Dịch vụ lập dự án đầu tư và đánh giá tác động môi trường
Dịch vụ lập dự án đầu tư, trình tự thực hiện dự án đầu tư và quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án có sử dụng đất.
Nhằm làm rõ quy trình thực hiện và trách nhiệm của tư vấn và chủ đầu tư trong quá trình lập hồ sơ, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương xin trình bày cụ thể, Dịch vụ lập dự án đầu tư, trình tự thực hiện dự án đầu tư và quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án có sử dụng đất, quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Bước thực hiện |
Nội dung |
Trách nhiệm |
Thời gian thực hiện (ngày) |
Ghi chú |
1 |
Cung cấp thông tin về dự án đầu tư:
|
Chủ đầu tư |
1 |
|
2 |
Khảo sát thực tế khu đất vị trí thực hiện dự án |
Tư vấn và chủ đầu tư |
2 |
|
3 |
Lập dự thảo tờ trình, văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, đề xuất thực hiện dự án đầu tư |
Tư vấn |
10 |
|
4 |
Lập dự thảo thuyết minh dự án đầu tư :
|
|||
5 |
Gửi hồ sơ dự thảo cho chủ đầu tư chỉnh sửa |
Chủ đầu tư |
2 |
|
6 |
Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của chủ đầu tư và phát hành hồ sơ. |
Tư vấn |
4 |
|
7 |
Nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch đầu tư |
Chủ đầu tư |
1 |
Xem tại file trình tự thủ tục nộp tư vấn gửi |
8 |
Sở Kế hoạch đầu tư tổ chức lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan ban ngành liên quan |
Cơ quan nhà nước |
3 |
|
9 |
Các ý kiến thẩm định phản hồi của cơ quan ban ngành |
Cơ quan nhà nước |
15 |
|
10 |
Chỉnh sửa bổ sung hồ sơ theo ý kiến |
Tư vấn và chủ đầu tư |
10 |
|
11 |
Sở Kế hoạch đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân Tỉnh |
Cơ quan nhà nước |
25 |
|
12 |
Ủy ban Tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư |
Cơ quan nhà nước |
7 |
|
Xin chân thành cảm ơn!
1. Hồ sơ nộp tại Trung tâm hành chính công
Nộp 1 bản gốc + 7 bản copy
Các hồ sơ cần chuẩn bị để nộp lên Hệ thống Trung tâm hành chính công :
1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (ký tắt từng trang và ký đầy đủ tại trang cuối) à File scan
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (công chứng hoặc đóng dấu sao y bản chính của công ty)
3. Bản sao y giấy CMND của người đại diện (công chứng hoặc đóng dấu sao y bản chính của công ty)
4. Đề xuất dự án đầu tư (ký tắt từng trang và ký đầy đủ tại trang cuối) à File scan
5. Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất đã được kiểm toán à file scan
6. Văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu: Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng à file scan (nếu có giấy chứng minh trong tài khoản cty ở ngân hàng có tiền =15% tồng mức đầu tư hoặc
Chứng minh có 15% tổng mức đầu tư = số dư tài khoản+ BC tài chính + tài sản cty ...
7. Cam kết hỗ trợ tài chính của ngân hàng à File scan
8. Bản đồ địa chính khu đất (công chứng hoặc đóng dấu sao y bản chính của công ty)
9. Thuyết minh dự án đầu tư (ký đóng dấu trang bìa phụ, trang cuối và giáp lai tất cả các trang) à File scan
2. Thủ tục Chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện dự án đầu tư:
- Bước 1: Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư, các khoản 2 và 3 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án.
- Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thực hiện dự án và các cơ quan có liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
- Bước 3: Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án gồm những nội dung quy định tại khoản 7 Điều 32 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
b) Cách thức thực hiện dự án đầu tư:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
c) Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư, đề xuất dự án đầu tư bổ sung các nội dung: thuyết minh việc triển khai dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; dự kiến phân chia dự án thành phần (nếu có); sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án. Đối với các dự án đầu tư xây dựng còn lại thì bổ sung dự kiến phân chia dự án thành phần (nếu có);
+ Trường hợp dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập, trong đó đề xuất lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu, ngoài các nội dung quy định tại điểm d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư, đề xuất dự án đầu tư bổ sung sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án theo quy định pháp luật về đấu thầu. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
+ Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
d) Số lượng hồ sơ: 04 bộ hồ sơ.
đ) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thực hiện dự án và các cơ quan có liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình UBND cấp tỉnh.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư.
e) Cơ quan thực hiện:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến thẩm định và lập báo cáo thẩm định.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Nhà đầu tư;
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu A.II.1 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT hoặc Văn bản thông báo từ chối chấp thuận chủ trương đầu tư (nêu rõ lý do).
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo Mẫu A.I.1 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT;
- Đề xuất dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập (Điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư) theo Mẫu A.I.2 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT.
- Đề xuất dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất (Điểm d khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư) theo Mẫu A.I.3 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:
Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021;
- Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021.
Chuyên lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Dịch vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Khi tiến hành đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau:
Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng; Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định; Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan; Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của luật Xây dựng.
3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau: Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”. Quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt; Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn đâu tư công, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.
Trình tự đầu tư xây dựng công trình:
1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng được quy định cụ thể như sau:
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn; khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác; Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.
2. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định. Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (sau đây gọi là dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đối với các dự án còn lại, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án. Theo tính chất của dự án và điều kiện cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai."
Bước đầu tiên trong việc sàng lọc đánh giá sơ bộ quy trình ĐTM là xác định xem ĐTM có được yêu cầu hay không. Đây là một nghiên cứu sơ bộ nhằm điều tra những tác động tiêu cực và tích cực của một dự án được đề xuất. Loại và quy mô dự án được sử dụng để đánh giá mức độ của các tác động môi trường tiềm ẩn. Các dự án nhỏ đôi khi có tác động xấu đến môi trường hơn các dự án lớn. Do đó, ngưỡng phán quyết luôn phải được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Có hai phương pháp sàng lọc chính: sử dụng ngưỡng và kiểm tra từng trường hợp cụ thể theo tiêu chí.
Hướng dẫn lĩnh vực bao gồm danh sách các thông số môi trường cho các lĩnh vực khác nhau có thể được sử dụng để giúp tổ chức quá trình sàng lọc căn cứ theo các chỉ tiêu cho phép ở ngưỡng giới hạn.
Các vấn đề môi trường do địa điểm dự án gây ra bao gồm đánh giá tác động theo từng chuyên đề: vấn đề thiết kế, vấn đề xây dựng và vấn đề vận hành. Đánh giá ban đầu là cần thiết nếu quá trình sàng lọc chỉ ra rằng không cần đánh giá chi tiết. Nếu việc sàng lọc hoặc đánh giá sơ bộ đề xuất đánh giá tác động, thì bước tiếp theo là xác định phạm vi. Do đó, quá trình sàng lọc chia các hoạt động được đề xuất thành ba loại chính:
Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
Tiêu chí Ngưỡng đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư:
Tác động Tiêu chí
Quy mô, Vị trí, Chi phí đầu ra
Tác động môi trường tài chính, v.v.
Tác động đáng kể nhưng dễ nhận biết
Tác động đáng kể đến các khu vực nhạy cảm.
Đánh giá ban đầu sợ bộ tác động môi trường được thực hiện ở giai đoạn đầu được gọi là Kiểm tra Môi trường Ban đầu (nghiên cứu sơ bộ).
Đánh giá chi tiết báo cáo môi trường: Được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch dự án và được báo cáo dưới dạng Đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Kiểm tra Môi trường Ban đầu (nghiên cứu sơ bộ): Đây là một đánh giá môi trường ban đầu về các tác động định tính và định lượng có thể dự đoán được của một hoạt động được đề xuất đối với môi trường. Theo quy trình này, nó được xác định liệu hoạt động được đề xuất có gây ra các tác động xấu đến môi trường hay không và phải lập một ĐTM. Do đó, nghiên cứu sơ bộ là một cuộc điều tra chi tiết hơn về đánh giá tác động bằng cách sử dụng thông tin từ quá trình xác định phạm vi. Đánh giá tác động môi trường xem xét nhiều vấn đề khác nhau để hỗ trợ dự đoán và đánh giá các tác động môi trường để xác định các biện pháp giảm thiểu cần thiết.
Đây là một quy trình xem xét một cách có hệ thống tất cả các tác động môi trường của một đề xuất và xác định tác động nào cần được xem xét thêm và biện pháp giảm thiểu nào có thể giảm tác động xuống mức có thể chấp nhận được. Nếu nghiên cứu sơ bộ tiết lộ nhiều tác động đáng kể hơn thì phải tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
Phạm vi đánh giá tác động môi trường: Trong phạm vi, EIA sẽ xác định các vấn đề chính với địa chỉ. Do đó, quá trình xác định phạm vi giúp xác định các vấn đề quan trọng cần được đánh giá đầy đủ và loại bỏ các yếu tố không quan trọng trong quá trình lập biểu đồ tác động theo ngữ cảnh. Quá trình này phụ thuộc vào bản chất của dự án được đề xuất. Đại diện chính quyền địa phương, UNEP và các tổ chức phi chính phủ đã tham dự cuộc họp và xem xét các hành động được đề xuất.
Trong các trường hợp khác, điều quan trọng là các thành viên của cộng đồng địa phương phải tham gia cùng với các đại diện chủ chốt khác. Quá trình xác định phạm vi chỉ ra các chi tiết cần thiết và có thể được sử dụng để xem xét các phương án thiết kế dự án. Quá trình xác định phạm vi xác định những điều sau đây càng sớm càng tốt. Mục đích của việc xác định phạm vi là: xem xét các lựa chọn cân bằng và thích hợp cho các hành động được đề xuất
Thông báo cho những người bị ảnh hưởng do các khuyến nghị và kế hoạch hành động thay thế. Đánh giá các tác động môi trường có thể có của các kế hoạch được đề xuất và thay thế.
Chuẩn bị phạm vi sẽ là tài liệu tham khảo sẽ được sử dụng làm cơ sở cho đánh giá hiện tại. Đánh giá các tác động môi trường có thể xảy ra và xác định các phương thức và thủ tục để điều tra thêm.Truyền đạt các tác động và mối quan tâm có thể có theo cách thích hợp để hỗ trợ điều tra thêm và ra quyết định. Mô tả các phương pháp phân tích và thủ tục tham vấn cần thiết để đánh giá thêm. Trong quá trình xác định phạm vi của hệ thống ĐTM Việt Nam, một số yếu tố quan trọng cần được xem xét. Thiếu nhân viên được đào tạo và thiếu nguồn lực tài chính và trang thiết bị. Ngoài ra, cần tạo ra văn hóa phối hợp giữa các ngành để chia sẻ thông tin liên quan đến môi trường. Trong hệ thống quản lý hiện tại, các chuyên gia bên ngoài tiếp cận thông tin cơ bản về thông tin môi trường của Việt Nam dễ dàng hơn các chuyên gia nội bộ. Thái độ này cần phải thay đổi vì sự thành công trong tương lai của các hoạt động môi trường của Việt Nam.
Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm:
Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan; Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở quy mô, công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án
Các công việc tiếp theo như thiết kế quy hoạch, thiết kế xây dựng và xin phép đầu tư xây dựng sẽ được nộp và thâm định tại Sở xây dựng.
Phần thiết kế quy hoạch 1/500 cho dự án đầu tư
Thời gian thực hiện và sản phẩm bàn giao
Stt |
Hạng mục sản phẩm |
Thời gian thực hiện (ngày) |
1. |
Hồ sơ thiết kế cơ sở |
45 |
1.1 |
Thuyết minh thiết kế cơ sở |
|
1.2 |
Thành phần bản vẽ các công trình xây dựng (thể hiện trên nền bản đồ địa hình) gồm: |
|
+ |
Các hạng mục công trình chính: ,… |
|
+ |
Khu vực xử lý rác thải |
|
+ |
Giao thông, hạ tầng kĩ thuật,… |
|
+ |
Bản vẽ các hạng mục công trình phụ trợ: Kiến trúc-kết cấu-Mep-điện nhẹ-PCCC-Spec-dự toán. |
|
2. |
Thiết kế bản vẽ tổng mặt bằng cơ cấu sử dụng đất dự án, dựng phối cảnh |
20 ngày |
2.1. |
Thể hiện bản vẽ tổng mặt bằng 1/500 |
|
3. |
Thiết kế lập quy hoạch chung 48 hecta |
45-90 ngày |
3.1. |
Thiết kế, thuyết minh các bản vẽ |
|
+ |
Bản vẽ sơ đồ vị trí và liên hệ vùng; |
|
+ |
Bản đồ hiện trạng. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Sơ đồ cơ cấu phát triển khu quy hoạch. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ định hướng phát triển không gian;Tỷ lệ 1/5000. |
|
+ |
Bản vẽ định hướng kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ chuẩn bị kỹ thuật. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch giao thông. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch cấp nước. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch cấp điện. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch giao thông. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch cấp nước. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch cấp điện. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch quản lý chất thải rắn. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch hạ tầng viễn thông. Tỷ lệ 1/5000; |
|
+ |
Bản đồ quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Tỷ lệ 1/5000; |
Các bước tiến hành thực hiện lập quy hoach 1/500 cho dự án đầu tư
STT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì thực hiện |
|
TH |
CT |
||
I |
Quy hoạch |
Phòng Quản lý đô thị |
|
|
1 |
Nhiệm vụ quy hoạch |
|
1 |
1.1 |
Lập nhiệm vụ quy hoạch |
Đơn vị tư vấn |
2 |
1.2 |
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư |
UBND các xã, phường |
3 |
1.3 |
Lấy ý kiến của sở chuyên ngành |
Sở Xây dựng (Phòng quy hoạch kiến trúc) |
4 |
1.4 |
Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch |
Phòng Quản lý đô thị |
5 |
1.5 |
Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch |
UBND Thành phố |
|
2 |
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 |
|
6 |
2.1 |
Lập quy hoạch chi tiết |
Đơn vị tư vấn |
7 |
2.2 |
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư |
UBND các xã, phường |
8 |
2.3 |
Lấy ý kiến của Sở chuyên ngành |
Sở Xây dựng (Phòng quy hoạch kiến trúc) |
9 |
2.4 |
Thẩm định quy hoạch chi tiết |
Phòng Quản lý đô thị |
10 |
2.5 |
Phê duyệt quy hoạch chi tiết |
UBND Thành phố |
11 |
2.6 |
Công bố công khai quy hoạch |
Phòng Quản lý đô thị, UBND các xã, phường |
II |
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm |
Phòng Tài nguyên và Môi trường |
|
12 |
1 |
Đề xuất bổ sung dự án vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Thành phố |
Phòng Tài nguyên và Môi trường |
13 |
2 |
Gửi hồ sơ đề nghị bổ sung kế hoạch sử dụng đất |
UBND Thành phố |
14 |
3 |
Thẩm định kế hoạch sử dụng đất |
Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng Quy hoạch - Kế hoạch) |
15 |
4 |
Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất |
UBND tỉnh |
III |
Đấu giá quyền sử dụng đất |
|
|
- |
1 |
Đề nghị ủy quyền đấu giá |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
16 |
1.1 |
Thành phố đề nghị ủy quyền đấu giá |
Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu |
17 |
1.2 |
Thẩm định nội dung ủy quyền đấu giá |
Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng Quy hoạch - Kế hoạch). |
18 |
1.3 |
Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh ủy quyền đấu giá |
Chuyên viên QLĐĐ3 - Văn phòng UBND tỉnh |
19 |
1.4 |
Văn bản ủy quyền đấu giá |
UBND tỉnh |
|
2 |
Phương án đấu giá |
Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố |
20 |
2.1 |
Xây dựng phương án đấu giá |
Trung tâm Phát triển quỹ đất tham mưu |
21 |
2.2 |
Xin ý kiến các đơn vị về phương án đấu giá |
Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tư pháp, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường có dự án |
22 |
2.3 |
Xin ý kiến các sở, ngành về phương án đấu giá |
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính. |
23 |
2.4 |
Phê duyệt phương án đấu giá |
UBND Thành phố |
|
3 |
Giá cụ thể làm căn cứ xác định giá khởi điểm |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
24 |
3.1 |
Lập dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng giá đất |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
25 |
3.2 |
Phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng giá đất |
UBND Thành phố |
26 |
3.3 |
Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên hệ thống đấu thầu Quốc gia |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
27 |
3.4 |
Thương thảo hợp đồng với đơn vị tư vấn |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
28 |
3.5 |
Trình phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị tư vấn |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
29 |
3.6 |
Phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị tư vấn |
UBND Thành phố |
30 |
3.7 |
Đăng tải kết quả lựa chọn đơn vị tư vấn trên hệ thống đấu thầu Quốc gia |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
31 |
3.8 |
Ký hợp đồng tư vấn xây dựng giá đất |
Phòng Tài chính - Kế hoạch và đơn vị tư vấn |
32 |
3.9 |
Đơn vị tư vấn xây dựng phương án giá đất |
Đơn vị tư vấn, UBND các xã phường phối hợp xác nhận việc điều tra, khảo sát của đơn vị tư vấn làm cơ sở lựa chọn tài sản so sánh |
33 |
3.10 |
Tổ giúp việc họp rà soát |
Các thành viên theo Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND Thành phố |
34 |
3.11 |
Xin ý kiến các thành viên UBND Thành phố về phương án giá đất |
Các Thành viên UBND Thành phố |
35 |
3.12 |
Trình giá đất |
UBND Thành phố |
36 |
3.13 |
Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra phương án giá đất |
Sở Tài nguyên và Môi trường - Phòng Đăng ký đất đai |
37 |
3.14 |
Sở Tài nguyên và Môi trường trình HĐTĐ giá đất tỉnh thẩm định |
HĐTĐ giá đất tỉnh |
38 |
3.15 |
Hội đồng thẩm định họp thẩm định phương án giá đất |
HĐTĐ giá đất tỉnh |
39 |
3.16 |
HĐTĐ giá đất tỉnh ban hành thông báo thẩm định |
HĐTĐ giá đất tỉnh |
40 |
3.17 |
Trình UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm |
Sở Tài nguyên và Môi trường - Phòng Đăng ký đất đai |
41 |
3.18 |
Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp xin ý kiến của Thành viên UBND tỉnh |
Các Thành viên UBND tỉnh |
42 |
3.19 |
Trình UBND tỉnh |
Chuyên viên QLĐĐ2 - Văn phòng UBND tỉnh |
43 |
3.20 |
Phê duyệt giá đất cụ thể |
UBND tỉnh |
|
4 |
Quyết định đấu giá |
Phòng Tài nguyên và Môi trường |
44 |
4.1 |
Tham mưu Quyết định đấu giá |
Phòng Tài nguyên và Môi trường |
45 |
4.2 |
Quyết định đấu giá |
UBND Thành phố |
|
5 |
Giá khởi điểm, bước giá |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
45 |
5.1 |
Xác định giá khởi điểm |
Căn cứ giá cụ thể được phê duyệt, phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu giá khởi điểm |
46 |
5.2 |
Quyết định (thông báo) giá khởi điểm để tổ chức đấu giá |
UBND Thành phố |
47 |
5.3 |
Trình bước giá |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
48 |
5.4 |
Phê duyệt bước giá |
UBND Thành phố |
|
6 |
Lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá |
Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố |
49 |
6.1 |
Xây dựng dự toán, kế hoạch lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá |
Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố |
50 |
6.2 |
Thẩm định dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
51 |
6.3 |
Phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá |
UBND Thành phố |
52 |
6.4 |
Thông báo lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá |
UBND Thành phố |
53 |
6.5 |
Đánh giá các hồ sơ tham gia do các đơn vị tổ chức đấu giá nộp |
Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố |
54 |
6.6 |
Đàm phán hợp đồng với đơn vị tổ chức đấu giá |
Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố |
55 |
6.7 |
Phê duyệt kết quả lựa chọn được vị tổ chức đấu giá |
UBND Thành phố |
56 |
6.8 |
Ký hợp đồng với đơn vị tổ chức đấu giá |
Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố và đơn vị tổ chức đấu giá tài sản |
|
7 |
Tổ chức đấu giá |
Đơn vị tổ chức đấu giá |
57 |
7.1 |
Ban hành quy chế đấu giá |
Đơn vị tổ chức đấu giá |
58 |
7.2 |
Thông báo đấu giá |
Đơn vị tổ chức đấu giá |
59 |
7.3 |
Đăng tải thông báo đấu giá trên hệ thống đấu giá tài sản |
Đơn vị tổ chức đấu giá |
60 |
7.4 |
Niêm yết công khai tài sản đấu giá |
Đơn vị tổ chức đấu giá phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất, UBND các xã, phường |
61 |
7.5 |
Tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá |
Đơn vị tổ chức đấu giá |
62 |
7.6 |
Thông báo danh sách các đơn vị nộp hồ sơ tham gia đấu giá |
Đơn vị tổ chức đấu giá |
63 |
7.7 |
Thẩm định điều kiện, năng lựa của các đơn vị tổ chức đấu giá |
Hội đồng thẩm định của Thành phố |
64 |
7.8 |
Thông báo danh sách các đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu giá |
UBND Thành phố |
65 |
7.9 |
Mở phiên đấu giá |
Đơn vị tổ chức đấu giá |
66 |
7.10 |
Trình công nhận kết quả trúng đấu giá |
Phòng Tài nguyên và Môi trường |
67 |
7.11 |
Thẩm định kết quả trúng đấu giá |
Sở Tài nguyên và Môi trường (phòng Quy hoạch - Kế hoạch) |
68 |
7.12 |
Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận hồ sơ, trình UBND tỉnh công nhận kết quả trúng đấu giá |
Chuyên viên QLĐĐ3 - Văn phòng UBND tỉnh |
69 |
7.13 |
Công nhận kết quả trúng đấu giá |
UBND tỉnh |
|
8 |
Ban hành thông báo thuế |
Chi cục Thuế Thành phố |
70 |
8.1 |
Cơ quan Tài nguyên và Môi trường luân chuyển hồ sơ đến cục Thuế tỉnh |
Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường |
71 |
8.2 |
Cục Thuế tỉnh ban hành thông báo đơn giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất |
Cục Thuế tỉnh |
72 |
8.3 |
Ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất |
Chi cục Thuế Thành phố |
73 |
9 |
Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất |
Nhà đầu tư |
74 |
10 |
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất |
Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường |
75 |
11 |
Bàn giao đất tại thực địa |
Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng Quy hoạch - Kế hoạch) chủ trì |
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
(Kèm theo Văn bản số /SKHĐT-XTĐT,
ngày tháng 3 năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư)
A. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
I. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Bước 1: Tìm hiểu thông tin về quy hoạch.
1.1. Nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh liên hệ hoặc có văn bản đề nghị hướng dẫn gửi đến cơ quan có chức năng xúc tiến đầu tư (đối với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế) hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp) để được hướng dẫn, giới thiệu thông tin quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan đã được duyệt, danh mục dự án thu hút đầu tư và các nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
1.2. Cơ quan có chức năng xúc tiến đầu tư (đối với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế) hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện để hướng dẫn, giới thiệu thông tin cho nhà đầu tư.
Bước 2: Chấp thuận chủ trương đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế.
Ban Quản lý Khu kinh tế thẩm định, phê duyệt Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp (trừ dự án xây dựng và kinh doanh sân gôn phải thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư).
Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý Khu kinh tế.
2.1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư và khoản 2, khoản 3 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan (nộp hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ).
2.2. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Điều 33 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
2.3. Xác định cụ thể hình thức lựa chọn nhà đầu tư thuộc một trong ba trường hợp sau tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: Đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thuộc diện phải đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai và khu đất dự kiến thực hiện dự án đầu tư đã được giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp này, cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư), quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và không đáp ứng điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a mục này. Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời là Quyết định phê duyệt Danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
c) Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành: Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư và các dự án không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và b mục này, cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Trường hợp dự án thuộc hình thức chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư nhưng có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị thực hiện dự án đầu tư tại một địa điểm, thì áp dụng pháp luật về đấu thầu để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế) thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo khoản 7 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
2.4. Quy trình, nội dung tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo Luật Đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Bước 3: Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (trừ trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành) thì tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong các hình thức sau đây:
3.1. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và Phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về pháp luật đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản, Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu Nhà nước để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 41/2023/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
3.2. Tổ chức đấu thầu dự án sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư:
Trên cơ sở nội dung tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đồng thời là Quyết định phê duyệt Danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu)(), Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước khi công bố danh mục dự án. Đối với dự án thực hiện tại khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban Quản lý Khu kinh tế tổ chức xác định, phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trước khi công bố danh mục dự án. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung về yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tổ chức thực hiện đấu thầu tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về pháp luật về đấu thầu, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ).
Bước 4: Chấp thuận nhà đầu tư đối với các dự án thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (thực hiện theo quy định tại Điều 29, 30, 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ).
4.1. Sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật về đấu giá, đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu. Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá hoặc Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đồng thời là Quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án. Quyết định phê duyệt kết quả trúng đầu giá hoặc Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được gửi cho cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.
4.2. Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu:
a) Đối với trường hợp đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia hoặc đã tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần không thành theo quy định của pháp luật về đất đai:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký đđầu tư và nhà đầu tư (nếu có) để thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
- Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
- Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá, Ban Quản lý Khu kinh tế xem xét, quyết định đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp (trừ dự án xây dựng và kinh doanh sân gôn phải thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định) theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
b) Đối với trường hợp đã đăng tải Danh mục dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm hoặc nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư (nếu có) để thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
- Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu, Ban Quản lý Khu kinh tế thẩm định, phê duyệt Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp (trừ dự án xây dựng và kinh doanh sân gôn phải thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư) khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trình tự, thủ tục thực hiện theo Điều 35 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ).
5.1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư phải thực hiện thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
5.2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp), Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp).
Bước 6: Thỏa thuận ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (thực hiện theo Điều 43 Luật Đầu tư và Điều 26 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ).
Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp), Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp).
Bước 7: Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, công bố quy hoạch, thỏa thuận đấu nối dự án vào hệ thống đường bộ (nếu có) (thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; pháp luật chuyên ngành khác có liên quan).
7.1. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, công bố quy hoạch (thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ).
Cơ quan chủ trì giải quyết:
- Sở Xây dựng chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trong đô thị mới, khu trung tâm hành chính - chính trị cấp tỉnh và các khu vực có ý nghĩa quan trọng khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án, công trình trong khu công nghiệp, khu kinh tế khi được phân cấp, ủy quyền.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định, phê duyệt hoặc ủy quyền Ban Quản lý Khu kinh tế thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án, công trình trong khu công nghiệp, khu kinh tế; chủ trì thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết (đô thị, nông thôn), công bố quy hoạch theo thẩm quyền.
7.2. Thỏa thuận đấu nối dự án vào hệ thống đường bộ.
Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Giao thông vận tải; các đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp, ủy quyền.
Bước 8: Thông báo thu hồi đất; quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư (đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai).
Cơ quan chủ trì giải quyết:
- Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và 3 Điều 66 Luật Đất đai và Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ủy quyền cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thu hồi đất khi thực hiện dự án đầu tư.
Bước 9: Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng thuộc diện cấp giấy phép môi trường; đăng ký môi trường đối với đối tượng thuộc diện đăng ký môi trường (thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường).
Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 10: Quyết định giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; xác định giá đất; ký hợp đồng thuê đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thực hiện theo quy định của Luật Đất đai).
Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban Quản lý Khu kinh tế quyết định giao đất/cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất).
Bước 11: Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (thực hiện theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy).
Cơ quan chủ trì giải quyết: Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh.
Bước 12: Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; chấp thuận thiết kế đấu nối hạ tầng có liên quan (thực hiện theo Luật Xây dựng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng); pháp luật chuyên ngành khác có liên quan).
Cơ quan chủ trì giải quyết: Cơ quan chuyên ngành (tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư dự án).
Bước 13: Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; cấp giấy phép xây dựng; Giấy phép thi công trong hành lang đường bộ, Giấy phép đấu nối vào hệ thống giao thông (nếu có) (thực hiện theo quy định tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Điều 36 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ); pháp luật chuyên ngành khác có liên quan).
Cơ quan chủ trì giải quyết: Cơ quan chuyên ngành (tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư dự án).
Bước 14: Triển khai xây dựng; kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng và đưa vào sử dụng (thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan).
Cơ quan chủ trì giải quyết: Cơ quan chuyên ngành (tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư dự án).
II. MỘT SỐ NỘI DUNG LƯU Ý KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN
1. Đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (trên tất cả các lĩnh vực đầu tư) trước khi đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư phải được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (đối với khu vực xã, phường, thị trấn biên giới, khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh) thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật về quốc phòng, an ninh.
2. Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp phải có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ban
Quản lý Khu kinh tế tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
3. Đối với các dự án thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án tại các khu đất mà quy định phải lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phê duyệt quy hoạch trước khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Đối với các dự án có liên quan đến việc sắp xếp, xử lý tài sản công theo quy định Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành, phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp xử lý tài sản công theo quy định trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
5. Đối với dự án thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (Luật Chuyển giao công nghệ) thì phải được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
6. Đối với trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp thì phải được Ủy ban nhân tỉnh chấp thuận theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, trước khi nộp hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư.
7. Đối với các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; các khu vực có vị trí chiến lược khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh thì phải được các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền tổ chức thẩm định hoặc có ý kiến trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
8. Đối với dự án đầu tư có đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng:
8.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế), Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế) chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành và địa phương liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; lập Báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi kết quả thẩm định cho cơ quan lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư để hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng.
8.2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương tổ chức lập hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và gửi đầy đủ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.
8.3. Sau khi có Nghị quyết hoặc Quyết định về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế theo thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
9. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, các Bước tại Mục I Phần A nêu trên được thực hiện đồng thời, cụ thể như sau:
9.1. Thực hiện đồng thời Bước 6 với Bước 7, 8, 9.
9.2. Thực hiện đồng thời Bước 9, 11 với Bước 12 (Các thủ tục về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời với thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng 05 ngày làm việc).
10. Dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thì việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đồng thời trong quá trình thực hiện thủ tục thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (được bổ sung bởi khoản 11, 12 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ).
11. Đối với các dự án phải có ý kiến của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành Trung ương tại bất kỳ bước nào quy định ở trên, các sở, ban ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành liên quan. Sau khi có ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền thì mới thực hiện các bước tiếp theo.
12. Trường hợp dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương theo quy định của Luật Đầu tư, trình tự thực hiện như sau:
12.1. Đối với dự án thuộc diện Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai:
- Cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đề xuất nội dung dự án có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung dự án để làm cơ sở đưa vào phương án đấu giá.
- Việc đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai và quy định có liên quan. Sau khi trúng đấu giá, Nhà đầu tư thực hiện các bước tiếp theo của dự án từ Bước 5 đến Bước 14.
12.2. Đối với dự án thuộc diện Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu:
- Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và nộp về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất.
- Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan. Sau khi trúng đấu thầu, Nhà đầu tư tiếp tục thực hiện các bước tiếp của dự án từ Bước 5 đến Bước 14.
13. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định mới được ban hành có nội dung khác với các quy định tại Tài liệu hướng dẫn này nhưng chưa kịp sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
GỌI NGAY - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 0914 526 205
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com