Lập dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp

Lập dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận mục tiêu đầu tư kết hợp với mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác.

Lập dự án đầu tư xây dựng  khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận

I: GIỚI THIỆU  DỰ ÁN

Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
Địa chỉ      :  28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại : (028) 22142126           ;           Fax : (08) 39118579
Đại diện    :  Ông Nguyễn Văn Thanh                     ;   Chức vụ : Giám đốc
 2.  Mô tả sơ bộ dự án
Tên dự án: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận.
Địa điểm: Tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Quỹ đất của dự án: 87.50 Ha thuộc đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất được sử dụng vào việc trồng cây bảo vệ sinh thái môi trường và một phần được sử dụng xây dựng khu du lịch.
Mục tiêu đầu tư: Trồng rừng, phủ xanh đất trống; bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, kết hợp với mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác như: Khu khách sạn, khu hội nghị, khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp, bể bơi nhân tạo, khu vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, du lịch sinh thái, khu vui chơi du lịch sinh thái, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng với tiêu chuẩn cao cấp.
Tổng vốn đầu tư 2.000.000.000.000 đồng.
Bằng Chữ: Hai ngàn tỷ đồng.

3. Tiến độ thực hiện dự án:
Thời gian xây dựng: từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023.
Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 1 năm 2024.
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
4. Hình thức quản lý :
Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển Royal Ninh Thuận trực tiếp quản lý dự án.

+Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

+ Nguồn vốn đầu tư : (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.)

 5.  Thời hạn đầu tư
Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.
  6. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp 2017; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;
Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng về ban hành Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày ngày 15/07/2020;
Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH Luật Quy hoạch đô thị được Quốc hội thông qua ngày 15/07/2020;
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây Dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 Bộ xây dựng hướng dẫn về Nội dung Thiết kế đô thị.
Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;
Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 Ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Quyết định số 48/2020/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
 Cơ sở pháp lý cụ thể
Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 24/02/2017 của UBND tỉnh về Ban hành đề án phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2020;
Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 04/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2020 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030;
Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về chủ trương đầu tư Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận tại xã Phước Diêm huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận của Công ty TNHH Đầu tư – phát triển Royal Ninh Thuận.
Quyết định số 3020/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của UBND huyện Thuận Nam về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
 7. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng
Việc thực hiện dự án “Khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Thông tư 22/2019/TTBXD Ngày  31/12/2019 . Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
TCVN 2737-1995    : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 229-1999      : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió 
TCVN 9386-2012    : Thiết kế công trình chống động đất;
TCVN 9362-2012    : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993    : Hệ thống chữa cháy - YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
TCVN 6160– 996    : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
TCVN 7,660-1993   : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
TCXD 33-1985: Cấp nước mạng lưới bên ngoài, Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5576-1991    : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCXD 51-1984        : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 9206-2012    : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCXDVN-46-2007  : Chống sét cho các công trình xây dựng;
EVN                           : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
TCVN 5576-1991    : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế;
QCVN 14-2008/BTNMT    : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.
  Phân tích thị trường đầu tư và phát triển du lịch
 8. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021
Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 96,5 triệu dân vào năm 2019, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất. Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy (hồ nước ngọt lớn, mặt sông lớn, biển nội thủy ven biển). Phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định khoảng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). 

+  Các chỉ tiêu kinh tế của năm 2021 như sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5.1%.
GDP bình quân đầu người khoảng 3.800 USD.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.
 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021

+  Các chỉ tiêu kinh tế của năm 2021 như sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

 Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong quý III/2021, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Nông nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao. Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

 Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

 Hoạt động của doanh nghiệp: Trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021.

 Tính chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854 nghìn lao động, giảm 13,4% về số doanh nghiệp, giảm 27,9% về vốn đăng ký và giảm 18,1% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm trước. Nếu tính cả 2.524,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 43,5 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay là 4.136 nghìn tỷ đồng, giảm 25,8% so với năm trước. Bên cạnh đó, còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

 Hoạt động dịch vụ: hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng khôi phục trở lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước (năm 2020 tăng 1,7%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

 Vận tải hành khách và viễn thông: Vận tải và viễn thông Hoạt động vận tải năm 2021 gặp khó khăn, đặc biệt khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư10 bùng phát trên diện rộng, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hoạt động vận tải trong nước khôi phục trở lại. Vận tải hành khách và hàng hóa quý IV/2021 đều tăng cao so với quý III/2021, trong đó vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%. Tuy nhiên, vận tải hành khách quý IV/2021 vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Tính chung năm 2021, vận chuyển hành khách giảm 33,0% so với năm trước, luân chuyển hành khách giảm 42,0%; vận chuyển hàng hóa giảm 8,7% và luân chuyển hàng hóa giảm nhẹ 1,8%.

 Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta tháng Mười Hai tăng 14,2% so với tháng trước do Việt Nam đang thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021, các chuyến bay thương mại quốc tế bắt đầu được khôi phục. Năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước và giảm 99,1% so với năm 2019, trong đó chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

 Kết cấu dân số
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các dân tộc thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng,... mỗi dân tộc có dân số khoảng 1 triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời.

Cơ cấu tuổi của Việt Nam

+ Năm 2020:

  • 0-14 tuổi: 25.2 (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)
  • 15-64 tuổi: 69.3 (32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)
  • 65 tuổi trở lên: 5.5 (2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)

Dự tính lực lượng lao động trẻ vẫn có thể tăng trưởng mạnh trong 10 đến 15 năm tới kéo theo là một thị trường tiêu thụ tiềm năng của Việt Nam.

 9.Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận .

a.  Vị trí địa lý tự nhiên
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 642 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Nam và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110 km theo đường Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Ninh Thuận là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 58 về số dân, xếp thứ 57 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 45 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 10 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 611,8 nghìn dân, GRDP đạt 24.288 tỉ Đồng (tương ứng với 1,0549 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 39,7 triệu đồng (tương ứng với 1.724 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,25%.

  b. Vị trí kinh tế
Về nông nghiệp, Ninh Thuận nổi tiếng với những sản phẩm như: Nho, táo, hành, tỏi, tôm giống, muối,... đây là địa phương có quy mô trồng nho nhiều nhất nước, được trồng chủ yếu tại huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam. Hành và tỏi cũng là một trong những thế mạnh của Ninh Thuận, được trồng nhiều tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và huyện Ninh Hải. Ngoài ra, địa phương này còn là trung tâm tôm giống lớn của cả nước với quy mô sản xuất trong năm 2019 ước đạt 33,9 tỷ con tôm giống.

Về công nghiệp, Ninh Thuận hiện có cụm công nghiệp Thành Hải (đang hoạt động). Khu công nghiệp Du Long đang được đầu tư xây dựng. Ngoài ra còn có quy hoạch khu công nghiệp Phước Nam và Cà Ná.

Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) năm 2019 ước tăng 13,18% so với năm 2018; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 39,7%, đóng góp 7,29 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,87%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 14,95%, đóng góp 1,08 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tăng 6,22% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,05 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, ngành lâm nghiệp giảm 19,26%, đóng góp giảm 0,06 điểm phần trăm, ngành thủy sản tăng 6,2%, đóng góp 1,14 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 34,92% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 0,5%, đóng góp giảm 0,01 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,7%, đóng góp giảm 0,04 điểm phần trăm, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện,khí đốt… tăng 217,6%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 44,61%, đóng góp 4,04 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,47% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; vận tải kho bãi tăng 9,38%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,56%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 7,73%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,36%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; hoạt động giáo dục và đào tạo, đạt mức tăng 5,01%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm…

Về cơ cấu kinh tế (VA) năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 36,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ chiếm 38,34%; (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 39,72%; 19,37% và 40,91%).

c.  Địa lý
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể giống như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía tây bắc và đông nam với toạ độ địa lý từ 11o18'14" đến 12o09'15" vĩ độ Bắc, 108o09'08" đến 109o14'25" kinh độ Ðông, có d.vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa
Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận
Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông giáp Biển Đông.
Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã làm cho những cơn gió mùa tây nam này không đến được Ninh Thuận. Cũng như cơn gió mùa đông bắc, cơn gió mùa tây nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng. Cho nên trong khi nó mang mưa đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khô hanh.

 e. Các hiện tượng tự nhiên cực đoan
 Áp thấp nhiệt đới và bão: Hàng năm có khoảng 10 đến 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông thường xuất hiện vào các tháng từ tháng 8 đến tháng 11. Trong số đó có 2 – 5 cơn bão xuất hiện ở vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, gây ảnh hưởng đến vùng ven biển. Nhìn chung, khu vực dự án nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão xuất hiện ở vùng biển Đông.

 Huyện Thuận Nam
Huyện Thuận Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 290 km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang khoảng 40km, cách thành phố Nha Trang khoảng 120 km. Huyện Thuận Nam nằm ở phía nam tỉnh Ninh Thuận, có vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp huyện Ninh Phước
Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn
Phía Nam giáp huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Phía Đông giáp Biển Đông.
Huyện Thuận Nam có diện tích là 563,33 km², dân số năm 2019 là 54.768 người, mật độ dân số đạt 101 người/km². Huyện Thuận Nam có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 xã: Cà Ná, Nhị Hà, Phước Diêm, Phước Dinh, Phước Hà, Phước Minh, Phước Nam (huyện lỵ) và Phước Ninh.

Trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta có nhiều khởi sắc tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt trên 7% năm, đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao. Nền kinh tế hội nhập theo thị trường, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các nước trong khu vực và thế giới, cùng với những chính sách mở cửa, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, cơ cấu nền kinh tế đã có nhiều thay đổi các ngành công nghiệp, ngành thương mại, ngành dịch vụ ngày càng phát triển đặc biệt phải nói đến ngành du lịch đây có thể coi là một ngành mới phát triển ở nước ta nhưng nó đã tạo ra một diện mạo mới cho đất nước trên trường quốc tế, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và khai thác nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng trên diện rộng của các vùng trên lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và kể cả những vùng hải đảo xa xôi.

Việt Nam là một quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với hơn 3000 km bờ biển chạy dọc theo chiều dài của lãnh thổ cùng với các bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó Việt Nam là nước có trên 54 dân tộc cùng sinh sống và phát triển do vậy có một nền văn hoá đa dạng và phong phú.

Hàng năm ngành du lịch Việt Nam đã đón hàng triệu lượt khách nước ngoài đến tham quan và nghỉ dưỡng, mang về một nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước, đặc biệt trong những năm gần đây khi nền kinh tế mở cửa đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với các nước trên thế giới thì lượng du khách quốc tế đến với nước ta ngày càng tăng cao. Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.

Bảng 1: Cập nhập số liệu khách du lịch nội địa

ĐVT: 1000 người

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Khách nội địa

28.000

30.000

32.500

35.000

38.500

52.000

62.000

75.000

Tốc độ tăng trưởng (%)

12,0

7,1

8,3

7,7

10,0

20,0

28,0

31,0

Nguồn: Tổng cục du lịch

Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách. Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực. Vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm mức để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét, ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.

Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả’’ của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và Hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động trẻ...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.

Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á. Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng CampuchiaLào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28%) nông nghiệp, và thuỷ sản (20%) và khai thác mỏ (10%). Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.

Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, quy mô ngành du lịch Việt Nam còn nhỏ. Tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn so với mức tăng trung bình của khu vực. Năng lực của các công ty du lịch Việt Nam không tương xứng với tiềm năng.

Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúng mức. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều; ứng dụng thương mại điện tử trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chưa được nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài còn yếu về số lượng và hiệu quả. Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng. Ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước, chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Inđônesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến việc thu hút được sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.

Nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lượng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.

Hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an) đặc biệt là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng trong ngành du lịch Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều.

Vấn đề cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng đúng mức: Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền văn hoá dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khi việc giữ gìn cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch lại chưa được chú trọng đúng mức, cộng thêm sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác và nạn chặt phá rừng đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trường du lịch.

 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp

Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững”. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta". Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực, ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Đến năm 2020 đón 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu lượt khách nội địa, thu nhâp trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp, đến năm 2020 phấn đấu đón 11-12 triệu lượt khách quốc tế, 45-48 triệu lượt khách nội địa, thu nhập trực tiếp du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5- 7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử, chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...".

 Chương II: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
  1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án
Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được chính phủ nhiều nước quan tâm. Trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng. Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá và khai thác kiệt quệ. Vì vậy, để đảm bảo được nguồn tài nguyên này và phòng tránh những hệ lụy về sau thì chính phủ đang kêu gọi toàn dân trồng rừng.

Những năm gần đây, bên cạnh nỗ lực bảo vệ hàng ngàn diện tích rừng hiện có, nhà nước đang nỗ lực phủ xanh đất trống đồi trọc bằng hàng trăm hecta rừng trồng.

Căn cứ quy hoạch chung Khu dự án được xem là “lá phổi xanh” góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trường. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, địa phương này cũng phải căng mình chống lại nạn "gặm nhấm" rừng để chiếm đất ở, đất sản xuất trái pháp luật, tính đến nay có khoảng hàng trăm ha đất rừng phòng hộ đã chuyển đổi sang mục đích khác (chủ yếu đã giao đất cho các dự án đầu tư bất động sản, thương mại, dịch vụ, du lịch…), trong số này có phần đất thuộc diện phải trồng rừng thay thế, nhưng số diện tích mà các chủ đầu tư chưa lập phương án trồng rừng thay thế.

Huyện Thuận Nam trong tương lai với cơ chế đặc thù có nhiều chính sách ưu đãi là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, do địa bàn nằm ờ vùng biển đang còn hoang sơ. Dựa trên các cơ sở phân tích về điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên chung của khu vực cũng như trên cơ sở các văn bản pháp lý có liên quan. Việc đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận  tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam có tính khả thi cao bởi các yếu tố sau:

Thực hiện chiến lược phát triển hình thành khách sạn hiện đại trong sự hoang sơ của môi trường tự nhiên của đảo, tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung. Thống nhất quản lý về quy hoạch và xây dựng, Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án, thì vị thế cũng như uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, có vị trí vững mạnh trong lĩnh vực Du lịch sinh thái, kết hợp dịch vụ du lịch biển đảo. Thực hiện chiến lược phát triểnKhu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận, chủ đầu tư đã ký hợp đồng hợp tác với tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới để quản lý và điều hành Khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận do vậy chắc chắn sẽ  mang lại hiệu kinh tế cao. Ngoài ra chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của Thuận Nam đặc biệt là du lịch sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng….

Dự án nhằm thu hút một lượng khách du lịch từ Miền Bắc, Miền Trung, thành phố HCM và khách nước ngoài đến với Thuận Nam thông qua các chương trình du lịch lữ hành quốc tế, du khách đến khu du lịch để khám phá một loại hình mới du lịch sinh thái, dã ngoại là một điều kiện rất tốt để khai thác tiềm năng khách du lịch từ các địa phương, vùng miền khác của cả nước tham quan tìm hiểu Thuận Nam. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng, Công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND huyện Thuận Nam cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương. Đầu tư xây dựng dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận, sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quỹ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, và cũng là thêm một lựa chọn nơi du lịch, vui chơi thư giãn cho khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm huyện Thuận Nam.

 Những năm gần đây lượng du khách đến với du lịch huyện Thuận Nam ngày càng tăng cao với xu hướng chất lượng cao và nhu cầu sử dụng đa dạng các sản phẩm du lịch. Do vậy các cơ sở du lịch phục vụ hiện có trên địa bàn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tỏ ra không phù hợp trong thời kỳ mới, do cơ sở hạ tầng xuống cấp các sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng các dịch vụ chưa cao.

Xuất phát từ nhu cầu đó, việc xây dựng khu du lịch đáp ứng những nhu cầu và mong đợi của du khách và khai thác tiềm năng du lịch vốn có, tạo ra các cảnh quan du lịch mới góp phần xây dựng, bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên du lịch là rất cần thiết. Chính vì những yếu tố trên, chủ đầu tư đề xuất việc xây dựng Khu du lịch với qui mô đầu tư đạt tiêu chuẩn 4 sao cho du lịch sinh thái. Chúng tôi tin rằng dự án ra đời sẽ mang lại những thành quả về mặt kinh tế xã hội, phù hợp với qui hoạch và định hướng phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh Ninh Thuận.

Từ thực tế yêu cầu, nguyện vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận, việc đầu tư dự án du lịch sinh thái kết hợp các hoạt động văn hoá thể thao tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Thuận Nam trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân huyện với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư.

Thực hiện chiến lược phát triển Khu du lịch chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện và tỉnh Ninh Thuận đặc biệt là du lịch và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch sinh thái thưởng ngoạn những mô hình du lịch tự nhiên độc đáo,…

Dự án nhằm thu hút một lượng khách du lịch quốc tế đến với huyện Thuận Nam thông qua các chương trình du lịch lữ hành quốc tế, du khách đến khu du lịch để khám phá một loại hình mới. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khu du lịch công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND tỉnh Ninh Thuận cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch, dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho huyện Thuận Nam và cũng là thêm một lựa chọn nơi du lịch sinh thái, vui chơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng của nhân dân địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước.

2. Khu du lịch có tính khả thi bởi các yếu tố sau:

Thực hiện chiến lược phát triển Khu du lịch nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Ninh Thuận đưa ra. Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và quảng bá du lịch, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Khu du lịch là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển du lịch, thể thao, giải trí, thư giãn vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

  3. Mục tiêu đầu tư khu du lịch

Trồng rừng, phủ xanh đất trống, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, kết hợp mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa, nghỉ dưỡng cao cấp. Tận dụng những lợi thế của địa điểm gần biển, dự án nằm trên khu đất cao có tầm nhìn rộng việc xây dựng một dư án dịch vụ du lịch sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng có dấu ấn tri thức tạo ra được sản phẩm là một dự án mang điểm nhấn hội đủ các yếu tố sạch đẹp có không gian văn hóa truyền thống, có hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường du lịch theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận.

Phát triển hệ sinh thái tự nhiên: Tận dụng khai thác các nguồn cây xanh trong khu du lịch. Áp dụng những kỹ thuật của các nghệ nhân đem về lai tạo nhân giống nhằm tạo ra khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái với mảng rừng cây xanh mọi miền và vườn cây quý. Sử dụng bãi đất trống đưa vào sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đất, phát triển hệ thống sinh thái đa dạng bảo đảm tính bền vững của dự án phù hợp xu thế phù hợp chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sử dụng những tri thức, khả năng kinh nghiệm về quy hoạch, kiến trúc và quản lý mang phong cách kinh doanh doanh mới, hiện đại để tạo ra được những công trình có giá trị mang tính hiện đại kết hợp, phong cách riêng thu hút được nguồn du khách, hoạch định được định hướng hoạt động kết nối các địa phương ngoài tỉnh, quốc tế. Tạo ra công trình mang biểu tượng đặc trưng của địa phương, một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái xanh sạch đẹp, và là công trình mang tính điển hình trong định hướng có đầy đủ các tiện nghi, phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước về chất lượng cũng như số lượng phục vụ nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Ninh Thuận nói chung và khu du lịch nói riêng.

Kết gắn, liên kết và thúc đẩy sự phát triển Du lịch đối với những địa danh và thế mạnh của tỉnh nhà đồng thời tạo cơ sở hạ tầng phát triển ngành du lịch đối với địa phương tỉnh Ninh Thuận. Góp phần đóng góp nguồn ngân sách, tạo việc làm ổn định và lâu dài cho một số lao động trong vùng, thúc đẩy thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội tại địa phương.

 III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
 1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm
Khu vực quy hoạch có vị trí ở phía Nam xã Phước Diêm và một phần xã Phước Dinh (đoạn Mũi Dinh – Cà Ná), huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Cách đô thị Cà Ná khoảng 10 km và vịnh Vĩnh Hy khoảng 20 km, nằm dọc trục ven biển Ninh Thuận.

Vị trí này có bờ biển đẹp, hoang sơ, yên tĩnh và trong lành kéo dài hơn 2 km rất thích hợp cho các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm kết hợp du lịch biển và du lịch sinh thái tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Ngoài ra, khu vực này có đường ven biển đi ngang kết nối giao thông với Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam và cách sân bay Quốc tế Cam Ranh khoảng 75 km. Đồng thời, có hệ thống lưới điện Quốc gia đi ngang qua nên thuận tiện cho việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật khi triển khai dự án

2.Vị trí nghiên cứu dự án

Khu quy hoạch có phạm vi giới hạn cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp đường ven biển Ninh Thuận;

+ Phía Nam giáp biển Đông;

+ Phía Đông giáp bãi đá và rừng;

+ Phía Tây giáp bãi đá và rừng.

Khu đất quy hoạch có quy mô diện tích 87,50 ha.

Hình 3: Bản đồ ranh giới khu vực quy hoạch

 Khí hậu thời tiết
Tỉnh Ninh Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp hơn so với các tỉnh ven biển khác. Thời tiết ấm và nắng. Mùa khô có nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm.

2. Các đặc điểm khí hậu trên là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ cao quanh năm, dao động từ 23,30C đến 31,80C

+ Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 27oC.

+ Nhiệt độ cao nhất là 40,50C vào tháng 5-7 và thấp nhất 160C vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau.

+ Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 8-100C và biên độ nhiệt độ ngày trung bình 7-90C.

- Nắng, bức xạ:

+ Khu vực nằm sâu trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu số giờ nắng trong năm thuộc loại cao nhất cả nước. Tổng số giờ nắng trong năm rất cao đạt 2.500-3.100 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình/ngày là 7,6 giờ. Số giờ nắng trung bình mùa khô từ 8-10 giờ/ngày và trong mùa mưa 6-7 giờ/ngày. Từ tháng 1 đến tháng 8 là thời kỳ nhiều nắng và từ tháng 9 đến tháng 12 là thời kỳ ít nắng.

+ Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2.

- Lượng mưa:

+ Lượng mưa trong khu vực nghiên cứu thuộc loại thấp nhất cả nước. Lượng mưa trung bình năm là 836,8 mm

+ Mùa mưa tại khu vực rất ngắn chỉ có 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 53,2% lượng mưa năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là vào tháng 10. Các tháng có lượng mưa ít nhất là từ tháng 1 đến tháng 4. Trong mùa khô khi gió mùa Tây Nam hoạt động mưa bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 

+ Mưa thời đoạn ngắn: Lượng mưa thời đoạn ngắn là đặc trưng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến diêm nghiệp. Lượng mưa trung bình/năm rất thấp nhưng lượng mưa thời đoạn ngắn lại khá cao, có thể gây ra ngập lụt nghiêm trọng.

+ Tại khu vực nghiên cứu trong năm thường có hai đỉnh mưa, đỉnh mưa thứ nhất xuất hiện vào tháng 5 là đỉnh mưa trái vụ và đỉnh mưa thứ hai xuất hiện vào tháng 10 là đỉnh mưa chính vụ.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm thấp, chỉ khoảng 76%.

+ Vào mùa mưa, độ ẩm đạt 78 % (cao nhất 80 % vào tháng 10).

+ Vào mùa khô, độ ẩm chỉ khoảng 74% (thấp nhất 72% vào tháng 1 và 2).

+ Do nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, tốc độ gió lớn và độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc thoát hơi nước hàng năm rất cao. Lượng bốc thoát hơi đo bằng ống piche tại trạm Phan Rang khoảng 1.600-2.200 mm/năm.

+ Vào các tháng mùa khô, lượng bốc hơi đo được đạt 160-195 mm, thường đạt cực đại vào tháng 1 và giảm còn 108-133 mm trong các tháng mùa mưa và thường đạt cực tiểu vào tháng 10. Chênh lệch lượng bốc thoát hơi nước giữa tháng thấp nhất và cao nhất khoảng 86 mm.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành theo 2 hướng chính là Tây Nam và Đông Bắc, vận tốc trung bình đạt 6,8m/s, tốc độ gió mạnh nhất 25m/s. Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, hướng địa hình, nên tốc độ gió khá lớn và thổi đều trong năm, đây là điều kiện thuận lợi cho xây dựng các cụm điện gió có công suất lớn, giá thành thấp.

3. Địa hình, địa mạo:

- Địa hình có đặc điểm: độ dốc lớn, phía Nam là biển Đông, đất núi, đồi trải dài lên phía Bắc. Phạm vi quy hoạch có cao độ từ 10 – 121,4 m.

- Khu vực Quy hoạch có cao trình thấp dần từ Bắc xuống Nam, phía Tây địa hình tương đối cao, có 3 đỉnh đỉnh núi, cao lần lượt là 52,2m, 95,7m và 121,4 m; phía Đông là vực có chênh lệch cao độ rất lớn (50-60m).

- Khu vực từ trung tâm nơi tiếp gián đường ven biển xuống phía nam giáp biển có cao độ chuyển điều là nơi thích hợp nhất để xây dựng công trình.

- Khu vực phía Đông và phía Tây là nơi có độ dốc tương đối lớn trên 200. Khu vực trung tâm có độ dốc tương đối nhỏ - từ 00 đến 300.

Hình 4: Sơ đồ địa hình khu vực quy hoạch

4. Thủy văn

Vùng Phước Diêm cũng như Cà Ná chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều. Thuỷ triều biển Thuận Nam có tính chất phức tạp, vừa có nhật triều, vừa có bán nhật triều. Biển Thuận Nam có thuỷ triều thấp, biên độ giao động từ 1,88- 2,2m.

 5. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng khu vực chủ yếu là đất rừng 50,87 ha (chiếm 61,09% khu quy hoạch), còn lại là đất chưa có rừng (núi đá) 38,09 ha (chiếm 38,91%).

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất

STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất có rừng

50,87

61,09

1.1

Rừng tự nhiên thứ sinh gỗ núi đá chưa có trữ lượng

44,79

53,79

1.2

Rừng gỗ trồng núi đá (cây Thạch Thất)

6,08

7,3

2

Đất chưa có rừng

38,09

38,91

2.1

Diện tích có cây gỗ tái sinh núi đá

16,9

20,3

2.2

Diện tích đất trống núi đá

15,49

18,6

2.3

Diện tích có cây nông nghiệp núi đá

5,7

0,01

 

Tổng cộng

87,50

100


Hiện trạng dân cư lao động
Trong phạm vi khu vực lập quy hoạch hiện có 2 hộ dân sinh sống bằng nghề chăn nuôi bò, dê.

  Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
 Giao thông
Hệ thống giao thông chưa hình thành, tuyến đường duy nhất hiện có là đường ven biển Ninh Thuận. Từ đường ven biển xuống dự án phải đi theo đường mòn

6. Cao độ nền và thoát nước mặt

- Địa hình: Địa hình tương đối phức tạp; độ dốc lớn.

+ Đối với khu B: địa hình gồm những đồi nhỏ, sát đường ven biển Ninh Thuận, cao trình đỉnh đồi khoảng 65m đến 70m, đổ dốc đều xuống đến cao trình 0,00m phía Nam giáp Biển Đông.

+ Đối với khu A: địa hình phức tạp hơn, địa hình xen lẫn đồi nhỏ thấp cao trình đỉnh đồi khoảng 65m đến 70m và những đồi lớn cao trình đỉnh đồi khoảng 110m đến 130m. Phía Nam khu A hướng đổ dốc đều xuống đến 0,00m về phía Nam; phía Đông khu A hướng đổ dốc từ các đỉnh đồi khu trung tâm xuống các khe suối, khe tụ thủy.

- Thoát nước mặt

+ Khu vực chưa xây dựng hệ thống thoát nước. Nước mưa tiêu thoát tự nhiên trên đồi, thung lũng, sau đó thoát vào các suối rồi thoát ra biển Đông phía Nam khu quy hoạch.

+ Khu vực hiện tiếp nhận lượng thoát nước mặt của khu vực đồi cao phía Bắc, nước thoát qua các cống qua đường hiện hữu, qua các khe suối trong khu quy hoạch rồi thoát ra Biển Đông.

- Thủy văn: Khu vực có cao độ tương đối cao, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ triều trên biển.

 - Cấp điện
Trong khu quy hoạch hiện chưa có hệ thống cấp điện.

 - Cấp nước
Trong khu quy hoạch hiện chưa có hệ thống cấp nước.

 - Thông tin liên lạc
Trong khu quy hoạch hiện chưa có hệ thống thông tin liên lạc.

 -  Hệ thống thoát nước
Khu vực dự kiến quy hoạch hiện nay chưa xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và công trình xử lý. Khu vực chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn.

- Vệ sinh môi trường

Trong khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn.

Giải pháp thoát nước bẩn: Hệ thống thoát nước bẩn dùng ống BTCT D300 và D400

Thoát nước bẩn từ các nhà vệ sinh được tập trung ra cống ngầm thu nước và thoát về khu xử lý nước bẩn. Sau khi xử lý, nước được chứa vào các bể nước ngầm, sau đó lấy nước đó tưới vào các bãi cỏ, vườn cây.

Thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường. Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nước thải và chế độ quan trắc hàng năm theo quy định pháp luật Môi trường.

- Hệ thống chống sét: Các công trình trong khu vực được bảo vệ chống sét với cấp chống sét là cấp 3.

Khu vực được bố trí các kim thu sét cầu có bán kính 85m, 102m bố trí tại các điểm cao khu vực. Trên nóc các công trình có bố trí chống sét đặt kim với cao độ +6m so với điểm cao nhất của công trình. Các biện pháp chống sét được áp dụng ngay khi bắt đầu thi công xây lắp các kết cấu bằng kim loại ở trên cao, ngoài trời.

Khi xây dựng xong công trình phải hoàn chỉnh các trang thiết bị chống sét. Sau khi lắp đặt được tiến hành thử nghiệm, nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng được thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.

 7. Nhận xét chung về hiện trạng
- Ưu điểm của khu đất:

+ Nằm trong khu vực trọng điểm đầu tư phát triển của khu phức hợp du lịch của Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận, vì vậy sẽ tạo nhiều cơ hội để phát triển kinh tế của đảo Thuận Nam và cả tỉnh Ninh Thuận.

+ Có sự đảm bảo nguồn khách du lịch cho dự án khi số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan Thuận Nam ngày càng tăng.

+ Không nằm trong khu vực có hiện tượng sạt lở. Không nằm trong phạm vi môi trường có nguy cơ ô nhiễm.

+ Có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác và tận dụng các lợi điểm về vị trí, hiện trạng về địa hình và địa chất thủy văn, vì hiện trạng chưa có nhiều công trình, đa số là công trình cấp thấp, tạm. 

+ Có khả năng đầu tư thuận lợi khi xây dựng không phải đền bù nhiều.

- Nhược điểm của khu đất

+  Khu vực nghiên cứu có địa hình và hệ sinh thái đa dạng, do đó cần được nghiên cứu kỹ khi chọn vị trí xây dựng các công trình và các cao độ để cân bằng đào đắp, sao cho hợp lý nhất về mặt kinh tế, tính thẩm mỹ và về mặt môi trường sinh thái.

+ Dự án đầu tư xây dựng dự án nằm trong khu vực quy hoạch khu du lịch nhằm phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và du lịch biển, đảo. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí chức năng cùng với hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một khu du lịch với các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại địa phương và đón du khách du lịch là tất yếu và cần thiết. 

  Nhận xét địa điểm xây dựng dự án
Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc trồng chăm sóc bảo vệ rừng kết hợp với xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của địa phương.

Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc đầu tư du lịch, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án. 

 Phương án đền bù giải phóng mặt bằng
Tổng quỹ đất đầu tư xây dựng dự án là 87.50 Ha đất tại địa bàn xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận chủ đầu tư trực tiếp nhận quản lý và thực hiện việc trồng rừng và bảo tồn hiện trạng rừng kết hợp làm du lịch sinh thái.

 Chính sách bồi thường - Mô tả hiện trạng khu đất
Đất dự án chủ yếu là đất trồng cây rừng sử dụng vào mục đích trồng cây. Khi đầu tư xây dựng dự án theo quy hoạch được phê duyệt, Chủ đầu tư sẽ tiến hành trồng và quản lý rừng theo quy định của pháp luật và cơ chế chính sách của UBND tỉnh Ninh Thuận, các phần đất không xây dựng công trình sẽ tiến hành chăm sóc, trồng mới để bảo tồn, phát triển và nâng cao giá trị sinh thái của Dự án.

 Nhận xét chung về hiện trạng
Các điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút được du khách trong nước và quốc tế. Là một điểm đến du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế trong tương lai.

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch nằm trong khu vực quy hoạch. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí chức năng cùng với hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một Khu du lịch với các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại địa phương và đón du khách thập phương. 

Đánh giá chung: Nhìn chung huyện Thuận Nam hiện tại cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã có hệ thống ở mức độ vừa, hiện nay các dịch vụ du lịch còn manh nha, đơn điệu, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, nghiệp vụ du lịch hầu như chưa đáp ứng với nhu cầu của khách hàng, vì vậy nhà đầu tư cần xây dựng dự án nhiều loại hình hoạt động bổ trợ lẫn nhau trong đó tập trung xây dựng một số công trình, các dịch vụ du lịch mang tính truyền thống với đa dạng sản phẩm là một nhu cầu cấp bách và cần thiết. 
 CHƯƠNG IV: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

 1. Hình thức đầu tư  
 Đầu tư xây dựng mới Khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận là cơ sở du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư xây dựng mới kết hợp trồng và quản lý rừng phòng hộ phù hợp với các tiêu chuẩn về du lịch, môi trường...

Đầu tư xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên khu đất 87.50 Ha. Áp dụng giải pháp xây dựng công trình kiến trúc thân thiện môi trường, sinh thái, mang đặc sắc văn hóa nhưng không làm mất đi tính trang nhã và tiện dụng và bảo tồn các loại cây rừng.

 Diện tích mặt bằng quy hoạch khu du lịch dự kiến
Quy mô và tính chất
Diện tích đất: 87.50 Ha.
Tính chất quy hoạch: là Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái dưới tán rừng.
Trong khu quy hoạch dự kiến bố trí các khu chức năng sau:

a) Phân khu A: Khu du lịch nghỉ dưỡng

Trong đó bao gồm các hạng mục công trình:

- Khu đón tiếp, điều hành, dịch vụ - thương mại;

- Nhà hàng ẩm thực các vùng miền;

- Trung tâm hội nghị 2.000 chỗ ngồi, đủ điều kiện tổ chức những hội nghị mang tầm cỡ quốc gia; Sân khấu biểu diễn nghệ thuật đủ điều kiện đăng cai, tổ chức các giải thi Hoa hậu trong nước và quốc tế.

- Sản phẩm cung cấp dịch vụ bất động sản nghỉ dưỡng, dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí;

- Khu lưu trú (Căn hộ nghỉ dưỡng, Biệt thự):

+ Căn hộ nghỉ dưỡng (khoảng 500 căn hộ) và các phân khu chức năng;

+ Khu biệt thự cao cấp: khoảng 79 biệt thự đạt tiêu chuẩn 5 sao.

- Khu phụ trợ

- Đất giao thông hạ tầng, bãi xe.

- Cây xanh cảnh quan mặt nước.

b) Phân khu B: Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp

Trong đó bao gồm các hạng mục công trình:

- Khu đón tiếp, điều hành, dịch vụ - thương mại;

- Khu nhà hàng, bar.

- Sản phẩm cung cấp dịch vụ bất động sản nghỉ dưỡng, dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí;

- Khu vui chơi, cắm trại dưới tán rừng.

- Khu lưu trú (Căn hộ nghỉ dưỡng, Biệt thự):

+ Căn hộ nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao (khoảng 250 căn hộ) và các phân khu chức năng;

+ Khu biệt thự cao cấp: khoảng 61 biệt thự đạt tiêu chuẩn 5 sao.

- Khu phụ trợ;

- Đất giao thông hạ tầng, bãi xe;

- Cây xanh cảnh quan mặt nước;

- Bến du thuyền; khu phức hợp vui chơi giải trí cao cấp; tour tham quan du lịch.

2. Các chỉ tiêu kiến trúc – kỹ thuật chính của đồ án

Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, các chỉ tiêu sử dụng đất như sau:

a. Chỉ tiêu về sử dụng đất

- Quy mô du khách: Khoảng 3.000 – 4.000 khách.

- Mật độ xây dựng toàn khu tối đa: ≤ 25%.

- Hệ số sử dụng đất toàn khu tối đa: ≤ 1 lần.

- Tầng cao dự kiến:

+ Đất xây dựng biệt thự: 1-2 tầng;

+ Đất xây dựng căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp: tối đa 10 tầng;

+ Chiều cao công trình ≤ 40 m.

b. Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông:

+ Giao thông đối ngoại: thông qua tuyến đường ven biển

+ Giao thông nội bộ: Mạng lưới giao thông nội bộ trong khu quy hoạch được tổ chức đảm bao nhu cầu lưu thông giữa các khu chức năng, lộ giới dự kiến từ 7m đối với đường kết nối với giao thông khu vực, ngoài ra còn có đường xe điện lưu thông nội bộ có lộ giới khoảng 2m đảm bảo 1 làn xe điện di chuyển.

- Cấp nước:

+ Khách du lịch có lưu trú: 150 lít/người/ngày.

+ Nhân viên phục vụ: 50 lít/người/ngày.

- Cấp điện:

+ Điện công trình thương mại - dịch vụ công cộng: 30 W/m² sàn.

+ Điện công trình biệt thự        : 5 KW/căn.

+ Điện công trình căn hộ: 3,5 KW/giường.

- Thoát nước thải và xử lý chất thải rắn:

+ Bố trí hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng

+ Chỉ tiêu thu gom nước thải ≥ 80% lượng nước cấp.

+ Rác thải : Tiêu chuẩn rác thải 1kg/người/ngày.

Rác thải được thu gom hằng ngày và đưa đến khu tập trung rác thải chung của khu quy hoạch, sau đó rác được công ty quản lý công trình công cộng đến thu gom và đưa đến khu xử lý rác của huyện Thuận Nam.

 c.Cân bằng đất đai

      1. Bảng 3: Thống kê sử dụng đất toàn khu

STT

CHỨC NĂNG

DIỆN TÍCH (m²)

TỶ LỆ (%)

I

Đất du lịch nghỉ dưỡng

191.778,16

21,9

1

Đất khu lưu trú

131.912,80

15,1

Khu căn hộ nghỉ dưỡng

48.330,31

Khu biệt thự nghỉ dưỡng

83.582,49

2

Đất dịch vụ tiện ích

18.290,46

2,1

Trung tâm hội nghị

10.335,77

Nhà hàng, Bar

7.954,69

3

Khu phụ trợ

10.467,31

1,2

Hậu cần

7.446,53

Hạ tầng kỹ thuật

3.020,78

4

Đất giao thông, bãi xe

31.107,59

II

Đất rừng

683.273,83

78,1

Khu khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên

595.586,01

Khu vui chơi, cắm trại, du lịch dưới tán rừng

87.687,82

 

TỔNG

875.063,87

100,00

 Bảng 4 thống kê sử dụng đất khu A

STT

CHỨC NĂNG

DIỆN TÍCH (m²)

TỶ LỆ (%)

I

Đất du lịch nghỉ dưỡng

125.281,95

 

1

Đất khu lưu trú

85.572,08

19,6

Khu căn hộ nghỉ dưỡng

37.519,39

Khu biệt thự nghỉ dưỡng

48.052,69

2

Đất dịch vụ tiện ích

15.667,43

3,6

Trung tâm hội nghị

10.335,77

Nhà hàng, bar

5.331,66

4

Khu phụ trợ

5.529,09

1,3

Hậu cần

3.529,09

Hạ tầng kỹ thuật

2.000,00

5

Đất giao thông, bãi xe

18.513,34

4,2

II

Đất rừng

310.804,38

71,3

 

TỔNG

436.086,33

100,0

Bảng 5: Bảng thống kê sử dụng đất khu B
 

STT

CHỨC NĂNG

DIỆN TÍCH (m²)

TỶ LỆ (%)

I

Đất du lịch nghỉ dưỡng

66.496,21

 

1

Đất khu lưu trú

46.340,72

10,6

Khu căn hộ nghỉ dưỡng

10.810,92

Khu biệt thự nghỉ dưỡng

35.529,80

2

Đất dịch vụ tiện ích

2.623,02

0,6

Nhà hàng

2.623,02

4

Khu phụ trợ

4.938,22

1,1

Hậu cần

3.917,44

Hạ tầng kỹ thuật

1.020,78

7

Đất giao thông, bãi xe

12.594,25

2,9

II

Đất rừng

372.469,45

85,4

Đất rừng tự nhiên

284.781,63

 

Khu vui chơi, cắm trại, du lịch dưới tán rừng

87.687,82

20,1

 

TỔNG

438.977,54

100,7

3. Mô hình đầu tư

Quy hoạch xây dựng một Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, mang tính đặc trưng riêng biệt, tận hưởng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh gồm đồi núi, cây xanh,… có tiếp giáp rừng là sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, xác định Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái nằm trong tổng thể các khu du lịch tại Ninh Thuận, sự kết hợp hài hòa giữa các khu vực nghỉ dưỡng và vui chơi thể thao giải trí, không gian liên hoàn, độc đáo, gắn liền với thiên nhiên, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách. Các hoạt động du lịch khai thác triệt để cảnh quan rừng, biển liền kề gần nhau, các hình khối kiến trúc được thiết kế hết sức độc đáo và ấn tượng mang phong cách truyền thống để tạo các điểm nhấn cho toàn khu du lịch.

Xây dựng một khu du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ cho nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng của du khách, khu trung tâm gồm: nhà hàng ăn uống, nhà đón tiếp, khách sạn, khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt ngoài trời,…phục vụ cho nhu cầu ăn uống, giải khát, tham quan, nghỉ dưỡng, ngoài ra còn có các câu lạc bộ vui chơi giải trí, dịch vụ cầu trượt, bơi thuyền, các dịch vụ vui chơi,…

Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2024 đầu tư các hạng mục sau:

4. Khu du lịch nghỉ dưỡng

Khu lưu trú (Căn hộ nghỉ dưỡng, Biệt thự):

+ Căn hộ nghỉ dưỡng (khoảng 500 căn hộ) và các phân khu chức năng;

+ Khu biệt thự cao cấp: khoảng 79 biệt thự đạt tiêu chuẩn 5 sao.

- Khu phụ trợ

- Đất giao thông hạ tầng, bãi xe.

- Cây xanh cảnh quan mặt nước.

+ Đầu tư đường giao thông nội bộ;

+  Nhà hàng ăn uống, khu hội nghị;

 Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Trong đó bao gồm các hạng mục công trình:

- Khu đón tiếp, điều hành, dịch vụ - thương mại;

- Khu nhà hàng, bar.

- Sản phẩm cung cấp dịch vụ bất động sản nghỉ dưỡng, dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí;

- Khu vui chơi, cắm trại dưới tán rừng.

- Khu lưu trú (Căn hộ nghỉ dưỡng, Biệt thự):

+ Căn hộ nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao (khoảng 250 căn hộ) và các phân khu chức năng;

+ Khu biệt thự cao cấp: khoảng 61 biệt thự đạt tiêu chuẩn 5 sao.

- Khu phụ trợ;

- Đất giao thông hạ tầng, bãi xe;

- Cây xanh cảnh quan mặt nước;

- Bến du thuyền; khu phức hợp vui chơi giải trí cao cấp; tour tham quan du lịch.

Khu du lịch có các tính chất là Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái da dạng, là một không gian du lịch ấn tượng mang tính đặc trưng để thu hút du khách.

 5. Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái 

Không gian cảnh quan tiếp cận trục đường hình thành khoảng xanh, các khu chức năng như: Khu đón tiếp kết hợp với khu nhà hàng ăn uống, với hành lang có mái che tạo ra một tổ hợp có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ chòi nghỉ, vườn hoa, đường đi dạo, đi xe đạp địa hình, khu hồ bơi có tạo sóng nhân tạo, khu cắm trại giả ngoại,… làm phong phú, sinh động thêm không gian tạo cảm giác mạnh và thư giãn cho du khách khi tham quan và nghỉ dưỡng.

Khai thác tối đa các điều kiện thuận lợi, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại với đầy đủ dịch vụ thiết yếu nội khu; hình thành một khu vực có giá trị về kiến trúc cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái để cùng với các khu vực lân cận phát triển bền vững.

Phát triển không gian khu du lịch theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường, đảm bảo các tiêu chí:

Phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội, tiết kiệm đất đai, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị tự nhiên, góp phần chống biến đổi khí hậu.

Phát triển và xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí thể dục thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt nghỉ dưỡng và rèn luyện sức khỏe, xây dựng khu biệt thự thân thiện với môi trường trong không gian cây xanh tươi mát, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường sinh thái. 

 6. Các trò chơi cho du khách 

1. Tham quan dã ngoại từng khu vực, du khách chỉ cần bắt đầu đi từ cổng vào đến điểm cuối của khu du lịch, du khách đã có thể:

  • Chiêm ngưỡng một rừng hoa lan đa dạng chủng loài, nhiều màu sắc sặc sỡ, nằm lừng lững trên các thân cây.
  • Nhìn thấy những cánh đồng hoa, cỏ, bụi cỏ, trải dài, phủ kín mặt đất
  • Khu hồ nước nhân tạo với cầu nhảy, máng trượt.

2. Quãng đường đi trong khu du lịch, du khách có thể đi bộ, đi ngựa, đi xe điện, du khách sẽ tọa lạc ở một nơi đầy hoa, cỏ.. một môi trường thiên nhiên thật sự lý tưởng cho bất kỳ du khách nào,

3.  Ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động đặc biệt khác sẽ được mô tả chi tiết sâu hơn.

-  Đất xây dựng các công trình: Do đặc điểm địa hình tạo cho khu du lịch có sắc thái đặc thù, từ đó hình thành các khu chức năng theo địa hình và theo ý đồ phân chia không gian. Toàn bộ khu đất nghiên cứu được chia thành các khu vực chính thể hiện những chức năng cơ bản của khu du lịch.

-   Hạng mục công trình này được ưu tiên bố trí chiếm phần lớn trong dự án. Toàn bộ khu vực này thiết kế làm điểm nhấn của khu du lịch.

 Mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái

Hình 5: Mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái

Hình 6: Đi tham quan bằng xe ngựa

Hình 7: Mô hình khu nghĩ dưỡng cao cấp

 Giải pháp xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng
Khu biệt thự nghỉ dưỡng được xây dựng có kết cấu vững chãi, độ cao lý tưởng để phát triển khu nghỉ dưỡng "xanh" cao cấp được khắc họa bởi không gian sống thanh bình và tầm nhìn ngoạn mục. Đây không chỉ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho cư dân và du khách mà còn là món quà giá trị dành cho thế hệ tương lai.

Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy sự tác động tích cực của bầu không khí trong lành, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên đối với sức khỏe và tuổi thọ. Dự án giữ nguyên mảng xanh cây rừng và tô điểm thêm các loài hoa cây kiểng quý, lấy cây dừa, cây cau, cây hoa sứ làm điểm nhấn phong thủy cây xanh cho dự án.

Đồng thời, việc ứng dụng các công nghệ mới trên thế giới vào thi công đã giảm thiểu tác động của xây dựng đến hệ sinh thái tự nhiên. Hệ thống pin năng lượng mặt trời, hệ thống xử lý khí thải CO2 và các loại khí độc khác… giữ cho môi trường không khí luôn được thanh khiết. Lợi thế có một không hai trong môi trường sống "xanh" và "hữu cơ". Bên cạnh hội tụ tinh hoa của vùng đất rừng liền kề, dự án còn được kiến tạo theo xu hướng bất

động sản xanh và cảnh quan, thảm thực vật được chăm sóc hữu cơ - Go Green và Go Organic đã làm nên điểm khác biệt độc đáo mà các khách hàng đã có quyết định nhanh chóng khi "mục sở thị" khuôn viên của dự án, biệt thự tại đây thật sự là ngôi nhà thứ hai seond home mơ ước. 

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ
 1. Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng
Trên cơ sở tính chất và hình ảnh chung của toàn khu du lịch, cơ cấu phân khu chức năng được tổ chức như sau:

Trong khu đất sau khoảng lùi theo chỉ giới xây dựng tổ chức một trục đường chính ở góc giao nhau đường nội bộ hình thành một quảng trường rộng, thoáng. Toàn bộ phương tiện giao thông từ bên ngoài vào được tập kết tại bãi xe.
Nhà đón khách trung tâm, khu nhà hàng ăn uống có cảnh quan đẹp, tầm nhìn bao quát tạo ra được một không gian ẩm thực độc đáo và thư giãn.
Khu nhà biệt thự được bố trí một khu vực độc lập, yên tĩnh phù hợp cho khách du lịch nghỉ dưỡng.
Khu giải trí, sinh hoạt ngoài trời: Nằm chen lẫn trong những không gian cây xanh, các khu giải trí như cắm trại, ẩm thực ngoài trời, sân thể thao, sẽ đem lại cho du khách những phút giây hoà mình vào thiên nhiên để có những cảm  giác nghỉ ngơi thư giãn thoải mái nhất. Không gian rộng dành cho sinh hoạt, giải trí (gồm khu cắm trại, giải trí,…) bố trí gần nhau và các vị trí thuận tiện phục vụ du khách. Các khu đều có giao thông riêng biệt tạo sự sang trọng và riêng tư cho khách và liên kết nhau tạo thành một mạng lưới liên hệ các khu một cách hợp lý.
  Giải pháp quy hoạch cao độ nền
- Với mô hình là khu du lịch sinh thái và với tiêu chí hạn chế tối thiểu các tác động đến môi trường đồng thời lưu giữ cảnh quan, địa hình khu vực nên công tác san nền chỉ mang tính cục bộ tại chỗ đối với các công trình kiến trúc xây dựng, và tuyến giao thông chính nối kết toàn khu được xây dựng trên cùng đường đồng mức địa hình nên hạn chế tối đa các công tác đào đắp san nền.

- Chiều cao nền xây dựng của khu du lịch bám sát theo địa hình tự nhiên hiện có của khu vực dự án.

- Một số khu vực cần hạ thấp hoặc tôn thêm nền để đảm bảo thoát nước mưa triệt để và tạo mặt bằng thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. Hạn chế đến mức thấp nhất khối lượng đào đắp.

- San ủi tại chỗ khi xây dựng công trình.

- Độ dốc nền thiết kế các tiểu khu:

+ Khu công trình công cộng và khu nhà ở: >=0,4%.

+ Khu công viên cây xanh: >=0,3%.

+ Đường giao thông:

- Độ dốc ngang:  2%.

+ Độ dốc dọc tối thiểu: 0,3%.

+ Độ dốc dọc tối đa: 8%.

+ Chiều cao bó vỉa: 0,20m.

- Hướng đổ dốc: từ phía Bắc xuống phía Nam.

 Giải pháp quy hoạch thoát nước mặt
- Sử dụng hệ thống mương xây đậy nắp đan bố trí dọc theo các tuyến đường để tổ chức thoát nước mưa.

- Xây dựng mới các tuyến mương thoát nước mưa để đảm bảo thoát nước mưa triệt để cho khu vực, tránh ngập úng cục bộ, tràn trên mặt đường làm ảnh hưởng đến lưu thông các tuyến đường.

- Hướng thoát: về phía Nam, thoát vào các khe suối hiện hữu và thoát ra biển.

- Tính toán thủy lực thoát nước mưa theo TCVN7957-2008, hệ số dòng chảy được tính theo phương pháp trung bình.

- Chu kỳ tràn cống chọn: cống chính T = 2 năm; cống nhánh T = 1 năm.

- Qua địa hình có độ dốc lớn, mương thoát nước được thiết kế giếng chuyển bậc nhằm giảm vận tốc dòng chảy dưới 7m/s, tránh hư hại hệ thống thoát nước.

- Cống băng đường được đặt với cống Ф400 và độ dốc 2%.

  Quy hoạch hệ thống giao thông
 2. Định hướng chung
- Khu vực quy hoạch có địa hình đồi núi, độ dốc lớn. Do đó các tuyến đường phải bám sát địa hình để giảm thiểu sự tác động đến tự nhiên, đồng thời khai thác đặc trưng cảnh quan núi, biển của khu vực;

- Tỉnh lộ 701 (đường ven biển) là trục đường chính kết nối khu vực quy hoạch với các tổ hợp du lịch lân cận và thành phố Phan Rang – Tháp Cháp. Đường dẫn từ Tỉnh lộ 701 vào khu quy hoạch được tổ chức quy mô 2 làn xe. Khu vực khai thác du lịch nghỉ dưỡng, hạn chế sự tiếp cận phương tiện cá nhân đến các khu chức năng. Do đó, phương tiện lưu thông chính trong khu quy hoạch là xe chuyên dụng (xe buggy).

- Hệ thống giao thông của khu du lịch được bố trí hợp lý, đảm bảo khả năng lưu thông thuận tiện giữa các khu chức năng và khu hậu cần; đồng thời đáp ứng được khả năng di chuyển của phương tiện và nhu cầu tản bộ.

 3. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu
Chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng đối với đường nội khu:

- Mật độ đường: 3-4%;

- Độ dốc dọc: imax= 11%;

- Độ dốc ngang: 1,5% ≤ i ≤ 3,5%;

- Tầm nhìn: 20m;

- Bán kính cong: Rmin = 15m.

- Kết cấu mặt đường thiết kế theo TCXDVN 104-2007 mặt đường cấp cao A1 hoặc A2;

- Đường đi bộ lát gạch hoặc vật liệu liền khối hoặc lắp ghép, đảm bảo khả năng bộ hành thuận lợi, thoát nước tốt;

 Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng
- Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025 có xem xét đến năm 2035.

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN: 01/2021/BXD do Bộ Xây Dựng ban hành năm 2021.

- QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Nghị định 14/2014/NĐ-CP Ngày 26/02/2014, Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.

- Quyết định 08/2005/QĐ-BXD ban hành TCXD 333:2005 “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế”.

- Tiêu chuẩn Thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, Quảng trường đô thị: TCXDVN 259/2001 của Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 25/2001/QĐ-BXD, ngày 13/11/2001.

Và một số quy định điện lực tỉnh, tiêu chuẩn Việt Nam khác. 

 Phụ tải điện quy hoạch
Căn cứ theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD và QCVN: 01/2021/BXD” và nhiệm vụ thiết kế được được phê duyệt, chỉ tiêu cấp điện cho sinh hoạt dân dụng, công trình công cộng, dịch vụ… khu quy hoạch được như sau:

- Chỉ tiêu cấp điện cho khách sạn: 3,5kW/phòng.

- Chỉ tiêu cấp điện cho biệt thự: 7kW/căn.

- Chỉ tiêu cấp điện đất công trình công cộng dịch vụ: 30W/m2sàn.

- Chỉ tiêu cấp điện hạ tầng(XLNT): 30kW/khu.

- Giao thông: 1 W/m2.

- Công viên cây xanh: 0,5W/ m2.

- Dự phòng: 10%.

- Hệ số đồng thời: 0,8.

 Hệ thống PCCC
Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy, sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra. Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

 Hệ thống thông tin liên lạc
Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ (nếu cần).

Kết luận: Với giải pháp bố trí mặt bằng, giải pháp mặt đứng, kết cấu bao che và các giải pháp kỹ thuật như trên thoả mãn được các yêu cầu sau: Mặt bằng bố trí hợp lý, các khu chức năng được phân khu rõ ràng, đảm bảo được an ninh công cộng. Hệ thống kỹ thuật an toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng trong tình hình hiện tại và tương lai.

 CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG
  Quy hoạch trồng rừng và bảo tồn hệ động thực vật rừng
Pháp luật Việt Nam -  Quy định quản lý 

 1. Luật lâm nghiệp 2017

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2019. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

 2. Luật Đa dạng Sinh học (2008)

Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn. Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009.

3. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Nghị định đã phân chia động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 02 nhóm tùy theo mức độ nguy cấp và sự bảo vệ của pháp luật đối với các loài đó. Trong đó:

Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Nhóm IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

  4. Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

Nghị định quy định trình tự, thủ tục cụ thể hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:

Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Nghị định quy định hệ thống các tiêu chí để đánh giá và xác định loài ĐVHD đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nếu (i) Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng và (ii) Là loài đặc hữu có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa – lịch sử.

Nghị định cũng quy định nguyên tắc bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và cơ chế chặt chẽ để quản lý việc khai thác; trao đổi, mua bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật; nuôi trồng và cứu hộ loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

6. Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

 Thiết kế hệ thống đường ranh cản lửa:
Đường ranh cản lửa dùng để ngăn cách lửa (nếu có xảy ra cháy rừng) giữa các khu vực trồng cây dược liệu, kết hợp làm đường vận chuyển, vận xuất phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc và khai thác cây dược liệu. Thiết kế hệ thống ranh cản lửa theo các tiêu chí sau:

- Đường ranh rộng khoảng 8m - 10 m được san ủi trắng hoặc phát dọn sạch thực bì.

- Tận dụng triệt để hệ thống suối, mương thoát nước, đường giao thông làm đường ranh cản lửa.

- Tùy theo địa hình bằng phẳng hay đồi núi, điều kiện chăm sóc cơ giới hay thủ công, lực lượng canh coi bảo vệ mà thiết kế cự ly giữa các ranh cản lửa: từ 100  đến 200 m.

- Nơi có độ dốc dưới 150 ranh đặt vuông góc với hướng gió hại trong mùa khô. Nơi địa hình phức tạp, độ dốc từ 150-200 bố trí ranh theo đường đồng mức.

 Phòng cháy, chữa cháy rừng
Tổ chức tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm “Phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời” trên nguyên tắc 4 tại chỗ; chuẩn bị những trang bị dụng cụ cần thiết để khi có cháy rừng xảy ra kịp thời dập tắt; triển khai thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước như sau:

+ Nghị định số 156/2019/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp.

+ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng”.

+ Các chỉ thị và phương án phòng cháy, chữa cháy rừng do UBND tỉnh Đắk Nông và Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.

- Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân xung quanh khu vực dự án.

- Thường xuyên bảo dưỡng đường băng cản lửa, cào và đốt sạch thực bì, lá rụng trên các băng cách lửa để thuận tiện cho việc đi lại trong việc quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

- Xây dựng chòi canh lửa rừng và phân công người trực thường xuyên để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ cháy rừng.

- Tổ chức tập huấn và diễn tập phòng chống cháy rừng để đúc rút được những kinh nghiệm, phản ứng nhanh chóng kịp thời trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương, đồng thời tăng cường mối liên hệ với lực lượng kiểm lâm sở tại để có sự phối hợp tốt trong việc quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; chuẩn bị đầy đủ những trang thiết bị dụng cụ, nhân lực cần thiết phòng khi có cháy rừng thì kịp thời dập tắt.

 Giải pháp Bảo tồn, tỉa thưa rừng trồng xen cây rừng tại vùng đất trồng và dưới tán rừng phòng hộ, bảo quản chăm sóc rừng đặc dụng  
Tỉa thưa rừng rậm

Trên cơ sở kết quả xác định đặc điểm khu rừng khu vực dự án, nhằm kinh doanh du lịch sinh thái, đồng thời đáp ứng được những căn cứ phù hợp khi bố trí sử dụng đất,

3. Chủ đầu tư đề nghị kế hoạch tỉa thưa như sau: 

a) Tổng diện tích tỉa thưa: dự kiến khoảng 5 ha

     Đề xuất chủ rừng thực hiện tỉa thưa, thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước, sau tỉa thưa bàn giao đất cho Chủ đầu tư trồng mới cây rừng phục vụ cho nhu cầu thăm quan du lịch. Quy trình cắt tỉa kiểm tra phải được chấp thuận của ban quản lý rừng.

     Đề xuất thời gian hoàn tất tỉa thưa là 06 tháng sau khi cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế.

     b) Nội dung kỹ thuật

     - Tiến hành tỉa thưa nhằm mở tán rừng đạt độ tàn che 0,3 bố trí chặt tỉa cây, bình quân cây còn lại khoảng 1000 -2500 cây/ha, chừa lại mật độ phù hợp để trồng xen cây  rừng dưới tán rừng giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Việc lựa chọn cây khai thác căn cứ vào nhiều tiêu chí tổng hợp, mục đích nhằm bảo đảm việc khai thác sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện cấu trúc rừng trong tương lai để kết hợp trồng thêm dưới tán rừng và có thể lợi dụng cho hoạt động du lịch sinh thái, ngoài ra giảm tác động đến môi trường trong khai thác dự án.

- Tiêu chí lựa chọn cây tỉa thưa:

     + Sự cạnh tranh tán lá: đây là tiêu chí cơ bản, tỉa chặt cây cạnh tranh tán lá với mục đích kết hợp trồng mới, tạo điều kiện cho cây còn lại sinh trưởng tốt. Nếu 2 cây cùng loài đứng cạnh nhau thì chặt cây yếu hơn.

     + Chặt những cây sâu bệnh và có hình dáng không đẹp: để giảm nguy cơ sâu bệnh lan truyền và nâng cao chất lượng rừng trong tương lai.

     + Chặt tỉa cây rừng và đảm bảo độ tàn che rừng không nhỏ hơn (80%).

     + Bảo đảm duy trì khoảng cách thích hợp giữa các cây sau khai thác cho từng cấp kính: khoảng cách giữa hai cây cùng cấp kính phải bảo đảm không vượt quá khoảng cách thích hợp.

     + Không chặt cây ở địa hình dốc, trơn trượt, núi đá: tránh nguy cơ xói mòn đất và tổn hại đến những cây dưới chân dốc.

 Giải pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đặc dụng
 Biện pháp tổ chức.
   Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, Công ty bố trí từ 2 - 3 nhân viên chuyên trách có nhiệm vụ bảo vệ rừng và diện tích đất thuộc phạm vi dự án; thường xuyên tuần tra bảo vệ, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp xâm phạm trái phép đến tài nguyên rừng. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương, Chủ đầu tư trong công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng. 

     - Tuyên truyền đến người dân địa phương trên địa bàn nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài sản của rừng, cùng hợp tác với Công ty trong hoạt động...

- Hàng năm xây dựng phương án, triển khai thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng đúng quy định của cơ quan chức năng thẩm quyền.

         - Bố trí đầy đủ nhân lực, phương tiện; trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện phục vụ tuần tra, canh giữ trong thực hiện công tác PCCC trong mùa khô, làm tốt công tác PCCC  trong phạm vi khu vực dự án.

 4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác lâm sinh
a) Chòi canh lửa

- Thực hiện theo quyết định của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành quy phạm phòng cháy chữa cháy rừng, rừng Thông, rừng Tràm và một số loại rừng dễ cháy khác.

- Vị trí và kích thước xây dựng chòi canh lửa cần tuân thủ các nguyên tắc sau: chòi phải đặt ở nơi có tầm nhìn xa nhất để dễ dàng phát hiện những đám khói hoặc lửa bốc lên, dự đoán được mức độ cháy to hay nhỏ để huy động kịp thời lực lượng đến dập tắt cháy rừng.

- Kết cấu xây dựng: Chiều cao chòi canh lửa phải cao hơn chiều cao của khu rừng, chòi canh lửa được làm bằng nguyên liệu gỗ (nhóm 5, 6), mái lợp tôn đảm bảo sử dụng lâu dài.

- Khối lượng xây dựng chòi canh lửa: 03 chòi.

b) Bảng tường quy ước bảo vệ rừng

 - Vị trí: Đặt ở đầu khu vực trồng rừng, nơi đường mòn có nhiều người qua lại nhằm mục đích cảnh báo về các hành động xâm hại rừng, hoặc tác động đốt lửa gây cháy rừng.

- Kết cấu xây dựng: Bảng tường được xây dựng bằng gạch, móng đá chẻ có kích thước: cao 2,2m x dài 2,3 m x dày 0,2 m. Hai mặt bảng tường được sơn kẻ chữ có nội dung tuyên truyền về việc quản lý bảo vệ rừng.

- Số lượng bảng tường: 02 bảng.

c) Biển báo bảo vệ rừng

- Biển báo được được làm bằng tấm kim loại (tôn), hình dáng, kích thước biển báo theo quy định hiện hành của ngành.

- Vị trí đặt biển báo: ở ven rừng trồng, nơi đường mòn có nhiều người qua lại nhằm mục đích cảnh báo về các hành động xâm hại rừng, hoặc tác động đốt lửa gây cháy rừng.

- Số lượng biển báo bảo vệ rừng: 10 cái.

d) Đường nội vùng

Bố trí xây dựng đường nội vùng khu dự án nhằm phục vụ thăm quan du lịch, chăm sóc, bảo vệ và khai thác cây dược liệu trên cơ sở lợi dụng các lối mòn, cải tạo, mở rộng thêm đủ để người và phương tiện thô sơ đi lại.

e) Xây dựng mới đường ranh cản lửa

- Bố trí xây dựng hệ thống ranh cản lửa nhằm mục đích phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn cách khu vực dễ phát sinh lửa với các khu vực trồng rừng trồng hoa, cây cảnh, thuận tiện cho việc khống chế lửa khi có rủi ro xẩy ra. Đường ranh cản lửa trắng còn là đường vận chuyển cây con, phục vụ đi lại trong quá trình trồng, chăm sóc, tuần tra canh gác bảo vệ rừng; Ranh cản lửa trắng rộng 8 m, được bố trí theo từng khu vực trồng rừng, diện tích đường ranh chiếm tỷ lệ khoảng 5 – 8 % diện tích đất rừng.  

g) Bảo dưỡng ranh cản lửa hằng năm

Các tuyến ranh cản lửa phải được duy tu bảo dưỡng hàng năm vào các tháng đầu mùa khô. Biện pháp thực hiện là phát dọn và dãy sạch toàn bộ thực bì đưa ra khỏi đường ranh hoặc gom đốt cục bộ giữa đường ranh để phát huy hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn vùng dự án, góp phần thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng chung của tỉnh.

 5. Kỹ thuật trồng rừng

Kĩ thuật trồng rừng: áp dụng với các loại cây trồng rừng trong đó cây chủ lực là cây thông.

  • Làm đất trồng rừng.
  • Kỹ thuật phát dân thực bì.

Trước khi làm đất trồng rừng phải phát dọn thực bì. Thực bì là những thực vật sống trên đất trồng rừng, thực bì trên đất trồng rừng hầu hết đều là cỏ dại như: Sim, Mua, Lau, Lách, các loài cỏ... Nhìn chung cây cỏ dại là có hại cho cây trồng, vì chúng cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng với cây trồng, cây cỏ dại còn là nơi ẩn náu của sâu bệnh hại. Vì vậy trước khi làm đất trồng rừng, tuỳ theo mức độ dầy đặc, cao, thấp của thực bì, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng, sinh trưởng nhanh hay chậm, đất bằng hay dốc, xói mòn mạnh hay yếu v.v... Mà quyết định phương thức xử lý thực bì. Có 3 phương thức xử lý thực bì:

* Giữ nguyên thảm thực bì, không phải tác động: Phương thức này được áp dụng trên đất trồng rừng có cây cỏ dại mọc thưa thớt, thấp, bé, không có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, không cản trở đến làm đất, cây trồng rừng là cây chịu bóng hoặc giai đoạn đầu chịu bóng.

* Phát dọn cục bộ: Phát dọn cục bộ là phát dọn một phần diện tích theo băng hoặc theo đám:

- Phát dọn theo đám: Chỉ phát dọn theo vị trí trồng cây hoặc theo hố trồng cây, kích thước đám phát dọn đường kính thông thường là 1,5 - 2m. Phương thức này thường được áp dụng ở những nơi đất có độ dốc lớn, thực bì thưa thớt. Ưu điểm của phương thức này là ít tốn kém tiền và nhân công, bảo vệ được đất, hạn chế xói mòn. Nhược điểm chủ yếu là nếu diện tích phát dọn hẹp, thực bì phục hồi nhanh, tốn công chăm sóc rừng, sâu bệnh hại dễ phát sinh.

- Phát dọn theo băng, theo dải: Bề rộng băng chặt tuỳ thuộc mức độ dầy đặc, chiều cao của thảm thực bì, độ dốc, mức độ xói mòn, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng VV... mà quyết định bề rộng của băng chặt, thông thường bề rộng của băng chặt tối thiểu phải bằng chiều cao của thảm thực bì. Trên băng chặt, dùng dao chặt sát gốc toàn bộ cây cỏ dại, chỉ để lại những cây tái sinh có giá trị. Cây đã chặt xếp gọn sang hai bên mép băng hoặc đưa ra ngoài. Chiều dài băng chặt phải chạy theo đường đồng mức. Băng chừa để lại có bề rộng bằng bề rộng của băng chặt hoặc gấp 2 - 3 lần. Băng chừa có thể được giữ nguyên không tác động hoặc chỉ chặt bỏ cây không mục đích, dây leo.

- Phát dọn theo băng được áp dụng ở nơi đất dốc, xói mòn mạnh. ưu điểm của phương thức này là tiết kiệm được tiền và nhân lực đầu tư, bảo vệ được đất, tạo được tiểu hoàn cảnh tốt cho cây trồng. Nhược điểm là khó thi công, nếu bề rộng của băng chặt không thích hợp, cây trồng thường bị thiếu ánh sáng, sâu bệnh dễ phát sinh.

- Phát dọn toàn diện: Phát dọn toàn diện là dọn trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng. Phương thức này có thể thực hiện theo các phương thức cụ thể sau đây: Phát dọn toàn diện và đốt toàn bộ thực bì trên đất trồng rừng từ chân đồi đến đỉnh đồi đều được phát dọn, sau khi tận dụng những cây cỏ có thể dùng được, số cây còn lại rải đều trên mặt đất, phơi khô rồi đốt hoặc chất thành đống nhỏ, chờ khô rồi đốt.

Trước khi đốt phải làm đường băng cản lửa rộng ít nhất 50 m, quét dọn sạch cành khô, lá rụng, khi đốt phải chờ lúc lặng gió, châm lửa đốt từ phía cuối ngọn gió, cử người trông coi.

Ưu điểm của xử lý bằng cách đốt là đỡ tốn công, tăng lượng tro cho đất và diệt được một số sâu bệnh hại.

Nhược điểm là lớp đất mặt dễ bị bào mòn, khi đốt do nhiệt độ cao làm cho tính chất lý- hoá tính của đất thay đổi theo chiều hướng xấu đi, một số sinh vật đất có lợi bị tiêu huỷ. Phương thức này được áp dụng nơi có độ dốc dưới 150, Xói mòn nhẹ, nơi nhân lực ít, xa các khu dân cư.

- Phát dọn toàn diện và để thực bì tự hoại mục: Thực bì được phát dọn, tận thu cây cỏ có thể sử dụng, sau đó xếp thực bì thành băng rộng 0,5 - 1 m theo đường đồng mức hoặc bom nhỏ rồi rải đều trên mặt đất để tự hoại mục.

Phương thức này có ưu điểm là tăng lượng mùn cho đất, hạn chế lượng nước bốc hơi mặt đất, hạn chế xói mòn. Nhược điểm là không thuận tiện cho làm đất trồng rừng và nếu làm không đúng kỹ thuật thì sâu bệnh dễ phát triển, dễ gây cháy rừng.

- Phát dọn toàn diện có để chỏm hoặc băng xanh Thực bì được giữ lại ở đỉnh đồi núi có đường kính rộng 5 - 10 m hoặc thực bì được giữ lại thành băng xanh rộng 1 - 2 m, chiều dài chạy theo đường đồng mức, ở giữa chiều dốc và ở chân dốc. Phương thức này được áp dụng ở nơi có độ dốc trên 150, chiều dài dốc trên 100 m, nơi bị xói mòn mạnh.

- Kỹ thuật làm đất trồng rừng.

Làm đất là một trong những biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm đảm bảo cho làng trông có tỉ lệ sống cao, thời gian để ổn định sau khi trồng ngắn, tốc độ sinh trưởng ban đầu của rừng nhanh. Làm đất trồng rừng có nhiều điểm giống làm đất trồng cây nông nghiệp và vườn ươm, song cũng có những đặc điểm riêng vì:

+ Đất để trồng rừng đại bộ phận là đồi núi dốc, nhìn chung là đất hoang, đất thường có điều kiện cực đoan, thảm thực bì có thể thưa thớt, cằn cỗi hoặc dày đặc.

+ Đối tượng của trồng rừng là thực vật sống lâu năm, chu kỳ kinh doanh dài, hệ rễ ăn sâu, rộng, do đó không thể mỗi năm tiến hành làm đất một lần được, mà phải cách mấy năm, thậm chí mấy chục năm mới làm đất một lần.

Những đặc điểm trên có ảnh hưởng đến nhiệm vụ, phương thức phương pháp làm đất trồng rừng.

-  Nhiệm vụ chủ yếu của làm đất trồng rừng là:

Cải thiện điều kiện lập địa: Nhiệm vụ cơ bản của làm đất trồng rừng là cải thiện điều kiện lập địa, đặc biệt là điều kiện ánh sáng và đất, tác dụng cụ thể biểu hiện trên các mặt sau:

Tác dụng của làm đất đối với điều kiện ánh sáng: Trên đất trồng rừng có thảm thực bì dày đặc, một trong những nhiệm vụ trọng yếu của làm đất là phải điều tiết được quan hệ cạnh tranh ánh sáng, cạnh tranh của hệ rễ giữa thực bì và cây trồng. Ở những nơi đất trồng rừng có đầy đủ nước, giải quyết được vấn đề ánh sáng cho rừng non, thường được coi là nhiệm vụ hàng đầu.

Tác dụng của làm đất đến điều kiện nhiệt độ trong đất: Trong phạm vi địa hình nhất định của một vùng có thực bì tự nhiên dày đặc che phủ, muốn làm thay đổi nhiệt độ trong đất, phải thông qua thay đổi điều kiện chiếu sáng. Trong khi làm đất, loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thực bì tự nhiên làm cho đất quang sáng, do đó nhiệt độ mặt đất tăng, có lợi cho hoạt động của vi sinh vật trong đất phân giải các chất hữu cơ, vì vậy có lợi cho sinh trưởng của hệ rễ cây trồng, làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. Song có vùng đất quá khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, cây trồng chịu được hoặc yêu cầu có độ che bóng nhất định, trong trường hợp đó cần phải có ý giữ lại một phần thực bì hoặc phải gieo trồng các loài cây có tác dụng che bóng chung quanh hố trồng, nhằm bảo vệ cây non, tránh được nắng gió hại, sương giá và cải tạo đất.

Tác dụng của làm đất với tình hình nước trong đất: Làm đất có tác dụng làm tăng độ ẩm của đất chủ yếu do đất nhỏ, tơi xốp, cắt đứt mao quản, do đó làm tăng tính thấm nước, giảm được bốc hơi và tiêu hao nước của cỏ dại. Mặt khác thông qua làm đất có thể cải tạo được tiểu địa hình có lợi cho thấm và giữ nước nhà làm ruộng bậc thang, hố lõm, rãnh... những vùng úng trũng hoặc ngập nước, để làm cho đất thoát nước phải đào rãnh, đắp ụ, đắp luống cao...

Tác dụng của làm đất đối với tình hình chất dinh dưỡng trong đất: chất dinh dưỡng khoáng có trong đất trồng rừng nhiều hay ít, chủ yếu do độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ đá lẫn,...làm đất có thể thay đổi được một phần của nhiều nhân tố trên theo hướng có lợi cho cây trồng.

Thông qua làm đất còn tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển tốt, điều đó có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nó là một trong những cơ sở chủ yếu để chống hạn, chống gió bão và tạo điều kiện cho rừng mau khép tán, sớm hình thành một quần thể.

Đảm bảo mật độ trồng và phối trí cây hợp lý: Đất trồng rừng do đặc điểm có nhiều đá nổi trên mặt, đá chìm, cây tái sinh có giá trị kinh tế mọc rải rác hoặc tập trung, do đó mật độ và phối trí các điểm gieo trồng trên thực tế thường không được như tính toán, nhiệm vụ của làm đất lulàlll khắc phục một phần những khó khăn trên đảm bảo rừng trồng có mật độ và phối trí hợp lý.

Những nhiệm vụ của làm đất trên đây, cũng là những chỉ tiêu kỹ thuật lớn của công tác làm đất. Làm đất trồng rừng cần xuất phát từ đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây trồng, điều kiện lập địa, song cũng cần chú ý tới điều kiện kinh tế, đặc biệt ở vùng núi, trình độ dân trí còn thấp, làm đất cần phải đảm bảo chất lượng tốt đồng thời giá thành phải hạ.

- Phương thức và phương pháp làm đất trồng rừng.

* Phương thức làm đất cục bộ:

- Phương thức làm đất cục bộ ở đất bằng, có các phương pháp như sau:

+ Phương pháp làm đất theo dải, theo luống:

Dải bằng: Diện tích dải rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào công cụ làm đất và điều kiện lập địa, nhìn chung có thể rộng từ: 0,5 - 5m, dải nọ cách dải kia bằng hoặc lớn hơn chiều rộng của dải, những vùng đất có khả năng thoát nước tốt thường được áp dụng theo phương pháp này.

Luống lõm: Luống được tạo thành do hai đường rãnh, chiều rộng thường từ 0,3 - 0 7m, sâu từ 0,15 - 0,3m, hướng của luống nếu có điều kiện nên thẳng góc với hướng gió hại hoặc chạy theo đường đồng mức (nếu có độ dốc nhỏ).

Để tránh tạo thành dòng chảy mạnh gây xói mòn, trên từng đoạn dài của rãnh luống phải đắp những ụ đất. Luống lõm được áp dụng ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, đất có tầng mặt dầy, khô hạn, thoát nước tốt, cây trồng ưa ẩm hoặc chịu ẩm.

Luống cao: Được tạo thành do một hoặc hai đường rãnh, chiều rộng thường từ 0,3 - 0,7m, cao từ 0,2 - 0,3m, hướng luống chạy theo đường thoát nước tốt nhất. Luống cao thường được áp dụng ở những vùng đất trũng, thoát nước không tốt, đất hoang cỏ dại dày đặc, đất sau khai thác có độ ẩm cao.

+ Phương pháp làm đất theo hố nơi đất bằng: Hố bằng: Hố có hình vuông hay hình tròn, kích thước hố tuỳ thuộc cường độ kinh doanh, điều kiện lập địa, thực bì, đặc tính sinh vật học loài cây trồng, nhìn chung thường có kích thước từ 0,3 - 1m, sâu 0,2 - 0,5m.

Hố lõm: Hố tròn hoặc vuông có đường kính tù 0,3 - 1m, sâu 0,3 - 0,5m, xung quanh hố hoặc phía có gió hại được đắp cao 0,1 - 0,3m.

Hố lồi: Hố thường có kích thước từ 0,2 - 1m, cao từ 0,2 - 0,3m. Đối tường làm đất theo hố cũng giống như theo dải, theo luống, song do chướng ngại vật hoặc điều kiện kinh tế hạn chế nên không làm theo dải, theo luống được.

Phương thức làm đất cục bộ trên đất dốc, có các phương pháp như sau:

+ Phương pháp làm đất theo dải, bậc thang, theo rãnh:

Dải nghiêng: Hướng của dải chạy theo đường đồng mức, bề rộng tuỳ theo điều kiện lập địa và tính năng của công cụ, yêu cầu về phòng hộ, nói chung thường từ 0,5 - 3m, cự li các dải từ 1 - 2m, áp dụng ở nơi có độ dốc nhỏ (dưới 150), đất có tầng dầy, cỏ dại nhiều xói mòn nhẹ.

Bậc thang: Bề rộng bậc thang phụ thuộc vào điều kiện lập địa, nơi đất dốc, xói đá nhiều, bề rộng 0,3 - 0,6m, đất tốt 0,5 - 1m, nói chung bề rộng thường dưới im, mặt bậc thang bằng hoặc hơi nghiêng về phía ngược chiều dốc.

Đây là phương pháp làm đất có thể làm thay đổi điều kiện lập địa triệt để nhất. Rãnh: Rãnh đào theo đường đồng mức, đất đào lên đắp ở phía dưới dốc, chiều rộng và chiều sâu của rãnh do lượng nước chảy trên mặt quyết định. Theo chiều dài của rãnh, cách một cự li nhất định phải đắp một bờ nhỏ chắn ngang để tránh xói mòn.

Phương pháp này được áp dụng ở nơi có tầng đất mặt tương đối dày, đất bị xói mòn mạnh.

+ Phương pháp làm đất theo hố trên đất dốc:

Hố nghiêng: Hố có hình vuông hoặc tròn, thường có kích thước: 0,3 x 0,3 x 0,3m, hoặc 0,2 x 0,2 x 0,2m, các hố đào thường bố trí theo hình nanh sấu. Sau khi đào khoảng 2 - 3 tuần lễ nên tiến hành lấp hố, đất lấp hố phải đập nhỏ, nhặt sạch cỏ, đá cục.

Đây là phương pháp làm đất chủ yếu để trồng rừng ở những vùng đất đồi núi của nước ta hiện nay. Hố bậc thang: Hố có bề rộng từ 0,3 - im, mặt hố bằng hoặc nơi nghiêng về phía trên dốc, có thể đắp bờ cao 0,15 - 0,2m, trong một hố có thể trồng một hoặc nhiều cây. Hố bậc thang được áp dụng chủ yếu ở vùng đất có độ dốc lớn, đất bị xói mòn mạnh, đất có tầng mặt tương đối dày.

Hố vẩy cá: Hố có chiều dài 1 - 2m, rộng 0,5 - 0,7m, đất đào lên được đắp ở phía dưới dốc theo hình trăng non, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà có hoặc không cần mở một chỗ để thoát nước, mặt hố hơi dốc nghiêng về phía trên dốc. Phương pháp này thường được dùng ở nơi khô hạn, ít mưa.

-  Bón phân cho rừng trồng.

Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển của rừng trồng, đến sản lượng và chất lượng sản lượng cần thu hoạch. Trong lâm nghiệp bón phân cho rừng trồng được áp dụng khoảng trên 50 năm gần đây. Bón phân cho rừng trồng đều cho kết quả nhanh và nâng cao được tỷ lệ sống, làm tăng lượng sinh trưởng, nâng cao được sản lượng và chất lượng sản phẩm, làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh hại, với thiên tai, cải tạo đất v.v... vì vậy các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đều sử dụng phân bón cho rừng trồng, ở ta trong những năm gần đây đã sử dụng phân hữu cơ, vô cơ và phân vi sinh cho rừng trồng, đã mang cao được chất lượng và rút ngắn được chu kỳ kinh doanh của rừng trồng.

Phân bón có hiệu quả nhanh, rõ rệt đối với rừng trồng, song loại phân bón, liều lượng, thời gian và phương pháp bón để phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế của nó, còn tuỳ thuộc nhiều nhâm tố, do đó khi sử dụng phân cần lưu ý các nhân tố sau:

 + Đất: Phân bón và đất có quan hệ qua lại mật thiết và đều ảnh hưởng đến rừng trồng do vậy khi bón phân cần nghiên cứu đất về các mặt: Hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khoáng có trong đất, thành phần cơ giới, độ chua (pH) v.v... để quyết định chọn loại phân, liều lượng và nồng độ bón cho thích hợp.

+ Loài cây: Mục đích chủ yếu của bón phân là nhằm cải thiện điều kiện sống cho cây trồng, do đó khi bón phân phải xuất phát từ đặc tính sinh vật học của loài cây trồng, các loài cây khác nhau và thậm chí trong cùng một loại cây song ở các giai đoạn tuổi khác nhau, yêu cầu chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Nói chung cây lá kim có yêu cầu chất dinh dưỡng thấp hơn cây lá rộng, ở giai đoạn tuổi non cây yêu cầu về đạm nhiều hơn so với lân và khu.

+ Loại phân bón: Mỗi loại phân bón có tính chất khác nhau, sau khi bón phân vào đất hiệu quả đối với cây trồng và đất có khác nhau. Vì vậy trước khi bón cần hiểu rõ loại phân bón, hàm lượng chất khoáng và hiệu quả của phân nhanh hay chậm đệ quyết định chọn loại phân và phượng pháp bón. Nói chung các loại cây trồng đều cần đến đạm, lân và khu nhiều nhất và một số nguyên tố đa dạng và vi lượng khác.

- Phương thức và phương pháp bón phân. Trong trồng rừng có hai phương thức bón phân chủ yếu là bón lót và bón thúc.

Bón lót là bón trước hoặc đồng thời lúc trồng cây. Trong quá trình sinh trưởng và phát triểncủa rừng trồng có thể bón thúc một hoặc nhiều lần, bón thúc nên tiến hành vào giai đoạn tuổi mà cây sinh trưởng mạnh nhất. Phương pháp bón phân nhằm tạo điều kiện cho cây trồng có thể hấp thụ được nhiều phân nhất hoặc kết hợp để cải tạo đất, có nhiều phương pháp bón như bón tập trung vào gốc, vào lãnh, bón vòng quanh gốc cây, hoặc giải đều trên mặt đất, tuỳ theo mục đích, loại phân, cây trồng, điều kiện hoàn cảnh và kinh tế chọn phương pháp bón cho thích hợp.

- Phương thức và phương pháp trồng rừng:

* Trồng rừng dưới tán rừng.

Trước khi khai thác rừng từ 1 -3 năm, chặt hết toàn bộ hoặc một phần cây bụi cây non của loài cây thứ yếu mọc ở dưới tán rừng, sau đó tuỳ tình hình cây bụi, cỏ dại mà chọn cách làm đất cho thích hợp, nhìn chung câu bụi, cỏ dại càng dày đặc diện tích ô đất làm càng lớn.

Trên những ô đất đã làm tiến hành gieo hạt hoặc làm cây con. Sau khi trồng từ 1-3 năm tuỳ theo yêu cầu về ánh sáng của cây trồng mà khai thác một phần hoặc toàn bộ cây rừng. Ưu điểm của phương thức này là lợi dụng được điều kiện hoàn cảnh rừng đất tơi xốp, chưa bị nhiễm sâu bệnh hại, cỏ dại chưa xâm lấn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm được điều hoà.

Dưới tán rừng cây non không bị sương giá, nắng hại, vì vậy đỡ tốn công làm đất chăm sóc. Mặt khác lợi dụng được đất tương đối sớm, rút ngắn được chu kỳ khai thác. Song nhược điểm khi khai thác cây trồng dễ bị tổn thương cơ giới. Phương thức này có thể áp dụng cho hầu hết các cây ưa bóng hoặc lúc nhỏ chịu bóng, ở những nơi sau khai thác cỏ mọc nhiều và nhanh.

* Phương thức trồng rừng cục bộ.

Trên những vùng đất sau khai thác đã tái sinh tụ nhiên nhưng không đều hoặc số lượng cây mục đích tái sinh ít, chất lượng kém, trên đất đã khoanh núi nuôi rừng nhưng rừng mới bắt đầu phục hồi. Số lượng cây mục đích còn ít, những nơi này có thể trồng rừng cục bộ nghĩa là phối hợp tái sinh tự nhiên với trồng nhân tạo.

Có hai phương thức trồng rừng cục bộ là trồng theo hành lang (giải, băng) và theo cụm (khóm).

+ Phương thức trồng rừng cục bộ theo hành lang: Tuỳ theo mục đích trồng, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của loài cây trồng và tình hình thực bì mà quyết định bề rộng của hành lang, cự li giữa các hành lang cho thích hợp.

Trong hành lang phát bỏ toàn bộ hoặc chỉ giữ lại cây mục đích, sau đó làm đất theo hố, ô, hoặc theo băng, cách một cự li nhất định trồng một cây, một nhóm cây hoặc gieo hạt thẳng. Băng chừa được giữ nguyên không tác động hoặc được chặt nuôi dưỡng chỉ giữ lại cây mục đích.

Phương thức này lợi dụng được điều kiện tiểu khí hậu và đất tốt của rừng, cây trồng được băng chừa lại giữ đất, giữ nước, chống sói màn, hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời có tác dụng che chở cho cây non tránh được thời tiết bất lợi, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, giảm được công chăm sóc.

Khuyết điểm chủ yếu của phương thức này là nếu bề rộng của hành lang không thích hợp, cây trồng thường bị thiếu ánh sáng, mặt khác băng chừa là nơi ẩn náu của nhiều loại côn trùng, dã thú phá hoại.

Ở nước ta phương thức trồng rừng cục bộ theo hành đã áp dụng thành công với cây mỡ.

+ Phương thức trồng rừng cục bộ theo khóm (cụm): Tuỳ theo tình hình tái sinh, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của cây trồng mà quyết định số lượng và phân bố các khóm cho thích hợp.

Nguyên tắc của phương thức này là trong mỗi khóm phải trồng dày (trồng nhiều cây con hay gieo nhiều hạt), trong quá trình chăm sóc mỗi cụm chỉ giữ lại 1 -2 cây tốt nhất. Ưu điểm của trồng theo khóm là do số lượng cá thể nhiều nên sớm hình thành quần thể thực vật có lợi cho cây non cạnh tranh với cỏ dại và các yếu tố có hại của thời tiết, rễ dụng thực hiện chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.

Song tốn hạt giống, cây con, khó hoặc không sử dụng được cơ giới hoá trong trồng rừng và chăm sóc. Phương thức này được áp dụng ở nơi sau khai thác cỏ dại mọc nhiều, tái sinh tự nhiên không đều, nơi khoanh núi nuôi rừng những cây chủ yếu tái sinh ít.

* Phương thức trồng rừng toàn diện.

Trồng rừng được tiến hành đều khắp trên đất trồng, không có sự tham gia của cây con tái sinh tự nhiên. Ở nước ta phương thức trồng rừng toàn diện được áp dụng rộng rãi trên đất tầng thứ sinh nghèo kiệt, đất sau khai thác còn tính chất đất rừng để trồng cây Mờ, Quế, Dầu v.v… Trên đất đồi núi nghèo xấu, đã mất tính chất đất rừng để gây trồng cây Thông, Bạch đàn, Keo v.v....

* Phương pháp trồng rừng bằng gieo hạt thẳng.

Đặc điểm của phương pháp này là dùng hạt giống gieo trực tiếp trên đất trồng rừng không qua giai đoạn vườn ươm.

6. So sánh với phương pháp có ưu - khuyết điểm như sau:

Ưu điểm:

+ Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng là phương pháp thích hợp nhất với đặc tính sinh vật học của cây trồng vì hạt được gieo trực tiếp trên đất trồng rừng, cây non mới lên đã được sống trong hoàn cảnh của nơi trồng.

 + Do gieo hạt thẳng nên cây có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh không bị biến hình hoặc phát triển không bình thường.

+ Số lượng hạt gieo nhiều nên số lượng cây non mọc nhiều, dễ dàng thực hiện chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.

+ Có thể dùng máy bay để gieo hạt thẳng ở những vùng đất rộng lớn, do đó đẩy nhanh được tấc độ trồng rừng, đỡ tốn công, giá thành trồng rừng hạ, đầu tư ít.

Nhược điểm:

+ Sau khi trồng số lần và thời gian chăm sóc nhiều hơn, tốn nhiều hạt giống hơn so với trồng rừng bằng cây con. Hạt sau khi gieo xuống đất cây con mới nhú mầm dễ bị nguy hại bởi chim, kiến, cỏ dại và thời tiết bất lợi v.v...

+ Công tác trồng rừng thường bị hạn chế bởi tính chu kỳ được mùa hạt giống, kỹ thuật cất trữ hạt, điều kiện lập địa và đặc tính sinh vật học của loài cây trồng.

Đặc điểm kỹ thuật:

+ Chọn nơi gieo: Gieo hạt bằng tay thường thực hiện ở nơi có diện tích nhỏ bé nên chọn nơi có khí hậu ôn hoà, đất tốt ẩm xốp, ít cỏ dại và nguy hại của chim thú.

Phương pháp trồng rừng bằng cây con.

Trồng rừng bằng cây con là dùng cày con, chủ yếu đã được nuôi dưỡng trong vườn ươm một thời gian, làm nguyên liệu để trồng rừng. Đây là phương pháp trồng rừng chắc chắn nhất và được áp dụng rộng rãi nhất, so với trồng rừng bằng gieo hạt thẳng có những ưu khuyết điểm sau:

Ưu điểm:

+ Cây con đem trồng có đủ thân, rễ, lá nên có sức đề kháng cao sơ với hoàn cảnh, chủ yếu là khô hạn và cỏ dại, vì vậy phương pháp trồng rừng này có thể áp dụng trong mọi lập địa.

+ Tiết kiệm được hạt giống, giảm được thời gian và số lần chăm sóc.

Nhược điểm: Phương pháp này là quá trình sản xuất phức tạp đòi hỏi nhiều chi phí sức lao động do phải ươm cây, do vận chuyển cây con nên giá thành thường cao hơn so với gieo hạt thẳng cây con dễ bị tổn thương cơ giới và hệ rễ bị biến hình.

Đặc điểm kỹ thuật:

+ Loại cây con: Cây con sử dụng để trồng rừng có thể chia làm hai loại:

Cây con được tạo thành từ hạt giống (cây thực sinh) bao gồm cây gieo ươm ở vườn ươm (cây gieo, cây cấy, cây thân cụt) và cây dại (tái sinh tự nhiên tù hạt). Cây con được tạo thành từ thân, cành, rễ (cây phân sinh).

Trong công tác trồng rừng của ta hiện nay loại cây con được sử dụng phổ biến nhất là những cây được gieo ươm nuôi dưỡng ở vườn ươm từ hạt giống, cây dại rất ít được sử dụng vì số lượng đủ tiêu chuẩn ít, phân tán, chỉ có thể lợi dụng để trồng dặm trên diện tích hẹp vào những năm thiếu cây con.

+ Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tỷ lệ sống thời gian ổn định sau khi trồng và tốc độ sinh trưởng ban đầu của rừng, ngoài ảnh hưởng của điều kiện lập địa, kỹ thuật trồng, chăm sóc, còn do cây con đem trồng có đủ tiêu chuẩn hay không quyết định. Tiêu chuẩn cây con bao gồm phẩm chất và tuổi. Đánh giá phẩm chất cây con tốt hay xấu chủ yếu căn cứ vào hình thái cây ươm, biểu hiện ở đường kính cổ rễ, chiều cao thân cây phải đạt được một kích thước nhất định tuỳ theo loài cây.

Ngoài ra với cây lá kim phải còn ngọn, cây lá rộng không được tỉa cành và một số tiêu chuẩn khác như không bị sâu bệnh, tổn thương cơ giới.v.v ...Về tuổi cây con, tuỳ theo mục đích, điều kiện lập địa, trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng, giá thành rừng trồng v.v,... mà quy định tuổi khác nhau.

Trồng cây con nhỏ tuổi, ít tốn công chăm sóc ở vườn ươm và công vận chuyển, song sức chống đỡ với khô hạn, cỏ dại và thời tiết bất lợi, nói chung là yếu, mặt khác thường tốn công chăm sóc sau khi trồng.

Xem thêm dự án đầu tư phát triển nông nghiệp Long An

Tại sao nên chọn Công Ty CP Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương ?

  •  Đơn vị chuyên cung cấp các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.
  • Tư vấn nhiệt tình, giá thành thấp, mang tính cạnh tranh cao.
  • Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.
  • Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:
  • Lắng nghe nhu cầu, yêu cầu của khách hàng.
  • Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng duyệt kí kết hợp đồng.
  • Đúng thời gian hoàn thành quy định dự án theo yêu cầu của khách hàng

LIÊN HỆ: 0903 649 782

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng