngăn ngoài cùng, diện tích 40 m2.
Ngăn chứa rác thải công nghiệp: có diện tích 60 m2;
Ngăn chứa CTNH: có diện tích 20 m2. Đôi với ngăn chứa CTNH, nền láng xi măng chống thấm, xung quanh có rãnh thu gom chất thải nguy hại dạng lỏng. Rãnh rộng 15cm, sâu 12. Trong góc kho bố trí hố thu gom chất thải lỏng, hố rộng 1m, dài 0,8m, sâu 0,5m.

Chủ dự án đã trồng cây xanh dọc theo sân đường giao thông nội bộ, tường bao và cỏ tại khu vực đất trống. Diện tích cây xanh chiếm 24,3% diện tích giai đoạn 1 là 8.500,6 m2. Khi dự án triển khai xây dựng mở rộng thêm kho và nhà xưởng sẽ sử dụng 1.451,6 m2 đất cây xanh. Do vậy, diện tích cây xanh giảm xuống còn 7.049 m2, chiếm 20,14%. Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, Chủ dự án sẽ trồng, chăm sóc bổ sung thêm cây xanh khu vực đất trống.

Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
Công suất của Dự án đầu tư
Chủ dự án đầu tư mở rộng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với công suất đầu tư là:

+ Sản phẩm bao bì carton, in bao bì với công suất 57 triệu tấm sản phẩm/năm;

+ Sản xuất sổ viết, tập vở với công suất 2 triệu sản phẩm/năm;

+ Sản phẩm thiệp giấy (không bao gồm công đoạn xuất bản), công suất 1 triệu sản phẩm/năm;

+ Sản phẩm đồ chơi bằng giấy, thiệp chúc mừng có đèn điện, âm thanh, công suất

2.000 tấn sản phẩm/năm.

(Tổng khối lượng sản phẩm đầu ra trong 1 năm: bao bì carton, in bao bì, sổ viết, tập vở, thiệp giấy tương đương 3.000 tấn và công suất sản xuất đồ chơi bằng giấy, thiệp chúc mừng có đèn điện, âm thanh, công suất 2.000 tấn sản phẩm. Vậy tổng công suất sản xuất sau khi mở rộng hoạt động ổn định tương đương 5.000 tấn sản phẩm/năm).

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Về bản chất, hoạt động sản xuất sản phẩm từ bao bì carton, in bao bì và đóng gói sản phẩm cùng sản xuất các sản phẩm từ giấy như sổ, tập vở trắng, thiệp là khá tương đồng, các loại máy móc, thiết bị sẵn có dùng trong quá trình sản xuất bao bì, bìa carton như để chế bản in, in ấn, cắt giấy, máy vẽ, máy tạo mẫu…. hoàn toàn có thể được tận dụng phục vụ quá trình sản xuất sổ, tập vở, thiệp giấy (không bao gồm xuất bản phẩm). Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì carton, in bao bì và đóng gói sản phẩm, sản xuất sổ viết, tập vở, thiệp giấy” có quy trình công nghệ sản xuất cụ thể như sau:

Quy trình sản xuất thùng carton

Thuyết minh quy trình:
+ Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất của nhà máy là giấy CCNB (được nhập trực tiếp từ các nhà máy của Công ty tại Trung Quốc). Giấy CCNB là các cuộn giấy Carton màu xám kết cấu cứng và dày, sức bền tốt, độ bền bề mặt, sức kháng gấp và thích ứng in.

+ Tạo sóng: Các cuộn giấy Carton được vận chuyển tới khu vực đặt máy chạy sóng, sau đó sẽ được cho vào máy tạo sóng để ép thành giấy tấm carton theo các thông số kĩ thuật yêu cầu trước khi đưa sang các bước sản xuất tiếp theo. Sau quy trình chạy sóng cho giấy sẽ cho ra được lớp giấy bán thành phẩm 1. Tùy theo yêu cầu độ cứng và dày của tấm carton, giàn ghép có thể ghép 3 lớp hoặc 5 lớp giấy.

+ In: Giấy bán thành phẩm sau khi được tạo sóng được chuyển sang bộ phận in. Sử dụng công nghệ in Frexo để in thông tin theo thiết kế khách hàng yêu cầu.

+ Cán mỏng (dập để tạo độ chắc cho tấm giấy): Tấm giấy bán thành phẩm 1 sau khi in được để khô tự nhiên rồi đưa đến máy cán mỏng (máy dập) để tạo độ chắc, bền cho giấy.

+ Cắt và dập định hình sản phẩm: Sản phẩm sau khi được in, cán mỏng được đưa sang máy cắt để cắt và tạo đường rãnh để gấp thùng. Sau khi cắt, sản phẩm được dập định hình bởi khuôn bế (khuôn bế được làm kết hợp với loại ván 18mm và lưỡi dao cấn tạo ra những đường gấp nếp).

+ Dán hoặc bấm ghim: quá trình này được thực hiện bằng máy sử dụng keo để dán sản phẩm, để tạo thùng hộp carton hoàn thiện.

+ Kiểm tra và đóng gói: sản phẩm hoàn thiện được kiểm tra ngoại quan, các thông số kĩ thuật theo yêu cầu, độ nét của thông tin đã in. Sản phẩm đạt yêu cầu được đem đi kiểm, đếm, sau đó được đưa sang máy cột thành từng bó và đóng gói. Sản phẩm lỗi thu gom & bán lại cho nhà cung cấp để tái chế.

+ Lưu kho và giao hàng: sản phẩm đạt yêu cầu được lưu kho, chờ chuyển giao cho khách hàng. Kết thúc quá trình, hàng sẽ được đưa sang máy cột các tấm bìa Carton thành từngbó, công nhân đóng gói, lưu kho và chờ xuất xưởng.

* Quy trình sản xuất các sản phẩm từ giấy như sổ, tập vở trắng, thiệp và túi giấy

Quy trình sản xuất thùng carton

Hình 1.10. Quy trình sản xuất các sản phẩm từ giấy như sổ, tập vở trắng, thiệp và túi giấy

Thuyết minh quy trình:
+ Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất chính là giấy phù hợp tiêu chuẩn.

+ In: Giấy bán thành phẩm được chuyển sang bộ phận in. Sử dụng công nghệ in Frexo để in thông tin theo thiết kế khách hàng yêu cầu.

+ Cắt và định hình sản phẩm: Sản phẩm sau khi được in, được đưa sang máy cắt để cắt và tạo đường rãnh để định hình.

+ Đóng quyển: Sản phẩm sau khi cắt được xếp và đưa sang máy để đóng thành từng quyển phù hợp.

+ Hoàn thiện thành phẩm: Quá trình này được thực hiện bằng máy sử dụng keo để dán sản phẩm, để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.

+ Kiểm tra và đóng gói: sản phẩm hoàn thiện được kiểm tra ngoại quan, các thông số kĩ thuật theo yêu cầu, độ nét của thông tin đã in. Sản phẩm đạt yêu cầu được đem đi kiểm, đếm, sau đó được đưa sang máy đóng gói. Sản phẩm lỗi thu gom &bán lại cho nhà cung cấp để tái chế.


+Lưu kho và giao hàng: sản phẩm đạt yêu cầu được lưu kho, chờ chuyển giao cho khách hàng.

Quy trình sản xuất đồ chơi giấy

Quy trình sản xuất đồ chơi giấy

Hình 1.11. Quy trình sản xuất đồ chơi giấy

Thuyết minh quy trình:
+ Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất của nhà máy là giấy CCNB (được nhập trực tiếp từ các nhà máy của Công ty tại Trung Quốc). Giấy CCNB là các cuộn giấy Carton màu xám kết cấu cứng và dày, sức bền tốt, độ bền bề mặt, sức kháng gấp và thích ứng in.

 

+ Cắt: Sản phẩm được đưa sang máy cắt để cắt và tạo đường rãnh để gấp thùng.

+ In: Giấy bán thành phẩm sau khi được cắt được chuyển sang bộ phận in. Sử dụng công nghệ in Frexo để in thông tin theo thiết kế khách hàng yêu cầu.

+ Cắt và dập định hình sản phẩm: Sản phẩm sau khi được in, cán mỏng được đưa sang máy cắt để cắt và tạo đường rãnh để gấp thùng. Sau khi cắt, sản phẩm được dập định hình bởi khuôn bế (khuôn bế được làm kết hợp với loại ván 18mm và lưỡi dao cấn tạo ra những đường gấp nếp).

+ Dán hoặc bấm ghim: quá trình này được thực hiện bằng máy sử dụng keo để dán sản phẩm, để tạo thùng hộp carton hoàn thiện.

+ Kiểm tra và đóng gói: sản phẩm hoàn thiện được kiểm tra ngoại quan, các thông số kĩ thuật theo yêu cầu, độ nét của thông tin đã in. Sản phẩm đạt yêu cầu được đem đi kiểm, đếm, sau đó được đưa sang máy cột thành từng bó và đóng gói. Sản phẩm lỗi thu gom & bán lại cho nhà cung cấp để tái chế.

+ Lưu kho và giao hàng: sản phẩm đạt yêu cầu được lưu kho, chờ chuyển giao cho khách hàng. Kết thúc quá trình, hàng sẽ được đưa sang máy cột các tấm bìa Carton thành từng bó, công nhân đóng gói, lưu kho và chờ xuất xưởng.

Sản phẩm của dự án đầu tư:
Sản phẩm bao bì carton, in bao bì;
Sản xuất sổ viết, tập vở;
Sản phẩm thiệp giấy (không bao gồm công đoạn xuất bản);
Sản phẩm đồ chơi bằng giấy, thiệp chúc mừng có đèn điện, âm thanh.
Các sản phẩm của Dự án đa dạng về mẫu mã, chủng loại về cả nguyên liệu, tùy thuộc đơn đặt hàng của khách.

 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
 Giai đoạn thi công
Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong thi công
Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ, dự án sẽ sử dụng vật tư, vật liệu từ các nguồn cung cấp là các công ty liên doanh, các đại lý trên địa bàn tỉnh Hà Nam và các vùng lân cận.

Dự kiến khối lượng các nguyên vật liệu phục vụ thi công dự án như sau:

Bảng 1.6. Tổng hợp nguyên vật liệu xây dựng dự án

Tổng hợp nguyên vật liệu xây dựng

Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư

Nhu cầu sử dụng nước trong thi công:
Nhà thầu không tổ chức lán trại nghỉ ngơi và ăn uống của công nhân tại khu vực xây dựng. Trung bình mỗi ngày lượng nước phục vụ sinh hoạt cho 30 công nhân làm việc tại khu vực thi công là 3,0 m3/ngày.

Nước phục vụ thi công xây dựng ước tính khoảng 5 m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước được lấy từ bể dự trữ nước cấp hiện hữu của nhà máy.

Xem thêm: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng