Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) cơ sở trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả. Quy mô chăn nuôi trung bình 1.200 con lợn nái sinh sản. Sản phẩm của dự án đầu tư: Lợn con giống 30.000 con/năm.

MỤC LỤC.............................................................................................................. 1

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... 3

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................... 4

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................... 5

1.1. Tên chủ dự án đầu tư:................................................................... 5

1.2. Tên dự án đầu tư........................................................................... 5

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:............ 6

1.3.1.   Công suất của dự án đầu tư............................................................... 6

1.3.3.    Sản phẩm của dự án đầu tư:......................................................... 12

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nguồn cung cấp điện, nước của dự án........... 12

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.... 15

2.1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường.......... 15

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường..... 15

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN..... 17

3.1.     Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.......... 17

3.1.1.   Thu gom, thoát nước mưa:................................................................... 17

3.1.2.   Thu gom, thoát nước thải..................................................................... 18

3.1.2.1   Thu gom và thoát thải sinh hoạt......................................................... 18

3.2. Công trình, biện pháp xử lý khí thải........................................................ 34

3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.......... 37

3.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành dự án............. 40

3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường........ 42

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..................... 45

4.1.1.   Nguồn phát sinh nước thải................................................................... 45

4.1.2   Lưu lượng xả nước thải tối đa:.............................................................. 45

4.1.3.   Dòng nước thải................................................................................... 45

4.1.4.   Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải...............45

4.1.4.1.    Các chất ô nhiễm trong nước thải...................................................... 45

4.1.4.2.    Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải.................. 45

4.1.5.   Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.............. 46

4.1.5.1.    Vị trí xả nước thải............................................................................ 46

4.1.5.2.    Phương thức xả nước thải: Liên tục................................................... 46

4.1.5.3.    Nguồn tiếp nhận nước thải................................................................ 46

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN........................ 48

Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN............ 55

6.1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải...................... 55

6.2.   Chương trình quan trắc khi dự án đi vào vận hành chính thức................. 55

Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN...... 57

7.1.   Các đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất...57

7.2.   Việc khắc phục các tồn tại của Công ty..................................... 57

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................... 58

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. 1 Tên chủ dự án đầu tư:

Hộ kinh doanh ........

Địa chỉ: ....xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Người đại diện: ......... Chức vụ: Chủ hộ

- Điện thoại: .........

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số: ........., đăng ký lần đầu ngày 19/5/2016.

1.2.Tên dự án đầu tư:

Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: T....xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Quyết định số 150 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” tại ...xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 01/GXN- UBND ngày 12/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Quy mô của dự án đầu tư:

+ Quy mô sử dụng đất: 31.999,5m2

+ Quy mô xây dựng: gồm 07 dãy chuồng nuôi và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh đồng bộ

+ Quy mô chăn nuôi:

Bảng 1: Quy mô chăn nuôi trang trại

STT

Các loại lơn trong chuồng

Quy mô(con/năm)

1

Lợn nái sinh sản

1.200

2

Lợn đực

30

3

Lợn hậu bị

200

4

Lợn con giống

30.000

+ Quy mô vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư dự án là 15.753.934.000 đồng (Bằng chữ: Mười lăm tỷ bảy trăm năm mươi ba triệu chín trăm ba mươi tư nghìn đồng chẵn./.). Theo tiêu chí phân loại dự án dựa trên tổng mức đầu tư của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án thuộc nhóm C

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

1.3.1.Công suất của dự án đầu tư

Quy mô chăn nuôi: Trung bình 1.200 con lợn nái sinh sản

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Công nghệ chăn nuôi lợn nái sinh sản của dự án được mô tả sơ đồ sau:

Hình 1: Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn của trang trại

Thuyết minh quy trình

  • Chọn lợn giống

Chọn lựa lợn lúc 60 đến 70 ngày tuổi dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe. Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra và loại bỏ.

Giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi: đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải).

  • Dinh dưỡng

Lợn từ giai đoạn cai sữa đến 70 - 90 kg sẽ cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho lợn con. Khi đạt 70-90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho lợn nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn lợn hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra lợn hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này lợn khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.

Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của lợn trong giai đoạn này. Trước khi cho lợn ăn phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanin,…Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm lợn bị ngộ độc.

  • Môi trường nuôi dưỡng

Chuồng nuôi lợn hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trượt hay gồ gề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho lợn không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè. Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc.

Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi lợn hậu bị là 16 giờ. Cho lợn hậu bị tiếp xúc với đực giống vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn đực giống có tính năng cao và cho tiếp xúc 10 -15 phút mỗi ngày. Tuổi phối giống là 7,5 - 8 tháng sau chu kỳ động dục lần 2, độ dày mỡ lưng 20-22 mm, trọng lượng là 120 – 130 kg.

  • Công tác thú y

Trước khi phối giống 2 -3 tuần cần phải thực hiện chương trình tiêm vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, lở mồm long móng, giả dại. Ngoài ra, đàn lợn còn có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2. Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin. Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi.

*Quy trình chăn nuôi lợn con sau đẻ

Khi lợn con đẻ ra, chậm nhất sau 2 giờ phải cho bú sữa đầu. Nhằm mục đích để lợn con có thói quen bú mẹ, để quá lâu lợn con sẽ cứng hàm. Đảm bảo cho lợn con có chất dinh dưỡng. Để sữa đầu có chất kháng bệnh rất tốt cho lợn con. Nên cố định núm vú cho lợn con. Con bé cho bú vú bên phải, con to cho bú vú dưới, bên trái (vì vú bên phải thường có nhiều sữa hơn bên trái). Để đảm bảo khi xuất chuồng đàn lợn đều con hơn.

Giai đoạn từ 1 - 21 ngày: lợn con sinh trưởng, phát triển chủ yếu nhờ sữa mẹ, trong 21 ngày lợn con tăng 4 lần so với lợn con lúc sơ sinh. Trong giai đoạn này cần chú ý: bảo đảm nhiệt độ thích hợp: 1-7 ngày, nhiệt độ chuồng 32 -34oC, 7-21 ngày nhiệt độ chuồng 34oC. Mùa đông cần sưởi ấm chuồng bằng đống dấm hoặc bằng điện. Bảo đảm độ ẩm thích hợp 70 -75%. Tiêm bổ sung chất sắt sau 3 ngày. Loại 100mg tiêm 1ml/con có thể sau 2 tuần (14 ngày) tiêm lần 2.

*Quy trình nuôi lợn đực giống

  • Chọn giống lợn

Chất lượng giống: cần chọn giống lợn mang đặc tính cải tiến cao, năng suất vượt trội so với những giống lợn trước.

Thị hiếu của người chăn nuôi lợn nái trong khu vực bao gồm màu sắc da lông của đực giống, tính chất phù hợp của giống có phù hợp không, khả năng đáp ứng nhu cầu cải tiến. Hiểu rõ nguồn gốc của đàn lợn nái trong khu vực để có chương trình phối giống hoặc gieo tinh cho phù hợp, phòng ngừa xảy ra hiện tượng đồng huyết hoặc cận huyết làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của đàn lợn. Ngoài ra phải dựa vào cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật chăn nuôi mà trại mình hiện có.

  • Chọn lợn giống

Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: chọn con khỏe mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặp vú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật.

Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định.

Căn cứ vào năng suất: dựa vào các chỉ tiêu sau: tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan,…

Căn cứ vào gia phả: việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cho mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3cm), dài tròn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Chọn từ đàn có lợn mẹ đẻ sai từ 10 -12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 – 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc.

Căn cứ vào quy trình nuôi: lợn giống phải được nuôi theo quy trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm,…

Sau khi đã chọn được lợn đực giống thì chất lượng sản xuất của lợn đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những lợn đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc lợn đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau:

+ Giai đoạn 1: Khi lợn bắt đầu phát dục, khoảng 3,5-4,0 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 40 - 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật,…

+ Giai đoạn 2: Khi lợn bắt đầu phối giống, tiến hành kiểm tra ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình,…

Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn được những con đực có ngoại hình và sức khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện,…

  • Dinh dưỡng cho lợn đực giống

Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng là Protein thô và năng lượng. Đối với lợn đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng lợn đực giống. Gồm các giai đoạn:

+ Từ 30 -50kg: Giai đoạn này cần cho lợn đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý nhiều đến các khoáng chất của thức ăn.

+ Từ khoảng 50 kg đến khi phối giống: giai đoạn này lợn đực phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch và sản sinh tinh trùng, mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận, mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các axit amin

+ Giai đoạn khai thác: Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết. Ở giai đoạn này cũng cần chú ý đến kết quả của các lần phối giống để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra nên định kỳ bổ sung premix vitamin E cho đực giống.

  • Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống

Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, được xây dựng ở một khu riêng biệt xa chuồng lợn nái, bố trí trước hướng gió so với chuồng trại nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hay 2 dãy, diện tích bình quân khoảng 6 m2/1 lợn đực giống.

Nên cho lợn đực vận động thường xuyên để có thân thể chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt, nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tính hăng, tăng quá trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì.

Thường xuyên tắm chải cho lợn luôn sạch, xịt mát bộ phận sinh dục, tránh để khí hậu hầm nóng làm xệ túi da dịch hoàn. Việc vệ sinh cho lợn đực sẽ làm tăng quá trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn, tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với lợn hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện và sử dụng.

Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của đực giốn, từ đó có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý. Đối với những đực giống đã trưởng thành thì trọng lượng qua các tháng không thay đổi nhiều, nhưng với lợn đực còn non thì yêu cầu trọng lượng tăng dần ở các tháng đồng thời cơ thể phải rắn chắc, khỏe mạnh không được quá béo, quá gầy. Các chỉ tiêu cần kiểm tra định kỳ như: Thể tích một lần xuất tinh, nồng độ, hoạt lực.

  • Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống

Phương pháp huấn luyện thông thường là con đực tơ tham quan con đực thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá. Khi cho đực tơ phối giống phải chú ý ghép phối với những nái có tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì, nái hiền không hung dữ cắn đực, làm đực hoảng sợ. Tránh cho đực thấp phối với nái chân cao hoặc đực cao chân phối với nái thấp. Sau khi phối giống trực tiếp thành thục có thể tập cho đực nhảy giá lấy tinh. Lợn đực hung hăng hoặc nhút nhát trong khi đưa đi phối cần lưu ý huấn luyện lại hoặc cho loại thải. Những đực già có răng nanh dài bén nhọn cần chú ý không làm chúng hung hăng tấn công người chăm sóc hoặc nái khi đi phối.

Nếu phối giống trực tiếp thì 1 lợn đực có khả năng phối tinh cho 25 đến 30 lợn cái. Nếu thụ tinh nhân tạo thì một lợn đực có thể phối giống cho 200 – 250 lợn cái.

Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Tần suất phối giống của lợn đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau:

+ 8-12 tháng tuổi: phối 2-3 lần/tuần.

+ 12-24 tháng tuổi: phối 3-4 lần/tuần.

+ Lợn từ 24 tháng tuổi trở lên: phối 2-3 tuần

+ Nếu thụ tinh nhân tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2-3 lần.

  • Quản lý đực giống

Quản lý đực giống có vai trò rất quan trọng trong chương trình phát triển và lai tạo giống của đàn lợn cho cả một quốc gia hay một khu vực. Nếu việc quản lý này không tốt thì nguy cơ bị cận huyết hoặc đồng huyết rất dễ xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc chăn nuôi lợn. Thông thường có 2 chỉ tiêu quan trọng cần ghi chép cẩn thận: Sổ lý lịch ghi chép các số liệu như gia phả, nguồn gốc, các chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu sinh sản, các số liệu về tiêm phòng và các tác động thú y khác; Sổ phối giống ghi lại các số liệu như ngày phối giống, lý lịch của nái mà đực đó đã phối, kết quả những lần phối.

Sản phẩm của dự án đầu tư: Lợn con giống 30.000 con/năm

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nguồn cung cấp điện, nước của dự án.

1.4.1.Nhu cầu về thức ăn, vacxin, chế phẩm sinh học

a. Nhu cầu thức ăn

Nhu cầu thức ăn được thống kê bảng sau:

Bảng 2: Bảng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của trang trại

TT

Trọng lượng lợn (kg)

Số lượng (con)

Nhu cầu thức ăn (kg/ngày)

Ghi chú

1

 

 

Lợn con

 

800

 

1-1,2

Tính trung bình số lợn con có trong chuồng thường

xuyên

2

Lợn mẹ + lợn hậu bị

+ lợn đực giống

1.430

1,8 – 2,2

 

 

Trung bình

2.230

4.106

 

b. Nhu cầu về vacxin

Các loại vacxin được sử dụng tiêm phòng cho đàn lợn theo sự hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi. Hợp đồng mua bán và cung cấp vacxin, thuốc thú y với các Công ty sản xuất chuyên nghiệp. Tổng hợp nhu cầu vacxin, quy trình tiêmvà thuốc được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu và quy trình tiêm vacxin

TT

Ngày tuổi

Thuốc/vacxin

Liều lượng

1

2-3

Tiêm sắt lần 1

2ml/lợn con

2

10-13

Tiêm sắt lần 2

2ml/lợn con

3

20

Vacin dịch tả lợn lần 1

2ml/lợn con

4

20

Phó thương hàn lần 1

2ml/lợn con

5

21 -30

Phù đầu lợn con

2 - 3ml/lợn

Như vậy tính trung bình mỗi lợn con sẽ phải sử dụng 1 lượng vắc xin là 11ml/con. Với tổng quy mô của trang trại là 30.000 lợn con/ năm, tổng lượng vắc xin dùng cho 1 năm là: M = 11ml/con x 30.000 lợn con =  330 lít/năm.

c. Nhu cầu về chế phẩm sinh học

Các chế phẩm sinh học dự kiến sử dụng gồm: Vôi, Iodin, Omicide, EM. Với khối lượng dự kiến như sau: Vôi từ 1000 - 1500kg/năm, Chế phẩm EM từ 400 - 500 lít/năm, Iodin và Omicide sử dụng theo nhu cầu thực tế.

1.4.2.Nhu cầu về điện, nước, nhiên liệu sử dụng

Nhu cầu về điện, nhiên liệu

Hoạt động sản xuất của cơ sở chăn nuôi sử dụng nguồn năng lượng chính là điện lưới, nguồn cung cấp điện cho cơ sở là nguồn điện 220V lấy từ lưới điện xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Trang trại đã xây dựng 01 trạm biến áp 150 KVA và máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu diezel khi mất điện công suất 30 KW. Nhu cầu điện và nhiên liệu tóm tắt Bảng 4 như sau:

Bảng 4: Tổng hợp nhu cầu nhiên liệu và năng lượng

TT

Nhiên liệu, năng lượng

Đơn vị

Số lượng

1

Điện

K w/tháng

5.000

2

Dầu (chạy máy phát điện dự phòng)

Lít/giờ

50

Nhu cầu về nước

Nhu cầu nước phục vụ dự án gồm các mục đích: Phục vụ sinh hoạt cán bộ công nhân viên, phục vụ công tác chăn nuôi, tưới cây và một số cho mục đích khác.

a. Phục vụ nhu cầu sinh hoạt:

Trang trại thường xuyên duy trì khoảng 9 cán bộ và người lao động tại Trại, nhu cầu nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt: Qsh = 9 x 150l/người/ngày đêm = 1.350 l/ngày đêm = 1,35 m3

b. Nhu cầu nước phục vụ chăn nuôi:

Nhu cầu nước uống lợn(Qu): Tùy vào mỗi lứa tuổi khác nhau có nhu cầu nước khác nhau, nhu cầu nước xác định như sau:

+ Lợn con: 4l/con/ngày. đêm x 800 = 3.200l/ngày đêm = 3,2 m3/ngày. đêm

+ Lợn mẹ, lợn hậu bị, lợn đực giống: 6l/con/ngày .đem x 1.430 = 8.580l/ ngày đêm = 8,58 m3/ngày. đêm

Nhu cầu nước rửa chuồng trại( Qrc):

Tổng diện tích chuồng trại chăn nuôi và các khu vực cần phải xịt rửa hàng ngày là 5.496,7 m2( làm tròn 5500 m2). Định mức cho công tác vệ sinh chuồng trại là 3,0l/ m2 sàn/ ngày, tổng lượng nước cần vệ sinh chuồng trại là: Qrc = 5.500 x 3l = 16,5 m3/ ngày.đêm Như vậy, tổng nhu cầu nước chăn nuôi (Qcn )

Qcn = Qcn + Qu  = 3,2 + 8,58 + 16,5 = 28,28 m3/ ngày.đêm

c. Nhu cầu nước cho tưới cây và mục đích khác:

Nhu cầu nước cho tưới cây và mục đích khác như: Phòng cháy chữa cháy, rửa đường, làm mát các chuồng trại ước tính nhu cầu này khoảng 25 m3/ ngày.đêm

Như vậy, Tổng nhu cầu sử dụng nước của Trại tóm tắt Bảng 5 như sau:

Bảng 5: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của trạng trại

TT

Đối tượng dùng nước

Nhu cầu cấp nước (m3/ngđ)

1

Sinh hoạt

1,35

2

Chăn nuôi

28,28

3

Tưới cây và mục đích khác

25

Tổng

54,63

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín  

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến tinh bột mì khô
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến tinh bột mì khô

367 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến tinh bột mì khô. Công suất hoạt động của cơ sở là sản xuất tinh bột mì khô 31.200 tấn sn phẩm/năm

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su

202 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất tấm đệm cao su EPDM công suất 768 tấn/năm. Tấm đệm cao su TECHPRENE công suất 1.080 tấn/năm.

Báo cáo giám sát môi trường hỗ trợ thực thi luật bảo vệ môi trường như thế nào?
Báo cáo giám sát môi trường hỗ trợ thực thi luật bảo vệ môi trường như thế nào?

1585 Lượt xem

Đối với báo cáo giám sát môi trường, áp dụng phương pháp xây dựng chương trình giám sát hàng năm, xác định rõ nhiệm vụ giám sát và yêu cầu giám sát, liệt kê thời gian biểu, có trật tự và có kế hoạch thực hiện giám sát.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II

1021 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất inox II. Minh Phuong Corp - Dịch vụ tư vấn hồ sơ thủ tục pháp lý môi trường. Liên hệ 0903 649 782.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững

524 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2013 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã đặt ra mục tiêu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có thương hiệu uy tín và cạnh tranh cao trên trường quốc tế.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất ống thép cỡ lớn, tôn cán nguội và tôn mạ kẽm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất ống thép cỡ lớn, tôn cán nguội và tôn mạ kẽm

486 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất ống thép cỡ lớn, tôn cán nguội và tôn mạ kẽm. Tổng vốn đầu tư của Cơ sở là 149.561.000.000 VNĐ (Một trăm bốn mươi chín tỷ, năm trăm sáu mươi mốt triệu đồng chẵn). Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (theo quy mô, mức độ quan trọng)


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng