Dự án trông cây nông nghiệp công nghệ cao

MỤC LỤC

Dự án trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, dự án trồng cây ăn trái, hồ sơ xin cấp phép đầu tư trang trai trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây dừa.
 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 3

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 3

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 3

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 3

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 4

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 6

II.1. Phân tích thị trường 6

II.1.1. Thị trường dừa trên thế giới 6

II.1.2. Phát triển ngành dừa tại Việt Nam 7

CHƯƠNG III: MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 9

III.1.1. Mục tiêu của dự án trồng dừa công nghiệp công nghệ cao 9

III.1.2. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu: 9

III.1.3. Sự cần thiết đầu tư 10

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 12

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 12

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 12

IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 12

IV.4. Hiện trạng sử dụng đất 13

IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 13

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng 13

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRANG TRẠI 14

V.1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 14

V.1.1. Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm 14

V.1.2. Hạ tầng kỹ thuật 14

V.2. Kỹ thuật trồng dừa 16

V.3. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa xiêm xanh: 18

V.4. Trồng và chăm sóc cây dừa 23

V.5. Hệ thống tưới nước tự động 25

V.6. Kế hoạch kinh doanh và phương án tiêu thụ dừa 35

V.7. Kết quả sản xuất kinh doanh từ trang trại trồng dừa 37

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THI CÔNG 39

VI.1. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 39

VI.1.1. Sơ đồ tổ chức công ty 39

VI.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 39

VI.1.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 39

VI.2. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 41

VI.2.1. Giải pháp thi công xây dựng 41

VI.2.2. Hình thức quản lý dự án 41

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 42

VII.1. Đánh giá tác động môi trường 42

VII.1.1. Giới thiệu chung 42

VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 42

VII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 44

VII.1.4. Kết luận 46

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 47

VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 47

VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 47

VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 47

VIII.2.2. Chi phí thiết bị 47

VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án 48

VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 48

VIII.2.5. Chi phí khác 49

VIII.2.6. Dự phòng chi 49

VIII.2.7. Lãi vay của dự án 49

VIII.3. Tổng mức đầu tư 49

CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 52

IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 52

IX.1. Tiến độ sử dụng vốn 52

IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay 53

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 55

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 55

X.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán 55

X.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 60

X.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 60

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

XI.1. Kết luận 62

XI.2. Kiến nghị 62

  1. I:
    GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
    1. Giới thiệu chủ đầu tư
  • Công ty TNHH MTV Minh Minh Tâm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số số 1201091016 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp ngày 30/11/2010.
  • Trụ sở công ty: ấp Tân Lợi, xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
  • Đại diện pháp luật công ty:   Ông Trần Minh Tâm   -     Chức vụ: Giám đốc
  • Điện thoại:     0918378656 - Fax
  • Vốn điều lệ đăng ký: 20.000.000.000 đồng (Bằng chữ: hai mươi tỷ đồng ./.)
  • Ngành nghề chính:
  • Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
  • Điện thoại: (08) 22142126   ;  Fax: (08) 39118579
    1. Mô tả sơ bộ dự án
  • Tên dự án: Trang trại trồng dừa công nghiệp xuất khẩu
  • Địa điểm:   Tại xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
  • Quỹ đất của dự án: 200 Ha thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Rau quả Tiền Giang thuê của nhà nước.
  • Mục tiêu đầu tư:
  • Đầu tư hệ thống trang trại trồng dừa quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước Đông Á.
  • Phát triển thành điểm trung chuyển sản phẩm nông nghiệp sạch được bảo quản sau chế biến... tập trung tại điểm giao thương vùng Tiền Giang.
  • Dự án trồng dừa ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng dừa tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.
  • Quy mô trang trại: sau 2 năm trang trại trồng đạt 200 Ha dừa công nghiệp.
  • Tổng vốn đầu tư khoảng: 120 tỷ đồng (Bằng chữ: Một trăm hai mươi tỷ đồng). Trong đó: vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Minh Minh Tâm là 30 tỷ đồng. Vốn vay thương mại 90 tỷ đồng.
  • Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.
  • Tiến độ thực hiện dự án:
  • Thời gian đầu tư và xây dựng dự án  đến tháng 12 năm 2020.
  • Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 01 năm 2019.
  • Thời gian cung cấp sản phẩm tiêu thụ: tháng 12 năm 20189
  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:
  • Công ty TNHH MTV Minh Minh Tâm. trực tiếp quản lý dự án.
  • Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui hoạch trồng cây dừa công nghiệp qui trình chăm sóc, phân bón và tưới tiêu …
    1. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
  • Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; …
  • Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
  • Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
  • Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
  • Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
  • Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
  • Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết đinh số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013.
  • Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
  • Chỉ thị số 9/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 về việc chỉ thị khẩn trương triển khai thực hiện nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.
  • Quyết định số 1006/BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt nông nghiệp năm 2014 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020.
  • Dự án trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, dự án trồng cây ăn trái, hồ sơ xin cấp phép đầu tư trang trai trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây dừa.
     
  1. II:
    NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
    1. Phân tích thị trường
      1. Thị trường dừa trên thế giới 

Cây dừa (Cocos nicifera L.) có thể cao tới 30 m, phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt; là loại cây trồng có giá trị kinh tế, tất cả các phần của quả và thân cây dừa đều sử dụng được và là nguyên liệu cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Quả dừa phần lớn là xơ và nước dừa. Cơm dừa được chú trọng hai thác để ép lấy dầu làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học, sơn,... Nước dừa là nguyên liệu làm thạch dừa, giấm, thậm chí có thể làm dịch truyền, làm thức uống giải khát bổ dưỡng. Gáo, thân, xơ và lá dừa có nhiều cách sử dụng khác nhau như làm than hoạt tính, đồ mỹ nghệ, hàng gia dụng, thảm xơ dừa,…và chất đốt.

Cây dừa được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới, dọc bờ biển và các đảo trên 90 quốc gia, với hơn 11 triệu ha; tập trung nhiều nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 10 quốc gia có diện tích trồng dừa lớn trên thế giới là Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka, Brazil, Thái Lan, Papua New Guinea, Malaysia, Việt Nam và Vanuatu. Ba quốc gia hàng đầu là Indonesia, Philippines, Ấn Độ có diện tích trồng hơn 1 triệu ha, chiếm trên 80% sản lượng dừa thế giới dừa. Hai nước có diện tích lớn là Indonesia và Philippines lại có năng suất dừa khá thấp, trong khi các nước khác như Ấn Độ, Sri Lanka, và Việt Nam có năng suất dừa cao hơn nhiều. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ cây dừa. Hiện nay, các quốc gia thành viên của Hiệp Hội Dừa châu Á Thái Bình Dương (APCC - The Asian and Pacific Coconut Community) đã sản xuất được hơn 70 chủng loại sản phẩm từ dừa.

Sản lượng cơm dừa thế giới mùa vụ 2018 là 6,8 triệu tấn. Hầu hết cơm dừa được các nước dùng để sản xuất dầu dừa, chỉ 2% cơm dừa được xuất ra thị trường thế giới. Sản lượng dầu dừa thế giới năm 2018 là 4,65 triệu tấn, tổng lượng xuất khẩu là 2,4 triệu tấn. Ba nước dẫn đầu chiếm khoảng 80% sản lượng dầu dừa toàn cầu là Philippines khoảng 46%, kế tiếp là Indonesia (26%), Ấn Độ (12%) (Bảng 5). Về nhập khẩu dầu dừa, EU và Mỹ chiếm 62% toàn cầu (Bảng 6).Dẫn đầu sản lượng dầu dừa là Philippines, nước có công nghiệp dừa phát triển hàng đầu thế giới với khoảng 52% dầu dừa sản xuất ra được xuất khẩu, và chiếm hơn 30% thị phần các sản phẩm từ dừa tại các nước Mỹ, Hà lan, Nhật, Ý và Trung Quốc.

Ngành dừa được các nước quan tâm phát triển bởi các sản phẩm từ cây dừa cần thiết trong đời sống và giá trị có xu hướng tăng trong những năm qua. Giá dầu dừa từ năm 1994 đến 2004 dao động ở mức trên dưới 500 USD/tấn, đến 2012 bắt đầu tăng, lên đến 1.730 USD/tấn vào năm 2014, năm 2016 giảm còn trên dưới 1.500 USD/tấn, và tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2013, hiện có xu hướng phục hồi trong năm 2018, đang dao động trong khoảng 1.600 USD/tấn, cao hơn 60% giá dầu cọ và dầu đậu nành.

Cây dừa ở Indonesia: Indonesia có diện tích trồng dừa lớn nhất thế giới (3,8 triệu ha). Xuất khẩu gần ½ sản lượng, sản phẩm chính là dầu dừa và khô dầu và ở dạng thô như dừa trái, cơm dừa; các sản phẩm đòi hỏi công nghệ chế biến cao hơn như cơm dừa nạo sấy còn thấp.

Cây dừa ở Philippines: Philippines có diện tích trồng dừa đứng thứ nhì thế giới (3,56 triệu ha), ngành dừa có quy mô lớn và phát triển lâu năm nên chiếm lĩnh được các thị trường tiêu thụ quan trọng như châu Âu, Mỹ, Nhật. Các sản phẩm dừa đa dạng. Dầu dừa là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ năm, là mặt hàng nông sản hàng đầu của Philippines và chiếm vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên Philippines chưa khai thác tốt nguồn vỏ trái dừa để sản xuất xơ dừa và các sản phẩm liên quan. Đặc biệt Philippines cấm xuất khẩu dừa trái nguyên liệu và cơm dừa cũng không được xuất dạng nguyên liệu thô.

Cây dừa ở Ấn Độ: Ấn Độ có diện tích dừa gần 1,9 triệu ha, lớn thứ ba thế giới. Năng suất trồng dừa cao, gấp 1,8 lần Indonesia và hơn Philippines đến 2,08 lần. Là nước đông dân và có tập quán sử dụng dừa và các sản phẩm dừa cho chế biến thức ăn hàng ngày nên sản lượng dừa chủ yếu tiêu thụ nội địa. Dù vậy, Ấn Độ có ngành chế biến xơ dừa và các sản phẩm từ xơ dừa rất mạnh, đa dạng và được xuất khẩu nhiều nhất.

Cây dừa ở Sri LanKa: Ngành dừa Sri LanKa phát triển lâu đời, diện tích khoảng gần 400 ha. Trên 80% sản lượng dừa được tiêu thụ nội địa. Năng lực chế biến các sản phẩm dừa khá mạnh và đa dạng. Sản lượng các sản phẩm xơ dừa xuất khẩu cao hơn Ấn Độ và có giá trị tương đương hoặc hơn giá trị xuất khẩu cơm dừa khô. Sữa dừa cũng là thế mạnh, than thiêu kết và than hoạt tính cũng được xuất khẩu nhiều. Sri LanKa có tiềm năng phát triển ngành dừa về diện tích lẫn sản lượng.

      1. Phát triển ngành dừa tại Việt Nam

Phát triển ngành dừa ở Việt Nam Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam phù hợp cho cây dừa sinh trưởng, nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Duyên hải miền Trung, hiện có khoảng 150.000 ha đất trồng dừa, tập trung chủ yếu ở Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và Bình Định… Trong đó, Bến Tre và Trà Vinh phát triển mạnh về diện tích lẫn chế biến xuất khẩu. Thống kê năng suất trồng dừa của các tổ chức có khác nhau, nhưng nhìn chung năng suất trồng dừa tăng cao trong những năm qua ở Việt Nam, năm 2010 dưới 9.000 trái/ ha/năm, năm 2014 đạt cao nhất là 10.510 trái/ha/năm. Vì thế dù diện tích trồng không thay đổi nhiều nhưng sản lượng tăng qua các năm. Sản lượng dừa hàng năm đạt trên một tỷ trái, quy đổi ra được hơn 320 ngàn tấn cơm dừa. Giá trị thu được từ các sản phẩm chế biến luôn cao hơn nhiều khi bán sản phẩm thô, theo phân tích giá trị gia tăng từ 1.000 trái dừa (năm 2010) cho thấy dừa tươi tạo ra 276 USD/1000 trái, thấp hơn nhiều so với dừa khô và chế biến: 575 USD/1.000 trái. Ngoài ra, thạch dừa, xơ dừa, than hoạt tính cũng tạo nguồn thu gia tăng đáng kể cho trái dừa. Dừa được trồng và chế biến với quy mô kinh tế hộ gia đình, nhỏ lẻ. Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa của Việt Nam hàng năm khoảng trên 250 triệu USD, còn thấp so với các loại cây trồng khác như lúa, cà phê, cao su. Bến Tre là tỉnh có diện tích đất trồng dừa lớn nhất nước với gần 60 ngàn ha, cũng là địa phương sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa chủ yếu của cả nước. Hiện nay, chế biến các sản phẩm từ dừa ở Bến Tre khá đa dạng và đã xuất khẩu trên 20 loại sản phẩm từ dừa sang các nước, thu về khoảng 250 triệu USD mỗi năm. Tính trong 6 tháng đầu năm 2018,cơm dừa sấy khô là sản phẩm chiếm giá trị xuất khẩu cao nhất đạt 30,36 triệu USD (khoảng 30%), kế đến là sữa dừa đóng hộp (25,5 triệu USD) và dừa trái (18 triệu USD). Chỉ xơ dừa và than hoạt tính cũng là sản phẩm xuất khẩu đáng kể. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu cơm dừa nạo sấy và chỉ xơ dừa chủ yếu trên thế giới. Song song đó, hàng trăm mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu đạt giá trị trên 25 tỷ đồng/năm.Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ dừa trên thế giới luôn trong xu hướng tăng nên tiềm năng xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa của Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, để tạo thế đứng vững chắc cho cây dừa trên thị trường khu vực và thế giới, cần đầu tư mở rộng quy mô trồng và chế biến; trang bị công nghệ hiện đại để phát triển công nghiệp chế biến dừa và đa dạng hóa cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Và để phát triển ngành dừa thì không thể thiếu vai trò quản lý nhà nước và các chính sách phù hợpDự án trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, dự án trồng cây ăn trái, hồ sơ xin cấp phép đầu tư trang trai trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây dừa.


  1. MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
      1. Mục tiêu của dự án trồng dừa công nghiệp công nghệ cao

Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển trồng dừa có hiệu quả, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từng bước đưa trồng dừa công nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh trong những năm đến. Tạo sự gắn kết giữa trang trại và người trồng dừa, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hợp tác với đối tác nước ngoài để được chuyển giao cây giống tốt, công nghệ nông nghiệp hiện đại, công nghệ gây và giữ giống, và phương thức quản lý mới có hiệu quả, xây dựng dự án nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Khai thác có hiệu qủa hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Tiền Giang cũng như các vùng phụ cận của khu vực để phát triển chăn trồng dừa. Là trung tâm cung cấp giống, các dịch vụ nông nghiệp hiện đại cho các hợp tác xã, các hộ nông nghiệp gia đình trong khu vực. Cung cấp cho xã hội một khối lượng dừa xuất khẩu có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển trồng dừa công nghiệp công nghệ cao của vùng. 

Dự án trồng dừa ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng dừa tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.

      1. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu:

Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của dừa với nhiều giống dừa rất quý…Các giống dừa của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. dừa cũng là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao.

Tuy nhiên diện tích trồng dừa của ta lại không tập trung với quy mô công nghiệp. Người dân chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua dừa xuất khẩu từ các hộ nông dân rải rác nên chi phí thu mua và vận chuyển cao. Không chỉ vây, trong quá trình vận chuyển hoa quả từ các vườn đến nơi tiêu thu do thiếu sự cẩn trọng nên dừa không thể giữ nguyên được hình thức và cũng chưa có biện pháp bảo quản thích hợp nên xuất khẩu cũng giảm giá trị, khó đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua nghiên cứu cho thấy, cây dừa là loại cây ăn quả ngắn ngày rất dễ trồng, không tốn công chăm sóc lại thu hoạch thường xuyên trong năm, không phải đợi đến mùa vụ như loại cây ăn quả khác. Mặt khác, Việt Nam là xứ sở của dừa, cây dừa ở nước ta đã có từ lâu, hàng trăm năm về trước, nhưng chúng ta chưa khai thác hết giá trị tiềm năng trong cây dừa. Cây dừa là loại cây quả ở vùng nhiệt đới, đặc biệt trong dừa chín có hàm lượng bột dinh dưỡng rất cao, dừa giàu chất xơ hòa tan, rất có lợi cho sức khỏe cho con người chúng ta. Theo nghiên cứu và đánh giá nhận định trồng cây dừa tạo được mảng xanh có lợi cho môi trường, cũng nhằm chống biến đổi khí hậu, trồng dừa tích tụ được lượng nước đáng kể trên mặt đất và giữ được nguồn nước, bảo vệ nguồn nước đầu nguồn phục vụ tưới tiêu, giữ độ ẩm cho đất, không bị khô hạn trên mặt đất và bảo vệ được các loại cây thực vật trên đất. Cũng do biến đổi khí hậu ngày một tăng, làm cho cường độ nống mặt đất tăng cao, làm cho trầm tích nước xuống độ sâu, dẫn đến khô hạn trên diện rộng, cụ thể là vùng đất huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, nhằm tăng diện tích rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân tộc.

      1. Sự cần thiết đầu tư Dự án trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, dự án trồng cây ăn trái, hồ sơ xin cấp phép đầu tư trang trai trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây dừa.

 “Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã đưa ra hiện trạng và định hướng phát triển về nông nghiệp trong địa bàn tỉnh trong đó có định hướng cụ thể về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tỉnh Tiền Giang có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu của dự án trồng dừa công nghiệp công nghệ cao..

Điều kiện khí hậu, thời tiết của Tiền Giang tương đối ôn hòa, có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, phù hợp với việc phát triển cây dừa theo mô hình công nghiệp.

Tiền Giang có hệ thống mạng lưới kênh mương thủy lợi khá dày, đảm bảo cung cấp nguồn nước mặt cho các dự án nông nghiệp và trồng trọt.

Nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống giao thông thuận lợi cùng với chủ trương ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang là những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư dự án trồng dừa công nghiệp công nghệ cao. Qua phân tích về nhu cầu thị trường, về khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu và thực trạng nghề trồng dừa tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, việc Công ty quyết định đầu tư trồng dừa ứng dụng công nghệ cao là cần thiết và có tính khả thi.

Trong kế hoạch, Công ty TNHH MTV Minh Minh Tâm. sẽ xây dựng theo mô hình trang trại nông nghiệp kiểu mẫu quy mô 200 ha đất trồng dừa đáp ứng nhu cầu nhân dân trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao nên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh nông sản tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng Trang trại trồng dừa công nghiệp xuất khẩu ở xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của tỉnh Tiền Giang vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. 

Dự án trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, dự án trồng cây ăn trái, hồ sơ xin cấp phép đầu tư trang trai trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây dừa.
 


Đã thêm vào giỏ hàng