Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi và trồng cây dược liệu
Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi và trồng cây dược liệu. Sản phẩm của cơ sở là lợn và các sản phẩm từ cây dược liệu (lá, thân, củ Đinh Lăng) đảm bảo yêu cầu sau quá trình nuôi trồng.
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở
4.1. Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng
4.4. Danh mục trang thiết bị máy móc của cơ sở.
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa
1.2. Hệ thống thu gom, thoát nước thải
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
2.1. Công trình xử lý bụi, khí thải khu vực chuồng nuôi.
2.2. Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1. Nguồn phát sinh nước thải
1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: Không có.
4. Nôi dung đề nghị cấp phép của cơ sở đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở
- Tên Chủ cơ sở: Công ty TNHH ............
- Địa chỉ trụ sở chính: ..........CCN An Xá, xã Lộc An, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định;
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ........... Chức vụ: Giám đốc Công ty.
- Điện thoại: ...........
- Mã số thuế: ...........
- Công ty TNHH ..... được thành lập năm 2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên mã số doanh nghiệp ........ (đăng ký lần đầu ngày 02/01/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 04/06/2018) do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định cấp. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi mua bán thủy sản, hải sản, gia súc, gia cầm; sản xuất, chế biến, mua bán hàng nông sản, hải sản, thực phẩm…
2. Tên cơ sở
- Tên cơ sở: “Trang trại chăn nuôi và trồng cây dược liệu”
- Địa điểm thực hiện cơ sở đầu tư: Xóm 6, xã Giao Hà, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vị trí tiếp giáp của cơ sở như sau:
+ Phía Nam giáp đường ven biển, cách khu dân cư xóm 6, xã Giao Hà khoảng 150m;
+ Phía Đông giáp ruộng lúa, cách khu dân cư xóm 6, xã Giao Hà khoảng 130m;
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp mương, tiếp đến là ao nuôi trồng thủy sản;
+ Phía Tây giáp mương nội đồng, tiếp đến là ao nuôi trồng thủy sản, cách khu dân cư xóm 6, xã Giao Hà khoảng 200m.
- Công ty TNHH ... đã được UBND huyện Giao Thủy cấp Giấy phép xây dựng số 188/GP-UBND ngày 19/3/2021 cho công trình thuộc dự án Xây dựng trang trại chăn nuôi và trồng cây dược liệu tại xã Giao Hà, huyện Giao Thủy của Công ty TNHH ......
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1528/QĐ-UBND ngày 25/07/2019 do UBND tỉnh Nam Định cấp.
- Văn bản sô 3705/STNMT-CCMT ngày 30/11/2020 về việc thay đổi nội dung so với báo cáo ĐTM đã được phêt duyệt dự án “Xây dựng trang trại chăn nuôi và trồng cây dược liệu”
* Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Cơ sở:
Công ty TNHH ..... được thành lập năm 2007 với trụ sở chính tại CCN An Xá, xã Lộc An, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi mua bán thủy sản, hải sản, gia súc, gia cầm; sản xuất, chế biến, mua bán hàng nông sản, hải sản, thực phẩm. Năm 2008, Công ty bắt đầu đi vào đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thịt đông lạnh với công suất 350-400 lợn sữa/ngày, đến năm 2018 quy mô công suất Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh của công ty đã được nâng lên 5.000 lợn sữa/ngày và 200 lợn choai/ngày. Do vậy để chủ động cho nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như xây dựng một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, năm 2019 Công ty TNHH .... đã quyết định đầu tư dự án “Xây dựng trang trại chăn nuôi và trồng cây dược liệu” tại xóm 6, xã Giao Hà, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với quy mô dự án như sau: Lợn nái sinh sản: 500 con/năm; lợn thương phẩm: 2.000 con lợn choai/năm (1.000 con/lứa) và 6.000 con lơn sữa/năm (3.000 con/lứa); lợn hậu bị: 1.500 con/năm; trồng cây dược liệu ( Đinh Lăng) với diện tích 01 ha (khoảng 60.000 kg/năm).
Dự án đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt chủ trương đầu tư lần đầu tại quyết định số 1940/QĐ-UBND ngày 11/9/2019 và quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư số 2159/QĐ-UBND ngày 31/8/2020, theo đó tiến độ xây dựng dự án và đưa công trình vào hoạt động là Quý IV/2021. Tuy nhiên do tác động từ dịch tả lợn châu phi cũng như đại dịch Covid 19 và quá trình phục hồi kinh tế sau Covid nên hoạt động sản xuất, tiêu thụ các sẩn phẩm và duy trì đơn hàng từ cơ sở nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến hoạt động chăn nuôi tại cơ sở trang trại chăn nuôi của công ty cũng không được ổn định, việc chăn nuôi tại trang trại chỉ diễn ra với quy mô nhỏ mang tính chất cầm chừng và chỉ duy trì hoạt động với loại hình trồng cây dược liệu.
Năm 2023 khi tình hình phát triển kinh tế khả quan hơn cùng những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước, hoạt động chăn nuôi tại trang trại của cơ sở bắt đầu đi vào ổn định hơn. Hiện tại cơ sở đang hoạt động với quy mô khoảng 300 lơn nái; 1.000 lợn lợn choai; 500 lợn hậu bị và trồng cây dược liệu ( Đinh Lăng) với diện tích 01 ha (khoảng 60.000 kg/năm).
- Quy mô của cơ sở: (phân loại dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Thuộc dự án nông nghiệp nhóm C (do tổng mức đầu tư của dự án là 28.218.668.000 đồng).
Căn cứ Khoản 2 Điều 39, Khoản 3 Điều 41 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì cơ sở “Trang trại chăn nuôi và trồng cây dược liệu” thuộc đối tượng lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trình Sở Tài nguyên và môi trường tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cấp phép. Cấu trúc của báo cáo được lập theo mẫu Phụ lục X của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Hiện tại các hạng mục công trình của cơ sở đã được xây dựng hoàn thiện theo tổng mặt bằng điều chỉnh đã được phê duyệt và giấy phép xây dựng số 188/GP-UBND ngày 19/3/2021 do UBND huyện Giao Thuỷ cấp. Cụ thể các hạng mục công trình của cơ sở như sau:
TT |
Hạng mục công trình |
Đơn vị |
Diện tích |
||
Theo báo cáo ĐTM |
Theo công văn thay đổi |
Theo mặt bằng quy hoạch và giấy phép xây dựng |
|||
I |
Hạng mục công trình chính |
||||
1 |
Văn phòng làm việc (02 tầng) |
m2 |
200 |
- |
120 |
2 |
Chuồng lợn sữa |
m2 |
- |
485 |
538 |
3 |
Chuồng lợn con |
m2 |
1.260 |
485 |
538 |
4 |
Chuồng lợn choai |
m2 |
1.620 |
619 |
619 |
5 |
Chuồng nuôi lợn hậu bị |
m2 |
1.620 |
619 |
619 |
6 |
Chuồng lợn nái |
m2 |
2.610 |
911 |
1.013 |
7 |
Chuồng lợn đực |
m2 |
- |
223 |
168 |
8 |
Chuồng lợn nái móng cái |
m2 |
- |
450 |
523 |
9 |
Chuồng cách ly |
m2 |
200 |
100 |
100 |
II |
Hạng mục công trình phụ trợ |
||||
1 |
Nhà bảo vệ, nhà xe, nhà thay đồ sát trùng |
m2 |
115 |
- |
115 |
2 |
Nhà ăn + nghỉ ca, kho thuốc thú ý |
m2 |
- |
265 |
|
3 |
Kho cám |
m2 |
105 |
- |
100 |
4 |
Kho dược liệu |
m2 |
105 |
- |
90 |
5 |
Bể nước |
m2 |
- |
- |
40 |
6 |
Trạm biến áp |
m2 |
10 |
- |
9 |
7 |
Nhà đặt máy phát điện |
m2 |
8 |
- |
- |
8 |
Trạm khử trùng |
m2 |
40 |
- |
- |
9 |
Cây xanh, thảm cỏ và cây dược liệu |
m2 |
19.040 |
- |
12.958 (chiếm 30%) |
10 |
Cổng, tường rào, sân, đường nội bộ |
m2 |
5.314,8 |
- |
6.021,3 |
11 |
Hồ sinh học 1 |
m2 |
12.046,2 |
- |
4.881 |
12 |
Hồ sinh học 2 |
m2 |
- |
3.698 |
|
13 |
Hồ sinh học 3 |
m2 |
- |
5.244 |
|
14 |
Hồ sinh học 4 |
m2 |
- |
1.785 |
|
15 |
Hồ sinh học 5 |
m2 |
- |
1.371 |
|
16 |
Hồ sinh học 6 |
m2 |
- |
1.183 |
|
17 |
Hệ thống cung cấp nước |
HT |
- |
- |
- |
18 |
Hệ thống cung cấp điện |
HT |
- |
- |
- |
III |
Hạng mục công trình bảo vệ môi trường |
||||
1 |
Khu chôn lơn chết |
m2 |
50 |
- |
50 |
2 |
Nhà chứa phân |
m2 |
75 |
- |
100 |
3 |
Bể chứa chất thải (tách phân) |
m2 |
28 |
- |
30 |
4 |
Hầm bigogas |
m2 |
600 |
- |
675 |
5 |
Kho chứa chất thải rắn thông thường |
m2 |
15 |
- |
15 |
6 |
Kho chứa chất thải nguy hại |
m2 |
9 |
- |
15 |
7 |
Nhà điều hành hệ thống xử lý nước sạch công suất 150m3/ngày |
m2 |
- |
- |
12 |
8 |
Hệ thống xử lý nước sạch |
m2 |
- |
- |
40 |
9 |
Trạm xử lý nước thải công suất 150m3/ngày |
m2 |
129 |
- |
225 |
10 |
Hệ thống thu gom nước mưa |
HT |
- |
- |
- |
11 |
Hệ thống thu gom, thoát nước thải |
HT |
- |
- |
- |
Tổng diện tích |
m2 |
45.200 |
|
43.160,3 |
3.1. Công suất của cơ sở
* Quy mô công suất của cơ sở như sau:
- Giai đoạn hiện tại:
+ Chăn nuôi: Ở thời điểm hiện tại cơ sở đang nuôi tổng số 1.800 con lợn (300 lợn nái/năm, 1.000 lợn choai/lứa và 500 lợn hậu bị/năm).
+ Trồng cây dược liệu ( Đinh Lăng) với diện tích 01 ha (khoảng 60.000 kg/năm).
- Giai đoạn công suất tối đa:
+ Lợn nái sinh sản: 500 con/năm;
+ Lợn thương phẩm: 2.000 con lợn choai/năm (1.000 con/lứa) và 6.000 con lơn sữa/năm (3.000 con/lứa);
+ Lợn hậu bị: 1.500 con/năm;
+ Trồng cây dược liệu ( Đinh Lăng) với diện tích 01 ha (khoảng 60.000 kg/năm).
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở
a. Đối với hoạt động chăn nuôi lợn
Sơ đồ 1: Quy trình chăn nuôi lợn
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Ứng dụng tốt quy trình nuôi lợn theo kỹ thuật cao từ khâu chọn giống đến kỹ thuật chăn nuôi. Chuồng trại được bố trí theo mô hình chuồng kín; được làm mát bằng quạt gió và giàn mát tự động đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ. Mặt sàn láng ximăng và có đan thoát nước đảm bảo luôn khô thoáng. Sử dụng máy để bơm nước vào hệ thống uống tự động. Công nhân tiến hành chuẩn bị chuồng trại để nhập lợn đảm bảo chuồng trại đã được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng tốt trước khi nhập lợn. Trang trại chăn nuôi được chia ra làm nhiều phân khu chuồng trại liên hoàn nhau, các ô chuồng có diện tích hợp lý để áp dụng chế độ nuôi dưỡng phù hợp đối với từng thời kỳ phát triển, giai đoạn và đối tượng nuôi (lợn nái sinh sản, lợn hậu bị, lợn con và lợn choai).
Lợn giống được nhập về và đưa vào từng ô chuồng theo từng khu khác nhau để nuôi dưỡng (ưu tiên lựa chọn nguồn cung cấp giống đầu vào là lợn giống thuần chủng lợn Móng Cái để nuôi dưỡng). Con giống được nhập mua có trọng lượng từ 10-25kg (2-3 tháng tuổi) đã qua kiểm dịch và tiêm phòng, đây là giống lợn dễ thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết, hạn chế các loại bệnh tật bùng phát theo mùa, đồng thời có khả năng tăng trưởng nhanh, khả năng sinh sản tốt, đẻ nhiều con, nhiều lứa, lợn con đẻ ra đẹp, khỏe mạnh và ham ăn.
Thức ăn của lợn là thức ăn pha trộn từ nguyên liệu là cám ngô, cám gạo được đem ủ với men vi sinh EM. Việc sử dụng men vi sinh EM để ủ thức ăn chăn nuôi giúp lợn ăn nhiều, ngủ nhiều, tăng tiêu hóa hấp thu; giảm tối đa mùi hôi thối; tăng sức đề kháng, giảm mắc bệnh đường ruột, hen xuyễn, tai xanh, giảm chi phí thú y.
Kỹ thuật ủ thức ăn bằng men vi sinh bằng phương pháp lên men ướt tại công ty như sau:
Để lên men 100kg cám ngô và cám gạo thực hiện như sau: Lấy 0,5kg men vi sinh, 4 kg cám, 10kg bột cá hòa vào trong thùng đựng 100 lít nước sạch, khuấy đều trong 1 giờ. Trộn đều lượng cám ngô, cám gạo còn lại từ từ cho đến hết, thấy nước hơi ngập mặt cám là được. Khi đổ cám vào thùng, không đổ đầy, để cám cách miệng thùng khoảng 15 - 20 cm, tránh sau khi lên men thức ăn bị đầy, nổi lên trên và tràn ra ngoài. Để hở miệng thùng sau 4 - 5 giờ thì đậy kín. Ở nhiệt độ trên 300C, thời gian lên men khoảng 24 giờ, với nhiệt độ dưới 300C thời gian lên men khoảng 24 - 28 giờ, khi thức ăn chua nhẹ, thơm nhẹ là được. Vào mùa hè, thức ăn sau khi ủ men vi sinh chỉ nên cho lợn ăn trong khoảng 2 ngày. Trong quá trình sử dụng hạn chế mở nắp thùng để tránh bị nhiễm khuẩn.
+ Đối với lợn có trọng lượng dưới 30kg thì cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn 30kg thì cho ăn 2 bữa/ngày. Cung cấp đầy đủ nước sạch cho lợn bằng núm uống tự động, thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước gồm bể chứa, ống dẫn, máng uống, núm uống đảm bảo không bị rò rỉ, không bị ô nhiễm bởi bụi bặm, chất bẩn.
- Đối với lợn nái sinh sản.
Khi lợn được 7-8 tháng, sẽ cho phối trực tiếp hoặc phối tinh nhân tạo. Mỗi con lợn nái sẽ có sổ ghi chép đầy đủ về các thông tin như (tên giống, thời gian mang thai, …).
Thời gian mang thai của lợn nái đến lúc đẻ từ 110-120 ngày. Lợn nái trước khi sinh 7 ngày được đưa sang phần chuồng lợn nái đẻ. Sau khi sinh khoảng 45 ngày lợn con được tách mẹ. Một phần số lợn con sau tách mẹ sẽ được bán giống, số còn lại sẽ đưa sang chuồng lợn cai sữa để chăm sóc trong thời gian (35-40) ngày, sau đó chọn những con có chất lượng tốt để nuôi hậu bị, số còn lại đưa về Nhà máy chế biến của Công ty để chế biến thịt lợn sữa, một số ít đối với con xấu và con đực được chuyển sang khu nuôi lợn choai. Lợn nái sau khi tách con 4-10 ngày sẽ động dục trở lại. Nếu sau khi cai sữa 30 ngày mà lợn nái chưa động dục trở lại thì loại thải, chuyển qua bán lợn thịt.
Đối với từng giai đoạn trong quá trình chăn nuôi lợn nái sinh sản từ thời kỳ chửa, đẻ, nuôi con sẽ có chế độ chăm sóc khác nhau như về khẩu phần thức ăn, lịch tiêm vacxin; yêu cầu vệ sinh chuồng trại.
- Đối với lợn choai.
Lợn con sau khi cai sữa sẽ được đưa vào các ô chuồng khác nhau để nuôi. Lợn đực và lợn cái sẽ được nuôi nhốt riêng từng khu vì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Trong giai đoạn đầu lợn sẽ được cho ăn với số lượng tự do theo nhu cầu để giúp tăng đối đa lượng tế bào, ở giai đoạn sau lợn được cho ăn theo định mức để hạn chế quá trình hình thành tế bào mỡ. Quá trình cho ăn được chia làm 2 bữa/ngày và cho ăn theo giờ để tập phản xạ cho lợn và tăng khả năng tiêu hóa. Quá trình cho ăn cũng theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe và khả năng ăn của từng con. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và phun thuốc sát trùng; định kỳ tiêm các loại vacine thông thường như (dịch tả, lở mồm long móng) và tẩy giun sán cho lợn.
- Đối với lợn hậu bị:
Lợn con sau khi cai sữa sẽ chọn những con có chất lượng tốt để nuôi hậu bị. Thời gian hậu bị từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi (trọng lượng từ 10kg-60kg). Lợn hậu bị được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng để lợn phát triển cân đối và sớm thành thục về tính. Năng lượng trao đổi đối với tiêu chuẩn ăn của lợn hậu bị là 2.800 Kcal/kg thức ăn, lượng protein tiêu hóa đạt 13-13,5%. Lợn hậu bị béo sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
* Phòng bệnh và điều trị bệnh: Trang trại được quản lý nghiêm ngặt, chỉ người có trách nhiệm mới được ra, vào để tránh dịch bệnh lây truyền... Mọi nhân viên trong trang trại cho đến khách, đều phải tiến hành cách ly 3 ngày, thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dùng và đi qua hệ thống sát trùng trước khi vào khu vực chuồng nuôi. Công tác kiểm dịch phòng ngừa luôn được chú trọng.
Trong quá trình chăm sóc, khi công nhân phát hiện có lợn bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, sẽ tiến hành đưa về khu vực chuồng cách ly. Tại đây lợn được chăm sóc đặc biệt hơn với cám ngon hơn, thức ăn được trộn thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm sốt, vitamin C để giúp lợn nhanh khỏi bệnh. Nếu lợn không khỏi bệnh mà bị chết do các bệnh thông thường sẽ được chôn trong khuôn viên của Trang trại. Lợn khỏe hoàn toàn sẽ được đưa về chuồng nuôi ban đầu và chăm sóc bình thường cùng với đàn.
* Xuất bán:
Đối với lợn con sau khi cai sữa một phần sẽ được bán giống, một phần sẽ chọn những con có chất lượng tốt để nuôi hậu bị; số còn lại sẽ nuôi (35-40) ngày trọng lượng đạt 8kg-10kg và lợn choai có trọng lượng khoảng 45kg sẽ được Công ty vận chuyển từ trang trại về trụ sở chính của Công ty tại CCN An Xá để chế biến thực phẩm đông lạnh.
b. Đối với hoạt động trồng cây dược liệu (Đinh lăng).
Đinh lăng là loại dược liệu quý, theo y học cổ truyền đây là vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi. Cây được sử dụng toàn bộ từ củ, rễ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe, làm gia vị cho các món ăn. Cây Đinh lăng được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc; phát triển tốt trên các loại đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình. Là loại cây sống lâu năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn, chịu bóng, không chịu úng ngập. Thời vụ trồng: có thể trồng được cả 4 mùa nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Đối với Đinh lăng trồng bằng phương pháp giâm cành thì sẽ cho thu hoạch sau 3-5 năm.
* Thuyết minh quy trình công nghệ
- Chuẩn bị cây giống:
Cây giống được Công ty mua từ các đơn vị cung cấp trong nước hoặc tự ươm giống (giâm cành); cây giống được ươm trong bầu hơn 3 tháng, có đủ rễ, mầm khoảng 10cm trở lên. Khoảng cách trồng 50×60cm, mật độ trồng 30.000 cây/ha.
- Làm hố và bón phân:
+ Đào hố với kích thước dài × rộng × sâu = (30×30×40)cm.
+ Đào hố với khoảng cách cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 60cm.
+ Nếu đất tơi xốp hay pha cát và không ngập úng thì không cần phải lên luống, còn nếu đất cứng hoặc độ thoát nước kém thì nên làm luống. Luống có thể là luống đơn (giống luống khoai, sắn) hoặc luống đôi.
+ Sau khi đào hố xong, cho phân chuồng ủ mục xuống, lấp đất mỏng.
- Trồng cây:
+ Cây giống sau khi lấy về sắp ra để trong bóng mát 15 ngày, hằng ngày tưới nước hoặc phân vi sinh để cây hồi phục.
+ Cây con trước khi trồng được bóc bỏ bầu 1 cách cẩn thận tránh làm vỡ hoặc dập bầu sau đó được trồng vào giữa hố, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc.
+ Trồng với khoảng cách 50cm x 60cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống.
+ Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc trấu lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp, đồng thời hạn chế cỏ mọc. Khi trồng xong, nếu đất khô phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
- Chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh:
- Chăm sóc:
+ Tưới nước: Giai đoạn cây còn nhỏ (6 tháng đầu) thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây nếu trời không mưa. Sau này khi bộ rễ phát triển thì tùy theo tình hình cây mà tưới nước phù hợp. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, bộ rễ dễ bị nấm bệnh tấn công.
+ Vệ sinh cỏ: Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rậm rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, cạnh tranh không gian sinh trưởng vừa là nơi trú ngụ mầm bệnh. Mỗi năm tiến hành làm cỏ 4-5 lần tùy theo tình hình cỏ dại.
+ Cắt tỉa cành: Từ tháng thứ 15 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ để 3 – 4 cành to là được.
- Bón phân:
+ Bón lót: mỗi hecta bón lót 10-15 tấn phân chuồng ủ mục (3-4kg/hố), 400-500 kg phân vi sinh, bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát vào hom giống sẽ làm chết hom.
+ Bón thúc: năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 100 kg phân vi sinh mỗi hecta, bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín.
+ Cuối năm thứ 2 vào tháng thứ 15, bón thêm phân chuồng 5 tấn/ha và 300 kg phân vi sinh.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Cây thường không có sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên giai đoạn đầu mới trồng có thể bị sâu xám cắt lá mầm và ăn vỏ thân, giai đoạn cây phát triển mạnh ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ gây hại.
+ Trong giai đoạn đầu cần chú ý phòng trừ kịp thời tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều tối.
+ Có thể dùng một số loại thuốc phòng trừ sâu xám và các loại sâu phá hoại khác như: sử dụng thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa để phun cho cây. Do đây là cây trồng làm thuốc nên chỉ sử dụng thuốc sinh học để phun mà không dùng các loại thuốc trừ sâu độc hại.
- Thu hoạch:
Đinh lăng có thể thu hoạch quanh năm song tốt nhất là thu hoạch vào tháng 11-12 dương lịch, sau 3 năm có thể thu hoạch. Với mật độ cây trồng khoảng 30.000 cây/ha thì sẽ cho thu hoạch khoảng 6kg tươi/cây (bao gồm 1kg lá; 3kg thân, cành; 2kg rễ).
+ Lá Đinh lăng: Thu hoạch lá Đinh lăng trước khi thu hoạch thân và rễ (củ).
+ Thân Đinh lăng: Năm đầu tiên, cuối năm thứ 2 và năm thứ 4 là các thời điểm hãm ngọn để cây nuôi chồi mới. Phần thân nên vặt bỏ lá, bó thành từng bó, bên ngoài bọc vải ẩm để cây tươi lâu. Sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
+ Củ (rễ) Đinh lăng: Sau 3 năm có thể thu hoạch củ (rễ) đinh lăng. Tuy nhiên nên để khoảng 5 năm trở lên củ sẽ to và có giá trị hơn. Củ sau khi đào lên sẽ cắt các rễ nhỏ, giữ lại rễ lớn. Sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
- Xuất bán:
Sản phẩm cây Đinh lăng tươi sau khi thu hoạch sẽ bán cho các công ty dược phẩm để làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
3.3. Sản phẩm của cơ sở.
Sản phẩm của cơ sở là lợn và các sản phẩm từ cây dược liệu (lá, thân, củ Đinh Lăng) đảm bảo yêu cầu sau quá trình nuôi trồng cụ thể như sau:
* Đối với dược liệu: (lá, thân, củ Đinh Lăng) với diện tích 01 ha, mật độ trồng 30.000 cây/ha sẽ cho thu hoạch (6kg/cây × 30.000cây/ha × 1ha) = 180.000 kg/vụ, thời gian trồng 1 vụ là 3 năm. Như vậy, khối lượng Đinh lăng thu hoạch trong 1 năm là 60.000 kg/năm.
* Đối với chăn nuôi:
- Giai đoạn hiện tại:
+ Chăn nuôi: Ở thời điểm hiện tại cơ sở đang nuôi tổng số 1.800 con lợn (gồm 300 lợn nái/năm, 1.000 lợn choai/lứa và 500 lợn hậu bị/năm).
- Giai đoạn công suất tối đa:
+ Lợn nái sinh sản: 500 con/năm;
+ Lợn thương phẩm: 2.000 con lợn choai/năm (1.000 con/lứa) và 6.000 con lơn sữa/năm (3.000 con/lứa);
+ Lợn hậu bị: 1.500 con/năm;
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1. Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng
Bảng 2: Tổng hợp nhu cầu nguyên, vật liệu, hóa chất sử dụng
TT |
Nguyên, nhiên liệu, hoá chất |
Đơn vị tính |
Lượng sử dụng |
|
Hiện tại |
Tối đa |
|||
A |
Nguyên liệu cho hoạt động chăn nuôi |
|||
I |
Con giống |
|||
1 |
Lợn nái chửa |
Con/năm |
300 |
500 |
2 |
Lợn choai |
Con/năm |
2.000 |
2.000 |
3 |
Lợn sữa |
Con/năm |
0 |
6.000 |
4 |
Lợn hậu bị |
Con/năm |
500 |
1.500 |
II |
Nguyên liệu cho quá trình pha trộn cám |
|||
1 |
Cám ngô (cám gạo) (chiếm 47,5%) |
kg/ngày |
1.876 |
3.728 |
2 |
Bột cá (chiếm 4,75%) |
kg/ngày |
188 |
373 |
3 |
Men vi sinh EM (chiếm 0,25%) |
kg/ngày |
10 |
20 |
4 |
Nước pha trộn (chiếm 47,5%) |
lít/ngày |
1.876 |
3.729 |
III |
Vắc-xin phòng bệnh |
|
||
1 |
Vacccin FMD (Aftopor) |
Cc/năm |
2.800 |
10.000 |
2 |
Vaccin Pasteurella Suiseptica |
Cc/năm |
2.800 |
10.000 |
3 |
Vaccin Hog Cholera |
Cc/năm |
2.800 |
10.000 |
4 |
Vaccin PRRS (PRRS-vac) |
Cc/năm |
2.800 |
10.000 |
5 |
Vaccin Ecoli (Litter guard LT) |
Cc/năm |
2.800 |
10.000 |
6 |
AKIPOR 6.3 |
Cc/năm |
2.800 |
10.000 |
B |
Nguyên liệu cho hoạt động trồng dược liệu |
|||
1 |
Đinh lăng |
Cây/vụ |
30.000 |
30.000 |
2 |
Phân bán (phân chuồng, phân vi sinh) |
tấn/năm |
21 |
21 |
3 |
Thuốc phòng trừ sâu bênh (sâu xám, sâu cuốn là, sâu xanh) |
lít/năm |
200 |
200 |
C |
Nguyên vật liệu phục vụ xử lý môi trường |
|||
1 |
Chế phẩm EM thứ cấp sử dụng cho xử lý môi trường và ủ phân chuồng |
lít/năm |
700 |
1.500 |
2 |
Vôi bột |
kg/năm |
1.000 |
2.000 |
3 |
Thuốc diệt côn trùng |
kg/năm |
100 |
250 |
4 |
Cloramin B |
kg/năm |
50 |
110 |
5 |
Thuốc sát trùng |
lít/năm |
100 |
200 |
6 |
PAC |
kg/năm |
1.606 |
4.161 |
7 |
Polymer |
kg/năm |
80 |
208 |
4.2. Nhu cầu sử dụng nước
a, Hệ thống cấp nước:
- Đối với nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV: là nguồn nước sạch được lấy từ Nhà máy nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định. Nước sạch được dẫn về trang trại và lưu chứa trong 02 téc nước có tổng thể tích 5.000 lít (2.500 lít/téc) để cấp cho hoạt động sinh hoạt.
- Đối với nước cấp cho hoạt động chăn nuôi và trồng cây: Tại trang trại có tổng số 06 hồ sinh học, trong đó 05 hồ sinh học được sử dụng để cấp nước cho chăn nuôi và tưới cây; còn lại 01 hồ sinh học cạnh trạm xử lý nước thải công suất 150m3/ngày sẽ được sử dụng để phục vụ xử lý nước thải và làm hồ ứng phó sự cố. Nước tưới cây được lấy trực tiếp từ hồ còn nước phục vụ chăn nuôi sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý nước mặt công suất 150m3/ngày trước khi sử dụng.
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước mặt công suất 150 m3/ng.đ
* Thuyết minh quy trình xử lý.
Nước từ hồ sinh học sau khi qua song chắn rác để tách rác có kích thước lớn ra khỏi dòng nước. Được bơm vào thiết bị keo tụ tạo bông.
- Thiết bị keo tụ - tạo bông: Thiết bị này có nhiệm vụ khuyếch tán đều hoá chất vào nước và tạo bông cặn. Được thiết kế thành 2 ngăn:
+ Ngăn khuấy trộn cưỡng bức: Tại ngăn này hoá chất được trộn đều vào nước
nhờ cấp khí thô cưỡng bức của máy thổi khí.
+ Ngăn phản ứng tạo bông: Quá trình tạo bông diễn ra tốt nhất khi dòng nước
được trộn với một tốc độ thích hợp. Do đó để tạo ra năng lượng khuấy trộn thì quá trình này được đảm bảo nhờ bố trí vách ngăn hướng dòng. Sau khi vào ngăn tiếp xúc phản ứng, do cấu tạo hình học của ngăn, nước thô di chuyển theo đường zichzắc. Quá trình di chuyển như vậy sẽ hoà trộn đều nước thô và hóa chất trợ lắng vào nhau trước khi sang bể lắng Lamen.
- Bể lắng Lamen: Nước thô sau khi qua bể phản ứng keo tụ tạo bông đã được hoà trộn một lượng hóa chất trợ lắng đủ để có thể tạo bông cặn và lắng xuống đáy bể. Về mặt cấu tạo bể lắng lamen gồm các tấm lắng được xếp nghiêng 60o so với phương nằm ngang sẽ giúp cho quãng đường đi của nước được kéo dài ra tăng hiệu quả lắng cặn giúp toàn bộ các bông cặn được lắng xuống dưới đáy bể và được xả ra ngoài theo định kỳ. Phần nước trong được đưa tới bể trung gian theo hệ thống máng răng cưa chảy tràn và đường ống.
- Bể trung gian: Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước sau bể lắng lamen, có bơm áp lực nước vào cụm thiết bị lọc thô và lọc tinh. Tại bể này được lắp hệ thống phân phối khí, bổ sung oxy hòa tan vào trong nước là tiền để xử lý mangan, sắt, amoni và các hợp chất kim loại nặng...
- Cụm thiết bị lọc thô và lọc tinh: Cụm thiết bị lọc áp lực có vai trò loại bỏ triệt để lượng cặn còn lại trong nước từ bể lắng lamen đồng thời xử lý ổn định chất lượng nước đầu ra. Đặc biệt trong quá trình lọc này thì một phần Mn (II) được khử nhờ lớp xúc tác Mn(OH)4 bao quanh bề mặt hạt vật liệu lọc. Cụm thiết bị hấp phụ có nhiệm vụ loại bỏ Amoni, As và các kim loại nặng có trong nước.
Vật liệu sử dụng trong cụm thiết bị lọc này là:
+ Cát mangan, sỏi, cát thạch anh, than hoạt tính, ODM-2F...
+ Đường kính hạt lọc: từ 0.8 đến 1.6mm.
Nước được cấp vào cụm thiết bị làm mềm kết nối chảy liên tục từ cụm thiết bị lọc thô và lọc tinh, nước sau khi qua cột làm mềm được khử trùng trên đường ống trước khi dẫn nước về bể nước sạch.
Định kỳ 6 tháng/lần tiến hành sục rửa cụm thiết bị lục và thu gom bùn cặn từ bể lắng.
b, Lượng nước sử dụng:
* Nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt: Theo TCXDVN 33:2006 định mức nước cấp sử dụng cho sinh hoạt là 100 lít/người/ngày.đêm. Vậy với tổng số CBCNV làm việc tại trang trại là 15 người thì tổng lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt tối đa là: 100 lít/người × 15người = 1.500 lít/ngày = 1,5 m3/ngày.
* Nước sử dụng cho chăn nuôi:
- Nhu cầu nước để ủ lên men thức ăn chăn nuôi: Theo bảng 2 thì lượng nước cần để ủ lên men thức ăn giai đoạn hiện tại là 1.876 lít/ngày ≈ 1,9 m3/ngày và giai đoạn đạt công suất tối đa là 3.729 lít/ngày ≈ 3,7 m3/ngày.
- Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn, nhiệt độ môi trường, tình trạng sức khỏe,… Mỗi lứa tuổi khác nhau, có nhu cầu lượng nước khác nhau. Căn cứ vào hoạt động chăn nuôi thực tế tại cơ sở thì lượng nước uống hàng ngày cho lợn là:
Loại lợn |
Nhu cầu nước uống tối đa (lít/con/ngày) |
Lợn con cai sữa |
1 lít |
Lợn choai |
10 lít |
Lợn nái |
20 lít |
Lợn hậu bị |
10 lít |
Vậy nhu cầu sử dụng nước uống cho lợn giai đoạn hiện tại và giai đoạn đạt công suất tối đa như sau:
Loại lợn |
Định mức nước uống |
Số lượng nuôi cùng thời điểm (con) |
Lượng nước sử dụng ( lít/ngày) |
||
Hiện tại |
Tối đa |
Hiện tại |
Tối đa |
||
Lợn con cai sữa |
1 lít/con |
0 |
3.000 |
0 |
3.000 |
Lợn choai |
10 lít/con |
1.000 |
1.000 |
10.000 |
10.000 |
Lợn nái |
20 lít/con |
300 |
500 |
6.000 |
10.000 |
Lợn hậu bị |
10 lít/con |
500 |
1.500 |
5.000 |
15.000 |
Tổng |
|
1.800 |
6.000 |
21.000 |
38.000 |
- Nhu cầu nước cho hoạt động vệ sinh chuồng trại; tắm rửa cho lợn trung bình khoảng 15 lít/con/ngày. Vậy lượng nước tắm rửa vệ sinh cho lợn trong từng giai đoạn là:
Giai đoạn hiện tại: 1.800 × 15 lít/con/ngày = 27 m3/ngày
Giai đoạn công suất tối đa: 6.000 × 15 lít/con/ngày = 90 m3/ngày
- Lượng nước cấp cho hệ thống làm mát chuồng trại trung bình khoảng 1m3/ngày. Như vậy với 08 chuồng nuôi thì lượng nước nước cấp cho hoạt động làm mát chuồng trại tối đa khoảng 8m3/ngày.
- Ngoài ra công ty còn định kỳ cấp bổ sung nước hao hụt cho trạm khử trùng xe với lượng sử dụng khoảng 1 m3/ngày.
* Nước sử dụng cho hoạt động tưới cây dược liệu và cây xanh:
+ Tham khảo theo tài liệu “Kỹ thuật trồng và tưới tiêu cây Đinh lăng - Tưới nông nghiệp VN” thì lượng nước trung bình để tưới cây Đinh lăng là 10 lít/m2. Diện tích trồng cây xanh của cơ sở là 10.000m2, thì lượng nước sử dụng là:
10.000 m2 × 10 lít/m2 = 100.000 lít/ngày = 100 m3/ngày.
+ Theo tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN 33:2006 lượng nước sử dụng để tưới cây khoảng 6 lít/m2. Diện tích trồng cây xanh của cơ sở là 2.958 m2 thì lượng nước sử dụng cho tưới cây xanh là: 2.958 m2 × 6 lít/m2 = 17.748 lít/ngày ≈ 17,8 m3/ngày
=> Tổng lượng nước sử dụng cho tưới cây là: 117,8 m3/ngày.
Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước
STT |
Nhu cầu sử dụng nước |
Lượng nước sử dụng (m3/ngày) |
|
Hiện tại |
Tối đa |
||
1 |
Nước cấp cho sinh hoạt |
1,5 |
1,5 |
2 |
Nước cấp cho hoạt động chăn nuôi |
58,9 |
140,7 |
- |
Nước sử dụng để ủ thức ăn chăn nuôi |
1,9 |
3,7 |
- |
Nước uống cho lợn |
21 |
38 |
- |
Nước vệ sinh chuồng, tắm rửa cho lợn |
27 |
90 |
- |
Nước cấp cho hệ thống làm mát chuồng nuôi |
8 |
8 |
- |
Nước cấp bổ sung cho trạm khử trùng xe |
1 |
1 |
3 |
Nước cấp cho hoạt động tưới cây |
117,8 |
117,8 |
Tổng |
176,7 |
258,5 |
4.3. Nhu cầu sử dụng điện.
Lượng điện sử dụng khi trang trại chăn nuôi đi vào hoạt động ổn định khoảng 120.000 kWh/tháng.
4.4. Danh mục trang thiết bị máy móc của cơ sở.
Bảng 4: Danh mục máy móc thiết bị của cơ sở.
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Xuất xứ |
I |
Thiết bị dụng cụ chăn nuôi |
||
1 |
Máng ăn cho lợn nái |
500 |
Việt Nam |
2 |
Máng ăn cho lợn choai |
200 |
Việt Nam |
3 |
Máng ăn cho lợn hậu bị |
150 |
Việt Nam |
4 |
Máng ăn cho lợn sữa |
300 |
Việt Nam |
5 |
Vòi (núm) uống nước |
250 |
Việt Nam |
6 |
Xe dọn phân, xe chở thức ăn |
12 |
Việt Nam |
7 |
Cũi lồng nuôi lợn nái chờ phối giống, nái chửa kỳ I & II |
350 |
Việt Nam |
8 |
Lồng đẻ |
350 |
Việt Nam |
9 |
Đèn hồng ngoại sưởi ấm |
180 |
Việt Nam |
10 |
Máy bơm |
8 |
Việt Nam |
11 |
Thùng ủ thức ăn (V=100 lít/thùng) |
80 |
Việt Nam |
II |
Thiết bị dụng cụ trồng cây dược liệu |
||
1 |
Cuốc, cào, xẻng |
15 |
Việt Nam |
2 |
Bình phun thuốc trừ sâu |
02 |
Việt Nam |
3 |
Kéo cắt tỉa cành cây |
10 |
Việt Nam |
4 |
Máy bơm nước tưới cây |
02 |
Đài Loan |
III |
Các máy móc, thiết bị khác |
||
1 |
Máy phát điện công suất 150 kVA |
1 |
Việt Nam |
2 |
Thiết bị, dụng cụ tủ thuốc |
1 |
Việt Nam |
3 |
Bình phun thuốc sát trùng |
5 |
Việt Nam |
4 |
Máy vi tính, máy in |
1 |
Việt Nam |
5 |
Tủ bảo quản vắcxin |
1 |
Việt Nam |
6 |
Tấm làm mát chuồng nuôi (8 chuồng nuôi) |
30 |
Việt Nam |
7 |
Quạt hút công suất 1,5 kW |
46 |
Việt Nam |
8 |
Béc phun sương xử lý hơi mùi |
16 |
Việt Nam |
9 |
Máy ép phân |
1 |
Việt Nam |
10 |
Téc chứa nước sạch (V=2.500 lít/téc) |
02 téc |
Việt Nam |
>>> XEM THÊM: Báo cáo cấp GPMT của dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm