Dự án Xây dựng chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ

Thiết kế quy hoạch 1/500 Dự án Xây dựng chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ quy trình xin cấp phép đầu tư và đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án khu thương mai dịch vụ.

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý  do và sự cần thiết phải lập quy hoạch.

Việc đầu tư xây dựng Xây dựng chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn là phù hợp với quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu vực, định hướng khai thác hiệu quả quỹ đất; quản lý xây dựng theo quy hoạch và góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, ANTT, vệ sinh ATTP, văm minh thương mại, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực, tạo động lực phát triển cho tỉnh Bình Định nói chung và cho thị trấn Bồng Sơn huyện Hoài Nhơn nói riêng.

2. Các căn cứ để lập quy hoạch.

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội ngày 18/6/2014;

- Luật Quy hoạch đô thị 30/2009/QH12 của Quốc hội  ngày 17/6/2009;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 08/5/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị;

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phớ quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng”;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng

- Căn cứ TCXDVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế.

- Căn cứ TCXDVN 6161:1996 về tiêu chuẩn thiết kế PCCC của chợ và trung tâm thương mại.

- Căn cứ bản đồ khảo sát địa hình khảo sát theo cao độ và toạ độ chuẩn quốc gia VN2000.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và các văn bản hiện hành khác.

- Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;

- Quyết định số 879/QĐ-BXD ngày 25/10/2019 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng về việc công nhận Khu vực dự kiến thành lập thị xã Hoài Nhơn tỉnh bình định đạt tiêu chí đô thị  loại IV;

- Quyết định số 8306/QĐ-UBND  ngày 31/7/2019 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Hoài Nhơn

- Quyết định số 2700/QD-UBND ngày 02/8/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035;

- Căn cứ Quyết định số 12415/QĐ-UBND ngày 20/11/2019 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn;

- Căn cứ Quyết định số 12923/QĐ-UBND ngày 04/12/2019 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn.

- Căn cứ Quyết định số 13097/QĐ-UBND ngày 11/12/2019 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn về việc chỉ dịnh thầu tư vấn khảo sát, lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn.

3. Nguồn tài liệu, số liệu và cơ sở bản đồ.

- Quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn  đến năm 2035

- Bản đồ hiện trạng (có thể hiện nội dung địa hình) tỷ lệ 1/500 do Công ty TNHH tư vấn xây dựng và môi trường Phương Nam lập.

II. MỤC TIÊU, TÍNH CHẤT CỦA KHU VỰC QUY HOẠCH

1. Mục tiêu.

- Xây dựng “Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn” với quy mô tầm cỡ, đạt tiêu chuẩn chợ Hạng 1 đảm bảo mỹ quan khu vực, ANTT, PCCC, ATTP và văn mình thương mại, tương xứng sự phát triển của huyện Hoài Nhơn nói riêng và sự phát triển của tỉnh Bình Định nói chung.

- Tận dụng tối đa diện tích cho chợ truyền thống, tạo điều kiện cho các hộ tiểu thương đã và đang kinh doanh tại chợ cũ khi chuyển vào họp tại chợ Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn sau khi đầu tư.

- Hiện tại khu đất quy hoạch là toàn bộ diện tích phần đất chợ cũ và một phần diện tích đất trồng cây hàng năm do UBND thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đang quản lý.  

- Xung quanh khu chợ truyền thống xây dựng các dãy kiot dọc theo 04 mặt đường tiếp giáp với dự án tạo cảnh quan đô thị, thuận lợi cho việc kinh doanh và buôn bán của tiểu thương trong chợ cũng như của khách hàng khi đến thăm quan, mua sắm tại chợ.

- Trong khi đầu tư xây dựng chợ, đầu tư xây dựng chợ tạm phục vụ mua bán tạm thời của tiểu thương

2. Tính chất.

Là nơi giao thương hàng hóa, tham quan mua sắm của người dân khu vực thị trấn Bồng Sơn và các vùng lân cận.

III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

1. VÞ trÝ vµ ranh giíi lËp quy ho¹ch.

1.1. Vị trí:

- Khu đất nghiên cứu quy hoạch “Chợ Bồng Sơn” tại thị trấn Bồng Sơn – huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Định, và khu đất dự kiến làm chợ tạm tại Khu Tây Bắc chợ Bồng Sơn (khu vực có tục danh Đồng giống)

1.2. Ranh giới:

Chợ truyền thống Bồng Sơn và khu  thương mại dịch vụ Bồng Sơn, diện tích dự kiến 9.715m2, trên diện tích đất  của chợ hiện trạng (7.546m2) và mở rộng một phần diện tích (2.169m2). Giới cận:

- Phía Đông giáp đường giao thông và khu dân cư hiện hữu.

- Phía Tây giáp đường giao thông và khu dân cư hiện hữu.

- Phía Nam giáp đường giao thông và khu dân cư hiện hữu.

- Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu.

Chợ tạm, diện tích dự kiến 18.783m2, tại các thửa đất thuộc tờ bản đồ số 30, 31 và 81 thị trấn Bồng Sơn (khu vực có tục danh Đồng giống), sau khi chợ mới hoàn thành, tháo dỡ chợ tạm đầu tư xây dựng khu dân cư. Giới cận:

- Phía Đông giáp khu dân cư Tây Bắc chợ.

- Phía Tây giáp khu dân cư hiện hữu.

- Phía Nam giáp khu dân cư hiện hữu.

- Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu.

2. Quy mô.

Khu vực nghiên cứu quy hoạch có tổng diện tích là 28.498.00   m2. Trong đó tổng diện tích đất thuê để xây dựng chợ là 9.715m2

3. Điều kiện tự nhiên.

3.1. Đặc điểm địa hình:

- Địa hình khu vực nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng chợ Bồng Sơn nằm trong khu vực chợ cũ và phần đất mở rộng phía Tây Bắc chợ nên tương đối bằng phẳng có độ dốc dần đều từ phía Đông sang phía tây, địa hình Khu vực chợ tạm thấp trũng cần nâng mặt bằng để bố trí các ki ốt  để bố trí tiểu thương mua bán tạm

3.2. Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.

Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1 °C, cao nhất là 31,7 °C và thấp nhất là 16,5 °C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0 °C, cao nhất 39,9 °C và thấp nhất 15,8 °C.

Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%.

Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Về bão: Bình Định nằm ở miền Duyên hải Nam Trung Bộ, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9 - 11.

3.3. Điều kiện thuỷ văn, địa chất công trình:

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch là khu chợ cũ, hàng ngày tiểu thương vẫn kinh doanh buôn bán tại đó.

- Địa tầng ổn định, theo tài liệu khảo sát địa chất công trình lân cận, xử lí nền móng cần phải gia cố.

- Hiện trạng tài nguyên quý hiếm không có.

3.4. Hiện trạng xây dựng:

a) Hiện trạng dân cư:

- Nằm trong ranh giới quy hoạch là khu chợ Bồng Sơn cũ tại thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tiếp giáp các mặt đường là các khu đình chợ 1 tầng đã được xây dựng từ những năm 1992 với hơn 400 hộ tiểu thương hiện đang kinh doanh buôn bán tại chợ, Cơ sở hạ tầng hiện trạng chất lượng công trình đã xuống cấp không đảm bảo an toàn cho việc kinh doanh buôn bán tại chợ hàng ngày, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hình thức kiến trúc lạc hậu ảnh hưởng đến mỹ quan của khu vực. Sân đường trong chợ đã hư hỏng, hệ thống thoát nước đã xuống cấp gây mất vệ sinh và tiền ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao, lại luôn trong tình trạng quá tải nhất là vào các dịp lễ, tết. Hầu hết các tuyến đường xung quanh chợ bị chiếm dụng làm nơi buôn bán. Hiện tại chợ như một chiếc áo quá chật. Vì vậy, mong mỏi về một chợ mới xứng tầm với trung tâm kinh tế phía Bắc tỉnh rất cần được các ngành quan tâm”.

Vào đợt lũ cuối năm 2018, nước tràn vào chợ không lối thoát, khiến cho nhiều mặt hàng của tiểu thương bị trôi dạt, hư hỏng gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Tiếp đến vào đầu tháng 2/2019 lại xảy ra một vụ cháy tại lô hàng bánh kẹo do chập điện, mặc dù được khống chế kịp thời nhưng đã làm cho bà con tiểu thương chúng tôi hoảng hồn và luôn canh cánh nỗi lo cháy nổ.

Việc đầu tư xây dựng chợ mới không chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân, mà còn nhằm đảm bảo an toàn về PCCC, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, tạo bộ mặt khang trang sầm uất cho thị trấn, xứng tầm là trung tâm thương mại lớn nhất của các huyện phía Bắc tỉnh.

b) Hiện trạng đất đai:

Khu vực lập quy hoạch toàn bộ là đất nông nghiệp

Bảng hiện trạng sử dụng đất

STT

Loại đất

Diện tích 

Tỷ lệ

(m2)

(%)

1

Đất chợ

7.545,25

26,48

2

Đất ở đô thị

222,09

0,78

3

Đất nông nghiệp

18.783,00

65,91

4

Đất trồng cây hàng năm

1.501,41

5,27

5

Đất khác

446,25

1,57

Tổng diện tích

28.498.000

100,0

c) Hiện trạng xây dựng:  

Trong khu vực quy hoạch chủ yếu là các công trình xây dựng của khu chợ cũ gồm các đình chợ cấp 4 đã xuống cấp, khu vực chợ tạm là đất lúa

d) Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối:

* Giao thông:

Hiện trạng hệ thống giao thông trong khu vực nghiên cứu gồm có. Các tuyến đường hành lang ngoài chợ là đường Bê tông đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo an toàn cho sử dụng. Hệ thống sân đường trong chợ cũng đã bị nứt vỡ, ngập nước. Không đảm bảo an toàn cho giao thông đi lại trong phạm vi chợ.

