Dự án khuyến nông và phát triển nông nghiệp

Hệ thống khuyến nông Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập theo Nghị định 13/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ. Qua 19 năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Nằm trong cơ cấu tổ chức khuyến nông Nhà nước, TTKN tỉnh Đồng Tháp trong vài năm trở lại đây đã có nhiều hoạt động tiêu biểu góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Khuyến nông Đồng Tháp đang phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương và bà con nông dân tập trung mọi nguồn lực, trí tuệ, quyết tâm đẩy mạnh phát triển sản xuất để nông hộ vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Qua đó, người nông dân có cuộc sống tốt hơn về vật chất và tinh thần.

Trên cơ sở các chủ trương, định hướng, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Bộ, Ngành Nông nghiệp và PTNT, nhu cầu của các địa phương và thực tiễn sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với hệ thống khuyến nông các cấp, các đơn vị trung ương và địa phương triển khai các chương trình, dự án khuyến nông năm 2017. Dự án khuyến nông và phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia suc, gia cầm heo, gà, vịt và tôm, cá.

Mặc dù gặp những khó khăn, bất thuận, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, các Cục, Vụ chức năng, sự ủng hộ, phối kết hợp của các ngành, các cấp, sự cố gắng nỗ lực của cả hệ thống khuyến nông, sự hưởng ứng tham gia của bà con nông dân, các chương trình, dự án khuyến nông đã được triển khai đạt kết quả tốt, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra.

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT có nhiệm vụ  thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và ứng dụng công nghệ mới về nông nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh nhằm hướng dẫn, trợ giúp nông dân phát triển nông nghiệp nông thôn.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và PTNT; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

II. NHIỆM VỤ-QUYỀN HẠN

      Mục tiêu của khuyến nông: Dự án khuyến nông và phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia suc, gia cầm heo, gà, vịt và tôm, cá.

1. Nâng cao nhận thức về chủ chương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất.

2. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông

      Nguyên tắc hoạt động:

1. Xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông nghiệp, thủy sản.

2. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với người sản xuất và giữa người sản xuất với nhau.

3. Xã  hội hóa hoạt động khuyến nông

4. Dân chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất.

5. Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải phù hợp, phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn; ưu tiên cho vùng khó khăn, vùng sản xuất hàng hoá phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu.

    Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp có nhiệm vụ sau đây:

1. Xúc tiến thương mại và thông tin, tuyên truyền:

a) Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến  điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, thủy sản.

b) Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.

2. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo:

a) Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.

b) Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

c) Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước. 

3.Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ:

a) Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương và nhu cầu của người sản xuất.

b) Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.

c) Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng.

4.Tư vấn và dịch vụ:

a) Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thủy sản.

b) Dịch vụ trong các lĩnh vực: tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản theo quy định của pháp luật.

c) Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch.

5. Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư:

a) Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế.

b) Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông,với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

            6. Ứng dụng công nghệ mới về nông nghiệp:

            Giúp Sở Nông nghiệp và PTNT:

a) Đánh giá khả năng phù hợp các tiến bộ kỹ thuật với điều kiện kinh tế xã hội của các vùng trong tỉnh trước khi quyết định đưa ra đại trà.

b) Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Một số công tác chuyên môn khác:

1. Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường nông sản và thủy sản;

2. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh;

3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao;

4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông, đối với cấp huyện, cấp xã;

5. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Sở Nông nghiệp và PTNT; tham mưu đề xuất đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý;

6. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

7. Quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và Sở Nông nghiệp và PTNT giao;

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Sở Nông nghiệp và PTNT giao;

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Ban lãnh đạo đơn vị gồm có: Giám đốc và 03 Phó giám đốc

2. Các phòng chức năng gồm 04 phòng:

- Phòng Tổng hợp.

- Phòng Khuyến nông Trồng trọt

- Phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thuỷ sản.

- Phòng Xúc tiến thương mại và Huấn luyện.

3- Trạm khuyến nông cấp huyện (09 huyện, 01 thị xã Sa Đéc, 01 Thành phố Cao Lãnh)

4- Cán bộ xã, Phường: gọi là Khuyến nông viên, bố trí ở các xã và một số phường có làm công tác nông nghiệp đô thị.

                               Phần 2   TỔNG QUAN

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I. Khó khăn

 Thiên tai thường xuyên xảy ra, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục tiếp diễn, môi trường sinh thái ô nhiễm,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động khuyến nông triển kai thực hiện trong điều kiện có nhiều khó khăn thách thức, cụ thể:

Giá giống cây trồng, vật nuôi, thiết bị, vật tư,… phục vụ sản xuất đều tăng cao gây nhiều khó khăn bất lợi cho hoạt động triển khai dự án dẫn đến việc điều chỉnh quy mô và nội dung thực hiện. Nhiều dự án khi triển khai các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình phải đối ứng cao hơn dự toán đã xây dựng. Có nhiều hộ nông dân nghèo bị ảnh hưởng, không có điều kiện tham gia do không có đủ vốn đối ứng. Ngoài ra, việc mua bán vật tư, thiết bị phục vụ cho xây dựng mô hình còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế tài chính tại địa phương nên các đơn vị khó triển khai thực hiện.

Nguồn kinh phí khuyến nông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Chính sách, cơ chế tài chính, thanh quyết toán còn bất cập. Định mức chi xăng xe, triển khai mô hình còn thấp. Phụ cấp khuyến nông viên chưa đủ bù đắp chi phí và khuyến khích cho khuyến nông viên hoạt động một cách tích cực.

Hệ thống tổ chức khuyến nông các tỉnh hoạt động trong điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn. Một số cán bộ khuyến nông còn hạn chế về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, chưa chủ động trong công tác. Chất lượng dịch vụ khuyến nông, còn chưa cao.

II. Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ; sự phối kết hợp có hiệu quả của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh trong quá trình triển khai các chương trình, dự án khuyến nông.

- Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa khuyến nông với hệ thống các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới cho nông dân. Hoạt động khuyến nông nhận được sự ủng hộ, đồng tình của bà con trong địa bàn tỉnh.

- Các chương trình, dự án khuyến nông được xây dựng và triển khai phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Nhờ có sự nỗ lực của bà con nông dân mà các chương trình, dự án khuyến nông được triển khai thành công.

B. CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG

III. Các chương trình khuyến nông thường xuyên: 

1. Công tác thông tin, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng

Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyên truyền hoạt động khuyến nông trên đài, đưa thông tin đến người dân bằng các chương trình khuyến nông của trung tâm thông qua các cuộc tọa đàm trao đổi kiến thức kinh nghiệm .

2. Tập huấn

Nội dung tập huấn về các kĩ thuật chăm sóc, biện pháp phòng trị sâu bệnh hại trên cây trồng và vật nuôi, quy trình thực hành nông nghiêp tốt, chăm sóc gia súc ,gia cầm  theo hướng an toàn sinh học. Nội dung tập huấn đều xuất phát từ nhu cầu của người dân, tình hình thực tế của địa phương và kĩ thuật liên quan đến công tác xây dựng mô hình.

  3. Hội thảo

Hội thảo nhân rộng với một số mô hình tiêu biểu như: mô hình cánh đồng mẫu lý tưởng chất lượng cao trên cây lúa, mô hình kết hợp tôm -lúa, mô , mô hình chăn nuôi heo, mô hình nuôi vịt rọ theo hướng an toàn…

 4. Công tác xây dựng mô hình:

Việc xây dựng các mô hình trình diễn nhằm phát huy thế mạnh của từng đại phương. Trên cơ sở đó đẩy mạnh hình thành các mô hình sản xuất tập trung, áp dụng đồng bộ các biện pháp kĩ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh để tạo ra hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản lượng lớn phục vụ cho chê biến và xuất khẩu.

Chương trình cánh đồng mẫu lý tưởng được áp dụng một số nơi trên địa bàn tỉnh

Thông qua nôi dung xây dựng cánh đồng mẫu lon chất lượng cao đã áp dụng đồng bộ các biện pháp kĩ thuật như: Sử dụng gống lúa chật lượng cao, giống xác nhân, gieo sạ thưa, đồng loạt, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp.

5. Chương trình chăn nuôi:

Hỗ trợ cho ngươi dân cũng như hướng dẫn thực hiện các mô hình trong chăn nuôi: heo, vịt .Góp phần cải thiện được chất lượng đời sống cho người dân mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc áp dụng kĩ thuật phát huy hiệu quả các mô hình chăn nuôi tiên tiến. Dự án khuyến nông và phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia suc, gia cầm heo, gà, vịt và tôm, cá.

               PHẦN 3 NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG

IV. Các hoạt động khuyến nông đã được áp dụng trên địa bàn năm 2017

1. Lĩnh vực trồng trọt:

Mô hình cánh tác lúa lý tưởng

 Là một tỉnh nông nghiệp, với sản lượng lúa hằng năm đứng thứ ba, thứ tư vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên, đời sống của nông dân Đồng Tháp vẫn rất bấp bênh với điệp khúc “trúng mùa, rớt giá”, “được giá lại mất mùa”.

Tháng 10/2017,Trung tâm khuyến nông Đồng tháp kết hợp với công ty xây dựng mô hình Canh tác lúa lý tưởng tại HTXDV NN Mỹ Đông 2, với qui mô 7,6 ha/5 hộ, giống lúa Jasmine 85, ứng dụng cơ giới hóa dùng máy Yanmar gồm 3 chức năng: Cấy (lượng giống 60 kg/ha) kết hợp bón vùi phân tan chậm 1 lần cho cả vụ với liều lượng là 350 kg/ha (NPK 20-12-22) và phun thuốc trừ cỏ. Qua gần 3 tháng thực hiện mô hình đã có hiệu quả tích cực, lúa sinh trưởng phát triển tốt, giúp tiết kiệm lượng phân bón và công lao động so với ngoài mô hình. Vì vậy, để mô hình được nhân rộng trong thời gian tới, trong buổi hội nghị Công ty khuyến khích nông dân đăng ký thực hiện với mức giá 1.000.000 đ/1.000 m2 (chi phí từ khâu gieo mạ đến cấy, vùi phân và phun thuốc cỏ), đồng thời Công ty sẽ hỗ trợ kỹ thuật quản lý sâu, bệnh trong suốt quá trình sản xuất.Máy cấy lúa kết hợp bón phân phun thuốc trong mô hình Canh tác lúa lý tưởng là hướng đi mới cho nông dân, nếu áp dụng tốt sẽ giảm một phần chi phí sản xuất nhờ việc giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón và công lao động, từ đó hạ giá thành sản xuất giúp tăng thu nhập cho nông dân.

Việc tổ chức vùng nguyên liệu bốn loại lúa chủ lực cho cánh đồng mẫu lớn liên kết, góp phần kiểm soát từ giống đến chế biến, nên hạt gạo trong cánh đồng mẫu luôn có chất lượng cao, ổn định, độ thuần chủng cao. Lúa hàng hóa có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho nông dân. Việc tổ chức vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, tập trung với qui mô lớn, tạo điều kiện tốt cho hoạt động tiêu thụ lúa hàng hóa, chủ động gạo cung cấp theo đơn đặt hàng, nhất là xuất khẩu. 
Để tiếp tục phát triển 4 giống lúa chủ lực cho các mùa vụ tiếp theo, trung tâm Khuyến nông phối hợp với  ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp thường xuyên tổ chức các điểm khảo nghiệm, phục tráng, chọn giống kháng sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh. Các huyện, thị, thành phố chủ động xây dựng, phát triển thêm các tổ hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất giống, đảm bảo đủ giống phục vụ sản xuất ở địa phương .

2.Về lĩnh vực chăn nuôi 

2.1 Gia cầm

Mô hình nuôi vịt rọ lấy trứng cho hiệu quả cao

Mô hình nuôi vịt rọ lấy trứng ở tỉnh Đồng Tháp đang phát triển mạnh tại hai huyện Tháp Mười và Tam Nông, nuôi theo mô hình liên kết được các công ty tiêu thụ. Bình quân mỗi trứng bán ra giá cao hơn 200 đồng so với nuôi truyền thống, đặc biệt nuôi vịt rọ đẻ trứng lãi hơn 100 triệu đồng/1.000 con/năm.

Hiện huyện Tháp Mười nuôi vịt rọ lấy trứng nhiều nhất tỉnh, năm 2017 dự kiến đạt 100 nghìn con, có 3 Hợp tác xã nuôi vịt rọ được thành lập: Hợp tác xã nuôi vịt rọ Mỹ Hòa, Mỹ Quý và Mỹ Đông đều được Công ty Vĩnh Thành Đạt ở Tp. Hồ Chí Minh tiêu thụ hết sản phẩm với giá cao hơn thị trường 200 - 300 đồng/trứng. Bình quân 1.000 con vịt nuôi rọ mỗi ngày đẻ từ 700 - 800 trứng.

Ông Phạm Cao Sơn, xã Mỹ Đông cho biết, mô hình nuôi vịt rọ không tốn chi phí chuyển đồng, trước đây từ 10 - 15 ngày là phải di chuyển đàn vịt từ đồng này sang đồng khác, qua đó tỷ lệ hao hụt gần 20%/tháng. Hiện nuôi vịt rọ có chuồng trại chu đáo, tránh được mưa, vịt vẫn đẻ bình thường, trứng vịt rọ bán được từ 2.200 - 2.600 đồng/trứng trong khi vịt nuôi thường bán với giá 1.800 - 2.000 đồng/trứng.

Thức ăn cho vịt rọ ăn không bị hao hụt, bởi thức ăn nằm trong máng, bên cạnh còn có thêm nguồn lợi là dưới ao nhiều hộ tận dụng nuôi cá, khi vịt thảy phân ra trên ao được cá tiêu thụ.

Tháp Mười là huyện thực hiện tốt mô hình nuôi vịt để góp phần đóng góp đáng kể trong tài cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Ông Lê Văn Ngọt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, để vịt nuôi đạt chất lượng và năng suất cao trên thị trường cần phải tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, đa dạng hóa sản xuất các sản phẩm như: thịt, trứng thương phẩm cho thị trường nội địa, xuất khẩu mang thương hiệu sản phẩm của địa phương.

Bên cạnh đó khắc phục dần tình trạng chăn nuôi vịt nhỏ lẻ và tự phát, vận động người nuôi vịt rọ thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, kiểm soát dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Năm 2017 trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đã nhân rộng mô hình nuôi vịt rọ được 5 tổ hợp tác chăn nuôi vịt ở xã Mỹ Hòa, Mỹ Quý, Mỹ An (huyện Tháp Mười); tổ hợp tác chăn nuôi vịt Hải Dương xã Phú Cường và tổ hợp tác chăn nuôi vịt xã Phú Thành B (huyện Tam Nông).

Ngành hàng vịt là 1 trong 5 ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp, hiện nay tổng đàn vịt trong toàn tỉnh lên đến gần 6 triệu con.Bình quân hằng năm sản lượng thịt vịt cung cấp cho thị trường hơn 5,4 ngàn tấn/năm, trứng trên 216 triệu quả/năm. Hiện nay tỉnh Đồng Tháp đang phát triển mạnh mô hình nuôi vịt rọ cho hiệu quả kinh tế cao.

2.2. Gia súc

Mô  hình nuôi heo hướng hữu cơ

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi heo giống hướng hữu cơ (heo rừng lai) với số lượng 80 con heo sinh sản tại các huyện Châu Thành, Lấp Vò và Thanh Bình.

Ngày 13/7/2017, Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tổ chức giao 30 con heo giống sinh sản (heo rừng lai) cho 03 hộ dân (mỗi hộ 10 con) ở 02 xã Hòa Tân và Tân Phú Trung.

Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60% con giống, 30% vật tư thiết yếu như thuốc, vắc-xin, chế phẩm BALASA để làm đệm lót sinh học.

Con giống sử dụng trong mô hình là giống heo rừng lai do công ty TNHH SX – TM – DV Heo Rừng (Công ty) tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cung cấp, có giấy chứng nhận tiêm phòng vắc-xin các loại bệnh theo quy định của ngành thú y.

Trước khi nhận giống Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Trạm Khuyến nông và Công ty tập huấn kỹ thuật xây dựng chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng và ký hợp đồng liên kết từ tiêu thụ sản phẩm với Công ty trong thời gian 03 năm với giá cao hơn giá thị trường.

Đây là mô hình mới tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẳn có tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân và đa dạng hóa vật nuôi.

2.3.Mô hình Luân canh tôm càng xanh – lúa

Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp đã xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh (tôm toàn đực) - lúa trên diện tích 20ha do 13 hộ dân tại 3 huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò thực hiện.

Mô hình là hoạt động của dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi”. Khi tham gia mô hình, các hộ thực hiện được hỗ trợ không hoàn lại 50% giá giống tôm, 100% giống lúa, 30% thức ăn và phân bón.  

Sau 7 tháng thực hiện, năng suất tôm đạt 1.250 kg/ha. Với giá bán bình quân 180.000 đồng/kg (trọng lượng thu hoạch là 20 con/kg), sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận thu được là 75 triệu đ/ha. Năng suất lúa thu hoạch đạt 3,5 tấn/ha. Lợi nhuận bình quân trồng lúa khoảng 9 triệu đồng/ha. So với các hộ làm lúa trong vùng thì lợi nhuận của những hộ thực hiện mô hình cao hơn khoảng 2 triệu đồng/ha.

Thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất. Sau khi nuôi một vụ tôm thì tiến hành trồng một vụ lúa, khi đó những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây, áp dụng quy trình canh tác "1 phải 5 giảm" giúp chi phí sản xuất lúa giảm đi rõ rệt.

Để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, người dân phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc BVTV (giảm 70 - 80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa, nên các chất độc hại giảm, cắt mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ổn định, khi nuôi tôm hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, hạn chế chi phí sản xuất.

V.TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG TRONG NĂM

1. Tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vịt sinh sản an toàn sinh học

Trong khuôn khổ dự án xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên trứng và kiêm dụng có kiểm soát tại các tỉnh Nam Bộ, từ ngày 21 đến 22 tháng 11 năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi gia cầm VIGOVA tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vịt sinh sản an toàn sinh học (ATSH) cho 30 học viên là nông dân nuôi vịt, chủ trang trại nuôi vịt tại 10 huyện trong tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung khóa đào tạo bao gồm các chuyên đề như: quy trình chọn con giống, quy trình nuôi vịt hậu bị, nuôi vịt đẻ lấy trứng, kỹ thuật thú y phòng và trị một số bệnh thường gặp ở vịt, các biện pháp an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi vịt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chăn nuôi ATSH, kỹ thuật ấp trứng gia cầm do các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm Vigova trực tiếp giảng dạy.Sau khoá học này có 100% học viên được đánh giá từ khá giỏi trở lên. Các học viên được trang bị những kiến thức cơ bản trong quy trình chăn nuôi vịt sinh sản ATSH, các giống vịt mới có năng suất sinh sản cao thay thế vịt cỏ,  nhằm đáp ứng vào thực tế chăn nuôi vịt tại gia đình của mình, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn vê sinh thực phẩm và góp phần thực hiện thành công ngành hangf chăn nuôi vịt trong đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.

2.Tập huấn về thực hành tốt, an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt bố mẹ

Từ ngày 24 đến 27 tháng 11 năm 2017, phối hợp thực hiện Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp tổ chức khóa tập huấn về thực hành tốt và an toàn sinh học trong cơ sở chăn nuôi vịt bố mẹ

Dự án khuyến nông và phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia suc, gia cầm heo, gà, vịt và tôm, cá.

Tham dự khóa tập huấn có 25 học viên là những chủ trang trại, hộ nông dân Chăn nuôi vịt đến từ 03 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp với các giảng viên được chọn lựa qua lớp đào tạo ToT giảng viên nguồn.

Nội dung tập huấn về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt bố mẹ như: Các vấn đề thường gặp trong chăn nuôi vịt bố me; Một số giải pháp kỹ thuật; ATSH trong cơ sở chăn nuôi vịt bố me; sử dụng vắc-xin và ghi chép sổ sách; Thăm quan nông hộ nuôi vịt bố mẹ chuyên trứng TC của hộ ông Nguyễn Hồng Phương xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Học viên được thực hành xông, khử trùng trứng, vệ sinh sát trùng chuồng trại và tiêm phòng vắc-xin dịch tả cho vịt con.Kết quả kiểm tra cuối khóa tập huấn 100% học viên đạt loại khá giỏi.

3.Trình diễn mô hình Canh tác lúa lý tưởng

Ngày 23/10/2017,Trung tâm Khuyến Nông Đồng Tháp phối hợp với tập đoàn Mỹ Lan tiến hành trình diễn mô hình Canh tác lúa lý tưởng bằng cách kết hợp máy cấy ba chức năng của Công ty Yanmar Việt Nam tại ấp 4, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười. Đến dự buổi triển khai kết hợp trình diễn mô hình có ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cùng đại diện ngành nông nghiệp tỉnh, đại diện quyền địa phương và nhiều nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn tỉnh.

Với mục tiêu cải tiến ngành nông nghiệp đang dần lạc hậu hướng đến nông nghiệp 4.0, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ thực hiện mô hình ứng với các công nghệ mới, hiện đại như: áp dụng phân bón thông minh đầu vụ, phương thức canh tác lúa ngập khô xen kẽ điều khiển tự động và đặc biệt là ứng dụng máy cấy lúa ba chức năng (cấy lúa, vùi phân, xịt thuốc); theo ông Mỹ việc áp dụng các biện pháp này sẽ giúp sản xuất lúa giảm đáng kể lượng phân bón, thuốc BVTV, chi phí bơm tưới.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng phân bón thông minh của Tập đoàn Mỹ Lan giúp giảm lượng khí N2O từ thất thoát từ phân đạm; phương thức canh tác lúa ngập khô xen kẽ giúp giảm lượng khí CH4. Đây là hai loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Được biết, với chiếc máy cấy lúa ba chức năng, bà con nông dân sẽ giảm đáng kể công lao động khi các khâu xuống giống, bón phân đầu vụ, xịt thuốc diệt cỏ, ốc chỉ gói gọn trong một lần vận hành máy. Chiếc máy cấy lúa ba chức năng được khá nhiều bà con nông dân đánh giá cao và dự kiến sẽ được công ty Yanmar Việt Nam cho ra thị trường trong tháng 11/2017.

Kết thúc buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Ông Nguyễn Thanh Hùng đánh giá cao các tiến bộ khoa học được ứng dụng vào mô hình và yêu cầu các cấp chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để mô hình đạt kết quả tối ưu nhất, đồng thời nhân rộng trong thời gian tới.

4. Hội nghị “Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Hội nghị diễn ra với sự tham dự khoảng 400 đại biểu đến từ các đơn vị trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi Trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL, Hợp tác xã nuôi tôm và nông dân nuôi tôm các tỉnh Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau cùng dự.

Tại Hội nghị đại biểu được nghe đại diện các công ty báo cáo Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản, những quy trình nuôi, kỹ thuật cải tiến góp phần phát triển ngành tôm theo hướng bền vững. Ngoài ra diển giã củng chia sẽ những kinh nghiệm và các giải pháp nuôi an toàn hiệu quả, những trở ngại khó khăn về kỹ thuật, môi trường, định hướng giải pháp cũng như chính sách phát triển ngành tôm hiện nay

Qua Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong thủy sản và đặc biệt đối với ngành nuôi tôm công nghiệp, góp phần giải quyết các khó khăn, thách thức hiện nay như về dịch bệnh, khó kiểm soát về môi trường, giãm thiểu rủi ro trong sản xuất.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam có vai trò quan trọng  không những tạo tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường mà đây có thể gọi là cuộc cách mạng trong nông nghiệp.

5.Trung tâm Khuyến nông: Bàn giao máy lên liếp

Kế thừa và phát huy hiệu quả từ mô hình máy lên liếp năm 2016 tại huyện Lai vung đem lại. Sáng ngày 08/8/2017, Trung tâm Khuyến nông cùng trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò tiến hành bàn giao chiếc máy lên liếp tự chế cho nông dân tham gia mô hình “Trình diễn máy lên liếp” năm 2017 tại xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò.

Chiếc máy được thiết kế cải tiến từ bộ khung máy xới KME kết hợp động cơ mới TF160 của Yanmar với công suất tối đa là 14 mã lực; được bàn giao cho ông Châu Văn Tùng, là nông dân có nhiều năm kinh nghiệm về máy xới, máy lên liếp trên địa bàn huyện. Đa phần các máy của ông Tùng và bà con ở huyện có công suất nhỏ, chỉ phù hợp xới và lên liếp ớt, khoai môn... Chiếc máy vừa bàn giao có thể làm tốt để trồng dưa lê, dưa hấu, huệ...

Sắp tới, Trung tâm Khuyến nông sẽ tổ chức buổi thao diễn chiếc máy lên liếp này để kết nối các hộ nông dân và các chủ máy trong địa bàn hai huyện Lấp Vò và Lai Vung để có thể ứng dụng tập trung, đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất trên cây màu, giảm thiểu những bất cập do thiếu nhân công.

Tổng giá trị máy là 70 triệu đồng, nguồn kinh phí khuyến nông hỗ trợ 35 triệu, phần còn lại nông dân tự đối ứng, công suất lên liếp bình quân là 2.000m2/ngày đối với lên liếp ớt, khoai môn, 4.000m2 đối với lên liếp dưa lê, huệ đem lại lợi nhuận từ 400.000 – 800.000 đ/ngày.

VI. HIỆU QUẢ ĐEM LẠI TỪ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG:

Với nỗ lực hỗ trợ của Trung tâm, ngày nay nông dân dần làm chủ khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu thị trường, theo liên kết chuỗi giá trị (sản xuất theo cánh đồng lúa lý tưởng, tổ hợp tác/hợp tác xã...), góp phần trả lời được câu hỏi “Sản xuất cái gì và bán sản phẩm cho ai”, giúp nông dân yên tâm ổn định phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

Nhờ đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn đã được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn thực sự khởi sắc từng ngày. Các xã sớm hoàn thành các tiêu chí và được công nhận ra mắt xã Nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp:Bình Thạnh, Thạnh Mỹ,Định Yên, Hòa An đều có chương trình khuyến nông đang được triển khai một cách sâu rộng và hiệu quả phù hợp với lộ trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giảm nghèo nông thôn.

 Tính đến nay, Đồng Tháp đã có  xã được công nhận xã nông thôn mới. Đây chính là kết quả nổi bật từ sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò khuyến nông đã đưa khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây trồng vật nuôi đang được tỉnh phát huy thiết thực giúp bà con nông dân làm giàu, nông nghiệp và nông thôn đổi mới, đi lên theo hướng hiện đại, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Thành công ấy sẽ là tiền đề, cơ hội quan trọng để tỉnh nhà tiếp tục đưa công tác khuyến nông vào đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có nhiềuq xã đạt chuẩn nông thôn mới.


VII. THUẬN LỢI ĐAN XEN VỚI KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

  1. THUẬN LỢI:

Công tác thông tin, tuyên truyền được chú trọng về chất lượng và thời lượng phát thanh, phát hình. Nội dung tuyên truyền phù hợp với thực tế, được nông dân áp dụng vào sản xuất, đạt hiệu quả. Để góp phần xây dựng nông thôn mới, Trung tâm thực hiện công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật tại các xã nông thôn mới. Những mô hình thực hiện đều phù hợp với thực tế tại địa phương. Các tiến bộ kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn sinh học được nông dân đồng thuận và áp dụng.Từ đó đời sống nhân dân được nâng cao góp phần đưa hạn giảm đi tình trạng hộ nghèo gặp khó khăn, tạo điều kiện thay đổi bộ mặt nông thôn

  1. KHÓ KHĂN:

Tuy nhiên, diễn biến thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Giá vật tư nông nghiệp còn ở mức cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thủy sản. Tình hình tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, giá không ổn định, khâu liên kết tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, lợi nhuận thu được từ sản xuất thủy sản không cao, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập và tâm lý của người nông dân.Công tác tổ chức tập huấn, hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông ở một vài địa phương chưa thu hút được nông dân tham gia, do không được trang bị đầy đủ trợ huấn cụ như hình ảnh, máy trình chiếu phục vụ cho buổi thuyết trình đạt kết quả. Trình độ năng lực về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng khuyến nông còn hạn chế.

  1. BIỆN PHÁP:

 Cùng với đó, Trung tâm tăng cường tham gia, thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ để tìm và nắm bắt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới. Khi thực hiện mô hình phải tổ chức tập huấn, tham quan, để chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân ứng dụng vào sản xuất, tổ chức hội thảo tổng kết để đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của kỹ thuật và nhân rộng. Tăng cường phối hợp với các viện, trường, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, đoàn thể và chính quyền các cấp, để kịp thời tiếp nhận các kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào sản xuất và cùng tham gia thực hiện.Cập nhật thông tin, kiến thức khoa học - kỹ thuật mới, để đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông và khuyến ngư viên. Đẩy mạnh công tác khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới, những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, các mô hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân hiểu và áp dụng hiệu quả

VIII.ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG NĂM 2018

 Để phát huy hơn nữa vai trò của khuyến nông trong phong trào xây dựng nông thôn mới, năm 2018Trung Tâm Khuyến nông Đồng Tháp tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông ở các  nông thôn mới, mở rộng và nâng chất các mô hình đã được đầu tư theo hướng cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ; Sản xuất theo GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học;Nội dung hoạt động gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; đồng thời phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để công tác triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

1. Mục tiêu chung Dự án khuyến nông và phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia suc, gia cầm heo, gà, vịt và tôm, cá.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông dân, người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các chương trình, dự án khuyến nông.

-  Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, thích ứng với các sự biến đổi khí hậu, điều kiện sinh thái và thị trường.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, ổn định kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động khuyến nông.

2. Các mục tiêu cụ thể

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến nông đồng bộ để hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về công tác khuyến nông.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện xây dựng, củng cố, tăng cường hệ thống khuyến nông các cấp theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP, chú trọng tăng cường mạng lưới khuyến nông viên cơ sở ở các vùng khó khăn, vùng nghèo.

- Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án khuyến nông đã được phê duyệt theo Quyết định số 2808/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ, các kết quả nghiên cứu vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền một cách sâu rộng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ mới, các điển hình tiên tiến, thông tin sản xuất, thị trường bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thông tin chính xác, kịp thời phục vụ sản xuất và đời sống.

- Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, cộng tác viên khuyến nông, nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động khuyến nông góp phần thúc đẩy sản xuất nông lâm ngư nghiệp phát triển.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông.

3. Xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp

Trung tâm KN chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP, theo hướng:

3.1. Cấp huyện:

Ở những huyện có sản xuất nông nghiệp, thành lập Trạm khuyến nông huyện. Trạm khuyến nông huyện có thể trực thuộc UBND huyện hoặc Trung tâm khuyến nông tỉnh.

3.2. Cấp xã:

Ở những xã có sản xuất nông nghiệp có bố trí 01 cán bộ làm công tác khuyến nông (khuyến nông viên cấp xã). Những xã thuộc địa bàn khó khăn có 02 khuyến nông viên, những xã còn lại có 01 khuyến nông viên.

Khuyến nông viên xã được hưởng lương theo bằng cấp đào tạo do ngân sách tỉnh trả lương.

3.3. Câu lạc bộ khuyến nông:

Khuyến khích các địa phương thành lập các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích, tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.

Trung tâm khuyến nông tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích thành lập câu lạc bộ khuyến nông và tạo điều kiện để các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả. Dự án khuyến nông và phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia suc, gia cầm heo, gà, vịt và tôm, cá.


Đã thêm vào giỏ hàng