Báo cáo ĐTM dự án khai thác mỏ đá vôi

Báo cáo ĐTM dự án khai thác mỏ đá vôi và quy trình lập dự án xin khai thác mỏ đá, hồ sơ xin phê duyệt giấy phép môi trường của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng, xin chấp thuận đầu tư dự án khai thác mỏ.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 6

1.1. Thông tin chung về Dự án 6

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 7

1.3. Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc Gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan hệ của Dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật liên quan 7

1.4. Phạm vi ĐTM của Dự án 8

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 8

2.1. Các văn bản pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 8

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án 11

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập 11

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 11

4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13

4.1. Các phương pháp ĐTM 13

4.2. Các phương pháp khác 15

5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 16

5.1. Thông tin về dự án 16

5.1.1. Thông tin chung. 16

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất. 16

5.1.3. Công nghệ sản xuất (nếu có). 16

5.1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án. 16

5.1.5. Các yếu tố nhạy cảm vê môi trường (nếu có): Không 17

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 17

5.2.1. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn thi công dự án. 17

5.2.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn vận hành dự án. 17

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 18

5.3.1. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh giai đoạn thi công dự án 18

5.3.2. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh giai đoạn vận hành dự án. 18

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 20

5.4.1. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công dự án 20

5.4.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành dự án 20

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án 22

1.1. Thông tin chung về Dự án 25

1.1.1. Tên dự án 25

1.1.2. Chủ dự án 25

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án 25

1.1.3.1. Vị trí địa lý của dự án 25

1.1.3.2. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi Dự án 26

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của Dự án 27

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yêu tố nhạy cảm về mô trường. 28

1.1.6. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án 28

1.1.6.1. Mục tiêu của dự án 28

1.1.6.2. Quy mô, công suất dự án 28

1.1.4.3. Công nghệ và loại hình dự án 30

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 30

1.2.1. Các hạng mục công trình chính của dự án 30

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án 31

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và BVMT của Dự án 33

1.3.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án 35

1.3.1.1. Giai đoạn khai thác của Dự án 35

1.3.2. Sản phẩm của Dự án 37

1.4. Công nghệ khai thác, vận hành của dự án 37

1.5. Biện pháp tổ chức thi công 40

1.5.1. Biện pháp tổ chức thi công của Dự án 40

1.5.2. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình triển khai Dự án 40

1.5.2.1. Giai đoạn khai thác của Dự án 40

1.5.2.2. Giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án 41

1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 41

1.6.1. Tiến độ thực hiện Dự án 41

1.6.2. Vốn đầu tư 41

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 41

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 44

2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Dự án 44

2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 44

2.1.1.2. Điều kiện khí hậu, khí tượng 47

2.1.1.3. Điều kiện thủy văn 48

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 48

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HOẠT KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 49

2.2.1. Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật 49

2.2.1.1. Dữ liệu về đặc điểm môi trường khu vực Dự án 49

2.2.1.2. Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật khu vực Dự án 49

2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 50

2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 50

2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 51

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM 52

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN 52

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn khai thác 53

3.2.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải 53

3.2.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải 67

3.2.1.3. Dự báo các tác động liên quan đến rủi ro và các sự cố môi trường 73

3.2.1.3. Đánh giá tổng hợp các tác động của Dự án 76

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn khai thác 79

3.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải 79

3.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải 87

3.2.2.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó các rủi ro, sự cố 92

3.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BVMT 94

3.4.1. Danh mục công trình, kế hoạch thực hiện và kinh phí thực hiện công trình BVMT 94

3.4.2. Tổ chức thực hiện 95

3.5. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 95

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 98

4.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 98

4.1.1. Căn cứ đề xuất phương án 98

4.1.2. Đề xuất phương án 99

4.1.2.1. Phương án 1 99

4.1.2.2. Phương án II 99

4.1.3. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 100

4.4. DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 108

4.4.1. Căn cứ tính dự toán 108

4.4.2. Nội dung của dự toán 108

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 113

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 113

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 117

5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 117

5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn khai thác (vận hành thương mại) 118

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN 121

6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 121

6.1.1. Tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn UBND cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bới dự án 121

6.1.2. Tóm tắt quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 122

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 122

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 125

1. KẾT LUẬN 125

1.1. Các tác động tích cực của Dự án đến môi trường và kinh tế xã hội của địa phương 125

1.2. Một số tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường 125

2. KIẾN NGHỊ 125

3. CAM KẾT 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ LỤC 133

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 133

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 133

Báo cáo ĐTM dự án khai thác mỏ đá vôi và quy trình lập dự án xin khai thác mỏ đá, hồ sơ xin phê duyệt giấy phép môi trường của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng, xin chấp thuận đầu tư dự án khai thác mỏ.

MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 

1.1. Thông tin chung về Dự án

Việt Nam đang trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, khai thác đá vôi vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng phục vụ cho các ngành như: vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, thuỷ lợi,... và các ngành kinh tế khác.

Hợp tác xã sản xuất khai thác đá vôi xã Đội Cấn là một trong những đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong khai thác, sản xuất chế biến đá vôi. Hiện nay, Hợp tác xã sản xuất khai thác đá vôi xã Đội Cấn đang hoạt động khai thác đá vôi theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 20/GP-UBND ngày 27/4/2015; diện tích vực khai thác 3,13 ha, công suất khai thác là 110.000 m3/năm, thời hạn của giấy phép là 7 năm, phục vụ cho nhu cầu xây dựng của khu vực và sự phát triển kinh tế tỉnh. Để có đủ điều kiện tiếp tục xin cấp Giấy phép khai thác mỏ đá vôi Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố, tỉnh Tuyên Quang theo quy định của Luật Khoáng sản cũng như phát huy tối đa được cơ sở vật chất đã đầu tư, phục vụ cho việc mở rộng sản xuất trong tương lai. Hợp tác xã sản xuất khai thác đá vôi xã Đội Cấn đã báo cáo đề xuất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép mở rộng diện tích mỏ đá vôi Cây Khế tại Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 về việc phê duyệt bổ sung 01 mỏ khoáng sản mới và mở rộng diện tích mỏ đá cấp phép làm vật liệu xây dựng thông thường vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Hợp tác xã sản xuất khai thác đá vôi xã Đội Cấn đã tiến hành thăm dò mở rộng mỏ đá vôi Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang và được UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt trữ lượng mỏ đá vôi Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tại Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 19/02/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc Phê duyệt trữ lượng, tài nguyên khoáng sản trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mở rộng mỏ đá vôi Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang.

Trên cơ sở nội dung trên, Hợp tác xã sản xuất khai thác đá vôi xã Đội Cấn đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH tư vấn và đầu tư Sơn Thái tiến hành lập “Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” trình các cấp có thẩm quyền thẩm định dự án để thực hiện các bước tiếp theo đưa mỏ vào hoạt động khai thác theo đúng Luật khoáng sản.

Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang chấp thuận cho phép điều chỉnh, gia hạn thời gian hoạt động Dự án tại Quyết định số 332/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2022

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và quy định tại số thứ tự 9 mục III, số thứ tự 11 mục IV phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án sau điều chỉnh thuộc dự án đầu tư nhóm II, thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường (Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020).

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư: UBND tỉnh Tuyên Quang.

Cơ quan phê duyệt Dự án đầu tư: Hợp tác xã sản xuất khai thác đá vôi xã Đội Cấn.

1.3. Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc Gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan hệ của Dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật liên quan

Quá trình triển khai Dự án có mối quan hệ chặt chẽ với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khai thác khoáng sản cụ thể như sau:

*) Quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội

- Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025.

Tại quyết định có thể hiện: Tiếp tục thăm dò đối với các điểm khoáng sản đã điều tra đánh giá ở thời kỳ trước, đồng thời thăm dò mở rộng các điểm khoáng sản có triển vọng.

*) Các quy hoạch về khai thác khoáng sản

- Quyết định số 514/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quagn về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung "Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến 2020, tầm nhìn 2030".

Tại quyết định có thể hiện: Khu vực dự án không thuộc khu vực các khu vực cấm, tạm cấm khai thác khoáng sản.

- Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt bổ sung 01 mỏ khoáng sản mới và mở rộng diện tích mỏ đá cấp phép làm vật liệu xây dựng thông thường vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030

*) Quy hoạch sử dụng đất

- Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030.

Tại quyết định có thể hiện: Dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030.

Vì vậy, việc thực hiện Dự án “Khai thác mỏ đá vôi thôn Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang (Dự án điều chỉnh, khai thác mở rộng) đáp ứng mục tiêu về quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

1.4. Phạm vi ĐTM của Dự án

*) Phạm vi không gian: ĐTM trên toàn bộ phần diện tích chiếm dụng của Dự án là 6,43ha bao gồm:

- Khai trường: 5,3ha.

- Các hạng mục phụ trợ: 1,13ha, gồm: Khu vực trạm nghiền sàng đá, mặt bằng bãi chứa sản phẩm; nhà văn phòng kiêm nhà nghỉ; nhà bếp ăn; kho VLNCN; giếng nước; Trạm biến áp; xưởng sửa chữa cơ khí; nhà kho.

*) Phạm vi thời gian: Toàn bộ quá trình thực hiện Dự án là 13 năm

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

(1). Về lĩnh vực môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 10/2021/BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

(2). Về lĩnh vực đất đai

- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết  thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của BTNMT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

(3). Về lĩnh vực khoáng sản

- Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050;

- Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử  phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

- Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

- Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07/7/2009 của Bộ Công thương quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;

- Thông tư số 66/2016/TT-BTC ngày 29/4/2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

 (4). Về lĩnh vực bảo vệ sức khỏe

- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động;

(5). Về lĩnh vực tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước ngày 21/06/2012 ;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

(6). Về lĩnh vực đa dạng sinh học

- Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;

- Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017 ;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

(7). Một số lĩnh vực khác

- Luật Khí tượng thủy văn ngày 23/11/2015;

- Luật Đầu tư ngày 17/6/2020.

- Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi bổ sung Luật Xây dựng năm 2020.

(8). Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 04:2009/BTC - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;

- QCVN 05:2012/BLĐTCBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá.

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ;

- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- TCVN 6705:2009 - Tiêu chuẩn quốc gia về Chất thải rắn thông thường - Phân loại;

- TCVN 6707:2009 - Tiêu chuẩn quốc gia về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo và phòng ngừa;

- TCVN 5326:2008 - Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên.

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án

- Giấy chứng nhận đầu tư số 15121000111 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang chứng nhận lần đầu ngày 04/11/2014 đối với Dự án khai thác mỏ đá vôi thôn Cây Khế, xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang (nay là phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang);

- Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt bổ sung 01 mỏ khoáng sản mới và mở rộng diện tích mỏ đá cấp phép làm vật liệu xây dựng thông thường vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 19/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về phê duyệt trữ lượng, tài nguyên khoáng sản trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mở rộng mỏ đá vôi Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang;

- Quyết định số 332/QĐ-UBND ngày 31/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh, gia hạn thời gian hoạt động Dự án khai thác mỏ đá vôi thôn Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang.

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập

- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mở rộng mỏ đá vôi Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang;

- Hồ sơ tài liệu địa chất và Báo cáo hoạt động khoáng sản đến 30/6/2021.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác lộ thiên mỏ đá vôi thuộc thôn Khe Cua và thôn Cây Khế, xã Đội Cấn, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, năm 2009.

- Đề án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án đầu tư khai thác mỏ đá vôi thôn Cây Khế, xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, năm 2015.

- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Khai thác mỏ đá vôi thôn Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang (Dự án điều chỉnh, khai thác mở rộng)”, năm 2022.

- Hồ sơ thiết kế cơ sở Dự án “Khai thác mỏ đá vôi thôn Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, năm 2022.

- Các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến Dự án.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Hợp tác xã sản xuất khai thác đá vôi xã Đội Cấn là cơ quan chủ trì thực hiện, phối hợp với đơn vị tư vấn trong việc lập báo cáo ĐTM của Dự án này.

Báo cáo ĐTM dự án khai thác mỏ đá vôi và quy trình lập dự án xin khai thác mỏ đá, hồ sơ xin phê duyệt giấy phép môi trường của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng, xin chấp thuận đầu tư dự án khai thác mỏ.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1. Thông tin về dự án

5.1.1. Thông tin chung.

- Tên dự án: Dự án “Khai thác mỏ đá vôi thôn Cây Khế, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang (Dự án điều chỉnh, khai thác mở rộng)”

- Chủ dự án:

Chủ dự án: Hợp tác xã sản xuất khai thác đá vôi xã Đội Cấn

Đại diện theo pháp luật: Ông Dương Xuân Hùng     Chức vụ: Giám đốc.

Địa chỉ liên hệ: Phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang 

Thời gian thực hiện Dự án: 13 năm.

- Vị trí địa lý của dự án:

Dự án được thực hiện tại mỏ hiện hữu thuộc phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích dự án  6,43ha. Ranh giới khu vực mỏ được giới hạn bởi 8 điểm góc có toạ độ theo hệ toạ độ VN 2000 kinh tuyến trục 1060, múi chiếu 30 được nêu trong Bảng 1.1 chương 1.

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất.

- Phạm vi quy mô:

Tổng diện tích đất sử dụng cho khai thác mỏ và diện tích đất sử dụng xây dựng công trình phụ trợ là: 6,43 ha. Trong đó:

+ Mặt bằng khu khai trường khai thác là 5,3ha.

+ Các công trình phụ trợ: 1,13 ha

- Công Suất:

+ Công suất của mỏ hiện hữu: Hiện trạng mỏ đang khai thác với công suất 110.000 m3/năm (theo giấy phép số 02/GP-BTNMT).

+ Công suất của mỏ khi điều chỉnh mở rộng:

- Khai thác đá vôi: 110.000 m3/năm (trong toàn bộ thời gian hoạt động của Dự án)

- Khai thác đất san lấp: 45.000 m3/năm (trong 3 – 5 năm đầu hoạt động của Dự án điều chỉnh, mở rộng). 

5.1.3. Công nghệ sản xuất (nếu có).

- Công nghệ khai thác: Mỏ hiện hữu áp dụng công nghệ khai thác khấu theo lớp đứng, cắt tầng nhỏ vận tải trực tiếp tại từng mức cao độ. Dự án điều chỉnh, mở cũng sẽ tiếp tục áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng, cắt tầng nhỏ, vận tải trực tiếp bằng ô tô.

- Loại hình Dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C (dự án khai thác khoáng sản với mức vốn dưới 120 tỷ); cấp công trình: cấp II.

5.1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.

Hiện nay, các hạng mục xây dựng đã được đầu tư đảm bảo phục vụ cho công tác khai thác mỏ với công suất thiết kế theo yêu cầu của Nhà máy nên không cần xây dựng thêm. Hoạt động của dự án bao gồm: (1). Hoạt động khai thác đá vôi gồm khoan nổ mìn, Xúc bốc, Vận chuyển; (2). các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại mỏ và (3). Các hoạt động sửa chữa máy móc trang thiết bị tại dự án.

5.1.5. Các yếu tố nhạy cảm vê môi trường (nếu có): Không

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.2.1. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn thi công dự án.

Do dự án đã đi vào khai thác và giai đoạn này không phát sinh thi công xây dựng bất kỳ hạng mục nào do đó Dự án không thực hiện giai đoạn thi công nên không có khả năng tác động xấu đến môi trường đối với giai đoạn này.

5.2.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn vận hành dự án.

Tổng diện tích đất sử dụng cho khai thác mỏ và diện tích đất sử dụng xây dựng công trình phụ trợ là: 6,43 ha. Trong đó:

+ Mặt bằng khu khai trường khai thác là 5,3ha.

+ Các công trình phụ trợ: 1,13 ha

* Các hoạt động có khả năng gây tác động xấu đến môi trường gồm:

Bảng 1.3.Tổng hợp các hoạt động có khả năng gây tác động xấu đến môi trường

 tại dự án

TT

Hoạt động

Chất thải phát sinh

Đối tượng bị tác động

1

Phát quang thực vật tại phần diện tích nguyên trạng còn lại

Sinh khối thực vật

Môi trường đất, hệ sinh thái

2

Cải tạo, nâng cấp khu nhà điều hành

Bụi, CTR xây dựng

Môi trường không khí, đất, hệ sinh thái và con người

3

Nổ mìn phá đá

Bụi, khí thải, chất thải rắn, đá văng

Môi trường không khí, đất, hệ sinh thái và con người

4

Vận chuyển đá vôi nguyên liệu về trạm đập

Bụi, khí thải, đá rơi vãi

Môi trường không khí, hệ sinh thái và con người

5

Phá đá quá cỡ, san gạt, bốc xúc

Bụi, khí thải

Môi trường không khí, đất, hệ sinh thái và con người

6

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc

Khí thải, chất thải rắn nguy hại, nước thải

Môi trường không khí, nước, đất, hệ sinh thái và con người

7

Sinh hoạt của CBCNV tham gia khai thác mỏ

Nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp.

Môi trường nước, đất, không khí, hệ sinh thái và con người

8

Thoát nước mưa, nước thải

Nước mưa, nước thải

Môi trường nước, đất và hệ sinh thái nước

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh giai đoạn thi công dự án

Do dự án đã đi vào khai thác và giai đoạn này không phát sinh thi công xây dựng bất kỳ hạng mục nào do đó Dự án không gây ra tác động môi trường hay phát snih chất thải đối với giai đoạn này.

5.3.2. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh giai đoạn vận hành dự án.

a. Các tác động môi trường chính liên quan đến chất thải

*) Tác động môi trường không khí

- Bụi phát sinh do hoạt động khoan nổ mìn.

- Bụi phát sinh từ hoạt động bốc xúc, xúc chuyển.

- Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển.

- Khí thải phát sinh do hoạt động của máy móc thi công, hoạt động nổ mìn.

*) Tác động đến môi trường nước

- Tác động do nước thải sinh hoạt.

- Tác động do nước mưa chảy tràn.

- Tác động nước thải phát sinh từ quá trình xịt rửa bánh xe.

*) Tác động do chất thải rắn và chất thải nguy hại

- Chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải nguy hại.

b. Các tác động môi trường chính không liên quan đến chất thải

- Tác động do hoạt động nổ mìn.

- Tác động do hoạt động xúc chuyển đá xuống bãi xúc.

- Tác động do tiếng ồn, độ rung.

- Tác động tới địa hình, địa mạo, cảnh quan.

- Tác động tới kinh tế - xã hội khu vực.

- Tác động tới hệ sinh thái.

- Tác động đến hoạt động giao thông.

- Tác động cộng hưởng của dự án và hoạt động của các mỏ xung quanh.

c. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ Dự án

*) Quy mô, tính chất của bụi, khí thải và vùng có thể bị tác động

- Bụi phát sinh từ hoạt động khoan lỗ mìn.

- Bụi từ hoạt động bốc xúc, xúc chuyển đá nguyên liệu và đá dolomit.

- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển: thành phần chủ yếu là bụi, khí thải chính phát sinh như: SO2, NOx, CO.

- Khí thải phát sinh từ hoạt động nổ mìn và máy móc thi công.

+ Hoạt động nổ mìn phát sinh ra các khí N2O5, NO, CO, H2S với tổng tải lượng tính toán cụ thể tại chương 3. Khí thải từ hoạt động này tác động cục bộ tại khu vực khai thác.

+ Khí thải từ hoạt động máy móc, thiết bị thi công chủ yếu là SO2, CO, NOx, bụi, VOC. Nồng độ chất ô nhiễm vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn. Khu thải từ hoạt động này chủ yếu tác động cục bộ tại khu vực khai thác.

Tính toán khối lượng bụi và khí thải phát sinh được thể hiện chi tiết tại Mục 3.2.1 chương 3 của báo cáo.

*) Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động

- Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là:  4,24 m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất rắn lở lửng, chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh. Chi tiết tính toán lượng nước thải phát sinh được thể hiện tại Mục 3.2.1 chương 3 của báo cáo.

- Nước thải phát sinh từ xịt rửa bánh xe: 26,5 m3/ngày. Thành phần nước thải bao gồm chất rắn lơ lửng và dầu mỡ. Chi tiết được thể hiện tại chương 3 của báo cáo.  

- Nước mưa chảy tràn phát sinh lớn nhất 35.014 m3/ngày và tải lượng chất ô nhiễm là: 1.832,4g N; 278,5g P; 27.485,5g COD; 27.485,5g TSS. Thành phần nước mưa chảy tràn chủ yếu là chất rắn lở lửng, đất, cát, dầu mỡ. Chi tiết tính toán được thể hiện tại chương 3.  

Vùng chịu tác động: khu vực Dự án, hệ thống thoát nước chung của khu vực và sông Thương (đoạn tiếp nhận nước thải, nước mưa của Dự án và vùng hạ lưu).

*) Quy mô, tính chất của CTR

- Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh: 26,5 kg/ngày. Thành phần rác thải bao gồm các chất vô cơ như túi nilon, vỏ chai, thủy tinh và các chất hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ hoa quả,...

- Khối lượng đá dolomit phát sinh trong quá trình khai thác hiện hữu cũng như khi nâng công suất là 1.693.075 m3. Tuy nhiên, toàn bộ lượng đá này được tận dụng một phần nhỏ làm nguyên liệu sản xuất xi măng, phần còn lại tạm thời được chứa tại bãi thải và chủ đầu tư đã có chủ trương báo cáo với cơ quan chức năng xin được tận lượng đá thải này làm vật liệu xây dựng để phát huy tối đa hiệu quả về mặt kinh tế, tránh gây ô nhiễm môi trường và tăng thu ngân sách cho địa phương.

Chi tiết tính toán khối lượng CTR phát sinh được thể hiện tại Mục 3.2.1 chương 3 của báo cáo.

*) Quy mô, tính chất của CTNH

 Khối lượng CTNH phát sinh lớn nhất khoảng 50 kg/tháng (chi tiết được tính toán tại chương 3 của báo cáo. Thành phần chất thải chủ yếu là dầu thải, giẻ lau, găng tay dính dầu, bóng đèn thải.

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công dự án

Tất các cả công trình đều là hiện hữu tại dự án và dự án không thực hiện giai đoạn thi công xây dựng do đó các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường hiện hữu sẽ tiếp tục được áp dụng luôn cho giai đoạn vận hành dự án.

5.4.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành dự án

*) Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải

- Thực hiện nổ mìn theo đúng hộ chiếu nổ mìn được phê duyệt.

- Quy định tốc độ của xe chạy trong khu vực khai trường ≤ 10km/h; tốc độ vận chuyển trên tuyến đường từ mỏ về tới trạm đập và trạm nghiền khoảng 30km/h; xe vận chuyển được phủ bạt kín hoặc đóng nắp ben và chở đúng tại trọng xe.

*) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

- Nước thải sinh hoạt: sử dụng 02 nhà vệ sinh được xây dưng ở khu phụ trợ. Toàn bộ nước thải từ nhà vệ sinh thuê đơn vị chức năng địa phương hút và xử lý theo đúng quy định.

- Nước từ quá trình xịt rửa bánh xe: xịt rửa bánh xe tại bãi mặt bằng sân công nghiệp. Nước thải từ hoạt động này sẽ được thu gom về bể xử lý 2 ngăn để xử lý váng dầu sau đó nước từ bể xử lý dầu sẽ được chảy về hồ lắng chung của dự án để tiếp tục xử lý trước khi thải ra môi trường ngoài.

- Nước mưa chảy tràn: được dẫn theo các mương, rãnh thu về hồ lắng. Nước thải sau hồ lắng đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với Kq=0,9; Kf=0,9.

*) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTR thông thường

Rác thải sinh hoạt phát sinh được thu gom vào 02 thùng phuy dung tích 200 lít/thùng hiện hữu, các thùng chứa đều có nắp đậy kín. Sau đó định kỳ rác thải được công nhân vận chuyển về kho chứa chất thải sinh hoạt của NMXM Đồng Bành vào cuối ngày làm việc.

*) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH

CTNH được phân loại, thu gom vào 03 thùng phuy dung tích 200 lít/thùng, có nắp đậy kín, dán nhãn phân loại. Sau đó vận chuyển về kho chứa CTNH (diện tích 15m2).

Hợp tác xã sẽ tiếp tục ký hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt, CTNH.

*) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

- Tiếp tục trang bị nút tai, mũ chụp cho CBCNV tham gia thi công trên công trường.

- Làm việc đúng thời gian quy định 1 ngày/2 ca luân phiên và 1 ca/7h.

- Định kỳ bảo dưỡng, bảo trì, tra dầu bôi trơn, siết chặt ốc vít hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng của các trang thiết bị khai thác mỏ tại xưởng sửa chữa máy móc và thiết bị của dự án với tần suất 1 tháng/lần.

*) Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường:

Sau khi kết thúc khai thác, tận dụng địa hình có sẵn:

- Tiến hành cải tạo khu vực moong khai thác (phủ lớp đất đá dày 0,3m và lu nèn) thành hồ chứa nước sử dụng cho việc nuôi trồng thủy sản, dự trữ nước phục vụ cho hoạt động tưới tiêu nông nghiệp khu vực. Xây dựng hàng rào ngăn người, gia súc vào và lắp đặt một số biển báo nguy hiểm để cảnh báo. Cải tạo rãnh thoát nước và lắp đặt cống tràn cho hồ chứa nước.

- Khu mặt bằng chế biến, sản xuất công nghiệp nằm phía bên ngoài moong khai thác theo hướng Nam và Đông Nam có độ cao từ cos +58 đến cos +62, hướng dốc thoải về phía moong khai thác, tạo thành bờ đập vững chắc bảo vệ hồ nước. Tại khu vực này, sau khi kết thúc khai thác sẽ tiến hành tháo dỡ các hạng mục công trình phụ trợ, san gạt tạo mặt bằng, đổ đất màu (chiều dày 0,3m) trồng cây keo tai tượng để phục hồi môi trường.

- Lập hồ sơ đóng cửa mỏ, sau đó trả lại cho địa phương quản lý.

Hạng mục 1: Cải tạo phục hồi môi trường khu khai trường khai thác

a) Đối với sườn tầng kết thúc khai thác với góc nghiêng 700 và chiều cao tầng kết thúc khai thác từ 11m – 50m, trong quá trình khai thác, đơn vị cam kết sẽ thực hiện theo đúng thiết kế khai thác đảm bảo ổn định kết cấu bờ moong, an toàn cho hoạt động khai thác. Sau khi kết thúc khai thác, sẽ tiến hành thu dọn và xử lý toàn bộ những viên đá còn vướng, mắc trên sườn tầng, gia cố các khe nứt bằng vữa bê tông nhằm loại bỏ nguy cơ đá lăn.

b) Đối với đáy moong khai thác cuối cùng, có diện tích được khoanh định trên bản đồ là 2,32 ha, sau khi kết thúc khai thác:

- Phủ lớp đất đá dày 0,3m rồi tiến hành lu nèn để chống thấm nước:

+ Khối lượng đất đá để gia cố đáy moong: 23.200 m2 * 0,3m = 6.960 m3.

+ Nguồn đất đá: Tận dụng lượng đất đá phủ bề mặt được đơn vị lưu giữ tại bãi thải.

+ Sử dụng các máy móc, thiết bị, phương tiện của đơn vị để thi công.

c) Xây lắp hàng rào thép gai xung quanh hồ:

Sau khi hoàn thành cải tạo, gia cố đáy moong khai thác, cách mép bờ moong 1m, đơn vị sẽ tiến hành chôn cọc bê tông, rồi giăng dây thép gai xung quanh để ngăn gia súc, người. Theo số liệu khoanh định trên bản đồ cho thấy, chiều dài cần lắp hàng rào khoảng 757 m(chi tiết theo Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo) và cắm  biển cảnh báo nguy hiểm. Cụ thể:

- Sử dụng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, kích thước (10 x 10 x 150 cm) mua tại các đơn vị đúc bê tông trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Cọc bê tông được chôn sâu 0,4m (0,3x0,3x0,4), khoảng cách giữa các cột bê tông là 5m. Số lượng cột bê tông ước tính khoảng: 151 cột, khối lượng bê tông: 2,3 m3.

- Tiến hành lắp hàng rào thép gai, chiều cao 1,1 m. khoảng cách giữa các dây thép là 0,3 m. Tổng chiều dài dây thép cần: 757 x 3 = 2.271 m.

Vậy, khối lượng dây thép gai (9m/1kg): 3 x 2.271 m x 1kg/ 9m = 757 kg. Cấu tạo hàng rào như sau:

- Cắm 10 biển cảnh báo nguy hiểm tại những vị trí dễ quan sát.

d) Hiện trạng khu vực mỏ có cao độ thấp dần về hướng Đông. Hiện tại nước mưa chảy tràn của mỏ đang được thu gom bằng hệ thống rãnh hở thu về hố lắng sau đó chảy theo công ngầm qua đường nội bộ (cao độ của cống hiện tại ở cos +54 , sau đó thoát xuống mương thoát nước trung của khu vực. Do vậy phương án cải tạo thành Hồ nước sẽ được bố trí xây lắp cống thoát nước chảy tràn Ø 40cm (đường kính 40cm) để duy trì mực nước trong hồ chứa ở cos +55,5. Cấu tạo cống chảy tràn bằng ống bê tông ly tâm đúc sẵn. Chiều dài cống chảy tràn khoảng 40m tính từ mép bờ moong. Vị trí xây lắp cống chảy tràn được thể hiện chi tiết trên Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo. (cos cao độ của rãnh thoát nước cũng đã được bổ sung trong bản đồ) đảm bảo việc giữ mực nước hồ ở cos 55,5.

Hạng mục 2: Cải tạo phục hồi môi trường khu mặt bằng chế biến, sản xuất công nghiệp

- Tháo dỡ các hạng mục công trình hiện hữu trên mặt bằng.

- San gạt tạo mặt bằng, đổ đất màu để trồng cây xanh

Toàn bộ diện tích khu vực mặt bằng chế biến, sản xuất công nghiệp trước đây là đất trồng mầu của các xã viên do đó sau khi tháo dỡ các máy móc thiết bị, công trình trên bề mặt sẽ tiến hành san gạt tạo mặt bằng, đổ đất màu (chiều dày lớp đất mầu cần phủ trung bình 0,3m là đảm bảo cho trồng cây) để trồng cây keo tai tượng.

Tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường: 1.251.871.000 đồng

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án

1). Giai đoạn vận hành thương mại

Căn cứ chương trình giám sát môi trường của mỏ hiện hữu, Dự án khi đi vào vận hành thương mại sẽ thực hiện giám sát như sau:

- Giám sát môi trường không khí: 04 vị trí, 10 chỉ tiêu.

+ Vị trí giám sát: Tại khu vực khai trường khai thác (KK1); Tại tuyến đường ngoài mỏ (KK2); Tại khu vực bãi thải (KK3); .

+ Thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, TSP, CO, NO2, SO2, CO2, tiếng ồn, độ rung.

+ Tần suất giám sát: tối thiểu 06 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc; QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc; QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc; QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc.

- Giám sát môi trường đất: 01 vị trí, 06 chỉ tiêu.

+ Vị trí giám sát: Tại khu vực cạnh hồ lắng của mỏ (Đ1).

+ Thông số giám sát: As, Cd, Pb, Cu, Zn, Fe.

+ Tần suất giám sát: tối thiểu 06 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.

2). Giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường

- Giám sát môi trường không khí: 02 vị trí, 10 chỉ tiêu.

+ Vị trí giám sát: Tại khai trường khai thác của mỏ (KK1); Tại tuyến trong mỏ  (KK2).

+ Thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, CO, NO2, SO2, CO2, TSP, tiếng ồn, độ rung.

+ Tần suất giám sát: tối thiểu 06 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc; QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc; QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc; QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc.

- Giám sát môi trường đất: 01 vị trí, 06 chỉ tiêu.

+ Vị trí giám sát: Tại trung tâm khu vực khai trường (Đ1).

+ Thông số giám sát: As, Cd, Pb, Cu, Zn, Fe.

+ Tần suất giám sát: tối thiểu 06 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.

Xem Báo cáo ĐTM dự án khai thác mỏ đá vôi và quy trình lập dự án xin khai thác mỏ đá, hồ sơ xin phê duyệt giấy phép môi trường của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng, xin chấp thuận đầu tư dự án khai thác mỏ.

 


Đã thêm vào giỏ hàng