* Cấp thoát nước:

Hệ thống cấp nước chưa được đầu tư xây dựng.

Hệ thống thoát nước vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt vẫn đổ vào hệ thống thoát chung của khu vực.

* Cấp điện:

Hệ thống cấp điện đã có. Lấy từ đường dây 0,4kv chạy theo trục đường tỉnh lộ từ nguồn điện sinh hoạt của khu dân cư liền kề với chợ. Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn, Hệ thống PCCC chưa được quan tâm đúng mức.

3.5. Đánh giá chung:

a) Thuận lợi:

- Khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng chợ là khu đất chợ cũ và một phần đất mở rộng về phía Tây Bắc chợ do UBND thị trấn quản lý.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu vực nghiên cứu lập quy hoạch đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, thuận lợi cho việc bố trí các điểm đấu nối giữa dự án với các công trình hạ tầng kỹ thuật xung quanh của khu vực.

- Diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch và diện tích đất thuê để xây dựng chợ phù hợp với quy mô chợ và đủ phục vụ đảm bảo nhu cầu giao thương của tiểu thương trong thời gian dài.

Khu vực Chợ tạm là đất trồng lúa đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất 2020

b) Hạn chế:

- Do việc đầu tư xây dựng chợ mới được nghiên cứu đầu tư trên nền đất của chợ cũ nên khó khăn trong việc giải phóng  mặt bằng, cần có giải pháp đầu tư xây dựng chợ tạm để đảm bảo không bị gián đoạn công việc kinh doanh của các hộ tiểu thương trong chợ và đồng thời có mặt bằng sạch để bàn giao cho Nhà đầu tư triển khai theo quy hoạch được duyệt.

- Nằm trong khu dân cư nên cần có biện pháp trồng cây xanh làm giảm ô nhiễm tiếng ồn và khí thải

IV. CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA ĐỒ ÁN

1. Các hạng mục dự kiến đầu tư.

- Quy mô xây dựng của dự án bao gồm: 01 khối nhà đình chợ truyền thống 02 tầng và 04 khối ki ốt 2 tầng kinh doanh thương mại bao xung quanh. Để tạo điểm nhấn về mặt kiến trúc cảnh quan cho Khu chợ thì tại 4 góc của chợ xây dựng các khối ki ốt 3 tầng nhô lên.

+ Các khối ki ốt bám theo các trục đường với diện tích xây dựng tầng 1 là 2.304m2, tầng 2 là 4.426m2.

+ Khu vực chợ truyền thống được thiết kế với 1 khối nhà đình chợ 2 tầng trong đó một điểm kinh doanh nông sản và thực phẩm với tổng diện tích là 6.400m2.

- Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng: 18.456m2.

2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.

- Chợ được đầu tư xây dựng đồng bộ với các hạng mục riêng biệt phục vụ công năng theo thiết kế, tổng thể chợ là một khối BTCT toàn khối với từ 1-3 tầng nổi phục vụ cho việc giao thương buôn bán của các hộ tiểu thương tại chợ.

- Phương án thiết kế các công trình đảm bảo các tiêu chuẩn về thiết kế chợ (TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế) và quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành khác có liên quan.

- Chợ tạm đảm bảo cho các tiểu thương mua bán an toàn trong thời gian đầu tư xây dựng chợ chính

V. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

1. Quy hoạch sử dụng đất.

Tổng diện tích khu đất lập quy hoạch là 28.498m2 trong đó chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng  Sơn  là: 9.715m2, chợ tạm diện tích là 18.783m2

Bảng cân bằng sử dụng đất toàn khu:

TT

Loại đất

Diện tích (m2)

 Tỷ lệ (%)

1

Đất khu chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ

    9.715,00

34,09

2

Đất khu chợ tạm

18.783,00

65,91

 Tổng cộng

      28.498,00

100,00

A. Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng  Sơn

1.1. Cơ cấu quỹ đất xây dựng theo phương án chọn.

- Khu chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ diện tích 9.715m2, chiếm 34,09%:

TT

Loại đất

Diện tích

(m2)

 Tỷ lệ (%)

I

Đất xây dựng công trình

7.146,10

73,56

1

Đất xây dựng chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ

6.482,60

2

Đất xây dựng Khu thương mại dịch vụ, nhà Ban quản lý chợ và bãi đỗ xe

663,50

II

Đất giao thông sân bãi, hạ tầng kỹ thuật

2.568,90

26,44

1

Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ

1.062,65

2

Khu thương mại dịch vụ, nhà Ban quản lý chợ và bãi đỗ xe

1.506,25

 Tổng cộng

    9.715,00

100,00

2. Định hướng phát triển không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan

2.1. Các chỉ tiêu quy hoạch như sau:

TT

Nội dung

Theo thiết kế

Ghi chú

1

Diện tích xây dựng

7.146,10 m2

2

Chiều cao công trình

          15,80m

3

Số tầng cao

1-2-3 tầng

4

Tổng diện tích sàn xây dựng

18.456 m2

6

Mật độ xây dựng

73,56 %

7

Hệ số sử dụng đất

2,2 lần

2.2.  Bố cục định hướng không gian quy hoạch.

- Với địa thế nằm tại khu trung tâm thị trấn, vì thế các khối nhà kinh doanh thương mại được đưa ra ngoài, bám sát mặt đường. Cùng với chiều cao 2-3 tầng và chiều dài mặt đứng lớn sẽ giúp chợ là một điểm nhấn đúng với vị thế của mình.

- Để giải quyết vấn đề an sinh xã hội, trật tự đô thị, an ninh chính trị trên địa bàn thị trấn đòi hỏi dự án phải đảm bảo bố trí đủ điểm kinh doanh cho các hộ tiểu thương đã và đang kinh doanh tại chợ Bồng Sơn cũ cũng như các hộ tiểu thương khác có nhu cầu.

- Bố trí các công trình theo công năng sử dụng phù hợp.

- Thiết kế các khối nhà ki ốt 02-03 tầng bao quanh khu chợ truyền thống, mặt chính của các khối nhà ki ốt nhìn ra các tuyến đường chính.

- Các công trình phụ trợ, khu vực bán hàng không thường xuyên được bố trí hợp lý tại khu nhà đình chợ truyền thống, phù hợp với nhu cầu sử dụng mà không làm ảnh hưởng tới công trình chính, đồng thời đảm bảo công tác an toàn PCCC và thoát nạn khi có sự cố xảy ra. Bố trí 06 lối ra vào khu chợ truyền thống từ các trục đường chính tạo không gian lưu thông hang hóa và hướng tiếp cận của khách hàng khi đến tham quan mua sắm tại chợ.

- Khoảng lùi các trục đường xung quanh bao gồm cả vỉa hè và khoảng lùi công trình. Diện tích cây xanh được trồng xen kẽ tại các vị trí khoảng lùi, tạo mỹ quan cho các trục đường.

2.  Định hướng kiến trúc.  

- Khối nhà ki ốt được xây dựng với quy mô từ 2-3 tầng + tầng mái.

- Khối nhà đình chợ (chợ truyền thống) gồm 1 khối nhà chợ truyền thống 2 tầng.

- Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng: 18.456 m2.

B. Chợ tạm

1.1. Cơ cấu quỹ đất xây dựng theo phương án chọn.

 Khu chợ tạm diện tích 18,783 m2, chiếm 65,91%:

TT

Loại đất

Diện tích

(m2)

 Tỷ lệ (%)

I

Đất xây dựng công trình

8.558,00

45,56

1

Đất xây dựng nhà lồng

        6.517,00

2

Đất xây dựng khu bán hàng ngoài trời

           980,00

3

Đất xây dựng nhà để xe

       1.000,00

4

Đất xây dựng khu vệ sinh, nhà chứa rác

             61,00

II

Đất giao thông sân bãi, hạ tầng kỹ thuật

10.225,00

54,44

 Tổng cộng

18.783,00

100,00         

2. Định hướng phát triển không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan

2.1. Các chỉ tiêu quy hoạch như sau:

TT

Nội dung

Theo thiết kế

Ghi chú

1

Diện tích xây dựng

8.558 m2

2

Chiều cao công trình (nhà lồng)

6,10m

3

Số tầng cao

01 tầng

4

Tổng diện tích sàn xây dựng

8.558 m2

5

Mật độ xây dựng

45,56 %

2.2.  Bố cục định hướng không gian quy hoạch.

- Với địa thế nằm tại khu vực cách chợ chính khoảng 500m,  có giao thông thuận lợi, với diện tích tương đối lớn, không gia được bố trí thông thoáng, các khu vực đậu xe, bến đỗ đều đảm cho hoạt động của chợ. Kết cấu chợ tạm nhà tiền chế, , một tầng thi công trong thời gian ngắn, chi phí thấp

- Để giải quyết vấn đề mua bán của bà con tiểu thương trong thời gian thi công Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn, bảo đảm  an sinh xã hội, trật tự đô thị, an ninh chính trị trên địa bàn thị trấn

- Bố trí các công trình theo công năng sử dụng phù hợp là một công trình tạm.

- Các công trình phụ trợ, khu vực bán hàng không thường xuyên được bố trí hợp lý tại khu nhà đình chợ truyền thống, phù hợp với nhu cầu sử dụng mà không làm ảnh hưởng tới công trình chính, đồng thời đảm bảo công tác an toàn PCCC và thoát nạn khi có sự cố xảy ra. Bố trí các lối ra vào khu chợ tạm từ các trục đường chính tạo không gian lưu thông hang hóa và hướng tiếp cận của khách hàng khi đến tham quan mua sắm tại chợ.

2.  Định hướng kiến trúc.  

- Khối nhà ki ốt một tầng, khung kèo thép, mái lợp toloe, chiều cao 6,1m.

- Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng: 6.515 m2.

VI. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Quy hoạch giao thông.

- Tuân thủ Quy hoạch chung đô thị của thị trấn Bồng Sơn đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt.

- Khớp nối thống nhất với mạng đường đã được xác định xung quanh.

- Khai thác triệt để hệ thống hạ tầng sẵn có, tận dụng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên, giảm thiểu khối lượng san nền và các xử lý đặc biệt khác. Đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực.

 - Đáp ứng được yêu cầu giao thông hiện tại và tương lai, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật đúng theo tiêu chuẩn, đảm bảo các hướng tiếp cận dự án thuận lợi nhất.

2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.

- Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên và hiện trạng xây dựng, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, những khống chế về quy hoạch chiều cao, hướng thoát nước chính trong đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt.

- Các tiêu chuẩn quy phạm ngành.

2.1. Phương án thiết kế:

Thiết kế san nền theo cao độ trong quy hoạch chung được duyệt. Đảm bảo sự tiêu thoát nước nhanh, không ngập úng trong quá trình sử dụng.

Cao trình thiết kế được khống chế bằng cao độ tim đường, từ đó nội suy cao độ ra mép lô đất san nền.

Vét bùn, vét hữu cơ để đảm bảo độ chặt khi thi công đắp

Khớp nối cao độ với các công trình hiện trạng, các vị trớ chênh lệch cao độ lớn, thiết kế hệ thống kè, tường chắn đất đảm bảo độ chặt.

Độ chặt thi công đắp là K90, thi công đắp theo đúng các tiêu chuẩn, quy định hiện hành

2.2. Giải pháp thiết kế:

Nền địa hình dốc đều với độ dốc 0.5% từ hướng Tây sang Đông

Vị trí thoát nước tại điểm cuối phía Tây khu đất, thoát nước ra hệ thống mương đất hiện có.

3. Quy hoạch hệ thống thoát nước.

3.1.HiÖn tr¹ng tho¸t n­íc.

Hiện trạng khu vực quy hoạch là đất ruộng nước mưa được thoát theo địa hình tự nhiên thoát vào mương rãnh hiện trạng và thoát vào mương đất hiện trạng.

Đối với khu vực chợ cũ đã có hệ thống thoát nước ngầm, nước mặt nhưng hiện trạng đã xuống cấp và không đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khu vực chợ cần được nâng cấp, xây mới.

3.2. Tiªu chuÈn thiÕt kÕ.

Hệ thống thoát nước trong khu vực được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng, hệ thống thoát nước hoạt động theo chế độ tự chảy.

Tiêu chuẩn thiết kế: Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình TCVN 7957-2008.

Quy chuẩn. QCVN 07-2:2016/BXD

3.3.HÖ thèng tho¸t n­íc m­a

- Thoát nước mưa vào hệ thống mương đất hiện trạng.

3.4.HÖ thèng tho¸t n­íc th¶i.

- Nước thải sinh hoạt sau xử lý thoát trực tiếp ra hệ thống mương thoát nước chung của khu vực.

4. Quy hoạch cấp nước.

+ Tiêu chuẩn áp dụng:  Cấp nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình, tiêu chuẩn thiết kế, TCXD 33-2006

+ Cấp nước bên trong công trình- Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 4513-1988

+ Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế : TCVN 2622 - 1995.

4.1.Giải pháp thiết kế:

a-Nguồn nước:

    Cấp nước từ hệ thống nước sạch của thị trấn.

5. Quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc:

5.1. Căn cứ:

- Quy chuẩn QCVN 01 -2008/BXD ngày 03/4/2008 về quy hoạch xây dựng.

* Tiêu chuẩn thiết kế điện 20TCVN27-91

- Quy phạm QTĐ11-TCN18-84 về phân loại các hộ tiêu thụ điện và độ tin cậy cung cấp điện

*Tiêu chuẩn 20 TCN25-90.

- Quy phạm QTĐ 11-TCN18-84 thiết bị bảo vệ, tiết diện và cách đặt dây dẫn, thiết bị đấu vào tủ, hộp và bảng.

- Quy phạm QTĐ 11-TCN18-84 và QPVN 13-78 về nối đất, nối không.

- Tiêu chuẩn TCXD 46-1984 về chống sét cho các công trình xây dựng.

5.2. Chỉ tiêu cấp điện.

- Điện chiếu sáng một phía: 7,5 kW/Km.

- Điện công trình công cộng: 15-40W/m2

5.3. Phương án xây dựng mới.

- Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn được đề xuất lấy nguồn điện từ đường điện trung thế của khu vực bằng hệ thống cáp ngầm phân phối 22KV đến trạm biến áp riêng để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của các tiểu thương buôn bán tại chợ.

VII. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG.

1. Căn cứ.

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

- Quy chế bảo vệ môi trường Ngành xây dựng ban hành theo quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ xây dựng;

- Các tiêu chuẩn về môi trường của Nhà nước Việt nam:

+ TCVN 5937-1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

+ TCVN 5939-1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

+ TCVN 5942-1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.

+ TCVN 5942-1995: Âm học, tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư mức ồn tối đa cho phép.

2. Mục tiêu.

- Xác định rõ tác động tích cực và tiêu cực của dự án với môi trường.

- Lập kế hoạch đưa ra các giải pháp làm giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án xây dựng đối với môi trường khu vực.

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án từ khi thi công đến khi hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.

3. Hiện trạng môi trường của khu vực dự án trước khi thực hiện dự án.

3.1. Môi trường không  khí:

Khu vực hiện tại là khu dân cư hiện hữu với diện tích cây xanh lớn nên môi trường không khí của khu vực rất trong lành là điều kiện  thuận lợi để xây dựng phát triển đô thị.

3.2. Môi trường mặt nước:

- Nguồn nước mặt:  Điều kiện thổ những khu vực cho phép nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm dự trữ với trữ lượng lớn.

3.3. Dự báo tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án:

- Bụi sinh ra trong quá trình san ủi, đào đất bị gió cuốn lên gây ô nhiễm không khí.

- Tiếng ồn rung do các phương tiện giao thông vận tải và thi công cơ giới gây ra trong quá trình thi công.

- Nước mưa chảy tràn qua khu  vực trong thời gian thi công vào mùa mưa cuốn theo đất cát, xi măng và các loại rác sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực.

- Chất thải rắn (như gạch vỡ, bao bì xi măng, sắt thép vụn…)

- Nước, rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng trong quá trình thi công.

* Tác động trực tiếp tới công nhân trong quá trình thi công xây dựng:

- Một số tác nhân và yếu tố có khả năng gây ô nhiễm môi trường như xăng dầu, đảm bảo thi công trong điều kiện trời nắng, tuỳ thuộc vào thời tiết, mức độ tác động, điều kiện thi công, cường độ lao động có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng… ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân.

- Công việc lắp giáp thi công trong phạm vu rộng và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mất độ phương tiện vận tải  cao trong khu vực có thể gây ra các tai nạn lao động cũng như tai nạn giao thông.

* Sự cố khi thi công:

- Các nguồn có khả năng gây cháy nổ như: kho chứa nguyên liệu cho thi công, như sơn, xăng dầu… có thể gây ra cháy hay tai nạn lao động, gây thiệt hại về người và kinh tế.

- Hệ thống điện tạm thời cung cấp điện cho các máy móc thiết bị thi công có thể bị sự cố thiệt hại

3.4. Các tác động khác:

- Việc thay đổi diện tích đất canh tác hiện nay làm thay đổi thảm thực vật che phủ mặt đất, dẫn đến việc thay đổi cục bộ do thay đổi khí hậu trong khu vực.

- Tuy nhiên, các tác động tiêu cực trên chỉ mang tính tạm thời vì tác động này sẽ không còn khi kết thúc xây dựng.

3.5. Tác động trong giai đoạn đưa dự án vào hoạt động:

+ Tác động trên môi trường không khí:

- Tác hại của bụi: Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi gây nên các bệnh hô hấp.

- Tác hại của CO và CO2 gây giảm khả năng vận chuyển ô xy của máu đến các tổ chức tế bào. Khí CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của ô xy.

- Khí CO2 còn là  nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ không khí… gây tác hại cho hệ sinh thái cũng như sức khoẻ của con người.

+ Tác động tới môi trường nước:

*  Nguồn  gốc và các chất gây ô nhiễm:

- Nước thải sinh học chủ yếu là các chất cặn lơ lửng (TSS) chất dinh dưỡng (N,P) các chất hữu cơ và vi khuẩn…

- Nước mưa chảy tràn trên mặt đất, cát, rác thải gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt.

* Tác động của các chất gây ô nhiễm:

- Theo quy  định của tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN-5945-1995) thì nhiệt độ trong nước thải không vượt 400C đối với nguồn nước cấp cho nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước nuôi dưỡng thuỷ sản, 450 C đối với các nguồn trực tiếp là các hệ thống xử lý tập trung.

- Các vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các dịch bệnh thường hàn, tả lị, Tuỳ thuộc vào điều kiện mà vi khuẩn có sức chịu đựng mạnh hay yếu.

+ Tác động của chất thải rắn tới môi trường:

*  Nguồn nước chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn bao gồm: Chất hữu cơ, bao ni lông, thuỷ tinh, vỏ lon…

* Tác động của chất thải rắn  tới môi trường:

- Chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ có tính chất trơ thường có khối lượng lớn, mặc dù có tác động không đáng kể tới môi trường nhưng nó ảnh hưởng tới cảnh quan xung quanh khu vực và kết hợp với nước mưa gây ô nhiễm nguồn nước.

- Chất thải rắn hữu cơ dễ bị phân huỷ do tác động của vi sinh vật, nhiệt độ, nước mưa… sẽ gây mùi hôi thối, tác động xấu tới cảnh quan môi trưòng, gây dịch bệnh đối với các loài được nuôi trong khu du lịch.

+ Tác động tới môi trường khác:

* Tiếng ồn và độ rung:

Tiếng ồn và độ rung cao hơn  tiêu chuẩn  sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ như: mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu.

* Tác động tới kinh tế - xã hội  trong khu vực:

Các tác động kinh tế - xã hội của dự án khi đi vào hoạt động hầu hết là các tác động tích cực.

- Tạo ra nguồn thu ngân sách cho Nhà nước thông qua các khoản thuế.

- Sự phát triển của các hoạt động trong dự án kéo theo các điều kiện văn hoá tinh thần của người dân trong khu vực được cải thiện và ý thức xã hội văn minh cũng được nâng cao trong mỗi người dân.

- Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo ra các nghề mới làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực thị trấn Bồng Sơn và huyện Hoài Nhơn nói riêng và trong tỉnh Bình Định nói chung.

4. Các giải pháp xử lý những tác động môi trường.

4.1. Trong giai đoạn xây dựng:

- Quá trình thi công khu vực dự án sẽ được thực hiện trong thời gian tương đối  dài. Vì vây, chủ đầu tư cần  quan tâm tới các biện pháp hữu hiệu để hạn chế các tác động có hại tới môi trường như:

+ Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và quá trình thi công để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Tuân thủ luật bảo hộ lao động, tổ chức học tập, kiểm tra nội quy an toàn lao động.

+ Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, tránh chồng chéo trên mặt bằng thi công.

+ Lập hàng rào cách ly các khu vực nguy hiểm.

+ Xây dựng các nhà vệ sinh tạm thời phục vụ công nhân trên công trường xây dựng, đồng thời có những biện pháp chống gây ô nhiễm đối với môi trường xung quanh.

+ Xe chở vật liệu  phải được tuân thủ theo quy định cả Nhà nước, vật liệu tập kết thi công cũng phải được che phủ để tránh gió cuốn  vào không khí.

+ Có kế hoạch thi công xây dựng hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn đến sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Không sử dụng các phương tiện thi công cơ giới vào ban đêm để tránh tiếng ồn, ảnh hưởng tới giấc ngủ của người dân.

+ Tránh  sử dụng các thiết bị máy móc thi công đã cũ vì các thiết bị này thường sản sinh ra nhiều khí thải và tiếng ồn.

4.2. Giai đoạn hoạt động của dự án:Thiết kế quy hoạch 1/500 Dự án Xây dựng chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ quy trình xin cấp phép đầu tư và đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án khu thương mai dịch vụ.

+ Khống chế ô nhiễm không khí:

- Áp dụng các biện pháp an toàn sự cố (cháy, nổ…)

- Tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, độc hại ra môi trường.

- Bố trí cây xanh trong dự án. Hệ thống cây xanh này có tác động rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường không khí như lắng bụi trên lá cây, làm giảm lượng bụi lơ lửng trong không, làm giảm tiếng ồn, làm giảm nhiệt độ không khí… một  số loài cây có thể hấp thụ các kim loại nặng như chì, Cadinaum… Do vậy, song song với việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần phải kết hợp với việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần phải kết hợp với việc xây dựng hệ sinh thái vừa tạo cảnh quản đẹp cho dự án vừa hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Khống chế ô nhiễm nguồn nước:

*  Phương pháp thu gom rác thải:

Toàn bộ nước thải  từ  các công trình trong khu vực đất dự án sẽ được thoát theo hệ thống nước thải của khu vực. Hệ thống thoát nước được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước mưa để phù hợp với việc quản lý nước thải dự án.

* Phương pháp xử lý nước thải:

Nước  thải được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt xử lý qua bể phốt tự hoại trong từng công trình -> thu gom qua hệ thống cống thoát trên đường nội bộ của dự  án - > dẫn đến bể xử lý nước thải của dự án -> sau đó thoát ra hệ thống nước thải của khu vực đến trạm  xử lý nước thải của toàn khu vực.

* Khống chế các thải rắn sinh hoạt:

Lượng chất thải rắn sẽ được thu gom và mang đi bằng hệ thống thu gom rác thải của khu vực.

+ Khống chế các yếu tố vi khí hậu:

Đặc điểm khí hậu của khu vực có nhiều thuận lợi cho việc thông gió,  chống nóng cho môi trường. Khi thiết kế công trình cần tuyển chọn giải pháp kiến trúc và kỹ thuật nhằm tối đa mặt thuận lợi để đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt, đồng thời hạn chế các mặt bất lợi cho công trình. Các thiết kế thông gió tự nhiên tối đa trong hệ thống các công trình, cần nghiên cứu lắp đặt chụp thoát gió tự nhiên hoặc có khí để thoát nhiệt.

Việc tăng cường mật độ cây xanh trong dự án sẽ góp phần làm cải thiện vi khí hậu cho dự án.

4.3. Kết luận:

Theo sự đánh giá về hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước… cho thấy sự ô nhiễm môi trường vệ sinh luôn là nguy cơ lớn. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đã được nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng qua lại của quá trình xây dựng đô thị đến môi trường, đưa ra các giải pháp hợp lý để có thể kiểm soát, hạn chế đến mức tối đa tác động xấu của việc xây dựng đô thị đến chất lượng môi trường. Đảm bảo cho một khu đô thị văn minh, đáp ứng cả về đời sống vật chất, tinh thần văn hoá xã hội và môi trường, phục vụ tốt nhất nhu cầu sống cho nhân dân trong khu vực.

Thiết kế quy hoạch 1/500 Dự án Xây dựng chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ quy trình xin cấp phép đầu tư và đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án khu thương mai dịch vụ.

VIII. TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ.

Tổng vốn đầu tư dự kiến: 128.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm hai tám tỷ đồng./.).

  • Chi phí GPMB: 6.000.000.000 đồng
  • Chi phí xây dựng chợ tạm: 7.000.000.000 đồng
  • Chi phí xây dựng chợ truyền thống và

khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn :          78.768.814.250 đồng

  • Chi phí máy móng, thiết bị: 5.000.000.000 đồng
  • Chi phí khác:          19.723.899.788 đồng
  • Chi phí dự phòng:          11.507.285.962 đồng

IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

1.  KẾT LUẬN:

- Trong quá trình thực hiện dự án có một số tác động tiêu cực nhưng không đáng kể đối với môi trường nước, khói bụi, tiếng ồn và không khí. Các tác động gây ô nhiễm do hoạt động trong giai đoạn này sẽ giảm rất nhiều và kết thúc tại thời điểm thi công xong phần san nền của dự án.

- Xét về tổng thể dự án có nhiều tác động tích cực đối việc phát triển kinh tế, xã hội và cảnh quan của khu vực. Khi dự án Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn  xây dựng xong và đưa vào khai thác sẽ tạo nên một khu Chợ mới đảm bảo các vấn đề VSMT, ATTP, ANTT, ATGT, PCCC, cảnh quan đô thị, văn minh thương mại.

- Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh có được vị trí họp chợ ổn định, nhân dân và khách hành trong, ngoài khu vực giao lưu, mua sắm tại chợ thuận tiện.

- Đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước thông qua các sắc thuế.

2. KIẾN NGHỊ:

- Đề nghị Phòng Quản lý đô thị thẩm địnhh trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn  để có cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

- Trong giai đoạn lập dự án đề nghị Chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành của nhà nước.  

- Cắm mốc chỉ giới để quản lý theo quy hoạch.

Thiết kế quy hoạch 1/500 Dự án Xây dựng chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ quy trình xin cấp phép đầu tư và đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án khu thương mai dịch vụ.


Đã thêm vào giỏ hàng