Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án Nạo vét duy tu khu nước trước cảng tổng hợp Long Sơn

Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án "Nạo vét duy tu khu nước trước cảng tổng hợp Long Sơn Thanh Hóa"

Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án "Nạo vét duy tu khu nước trước cảng Long Sơn Thanh Hóa"

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 

XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Thông tin chung về dự án 
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật Dự án
Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật liên quan
CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan
Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền
liên quan đến Dự án

Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 
CHƯƠNG 1 
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Thông tin về dự án 
Tên dự án:
 Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án "Nạo vét duy tu khu nước trước cảng Long Sơn Thanh Hóa"
Chủ dự án 
Vị trí địa lý 
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 
Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất, công nghệ của dự án 
Các hạng mục công trình và hoạtđộng của dự án 
Các hạng mục công trình chính
Các hạng mục phụ trợ 
Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án   
Danh mục máy móc, thiết bị 
Nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm của Dự án 
Công nghệ sản xuất, vận hành 
Quy trình nạo vét
Quy trình nhận chìm 
Biện pháp tổ chức thi công
Trình tự tổ chức thi công
Trình tự và biện pháp thi công cụ thể 
Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 
Điều kiện tự nhiên 
Điều kiện về địa lý, địa chất 
Điều kiện khí hậu, khí tượng 
Điều kiện thủy văn, hải văn 
Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án vàđặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải     
Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Dự án 
Điều kiện kinh tế - xã hội xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn 
Điều kiện kinh tế - xã hội xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn 
Điều kiện kinh tế - xã hội phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn 
Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án       
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN  
Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 
Dữ liệu về hiện trạng môi trường khu vực dự án 
Đo đạc, lấy mẫu phân tích về hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án  
Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực xung quanh dự án
Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực Dự án
NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động môi trường ĐTM và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị  
Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị 
Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai
đoạn thi công nạo vét

Đánh giá các tác động đến môi trường giai đoạn thi công nạo vét nhận chìm 
Các tác động môi trường liên quan đến chất thải
Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường giai đoạn thi công nạo vét   
Giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải 
Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN KẾT THÚC NẠO VÉT
Đánh giá tác động môi trường ĐTM, dự báo các tác động giai đoạn kết thúc nạo vét 
Tác động đến hệ sinh thái 
Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường giai đoạn kết thúc nạo vét

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Dự toán kinh phí cho chương trình quản lý môi trường
Tổ chức thực hiện

NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO
Về độ tin cậy của các đánh giá, dự báo các tác động môi trường 178
CHƯƠNG 4 
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜ NG CỦA CHỦ DỰ ÁN
Mục tiêu
Chương trình quản lý môi trường của dự án
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Giám sát vị trí, hành trình, khối lượng
Giám sát môi trường
Kinh phí giám sát môi trường
CHƯƠNG 6  
KẾT QUẢ THAM VẤN

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử
Tham vấn bằng văn bản theo quy định
Kết quả tham vấn cộng đồng
Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, CAM KẾT

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
CAM KẾT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1. Toạ độ giới hạn vị trí nạo vét của dự án

Bảng 1. 2. Bảng toạ độ vị trí nhận chìm (theo VN 2000)

Bảng 1. 3. Bảng tổng hợp khối lượng nạo vét của dự án

Bảng 1. 4. Bảng định mức lượng nước cấp và nước thải sinh hoạt của dự án

Bảng 1. 5. Tổng hợp chi phí xây dựng.

Bảng 2. 1. Thông số đặc trưng khu nạo vét

Bảng 2. 2. Thông số đặc trưng khu nhận chìm

Bảng 2. 3. Nhiệt độ trung bình các tháng trong 5 năm gần đây (0C)

Bảng 2. 4. Lượng mưa trung bình tháng (mm)

Bảng 2. 5. Vận tốc gió và hướng gió (m/s)

Bảng 2. 6. Thống kê bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa

Bảng 2. 7. Cao độ mực nước tại trạm Nghi Sơn (cm)

Bảng 2. 8. Mực nước cao nhất năm ứng với các tần suất tại trạm Nghi Sơn (cm)

Bảng 2. 9. Mực nước thấp nhất năm ứng với các tần suất tại trạm Nghi Sơn (cm)

Bảng 2. 10. Các thông số sóng nước sâu và vùng sóng vỡ

Bảng 2. 11. Các thông số sóng tại khu vực dự án.

Bảng 2. 12. Vị trí các điểm khảo sát

Bảng 2. 13. Thành phần các loài TVN tại Trạm khảo sát

Bảng 2. 14. Các họ có số lượng loài TVN nhiều nhất tại trạm khảo sát

Bảng 2. 15. Các Chi có số lượng loài TVN nhiều nhất tại trạm khảo sát

Bảng 2. 16. Phân bố các loài TVN tại trạm khảo sát

Bảng 2. 17. Danh sách thực vật nổi (TVN) các điểm khảo sát, thu mẫu khu vực luồng tàu cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 18. Mật độ thực vật nổi (TVN) các điểm khảo sát khu vực luồng tàu cảng Long

Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 19. Phân bố các loài ĐVN tại trạm khảo sát

Bảng 2. 20. Phân bố các loài ĐVN tại trạm khảo sát

Bảng 2. 21. Danh sách Động vật nổi (ĐVN) các điểm khảo sát, thu mẫu khu vực luồng tàu cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 22. Mật độ động vật nổi (ĐVN) các điểm khảo sát khu vực luồng tàu cảng

Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa
Bảng 2. 23. Phân bố các loài ĐVĐ trong 3 ngành

Bảng 2. 24. Phân bố các loài ĐVĐ trong Ngành thân mềm

Bảng 2. 25. Họ có số lượng loài ĐVĐ nhiều nhất trong khu vực nghiên cứu

Bảng 2. 26. Số loài ĐVĐ xuất hiện ở các điểm khảo sát

Bảng 2. 27. Danh sách động vật đáy (ĐVĐ) các điểm khảo sát, thu mẫu khu vực luồng tàu cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 28. Mật độ và sinh khối động vật đáy (ĐVĐ) các điểm khảo sát, thu mẫu khu vực luồng tàu cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 29. Thành phần loài TVN khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét

Bảng 2. 30. Họ có số lượng loài TVN nhiều nhất khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét 87

Bảng 2. 31. Chi có số lượng loài TVN nhiều nhất

Bảng 2. 32. Phân bố các loài TVN tại các điểm khảo sát

Bảng 2. 33. Danh sách thực vật nổi (TVN) các điểm khảo sát, thu mẫu khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 34. Mật độ thực vật nổi (TVN) các điểm khảo sát khu vực khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 35. Số loài ĐVN trong khu vực khảo sát

Bảng 2. 36. Số lượng các loài ĐVN tại các điểm khảo sát

Bảng 2. 37. Danh sách Động vật nổi (ĐVN) các điểm khảo sát, thu mẫu khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 38. Mật độ động vật nổi (ĐVN) các điểm khảo sát khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 39. Phân bố các loài ĐVĐ theo các ngành tại trạm khảo sát

Bảng 2. 40. Phân bố các loài ĐVĐ trong ngành thân mềm

Bảng 2. 41. 3 họ có số lượng loài ĐVĐ nhiều nhất tại trạm khảo sát

Bảng 2. 42. Số lượng loài ĐVĐ phân bố tại các điểm khảo sát

Bảng 2. 43. Danh sách động vật đáy (ĐVĐ) các điểm khảo sát, thu mẫu khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 2. 44. Mật độ và sinh khối động vật đáy (ĐVĐ) các điểm khảo sát, thu mẫu khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét cảng Long Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa

Bảng 3. 1. Tóm lược các nguồn gây tác động phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị

Bảng 3. 2. Tóm lược các nguồn tác động phát sinh trong giai đoạn thi công nạo vét113

Bảng 3. 3. Hệ số phát thải chất ô nhiễm trong khí thải thiết bị sử dụng dầu diezel ...115 Bảng 3. 4. Tải lượng chất ô nhiễm do quá trình lắp đặt phao báo hiệu

Bảng 3. 5. Hệ số phát thải của động cơ diesel > 2000cc

Bảng 3. 6. Tải lượng, nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ quá trình thi công của tàu nạo vét, nhận chìm

Bảng 3. 7. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động vận chuyển chất nạo vét

Bảng 3. 8. Tác động tổng hợp do bụi, khí thải trong giai đoạn thi công nạo vét

Bảng 3. 9. Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt

Bảng 3. 10. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý

Bảng 3. 11. Nước thải từ phương tiện phục vụ Dự án

Bảng 3. 12. Tổng lượng dầu thải

Bảng 3. 13. Dự báo tiếng ồn do hoạt động thi công

Bảng 3. 14. Bảng vị trí các điểm tràn dầu theo kịch bản

Bảng 3. 15. Dự toán kinh phí thực hiện các hạng mục bảo vệ môi trường

Bảng 3. 16. Các đơn vị liên quan trong chương trình quản lý và giám sát môi trường

Bảng 3. 17. Nhận xét về mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí nạo vét

Hình 1. 2. Mặt bằng khu vực nạo vét

Hình 1. 3. Vị trí khu vực nhận chìm và tuyến đường vận chuyển chất thải nạo vét

Hình 1. 4. Mặt bằng khu vực nhận chìm chất thải nạo vét

Hình 1. 5. Hiện trạng bến số 10

Hình 1. 6. Hiện trạng bến số 8

Hình 1. 7. Khu nước trước bến số 7

Hình 1. 8. Khu quay trở tàu trước bến số 10

Hình 1. 9. Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn

Hình 1. 10. Hiện trang bến số 3

Hình 1. 11. Quần đảo Hòn Mê

Hình 1. 12. Hình ảnh luồng tàu vào bến

Hình 1. 13. Sơ đồ mô phỏng các đối tượng xung quanh khu vực nạo vét của dự án

Hình 1. 14. Hoạt động nạo vét của tàu hút bụng

Hình 1. 15. Hoạt động nạo vét của gầu ngoạm

Hình 1. 16. Hoạt động nhận chìm của sà lan

Hình 1. 17. Trình tự thi công

Hình 2. 1. Hoa gió trạm khí tượng thủy văn Tĩnh Gia

Hình 2. 2. Biểu đồ phân bố loài TVN tại trạm khảo sát

Hình 2. 3. Tỷ lệ các họ có số lượng loài TVN nhiều nhất tại trạm khảo sát

Hình 2. 4. Tỷ lệ các Chi có số lượng loài TVN nhiều nhất tại trạm khảo sát

Hình 2. 5. Biểu đồ phân bố số lượng loài TVN ở các điểm khảo sát

Hình 2. 6. Biểu đồ phân bố Mật độ thực vật nổi (TVN) (Tb/l)

Hình 2. 7. Tỷ lệ trung bình mật độ TVN của 3 ngành ở 4 khu vực thu mẫu

Hình 2. 8. Phân bố các loài ĐVN tại trạm khảo sát

Hình 2. 9. Phân bố các loài TVN tại trạm khảo sát

Hình 2. 10. Tỷ lệ trung bình ĐVN của 2 nhóm tại khu vực khảo sát

Hình 2. 11. Tỷ lệ trung bình mật độ ĐVN của ở 4 khu vực khảo sát

Hình 2. 12. Biểu đồ phân bố các loài ĐVĐ trong 3 ngành

Hình 2. 13. Biểu đồ phân bố các loài ĐVĐ trong Ngành thân mềm

Hình 2. 14. Biểu đồ tỷ lệ Họ có số lượng loài ĐVĐ nhiều nhất

Hình 2. 15. Biểu đồ phân bố loài ĐVĐ ở các điểm khảo sát
Hình 2. 16. Mật độ động vật đáy (ĐVĐ) các điểm khảo sát

Hình 2. 17. Sinh khối động vật đáy (ĐVĐ) các điểm khảo sát

Hình 2. 18. Biểu đồ phân bố loài TVN khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét

Hình 2. 19. Biểu đồ Họ có số lượng loài TVN nhiều nhất khu vực nhấn chìm vật liệu nạo vét

Hình 2. 20. Biểu đồ Chi có số lượng loài TVN nhiều nhất

Hình 2. 21. Biểu đồ phân bố loài TVN tại các điểm khảo sát

Hình 2. 22. Biểu đồ phân bố Mật độ thực vật nổi (TVN) (Tb/l)

Hình 2. 23. Biểu đồ phân bố mật độ thực vật nổi của 3 ngành

Hình 2. 24. Biểu đồ tỷ lệ các nhóm loài DVN tại trạm khảo sát

Hình 2. 25. Biểu đồ phân bố các loài DVN tại các điểm khảo sát

Hình 2. 26. Mật độ các nhóm loài ĐVN tại trạm khảo sát

Hình 2. 27. Tỷ lệ các nhóm DVN tại các điểm khảo sát

Hình 2. 28. Tỷ lệ các loài ĐVĐ theo các ngành tại trạm khảo sát

Hình 2. 29. Tỷ lệ phân bố các loài ĐVĐ trong ngành thân mềm

Hình 2. 30. Tỷ lệ 3 họ có số lượng loài ĐVĐ nhiều nhất tại trạm khảo sát

Hình 2. 31. Số lượng loài ĐVĐ phân bố tại các điểm khảo sát

Hình 2. 32. Tỷ lệ mật độ các loài ĐVĐ tại trạm khảo sát

Hình 2. 33. Tỷ lệ sinh khối các loài ĐVĐ tại trạm khảo sát

Hình 3. 1. Địa hình khu vực nghiên cứu

Hình 3. 2. Sơ đồ lưới tính toán khu vực nghiên cứu

Hình 3. 3. So sánh mực nước tính toán và mực nước thực đo với M= 30

Hình 3. 4. Phạm vi ảnh hưởng của trường nồng độ TSS sau 1 ngày nhấn chìm

Hình 3. 5. Phạm vi ảnh hưởng của trường nồng độ TSS sau 1 tuần nhận chìm

Hình 3. 6. Phạm vi ảnh hưởng của trường nồng độ TSS sau 2 tuần nhận chìm

Hình 3. 7. Phạm vi ảnh hưởng của trường nồng độ TSS sau 3 tuần nhận chìm

Hình 3. 8. Phạm vi ảnh hưởng của trường nồng độ TSS sau 3 tuần nhận chìm

Hình 3. 9. Phạm vi ảnh hưởng của trường nồng độ TSS sau 4 tuần nhận chìm

Hình 3. 10. Địa hình đáy khu vực nhận chìm

Hình 3. 11. Sự biến đổi địa hình đáy biển khu vực nhận chìm sau 1 ngày nhận chìm

Hình 3. 12. Sự biến đổi địa hình đáy biển khu vực nhận chìm sau 10 ngày nhận chìm

Hình 3. 13. Sự biến đổi địa hình đáy biển khu vực nhận chìm sau 20 ngày nhận chìm

