Dự án đầu tư trang trại nông nghiệp công nghệ cao

Dự án đầu tư trang trại nông nghiệp công nghệ cao, dự án trông cây ăn trái, dự án trông rau sạch theo tieu chuẩn việt gap và quy trình thực hiện đầu tư dự án trông cây nông nghiệp.

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 3

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 3

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 3

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 3

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 4

CHƯƠNG II: MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 6

II.1. Mục tiêu của dự án trồng cây ăn trái công nghiệp công nghệ cao 6

II.2. Mục tiêu đầu tư dự án theo tiêu chuẩn VietGap 7

II.3. Sự cần thiết đầu tư 8

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 9

III.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 9

III.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 9

III.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 9

III.4. Hiện trạng sử dụng đất 10

III.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 10

III.6. Nhận xét chung về hiện trạng 10

CHƯƠNG IV: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRANG TRẠI 11

IV.1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 11

IV.1.1. Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm 11

IV.1.2. Hạ tầng kỹ thuật 11

IV.2. Kỹ thuật trồng bưởi da xanh 13

IV.3. Kỹ thuật trồng bưởi Diễn 17

IV.4. Kỹ thuật trồng cam 21

IV.5. Trồng Cây mít giống - Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít giống các loại 25

IV.6. Hệ thống tưới nước tự động 34

IV.7. Kế hoạch kinh doanh và phương án tiêu thụ cây ăn trái 45

IV.7.1. Kế hoạch kinh doanh 45

IV.7.2. Bán buôn: 45

IV.7.3. Hoạt động xuất khẩu: 45

IV.8. Kết quả sản xuất kinh doanh từ trang trại trồng cây ăn trái 46

IV.8.1. Kế hoạch trồng và chăn sóc cây cây ăn trái theo tiêu chuẩn GAP 46

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THI CÔNG 48

V.1. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 48

V.1.1. Sơ đồ tổ chức công ty 48

V.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 48

V.1.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 48

V.2. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 50

V.2.1. Giải pháp thi công xây dựng 50

V.2.2. Hình thức quản lý dự án 50

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 51

VI.1. Đánh giá tác động môi trường 51

VI.1.1. Giới thiệu chung 51

VI.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 51

VI.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 53

VI.1.4. Kết luận 55

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 56

VII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 56

VII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 56

VII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 56

VII.2.2. Chi phí thiết bị 56

VII.2.3. Chi phí quản lý dự án 57

VII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 57

VII.2.5. Chi phí khác 58

VII.2.6. Dự phòng chi 58

VII.2.7. Lãi vay của dự án 58

VII.3. Tổng mức đầu tư 58

CHƯƠNG VIII: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 61

VIII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 61

VIII.1. Tiến độ sử dụng vốn 61

VIII.2. Phương án hoàn trả vốn vay 62

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 64

IX.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 64

IX.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 69

IX.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 69

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

X.1. Kết luận 71

X.2. Kiến nghị 71

Dự án đầu tư trang trại nông nghiệp công nghệ cao, dự án trông cây ăn trái, dự án trông rau sạch theo tieu chuẩn việt gap và quy trình thực hiện đầu tư dự án trông cây nông nghiệp.

  1. I:
    GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

    1. Giới thiệu chủ đầu tư
  • Công ty Cổ phần Chi Nê Thành Đạt.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5400505029 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 28/02/2019, thay đổi lần 1 ngày 11/04/2019.
  • Trụ sở công ty: Thôn Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
  • Đại diện pháp luật công ty:   Ông Nguyễn Đức Minh   -     Chức vụ: Giám đốc
  • Điện thoại:     0987534296  - Fax
  • Vốn điều lệ đăng ký: 9.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Chín tỷ đồng.)
  • Ngành nghề chính:
  • Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
  • Điện thoại: (028) 22142126   ;  Fax: (028) 39118579
    1. Mô tả sơ bộ dự án
  • Tên dự án: Trang trại trồng cây nông nghiệp công nghệ cao
  • Địa điểm:   Tại xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
  • Quỹ đất của dự án: 172,15 Ha thuộc quyền quản lý của nhà nước.
  • Mục tiêu đầu tư:
  • San lấp mặt bằng hạ độ cao tạo khu đất bằng phẳng, cải tạo đất để trồng cây ăn trái có múi như cam, bưởi và cây ăn trái chất lượng cao như mít cao sản để chế biến xuất khẩu…
  • Đầu tư hệ thống trang trại trồng cây ăn trái quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để chế biến các sản phẩm từ cây trái bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước Đông Á.
  • Phát triển thành điểm trung chuyển sản phẩm nông nghiệp sạch được bảo quản sau chế biến... tập trung tại điểm giao thương vùng Hòa Bình.
  • Dự án trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng cây ăn trái tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.
  • Quy mô trang trại: sau 2 năm trang trại trồng đạt 172,15 Ha bao gồm các hạng mục sau:
  • Xây dựng khu nhà máy chế biến và sơ chế trái cây các loại 1 Ha.
  • Khu trồng bưởi diễn và bưởi da xanh 50 Ha.
  • Khu trồng cây cam vinh và càm sảnh 50 Ha
  • Khu trồng cây mít cao sản và mít không hạt 50 Ha
  • Khu trồng các loại cây ăn trái khác….
  • Khu chăn nuôi gà thả vườn dưới tái cây ăn trái…
  • Tổng vốn đầu tư khoảng: 52.500.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi hai tỷ, năm trăm triệu đồng). Trong đó: vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Chi Nê Thành Đạt là 15.750.000.000 đồng. Vốn vay thương mại 36.750.000.000 đồng.
  • Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.
  • Tiến độ thực hiện dự án:
  • Thời gian đầu tư và xây dựng dự án  đến tháng 12 năm 2020.
  • Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 12 năm 2020.
  • Thời gian cung cấp sản phẩm tiêu thụ: tháng 12 năm 2022
  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:Dự án đầu tư trang trại nông nghiệp công nghệ cao, dự án trông cây ăn trái, dự án trông rau sạch theo tieu chuẩn việt gap và quy trình thực hiện đầu tư dự án trông cây nông nghiệp.
  • Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; …
  • Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
  • Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
  • Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
  • Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
  • Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
  • Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết đinh số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013.
  • Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
  • Chỉ thị số 9/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 về việc chỉ thị khẩn trương triển khai thực hiện nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.
  • Quyết định số 1006/BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt nông nghiệp năm 2014 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020.
  1. II:
    MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
    1.  Mục tiêu của dự án trồng cây ăn trái công nghiệp công nghệ cao

Xuất phát từ thực tế yêu cầu đầu tư dự án Trang trại trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Chi Nê trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của chính quyền, Các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư. Để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Trang trại trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap. Chủ đầu tư đã hoàn thiện phương án đầu tư dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn và trả lãi ngân hàng, trình UBND huyện Chi Nê, UBND tỉnh Hòa Bình, cùng Các Sở, Ban ngành để xin chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng dự án.

Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển trồng cây ăn trái có hiệu quả, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từng bước đưa trồng cây ăn trái công nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh trong những năm đến. Tạo sự gắn kết giữa trang trại và người trồng cây ăn trái, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hợp tác với đối tác nước ngoài để được chuyển giao cây giống tốt, công nghệ nông nghiệp hiện đại, công nghệ gây và giữ giống, và phương thức quản lý mới có hiệu quả, xây dựng dự án nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Khai thác có hiệu qủa hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Hòa Bình cũng như các vùng phụ cận của khu vực để phát triển chăn trồng cây ăn trái. Là trung tâm cung cấp giống, các dịch vụ nông nghiệp hiện đại cho các hợp tác xã, các hộ nông nghiệp gia đình trong khu vực. Cung cấp cho xã hội một khối lượng cây ăn trái xuất khẩu có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển trồng cây ăn trái công nghiệp công nghệ cao của vùng. 

Dự án trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng cây ăn trái tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.

    1.  Mục tiêu đầu tư dự án theo tiêu chuẩn VietGap 

Dự án bao gồm các hạng mục công việc như sau:

  • Đầu tư xây dựng đồng bộ: Hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà, heo rừng thành hệ thống kép kín.
  • Đầu tư mua phân bón, cây giống, con giống chất lượng cao.
  • Phát triển mô hình trang trại sinh thái chất lượng cao thành một chuỗi các trang trại với hình thức tương tự trên phạm vi toàn quốc.
  • Phát triển các nhà hàng kinh doanh sản phẩm từ trang trại cung cấp cho thị trường khu vực và các vùng lân cận.
  • Đảm bảo sản xuất theo đúng tiêu chuẩn Vietgap để xin cấp chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng nhăn cung cấp sản phẩm vào hệ thống các siêu thị và nhà hàng.

Tận dụng những lợi thế của địa điểm xây dựng một dư án trang trại có hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Xây dựng trang trại sản xuất chất lượng cao nhằm cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng; Khai thác và sử dụng một Cách hiệu quả tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp. Áp dụng qui trình kỹ thuật chăn nuôi, trồng cây ăn trái theo tiêu chuẩn Quốc tế nhằm tạo ra Các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.

      1. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu:

Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của cây ăn trái có múi với nhiều giống rất quý…Các giống cây ăn trái có múi như bưởi, cam, chanh của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. cũng là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao.

Tuy nhiên diện tích trồng cây ăn trái của ta lại không tập trung với quy mô công nghiệp. Người dân chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua xuất khẩu từ các hộ nông dân rải rác nên chi phí thu mua và vận chuyển cao. Không chỉ vây, trong quá trình vận chuyển hoa quả từ các vườn đến nơi tiêu thu do thiếu sự cẩn trọng nên không thể giữ nguyên được hình thức và cũng chưa có biện pháp bảo quản thích hợp nên xuất khẩu cũng giảm giá trị, khó đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua nghiên cứu cho thấy, cây có múi là loại cây ăn quả rất dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc lại thu hoạch thường xuyên trong năm. Cây có múi là loại cây quả ở vùng nhiệt đới. Theo nghiên cứu và đánh giá nhận định trồng cây tạo được mảng xanh có lợi cho môi trường, cũng nhằm chống biến đổi khí hậu, trồng cây ăn trái tích tụ được lượng nước đáng kể trên mặt đất và giữ được nguồn nước, bảo vệ nguồn nước đầu nguồn phục vụ tưới tiêu, giữ độ ẩm cho đất, không bị khô hạn trên mặt đất và bảo vệ được các loại cây thực vật trên đất. Cũng do biến đổi khí hậu ngày một tăng, làm cho cường độ nống mặt đất tăng cao, làm cho trầm tích nước xuống độ sâu, dẫn đến khô hạn trên diện rộng, cụ thể là vùng đất huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, nhằm tăng diện tích rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân tộc.

    1.  Sự cần thiết đầu tư dự án trồng cây nông nghiệp

 “Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã đưa ra hiện trạng và định hướng phát triển về nông nghiệp trong địa bàn tỉnh trong đó có định hướng cụ thể về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tỉnh Hòa Bình có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu của dự án trồng cây ăn trái công nghiệp công nghệ cao..

Điều kiện khí hậu, thời tiết của Hòa Bình tương đối ôn hòa, có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, phù hợp với việc phát triển cây cây ăn trái theo mô hình công nghiệp.

Hòa Bình có hệ thống mạng lưới kênh mương thủy lợi khá dày, đảm bảo cung cấp nguồn nước mặt cho các dự án nông nghiệp và trồng trọt.

Nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống giao thông thuận lợi cùng với chủ trương ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình là những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư dự án trồng cây ăn trái công nghiệp công nghệ cao. Qua phân tích về nhu cầu thị trường, về khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu và thực trạng nghề trồng cây ăn trái tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, việc Công ty quyết định đầu tư trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao là cần thiết và có tính khả thi.

Trong kế hoạch, Công ty Cổ phần Chi Nê Thành Đạt. sẽ xây dựng theo mô hình trang trại nông nghiệp kiểu mẫu quy mô 172,15 Ha đất trồng cây ăn trái đáp ứng nhu cầu nhân dân trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao nên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh nông sản tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng Trang trại trồng cây nông nghiệp công nghệ cao ở xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, Tỉnh Hòa Bình là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của tỉnh Hòa Bình vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. 

  1. III:
    ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
    1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

Việc lựa chọn địa điểm phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Có mặt bằng đủ diện tích xây dựng với các điều kiện không bị ngập nước do lũ lụt, đảm bảo tính kinh tế trong san  lấp mặt bằng, thuế đất và gần nguồn cung cấp điện, nước, giao thông thuận tiện và tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có.

- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.

- Được sự đồng ý các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, của chính quyền địa phương. Công ty Cổ phần Chi Nê Thành Đạt. quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng của Dự án là tại xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy. Tỉnh Hòa Bình.

    1. Phân tích địa điểm xây dựng dự án

- Hiện trạng đất đầu tư: Công ty dự kiến đầu tư khoảng 172,15 Ha đất tại địa bàn xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, khu đất này được nhà nước cho giao cho dân thuê trồng rừng. Đây là khu vực thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tập trung. Chủ đầu tư sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với người dân vùng xung quanh dự án thuê đất để đảm bảo đủ quỹ đất phát triển dự án.

Vị trí dự án có tứ cận được xác định như sau:

  • Phía Đông giáp đất rừng phòng hộ;
  • Phía  Nam giáp đất rừng phòng hộ;
  • Phía Tây giáp đất của dân và đường DT 479B;
  • Phía Bắc giáp đất của dân;

- Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng như xuất khẩu hàng hóa.

- Khu vực phụ cận, cách khu đất đang được người dân sử dụng để trồng lúa; t trồng cây ăn trái huận lợi cho việc hình thành vùng nguyên liệu sau này.

- Khi thiết kế xây dựng vùng dự án, Công ty sẽ tiến hành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 5m), và các đường bao lô xung quanh cánh đồng để thuận tiện cho việc bón phân, chăm sóc cũng như để vận chuyển sản phẩm của Công ty.

- Về hạ tầng điện: Hệ thống đường điện của khu dân cư ấp Tân Lợi, xã Khoan Dụ,.

- Về nguồn nước: Khu vực thực hiện dự án có sông Bôi chảy qua nên rất thuận lợi cho việc khai thác nước mặt phục vụ dự án.

    1. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản  cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp.

- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.

- Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

    1.  Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng khu đất: là đất rừng sản xuất giao cho người dân quản lý khai thác.

Đất tại khu vực dự án : Hiện trạng khu đất chủ yếu là đất đồi cần được bóc tách hạ độ cao đễ phù hợp cho việc phát triển trang trại nông nghiệp. 

Công trình kiến trúc khác: Trong khu đất đầu tư xây dựng là đất nông nghiệp và đất rừng phòng hộ không có các công trình công cộng,

    1.  Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Đường giao thông

Khu vực đầu tư xây dựng có trục đường giao thông chính là đường liên thôn xã.

Hệ thống cấp điện

Hiện trạng tại khu vực có tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia theo đường liên thôn và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.

Hệ thống cấp nước :Trong khu vực trang trại dự kiến hiện nay sẽ sử dụng hệ thống nước được xử lý từ giếng khoan.

    1.  Nhận xét chung về hiện trạng 

Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp. 

Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án. 

Dự án đầu tư xây dựng Trang trại trồng cây nông nghiệp công nghệ cao nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng quỹ đất để phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch; chuyển quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí, chức năng hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một trang trại trồng cây ăn trái, với các tiêu chuẩn hiện đại thích ứng với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại Hòa Bình và cả nước là tất yếu và cần thiết.   

  1. IV:
    QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRANG TRẠI
    1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
      1. Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm 
  • Xưởng sơ chế sản phẩm sau thu hoạch:
  • Số lượng gồm 1 nhà xường sản xuất, diện tích 2.016 m2
  • Kết cấu: nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 24 m dài 84 m, chiều cao đỉnh cột 6m. Nền nhà xưởng có kết cấu bê tông, móng BTCT. Mái lợp tôn, trụ sắt, giằng gió…
  • Nhà điều hành và kho chứa sản phẩm:
  • Diện tích 1.008 m2.
  • Kết cấu chính là móng và đà kiềng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, nhà xưởng công nghiệp khẩu độ 24 m dài 42 m, chiều cao đỉnh cột 6m. xà gồ thép,  tường gạch sơn nước, trần thạch cao khung nổi, cửa gỗ kính. Được bố trí các phòng làm việc và các phòng chức năng.
  • Nhà bảo vệ
  • Cổng và hàng rào
      1. Hạ tầng kỹ thuật 
  • San nền: Cao độ san nền trung bình (+ 3.6m đến 3.8m) được căn cứ theo bản vẽ .

Khu đất san nền có diện tích khoảng 1.720.000 m2. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc. Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.

- Trước khi san nền cần bóc lớp đất dày trung bình 3 0 trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan, một phần đất được cung cấp cho các dự án có nhu cầu san lấp trong thời gian sau này.

- Khối lượng đào nền khu nhà xưởng sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9

  • Đường giao thông:

- Hệ thống đường nội bộ trang trại: đầu tư hệ thống đường nhựa cho khu vực trang trại nông nghiệp với bề rộng mặt đường là 5 m.

- Hệ thống đường lô: đường lô bao quanh các khu vực trồng vùng nguyên liệu cỏ (đường đất rộng khoảng 4m, để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển sản phẩm về trang trại).

  • Hệ thống xử lý nước thải

- Hệ thống thoát nước thải từ các hạng mục qua công trình được thoát vào hệ thống bể tự hoại sau khi qua xử lý được thoát ra hệ thống ga, cống bê tông cốt thép D300 và chảy vào hệ thống xử lý nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.

- Các tuyến cống nhánh thoát nước thải có tiết diện D160 mm xây dựng từ hố ga chờ đấu nối ra hố ga thăm trên tuyến thu gom ngoài đường D300. Độ dốc đặt cống chủ yếu là 1/D, một số tuyến đặt theo độ dốc đường (i=1/D), độ sâu chôn cống tại các điểm đầu 1m, dẫn nước thải tự chảy về tuyến cống chính.

  • Hệ thống tưới nước nhỏ giọt

Trong việc trồng cây ăn trái công ty sẽ đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho các diện tích trồng, hệ thống này lấy nước từ các kênh mương chính của khu vực dự án. Đặc tính nổi bật của hệ thống tưới nước Israel là vô cùng tiết kiệm nước. Hệ thống bao gồm bộ lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải và bộ phận phân bón đi kèm. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân cho vùng nguyên liệu cỏ.

  • Hệ thống xử lý chất thải rắn: Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung. Chất thải nông nghiệp được đưa về hệ thống xử lý chất thải nhưng sẽ qua giai đoạn tách phân (tiền xử lý) trước khi đưa vào bể trung hòa của hệ thống xử lý nước thải chung.
  • Hệ thống nối đất và chống sét

Hệ thống nối đất công trình là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng.

Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D 50.

Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

  • Hệ thống PCCC: Lắp đặt hệ thống đường ống cứu hỏa cung cấp đủ lượng nước, đủ áp lực cho hệ thống chữa cháy phun nước và các họng cứu hỏa.

Hệ thống đường ống được lắp chìm ngầm. Các ống được nối với nhau bằng phương pháp hàn và mặt bích. Lắp đặt các hộp chữa cháy tại các cửa ra vào các khu làm việc

Lắp đặt các trụ chữa cháy ngoài trời, xung quanh trang trại để cung cấp lượng nước chữa cháy bên ngoài. Hệ thống phải đảm bảo độ bển vận hành và dễ kiểm tra, thay thế khi bị rò rỉ, phải được thiết kế và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn hiện hành. Lắp đặt các máy bơm chữa cháy, máy bơm điện, máy bơm diesel cung cấp cho các họng cứu hỏa. Khi có cháy nổ, bơm điện hoạt động chính và bơm diesel dự phòng, đồng thời lắp đặt mới 01 họng chờ gần cổng trạm để cấp nước cứu hỏa cho xe chứa cháy, xây dựng bể chứa ngầm.

    1.  Kỹ thuật trồng bưởi da xanh

Trong các loại bưởi ngon và nổi tiếng hiện nay thì bưởi da xanh nổi tiếng hơn cả với hương vị thanh ngọt và màu sắc bắt mắt. Chỉ cần ăn một lần bạn sẽ bị loại quả này chinh phục muốn mua ngay về làm quà. Theo như nghiên cứu thì đây là giống bưởi có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre. Từ lâu người dân nơi đây đã biết nhân giống và lưu giữ được giống quả ngon này khiến chúng được xếp vào hàng đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.

Xem thêm Dự án đầu tư trang trại nông nghiệp công nghệ cao, dự án trông cây ăn trái, dự án trông rau sạch theo tieu chuẩn việt gap và quy trình thực hiện đầu tư dự án trông cây nông nghiệp.


Đã thêm vào giỏ hàng