GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Xin cấp giấp phép môi trường cho dự án đã hoàn tất quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt dây chuyền sản xuất và hoàn thiệt các hệ thống xử lý khí thải, nước thải

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:

2. Tên dự án đầu tư:

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom xử lý nước thải

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải

3.1.3. Xử lý nước thải

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

3.5. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

3.8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi

3.9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

3.10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

4.1.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải tại nhà máy 1

4.1.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải tại nhà máy 2

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

4.2.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải tại nhà máy 1

4.2.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải tại nhà máy 2

CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

5.1.1. Thời gian dự skiến vận hành thử nghiệm

5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

5.1.2.1. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải nhà máy 1

5.1.2.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải nhà máy 2

5.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật

5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ của nhà máy 1

5.2.2. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ của nhà máy 2

5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

CHƯƠNG VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

PHỤ LỤC BÁO CÁO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Quy mô dự án

Bảng 1.2. Nhu cầu nguyên liệu cần cho nhà máy 1 trong 1 năm sản xuất ổn định

Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên liệu cần cho nhà máy 2 trong 1 năm sản xuất ổn định

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nước phục vụ quá trình sản xuất nhà máy 1

Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng nước phục vụ quá trình sản xuất nhà máy 2

Bảng 1.6. Cân bằng nước dự kiến trong giai đoạn vận hành ổn định của nhà máy 1

Bảng 1.7. Cân bằng nước dự kiến trong giai đoạn vận hành ổn định của nhà máy 2

Bảng 3.1. Thông số hệ thống thoát nước mưa

Bảng 3.2. Thông số hệ thống thoát nước mưa

Bảng 3.3. Thông số hệ thống thoát nước thải sinh hoạt nhà máy 1

Bảng 3.4. Thông số sơ đồ thoát nước thải sinh hoạt nhà máy 2

Bảng 3.5. Thông số hệ thống thu gom nước thải, tuần hoàn nước thải sản xuất của nhà máy 2

Bảng 3.6 . Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải nhà máy 1

Bảng 3.7. Thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhà máy 1

Bảng 3.8. Điện năng, hóa chất sử dụng phục vụ hệ thống xử lý nước thải

Bảng 3.9. Danh mục máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước thải

Bảng 3.10. Điện năng, hóa chất sử dụng phục vụ hệ thống xử lý nước thải

Bảng 3.11.Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhà máy 2 công suất 360 m3/ngày đêm.

Bảng 3.12. Danh sách và thông số kĩ thuật của các thiết bị lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhà máy 2

Bảng 3.13. Điện năng, hóa chất sử dụng của HTXLNT nhà máy 2

Bảng 3.14. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi của dự án

Bảng 3.15. Điện năng, hóa chất sử dụng cho HTXL nước thải sản xuất nhà máy 2 công suất 360 m3/ngày đêm

Bảng 3.16 . Thiết bị máy móc chính của hệ thống tái sinh axit

Bảng 3.17. Thông số kỹ thuật của hệ thống

Bảng 3.18. Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh của nhà máy 1

Bảng 3.19. Thành phần chất thải thông thường phát sinh tại nhà máy 1

Bảng 3.20. Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh của nhà máy 2

Bảng 3.21. Dự báo chất thải rắn thông thường nhà máy 2

Bảng 3.22. Dự báo khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của NM1

Bảng 3.23. Dự báo khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của NM2

Bảng 3.24. Các biện pháp công trình ứng phó sự cố môi trường nhà máy 1

Bảng 3.25. Các biện pháp công trình ứng phó sự cố môi trường nhà máy 2

Bảng 3.26. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung tại nhà máy 1

Bảng 3.27. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung tại nhà máy 2

Bảng 3.28. Thành phần khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của NM1

Bảng 3.29. Thành phần, khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của NM2

Bảng 3.30 . Thành phần, khối lượng chất thải thông thường phát sinh tại NM1

Bảng 3.31. Thành phần, khối lượng chất thải rắn thông thường nhà máy 2

Bảng 3.32 . Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh của nhà máy 1

Bảng 3.33. Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh của nhà máy 2

Bảng 5.1. Dự kiến thời gian vận hành thử nghiệm

Bảng 5.2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm của hệ thống tái sinh axit

Bảng 5.3. Kế hoạch vận hành thử nghiệm của hệ thống RTO

Bảng 5.4. Kế hoạch vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý bị khí thải lò hơi 1 – NM1

Bảng 5.5. Kế hoạch vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý bị khí thải lò hơi 2 – NM1

Bảng 5.6. Kế hoạch vận hành thử nghiệm Modul xử lý nước thải sinh hoạt

Bảng 5.7. Kế hoạch vận hành thử nghiệm HTXLNT sản xuất nhà máy 1 công suất 600 m3/ngày đem

Bảng 5.8. Kế hoạch vận hành thử nghiệm Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi

Bảng 5.9. Kế hoạch vận hành thử nghiệm Modul xử lý nước thải sinh hoạt NM2

Bảng 5.10. Kế hoạch vận hành thử nghiệm Hệ thống xử lý nước thải sản xuất NM2

Bảng 5.11. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sản phẩm của dự án

Hình 3.1. Hệ thống thu gom thoát nước mưa

Hình 3.2. Hệ thống thu gom thoát nước mưa nhà máy 2

Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt nhà máy 1

Hình 3.4. Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sinh hoạt nhà máy 2

Hình 3.5. Hệ thống thu gom nước thải và tuần hoàn nước thải sản xuất sau xử lý

Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất công suất 600 m3/ngđ

Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ Modul xử lý nước thải sinh hoạt công suất 40 m3/ngđ

Hình 3.8. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhà máy 2

Hình 3.9. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi

Hình 3.10. Quy trình công nghệ tái sinh axit

Hình 3.11. Hệ thống tái sinh axit

Hình 3.12. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý hơi dung môi công nghệ lò đốt RTO

Hình 3.13. Cơ chế phản ứng trong lò đốt RTO

Hình 3.14 . Khu vực lưu trữ chất thải nguy hại nhà máy 1

Hình 3.15. Khu vực lưu trữ chất thải nguy hại nhà máy 2

đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy và xin giấy phép môi trường của dự án xây dựng nhà máy tấm lợp, khung nhà thép

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BPGT           : Biện pháp giảm thiểu

BVMT : Bảo vệ môi trường

BYT : Bộ Y tế

CDA : Chủ dự án

CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CTNH : Chất thải nguy hại

CTR : Chất thải rắn

GĐVH : Giai đoạn vận hành

GPMT : Giấy phép môi trường

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTXL   : Hệ thống xử lý

NM1     : Nhà máy 1

NM2     : Nhà máy 2

NTSH : Nước thải sinh hoạt

NTSX : Nước thải sản xuất

PTNT : Phát triển nông thôn

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QLMT : Quản lý môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân

 

 

Tên dự án đầu tư:

Dự án “Nhà máy sản xuất tấm lợp, ống thép, khung nhà thép và bình nước nóng”

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “Nhà máy sản xuất tấm lợp, ống thép, khung nhà thép và bình nước nóng” của Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt số 1280/QĐ-UBND ngày 03 tháng 06 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên;

- Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án có tổng vốn đầu tư là 2.193.045 triệu đồng, thuộc đối tượng tại mục b – 5 – II, Phụ lục I, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP: Nghị định quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư

- Quy mô dự án:

Quy mô sản xuất của dự án được chủ đầu tư thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư số 66/QĐ – UBND ngày 14 tháng 04 năm 2017, cụ thể:

+ Tại nhà máy 1 thực hiện sản xuất với quy mô: Tôn mạ màu: 200.000 tấn/năm; Tôn mạ nhôm kẽm: 200.000 tấn/năm; Thép cán nguội: 400.000 tấn/năm.

+ Tại nhà máy 2 thực hiện sản xuất với quy mô: Tôn mạ nhôm kẽm: 200.000 tấn/năm; Ống hộp mạ nhôm kẽm:400.000 tấn/năm; Tấm lợp kim loại 150.000 tấn/năm; Bình nước nóng: 250.000 tấn/năm; Bình nước nóng: 250.000 sản phẩm/năm; Bình nước nóng năng lượng mặt trời: 150.000 sản phẩm/năm.

- Quy mô các hạng mục công trình của dự án: Dự án đã hoàn tất quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt dây chuyền sản xuất và hoàn thiệt các hệ thống xử lý khí thải, nước thải trên tổng diện tích đất của dự án là 205.189 m2. Cụ thể:

Nhà máy 1:

Các công trình chính: Nhà điều hành: 790,85 m2; Xưởng mạ kẽm: 10.063 m2; Xưởng mạ màu: 10.104,35m2; Xưởng cán nguội:14.031 m2; Kho thành phẩm: 11.880 m2.

Các công trình phụ trợ như: Nhà thường trực, nhà để xe ô tô; nhà để xe máy; kho ga; trạm cân; hồ nước; các công trình phụ trợ khác; đường giao thông nội bộ; sân bãi; cây xanh.

Công trình bảo vệ môi trường: Khu lưu giữ chất thải; hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải; Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất; Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải.

Nhà máy 2:

Các công trình chính: Kho thành phẩm: 5.222,7m2; Xưởng mạ kẽm: 8.313,5 m2; Xưởng sản xuất bình nước nóng: 9.989,3 m2; Khối nhà điều hành: 555 m2.

Các công trình phụ trợ như: Bếp – nhà ăn, nhà để xe, nhà thường trực, kho chứa hóa chất, các công trình phụ trợ khác, đường giao thông nội bộ, sân bãi, cây xanh.

Công trình bảo vệ môi trường: Khu lưu giữ chất thải; hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải; Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất; Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1. Công nghệ sản xuất tại nhà máy 1

a. Quy trình sản xuất thép cán nguội

Nguyên liệu đầu vào (thép cán nóng cứng) → xả cuộn  dây chuyền tẩy gỷ (gồm 4 bê tẩy gỷ: 1, 2, 3 và 4)  bể tráng nước sạch  sấy khô  thu cuộn  xả cuộn  cán 1  cán 2  thu cuộn  xả cuộn  hàn nối cuộn  nắn phẳng  cắt biên  thu cuộn  thành phẩm.

b. Quy trình sản xuất tôn mạ nhôm kẽm

Nguyên liệu đầu vào (Thép cán nguội từ dây chuyền cán nguội)  xả cuộn  hàn nối cuộn  bể tẩy dầu  bể tráng nước sạch  sấy khô  ủ thép  bể mạ nhôm kẽm  làm mát  cán nhẵn bề mặt  nắn phẳng  phủ axit cromic  sấy  phủ antifiger  cuốn cuộn  thành phẩm.

c. Quy trình sản xuất tôn mạ màu

Nguyên liệu đầu vào ( Tôn mạ nhôm kẽm lấy từ dây chuyền tôn mạ nhôm kẽm)  xả cuộn  hàn nối cuộn  bể tẩy dầu  bể tráng nước sạch  sấy khô  trục sơn lót 1  trục sơn lót 2  trục sơn lưng  sấy khô sơn  thu cuộn  thành phẩm.

3.2.2. Công nghệ sản xuất tại nhà máy 2

a. Quy trình sản xuất tôn mạ nhôm kẽm

Nguyên liệu đầu vào (thép cán nguội từ dây chuyền cán nguội)  xả cuộn  hàn nối cuộn  bể tẩy dầu  bể tráng nước sạch  sấy khô  ủ thép  bể mạ nhôm - kẽm  làm mát  cán nhẵn bề mặt  nắn phẳng  phủ axit cromic  sấy  phủ antifiger  cuốn cuộn  thành phẩm.

b. Quy trình sản xuất ống hộp mạ nhôm kẽm

Nguyên liệu đầu vào (n mạ nhôm kẽm)  xả cuộn  bể tẩy dầu  bể tráng nước sạch  sấy khô  xẻ tôn  mở cuộn  tạo hình  hàn ống  gọt nhẵn ống  làm mát  cắt định hình  bù kẽm  cắt ống  thành phẩm.

c. Quy trình sản xuất tấm lợp kim loại

Tôn mạ màu  xả cuộn  máy dập sóng  cắt  nhập kho.

d. Quy trình sản xuất bình nước nóng

Thép cán  đột dập  hàn cao tần  phun bi  tráng men  sấy  thành phẩm ruột bình  lắp ráp vỏ bình  phun PU cách nhiệt  lắp ráp thiết bị điện cho bình nước nóng  kiểm tra sản phẩm  đóng gói  nhập kho.

e. Quy trình sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời

Thép cán  đột dập  hàn cao tần  phun bi  tráng men  sấy  thành phẩm ruột bình  lắp ráp vỏ bình  phun PU cách nhiệt  lắp ráp ống kim loại hấp thu nhiệt  kiểm tra sản phẩm  đóng gói  nhập kho.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm đầu ra của dự án đầu tư bao gồm:

Bảng 1.1. Quy mô dự án

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Số lượng

I

NHÀ MÁY 1

1

Tôn mạ màu

Tấn/năm

200.000

2

Tôn mạ nhôm kẽm

Tấn/năm

200.000

3

Thép cán nguội

Tấn/năm

400.000

II

NHÀ MÁY 2

4

Tôn mạ nhôm kẽm

Tấn/năm

200.000

5

Ống hộp mạ nhôm kẽm

Tấn/năm

400.000

6

Tấm lợp kim loại

Tấn/năm

150.000

7

Bình nước nóng

Sản phẩm/năm

250.000

8

Bình nước nóng năng lượng mặt trời

Sản phẩm/năm

150.000

    

đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy và xin giấy phép môi trường của dự án xây dựng nhà máy tấm lợp, khung nhà thép  

Hình 1.1. Sản phẩm của dự án

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

Các nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để có kế hoạch mua sắm cụ thể. Các nguyên liệu phục vụ sản xuất sẽ được mua ở trong nước, một số nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài về đầy đủ, kịp thời đảm bảo cho việc sản xuất diễn ra liên tục.

Dựa theo nhu cầu nguyên vật liệu của nhà máy cùng quy trình sản xuất của công ty, nhu cầu nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất vào những năm ổn định được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu nguyên liệu cần cho nhà máy 1 trong 1 năm sản xuất ổn định

TT

Tên nguyên liệu

 Đơn vị định mức sử dụng

Định mức sử dụng

Số lượng sử dụng trong 1 năm(Tấn)

Dạng tồn tại

NHÀ MÁY 1

Nguyên liệu chính phục vụ dây chuyền sản xuất

Sản xuất thép cán nguội: 400.000 tấn/năm

1

Thép cán nóng cứng

Tấn/năm

400.100

400.100

Rắn

2

Axit HCl 18%

Kg/tấn sản phẩm

0,5

200

Lỏng

Sản xuất tôn mạ nhôm kẽm: 200.000 tấn/năm

3

Thép cán nguội

(Lấy từ dây chuyền sản xuất thép cán nguội của nhà máy 1)

Tấn/ năm

199.800

199.800

Rắn

4

Hợp kim nhôm kẽm

Kg/tấn sản phẩm

1

200

Rắn

5

Xút tẩy dầu (NaOH 45%)

Kg/tấn sản phẩm

0,5

100

Lỏng

6

Axit Cromic

Kg/tấn sản phẩm

0,02

4

Lỏng

7

Antifiger (UNGL-GC-100)

Kg/tấn sản phẩm

0,01

2

Lỏng

8

Amoniac

Kg/tấn sản phẩm

0,075

15

Lỏng

Sản xuất tôn mạ màu: 200.000 tấn/năm

9

Tôn mạ nhôm kẽm

(Lấy từ dây chuyền sản xuất tôn mạ nhôm kẽm của nhà máy 1)

Tấn/ năm

196.800

196.800

Rắn

10

Xút tẩy dầu (NaOH 45%)

Kg/tấn sản phẩm

0,5

100

Lỏng

11

Sơn lót

Kg/tấn sản phẩm

6,5

1300

Lỏng

12

Sơn lưng

Kg/tấn sản phẩm

6,5

1300

Lỏng

13

Dung môi pha sơn

Kg/tấn sản phẩm

3

600

Lỏng

Nguyên liệu phụ trợ

14

Dầu bôi trơn

Tấn/ năm

0,2

0,2

Lỏng

15

Dầu thủy lực

Tấn/ năm

0,6

0,6

Lỏng

16

Than đá

Tấn/ năm

1560

1560

Rắn

17

Than hoạt tính lọc nước

Tấn/ năm

0,2

0,2

Rắn

18

Gas LPG

Tấn/ năm

300

300

Khí

Tổng cộng

Tấn/năm

405.782

Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên liệu cần cho nhà máy 2 trong 1 năm sản xuất ổn định

NHÀ MÁY 2

I

Sản xuất tôn mạ nhôm kẽm: 200.000 tấn/năm

(Nguyên vật liệu tương tự dây chuyền sản suất tôm mạ nhôm kẽm NM1)

(Nguyên liệu lấy từ dây chuyền sản xuất thép cán nguội của nhà máy 1)

Tổng cộng: 200.121

II

Sản xuất ống hộp mạ nhôm kẽm: 400.000 tấn/năm

1

Tôn mạ nhôm kẽm (200.000 tấn của nhà máy 2 sản xuất + 199.600 tấn nguyên liệu nhập thêm bên ngoài)

Tấn/ năm

399.600

399.600

Rắn

2

Hợp kim nhôm kẽm

Kg/tấn sản phẩm

1

400

Rắn

3

Dầu làm mát

Kg/tấn sản phẩm

0,02

8

Lỏng

III

Sản xuất tấm lợp kim loại: 150.000 tấn/năm

4

Tôn mạ màu ( Vận chuyển từ nhà máy 1 về)

Tấn/năm

150.010

150.010

Rắn

IV

Sản xuất bình nước nóng: 250.000 sản phẩm/năm

5

Thép cán nguội (Nhập về)

Kg/sản phẩm

8

2000

Rắn

6

Phụ kiện vỏ bình, dây đốt nóng, nguồn điện

Kg/sản phẩm

5

1250

Rắn

7

Men thủy tinh

Kg/sản phẩm

0,02

5

Lỏng

8

PU (Polyester và polyfuncitional isocyanate)

Kg/sản phẩm

0,08

20

Lỏng

V

Sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời: 150.000 sản phẩm/năm

9

Thép cán nguội (Nhập về)

Kg/sản phẩm

10

1500

Rắn

10

PU (Polyester và polyfuncitional isocyanate)

Kg/sản phẩm

0,1

15

Lỏng

11

Men thủy tinh

Kg/sản phẩm

0,03

4,5

Rắn

12

Ống kim loại hấp thụ nhiệt

Kg/sản phẩm

5

750

Rắn

Nguyên liệu phụ trợ

13

Dầu bôi trơn

Tấn/năm

0,1

0,1

Lỏng

14

Dầu thủy lực

Tấn/năm

0,3

0,3

Lỏng

15

Than đá

Tấn/năm

468

468

Rắn

16

Than hoạt tính lọc nước

Tấn/năm

0,2

0,2

Rắn

17

Gas LPG

Tấn/năm

300

300

Khí

Tổng cộng

Tấn/năm

556.452,1

(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt)

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án:

a. Nguồn cung cấp điện của dự án: Nguồn điện cung cấp cho dự án là hệ thống điện lưới huyện Văn Lâm, tại dự án xây dựng trạm biến áp để đảm bảo buồn điện cấp cho nhà máy được ổn định. Lượng điện tiêu thụ tại dự án ước tính khoảng 105.000 kW/ngày (Bao gồm nhà máy 1 và nhà máy 2).

b. Nguồn cung cấp nước của dự án:

Nhà máy 1: Nhà máy 1 sử dụng nước cấp để cung cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của nhà máy.

Nhà máy 2: Nhà máy 2 sử dụng nguồn nước ngầm để cung cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhà máy. (Giấy phép khai thác sử dụng nước số 1839/GP-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 07/08/2020 đính kèm phụ lục báo cáo).

Nhu cầu cấp nước của dự án như sau:

* Đối với nhà máy 1:

+ Nước cấp sản xuất: Đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy và xin giấy phép môi trường của dự án xây dựng nhà máy tấm lợp, khung nhà thép

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nước phục vụ quá trình sản xuất nhà máy 1

TT

Nhu cầu sử dụng nước

Đơn vị

Lưu lượng

(m3/ngđ)

CẤP NƯỚC SẢN XUẤT NHÀ MÁY 1

1

Sản xuất thép cán nguội

Công đoạn tẩy gỉ

m3/ngày đêm

10

Bể tráng nước sạch

m3/ngày đêm

20

Sản xuất tôn mạ màu

Tẩy dầu

m3/ngày đêm

150

2

Sản xuất tôn mạ nhôm kẽm

Tẩy dầu

m3/ngày đêm

150

Làm mát

m3/ngày đêm

20

3

Lò hơi

Lò hơi 1 (6,5 tấn/h)

m3/ngày đêm

35

Lò hơi 2 (2,5 tấn/h)

m3/ngày đêm

15

4

Xử lý khí thải lò hơi

HTXL bụi, khí thải lò hơi 1

m3/ngày đêm

6

HTXL bụi, khí thải lò hơi 2

m3/ngày đêm

2

5

Tái sinh axit

m3/ngày đêm

20

Tổng cộng

m3/ngày đêm

428

Chú thích:

Lượng nước cần thiết cấp cho công đoạn tẩy gỉ là 30 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, mỗi ngày sẽ có 20 m3 nước phát sinh từ quá trình tráng nước sạch sau công đoạn tẩy gỉ. Lượng nước này được tuần hoàn lại các bể tẩy gỉ. Vì vậy, lượng nước cần cấp thêm hàng ngày cho bể tẩy gỉ chỉ khoảng 10 m3.

Từ việc thống kê nhu cầu sử dụng nước của nhà máy cho thấy tổng lượng nước cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy 1 là: 428m3/ngày đêm.

+ Nước phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên:

Khi hạng mục nhà máy 1 đi vào hoạt động ổn định, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy dự kiến là 300 người chia đều cho 3 ca làm việc. Lượng nước cấp cho 01 người/ngày là 100 l/người/ngày (theo TCXDVN 33:2006: Tiêu chuẩn về cấp nước, mạng lưới đường ống và tiêu chuẩn công trình thiết kế) nên tổng lượng nước cấp cho quá trình hoạt sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được tính như sau:

Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt là khoảng:

Qsinh hoạt = 300 x 100/1.000 = 30 m3/ngày.

Ngoài ra:

+ Nước phục vụ cho mục đích tưới cây, rửa đường,... khoảng 2 m3/ ngày

+ Nước phục vụ cho công tác PCCC khoảng 1 m3/ ngày đêm

=> Như vậy, tổng lượng nước cấp phục vụ cho toàn bộ hoạt động của nhà máy 1 khoảng: 428+ 30 + 2 + 1 = 461m3/ngày đêm.

* Đối với nhà máy 2:

+ Nước cấp sản xuất:

Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng nước phục vụ quá trình sản xuất nhà máy 2

TT

Nhu cầu sử dụng nước

Đơn vị

Lưu lượng

(m3/ngđ)

CẤP NƯỚC SẢN XUẤT NHÀ MÁY 2

1

Sản xuất tôn mạ nhôm kẽm

Tẩy dầu

m3/ngày đêm

150

Làm mát

m3/ngày đêm

20

2

Sản xuất ống hộp mạ nhôm kẽm

Tẩy dầu

m3/ngày đêm

150

Làm mát

m3/ngày đêm

15

3

Nước cấp cho lò hơi 3 tấn/h

m3/ngày đêm

15

4

Cấp cho hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi (1 hệ thống)

m3/ngày đêm

2

Tổng cộng :

m3/ngày đêm

352

Chú thích:

Tổng lượng nước cần thiết cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy 2 là 352 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, mỗi ngày hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy 2 sẽ cung cấp nước tuần hoàn sau xử lý cho hoạt động sản xuất của nhà máy 2 khoảng 300 m3/ngày đêm. Chất lượng nước này đạt QCĐP 02:2019/HY: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp đã đáp ứng được chất lượng nước cấp cho quá trình sản xuất của nhà máy.

Vì vậy, vừa để tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường, công ty đã thực hiện tuần hoàn lại toàn bộ lượng nước thải sản xuất sau xử lý để cấp cho các hoạt động sản xuất của nhà máy 2.

Do đó, lượng nước ngầm cần cấp thêm hàng ngày cho hoạt động sản xuất chỉ là 52 m3/ngày đêm.

Tổng lượng nước sử dụng cho quá trình sản xuất của nhà máy sẽ là:

Nước thải sản xuất sau xử lý + nước sạch cấp thêm = 300 +52 = 352 m3/ngày đêm

Như vậy, nhu cầu nước cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy 2 khoảng: 352m3/ngày đêm. (2)

+ Nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên: Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án dự kiến là 300 người chia đều cho 3 ca làm việc. Lượng nước cấp cho 01 người/ngày là 100 l/người/ngày (theo TCXDVN 33:2006: Về cấp nước, mạng lưới đường ống và tiêu chuẩn công trình thiết kế) nên tổng lượng nước cấp cho quá trình hoạt sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được tính như sau:

Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt là khoảng:

Qsinh hoạt = 300 x 100/1.000 = 30 m3/ngày (1)

Ngoài ra:

+ Nước phục vụ cho mục đích tưới cây, rửa đường,... khoảng 2 m3/ ngày

+ Nước phục vụ cho công tác PCCC khoảng 1 m3/ngày đêm

Từ (1) và (2) cho thấy, tồng lượng nước cần cung cấp phục vụ cho toàn bộ hoạt động của nhà máy 2 là:

352 + 30 + 2 + 1 = 385m3/ngày đêm

Trong đó:

+ Nước tuần hoàn (nước thải sau HTXLNTSX) chiếm: 300 m3/ngày đêm

+ Nước sạch cấp mới (từ nguồn nước ngầm khai thác): 85 m3/ngày đêm

c. Cân bằng nước trong quá trình hoạt động của dự án

Bảng 1.6. Cân bằng nước dự kiến trong giai đoạn vận hành ổn định của nhà máy 1

TT

Nhu cầu sử dụng (m3/ngày đêm)

Tuần hoàn (m3/ngày đêm)

Thất thoát, bay hơi (m3/ngày đêm)

Xả thải (m3/ngày đêm)

I

Nước cấp sinh hoạt (m3/ngày đêm)

30

-

-

30

II

Nước cấp sản xuất

428

1

Sản xuất thép cán nguội

30

30

-

-

2

Sản xuất tôn mạ màu

150

0

-

150

3

Sản xuất tôn mạ nhôm kẽm

170

20

-

150

4

Lò hơi

50

-

48

2

5

Xử lý khí thải lò hơi

8

-

7,94

0,06

6

Hệ thống tái sinh axit

20

-

20

-

III

Nước cấp cho tưới cây, tưới bụi san đường nội bộ

2

-

2

-

IV

Nước cấp chữa cháy (*)

1

-

-

-

Tổng (Không bao gồm nước từ hoạt động phòng chữa cháy)

460

50

77,94

302,06

Bảng 1.7. Cân bằng nước dự kiến trong giai đoạn vận hành ổn định của nhà máy 2

TT

Nhu cầu sử dụng (m3/ngày đêm)

Tuần hoàn trực tiếp (m3/ngày đêm)

Thất thoát, bay hơi (m3/ngày đêm)

Xả thải (m3/ngày đêm)

Chuyển về HTXLNT sản xuất (nước sau đó tuần hoàn tái sử dụng)

I

Nước cấp sinh hoạt (m3/ngày đêm)

30

-

-

30

-

II

Nước cấp sản xuất

352

1

Sản xuất tôn mạ nhôm kẽm

170

20

-

-

150

2

Sản xuất ống hộp mạ nhôm kẽm

165

-

-

-

165

3

Lò hơi

15

-

14

-

1

4

Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi

2

-

1,98

-

0,02

III

Nước cấp cho tưới cây, tưới bụi san đường nội bộ

2

-

2

-

-

IV

Nước cấp chữa cháy (*)

1

-

-

-

-

Tổng (Không bao gồm nước từ hoạt động phòng chữa cháy)

384

20

17,98

30

316,02

Ghi chú: (*) Nước cấp cho hoạt động phòng cháy chữa cháy cũng như nước thải chữa cháy chỉ phát sinh trong trường hợp xảy ra sự cố, do vậy không tính trong phát sinh hàng ngày.

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án“Nhà máy sản xuất tấm lợp, ống thép, khung nhà thép và bình nước nóng” có địa chỉ tại  Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Dự án được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 66/QĐ-UBND ngày 14 tháng 04 năm 2017. Diện tích đất là 205.179m2 bao gồm khu đất nhà máy 1 (72.865 m2) và khu đất nhà máy 2 (132.314 m2). Dự án đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1280/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 03/06/2021. Do vậy, việc thực hiện dự án mới trên 2 khu đất là phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng và quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, vị trí thực hiện dự án nằm gần đường tỉnh lộ DT206, DT388 thuận lợi trong giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm. Mặt khác, Hưng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là điểm sáng về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ngoài hệ thống giao thông thuận lợi, còn có lực lượng lao động dồi dào. Vì vậy đây là vị trí thuận lợi để thực hiện Dự án.

Các quy hoạch phát triển liên quan

- Quyết định số 9028/QĐ – BCT của Bộ Công thương ngày 08/10/2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 879/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/06/2014 phê duyệt chiến lượng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035;

- Quyết định số 2111/QĐ-TT của Thủ tướng chính phủ ngày 28/11/2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.

Do đó, việc Công ty thực hiện Dự án“Nhà máy sản xuất tấm lợp, ống thép, khung nhà thép và bình nước nóng” tại  Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của Công ty cũng như chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên.

Đối với quy hoạch về phân vùng môi trường, hiện tại UBND tỉnh Hưng Yên chưa có ban hành về quy hoạch phân vùng môi trường. Do vậy, báo cáo không thực hiện đánh giá nội dung sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và phân vùng môi trường.

 

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh bao gồm:

- Quy mô, tính chất của nước thải:

Nhà máy 1:

+ Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của công nhân viên tại dự án phát sinh khoảng 30 m3/ngày đêm, có thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ.

+ Nước thải sản xuất phát sinh từ công đoạn tẩy gỉ phát sinh khoảng 30 m3/ngày đêm; nước thải phát sinh từ hoạt động tẩy dầu và nước thải từ quá trình xả cặn, định kỳ thay thế nước từ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi với khối lượng khoảng 302,06 m3/ngày đêm, có thành phần ô nhiễm chủ yếu là các kim loại nặng (Cu, Zn, Ni, Fe, Al, Cr (VI), Cr (III), Pb, Hg, Cd), dầu mỡ…

Nhà máy 2:

+ Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của công nhân viên tại dự án phát sinh khoảng 30 m3/ngày đêm, có thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ.

+ Nước thải sản xuất phát sinh từ công đoạn tẩy dầu và nước thải từ quá trình xả cặn, định kỳ thay thế nước từ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi, nước làm mát của dây chuyền sản xuất ống hộp với khối lượng khoảng 316,02 m3/ngày đêm, có thành phần ô nhiễm chủ yếu là các kim loại nặng (Fe, Zn, Ni, Pb, Cu, Al), dầu mỡ…

- Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:

Nhà máy 1:

+ Hơi hóa chất phát sinh trong quá trình tẩy rửa có nồng độ axit;

+ Hơi dung môi (toluen) phát sinh từ quá trình sản xuất tôn mạ màu;

+ Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của 2 lò hơi đốt than (lò 6,5 tấn/giờ và 2,5 tấn/giờ) với thành phần đặc trưng: Bụi, CO, NOx và SO2;

+ Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển chủ yếu là các khí CO, Nox. Tải lượng phát thải các khí này biến đổi theo không gian và thời gian.

Nhà máy 2:

+ Bụi kim loại từ quá trình phun bi;

+ Bụi kim loại từ quá trình bù kẽm cho dây chuyền ống hộp;

+ Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của lò hơi đốt than công suất 3 tấn/giờ với thành phần đặc trưng: Bụi, CO, NOx và SO2.

+ Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển chủ yếu là các khí CO, NOx.

- Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường:

Nhà máy 1:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Rác thải này bao gồm chủ yếu: vỏ hoa quả, bánh kẹo, giấy vệ sinh, bao bì nilon, nhựa,…

+ Chất thải sản xuất thông thường gồm: các sản phẩm lỗi hỏng (tôn lỗi, thép cán lỗi, vụn thép phát sinh trong quá trình sản xuất; bao bì, bao gói nguyên liệu sản phẩn không chứa thành phần nguy hại; xỉ than; than thải từ quá trình lọc nước, bột oxit sắt;…

Nhà máy 2:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Rác thải này bao gồm chủ yếu: vỏ hoa quả, bánh kẹo, giấy vệ sinh, bao bì nilon, nhựa,…

+ Chất thải sản xuất thông thường gồm: các sản phẩm lỗi hỏng (tôn lỗi, thép cán lỗi, vụn thép phát sinh trong quá trình sản xuất); bao bì, bao gói nguyên liệu sản phẩm không chứa thành phần nguy hại; xỉ than; than thải từ quá trình lọc nước; bụi kẽm phát sinh từ hệ thống thu bụi kẽm dây chuyền sản xuất ống hộp mạ nhôm kẽm; bọt PU thải từ dây chuyền sản xuất bình nước nóng và bình nước nóng năng lượng mặt trời; men thủy tinh thải; thiết bị điện, đầu mẩu dây điện, vỏ bình nước lỗi hỏng,…

- Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại:

Nhà máy 1: gồm các loại chất thải: bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất; dầu mỡ tổng hợp thải; dung môi pha sơn thải; bao bì cứng thải bằng kim loại dính thành phần nguy hại; bao bì cứng thải bằng nhựa dính thành phần nguy hại; giẻ lau; găng tay dính thành phần nguy hại; bóng đèn huỳnh quang thải; cặn sơn thải; bông thủy tinh thải từ lò ủ với tổng khối lượng khoảng 64,815 tấn/năm.

Nhà máy 2: Gồm các loại chất thải: bùn thải của hệ thống xử lý nước thải; dầu mỡ tổng hợp thải; bao bì cứng thải bằng kim loại dính thành phần nguy hại; giẻ lau, găng tay dính thành phần nguy hại; bóng đèn huỳnh quang thải; bông thủy tinh thải từ lò ủ,…

=> Các tác động môi trường của dự án phát sinh đã được đánh giá đầy đủ trong giai đoạn thực hiện Đánh giá tác động môi trường và không có gì thay đổi. Vì vậy dự án không thực hiện đánh giá lại.

Xem thêm đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy và xin giấy phép môi trường của dự án xây dựng nhà máy tấm lợp, khung nhà thép


Đã thêm vào giỏ hàng