Giấy phép môi trường cho dự án trại chăn nuôi gà công nghiệp

Báo cáo xin cấp giấp phép môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà quy mô công nghiệp phòng lạnh xem Dịch vụ Lập dự án đầu tư và xin chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án trại nuôi gà, Xin cấp giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi gà, Tư vấn các vấn đề môi trường cho dự án trại chăn nuôi gà. Dịch vụ lập hồ sơ đăng ký môi trường ban đầu cho trại chăn nuôi gà, Lập báo cáo quan trắc môi trường cho dự án trang trại chăn nuôi gà quy mô công nghiệp của Công ty Minh Phương corp.

 

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ x

CHƯƠNG I 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư 1

2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư và các văn bản pháp lý khác có liên quan dự án đầu tư được đính kèm phụ lục báo cáo: 6

2.3. Quy mô dự án đầu tư: 7

2.4. Giải pháp các hạng mục công trình: 7

2.4.1. Các hạng mục công trình chính 7

2.4.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 9

2.4.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 11

2.4.3.1. Công trình xử lý nước thải 11

2.4.3.2. Công trình xử lý khí, mùi hôi 11

2.4.3.3. Công trình thu gom chất thải rắn 11

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 12

3.1. Công suất của dự án đầu tư 12

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 12

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 18

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 18

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cho giai đoạn xây dựng dự án 18

4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào), hóa chất sử dụng cho giai đoạn vận hành dự án 19

4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho dự án 22

4.3.1. Nhu cầu và nguồn cấp điện 22

4.3.2. Nhu cầu và nguồn cấp nước 22

4.3.3. Nhu cầu về nhiên liệu (Dầu DO) 24

5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 25

5.1.  Tiến độ thực hiện dự án 25

5.2. Tổng mức đầu tư 25

5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 25

5.3.1. Hình thức quản lý dự án 25

5.3.2. Tổ chức thực hiện dự án 26

CHƯƠNG II 29

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 29

1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG 29

2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 30

2.1. Đối với môi trường nước 30

2.2. Đối với môi trường không khí 31

CHƯƠNG III 32

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 32

1. DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 32

1.1. Hiện trạng môi trường 32

1.2. Hiện trạng đa dạng sinh học 33

1.3. Hiện trạng về điều kiện địa hình địa chất khu đất dự án 34

1.3.1. Địa hình 34

1.3.2. Địa chất 34

2. MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN 35

3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN 35

3.1. Hiện trạng môi trường nước dưới đất 36

3.2. Hiện trạng môi trường không khí 37

3.3. Hiện trạng môi trường đất 38

CHƯƠNG IV 40

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 40

1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 40

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 40

1.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng 40

1.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng dự án 43

1.1.3. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố trong quá trình chuẩn bị mặt bằng (san nền) và xây dựng dự án 56

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện khi chuẩn bị dự án, san nền và xây dựng 60

1.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực khi chuẩn bị dự án 60

1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn xây dựng 61

1.2.3. Giảm thiểu các rủi ro, sự cố trong quá trình chuẩn bị mặt bằng (san nền) và xây dựng dự án 66

2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 67

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 67

2.1.1. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải 67

2.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 79

2.1.3. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố 80

2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 82

2.2.1. Giảm thiểu các nguồn tác động liên quan đến chất thải 82

2.2.2. Giảm thiểu các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 92

2.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành khai thác dự án 93

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 103

4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 104

CHƯƠNG V 107

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 107

CHƯƠNG VI 108

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 108

1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 108

2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 110

3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 111

4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG, VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 112

4.1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh 112

4.1.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 112

4.1.2. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh 113

4.1.3. Khối lượng chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh 113

4.2. Lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại 113

4.2.1. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 114

4.2.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (không nguy hại) 114

4.2.3. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại 115

CHƯƠNG VII 116

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 116

1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 116

1.1. Xác định công trình xử lý chất thải cần phải vận hành thử nghiệm 116

1.2. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm công trình xử lý khí thải 116

1.3. Kế hoạch quan trắc khí thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý khí thải 117

2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 118

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 118

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 120

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án: 120

3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 120

CHƯƠNG VIII 121

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 121

1. Kết luận 121

2. Kiến nghị 122

3. Cam kết của chủ dự án đầu tư 122

PHỤ LỤC BÁO CÁO 125

 Báo cáo xin cấp giấp phép môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà quy mô công nghiệp phòng lạnh

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 

Chủ Dự án: Công ty CP chăn nuôi Ngoc Anh

Địa chỉ văn phòng: ấp 1, xã Châu Đức, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Nguyễn Ngọc Anh

Điện thoại liên hệ: 0902458034     Email:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH hai thành viên trở lên số: 3901301821 đăng ký lần đầu ngày 03/08/2020, đăng kí thay đổi lần 3 ngày 23/01/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.

2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ THEO MÔ HÌNH TRẠI LẠNH KHÉP KÍN,

CÔNG SUẤT 140.000 CON/LỨA (4 LỨA/NĂM)

Cơ sở xác định tên dự án đầu tư: Quyết định số 2189/QĐ-UBND ngày 09/08/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với quy mô 140.000 con/lứa, 04 lứa/năm.

2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Dự án Trang trại chăn nuôi gà của Công ty CP chăn nuôi Ngoc Anh xây dựng trên thửa đất số 35, tờ bản đồ số 41, ấp Thạnh An, xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh thuộc quyền sở hữu của Công ty CP chăn nuôi Ngoc Anh được Sở Tài Nguyên Và Môi Trường tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: CS05139, cấp ngày 12/05/2021.

Bảng 1.1: Toạ độ dự án

Điểm

Tọa độ hệ VN 2000 Tây Ninh, múi 3 độ

X (m)

Y (m)

Điểm 1

11.576206

106.185128

Điểm 2

11.577677

106.186223

Điểm 3

11.578823

106.183905

Điểm 4

11.578192

106.183422

Điểm 5

11.577772

106.182596

Vị trí tiếp giáp của khu đất dự án như sau:

Quy mô dự án đầu tư:

- Quy mô của dự án đầu tư: thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công)

- Quy mô chăn nuôi: 140.000 con/lứa, tương đương với 700 đơn vị vật nuôi (hệ số quy đổi vật nuôi đối với gà công nghiệp hướng thịt là 0,005).

2.4. Giải pháp các hạng mục công trình:

2.4.1. Các hạng mục công trình chính

Dự án có quy mô diện tích 30.067,1 m2 các hạng mục công trình và của toàn khu vực thể hiện qua bảng cân bằng đất như sau:

Bảng 1.2: Bảng cân bằng đất đai

TT

Loại đất

Diện tích xây dựng (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Tổng diện tích xây dựng

9.693,14

32,24

2

Diện tích đường nội bộ

6.600

21,95

3

Diện tích cây xanh

6.100

20,29

4

Diện tích đất phòng ngừa sự cố chăn nuôi

1.100

3,66

5

Đất trống

6.573,96

21,86

Tổng

30.067,1

100,0

 [Nguồn: Công ty CP chăn nuôi Ngoc Anh, 2022]

Bố trí mặt bằng tổng thể

Để đảm bảo việc chăn nuôi gà có hiệu quả kinh tế, việc quy hoạch dự án là yếu tố quyết định phát triển sản xuất trong một giai đoạn dài. Vì vậy, mặt bằng của dự án đầu tư được sắp xếp một cách tổng thể và các công trình phục vụ nhằm đáp ứng với đặc điểm sinh lý, thuận tiện cho việc chăn nuôi, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho con người.

Tổng diện tích khu đất của trang trại là 30.067,1 m2. Diện tích và tỉ lệ diện tích đất phân bổ cho các hạng mục công trình của dự án như sau:

Bảng 1.3: Diện tích đất phân bố cho các hạng mục công trình của dự án

TT

Hạng mục

SL

Rộng

(m)

Dài

(m)

Diện tích

(m2)

Tỷ lệ

(%)

I

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH

1

Chuồng nuôi (4 dãy chuồng, 01 dãy chuồng: 1.800 m2)

4

15

120

7.200

23,95

II

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ

2

Nhà sát trùng xe

1

4,7

15

70,5

0,23

3

Nhà sát trùng người

1

10,9

13,3

144,97

0,48

4

Trạm điện

1

4

5,8

23,2

0,08

5

Nhà để máy phát điện

1

7,5

12,4

93

0,31

6

Nhà quản lý + Nhà ở công nhân

1

6,2

20,2

125,24

0,42

7

Nhà ăn

1

6,25

11,7

73,13

0,24

8

Nhà bảo vệ

1

5

6,65

33,25

0,11

9

Kho thức ăn

1

13,5

8,2

110,7

0,37

10

Kho chứa thuốc thú y

1

6,5

8,2

53,3

0,18

11

Chuồng cách ly

1

10

20

200

0,67

12

Bể chứa nước sạch cho gà uống

1

7,5

12,38

92,85

0,31

13

Tháp nước

1

3

3

9

0,03

III

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG   

14

Nhà chứa phân gà và trấu

1

8,2

20

164

0,55

15

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

3

-

-

154

0,51

15.1

Bể lắng lọc 03 ngăn

2

3

9

54

0,18

15.2

Mương sinh học

1

10

10

100

0,33

16

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (bể tự hoại và mương sinh học)

1

4

8

32

0,11

17

Ao thu nước mưa

1

25

40

1.000

3,33

18

Hố tiêu hủy xác gà

2

3

9

54

0,18

19

Nhà chứa chất thải thông thường

1

4

10

40

0,13

20

Nhà chứa chất thải nguy hại

1

4

5

20

0,07

21

Khu đất dự phòng xử lý chôn lấp

1

20

55

1.100

3,66

IV

ĐƯỜNG ĐI NỘI BỘ

6.600

21,95

V

CÂY XANH

6.100

20,29

VI

ĐẤT TRỐNG

6.573,96

21,86

TỔNG CỘNG

30.067,1

100

Khu trại nuôi gà: diện tích 7.200 m2, bao gồm 4 dãy trại, một dãy trại 1.680 m2 có sức chứa 35.000 con/trại nuôi. Khoảng cách giữa 2 trại là 8,0 m. Chiều cao đến đỉnh mái là 4,33m. Mái lợp tole, hệ kèo là khung sắt, tường xây gạch đất nung bao che dày 20cm. Nền bê tông đá 1x2, M200, dày 150, nền trại tạo độ dốc 3% từ hướng Tây sang hướng Đông, rãnh thoát nước tạo độ dốc 1% về hướng Đông Nam. Cuối mỗi dãy trại bố trí 4 quạt hút.

2.4.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

Nhà sát trùng xe: diện tích 70,5m2 thực hiện công tác sát trùng xe vào trại chăn nuôi với kết cấu nền BTCT, cột kèo thép, tường gạch, quét vôi bên ngoài, mái tole.

Nhà ở công nhân + nhà điều hành + nhà ăn: diện tích 198,37 m2, nền lát gạch chống trơn 400x400, vữa xi măng M75, tường trong và ngoài sơn nước, lớp vữa xi măng M75, cột kèo thép, tường gạch, mái tole.

Khu vực trạm điện + đặt máy phát điện: diện tích 116,2m2 với kết cấu bê tông đá, tường gạch, sơn tường màu, mái lợp tole.

Nhà sát trùng người: diện tích 144,97 m2, thực hiện công tác sát trùng người vào trại chăn nuôi với kết cấu nền BTCT, cột kèo thép, tường gạch, quét vôi bên ngoài, mái tole.

Kho thức ăn: diện tích 110,7 m2 với kết cấu móng, nền BTCT, cột kèo thép, tường gạch, mái tole. 

Kho chứa thuốc thú y: 01 kho, diện tích 53,3 m2 với kết cấu móng, nền BTCT, cột kèo thép, tường gạch, mái tole.

Chuồng cách ly: diện tích 200m2, mái lợp tole, hệ kèo là khung sắt, tường xây gạch đất nung bao che dày 20cm.

  • Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

Kho chứa CTNH: diện tích 20 m2, nền lát gạch chống trơn 400x400, vữa xi măng M75, tường trong và ngoài sơn nước, kết cấu khung thép, mái lợp tôn, nền bê tông chứa chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động.

Kho chứa chất thải rắn thông thường: diện tích 40 m2, nền lát gạch chống trơn 400x400, vữa xi măng M75, tường trong và ngoài sơn nước, kết cấu khung thép, mái lợp tôn, nền bê tông chứa chất thải rắn thông thường phát sinh từ quá trình hoạt động.

Khu vực tiêu hủy xác gà: số lượng 02 hố, diện tích 54m2 xây dựng hố bê tông, có nắp đan đậy kín được đặt cách xa khu nhà ở công nhân, phía cuối trại.

Nhà chứa phân gà và trấu: diện tích 164 m2 để lưu trữ tạm thời phân gà lẫn trấu lót trại sau mỗi lứa nuôi với kết cấu khung thép, mái lợp tôn, nền bê tông.

Công trình xử lý nước thải chăn nuôi: diện tích 154 m2 (bao gồm 2 bể lắng lọc 03 ngăn và 1 mương sinh học) xử lý lượng nước thải phát sinh tại dự án.

Công trình xử lý nước thải sinh hoạt: diện tích 32 m2 (bao gồm bể tự hoại và mương sinh học) xử lý lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân.

Ao thu nước mưa: diện tích 1.000 m2 thu gom nước mưa toàn bộ của dự án.

Khu vực đất dự phòng xử lý chôn lấp: diện tích đất dự phòng khoảng 1.100 m2 được bố trí phòng trừ trường hợp dịch bệnh lây lan, tiêu hủy toàn bộ gà tại trang trại.

(Bn v mt bng các hng mc công trình ca tri được đính kèm trong ph lc)

  • Các hạng mục công trình phụ trợ khác

a, Hệ thống điện

  • Nguồn cung cấp điện cho dự án là nguồn cấp điện từ mạng lưới điện quốc gia.
  • Hệ thống điện đi trong trại trên máng cáp, nếu đi nổi thì đi trong ống thép không rỉ, HT chống sét công trình theo TCVN 46-84, Max Rtd: 10 d.
  • Chiếu sáng khu vực sản xuất đạt từ 100 - 200 lux tùy theo yêu cầu của từng khu vực.
  • Khi dự án đi vào hoạt động thì nhu cầu sử dụng điện cho dự án khoảng 8.000 Kwh/tháng. Như vậy, ước tính mỗi năm dự án sử dụng khoảng 96.000 Kwh/năm.
  • Dự án còn sử dụng dầu DO để chạy máy phát điện. Dự án sử dụng 01 máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu DO công suất 400KVA để phục vụ nhu cầu sử dụng điện của dự án đảm bảo cho chăn nuôi được thường xuyên, liên tục mỗi khi có sự cố từ lưới điện quốc gia.

b, Hệ thống cấp nước

Nước được sử dụng cấp cho giai đoạn xây dựng, chăn nuôi, sinh hoạt. Nguồn nước cấp là nguồn nước giếng khoan của dự án. Giếng khoan cách xa các công trình lây nhiễm như hầm tự hoại (>10m),…

Sử dụng hệ thống cấp nước từ 02 giếng khoan bơm lên bồn chứa 5.000L, sau đó được truyền đến các thiết bị cần cung cấp.

- Số lượng giếng khai thác: 02 giếng

- Mục đích khai thác: Cho hoạt động xây dựng, hoạt động chăn nuôi của trang trại.

- Tổng lưu lượng khai thác của 02 giếng: 69,9 m3/ngày.đêm

c, Hệ thống thoát nước

  • Hệ thống thoát nước mưa của dự án được bố trí dọc theo trang trại và dùng tách biệt với tuyến thoát nước thải.
  • Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi sẽ được tách riêng để xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

d, Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc với chức năng liên lạc, truyền thông tin, thông báo, tìm kiếm dữ liệu…khi cần thiết, được đấu nối vào hệ thống cáp thông tin liên lạc có sẵn và chịu sự quản lý của bưu điện tỉnh Tây Ninh, gồm:

  • Hệ thống Internet
  • Hệ thống điện thoại

e, Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì đối tượng thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy chữa cháy gồm: Các dự án quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP trong trường hợp xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng, thì công trình trang trại không thẩm duyệt PCCC.

f, Hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét là loại kim thu sét tia tiên đạo, bán kính hoạt động tối thiểu là 55m, với cáp dẫn sét loại đồng trần đường kính 50 mm2, được luồn trong ống PVC và dẫn đến hộp đếm sét và hệ tiếp đất.

2.4.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

2.4.3.1. Công trình xử lý nước thải

  • Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của công nhân từ nhà vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn, sau đó chảy về mương sinh học, trong mương có bỏ các vật liệu lọc như cát, sỏi, than để cải thiện môi trường nước;
  • Nước thải chăn nuôi: nước thải chăn nuôi phát sinh tại mỗi chuồng nuôi được chảy qua song chắn rác trước khi vào các bể lắng 3 ngăn để lắng phân và trấu, phần nước trong được chảy về mương sinh học, trong mương có bỏ các vật liệu lọc như cát, sỏi, than để cải thiện môi trường nước.

2.4.3.2. Công trình xử lý khí, mùi hôi

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại gà thường xuyên (súc rửa, vệ sinh máng ăn, máng uống...) để hạn chế việc phát sinh mùi từ thức ăn ôi, thiu. Sử dụng các chất khử mùi nằm trong Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
  • Mùi hôi sau hệ thống quạt hút được xử lý bằng buồng thu khí kết hợp với hệ thống vòi phun sương phun chế phẩm khử mùi EM trước khi thoát ra môi trường.

2.4.3.3. Công trình thu gom chất thải rắn

  • Thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào các thùng chứa thích hợp. Các thùng chứa được bố trí tại khu vực xung quanh và trong trại. Chủ dự án sẽ thực hiện đốt rác hợp vệ sinh môi trường, khi khu vực dự án có đơn vị thu gom rác sẽ tiến hành kí hợp đồng thu gom theo đúng quy định.
  • Chất thải không nguy hại như vỏ lon, vỏ chai, thùng carton được thu gom và lưu chứa tại khu vực nhà chứa diện tích khoảng 40 m2 và bán lại cho đơn vị thu mua có nhu cầu.
  • Chất thải rắn nguy hại được thu gom và lưu chứa tại kho chứa chất nguy hại diện tích 20m2 đặt phía Tây của trang trại. Khu vực lưu trữ, tập kết CTR nguy hại sẽ được bố trí tuân thủ theo quy định và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý.
  • Chất thải chăn nuôi: được thu gom vào nhà chứa trấu, phân diện tích 164 m2 và bán lại cho đơn vị thu mua có nhu cầu.
  • Bố trí diện tích đất dự trữ diện tích 1.100m2 để xử lý gà chết do dịch bệnh trong trường hợp sảy ra sự cố dịch bệnh.

Nhận xét: Trại chăn nuôi đặt tại vị trí rộng, thoáng, dân cư thưa thớt nên thuận lợi trong việc phát triển hoạt động chăn nuôi. Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động ngoài việc mang lại hiệu quả kinh doanh cho chủ đầu tư còn góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. Tuy nhiên quá trình hoạt động của dự án cũng sẽ có các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước và mùi hôi từ quá trình chăn nuôi phát tán ra xung quanh. Vì vậy, chủ dự án sẽ có các các biện pháp giảm thiểu tác động thấp nhất đến môi trường.

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Quy mô, công suất dự án: Công ty đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 09/06/2022, Quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với quy mô 140.000 con/lứa, 04 lứa/năm.

Thời gian giãn cách giữa 02 đợt nuôi (từ lứa nuôi trước đến lứa nuôi sau) là 60 ngày bao gồm:

  • Thời gian nuôi, chăm sóc (từ lứa nuôi trước đến lứa nuôi sau) khoảng: 45 ngày.
  • Vệ sinh trại và khử trùng các loại mầm bệnh để chuẩn bị cho đợt nuôi tiếp theo khoảng: 10 - 15 ngày.

Loại hình hoạt động: chăn nuôi gà theo mô hình trại lạnh khép kín.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

  1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án bao gồm các hoạt động chính trong quá trình chăn nuôi gà được trình bày cụ thể trong hình sau:

Báo cáo xin cấp giấp phép môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà quy mô công nghiệp phòng lạnh

Xem thêm Dịch vụ Lập dự án đầu tư và xin chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án trại nuôi gà, Xin cấp giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi gà, Tư vấn các vấn đề môi trường cho dự án trại chăn nuôi gà. Dịch vụ lập hồ sơ đăng ký môi trường ban đầu cho trại chăn nuôi gà, Lập báo cáo quan trắc môi trường cho dự án trang trại chăn nuôi gà quy mô công nghiệp của Công ty Minh Phương corp.


Đã thêm vào giỏ hàng