Hình 3. 14. Sự biến đổi địa hình đáy biển khu vực nhận chìm sau 1 ngày nhận chìm

Hình 3. 15. Sự biến đổi địa hình đáy biển khu vực nhận chìm sau 10 ngày nhận chìm

Hình 3. 16. Sự biến đổi địa hình đáy biển khu vực nhận chìm sau 20 ngày nhận chìm

Hình 3. 17. Sự biến đổi địa hình đáy biển khu vực nhận chìm sau 30 ngày nhận chìm

Hình 3. 18. Vị trí các điểm tràn dầu khu vực nghiên cứu

Hình 3. 19. Hành vi di chuyển của các vết dầu tràn sau 1h, 3h, 6h và 8h khi xảy ra sự cố tại điểm P1 vào mùa gió Đông Bắc (vận tốc gió lớn nhất 16m/s, hệ số khuyếch tán ngang z = 0,12m2/s)

Hình 3. 20. Hành vi di chuyển của các vết dầu tràn sau 1h, 3h, 6h và 8h khi xảy ra sự cố tại điểm P1 vào mùa gió Tây Nam (vận tốc gió lớn nhất 14m/s, hệ số khuyếch tán ngang z = 0,12m2/s)

Hình 3. 21. Hành vi di chuyển của các vết dầu tràn sau 1h, 3h, 6h và 8h khi xảy ra sự cố tại điểm P2 vào mùa gió Đông Bắc (vận tốc gió lớn nhất 16m/s, hệ số khuyếch tán ngang z = 0,12m2/s)

Hình 3. 22. Hành vi di chuyển của các vết dầu tràn sau 1h, 2h, 3h và 4h khi xảy ra sự cố tại điểm P2vào mùa gió Tây Nam (vận tốc gió lớn nhất 14m/s, hệ số khuyếch tán ngang z = 0,12m2/s)

Hình 3. 23. Hành vi di chuyển của các vết dầu tràn sau 1h, 3h, 6h và 8h khi xảy ra sự cố tại điểm P3 vào mùa gió Đông Bắc (vận tốc gió lớn nhất 16m/s, hệ số khuyếch tán ngang z = 0,12m2/s)

Hình 3. 24. Hành vi di chuyển của các vết dầu tràn sau 1h, 2h, 3h và 4h khi xảy ra sự cố tại điểm P3vào mùa gió Tây Nam (vận tốc gió lớn nhất 16m/s, hệ số khuyếch tán ngang z = 0,12m2/s)

Hình 3. 25. Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại 3 ngăn

Hình 3. 26. Mô phỏng đèn, phao báo hiệu trên biển

Hình 5. 1. Hệ thống nhận dạng tự động (AIS)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5: Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày đầu ở 20oC (Biochemical Oxygen Demand)

COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen Demand) DO : Hàm lượng oxy hòa tan (Dissolved oxygen)

TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Dissolved Solids) TDS : Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids)

VOC: Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds)

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

BĐATHH : Bảo đảm an toàn hàng hải

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

CNVC-LĐ : Công nhân viên chức – Lao động

CHXHCN : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

NĐ – CP : Nghị định - Chính phủ

QĐ-BTNMT : Quyết định – Bộ Tài nguyên và Môi trường TT-BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

UBND : Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN :  Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam TP : Thành phố

TX  : Thị xã

TTĐL : Trung tâm điện lực

TVPD : Thực vật phù du

ĐVPD : Động vật phù du

QLDA: Quản lý Dự án

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

KHQLMT  : Kế hoạch quản lý môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

CTR  : Chất thải rắn

CTNH : Chất thải nguy hại

MỞ ĐẦU
XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Thông tin chung về dự án

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn tại Quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ gồm có 6 khu công nghiệp (KCN). Hiện tại các KCN này đang dần được lấp đầy nên sẽ làm gia tăng lượng hàng hóa cần được vận chuyển bằng đường thủy và đường bộ, trong đó đường thủy chiếm 80 – 90% lượng hàng hóa. Việc vận chuyển bằng đường thủy sẽ giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các doanh nghiệp, đồng thời phát huy được thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa với bờ biển chạy dài theo chiều dài diện tích phía Đông tỉnh.

Công ty TNHH được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng tổng hợp Long Sơn tại KKT Nghi Sơn tại Quyết định 4667/QĐ-UBND và được Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN (thống nhất gọi là Ban quản lý KKT) cấp phép xây dựng số 3038/GPXD-BQLKKTNS&KCN ngày 07/10/2019 (xây dựng bến 7&8); giấy phép xây dựng số 1667/GPXD ngày 31/5/2021 (xây dựng bến 9&10).

Theo kế hoạch của Chủ đầu tư: năm 2022 khi các bến được hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác lượng hàng hóa thông qua Cảng tổng hợp Long Sơn khoảng 6÷8 triệu tấn/năm. Đến giai đoạn trước 2025 cùng việc đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất xi măng tại Bỉm Sơn và sự tăng trưởng kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, lượng hàng qua Cảng sẽ đạt 10 ÷ 12 triệu tấn/năm. Về thực tế đầu tư hạ tầng hiện nay đã hoàn thành xây dựng bến số 7&8, dự kiến bến số 9&10 sẽ được đưa vào khai thác vào khoảng tháng 6/2022, với kết cấu công trình đảm bảo khai thác được tàu có trọng tải 100.000DWT. Ngoài ra phía cuối tuyến bến Cảng tổng hợp Long Sơn là Cảng tổng hợp Quang Trung (bến số 11) cũng đang đầu tư xây dựng dự kiến hoàn thành tháng 7/2022.

Tuy nhiên theo Văn bản số 876/CHHVN-KCHTHH ngày 10/3/2021 và số 5088/CHHVN-KCHTHH ngày 09/12/2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc khai thác bến số 7&8 chỉ cho phép tàu có trọng tải đến 10.000DWT vào bến do khu nước trước bến, khu quay trở chưa đảm bảo độ rộng, độ sâu cho tàu có trọng tải lớn hơn ra vào bến. Do vậy, việc đầu tư Nạo vét duy tu khu nước trước Cảng tổng hợp Long Sơn là hợp lý và cấp thiết nhằm: đáp ứng nhu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng phục vụ phát triển KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá.

Căn cứ theo Mục 8, Phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), dự án là dự án đầu tư nhóm II quy định tại điểm c và đ khoản 4 Điều 28 Luật BVMT.

Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 30 và Khoản 3, Điều 35 Luật BVMT 2020, dự án là đối tượng lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM là UBND tỉnh.

Tuy nhiên, theo văn bản số 1026/QĐ-UBND ngày 24/03/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa: ủy quyền Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo ĐTM, cấp giấy phép môi trường các dự án đầu tư tại KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Vì vậy Cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án là Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật Dự án
Cơ quan phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật của Dự án là Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn

Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật liên quan.
Dự án“ Nạo vét duy tu khu nước trước cảng tổng hợp Long Sơn” phù hợp với các quy định, quyết định, chủ trương và các quy hoạch chung của vùng và khu vực như sau:

Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch BVMT Quốc gia
Tính đến thời điểm lập báo cáo ĐTM, Quy hoạch BVMT Quốc gia chưa được

Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt. Tuy nhiên, theo Điều 23 Luật BVMT số 72/2020/QH14: Căn cứ lập Quy hoạch BVMT Quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau:

Chiến lược BVMT Quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển;
Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.
Do đó, theo điểm 3, mục I, Điều 1 – Tầm nhìn đến năm 2030 thuộc Quyết định

số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng môi trường sống, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững và tiểu mục c , điểm 1, Mục II – Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu giải quyết cơ bản các vấn đề môi trường tại các KCN, lưu vực sông, làng nghề và vệ sinh môi trường nông thôn.

Đồng thời, theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016 và bản sửa đổi năm 2020:

Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ các thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng các KCN, cảng biển tác động xấu đến môi trường.

Quá trình triển khai thi công nạo vét khu nước trước Cảng và nhận chìm chất thải nạo vét của Dự án không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực tới môi trường nước cũng như hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, Chủ đầu tư sẽ chủ động áp dụng các biện pháp giảm thiểu phù hợp, nạo vét và nhận chìm đúng cao độ kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa các tác động. Do đó, quá trình triển khai Dự án là hoàn toàn phù hợp với Chiến lược BVMT Quốc gia và nội dung trong kịch bản biến đổi khí hậu.

Sự phù hợp với Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa
Theo Khoản 1.2, Mục 1, Điều 1 Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 số 674/QĐ-UBND ngày 25/02/2010 đã nêu rõ: Mục tiêu là phân tích, lựa chọn những bước đi phù hợp giữa mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội với bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn, đô thị, các KCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Và Khoản 2.3, Mục 2, Điều 1 đã thể hiện: Đối với các KCN như: KCN Nghi Sơn, KCN Lam Sơn, KCN Tây Nam Thanh Hóa (Như Thanh - Như Xuân) và các KCN mới phải đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, làm tiền đề cho việc phát triển mở rộng và cải tạo để hình thành các KCN tập trung, đồng thời thực hiện nghiêm việc thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với toàn khu, cũng như đối với mỗi dự án đầu tư và từng KCN.
Dự án được thực hiện nạo vét tại khu nước trước Cảng tổng hợp Long Sơn 
nằm trong KKT Nghi Sơn với mục tiêu là mở rộng luồng tàu và khu quay trở, đảm bảo hệ thống hàng hải nhằm mục tiêu tiếp nhận các tàu công suất lớn đến 100.000 DWT phục vụ phát triển kinh tế của Cảng nói riêng và của KTT Nghi Sơn nói chung. Do đó mục tiêu quy mô dự án hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch BVMT của tỉnh Thanh Hoá tầm nhìn đến năm 2020.

Sự phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020
Dự án thực hiện nạo vét duy tu luồng bến ra vào cảng và khu vực quay trở tàu nhằm phục vụ cho giao thông vận tải và lưu thông hàng hóa phù hợp với Khoản 5, Mục IV, Điều 1 Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 nêu rằng phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển” rà soát lại quy hoạch hệ thống cảng biển, tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ bến cả bến cảng, luồng vào cảng, hệ thống dịch vụ hỗ trợ cảng, giao thông liên kết cảng với hệ thống giao thông quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật liên quan.
Mối quan hệ với các quy hoạch về hệ thống cảng biển
Theo điểm d, khoản 3, Điều 1 Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng chính phủ về Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho thấy định hướng cải tạo nâng cấp luồng hàng hải: đầu tư xây dựng nâng cấp các luồng hàng hải công cộng phục vụ đồng thời cho nhiều cảng, khu bến, đặc biệt là luồng vào các cảng đầu mối khu vực có trọng lượng hàng và mật độ tàu thông qua lớn.
Theo Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT ngày 29/07/2016 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (nhóm 2) đến năm 2020 định hướng đến 2030 quy hoạch Khu bến cảng Nam Nghi Sơn bao gồm: khu bến tổng hợp, công ten nơ, có bến chuyên dùng, tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn. Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 16,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 27,6 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Theo các quy hoạch trên thể hiện: chú trọng, tập trung phát triển giao thông đường thủy phục vụ phát triển kinh tế do đó việc thực hiện công tác nạo vét, duy tu khu nước trước Cảng tổng hợp Long Sơn là quan trọng, cần thiết để đảm bảo nhu cầu lưu thông hàng hải phát triển kinh tế - xã hội khu vực nói riêng và cả nước nói chung.

b. Mối quan hệ với quy hoạch chung KKT Nghi Sơn

Quyết định số 1401/QĐ-BGTVT ngày 26/5/2010 của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo điểm a, khoản 5, Điều 1 Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 07/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã thể hiện định hướng giao thông đường thủy: nạo vét luồng cảng và nâng cấp cầu cảng Nghi Sơn đáp ứng cỡ tàu từ 70.000DWT - 100.000DWT.
Theo điều 1, mục B.II.2 của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 872/QĐ- TTg ngày 17/6/2015.
Tại các quyết định trên thể hiện:

+ Dự án thực hiện tại Cảng tổng hợp Long Sơn, là khu vực trọng điểm phát triển của KKT Nghi Sơn.

+ Dự án tiến hành duy tu, nạo vét luồng tàu nhằm nâng cao năng lực thông luồng và tiếp nhận tàu tải trọng lớn ra vào cảng, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của KKT Nghi Sơn và các vùng phụ cận, từng bước đưa kinh tế hàng hải trở thành mũi nhọn hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế biển phù hợp với mục tiêu tại

Như vậy, việc thực hiện Dự án đáp ứng các tiêu chí trong các quy hoạch nêu trên.

CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan
Luật bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan
Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội;
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 10/1/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc;
Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/05/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy
định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Thông tư số 10/2021/TT-BTMT ngày 30/06/2021 của BTNMT về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất;
Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 của BTNMT về quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển;
Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của thủ tướng Chính phủ ban hành về quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.
Luật đất đai
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật
đất đai;

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của BTNMT quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
Luật Tài nguyên nước:
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội;
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật tài nguyên nước;
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và

xử lý nước thải;

Luật Hàng hải
Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội;
Nghị định số 37/2017/ NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển;
Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Nghị định số 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
Nghị định số 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ quy định bảo vệ công trình hàng hải.
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội;
Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Luật Đa dạng sinh học
Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội;
Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.
Luật Giao thông đường thủy nội địa
Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014 của Quốc hội;
Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính Phủ quy định về quản lý hoạt động đường thuỷ nội địa;
Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

Thông tư số 68/2015/TT-BGTVT ngày 6/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải ban hành kèm theo Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014;
Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT ngày 06/09/2019 quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa;
Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý đường thủy nội địa.

Thông tư số 04/VBHN-BGTVT ngày 02/03/2021 của Bộ Giao thông vận tải quy
định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển.

Phòng chống thiên tai
Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13, ban hành ngày 19/6/2013;
Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống thiên tai.
Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội;

Luât sửa đổi, bổ sung môt 
số điê ̀u của Luật

Phòng cháy chữa cháy sô 40/2013/QH13 do Quốc hội Nước CHXHCN Viêṭ Nam ban hành ngày 22/11/2013;

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy đi ṇ h chi tiết thi hành môt số điều của Luât Phòng cháy và chữa cháy và Luât sửa đổi, bổ sung môt số điều của Luâṭ Phòng cháy và chữa cháy;

Thông tư số 01/2020/TT-BXD ngày 06/04/2020 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia “An toàn cháy cho Nhà và công trình”.

Về lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 11/7/1989 được Quốc hội nước CHXHCNVN, khóa VIII, kỳ họp thứ 5;
Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội;
09 quy chuẩn mới ban hành của Bộ Y tế thay thế tiêu chuẩn tại quyết định 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 của Quốc Hội ngày 21/6/2012;

Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Thông tư Liên tịch số 198/2015/TTLT-BTC-TNMT ngày 07/12/2015 quy
định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng khu vực biển.

Luật đầu tư
Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội khóa 13;
Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 10-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển;
QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
QCVN 10-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển;
QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
QCVN 20:2015/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải;
QCVN 39:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu Đường thủy nội địa Việt Nam;
QCVN 43:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.

Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến Dự án
- Văn bản số 1004- 1/CNLS-CV ngày 04/10/2021 của Công ty TNHH Công nghiệp Long sơn gửi Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN về việc xin chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét vũng quay trở tàu, luồng nhánh và khu neo đậu tàu phục vụ cho Cảng tổng hợp Long Sơn đón trả tàu trọng tải 50.000 DWT giảm tải đến 
DWT;
Văn bản số 1117-1/CNLS-CV ngày 17/11/2021 của Công ty TNHH Công nghiệp Long sơn gửi Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN về việc kết quả khảo sát vị trí thỏa thuận nhận chìm chất nạo vét của cảng tổng hợp Long Sơn;
Văn bản số 4128/BQLKKTNS&KCN-TNMT ngày 29/11/2021 của Ban quản lý KTT Nghi Sơn về việc xin ý kiến chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét của Cảng tổng hợp Long Sơn gửi các sở, ngành, đơn vị có liên quan;
Văn bản trả lời của Sở ban ngành thống nhất vị trí nhận chìm chất nạo vét:
+ Văn bản số 3202/BCH-TM ngày 01/12/2021 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng về việc về việc tham gia ý kiến chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét của cảng tổng hợp Long Sơn;

+ Văn bản số 1069/CVHHTH-PC ngày 02/12/2021 của Cảng vụ Hàng hải về việc vị trí nhận chìm chất nạo vét của cảng tổng hợp Long Sơn;

+ Văn bản số 10758/STNMT-BHĐ ngày 02/12/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc tham gia ý kiến chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét của cảng tổng hợp Long Sơn;

+ Văn bản số 6313/BCH-TM ngày 02/12/2021 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia ý kiến về việc chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét của cảng tổng hợp Long Sơn;

+ Văn bản số 5649/SNN&PTNT-CCTS ngày 03/12/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tham gia ý kiến chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét của cảng tổng hợp Long Sơn;

+ Văn bản số 1685/CAT-PA04 ngày 08/12/2021 của Công an tỉnh Thanh Hoá về việc tham gia ý kiến chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét của cảng tổng hợp Long Sơn;
+ Văn bản số 5253/UBND-TNMT ngày 09/12/2021 UBND thị xã Nghi Sơn về việc về việc tham gia ý kiến chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét của cảng tổng hợp Long Sơn;

Văn bản số 1209-1/CNLS-CV ngày 09/12/2021 của Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn gửi Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN về việc thỏa thuận lại vị trí nhận chìm vật liệu nạo vét tại cảng tổng hợp Long Sơn;
Văn bản số 4556/BQLKKTNS&KCN-TNMT ngày 24/12/2021 của Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN gửi UBND tỉnh Thanh Hoá về việc đềnghị xem xét chấp thuận vị trí nhận chìm chất nạo vét vũng quay trở tàu, luồng nhánh và khu neo đậu tàu phục vụ cho cảng tổng hợp Long Sơn;
Công văn số 21/QK-TM ngày 05/01/2022 của Bộ tư lệnh Quân khu 4 về việc góp ý kiến về mặt quốc phòng khi giao khu vực biển để nhận chìm chất nạo vét.
- Văn bản số 1495/UBND-NN ngày 27/01/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chấp thuận vị trí nhận chìm dự án “Nạo vét duy tu khu nước trước cảng tổng hợp Long Sơn”;

Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
Báo cáo Kinh tế kỹ thuật Công trình “Nạo vét duy tu khu nước trước cảng tổng hợp Long Sơn” do Chủ đầu tư phối hợp với Công ty TNHH tư vấn hoạt động xây dựng thực hiện năm 2022;
Báo cáo khảo sát địa chất công trình “Đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp Long Sơn bến số 7&8” do Chủ đầu tư phối hợp với Công ty Cổ phần khảo sát xây dựng HDB Việt Nam năm 2019;
Báo cáo khảo sát địa chất công trình “Đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp Long Sơn bến số 9&10” do Chủ đầu tư phối hợp với Công ty Cổ phần khảo sát xây dựng HDB Việt Nam năm 2020;
Báo cáo khảo sát địa hình Dự án “Cảng tổng hợp Long Sơn” do Chủ đầu tư phối hợp với Công ty Cổ phần khảo sát xây dựng HDB Việt Nam năm 2019;
Báo cáo khảo sát độ sâu hiện trạng vị trí đề xuất nhận chìm chất nạo vét dự án: Cảng tổng hợp Long Sơn tại KKT Nghi Sơn, Thanh Hoá” do Chủ đầu tư phối hợp với Công ty Cổ phần khảo sát xây dựng HDB Việt Nam năm 2019;
Các sơ đồ, bản vẽ liên quan đến Dự án được lập năm 2022;

Số liệu điều tra khảo sát, đo đạc về hiện trạng các thành phần môi trường, năm 2020-2021;

Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng bến số 7 và bến số 8 – Cảng tổng hợp Long Sơn” năm 2019.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Tổ chức thực hiện ĐTM
Công ty TNHH làm Chủ đầu tư, là cơ quan chủ trì thực hiện, phối hợp với cơ quan tư vấn là Công ty trong việc lập báo cáo ĐTM cho Dự án "Nạo vét duy tu khu nước trước cảng tổng hợp Long Sơn”.

Báo cáo ĐTM Dự án “Nạo vét duy tu khu nước trước Cảng tổng hợp Long Sơn”
Quá trình thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM Dự án "Nạo vét duy tu khu nước trước cảng tổng hợp Long Sơn" được thực hiện với các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư;
Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT- XH của khu vực thực hiện Dự án;
Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án;
Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích
đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường;

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án;
Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;
Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường;
Bước 8: Lấy ý kiến các thành phần có liên quan (tham vấn cộng đồng) về nội dung báo cáo;
Bước 9: Hội thảo và thống nhất với ý kiến sau họp tham vấn;
Bước 10: Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án;
Bước 11: Trình thẩm định báo cáo ĐTM;
Bước 12: Chỉnh sửa báo cáo ĐTM theo ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định và trình phê duyệt
Ghi chú: chi tiết thời gian thực hiện công tác lấy mẫu đo đạc hiện trạng môi trường khu Dự án; thu thập về các điều kiện môi trường tự nhiên, KTXH được thể hiện trong các mục tương ứng của Báo cáo này.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
Các phương pháp ĐTM
a/ Phương pháp đánh giá nhanh: Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độgây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của Dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm dựa trên hệ số ô nhiễm.

- Đối với môi trường không khí sử dụng hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (USEPA).

Đối với tiếng ồn, độ rung sử dụng hệ số ô nhiễm của Ủy ban BVMT U.S và Cục đường bộ Hoa Kỳ tính toán mức độ ồn, rung của phương tiện, máy móc thiết bị thi công theo khoảng cách. Từ đó đưa ra tác động đến đối tượng xung quanh như nhà dân, khu vực nhạy cảm như trường học, UBND xã, 
Nước thải phát sinh sử dụng TCVN 7957:2008 – Thoát nước, mạng lưới và công trình bên ngoài, tiêu chuẩn thiết kế.
CTR xây dựng phát sinh thi công xây dựng có định mức hao hụt vật liệu trong quá trình thi công tại Định mức vật tư trong xây dựng công bố kèm theo công văn số 1329/QĐ- BXD ngày 19/12/2016 của Bộ Xây dựng.
CTR sinh hoạt sử dụng định mức theo Lê Anh Dũng, Môi trường trong xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội, 2006.
Nội dung phương pháp này sử dụng tại Chương 3 của báo cáo.

b/ Phương pháp mô hình: đươc sử dụng để đánh giá và dự báo mức đô, pham vi ô nhiễm môi trường không khí, môi trườ ng nướ c, tiếng ồn từ các hoaṭ đông của Dự án tới môi trường xung quanh như:

+ Mô hình Sutton để tính toán dự báo nồng độ các chất ô nhiễm phat sinh từ hoaṭ đông giao thông (thể hiên ở Chương 3) để xác định nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải bụi, để đánh giá các tác động đến môi trường tự nhiên – kinh tế xã hội khu Dự án.

+ Mô hình Gifford & Hanna dùng để xác điṇ h nồng đô ̣ trung bình của chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, quá trình bốc xếp nguyên liệu và sản phẩm tại cảng (thể hiên ở Chương 3).

+ Mô hình Mike21 dự báo mức độ xói lở bồi lắng, phạm vi lan truyền vật chất như chất rắn lơ lửng phát sinh từ chất nạo vét, dầu lan truyền theo các hướng gió chủ đạo. Phương pháp mô hình được áp dụng tại chương 3.

c/ Phương pháp danh mục kiểm tra: dùng để liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá.

Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn xây dựng và hoạt động. Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình xây dựng và hoạt động. Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn khai thác được thể hiện tại

Chương 3 của báo cáo.

d/ Phương pháp liệt kê: dựa trên việc lập thể hiện mối quan hệ giữa tác động của Dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động nhằm mục tiêu nhận dạng các tác động môi trường. Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình chuẩn bị, thi công Dự án. Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn chuẩn bị và thi công được thể hiện tại Chương 3 của báo cáo.

e/ Phương pháp chập bản đồ
Phương pháp này là phương pháp chồng lớp các bản đồ thành phần để xây dựng nên bản đồ theo mong muốn, phục vụ cho công tác lập báo cáo ĐTM. Trong Dự án chỉ sử dụng phương pháp bản đồ đơn giản để thể hiện vị trí quan trắc môi trường hiện trạng, giám sát môi trường trên nền bản đồ hiện trạng. Ngoài ra còn thể hiện tại sơ đồ tổng mặt bằng để có cái nhìn tổng quan về Dự án.

Các phương pháp khác
a/ Phương pháp điều tra xã hội học (tham vấn cộng đồng): sử dụng khi làm việc với lãnh đạo và đại diện cộng đồng dân cư các xã Hải Hà, phường Hải Thượng, xã Nghi Sơn - thị xã Nghi Sơn – tỉnh Thanh Hoá, Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Công Thanh và Ban quản lý KKT nhằm: Cung cấp cho cộng đồng các thông tin cần thiết để hiểu rõ về Dự án, những tác động tiêu cực của việc thực hiện và những biện pháp giảm thiểu tương ứng; thông báo tới cộng đồng những lợi ích khi Dự án được thực hiện; tiếp thu ý kiến phản hồi của những người bị ảnh hưởng và chính quyền địa phương nơi thực hiện Dự án; điều chỉnh nội dung của báo cáo ĐTM trên cơ sở đóng góp và ý kiến của cộng đồng về Dự án để phù hợp với thực tế tại địa phương. Kết quả phương pháp này được sử dụng tại chương 6, phần tham vấn ý kiến cộng đồng.

b/ Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Trước khi tiến hành thực hiện ĐTM, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát thực địa để xác định đối tượng xung quanh, nhạy cảm của khu vực có khả năng chịu tác động trong quá trình chuẩn bị, thi công nạo vét và nhận chìm của Dự án. Đồng thời trong quá trình điều tra, khảo sát hiện trường, xác định vị trí lấy mẫu môi trường làm cơ sở cho việc đo đạc các thông số môi trường nền.

Ngoài ra còn khảo sát hiện trạng khu vực thực hiện Dự án về mật độ tàu thuyền, đối

tượng nhạy cảm, công trình cơ sở hạ tầng; lên phương án sơ bộ và vạch tuyến thực địa trước khi tiến hành đo kiểm môi trường… Phương pháp này dùng để xác định các đối tượng tự nhiên – kinh tế xã hội có liên quan và được sử dụng trong Chương 1, 2 của báo cáo.

c/ Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Trong quá trình điều tra, khảo sát hiện trường, tiến hành lấy mẫu và đo đạc các thông số môi trường không khí, trầm tích, nước. Quá trình đo đạc và lấy mẫu được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành.

Năng lực đơn vị phân tích đã được BTNMT chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tại Quyết định số 256/QĐ-BTNMT ngày 07/02/2022 của BTNMT, mã số VIMCERTS 228 đính kèm phụ lục 1.

d/ Phương pháp điều tra sinh thái, đánh giá ĐDSH

e/ Phương pháp thống kê: Áp dụng trong việc xử lý các sốliệu của quá trình đánh giá môi trường nền nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên - môi trường. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Chương 2 của báo cáo.

f/ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh với quy chuẩn dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường bắt buộc do BTNMT ban hành. Phương pháp này được sử dụng tại chương 2, chương 3 của báo cáo.

g/ Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu liên quan đến thiết kế, đặc điểm kinh tế xã hội, đặc điểm khí tượng thủy văn. Trên cơ sở đó rà soát, cập nhật các số liệu mới, từ đó nhận định và đưa ra các đánh giá và biện pháp giảm thiểu môi trường phù hợp. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Chương 1, 2, 3 của báo cáo.

Báo cáo tham khảo một số tài liệu như: Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia năm 2015 –2020” do Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện năm 2020; tài liệu “Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2010-2015 và Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” của UBND tỉnh Thanh Hoá thực hiện năm 2015 và một số tài liệu có liên quan khác.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM
Thông tin về dự án:
Thông tin chung
Tên dự án: Nạo vét duy tu khu nước trước Cảng tổng hợp Long Sơn”
Địa điểm thực hiện:  tỉnh Thanh Hoá.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH 
Phạm vi, quy mô, công suất
Phạm vi thực hiện ĐTM
Thời gian thực hiện ĐTM Dự án từ khi chuẩn bị mặt bằng thi công đến khi Dự án kết thúc nạo vét, bàn giao cho đơn vị có chức năng quản lý vận hành.
- Giai đoạn chuẩn bị thi công:

+ Lắp đặt phao định vị, biển báo;

+ Xác định phạm vi nạo vét;

+ Vận chuyển, lắp đặt thiết bị, máy móc thi công.

- Giai đoạn thi công nạo vét:

+ Nạo vét bao gồm 3 phần: khu nước trước bến, khu quay trở tàu và luồng nhánh vào bến;

+ Vận chuyển khối lượng nạo vét đến vị trí bãi nhận chìm, tuyến đường vận chuyển dài khoảng 8km đường biển;

+ Nhận chìm khối lượng nạo vét.

- Giai đoạn kết thúc nạo vét:

+ Thu dọn, di chuyển các thiết bị, máy móc

+ Bàn giao cho đơn vị có chức năng quản lý vận hành

Quy mô, công suất dự án
Cấp công trình: Công trình giao thông, lĩnh vực hàng hải cấp I.

Quy mô, công suất: nạo vét khu vực quay trở tàu, khu vực trước bến và luồng nhánh vào cảng tổng hợp Long Sơn với khối lượng chất nạo vét là 2.804.700 m3 và nhận chìm tại khu vực nhận chìm rộng 240ha tại phía Nam đảo Hòn Mê.
- Công nghệ: Công nghệ nạo vét bằng máy đào gầu dây kết hợp nạo vét bằng tàu hút bụng và sà lan vận chuyển có gắn gầu ngoạm.

Các hạng mục công trình và hoạt động dự án
a) Các hạng mục công trình chính
- Khu vực nạo vét bao gồm 3 phần: khu nước trước bến, khu quay trở tàu và luồng nhánh vào bến vơi tổng diện tích 344.566 m2 gồm:

+ Khu vực quay trở tàu: trước khu vực bến số 9&10 với đường kính quay trở 310m, sâu -10,7m (cao độ Hải đồ Việt Nam) có diện tích là 192.966 m2.

+ Khu nước trước bến: tại khu bến 7,8,9&10 có bề rộng được lựa chọn là 100m, độ sâu -12,5m (cao độ Hải đồ Việt Nam) đáp ứng neo đậu cho tàu 70.000DWT với diện tích là 42.700 m2.

+ Luồng nhánh vào bến: Chiều dài luồng nhánh vào bến bắt đầu tính từ vùng quay trở trước bến số 3,4&5 đến cuối vũng quay trở bến số 10, bề rộng luồng nhánh lựa chọn là 90m, dài 1.210 m, tổng diện tích là 108.900m2.

*) Khối lượng và quy mô nhận chìm như sau:

- Bãi nhận chìm có diện tích 240ha phía Nam đảo Hòn Mê, tổng khối lượng nhận chìm của dự án khoảng 2.804.700m3 được thực hiện cho 2 giai đoạn: giai đoạn năm 2022 với khối lượng khoảng 1.400.000 m3 và giai đoạn năm 2023 với khối lượng khoảng 1.404.700 m3.

Vị trí xin cấp phép nhận chìm đã được UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận tại văn bản số 1495/UBND-NN ngày 27/01/2022.

Hạng mục công trình và hoạt động có khả năng tác động xấu đến môi trường
Giai đoạn thi công nạo vét
Hoạt động của máy móc thi công nạo vét
Hoạt động vận chuyển chất nạo vét
Hoạt động nhận chìm
Hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công.
Giai đoạn kết thúc nạo vét
Đặc thù của Dự án là thi công nạo vét nhận chìm, do đó, giai kết thúc nạo vét các 
hoạt động có khả năng tác động bất lợi đến môi trường chủ yếu là hoạt động thu gom phao báo hiệu, các phương tiện thi công nạo vét nhận chìm

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Thông tin về dự án
Tên dự án
Dự án “Nạo vét duy tu khu nước trước cảng tổng hợp Long Sơn”.

Toàn bộ khu vực Cảng tổng hợp Long Sơn bao gồm:

+ Phần diện tích đất trên cạn xây dựng bến số 7&8 (đã đi vào hoạt động) rộng khoảng: 152.115 m2;

+ Phần diện tích đất trên cạn xây dựng bến 9&10 (dự kiến năm 2022 đi vào hoạt động) rộng khoảng: 119.457m2.

Phần diện tích luồng quay tàu trước bến từ bến số 7 đến bến số 10 có diện tích 334.285 m2 thuộc quản lý của nhà nước.
Cảng tổng hợp Long Sơn có ranh giới tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp vị trí được quy hoạch xây dựng bến số 11 thuộc khu cảng tổng hợp 1 và cầu Nghi Sơn;

+ Phía Đông giáp đảo Biện Sơn (Qua tuyến đường ngoài cảng trên đảo);

+ Phía Nam giáp khu bến cảng của Công ty Công Thanh (Bến số 6);

+ Phía Tây giáp tuyến luồng vào bến cảng Nghi Sơn.

Vị trí khu vực nạo vét:

Khu vực nạo vét bao gồm 3 phần: khu nước trước bến, khu quay trở tàu và luồng nhánh vào bến với tổng diện tích 344.566 m2 gồm:
+ Khu vực quay trở tàu: trước khu vực bến số 9&10 có diện tích là 192.966 m2.

+ Khu nước trước bến: tại khu bến 7,8,9&10 có bề rộng được lựa chọn là 100m, độ đáp ứng neo đậu cho tàu 70.000DWT với diện tích là 42.700 m2.

+ Luồng nhánh vào bến: Chiều dài luồng nhánh vào bến bắt đầu tính từ vùng quay trở trước bến số 3,4&5 đến cuối vũng quay trở bến số 10, bề rộng luồng nhánh lựa chọn là 90m, dài 1.210 m, tổng diện tích là 108.900m2.

Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí nạo vét

Sơ đồ vị trí nạo vét

Hình 1. 2. Mặt bằng khu vực nạo vét

Mặt bằng khu vực nạo vét

Vị trí nhận chìm chất nạo vét:
*) Vị trí nhận chìm:

Vị trí nhận chìm tại phía Nam đảo Hòn Mê với diện tích 240 ha giới hạn bởi các điểm khống chế (LA1A, LS2A, LS3A, LS6), vị trí gần nhất cách vị trí nạo vét khoảng 6km đường biển.

Với diện tích 240 ha có độ sâu từ -17,7m đến -15m (hệ cao độ Hải đồ khu vực) có thể nhận chìm được khối lượng nạo vét nhất định tùy theo cao độ :
+ Nhận chìm khối lượng chất nạo vét đến cao độ -16,0m: 2.629.600 (m3);

+ Nhận chìm khối lượng chất nạo vét đến cao độ -15,5m: 3.881.450 (m3);

+ Nhận chìm khối lượng chất nạo vét đến cao độ -15,0m: 4.625.350 (m3);

Theo bảng 1.3, với tổng khối lượng chất nạo vét là 2.804.700 (m3), quá trình nạo vét nguyên trạng và vận chuyển chất nạo vét với hệ số lở rời theo TCVN 447-2012 (k=1,14÷1,28). Nên tổng khối lượng chất nạo vét cần nhận chìm quy ra khối lượng lở rời (k=1,28) là:
3.590.016 (m3).

=> Do đó chọn diện tích khu nhận chìm 240ha, cao độ khu vực đáy biển sau nhận chìm cao trung bình -15,5m (hệ Hải đồ), mái dốc khu nhận chìm (1/30) đáp ứng được khối lượng chất nạo vét cần nhận chìm.

Khu vực nhận chìm đã được Chủ đầu tư tiến hành điều tra đặc điểm đáy biển ngày 06/03/2022 và kết quả cho thấy: đáy biển tương đối bằng phẳng, hệ sinh thái đơn giản và không có các loài sinh vật quý hiếm cần được bảo tồn.
Ghi chú: “Báo cáo đa dạng thuỷ sinh vật khu vực dự án cảng tổng hợp Long Sơn xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá” do Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 03/2022.

Vị trí khu vực nhận chìm

Tuyến luồng tàu vận chuyển chất nạo vét đến khu vực nhận chìm
Quãng đường vận chuyển chất thải nạo vét tới khu nhận chìm khoảng 8km. Tuyến đường vận chuyển từ: vị trí nạo vét qua khu vũng quay trước bến 9&10 theo khu nước kết nối ra vũng quay trước bến 4,5 Cảng Đại Dương theo tuyến luồng ra luồng hàng hải Nghi Sơn tiến vào vị trí khu nhận chìm.
Chi tiết tuyến luồng tàu vận chuyển chất nạo vét thể hiện tại hình 1.3.

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Khu vực thực hiện nạo vét
- Toàn bộ phần diện tích thực hiện nạo vét là mặt nước với tổng diện tích là 344.566 m2 chi tiết như sau:

+ Khu vực quay trở tàu: diện tích là 192.966 m2.

+ Khu nước trước bến: diện tích là 42.700 m2.

+ Luồng nhánh vào bến: diện tích là 108.900m2.

Hiện trạng khu vực nạo vét không có hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, chỉ có giao thông thủy phục vụ ra vào Cảng tổng hợp Long Sơn
Toàn bộ khu vực nạo vét là khu nước trước cảng thuộc quản lý của nhà nước, tuy nhiên để Cảng tổng hợp Long Sơn có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000DWT, Chủ đầu tư sẽ tự bỏ kinh phí thực hiện triển khai thi công nạo vét, nhận chìm phục vụ hoạt động của Cảng tổng hợp Long Sơn. Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn đã ký hợp đồng chọn nhà thầu Công ty TNHH MTV là đơn vị thi công theo phương án An toàn hàng hải và phương án đảm bảo An toàn giao thông đã được Cảng vụ Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 931 và 932/QĐ -CVHHTH ngày 27/8/2020.

Hình 1.6. Hiện trạng tàu thuyền khu tuyến luồng ra vào ( ảnh chụp ngày 06/03/2022)

Tàu thuyền nạo vét

Hiện trạng khu nhận chìm
Hình 1.7. Hiện trạng tàu thuyền khu vực nạo vét đoạn vũng quay tàu (ảnh chụp ngày 06/03/2022)

Tàu thuyền nạo vét

Khu vực nhận chìm có diện tích 240 ha, điểm xa nhất cách bờ 5,2km, cao độ hiện trạng dao động khoảng từ -17,7m ÷ -15m (hệ cao độ Hải đồ khu vực). Khu vực nhận chìm nằm tại vùng biển ven bờ phía Nam đảo Hòn Mê, thuộc quản lý của UBND tỉnh Thanh Hoá. Trong vị trí nhận chìm không có hoạt động nuôi trồng thủy sản, không thuộc luồng hàng hải.

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khoảng cách từ khu vực nạo vét đến khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm
Khu dân cư
Nhà dân gần nhất thuộc cách Dự án khoảng 900m về phía Tây Nam chịu tác động gián tiếp từ quá trình thi công và vận hành Dự án. Các khu dân cư còn lại thuộc thôn Hà Tây, thôn Hà Bắc, xã Hải Hà cách khoảng 1,8-2,2km khá xa khu vực Dự án nên mức độ ảnh hưởng không lớn.

Về giao thông
Khu vực nạo vét giáp các tuyến luồng ra vào cảng như sau:
+ Tuyến luồng tại khu vực bến cảng của Nhà máy lọc hóa dầu: chiều dài 6,275 km, chiều rộng 150m, độ sâu đáy -14,8m.

+ Tuyến luồng chuyên dùng xi măng Nghi Sơn: chiều dài 4,800 km, chiều rộng 190m độ sâu đáy thiết kế - 11,0m.

+ Tuyến luồng nhánh chuyên dùng Bến cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 1 và Bến cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 2 có chiều dài 1,36km, chiều rộng từ 70m-160m, độ sâu đáy thiết kế - 10,0m.

+ Ngoài ra còn có vùng nước trước các cầu cảng và vùng quay trở tàu của Khu bến tổng hợp số 2 do Công ty Cổ phần gang thép Nghi Sơn làm chủ đầu tư.

Hệ thống biển, sông ngòi, ao, hồ
Dự án tiếp giáp vùng biển ven bờ xã Hải Hà, Nghi Sơn và phường Hải Thượng được nằm trong phần diện tích quy hoạch xây dựng Cảng biển Nghi Sơn, thuộc phía Nam của đảo Biện Sơn.
Sông Yên Hòa cách dự án khoảng 1,8km về phía Tây; bề rộng khoảng 20m. Ngoài ra, cách Dự án khoảng 3,8km về phía Tây Bắc có hồ Đồng Chùa là hồ nước ngọt của khu vực. Sông và hồ có vai trò cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho hoạt động lò hơi của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn và Nhà máy điện Nghi Sơn 2, Nhà máy sản xuất nước sạch của Công ty Bình Minh,..và cho của phường Hải Thượng và các xã lân cận.
Về các công trình nhạy cảm
Dự án nằm trong khu vực đã được quy hoạch đầu tư xây dựng KKT Nghi Sơn nên xung quanh chủ yếu là hệ thống cảng, bến cảng; không có các đối tượng như trường học, đình chùa, miếu mạo,... Cụ thể như sau:

Bến số 6 thuộc Công ty Công Thanh giáp tuyến luồng vào bến và khu nước trước bến thực hiện nạo vét của dự án về phía Đông Nam.
Trạm nghiền xi măng Long Sơn cách khu nước trước bến số 7&8 khoảng 400m về phía Bắc.
- Công ty cổ phần khoáng sản Đại Dương, Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí 
Thanh Hóa cách tuyến luồng vào bến của Dự án khoảng 500m về phía Đông Bắc.

Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, Công ty gang thép Nghi Sơn, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cách Dự án từ 1- 3,5km về phía Tây Bắc hầu như không chịu ảnh hưởng.
Ngoài ra, khu vực nạo vét còn cách công trình đê chắn sóng cách dự án khoảng 2,3km về phía Đông có chức năng chắn sóng từ vùng biển ven bờ xã Hải Hà, phường Hải Thượng tiếp giáp Dự án; đồng thời tạo thành khu nước kín đảm bảo quá trình khai thác của các phân khu trong khu Cảng tổng hợp Long Sơn.
Khoảng cách từ khu vực nhấn chìm đến khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm
Khu vực nhận chìm là vùng biển ven bờ, cách bờ của Cảng Nghi Sơn khoảng 5,2km (đo tại điểm xa nhất) về phía Đông.

Xung quanh khu nhấn chìm là vùng mặt nước Biển Đông, không có cơ sở hạ tầng, không có hoạt động nuôi trồng thủy hải sản. Đồng thời cách xa cửa sông và tuyến luồng hàng hải của khu vực, nằm ngoài khu vực đón trả hoa tiêu, thuận lợi cho quá trình vận chuyển vật, chất nạo vét và hạn chế sự bồi lắng tuyến luồng hàng hải.
Khu vực nhận chìm của dự án cách khu nhận chìm của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Phú Xuân về phía Bắc khoảng 1km.
Khu vực nhận chìm cách quần đảo Hòn Mê khoảng 6km về phía Nam. Quần đảo Hòn Mê là 1 trong 16 khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam được đánh giá là nơi có giá trị về đa dạng sinh học và sinh cảnh có diện tích 450ha.. Khu Bảo tồn biển Hòn Mê thuộc Quần đảo Hòn Mê (Tĩnh Gia) là một trong 16 khu bảo tồn biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020.
Một số hình ảnh hiện trạng khu vực xung quanh dự án như sau:

Nạo vét

Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn

Hình 1. 13. Sơ đồ mô phỏng các đối tượng xung quanh khu vực nạo vét của dự án

Sơ đồ xung quanh khu vực nạo vét

Xem thêm: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước <tại đây>

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng