Dự án Xây dựng Cảng tổng hợp Xuân Ngạn

Dự án Cảng tổng hợp Xuân Ngạn được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình cung cấp dịch vụ logistic kho bãi, tập kết, lưu giữ, đóng gói, phân phối hàng hóa

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu chủ đầu tư

Tên công ty: Công ty Cảng

Địa chỉ       :Khu 6B, Phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Điện thoại  :                                     Fax:                 

Đại diện     :   Ông Nguyễn Tiến               Chức vụ:  Giám Đốc

Ngành nghề chính: Kinh doanh dịch vụ thương mại, bốc dỡ hàng hóa tại cảng, hoạt động hải quan, dịch vụ vận tải đại lý đường biển và các hoạt động khác như xây dựng công trình giao thông, thi công cầu đường, cảng. Cho thuê kho bãi. Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Kinh doanh khai thác cảng biển. Dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ môi giới hàng hải. San lấp mặt bằng….

I.2 Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

Địa chỉ        : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại   : (028) 3514 6426                   ;           Fax:   (028) 3911 8579

I.3 Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án: Cảng tổng hợp Xuân Ngạn.

Địa điểm: Tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;

Quỹ đất của dự án: 389.500 m2.

Mục tiêu đầu tư: Dự án Cảng tổng hợp Xuân Ngạn được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình cung cấp dịch vụ logistic kho bãi, tập kết, lưu giữ, đóng gói, phân phối hàng hóa. Cung cấp dịch vụ vận tải đồng thời thực hiện các dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa của các khu công nghiệp lân cận. Lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa, dịch vụ tiếp nhận, lưu kho và phân phối hàng hóa, quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa. Dự án đầu tư đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, các công trình xây dựng và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hàng hải.

Tổng vốn đầu tư khoảng: 900.000.000.000 đồng,

Bằng Chữ: Chín trăm tỷ đồng.

Trong đó vốn chủ sở hữu của Công ty Cảng 450.000.000.000 đồng, còn lại là vốn vay thương mại là 450.000.000.000 đồng;

Tiến độ thực hiện dự án:

Thời gian xây dựng: từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024.

Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 07 năm 2024.

Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

Hình thức quản lý: Công ty Cảng trực tiếp quản lý dự án.

Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư : (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.)

I.4 Thời hạn đầu tư:

Thời hạn đầu tư của dự án là đầu tư dài hạn.

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1 Nền kinh tế Việt Nam

II.1.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2020

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 96,5 triệu dân vào năm 2019, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy (hồ nước ngọt lớn, mặt sông lớn, biển nội thủy ven biển). Phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định khoảng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). 

+  Các chỉ tiêu kinh tế của năm 2020 như sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%.

GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%.

GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.

II.1.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên GDP quý IV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,60%; khu vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%. Về sử dụng GDP quý IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.

GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Ngành xây dựng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,5 điểm phần trăm.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).

Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%..

II.1.3 Kết cấu dân số

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các dân tộc thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng,... mỗi dân tộc có dân số khoảng 1 triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời.

            Cơ cấu tuổi của Việt Nam năm 2020:

-

0-14 tuổi

: 25.2(12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)

-

15-64 tuổi

: 69.3(32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)

-

65 tuổi trở lên

: 5.5%(2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)

            Dự tính lực lượng lao động trẻ vẫn có thể tăng trưởng mạnh trong 10 đến 15 năm tới kéo theo là một thị trường tiêu thụ tiềm năng của Việt Nam.

II.2 Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh .

Vị trí địa lý tự nhiên

Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả vùng Bắc Bộ. Tỉnh có toạ độ địa lý trải dài từ 106026’ đến 108031’ độ kinh Đông và 20040’ đến 21040’ độ vĩ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km; bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Biên giới hành chính của tỉnh như sau:

Trên đất liền:

Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang;

Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ;

Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng;

Phía Bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), có đường biên giới dài khoảng 132,8 km.

Về phía biển: Quảng Ninh có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ kéo dài theo hướng Bắc Nam gần 200 hải lý, giáp vùng biển Trung Quốc ở phía Đông.

Về đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện  (trong đó có 02 huyện đảo) với tổng số 186 xã, phường, thị trấn.

 

Bản đồ tỉnh Quảng Ninh.

Vị trí địa lý kinh tế:

Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ. Vùng này chiếm 16,6% dân số và 20,7% tổng GDP của cả nước trong khi diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 4,7%. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xem là một trong ba đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế vùng. Đồng thời Quảng Ninh cũng là một trong 11 tỉnh, thành phố thuộc Vùng ĐBSH, một trong những cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vùng ĐBSH là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước, với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn và các trung tâm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của quốc gia. Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước.

Quảng Ninh nằm gần Hà Nội và Hải Phòng. Thành phố Hạ Long chỉ cách trung tâm Hà Nội 150 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 120 km và cách trung tâm Hải Phòng 80 km. Phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng sẽ mang lại cho Quảng Ninh nhiều cơ hội như: phát triển cụm cảng biển với Hải Phòng (Tiền Phong – Lạch Huyện), chia sẻ dịch vụ hàng không nhờ sân bay Nội Bài và Cát Bi, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp (ví dụ giữa Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đảo Cát Bà).

Các chương trình hợp tác nhằm tăng cường hoạt động kinh tế giữa các nước trong khu vực Trung Quốc – ASEAN có thể mang lại cho Quảng Ninh nhiều cơ hội phát triển. Cụ thể:

Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Hai hành lang là Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ gồm: 10 tỉnh duyên hải của Việt Nam từ Quảng Trị đến Quảng Ninh; các vùng lãnh thổ của Trung Quốc như: Bắc Hải, Tuyền Châu, Phòng Thành (thuộc tỉnh Quảng Tây), Trạm Giang (thuộc tỉnh Quảng Đông) và đảo Hải Nam.

Chương trình hợp tác phát triển “Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore”. Mô hình hội nhập kinh tế Trung Quốc – ASEAN trải dài trên 5.000 km từ Nam Ninh (Trung Quốc) đến Hà Nội (Việt Nam), Viêng Chăn (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia), Băng-cốc (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), và Singapore. Theo kế hoạch, các thành phố dọc hành lang sẽ được kết nối bằng đường sắt, đường cao tốc, đường thủy và đường hàng không, tạo thành một vùng phát triển toàn diện được tăng cường bởi thương mại, đầu tư và du lịch.

Quảng Ninh có điều kiện phát triển dịch vụ thương mại và vận tải giữa Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN. Năm 2015, khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được hiện thực hóa, tỉnh tập trung huy động nguồn lực, đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Quảng Tây; xây dựng các trung tâm sản xuất chế biến tại Móng Cái, nâng cấp hạ tầng giải trí, du lịch và có thể cung cấp cả dịch vụ giáo dục và đào tạo.

Địa hình

Quảng Ninh là tỉnh miền núi duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi, hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên biển cũng đều là các quả núi.

Vùng núi chia làm hai miền: vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam; vùng núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc thị xã Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ. 

Vùng trung du và đồng bằng ven biển: gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp gồm: vùng nam Uông Bí, nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo với hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn đã tạo nên những hang động kỳ vỹ.

Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.

Thổ nhưỡng

Theo các tài liệu điều tra nghiên cứu về đất, Quảng Ninh hiện có 5 nhóm đất chính:

Nhóm đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi trung bình (FH)

Nhóm đất Feralít mùn vàng đỏ trên núi thấp (F)

Nhóm đất Feralít đỏ vàng điển hình vùng đồi (F)

Nhóm đất phù sa thung lũng và đồng bằng ven biển

Nhóm đất đá vôi

Nhìn chung, địa chất thổ nhưỡng ở Quảng Ninh có những đặc điểm khá đặc trưng:

Các loại đá tạo đất thường là sa thạch và mắc ma axit kết tủa chua. Bản thân chúng là các loại đá nghèo dinh dưỡng, kiến trúc hạt thô, khó phong hóa nên đất hình thành trên nó cũng nghèo, kết cấu rời rạc, dễ bị rửa trôi và xói mòn.

Các loại phiến thạch sét, phù sa cổ và phù sa mới khá màu mỡ nhưng diện tích lại ít, phần nhiều bị ảnh hưởng của nước mặn ven biển nên sẽ bị hạn chế trong canh tác nông – lâm nghiệp.

Các diện tích núi đá, bãi cát, đầm, hồ nước tuy không thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp nhưng mặt mạnh của chúng chỉ ở Quảng Ninh mới có như tạo thành những quần thể cảnh quan du lịch, phục vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp:

Đất sản xuất nông nghiệp: 49.454,34 ha:

Đất lâm nghiệp: tổng diện tích là 391.524,23 ha.

Đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích hiện có 20.655,54 ha.

Đất làm muối: 1,0 ha. Đất nông nghiệp còn lại: 29,95 ha.

Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp

Đất ở tại nông thôn: 3.903,43 ha;

Đất ở tại đô thị: 6.104,73 ha;

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 248,27 ha

Đất quốc phòng: 4.921,75 ha;

Đất an ninh: 914,59 ha;

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 14.636,44 ha;

Đất có mục đích công cộng: 22.494,34 ha;

Đất tôn giáo tín ngưỡng: 93,57 ha;

Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.246,72 ha;

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 31.239,53 ha;

Đất phi nông nghiệp khác: 6,76 ha.

Hiện trạng sử dụng nhóm đất chưa sử dụng

Đất bằng chưa sử dụng 23.799,71 ha;

Đất đồi núi chưa sử dụng 31.435,19 ha;

Đất núi đá không có rừng cây 7.523,41 ha.

Hiện trạng sử dụng nhóm đất khác

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản là: 1.002,54 ha;

Đất mặt nước ven biển có rừng: 286,23 ha;

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác là: 42,59 ha.

Khí hậu, thời tiết

Quảng Ninh tuy nằm trong khu vực khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa song nền nhiệt chung của tỉnh không cao, nhiệt độ trung bình năm trên 22oC, đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Các khu vực còn lại trong vùng (khu vực núi cao trên 200m thuộc cánh cung Nam Châu Lĩnh – Yên Tử, khu vực đồi, núi khuất sau cánh cung này, một số núi cao trên đảo và dọc bờ biển) đều có tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm thấp hơn giới hạn nói trên, nhiệt độ trung bình năm dưới 18oC.

Tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng khí hậu Đông Bắc, do đó có sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa trong năm:

Mùa đông trong khu vực bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào cuối tháng 3, nhiệt độ trung bình dưới 20oC, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình dưới 10oC chỉ còn xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2, trung bình 0,5-2,5 ngày/năm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu cực đới, nhiệt độ mùa Đông ở Quảng Ninh khá thấp: nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới 17oC, nhiệt độ cực tiểu ở đất liền và hải đảo có thể xuống thấp đến 5oC, một số nơi nhiệt độ có thể xuống đến 1oC.

Mùa hè bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình trên 30oC (thời tiết “oi bức”) xuất hiện nhiều hơn, trung bình tăng 4-6 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 đều trên 28oC; biên độ năm của nhiệt độ ở khu vực phía Đông khoảng 12 – 13oC, ở khu vực phía Tây khoảng 11 – 12oC.

Tỉnh Quảng Ninh được xem như một trong những vùng có mưa nhiều của miền Bắc với lượng mưa trung bình 1800-2000mm/năm, nhưng phân bố theo không gian lãnh thổ rất khác nhau. Trung tâm mưa lớn của vùng là sườn đón gió của dãy Nam Châu Lĩnh – Yên Tử và vùng đồng bằng duyên hải trước núi này (phía Bắc Cửa Lục thuộc huyện Hoành Bồ, khu vực đồng bằng thị xã Quảng Yên), vùng ít mưa nhất là Yên Lập (thị xã Quảng Yên) lượng mưa trung bình năm khoảng 1.401 mm.

Mùa mưa ở Quảng Ninh kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa lớn hơn 100mm/tháng), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập trung trong mùa hè chiếm 75-85% lượng mưa năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 110 ÷ 180 ngày. Tuỳ theo từng năm, lượng mưa có biến động đáng kể so với giá trị trung bình năm.

Độ ẩm không khí vùng Quảng Ninh tương đối cao, cao nhất là vùng Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà và Đầm Hà. Trị số bình quân năm 84%, các nơi khác từ 81-83%. Tuy lượng mưa khác nhau giữa các vùng nhưng chênh lệch độ ẩm không lớn lắm.

Có thể thấy rằng Quảng Ninh là một vùng có lượng mưa tương đối lớn, nhưng do địa hình của Quảng Ninh rất phức tạp, phân cắt mạnh, nằm trải dài qua 2 kinh tuyến nên có sự phân vùng khí hậu rõ rệt giữa hai miền Đông và Tây.

Theo số liệu khí tượng thu thập tại 07 trạm khí tượng tại Quảng Ninh (trạm Bãi Cháy, trạm Uông Bí, trạm Cửa Ông, trạm Tiên Yên, trạm Móng Cái, trạm Quảng Hà và trạm Cô Tô) trong nhiều năm cho thấy: Số giờ nắng trung bình năm của tỉnh Quảng Ninh là 1290 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình một năm nhiều nhất ghi nhân được là 1.656 giờ/năm vào năm 1983 tại trạm quan trắc Cô Tô, số giờ nắng trung bình 1 năm ít nhất ghi nhận được tại trạm quan trắc Tiên Yên năm 2002 là 961 giờ/năm.

Tổng số giờ nắng trong năm nằm trong khoảng 1000 ÷ 1700 giờ, trung bình một ngày đạt 3,6 giờ. Tuy nhiên, số giờ nắng chỉ chiếm không đầy một nửa thời gian chiếu sáng. Những tháng mưa phùn nhiều (tháng 2, 3) nắng rất ít, tỷ suất nắng không quá 20%. Tháng 9, 10 tỷ suất nắng cao hơn cả. Hai tháng này thời gian chiếu sáng không dài nhưng số giờ nắng xấp xỉ các tháng giữa mùa hạ (tháng 6, 7, 8).

Thuộc khu vực ven biển nhưng do địa hình phức tạp, cơ chế gió trên địa bàn tỉnh không thuần nhất. Các đảo ngoài khơi và những nơi địa hình không ảnh hưởng nhiều đến gió thì cơ chế gió phản ánh tương đối rõ điều kiện hoàn lưu: từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Bắc (Đông Bắc hoặc Tây Bắc), từ tháng 5 đến tháng 9 hướng có tần suất cao nhất là Nam (Đông Nam hoặc Tây Nam). Các nơi khác, cơ chế gió mang nhiều tính địa phương, tuy vậy, vẫn có đặc điểm chung: hướng gió chủ đạo trong mùa đông là Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc; hướng gió chủ đạo trong mùa hạ là Tây Nam, Nam, Đông Nam.

Tốc độ gió ở các nơi rất khác nhau. Các đảo ngoài khơi tốc độ gió rất lớn, trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), nhiều thời điểm tốc độ gió lên tới trên 40m/s. Vùng đồng bằng ven biển tốc độ gió trung bình năm là 2 – 4m/s, tần suất gió lặng dưới 30% và đã quan sát được gió trên 2m/s, tốc độ gió lớn nhất chỉ 24m/s.

Tốc độ gió lớn nhất của các tháng giữa mùa hè, nguyên nhân do mùa hè cũng là mùa bão, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, gió lớn cũng có thể xảy ra trong các đợt gió mùa, các cơn dông, lốc hoặc tố.

Thủy văn

Quảng Ninh có mạng lưới sông suối khá dày với 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng đa số đều nhỏ, mật độ trung bình 1,0 – 1,9 km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là Sông Đá Bạc (chi lưu của hệ thống sông Thái Bình), sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.

Phần lớn các sông, suối bắt nguồn từ cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 – 1.300m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vuông góc với bờ biển. Các sông suối thường ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng xâm thực sâu mạnh, phần lớn không có trung lưu, cửa sông đổ ra biển có dạng vịnh cửa sông. Những đặc điểm này có ảnh hưởng đến mực nước trên các sông, khi mưa nước lũ lên rất nhanh, sau mưa rút kiệt cũng nhanh. Thủy triều và độ mặn xâm nhập vào cửa sông ngắn, thường bị chặn lại ở các chân đập hoặc hạ lưu các công trình vượt ngầm qua sông.

Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 – 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp. 

Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.

Thủy văn nước ngầm

Dựa vào các tài liệu địa chất thủy văn hiện có, có thể sơ bộ đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh và cho một số tầng chứa nước có triển vọng cung cấp nước là Q23, Q21- 3, C-Plk, C1cb, D2ls.

Trữ lượng nước tĩnh: 562 triệu m3; trữ lượng động: 217,278 m3/ngày đêm; trữ lượng khai thác tiềm năng: 245.828 m3/ngày đêm. Kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra trữ lượng nước dưới đất ở cấp A: 26.656 m3/ngày đêm, cấp B: 46.300 m3/ngày đêm, cấp C1: 108.222 m3/ngày đêm.

Trữ lượng tĩnh đạt 562 x 106 m3/ng; Trữ lượng động 217.278 m3/ng; Trữ lượng khai thác tiềm năng 245.828m3/ng. Kết quả nghiên cứu 14 vùng trong tỉnh đã được thăm dò xác định được trữ lượng nước dưới đất ở cấp A là 26.656m3/ng, cấp B  là 46.300m3/ng, cấp C1 là 108,2m3/ng.

Hải văn

Thủy triều:

Quảng Ninh có chế độ nhật triều thuần nhất, thời gian nước lên và nước xuống gần đều nhau. Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông nước thường lên vào buổi sáng. Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85-95% (trên 25 ngày) trong tháng. Vùng vịnh Hạ Long có thủy triều vào loại lớn nhất ở nước ta, khoảng 3,5 – 4,0m. 

Con nước triều lớn nhất xuất hiện từng nửa tháng một. Đó là thời kỳ nước triều cường, nước triều lên đầy và xuống kiệt, mực nước biến thiên nhanh hàng giờ, có khi trên 0,5m/h. Sau thời kỳ này là thời kỳ con nước triều nhỏ và không thuần nhất. Trong thời kỳ này mực nước lên xuống không đáng kể, hầu như con nước đứng. Thời kỳ này kéo dài 1-3 ngày trong tháng và hàng tháng có 2-3 ngày nước lên và xuống 2 lần (bán nhật triều).

Trong năm thủy triều trong vịnh Hạ Long mạnh nhất vào các tháng 1, 6, 7, và 12. Trong những tháng này mực nước thực tế lên đến hơn 4m so với 0m sâu hải đồ. Thủy triều yếu nhất vào các tháng 3, 4, , 8 và 9, mực nước ở mức 3m. Số ngày trong năm có mực nước cao trên 3,5m là 101 ngày. Mực nước thay đổi trong các năm theo chu kỳ 19 năm.

Sóng biển:

Mùa đông: thịnh hành gió Bắc và Đông Bắc do quần đảo Cát Bà và các đảo Quan Lạn, Đông Kho, Cái Chiên, Vĩnh Thực che chắn phía ngoài. Tùy theo địa hình mà sóng khúc xạ vào bờ có hướng khác nhau nhưng nhìn chung khi sang tiến vào bờ theo hướng Đông và đông bắc;

Mùa hè: gió Bắc và Nam thịnh hành nhưng chủ yếu hướng Nam do gió mùa Đông Nam tạo nên. Sau khi phản xạ qua lại giữa các đảo che chắn, sang tiến vào bờ đều có hướng Nam và Đông Nam chủ yếu.

2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân cư

Quảng Ninh là tỉnh có dân số trung bình trong cả nước. Giai đoạn 2011-2015, dân số Quảng Ninh tăng với tỷ lệ trung bình 1,18%. Năm 2011, dân số của tỉnh là 1,17 triệu người,tính sơ bộ đến hết năm 2015, dân số dân số tăng lên khoảng 1,22 triệu, tăng hơn năm 2011 khoảng 56 nghìn người.

Là tỉnh công nghiệp, du lịch nên tỷ lệ di dân, biến động dân số và thu hút dân cư từ nơi khác về làm ăn sinh sống tại Quảng  Ninh là rất lớn.Trong giai đoạn 2011 – 2014, tỷ lệ tăng trưởng dân số (PGR) trên toàn tỉnh tăng trung bình từ 1,26 –1,33%. Riêng giai đoạn 2014 – 2015, tỷ lệ tăng trưởng dân số toàn tỉnh đạt 0,8% theo tính toán sơ bộ của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh.

Theo số liệu thống kê từ năm 2011 – 2014 cho thấy: dân số Quảng Ninh có sự phân bố khác biệt lớn theo vùng. Tính sơ bộ đến năm 2014, dân số khu vực đô thị như Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều, Quảng  Yên cao nhất tỉnh, đạt từ 134,2 – 232,0 nghìn người; khu vực ít dân nhất là Cô Tô, Bình Liêu, Ba Chẽ với 5,2 – 28,6 nghìn người. Số liệu trên cho thấy vấn đề di dân cơ học từ nông thôn ra thành thị đã diễn ra rất nhanh, mạnh.

Tính đến năm 2015, Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện trực thuộc; là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh liên tục tăng qua các năm (từ 55,5% năm 2011 lên 61,7% năm 2013), dự kiến năm 2015 Quảng  Ninh đạt tỷ lệ đô thị hóa là 63,3% (so với trung bình toàn quốc là 33%).

 

Tham khảo dự án NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI ĐÔNG HÀ – QUẢNG TRỊ

 

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng