Điều chỉnh dự án đầu tư du lịch kết hợp quản lý rừng bền vững

Điều chỉnh dự án đầu tư du lịch kết hợp quản lý rừng bền vững xây dựng quy hoạch khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng cây dược liệu và cây sâm.

TỜ TRÌNH

Về việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnh

Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029

của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa 

- Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

- Căn cứ Nghị  định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;

- Căn cứ Quyết định 1228/QĐ-TTg, ngày 11/10/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;

- Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Quy định về quản lý rừng bền vững;

- Căn cứ Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;

- Căn cứ Chỉ thị 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/03/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ;

- Quyết định số 98/2005/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa “V/v thành lập Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà”;

- Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 09/02/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL Khu bảo tồn thiên Hòn Bà;

- Căn cứ Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/05/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kết quả rà soát, chuyển loại rừng tỉnh Khánh Hòa;

- Căn cứ Quyết định số 3496/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc tổ chức lại Ban Quản lý rừng phòng hộ Cam Lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn thành Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà;

- Căn cứ Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà;

- Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa năm 2022.

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (Ban quản lý) kính trình Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt quyết định điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 với một số nội dung chính như sau:

1. Nội dung điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029.

Điều chỉnh mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

2. Sự cần thiết phải điều chỉnh Phương án

Về phát triển du lịch nói chung và DLST, nghỉ dưỡng, giải trí nói riêng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược. Cụ thể Đảng và Nhà nước đã ban hành các Văn bản như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định 156/2018/ NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Hiện tại lâm phận của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà nằm trên địa bàn của 04 huyện Cam Lâm, huyện Diên Khánh, Huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh, được UBND tỉnh Khánh Hòa giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích 22.455,53 ha trong đó: Diện tích đất rừng đặc dụng 19.158,17 ha, Diện tích đất rừng sản xuất: 3.208,44 ha, Din tích đất ngoài QH3LR: 88,92 ha. Với diện tích, tài nguyên phong phú, đa dạng về loài Khu BTTN Hòn Bà có tác dụng to lớn trong việc điều hoà nguồn nước, điều hoà khí hậu, bảo vệ và tăng độ phì đất, hạn chế sự bồi lấp sông suối đảm bảo sự cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo nên môi trường ổn định và bền vững. Hiện trạng tài nguyên là thế mạnh cho phép Khu BTTN Hòn Bà sử dụng tài nguyên môi trường cho cho việc phát triển các loại hình Du lịch sinh thái. Tất cả các yếu tố tự nhiên đó đã tạo nên lợi thế nhất định để phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong lâm phần Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà. Điều chỉnh dự án đầu tư du lịch kết hợp quản lý rừng bền vững xây dựng quy hoạch khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng cây dược liệu và cây sâm.

Hiện nay phân khu dịch vụ hành chính chỉ chiếm 1,1% so với tổng diện tích của Khu BTTN Hòn Bà (213,16 ha), chưa đủ không gian để có thể triển khai các hạng mục đầu tư nói chung theo quy định Nhà nước, đặc biệt là cho các loại hình du lịch, đã làm hạn chế việc đầu tư kinh doanh DLST, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng. Chính vì vậy, diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Hòn Bà (2.726,75 ha) nằm trên địa bàn xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh là khu vực mở rộng để có đủ không gian triển khai các hạng mục đầu tư kinh doanh DLST, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất.

Đối với diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Hòn Bà, do cơ chế đơn vị sự nghiệp của Ban quản lý, Đơn vị không thể có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng, tạo nguồn thu bù đắp chi phí hỗ trợ công tác QLBVR, cơ chế liên doanh, liên kết cũng chưa rõ ràng nên khó thực hiện. Việc thực hiện thêm mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực rừng sản xuất sẽ tăng được nguồn thu đối với diện tích đất rừng sản xuất, Ban quản lý có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng bằng nguồn vốn tự có, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Có thể nói, Khu BTTN Hòn Bà có thế mạnh để phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí như danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa cùng với những văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương và sắc thái văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mặc dù vậy, cho đến nay việc phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà vẫn chỉ ở dưới dạng tiềm năng, việc điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà với mục đích mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là hết sức cần thiết. Phương án điều chỉnh phù hợp với Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để Ban quản lý thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng trong việc phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại đây.

Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển rừng bền vững theo Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà; Trên cơ sở hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa năm 2022 (phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa) và kết quả rà soát, chuyển loại rừng tỉnh Khánh Hòa (phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/05/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa), việc điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 nhằm quy hoạch mở rộng khu vực, địa điểm thuộc diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới KBTTN Hòn Bà để thực hiện các hoạt động DLST, nghỉ dưỡng, giải trí để Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà tiếp tục thực hiện đúng chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng trên lâm phần được giao là cần thiết và đảm bảo quy định của luật pháp trong lĩnh vực lâm nghiệp.

3. Nội dung chính về điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029.

a) Khu vực, địa điểm dự kiến mở rộng nhằm cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:

Tổng diện tích dất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Hòn Bà trên địa bàn xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh là 2.726,75 ha, bao gồm 03 tiểu khu có số hiệu 214, 215 và 216. Diện tích dự kiến cho thuê môi trường rừng để thực hiện hoạt động Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 993,20 ha. Cụ thể về hiện trạng rừng khu vực dự kiến cho thuê môi trường rừng như sau: Điều chỉnh dự án đầu tư du lịch kết hợp quản lý rừng bền vững xây dựng quy hoạch khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng cây dược liệu và cây sâm.

Loại đất, loại rừng

Diện tích dự kiến cho thuê môi trường rừng (ha)

Tổng

Tiểu khu 214

Tiểu khu 215

Tiểu khu 216

Tổng

993,20

219,78

421,24

352,18

1. Diện tích có rừng

855,22

191,84

388,54

274,84

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo (TXN)

354,94

191,84

100,38

62,72

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX phục hồi (TXP)

500,28

288,16

212,12

2. Diện tích chưa có rừng

131,84

27,94

26,56

77,34

Đất trống núi đất (DT1)

91,77

2,79

21,62

67,36

Đất có cây gỗ tái sinh núi đất (DT2)

40,07

25,15

4,94

9,98

3. Đất khác

6,14

6,14

Nương rẫy

6,14

6,14

b) Các loại hình du lịch có thể thực hiện khu vực, địa điểm dự kiến mở rộng:

- Du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm: Tham quan các hệ sinh thái rừng, dưới tán rừng và cảnh quan tự nhiên; tận hưởng cảnh quan, không gian, quan sát, khám phá rừng và cắm trại trong rừng để trải nghiệm cuộc sống trong rừng, trò chơi mạo hiểm như zipline, v.v.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ: Sản phẩm tập trung chủ yếu vào nghỉ dưỡng và tận hưởng không gian yên tĩnh với các khu nghỉ dưỡng kết hợp những nét sinh thái, hài hòa với thiên nhiên trong rừng. Đầu tư thêm dịch vụ thiền, yoga, khu spa – vật lý trị liệu, khu tắm suối nhân tạo để thuận lợi cho việc chăm sóc, làm đẹp, cải thiện sức khỏe cho du khách. Phát triển du lịch sức khỏe, du lịch chữa lành trên nền tảng tận dụng môi trường rừng, kết hợp với phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ sẽ tạo nên sản phẩm du lịch riêng.

+ Thực hiện trồng thêm các loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng sản xuất nhằm mục đích làm giàu rừng, tạo thêm nguồn thu nhập kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực, địa điểm dự kiến mở rộng.

- Các dịch vụ giải trí cung cấp các môn thể thao ngoài trời: Cho thuê xe đạp, tham quan bằng xe đạp, cắm trại, đi xe đạp, chèo thuyền, đua thuyền và các giải thể thao phù hợp khác…

- Các dịch vụ nhà hàng ăn uống ẩm thực, giải trí, mua sắm tại các cửa hàng, ki-ốt, quầy lưu niệm cho du khách.

- Du lịch checkin, chụp ảnh: Lựa chọn các điểm có tầm nhìn đẹp, bố trí các điểm nhấn nhân tạo để chụp ảnh đẹp, v.v. để lưu lại những kỷ niệm đẹp khi trải nghiệm tại khu vực.

c) Phương thức tổ chức thực hiện

Phương thức cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp trồng thêm các loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng sản xuất.

d) Mức thuê môi trường rừng

Thực hiện theo Điều 32 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp quy định: Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng.

e) Lý do điều chỉnh mở rộng

Ngày nay, sự lựa chọn của khách du lịch cho thấy những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khoẻ, làm đẹp,… ngày càng được lựa chọn và ưa chuộng hơn. Ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác như: các chương trình tự thiết kế - tự trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử và tâm linh với các thiết bị hiện đại,… Xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần, du khách sẽ lưu lại nhiều ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương. Khách du lịch theo xu thế mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, quan tâm tới nghỉ dưỡng, giá trị tinh thần và sức khỏe của bản thân, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ cũng đang trở nên thịnh hành trong đời sống xã hội hiện nay. Việc mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là rất cần thiết nhằm:

- Đối với diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Hòn Bà, do cơ chế đơn vị sự nghiệp của Ban quản lý, Đơn vị không thể có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng, hòng tạo nguồn thu bù đắp chi phí hỗ trợ công tác QLBVR, cơ chế liên doanh, liên kết cũng chưa rõ ràng nên khó thực hiện. Việc thực hiện thêm mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực rừng sản xuất tăng được nguồn thu đối với diện tích đất rừng sản xuất, Ban quản lý có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng bằng nguồn vốn tự có, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

- Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất là một hình thức đóng góp tài chính trực tiếp vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng. Nguồn thu từ du lịch góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế chỉ phụ thuộc vào lâm nghiệp sang dịch vụ, du lịch có giá trị cao kết hợp với lâm nghiệp.

- Việc mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng sản xuất tạo điều kiện để có thể thu hút, kêu gọi được các nhà Đầu tư về mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

- Tạo việc làm hằng năm cho người dân sống gần rừng, tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới sự phát triển của rừng. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức và cộng đồng địa phương.

- Góp phần quảng bá hình ảnh du lịch khu vực nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.

Điều chỉnh dự án đầu tư du lịch kết hợp quản lý rừng bền vững xây dựng quy hoạch khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng cây dược liệu và cây sâm.

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà kính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, để Ban quản lý sớm có căn cứ để triển khai thực hiện./.

(Kèm theo Báo cáo điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà).

Nơi nhận:

- Như trên (VBĐT);                            

- Lưu: VT, KT.

GIÁM ĐỐC

Đỗ Anh Thy


Đã thêm vào giỏ hàng