Báo cáo cấp GPMT của dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học

Báo cáo cấp GPMT của dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn (viên gỗ nén làm nhiện liệu đốt) với khối lượng 108.000 tấn sản phẩm/năm.

CHƯƠNG I............................................................................................................................. 5

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................. 5

1.1.   Tên chủ dự án đầu tư..................................................................................................... 5

1.2.   Tên dự án đầu tư............................................................................................................ 5

1.3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư.................................... 7

1.4.   Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:.......... 10

1.5.   Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư....................................................... 12

CHƯƠNG II......................................................................................................................... 17

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........... 17

2.1.  Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc qia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường... 17

2.2.   Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường............... 17

CHƯƠNG III..................................................................................................................... 17

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..... 18

3.1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:...................... 18

3.2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:................................................................ 21

3.3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:.......................... 35

3.4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.......................................... 37

3.5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:.............................................. 38

3.6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành.... 39

3.7.  Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:...... 42

CHƯƠNG IV................................................................................................. 43

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................... 43

4.1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi và khí thải....................... 43

CHƯƠNG V................................................................................... 45

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ... 47

5.1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án............. 47

5.2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.....48

5.3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm....................... 50

CHƯƠNG VI................................................................ 51

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................ 51

PHỤ LỤC BÁO CÁO........................................ 53

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Năng lượng sinh học

Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Người đại diện chủ dự án theo pháp luật:...... Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị

Điện thoại: ......

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ....... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp, đăng ký lần đầu ngày 06/10/2011, đăng ký thay đổi lần thứ 7, ngày 18/07/2024.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: ..... do Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định cấp, chứng nhận lần đầu ngày 08/6/2012, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 02/9/2016.

2. Tên dự án đầu tư:

Tên Dự án: “Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn”.

Địa điểm thực hiện: Khu Công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, với tổng diện tích 27.453,4 m2. Có giới cận như sau:

  • Phía Đông giáp: Đường trục Trung tâm của KCN Phú Tài.
  • Phía Tây giáp: hành lang kỹ thuật KCN, Công ty TNHH Hoàng Hưng.
  • Phía Bắc giáp: Đường số 19, Công ty TNHH Bình Phú.
  • Phía Nam giáp: Công ty TNHH Thiên Nam, Công ty TNHH Hoàng Trang.

Tọa độ các điểm mốc ranh giới dự án như sau:

Bảng 1.1: Tọa độ các điểm mốc ranh giới dự án

Điểm

Hệ tọa độ VN 2000, múi chiếu 3 độ

X (M)

Y (M)

1

1534304.805

609115.081

2

1534298.308

609124.466

3

1534754.943

609222.528

4

1534690.017

609854.888

(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng sinh học)

Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí dự án

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định.

Văn bản số 1334/BQL-VPĐD ngày 28/9/2020 của Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định về việc thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng điều chỉnh của Công ty Cổ phần Năng lượng sinh học tại KCN Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án: Quyết định số 382/QĐ-BQL ngày 27 tháng 10 năm 2020 của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 7158627170 do Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định cấp, chứng nhận lần đầu ngày 08/6/2012, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 02/9/2016, dự án có tổng vốn đầu tư là: 180.000.000.000 đồng. Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nên theo Khoản 3 điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 thì Dự án thuộc nhóm B.

Căn cứ để lập hồ sơ của dự án:

+ Căn cứ Khoản 1 Điều 39 của Luật BVMT ngày 17/11/2020 thì dự án thuộc đối tượng lập Giấy phép môi trường. Báo cáo này được lập theo phụ lục số VIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ.

+ Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì dự án thuộc mục số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

Loại hình dự án: Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học rắn (viên gỗ nén làm nhiên liệu đốt).

Công suất sản xuất: 108.000 tấn sản phẩm/năm

3.1.1 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Mô tả quy trình sản xuất (viên nén)

- Quy trình sản xuất

Hình 1. 2. Quy trình sản xuất viên nén

Thuyết minh quy trình: Quy trình sản xuất viên nén sinh học tại Nhà máy được chia làm 02 Xưởng sản xuất gồm các công đoạn chính như sau:

Quy trình sản xuất của xưởng số 1

Nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất gồm: phế phẩm rừng trồng, cành nhánh cây có đường kính < 6cm và củi bìa, gỗ ván lạng, mùn cưa, dăm bào, thu mua từ các nhà máy chế biến gỗ.

Công đoạn băm dăm: chỉ thực hiện đối với phế phẩm rừng trồng, cành nhánh cây có đường kính < 6cm và gỗ, váng lạng ướt thu mua từ các nhà máy chế biến gỗ. Phế phẩm rừng trồng, cành nhánh cây có đường kính < 6cm, gỗ váng lạng ướt được vận chuyển về nhà máy và đưa trực tiếp vào hệ thống máy băm dăm để băm, không lưu chứa tại mặt bằng; dăm gỗ sau khi băm được vận chuyển bằng băng tải chứa tại bãi chứa nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất. Dăm gỗ từ bãi chứa nguyên liệu được xe xúc lật vận chuyển đưa vào các phễu chứa liệu đưa vào hệ thống máy nghiền thô.

Công đoạn nghiền thô: Mục tiêu của công đoạn này là nghiền các thành phần có kích thước lớn thành các hạt có kích thước nhỏ hơn 5mm, trọng lượng cỡ 150 - 350 kg/m3, với lượng tạp chất thấp hơn 0,4%, để đạt kích thước đồng đều nhằm mục đích tạo ra viên nén đẹp và có tỷ trọng cao. Công đoạn nghiền thô được thực hiện đối với các thành phần nguyên liệu sau:

+ Dăm gỗ ướt sau khi băm chứa tại bãi chứa nguyên liệu được vận chuyển bằng xe xúc lật đưa vào các phễu chứa liệu, sau đó được đưa vào hệ thống máy nghiền thô bằng băng tải hở (do thành phần nguyên liệu ướt không phát sinh bụi nên không phải che chắn băng tải).

+ Củi bìa, bạnh khô thu mua từ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn KCN được vận chuyển về nhà máy, sau đó được xe xúc lật vận chuyển đưa vào hệ thống máy nghiền Domino để nghiền. Thành phần nguyên liệu này đảm bảo độ ẩm nên đưa trực tiếp vào hệ thống phối trộn để phối trộn chung với các thành phần nguyên liệu phục vụ cho quá trình nghiền tinh tiếp theo.

Công đoạn sấy: Là công đoạn điều chỉnh độ ẩm cho nguyên liệu sau khi nghiền thô vì độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm. Độ ẩm nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất viên nén là 09-11%. Đa số nguyên liệu sau băm, mùn cưa, dăm bào thu mua có độ ẩm chưa đạt yêu cầu thường có độ ẩm cao từ 35 - 40 % do đó dự án phải sử dụng hệ thống sấy để làm giảm độ ẩm của khối nguyên liệu.

+ Dăm gỗ sau khi qua công đoạn nghiền thô được dẫn qua hệ thống Bin chứa liệu trung gian thông qua hệ thống gồm 06 Cyclone (03 Cyclone sơ cấp có tác dụng vừa dẫn liệu vừa thu gom, xử lý bụi và 03 Cyclone thứ cấp có tác dụng xử lý bụi thứ cấp), sau đó nguyên liệu được tiếp tục vận chuyển bằng xích tải để đưa vào máy sấy thùng quay để sấy đảm bảo độ ẩm theo yêu cầu.

+ Mùn cưa, dăm bào thu mua về nhà máy được đưa vào lưu chứa bên trong nhà xưởng sản xuất, không lưu chứa ngoài bãi chứa, nếu có độ ẩm cao thì được xe xúc lật vận chuyển đưa vào phểu chứa liệu và vận chuyển bằng băng tải để đưa vào máy sàng rung để sàng đảm bảo kích thước, sau đó sẽ được tiếp tục vận chuyển bằng xích tải để đưa vào máy hệ thống sấy. Trường hợp thu mua dăm bào, mùn cưa đảm bảo độ ẩm thì không cần phải đưa qua công đoạn sấy.

Công đoạn phối trộn, nghiền tinh: Mục đích của công đoạn này là nghiền các thành phần liệu từ kích thước lớn thành hỗn hợp nguyên liệu đồng nhất về thành phần và độ ẩm (đạt khoảng 09-11%) và đưa vào máy nghiền tinh để nghiền đảm bảo hạt trọng lượng cỡ 100 - 200 kg/m3, với lượng tạp chất thấp hơn 0,4%, kích thước hạt bột gỗ bằng 0,3 - 0,5 mm.

Các thành phần nguyên liệu đưa vào nghiền tinh:

+ Toàn bộ nguyên liệu sau khi sấy sẽ được đưa vào 06 Cyclone vừa có tác dụng dẫn liệu vừa có tác dụng xử lý bụi. Sau đó nguyên liệu được vận chuyển bằng xích tải vào Bin chứa liệu để phối trộn trước khi đưa vào máy nghiền tinh.

+ Nguyên liệu sau khi nghiền qua máy nghiền Domino được vận chuyển bằng xích tải đưa vào khu lưu chứa bột bào để lưu chứa, không lưu chứa ngoài bãi chứa, sau đó được xe xúc lật vận chuyển vào phễu chứa liệu và được vận chuyển bằng băng tải vào Bin chứa liệu sau sấy để phối trộn trước khi đưa vào máy nghiền tinh.

Công đoạn tạo viên nén:

Sau khi ra khỏi hệ thống máy nghiền tinh, toàn bộ nguyên liệu được đưa vào hệ thống gồm 02 Cyclone (01 Cyclone sơ cấp và 01 Cyclone thứ cấp có kết hợp lắp đặt túi vải bên trong). Sau đó toàn bộ nguyên liệu sẽ được đưa vào hệ thống 06 máy ép viên để ép với áp suất cao để cho ra viên có kích thước đồng đều và cứng mà không cần dùng phụ gia hay hóa chất.

Công đoạn làm nguội:

Nguyên liệu sau khi nén có nhiệt độ khá cao nên được vận chuyển bằng băng tải đưa qua máy làm mát để giảm nhiệt độ của viên nén vì nếu đóng gói viên nén trong khi còn nóng thì sau khi được đóng bao nhiệt độ của viên nén sẽ làm hấp ẩm trong bao do vậy sẽ làm giảm chất lượng của viên nén. Viên nén sau khi làm mát sẽ được vận chuyển bằng băng tải đưa qua hệ thống máy sàng rung để sàng tuyển lần cuối trước khi đóng bao và nhập kho. Máy sàng này được thiết kế kín, toàn bộ lượng bụi phát sinh trong quá trình sàng không thoát ra ngoài được, theo đó sẽ thu hồi bằng đường ống dẫn kín (cùng với đường thu hồi viên nén hỏng sau khi sàng) đưa vào hệ thống máy nghiền tinh để nghiền tái sử dụng.

Công đoạn đóng bao:

Thành phẩm viên nén sau khi được làm mát sẽ được đưa vào phễu chứa của máy đóng bao và được đóng kín bằng bao PE. Các bao sau khi được nạp đầy viên nén, được đóng kít và chứa trong kho thành phẩm sẵn sàng để xuất xưởng.

Toàn bộ công trình thu gom, xử lý bụi phát sinh trong dây chuyền sản xuất đều được lắp đặt đồng bộ trong dây chuyền; bụi thu gom từ hệ thống xử lý bụi được tái sử dụng cho quá trình sản xuất.

Quy trình của xưởng số 2

Quy trình sản xuất cũng gồm các công đoạn chính như quy trình sản xuất của dây chuyền số 01, tuy nhiên dây chuyền này không sử dụng mùn cưa, dăm bào chỉ sử dụng dăm gỗ → nghiền thô → sấy khô → phối trộn → nghiền tinh → ép viên → làm nguội → đóng bao. Tất cả các công đoạn đều đi theo một quy trình khép kín từ khâu nghiền thô đến khi đóng bao sản phẩm.

Quá trình chuyển hóa nguyên liệu và sản phẩm viên nén gỗ:

Sản phẩm được sản xuất đạt các thông số kỹ thuật như sau:

  • Nhiệt trị: > 4.500 kcal/kg
  • Độ ẩm: < 10%
  • Trọng lượng riêng: > 600 g/cm3
  • Đường kính: 6 – 8 mm
  • Tro sau khi đốt: < 3%

3.2. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm đầu ra của dự án là nhiên liệu sinh học rắn (viên gỗ nén làm nhiện liệu đốt) với khối lượng 108.000 tấn sản phẩm/năm.

4.Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) của dự án

- Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho dự án:

Bảng 1.2: Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho dự án

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

01

Phế phẩm rừng trồng, cành

Tấn/năm

48.600

 

 

nhánh cây có đường kính <

6cm

 

 

Sử       dụng      cho xưởng số 1

02

Mùn cưa, dăm bào khô, củi, bìa

bạnh khô

Tấn/năm

29.700

03

Dăm gỗ

Tấn/năm

95.310

Sử dụng cho xưởng số 2

 

Tổng cộng

Tấn/năm

173.610

 

 

Nguồn cung cấp nguyên liệu: từ các tổ chức, cá nhân trồng rừng, từ các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận. Trong thời gian qua, Công ty có cơ chế thu mua thích hợp, đa dạng hoá phương thức thu mua đảm bảo được tính cạnh tranh và an toàn nguồn nguyên liệu; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân bán phế phẩm và sản phẩm rừng trồng cho Công ty. Toàn bộ lượng mùn cưa, dăm bào mua về được nhập và lưu chứa trong nhà kho chứa kín không lưu chứa tại bãi ngoài trời; bãi chứa theo quy hoạch chỉ sử dụng lưu chứa dăm gỗ sau khi băm tại nhà máy. Yêu cầu chất lượng nguyên liệu đầu vào phải đạt độ ẩm nhất định đảm bảo cho quá trình sản xuất.

Bảng 1.3. Yêu cầu nguyên liệu đầu vào

Chỉ tiêu

Nghiền thô (ướt):

Nghiền tinh (khô)

Mùn cưa, dăm bào, gỗ dăm

≤ 05mm

0,3 – 0,5 mm

Độ ẩm

10 – 50%

9 – 11%

Trọng lượng

150 – 350 kg/m3

100 – 200kg/m3

Tạp chất

< 0.4%

< 0.4%

 

Nhu cầu về điện:

Trong quá trình sản xuất, nguồn năng lượng mà dự án phải tiêu tốn chính là năng lượng điện để vận hành các loại máy móc thiết bị cũng như chiếu sáng. Nguồn tiêu thụ điện chính của nhà máy là hệ thống thiết bị sản xuất sử dụng điện ba pha, các thiết bị sinh hoạt, văn phòng, chiếu sáng sử dụng điện sinh hoạt một pha thông thường.

Nguồn điện được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 220/110 Khu vực Phú Tài. Để đáp ứng nhu cầu điện nêu trên, Công ty đã thực hiện cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trạm biến áp hiện có lên thành trạm công suất 12.000 KVA. Lượng điện tiêu thụ thực tế hiện nay tại Nhà máy theo trung bình hóa đơn tiền điện hàng tháng khoảng 3.874.074 kWh/tháng.

Nhu cầu về nước:

Nhu cầu dùng nước của Dự án chủ yếu là cho mục đích sinh hoạt của công nhân, nước tưới cây xanh, nước dự trữ cho công tác PCCC. Hiện Công ty đang sử dụng nguồn nước máy được cung cấp từ Công ty CP Cấp thoát nước Bình Định. Dựa trên hóa đơn tiền nước năm 2023 trung bình lượng nước sử dụng khoảng 4.590m3/năm, trong đó:

Nước dùng cho mục đích sinh hoạt: với số lượng công nhân viên tại dự án khoảng 191 người x 45 lít = 8.595 lít/ngày tương đương 8,5 m3/ngày.

Nước dùng cho hoạt động tưới cây xanh: 07 m3/ngày.

Nước dùng cho công tác PCCC: Là lượng nước dự trữ trong bồn để phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Bể chứa nước cứu hỏa tại nhà máy hiện hữu với diện tích 88,97m2. Do vậy, để đảm bảo công tác PCCC thì lượng nước cần thiết phục vụ cho dự án tối đa khoảng 240m3 nước này chỉ bơm 01 lần lưu chứa để phòng ngừa sự cố.

* Nguồn cung cấp nước: Từ hệ thống cấp nước tập trung tại KCN Phú Tài, trong thời gian qua Công ty đã ký hợp đồng cung cấp nước với đơn vị cấp nước là Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Định để được sử dụng theo quy định.

Nhu cầu nhiên liệu cho lò sấy:

Lượng nhiên liệu dăm khô bột bào phục vụ cho quá trình sấy nguyên liệu của dự án ước tính khoảng 14.094 tấn/năm, tương ứng khoảng 46,98 tấn/ngày (thời gian hoạt động trong 01 năm là 300 ngày).

Nhu cầu về các nguyên, nhiên liệu phụ trợ khác:

Nhu cầu nhiên liệu phụ trợ thực tế tiêu thụ tại Nhà máy khi hoạt động tối đa công suất khoảng xăng, dầu diesel: 16.500 lít/tháng (Sử dụng làm nhiên liệu cho xe nâng, xe xúc, …); bao bì, nhãn mác: 2.200 kg/tháng.

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:

5.1. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất chính của dự án:

Bảng 1.4: Danh mục máy móc thiết bị chính đang hoạt động tại Nhà máy

TT

Tên thiết bị

Công suất

Số lượng

(Hệ thống)

Chất lượng

Xuất xứ

I

Xưởng số 1

 

 

 

 

01

Máy bẻ củi tinh chế

10 Tấn/h

01

80%

Việt Nam

02

Máy băm gỗ, củi từ rừng trồng

20 Tấn/h

02

100%

Việt Nam

03

Máy nghiền Domino

05 tấn/h

02

100%

Áo

04

Máy Nghiền thô

10 Tấn/h

03

80%

Áo

05

Máy sấy

07 Tấn/h

02

80%

Trung Quốc

06

Máy nghiền tinh

12 Tấn/h

02

80%

Áo

07

Máy ép viên

05 tấn/h

06

80%

Áo

08

Máy làm nguội

12 tấn/h

02

80%

Áo

09

Máy sàng phân loại

12 tấn/h

02

80%

Việt Nam

10

Máy đóng bao

12 tấn/h

02

80%

Malaysia

11

Hệ thống kiểm soát chất lượng

 

01

80%

Áo

12

Hệ thống điều khiển tự động

 

01

80%

Áo

13

Xe xúc lật

03 tấn

04

80%

Trung Quốc

14

Xe nâng

03- 05

tấn

05

80%

Trung Quốc

15

Trạm cân điện tử

100 tấn

01

80%

Trung Quốc

II

Xưởng số 2

 

 

 

 

01

Máy Nghiền thô

10 Tấn/h

06

100%

Đan Mạch

02

Máy sấy

16 Tấn/h

02

100%

Trung Quốc

03

Máy sấy

07 Tấn/h

01

100%

Trung Quốc

04

Máy nghiền tinh

12 Tấn/h

04

100%

Đan Mạch

05

Máy ép viên

05 tấn/h

08

100%

Đan Mạch

06

Máy làm nguội

20 tấn/h

02

100%

Đan Mạch

07

Máy sàng phân loại

20 tấn/h

02

100%

Việt Nam

08

Máy đóng bao

20 tấn/h

02

100%

Malaysia

09

Hệ thống kiểm soát chất lượng

 

01

100%

Đan Mạch

10

Hệ thống điều khiển tự động

 

01

100%

Đan Mạch

 

Máy móc thiết bị tại Công ty được lựa chọn lắp đặt đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Phù hợp với công suất và công nghệ đã lựa chọn.
  • Khả năng sản xuất được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng đã định trước.
  • Đảm bảo hiệu suất cao với chi phí sản xuất thấp, độ bền cao, tính đồng bộ của máy móc thiết bị trong toàn bộ hệ thống dây chuyền.
  • Mức độ tự động hóa cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng tiêu hao.
  • Đảm bảo khả năng mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động và phù hợp với tình hình tài chính của Chủ đầu tư.
  • Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu, đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

5.2.Các hạng mục công trình chính của dự án:

- Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất tại dự án như sau:

Bảng 1.5 Bảng cơ cấu sử dụng đất

STT

Cơ cấu sử dụng đất

ĐVT

Diện tích

Tỷ lệ (%)

01

Diện tích xây dựng

m2

16.146,32

58,81

02

Diện tích đường giao

m2

5802,67,69

21,14

 

thông, sân bãi, PCCC

 

 

 

03

Diện tích cây xanh

m2

5504,41

20,5

 

Tổng diện tích đất

m2

27.453,4

100

- Các công trình xây dựng theo quy hoạch được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.6: Các công trình của dự án

STT

Tên hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Ghi chú

01

Nhà bảo vệ số 1

52

Đã xây dựng

02

Nhà xe

60

Đã xây dựng

03

Trạm cân

80

Đã xây dựng

04

Nhà vệ sinh

6.44

Đã xây dựng

05

Bồn dầu

10

Đã xây dựng

 

06

Nhà xưởng sản xuất

+ 6a. Khu vực văn phòng

+ 6b. Khu vực sản xuất

2.291,94

292,44

1.999,5

Đã xây dựng

07

Bể nước cứu hỏa

88,97

Đã xây dựng

08

Trạm biến áp 12000 KVA

75,6

Đã xây dựng

09

Xưởng sản xuất số 01

3.246,5

Đã xây dựng

10

Bãi chứa nguyên liệu

 

Đã xây dựng

11

Xưởng băm

415,5

Đã xây dựng

12

Kho chứa chất thải nguy hại

24

Đã xây dựng

13

Kho chứa chất thải rắn

24

Đã xây dựng

14

Cụm lò sấy hơi nước

792

Không sử dụng.

Đã tháo dỡ thiết bị

15

Khu vực nồi hơi

84

16

Xưởng nghiền

800

Đã xây dựng

17

Cụm nhà xưởng sản xuất

4.394,61

Đã xây dựng

18

Trạm cân 2

36

Chưa xây dựng

19

Nhà bảo vệ số 3

25

Chưa xây dựng

20

Nhà xưởng sản xuất số 02

3.620,56

Đã xây dựng

21

Nhà bảo vệ số 2

19,2

Đã xây dựng

(Nguồn: Bản vẽ tổng mặt bằng hiện trạng của dự án)

Hiện trạng hạ tầng KCN:

+ Thoát nước mưa, nước thải: tại khu vực Dự án, Chủ đầu tư KCN Phú Tài đã đầu tư hoàn thiện hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải dọc theo tuyến đường trục và các tuyến đường nội bộ của KCN, để phục vụ cho việc lưu thoát nước mưa, nước thải của các dự án, nước thải sẽ được thu gom đấu nối đưa về hệ thống xử lý nước thải 2.000m3/ngày đêm đã được Chủ đầu tư KCN Phú Tài đầu tư xây dựng để xử lý nước thải phát sinh của các dự án trong KCN Phú Tài, Long Mỹ theo đúng quy định.

+ Giao thông: Tiếp giáp về phía Đông dự án là đường trục của KCN, phía Bắc dự án là đường nội bộ (đường số 19), hiện đã được Chủ đầu tư hạ tầng KCN xây dựng hoàn thiện đáp ứng xe vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm vào khu vực dự án. Ngoài ra khu vực dự án cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 10km, cách Cảng Quy Nhơn khoảng 13km theo quốc lộ 1D, cách về phía Tây Bắc dự án khoảng hơn 03 km là ga đường sắt Diêu Trì, cách dự án về phía Đông khoảng 400m là tuyến Quốc lộ 1A. Với vị trí của nhà máy như vậy thì việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào khu vực tương đối thuận lợi.

+ Cấp điện: Nguồn điện được lấy từ hệ thống điện của KCN thông qua trạm biến áp được lắp đặt tại khu vực dự án. Công ty đã cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm biến áp hiện trạng đạt công suất 12.000 KVA để sử dụng cho toàn bộ dựa án.

+ Cấp nước: Khu vực dự án đã có đường ống cấp nước sạch do Công ty CP Cấp thoát nước Bình Định đầu tư và cung cấp nước sạch cho các nhà máy. Toàn bộ lượng nước phục vụ cho hoạt động của dự án được lấy từ tuyến ống cấp nước của KCN Phú Tài đầu tư đến tường rào doanh nghiệp, nguồn nước do Công ty CP Cấp thoát nước Bình Định cung cấp thông qua 02 điểm cấp nước: 01 điểm phía Đông Nam mặt bằng và 01 điểm cấp nước phía Bắc mặt bằng, ống cấp nước sử dụng ống nhựa PVC, Ø32.

+ Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn: Hiện nay, trên địa bàn KCN đã có Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định tiến hành thu gom xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các doanh nghiệp; Công ty TNHH TM và MT Hậu Sanh thu gom, xử lý chất thải nguy hại.

5.3.Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án:

a. Tiến độ thực hiện dự án:

Theo Giấy chứng nhận đầu tư được cấp:

  • Giai đoạn 1: từ tháng 5/2012 đến 12/2012 xây dựng hoàn thiện và đưa vào hoạt động chính thức nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn.
  • Giai đoạn 2: từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016 xây dựng hoàn thiện, lắp đặt máy móc thiết bị và đưa vào hoạt động chính thức dự án mở rộng nâng công suất lên 108.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày 12/11/2018, Công ty đã được BQLKKT chấp thuận đề nghị giãn tiến độ đầu tư đén tháng 12/2018 tại Quyết định số 337/QĐ-BQL. Tuy nhiên, trong thời gian qua do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế do ảnh hưởng chiến tranh làm ảnh hưởng thị trường tiêu thụ sản phẩm nên Công ty thực hiện tiến độ có chậm trễ hơn so với dự án đầu tư. Công ty đã thực hiện lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường được Ban Quản lý Khu kinh tế phê duyệt vào cuối năm 2020, sau đó do tình hình kinh tế khó khăn việc hoạt động tùy thuộc nhiều vào đơn hàng nên đến cuối năm 2023 và đến giữa năm 2024 Công ty mới thực hiện đầu tư dự án theo quy mô đã đăng ký và đưa dự án đi vào vận hành.

b.Vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư cho dự án: 180.000.000.000 tỷ đồng, trong đó vốn góp để thực hiện dự án là 120.000.000.000 đồng từ Công ty CP Năng lượng sinh học, chiếm 100% tỷ lệ góp vốn.

c.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Công ty sẽ sử dụng khoảng 265 lao động khi đi vào hoạt động toàn bộ nhà máy. Thời gian làm việc của dây chuyền sản xuất nhiên liệu sinh học rắn là 20 giờ/ngày (chia thành 03 ca/ngày) và làm việc 300 ngày/năm.

Kế hoạch nhân sự cho nhà máy

Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Năng lượng Sinh học được thể hiện như sau: Bộ phận trực tiếp: tham gia các công đoạn sản xuất của nhà máy và Bộ phận gián tiếp: gồm bộ phận quản lý, bộ phận kinh doanh, bộ phận phục vụ sản xuất.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở chế biến cà phê xuất khẩu

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Mẫu báo cáo ĐTM khu du lịch nghỉ dưỡng mới nhất
Mẫu báo cáo ĐTM khu du lịch nghỉ dưỡng mới nhất

608 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Vũng Yến được quy hoạch theo xu hướng đất khu lưu trú nghỉ dưỡng, kết hợp du lịch sinh thái, bao gồm các phân khu sau: Khu A (Khu đất liền): Khu khách sạn, khu biệt thự, bungalow, khu dịch vụ và tổ chức sự kiện, nhà hàng ẩm thực, khu đón tiếp, khu điều hành....

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa

395 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa đảm bảo chất lượng tốt, bền với môi trường và có tính thẩm mỹ cao

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở nhà máy sản xuất bia và nước giải khát
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở nhà máy sản xuất bia và nước giải khát

257 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở nhà máy sản xuất bia và nước giải khát nâng công suất sản xuất bia từ 20 triệu lít/năm lên 200 triệu lít/năm và 100 triệu lít nước ngọt/năm.

Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu thể dục thể thao
Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu thể dục thể thao

291 Lượt xem

Qua báo cáo DTM và những phân tích trên cho thấy các phương pháp được áp dụng đều phù hợp với những yêu cầu mà báo cáo đánh giá tác động môi trường đưa ra.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến tinh bột mì khô
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến tinh bột mì khô

289 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến tinh bột mì khô. Công suất hoạt động của cơ sở là sản xuất tinh bột mì khô 31.200 tấn sn phẩm/năm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất phân bón

430 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy sản xuất phân bón công xuất 1.000 tấn sản phẩm/năm và phân bón hữu cơ, công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng