Dự án khu Du lịch sinh thái và quản lý rừng

PHẦN MỞ ĐẦU

Dự án khu Du lịch sinh thái và quản lý rừng bền vững bằng hình thức xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy trình thực hiện dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án du lịch sinh thái.

Với mục tiêu quản lý, bảo vệ, bảo tồn bền vững mẫu điển hình của hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới của của vùng Nam Trung Bộ. Trong đó có nguồn gen động thực vật thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen đặc hữu Khánh Hòa và đặc hữu Việt Nam. Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ và duy trì nguồn nước cho hồ Suối Dầu (huyện Cam Lâm), sông Cầu (huyện Khánh Vĩnh), sông Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) và sông Cái (Nha Trang). Phát huy các giá trị tài nguyên, đa dạng sinh học, giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan, môi trường, của Khu BTTN cho mục đích nghiên cứu bảo tồn, phát triển du lịch dịch vụ, phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống. Kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí…sao cho đến năm 2029, Khu BTTN Hòn Bà cơ bản hoạt động theo cơ chế quản lý rừng bền vững. Tạo một số nguồn thu bù đắp chi phí, tăng cường sinh kế, giảm tối đa sự tác động vào rừng. Tăng cường bảo vệ, phát triển, phục hồi hệ sinh thái, quản lý giám sát chặt chẽ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học. Căn cứ chủ trương, chỉ đạo của các cấp trung ương và địa phương theo Quyết định  số 886/QĐ-TTg ngày 16/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng; Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về việc quản lý rừng bền vững; Quyết định số 4691/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/ 11/2018 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đế án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. Được sự cho phép chủ trương của UBND tỉnh Khánh Hoà tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; đồng thời thực hiện theo Đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí lập Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà, đã được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt tại Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày 12/3/2020. Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà đã xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 và được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020.

Hiện tại, hoạt động Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là lĩnh vực mới đối với mảng phát triển lâm nghiệp của Ban quản lý. Theo Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 đã bố trí các địa điểm, tuyến, khu vực thuộc diện tích đất rừng phòng hộ nằm trong ranh giới KBTTN Hòn Bà để tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo các phương thức tổ chức thực hiện: Phương thức Ban quản lý KBTTN Hòn Bà tự tổ chức và phương thức cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng. Dự án khu Du lịch sinh thái và quản lý rừng bền vững bằng hình thức xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy trình thực hiện dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án du lịch sinh thái.

Để bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ phát triển diện tích rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới KBTTN Hòn Bà, đồng thời thu hút các nhà Đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế chỉ phụ thuộc vào lâm nghiệp sang dịch vụ, du lịch có giá trị cao kết hợp với lâm nghiệp nhu cầu cần phải điều chỉnh, quy hoạch mở rộng khu vực, địa điểm thuộc diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới KBTTN Hòn Bà tại Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 nhằm thực hiện các hoạt động DLST, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất là rất cần thiết. Với lý do trên, căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/20218 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về Quản lý rừng bền vững “3. Thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tối đa là 10 năm ktừ ngày phương án được phê duyệt. Trường hợp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp có ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của khu rừng hoặc khi chủ rừng có nhu cầu thay đổi kế hoạch quản lý, sản xuất, kinh doanh chủ rừng phải điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những nội dung điều chỉnh”. Ban quản lý kính xin điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 với những nội dung sau:

Dự án khu Du lịch sinh thái và quản lý rừng bền vững bằng hình thức xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy trình thực hiện dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án du lịch sinh thái.

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN

1. Những căn cứ để điều chỉnh phương án

1.1. Căn cứ pháp lý

-  Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;

- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

- Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;

- Quyết định 1228/QĐ-TTg, ngày 11/10/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;

- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v Quy định về quản lý rừng bền vững;

- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp Lâm sinh;

- Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh;

- Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;

- Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông  nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

- Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 09/02/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý KBTTN Hòn Bà;

- Quyết định số 3989/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa Về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa Về việc phê duyệt kết quả rà soát chuyển loại rừng tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa năm 2022;

- Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020 - 2029 của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

1.2. Các tài liệu tham khảo

Tài liệu đặc điểm khí hậu thủy văn, dân sinh kinh tế, xã hội của Chi cục thống kê huyện Cam Lâm, huyện Diên Khánh, Huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

2. Cơ sở thực tiễn

Trên cơ sở Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020. Ban quản lý tiến hành điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 nhằm quy hoạch mở rộng khu vực, địa điểm thuộc diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới KBTTN Hòn Bà thực hiện Hoạt động DLST, nghỉ dưỡng, giải trí góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng trên lâm phần được giao theo đúng quy định của nhà nước, chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế chỉ phụ thuộc vào lâm nghiệp sang dịch vụ, du lịch có giá trị cao kết hợp với lâm nghiệp, đồng thời thu hút được các Nhà đầu tư bên ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tạo việc làm hằng năm cho hàng trăm người dân sống gần rừng, tăng thu nhập cho người lao động địa phương.

3. Sự cần thiết phải điều chỉnh Phương án

Về phát triển du lịch nói chung và DLST, nghỉ dưỡng, giải trí nói riêng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược. Cụ thể Đảng và Nhà nước đã ban hành các Văn bản như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định 156/2018/ NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Hiện tại lâm phận của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà nằm trên địa bàn của 04 huyện Cam Lâm, huyện Diên Khánh, Huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh, được UBND tỉnh Khánh Hòa giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích 22.455,53 ha trong đó: Diện tích đất rừng đặc dụng 19.158,17 ha, Diện tích đất rừng sản xuất: 3.208,44 ha, Din tích đất ngoài QH3LR: 88,92 ha. Với diện tích, tài nguyên phong phú, đa dạng về loài Khu BTTN Hòn Bà có tác dụng to lớn trong việc điều hoà nguồn nước, điều hoà khí hậu, bảo vệ và tăng độ phì đất, hạn chế sự bồi lấp sông suối đảm bảo sự cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo nên môi trường ổn định và bền vững. Hiện trạng tài nguyên là thế mạnh cho phép Khu BTTN Hòn Bà sử dụng tài nguyên môi trường cho cho việc phát triển các loại hình Du lịch sinh thái. Tất cả các yếu tố tự nhiên đó đã tạo nên lợi thế nhất định để phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong lâm phần Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà

Hiện nay phân khu dịch vụ hành chính chỉ chiếm 1,1% so với tổng diện tích của Khu BTTN Hòn Bà (213,16 ha), chưa đủ không gian để có thể triển khai các hạng mục đầu tư nói chung theo quy định Nhà nước, đặc biệt là cho các loại hình du lịch, đã làm hạn chế việc đầu tư kinh doanh DLST, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng. Chính vì vậy, diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Hòn Bà (2.726,75 ha) nằm trên địa bàn xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh là khu vực mở rộng để có đủ không gian triển khai các hạng mục đầu tư kinh doanh DLST, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất.

Đối với diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Hòn Bà, do cơ chế đơn vị sự nghiệp của Ban quản lý, Đơn vị không thể có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng, tạo nguồn thu bù đắp chi phí hỗ trợ công tác QLBVR, cơ chế liên doanh, liên kết cũng chưa rõ ràng nên khó thực hiện. Việc thực hiện thêm mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực rừng sản xuất sẽ tăng được nguồn thu đối với diện tích đất rừng sản xuất, Ban quản lý có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng bằng nguồn vốn tự có, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Có thể nói, Khu BTTN Hòn Bà có thế mạnh để phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí như danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa cùng với những văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương và sắc thái văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mặc dù vậy, cho đến nay việc phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà vẫn chỉ ở dưới dạng tiềm năng, việc điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà với mục đích mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là hết sức cần thiết. Phương án điều chỉnh phù hợp với Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để Ban quản lý thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng trong việc phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại đây.

Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển rừng bền vững theo Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 của Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà; Trên cơ sở hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa năm 2022 (phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa) và kết quả rà soát, chuyển loại rừng tỉnh Khánh Hòa (phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15/05/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa), việc điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029 nhằm quy hoạch mở rộng khu vực, địa điểm thuộc diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới KBTTN Hòn Bà để thực hiện các hoạt động DLST, nghỉ dưỡng, giải trí để Ban quản lý Khu BTTN Hòn Bà tiếp tục thực hiện đúng chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng trên lâm phần được giao là cần thiết và đảm bảo quy định của luật pháp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Dự án khu Du lịch sinh thái và quản lý rừng bền vững bằng hình thức xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy trình thực hiện dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án du lịch sinh thái.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

1. Đặc điểm tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý, địa hình

* Toạ độ địa lý:

- Từ 12o19’27’’ đến 12o23’24’’  vĩ độ Bắc;.

- Từ 109o 1’29’’đến 109o5’31” kinh độ Đông.

* Ranh giới tiếp giáp:

- Bắc giáp : Tiểu khu 94, xã Ninh Hưng, tiểu khu 96 xã Ninh Lộc, thị xã Ninh hòa và tiểu khu 135 xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh.

- Nam giáp : Tiểu khu 221, 222 xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh.

- Đông giáp : Tiểu khu 219 xã Diên Điền, huyện Diên Khánh và tiểu khu 103 xã Ninh Ích, thị xã Ninh hòa. 

- Tây giáp : Tiểu khu 143 xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh và tiểu khu 218 xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh.

* Phạm vi khu vực:

Khu vực rừng sản xuất nằm ngoài Khu BTTN Hòn Bà nằm trên địa bàn xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh: diện tích: 2.726,75 ha, bao gồm các tiểu khu có số hiệu sau: 214, 215, 216.

* Địa hình:

Vùng rừng núi Diên Lâm chạy dài theo hướng Bắc và Tây Bắc  theo lối liên sơn gồm những ngọn núi như: Hòn Dữ, Đá Đen, Rọc Muồn, Cộ Ghe, Hòn Tháp.. Chính những đặc điểm về tự nhiên cùng với sự tác động của con người trong công tác xây dựng tôn tạo, bảo vệ rừng và cảnh quan đã tạo cho tài nguyên rừng ở khu vực khá độc đáo và đa dạng.

1.2. Khí hậu, thời tiết:

Theo tài liệu khí hậu thuỷ văn tỉnh Khánh Hoà, khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa. Trong khi chế độ nhiệt đới thể hiện không rõ rệt và không tiêu biểu thì chế độ gió mùa lại thể hiện rất rõ rệt với hai loại gió mùa chính là gió mùa Mùa Đông và gió mùa Mùa Hạ.

- Gió mùa mùa đông kéo dài từ tháng X đến tháng IV năm sau với hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và khô.

- Gió mùa mùa hạ từ tháng V đến tháng IX với hướng gió thịnh hành là gió Tây và Tây Nam. Gió Tây thường xảy ra khoảng đầu mùa hạ mang không khí nóng và khô. Gió Tây Nam mang luồng không khí có nguồn gốc từ Nam bán cầu nên thời tiết tương đối mát, độ ẩm cao và nhiều khả năng có mưa, nhất là trong giai đoạn cuối mùa.

- Chế độ nhiệt trong khu vực dự án có sự biến động theo từng ngày, từng mùa và từng khu vực. Sự biến động nhiệt độ trong ngày ở Khánh Hoà thường ở trong khoảng 5 - 7 0C, cao nhất vào thời kỳ tháng VI, VII, VIII và thấp nhất vào thời kỳ tháng XI, XII. Nhiệt độ không khí đạt cực đại vào đầu mùa gió mùa mùa hạ và cực tiểu vào giữa mùa gió mùa mùa đông, biên độ dao động khoảng 4 - 5 0C.

- Chế độ mưa trong khu vực rất phức tạp và chịu sự chi phối chủ yếu bởi địa hình. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII hàng năm với lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm. Các tháng còn lại trong năm là mùa khô với lượng mưa rất thấp, chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm.

 - Quy luật phân hoá mưa trong khu vực còn chịu sự chi phối chủ yếu bởi địa hình thể hiện ở sự chênh lệch lượng mưa giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng vào khoảng 50 - 80 mm/100m.

1.3. Thủy văn: 

Các hệ sông suối ở Khu BTTN Hòn Bà đều có phần thượng lưu bắt nguồn từ các đỉnh núi cao 1100-1500m và nguồn nước được đổ về 2 con sông lớn của tỉnh Khánh Hòa là Sông Cái - Nha Trang và sông Tô Hạp (thượng nguồn của Sông Hàm Leo chảy về đất Ninh Thuận). Vùng đất đai của khu BTTN Hòn Bà trở thành nguồn của đầu nguồn không những của tỉnh Khánh Hòa mà còn cho tỉnh Ninh Thuận.

Các lưu vực chính ở khu BTTN hòn Bà như sau:   

- Nguồn nước đổ về Sông cái Nha Trang gồm 2 hệ sông suối chính

+ Hệ thống suối Dầu: Thuộc địa phận huyện Cam Lâm: Phần Suối Dầu nằm trong khu BTTN Hòn Bà chảy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc. Các chi lưu suối phía tả ngạn chảy theo hướng Tây Nam xuống Đông Bắc và Tây Bắc xuống Đông Nam gồm các chi lưu: suối Giăng Mây, suối Cá, suối Nhỏ, suối Đá Hàn, suối Đá Nhảy, suối Đá Đẩy, suối Giót, suối Đá Giăng,  suối Lau. Các chi lưu phía hữu ngạn phần nhiều chảy theo hướng gần như Nam lên Bắc, gồm các chi lưu: suối Lạnh, suối Đá Mài, suối Đá Mây, suối Cau, suối Dừa, suối Chì.

+ Hệ thống suối thuộc Sông Cầu thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh. Hệ Sông Cầu nằm trong khu BTTN Hòn Bà chỉ gồm các suối thuộc phía hữu ngạn, gồm các suối: suối Tia Lo, suối Chuối, suối Co So Mẹ, suối Co So Con, suối Chẻ Đá. Các suối chảy theo hướng từ Đông Nam lên Tây Bắc.

- Nguồn nước đổ về sông Hàm Leo thuộc địa phận huyện Khánh Sơn: Phần thượng nguồn sông Hàm Leo được gọi là sông Tô Hạp. Các suối trong địa phận khu bảo tồn nằm về phía hữu ngạn sông Tô Hạp, theo hướng Bắc xuống Nam. Gồm các suối chính: suối Ba Cụm, suối Chi Chai (suối Cây Chay), suối Ty Key, suối Tagou (suối Tà Gụ ), suối My Un.

1.4. Địa chất và thổ nhưỡng:

Theo tài liệu và Bản đồ lập địa cấp II tỉnh Khánh Hòa, Dự án QH BTPTBV KBTTN Hòn Bà đến 2020 cho thấy trong khu bảo tồn có các loại đất chính như sau:

- Đất feralit mùn trên núi trung bình, ký hiệu FH phân bố ở độ cao ³ 800m, độ dày tầng đất trung bình đến sâu, tầng A mỏng, đá mẹ chủ yếu là Macma acid, phân hủy kém, bị bào mòn rửa trôi mạnh, đất xấu, nghèo dinh dưỡng, mùn ít, thành phần cơ giới nhẹ.      

- Đất feralit trên núi thấp, ký hiệu F, phân bố ở độ cao 300-800m, độ dày tầng đất từ sâu đến trung bình; tầng A » 20 cm, đất phong hóa mạnh hơn, tơi xốp có độ mùn cao hơn, đất tốt xấu biến động phụ thuộc theo đá mẹ sản sinh ra nó. Có các loại phụ sau:

+ Feralit núi thấp phát triển trên đá macma acid, ký hiệu Fa, đất xấu, tầng đất trung bình đến nông, thành phần cơ giới nhẹ, mùn ít, kết cấu rời rạc, xói mòn rửa trôi mạnh.        

+ Feralit núi thấp phát triển trên đá sét và đát biến chất, ký hiệu Fs, đất trung bình, tầng đất biến động mạnh, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, mùn trung bình, có kết cấu viên, hạt giữ được ẩm, xói mòn, rửa trôi yếu hơn.        

+ Đất Feralit đồi, ký hiệu F, phân bố ở độ cao < 300m. Độ dày tầng đất từ sâu đến trung bình tính chất đất tương tự đất núi thấp nhưng ở độ cao thấp hơn lại được sản sinh trên nền đá sét nên đất tốt hơn, độ mùn cao hơn, đất giữ được ẩm và ảnh hưởng rửa trôi, xói mòn yếu hơn.

- Đất thung lũng, ký hiệu T: Là loại đất phân tầng không rõ do được hình thành từ đất nơi khác vận chuyển đến, tầng đất sâu, thành phần cơ giới nhẹ, đất thoáng, tơi xốp, đa số diện tích này được khai thác để sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.

2. Hiện trạng tài nguyên rừng

Hiện nay, tổng diện tích tự nhiên được giao cho Ban quản lý quản lý, sử dụng là 22.455,53 ha (trong đó: 19.158,17 ha đất RĐD; 3.208,44 ha đất RSX và 88,92 ha đất ngoài QH3LR), nằm trên ranh giới hành chính của 9 xã thuộc 4 huyện. Thống kê đến các đơn vị hành chính huyện và xã như sau:

Bảng Hiện trạng tài nguyên rừng:

STT

Đơn vị hành chính

Diện tích các loại đất (ha)

Tổng (ha)

Đất rừng đặc dụng

Đất rừng sản xuất

Đất ngoài QH3LR

I

Huyện Cam Lâm

9.117,17

0,00

88,92

9.206,09

1

Xã Suối Cát

5.963,17

0,00

88,92

6.052,09

2

Xã Suối Tân

3.154,00

0,00

0,00

3.154,00

II

Huyện Diên Khánh

1.264,00

3.208,44

0,00

4.472,44

1

Xã Diên Lâm

0,00   

2.726,75

0,00

2.726,75

2

Xã Diên Tân

703,00

481,69

0,00

1.184,69

3

Xã Suối Tiên

561,00

0,00

0,00

561,00

III

Huyện Khánh Sơn

2.270,54

0,00

0,00

2.270,54

1

Xã Sơn Bình

413,78

0,00

0,00

413,78

2

Xã Sơn Hiệp

445,99

0,00

0,00

445,99

3

Xã Sơn Trung

     1.410,77

0,00

0,00

     1.410,77

IV

Huyện Khánh Vĩnh

6.506,46

0,00

0,00

6.506,46

1

Xã Khánh Phú

6.506,46

0,00

0,00

6.506,46

Tổng (ha)

19.158,17

3.208,44

88,92

22.455,53

3. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội

Trong phạm vi lâm phận của Ban quản lý có 9 xã trên bốn huyện huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tình hình dân sinh kinh tế - xã hội như sau :

3.1. Dân số, dân tộc, lao động:

Cộng đồng dân cư chủ yếu là người Kinh, Raglay, Tày, Nùng, người T’Rin, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số trung bình khoảng 46 %, trong đó dân tộc Raglay chiếm phần lớn. Trong 12 xã vùng đệm, xã có đông người đồng bào nhất là Sơn Tân 95 %, Sơn Bình 94 %, thấp nhất là xã Cam Tân 3,2 %, Suối Tân 4,73 %. Đa phần các hộ đồng bào dân tộc, thu nhập chủ yếu bằng canh tác nương rẫy. . Lao động trong khu vực chủ yếu làm nông, lâm nghiệp (chiếm trên 90%), còn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp...

Bảng Dân số, lao động:

Stt

Đơn vị hành chính

Tổng số hộ

Nhân khẩu (người)

Lao động (người)

Tổng

Kinh

DT khác

Tổng

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Huyện Diên Khánh

 

 

 

 

 

1

Xã Diên Tân

      969

           3.003

2.687

      316

   1.657

867

            790

2

Xã Suối Tiên

   1.172

           4.887

   4.398

      489

   2.834

1389

         1.445

3

Xã Diên Lâm

1.445

5.180

5.180

-

2.836

1.560

1.236

Huyện Khánh Vĩnh 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Khánh Phú

      852

           3.584

      394

   3.190

   1.864

876,08

            988

Huyện Khánh Sơn 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Sơn Hiệp

552

1.885

343

1.542

1.350

780

570

6

Xã Sơn Bình

      823

           3.062

      153

   2.909

   1.868

932

            936

7

Xã Sơn Trung

      636

           2.488

   1.667

      821

   1.393

695

            698

Huyện Cam Lâm 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Suối Cát

   2.528

         10.617

   8.600

   2.017

   6.158

3017

         3.141

9

Xã Suối Tân

   2.075

           9.360

   8.824

      536

   5.429

2660

         2.769

(Nguồn: Niên giám thống kê và số liệu từ UBND các xã)

Từ số liệu về nguồn lao động cho thấy, lực lượng lao động có khả năng phục vụ cho các lĩnh vực nông - lâm nghiệp tương đối nhiều, lực lượng sử dụng lao động nam giới nhiều hơn nữ giới nên đây là nguồn lực lao động dồi dào, ngoài sản xuất nông nghiệp, dịch vụ có thể tham gia phát triển lâm nghiệp, xã hội (trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng...) góp phần gia tăng giá trị thu nhập cho toàn xã hội.

3.2. Kinh tế

a) Hoạt động kinh tế chính:

Sản xuất nông lâm nghiệp bình quân toàn vùng chiếm 85% là hoạt động sản xuất chính của các cộng đồng dân cư có đông người đồng bào Raglay, với các xã vùng miền núi như Sơn Bình, Sơn Trung, tỷ lệ này là 95% với cây trồng chính là lúa, bắp, mì, điều, cây ăn quả, cây hoa màu, cây lâm nghiệp như cây Keo…

Ngoài ra nhân dân thu hái lâm sản ngoài gỗ, săn bắt chim thú lúc nhàn rỗi, nhận khoán bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc rừng trồng cho các đơn vị lâm nghiệp để tăng thêm thu nhập.

Về chăn nuôi: Các vật nuôi chính là chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô nhỏ và hộ gia đình, trong những năm vừa qua hàng loạt các loại dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm như lở mồm, long móng, cúm gia cầm…đã gây ra một số thiệt hại đáng kể.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bình quân toàn vùng chiếm khoảng 12-14 % . Lĩnh vực sản xuất này có nhiều ở các xã phía Đông KBT như Suối Cát, Suối Tân, Suối Tiên. Ở khu vực này với khu công nghiệp tập trung là Khu Công nghiệp Suối Dầu và một số Công ty sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên đối tượng người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia rất ít.

b) Thu nhập, đời sống

Năng suất bình quân trên 1 ha đất canh tác thay đổi theo vùng: Vùng Khánh Sơn, Khánh Vĩnh năng suất lúa <40 tạ/ha; ngô<35 tạ/ha; vùng Cam Lâm, Diên Khánh năng suất lúa 45-60 tạ/ha; ngô: 35-45 tạ/ha .

Nhìn chung, tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập chênh lệch khá nhiều giữa các xã vùng cao, miền núi và các xã vùng thấp. Tỷ lệ hộ nghèo các xã có đông người dân tộc thiểu số và ở vùng cao, miền núi thì tỷ lệ hộ nghèo còn cao, một số hộ nghèo thiếu ăn một vài tháng trong năm, hàng năm Nhà nước và tổ chức từ thiện đều phải trợ cấp lương thực và nhu yếu phẩm.

3.3. Xã hội

a) Thuỷ lợi

Hầu như xã nào cũng có một vài công trình thủy lợi và hệ thống tưới nước, ngoài ra nguồn nước tự chảy cũng được đầu tư khai thác: một phần tưới tiêu cho đồng ruộng, một phần dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của các xã trong thời gian tới cần phải đầu tư xây dựng thêm một số công trình thuỷ lợi, củng cố đập cũ, bê tông hoá các kênh đầu mối trên địa bàn từng thôn trong từng xã.

b) Nước sạch, điện

Có các nguồn nước chính như: nước máy sinh hoạt từ nhà máy nước; nước từ nguồn suối tự nhiên đắp đập làm hệ thống tự chảy; nước từ kênh thủy lợi dẫn từ các hồ chứa; nước từ nước mưa, giếng. Tuy nhiên về mùa mùa khô hạn cũng thường thiếu hụt nước hoặc mùa mưa thường bị hỏng hóc các bể chứa, đường ống…nên cũng cần đầu tư nâng cấp hoặc làm mới thường xuyên.

100% các xã đã được cung cấp điện lưới phục phụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.

c) Giáo dục, Y tế, văn hóa

Tất cả các xã đều có hệ thống trường trung học cơ sở, trường tiểu học và trường mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí…. Nhìn chung cơ sở vật chất trường học, trạm trại của các địa phương được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng cũng không tránh khỏi thiếu thốn, xuống cấp, cần thường xuyên tu sửa.

Hầu hết các xã đều có trạm xá; các thôn đều có mạng lưới y tá thôn bản; số lượng nhân viên làm công tác y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hầu hết hệ thống y tế xã đạt tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, một số trạm y tế xã còn đạt chuẩn quốc gia như trạm y tế xã Sơn Trung.

4. Nhận xét và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029.

4.1. Kết quả 3 năm thực hiện Phương án

a) Kết quả thực hiện các hạng mục công trình năm 2020 – 2022:

STT

Hạng mục công trình

Đơn vị tính

Kế hoạch năm

Tỷ lệ so với kế hoạch năm (%)

2020

2021

2022

1

Bảo dưỡng ranh cản lửa

km

15,02

14,49

14,49

100

2

Đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng

km

10,00

11,62

100

3

Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng phân khu phục hồi sinh thái (RT năm 2017 và 2018)

ha

30,00

30,00

30,00

100

b) Nhận xét:

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà, UBND huyện Cam Lâm, UBND huyện Diên Khánh, UBND huyện Khánh Sơn và UBND huyện Khánh Vĩnh. Sự quan tâm phối kết hợp của các Hạt Kiểm lâm sở tại; chính quyền các xã có rừng đã tạo điều kiện cho đơn vị triển khai nhiệm vụ được thuận lợi. Toàn thể lực lượng cán bộ đảng viên nhiệt tình, tâm huyết, đoàn kết nhất trí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Năm 2020-2022, Ban quản lý đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch của Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2029.

4.2. Đánh giá hiệu quả 3 năm thực hiện Phương án

- Qua 3 năm thực hiện Phương án, Ban quản lý đã bảo dưỡng ranh cản lửa trong lâm phần, tăng khả năng phòng cháy rừng vào mùa khô; đã thi công đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng 21,62 km; đã chăm sóc và bảo vệ rừng trồng phân khu phục hồi sinh thái diện tích 30 ha.

- Trong thời gian thực hiện Phương án, Ban Quản lý đã tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ hơn diện tích rừng và đất rừng được giao; tạo công ăn việc làm cho nhân dân vùng dự án, góp phần xoá đói giảm nghèo cho lực lượng lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn, hạn chế tình trạng phát rừng làm nương rẫy và khai thác lâm sản trái phép và sẽ nâng cao chất lượng rừng, giữ vững an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên khu vực miền núi và trung du tại các xã trong vùng dự án.

- Tuyên truyền phổ biến những chính sách của Nhà nước về lĩnh vực phát triển rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đến người dân vùng Dự án, giúp người dân hiểu và tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, tham gia trồng rừng sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

4.3. Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận Lợi

- Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Sở Nông nghiệp, UBND huyện Cam Lâm, UBND huyện Diên Khánh, UBND huyện Khánh Sơn và UBND huyện Khánh Vĩnh và các Ban ngành, chính quyền địa phương các xã có rừng của đơn vị trong công tác triển khai thực hiện Phương án.

- Sự đồng tình của tập thể cán bộ CNVC của đơn vị trong công tác quản lý bảo vệ rừng, ở những điều kiện làm việc khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất.

- Phương án đầu tư đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học... Đồng thời bảo đảm việc tiếp tục quản lý, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.

b) Khó khăn

- Hiện trường đầu tư trồng rừng mới trong khu phục hồi sinh thái của Khu bảo tồn chủ yếu nằm ở những khu vực núi cao độ dốc lớn, thực bì phức tạp nên khó khăn trong thực hiện công tác phát triển rừng. 

- Diện tích lâm phần trải trên địa bàn nhiều huyện, xã, địa bàn dàn trải, địa hình núi cao phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Địa bàn trải rộng, địa hình cao, phức tạp, lâm tặc hoạt động hết sức liều lĩnh, manh động, biên chế lực lượng chuyên trách vẫn còn mỏng nên công tác QLBVR đôi lúc còn hạn chế. Mấy năm gần đây, sự gia tăng dân số, nhu cầu về đất đai cùng với giá cả nông sản, lâm sản tăng cao đã tạo sức ép vô cùng lớn đối với rừng và đất rừng.

- Trong năm 2021, dịch bệnh Covid kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thực hiện dự án khu Du lịch sinh thái và quản lý rừng bền vững bằng hình thức xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy trình thực hiện dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án du lịch sinh thái.

NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN

1. Theo Phương án của Ban quản lý được phê duyệt tại Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

  1. Các địa điểm, tuyến, khu vực nằm trong ranh giới Khu BTTN Hòn Bà tổ chức du lịch thái, nghỉ dưỡng, giải trí gồm:

- Khu vực đỉnh Hòn Bà: vùng đất khá bằng và rộng, độ cao trên dưới 1.500 m, có khí hậu ôn hòa, không khí trong lành, cảnh quan đẹp, nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”. Khu vực này trước đây có nhà ở và làm việc, vườn thí nghiệm trồng cây thuốc của Bác sĩ Yersin. Điểm tham quan quần thể Pơ mu, Thông lá dẹt Lan Kim Tuyến, nấm Linh chi….Tham quan ngắm hoa Đỗ Quyên Hòn Bà, Minh điền Hòn Bà, hoa mua, hồng quang, hồng tùng.

- Vườn Thực vật: là nơi “Sưu tập và bảo tồn chuyển vị một số loài cây bản địa quý hiếm tại Khu BTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa”. Bao gồm trên 200 loài cây bản địa, nhiều loài có tên trong sách đỏ.

- Khu vực Hạt Kiểm lâm Hòn Bà: bao gồm: Phòng tiêu bản động, thực vật.  Vườn ươm: Cung cấp, nhân giống các loài cây quý hiếm, đặc hữu, cây thuốc…

- Các khu vực bãi tắm ven suối dọc tuyến đường lên Hòn Bà: dòng chảy thường dồi dào, nhiều cảnh quan đẹp, bãi tắm hoang sơ.

- Điểm ngắm Vọoc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes): nằm dọc hai bên tuyến đường chính lên đỉnh Hòn Bà, là nơi quan sát lý thú về đời sống và tập tính của loài động vật này.

- Các tuyến DLST từ đỉnh hoặc khu vực đỉnh Hòn Bà, đến các địa điểm như Khánh Phú (Yang Bay), Sơn Trung, thác Tà Gụ- Sơn Hiệp (huyện Khánh Sơn), - Tuyến Chi Chay – Thung lũng Ô Kha, chiều dài từ 5-15 km. Khám phá thiên nhiên hoang dã, có thể nghỉ qua đêm giữa rừng.

- Các tuyến dọc suối: Tuyến suối Đá Hàn, suối Giăng Mây, suối Lạnh, suối Đá Giăng, suối Đá Nhảy chiều dài 5-10 km : suối lớn, lắm thác ghềnh, nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp, tuy nhiên vẫn có những bãi tắm mát.  

- Các khu vực sinh sống gắn với sản xuất mang màu sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng dân cư vùng đệm: nhiều dân tộc thiểu số như Raglay, T’Rin… có các sản phẩm văn hóa độc đáo như đàn đá Khánh Sơn, phong tục tập quán độc đáo, làng nghề địa phương, ẩm thực...


  1. Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ DLST, nghỉ dưỡng, giải trí

Các công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đảm bảo theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

- Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái.

- Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước.

- Trong phân khu dịch vụ hành chính được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và phát huy giá trị dấu tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

* Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá 12 m;

* Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;

* Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;

* Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;

* Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.

- Đối với tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng phải xây dựng Dự án du lịch sinh thái, trong đó có: Địa điểm, hạng mục, quy mô kết cấu công trình, hạng mục giao thông, giải pháp vận chuyển, mức đầu tư…theo quy định pháp luật.

- Ban quản lý KBTTN Hòn Bà (Chủ rừng) dự kiến địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ DLST, nghỉ dưỡng, giải trí như sau:

+ Đường tuần tra BVR kết hợp du lịch sinh thái

Đường mòn (đường đất) có chiều rộng khoảng 1,5 m, chiều dài: 30 km, địa điểm, vốn đầu tư đã nêu trong kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ QLBVR. Khi tiến hành xây dựng có hồ sơ thiết kế riêng.

(Kế hoạch và dự toán kinh phí được nêu trong phần Kế hoạch xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng).

+ Khu cắm trại sinh thái

Khu vực kết nối hệ thống đường mòn tham quan, diễn giải môi trường và các trò chơi thiên nhiên: khu vực Vườn thực vật và khu vực suối Đá Giăng diện tích dự kiến khoảng 6000 m2 . Khu vực đỉnh Hòn Bà: tại tiểu khu 237a; 213a, diện tích dự kiến khoảng 3000 m2.

Nội dung: Chọn các vị trí là các khoảng trống, không ảnh hưởng đến rừng, cải tạo mặt bằng, mặt đất bằng thủ công; trồng cây cảnh quan, bóng mát; hệ thống cung cấp điện, nước; khu vệ sinh và xử lý nước thải. Khi tiến hành xây dựng có hồ sơ thiết kế riêng.

* Cải tạo mặt bằng: 9.000 m2.

* Trồng cây cảnh quan: 3.000 cây.

* Hệ thống cung cấp điện, nước: 3 hệ thống cung cấp điện, mỗi hệ thống có bể chứa nước 10m3.

* Khu vệ sinh và xử lý nước thải: 3 khu, 48 m3.

* Kinh phí, thời gian thực hiện: năm 2021: 250,51 tr đ; 2023: 250,51 tr đ, 2026: 250,51 tr đ.

+ Nhà khách phục vụ du lịch

Xây dựng 2 nhà khách, diện tích 120 m2 /nhà(mỗi nhà có 4 phòng, diện tích 25 m2/phòng, mỗi phòng 2 giường: tổng 14 giường).

+ Căn tin, bán đồ lưu niệm: 70 m2/ nhà.

* Kinh phí: 5.701,04 tr đ.

* Thời gian thực hiện: năm 2023: 1 nhà khách +1 căn tin, năm 2027: 1 nhà khách + 1 căn tin:

+ Sửa chữa Nhà tưởng niệm Bác Sỹ A.Yersin trên đỉnh Hòn Bà

* Quy cách nhà: Nhà 2 tầng bằng gỗ, cột gỗ, nền dưới bằng xi măng, nền tầng 2 bằng gỗ, diện tích khoảng 100 m2.

* Sửa chữa: nền, vách gỗ bị ẩm mốc, hư hỏng; mái bị hư hỏng.  

* Kinh phí ước tính: 100 tr đ.

* Thời gian thực hiện: năm 2023.

+ Thiết kế xây dựng các bảng, biển

Hướng dẫn đường đi cho khách du lịch, thiết lập các bảng mô tả chi tiết về tài nguyên thiên nhiên. Quảng cáo các điểm tuyến…. tổng cộng: 4 bảng, kinh phí 44 trđ.

Xây dựng mới tại các trạm tại các khu vực điểm nóng về quản lý bảo vệ rừng.

  1. Các loại hình du lịch có thể thực hiện tại Khu BTTN Hòn Bà

- Du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên: Loại hình du lịch xuyên rừng núi, cắm trại: dành cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng thức cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng, quan sát thiên nhiên .v.v.

- Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí: Loại hình du lịch nghỉ dưỡng dành cho du khách có nhu cầu về nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng muốn thưởng thức cảnh đẹp tự nhiên, lấy lại sức bằng các dịch vụ nhà nghỉ sinh thái, kết hợp tham quan tìm hiểu văn hoá các dân tộc.

- Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học, thăm thú dấu tích lịch sử, nghiên cứu văn hóa cộng đồng: Dành cho du khách có nhu cầu về nghiên cứu khoa học về thiên nhiên, khám phá thiên nhiên, kết hợp nghỉ ngơi, rèn luyện sức khoẻ (đi rừng, tìm hiểu các loài động, thực vật của Khu bảo tồn ....) dành cho du khách đi dài ngày.

- Du lịch kết nối các điểm, biển, rừng: Đó là thế mạnh của Khu BTTN Hòn Bà vì chỉ cách Nha Trang khoảng 30 km theo đường chim bay và trên 50 km theo đường bộ, Đỉnh Hòn Bà cách quốc lộ 1A gần 40 km theo đường bộ. Có thể hình thành những Tour du lịch Nha Trang – Hòn Bà.

  1. Các phương thức tổ chức thực hiện

Phương thức Ban quản lý KBTTN Hòn Bà tự tổ chức và phương thức cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Với đặc điểm là đơn vị sự nghiệp công lập, vốn đầu tư của Nhà nước có hạn, việc kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân vào phát triển du lịch là việc làm cần thiết.


  1. Mục đích tổ chức phát triển dịch vụ du lịch sinh thái:

- Khai thác các tiềm năng tự nhiên, ĐDSH, cảnh quan, môi trường để phát triển du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng để mang lại các lợi ích kinh tế phục vụ công tác bảo tồn. Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; thiết lập các tuyến du lịch, tạo dựng các điểm đến hấp dẫn thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

- Thông qua các hoạt động DLST góp phần giáo dục về bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ĐDSH của KBT Hòn.

- Lập Đề án Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà để trình phê duyệt. Xây dựng các Dự án Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu bảo tồn trình phê duyệt thực hin.

2. Mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

  1. Khu vực, địa điểm dự kiến mở rộng nhằm cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:

Tổng diện tích dất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Hòn Bà trên địa bàn xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh là 2.726,75 ha, bao gồm 03 tiểu khu có số hiệu 214, 215 và 216. Diện tích dự kiến cho thuê môi trường rừng để thực hiện hoạt động Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 993,20 ha. Cụ thể về hiện trạng rừng khu vực dự kiến cho thuê môi trường rừng như sau:

Loại đất, loại rừng

Diện tích dự kiến cho thuê môi trường rừng (ha)

Tổng

Tiểu khu 214

Tiểu khu 215

Tiểu khu 216

Tổng

993,20

219,78

421,24

352,18

1. Diện tích có rừng

855,22

191,84

388,54

274,84

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo (TXN)

354,94

191,84

100,38

62,72

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX phục hồi (TXP)

500,28

288,16

212,12

2. Diện tích chưa có rừng

131,84

27,94

26,56

77,34

Đất trống núi đất (DT1)

91,77

2,79

21,62

67,36

Đất có cây gỗ tái sinh núi đất (DT2)

40,07

25,15

4,94

9,98

3. Đất khác

6,14

6,14

Nương rẫy

6,14

6,14

  1. Các loại hình du lịch có thể thực hiện khu vực, địa điểm dự kiến mở rộng:

- Du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm: Tham quan các hệ sinh thái rừng, dưới tán rừng và cảnh quan tự nhiên; tận hưởng cảnh quan, không gian, quan sát, khám phá rừng và cắm trại trong rừng để trải nghiệm cuộc sống trong rừng, trò chơi mạo hiểm như zipline, v.v.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ: Sản phẩm tập trung chủ yếu vào nghỉ dưỡng và tận hưởng không gian yên tĩnh với các khu nghỉ dưỡng kết hợp những nét sinh thái, hài hòa với thiên nhiên trong rừng. Đầu tư thêm dịch vụ thiền, yoga, khu spa – vật lý trị liệu, khu tắm suối nhân tạo để thuận lợi cho việc chăm sóc, làm đẹp, cải thiện sức khỏe cho du khách. Phát triển du lịch sức khỏe, du lịch chữa lành trên nền tảng tận dụng môi trường rừng, kết hợp với phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ sẽ tạo nên sản phẩm du lịch riêng.

+ Thực hiện trồng thêm các loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng sản xuất nhằm mục đích làm giàu rừng, tạo thêm nguồn thu nhập kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực, địa điểm dự kiến mở rộng.

- Các dịch vụ giải trí cung cấp các môn thể thao ngoài trời: Cho thuê xe đạp, tham quan bằng xe đạp, cắm trại, đi xe đạp, chèo thuyền, đua thuyền và các giải thể thao phù hợp khác…

- Các dịch vụ nhà hàng ăn uống ẩm thực, giải trí, mua sắm tại các cửa hàng, ki-ốt, quầy lưu niệm cho du khách.

- Du lịch checkin, chụp ảnh: Lựa chọn các điểm có tầm nhìn đẹp, bố trí các điểm nhấn nhân tạo để chụp ảnh đẹp, v.v. để lưu lại những kỷ niệm đẹp khi trải nghiệm tại khu vực.

  1. Phương thức tổ chức thực hiện

Phương thức cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp trồng thêm các loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng sản xuất.

  1. Mức thuê môi trường rừng

Thực hiện theo Điều 32 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp quy định: Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng.

3. Lý do điều chỉnh mở rộng

Ngày nay, sự lựa chọn của khách du lịch cho thấy những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khoẻ, làm đẹp,… ngày càng được lựa chọn và ưa chuộng hơn. Ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác như: các chương trình tự thiết kế - tự trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử và tâm linh với các thiết bị hiện đại,… Xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần, du khách sẽ lưu lại nhiều ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương. Khách du lịch theo xu thế mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, quan tâm tới nghỉ dưỡng, giá trị tinh thần và sức khỏe của bản thân, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ cũng đang trở nên thịnh hành trong đời sống xã hội hiện nay. Việc mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng thực hiện mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là rất cần thiết nhằm:

- Đối với diện tích đất rừng sản xuất nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Hòn Bà, do cơ chế đơn vị sự nghiệp của Ban quản lý, Đơn vị không thể có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng, hòng tạo nguồn thu bù đắp chi phí hỗ trợ công tác QLBVR, cơ chế liên doanh, liên kết cũng chưa rõ ràng nên khó thực hiện. Việc thực hiện thêm mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực rừng sản xuất tăng được nguồn thu đối với diện tích đất rừng sản xuất, Ban quản lý có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng bằng nguồn vốn tự có, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

- Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất là một hình thức đóng góp tài chính trực tiếp vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng. Nguồn thu từ du lịch góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế chỉ phụ thuộc vào lâm nghiệp sang dịch vụ, du lịch có giá trị cao kết hợp với lâm nghiệp.

- Việc mở rộng khu vực, địa điểm dự kiến cho thuê môi trường rừng sản xuất tạo điều kiện để có thể thu hút, kêu gọi được các nhà Đầu tư về mảng Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

- Tạo việc làm hằng năm cho người dân sống gần rừng, tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới sự phát triển của rừng. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức và cộng đồng địa phương.

- Góp phần quảng bá hình ảnh du lịch khu vực nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.

Dự án khu Du lịch sinh thái và quản lý rừng bền vững bằng hình thức xây dựng khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy trình thực hiện dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án du lịch sinh thái.


Đã thêm vào giỏ hàng