GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, QUAN NIỆM, NỘI DUNG, QUY TRÌNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC HÀNH TỐT

Mục tiêu chung về đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư: Mẫu báo cáo đề xuất cáp giấy phép môi trường

- Hiểu đúng các thuật ngữ, quan niệm về môi trường và ĐTM; nội dung, quy trình đánh giá tác động môi trường ĐTM theo quy định mới của Luật BVMT 2020 và phương thức đánh giá tác động môi trường quốc tế.

- Vận dụng được các cách tiếp cận, phương pháp đánh giá tác động môi trường ĐTM tiên tiến trong thực tế giảng dạy, quản lý, tư vấn và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

2. Nội dung chương trình báo cáo đánh giá tác động môi trường theo luật bảo vệ môi trường

Chương trình hội thảo rất ngắn về thời gian nhưng cố gắng cung cấp:

- Các quan niệm, nội dung, quy trình ĐTM theo Luật BVMT 2020 và NĐ, TT liên quan;

- Hướng dẫn “thực hành tốt” các bước trong quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật BVMT 2020 và yêu cầu của các tổ chức quốc tế (nếu dự án vay QT).

- Sơ lược về các phương pháp tiên tiến về nhận dạng, dự báo tác động, xác định tác động có ý nghĩa và đánh giá rủi ro/sự cố môi trường đang được áp dụng tốt trên thế giới và Việt Nam.

- Trao đổi kinh nghiệm, giải đáp các câu hỏi về phương pháp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

 

 

QUAN NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG: ĐỐI TƯỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG/ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐÁNH GIÁ

1.1.  Môi trường  là gì? - Luật Bảo vệ môi trường (2020): mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. 

Ngân hàng Thế giới (WB; Nhà tài trợ QT ban hành nhiều và đủ nhất các hướng dẫn về môi trường, an toàn):

“Môi trường là các yếu tố tự nhiên và nhân văn tồn tại đồng thời tại cùng một địa điểm. Môi trường bao gồm các thành phần môi trường vật lý (Physical Environment), môi trường sinh vật (Biological Environment) và môi trường nhân văn (Human Environment)”.

Môi trường tự nhiên = Môi trường vật lý + Môi trường sinh vật

1.1. Môi trường vật lý (Physical Environment):

a. Môi trường đất (Thạch quyển – Lithosphere/Pedosphere): bao gồm cả địa chất, thổ nhưỡng, thành phần, chất lượng đất;

b. Môi trường nước (Thủy  quyển – Hydrosphere): bao gồm thủy văn, thủy hóa, thủy sinh;

c. Môi trường không khí (Khí quyển – Atmosphere): bao gồm khí hậu, khí tượng, chất lượng không khí.

 1.2. Môi trường sinh vật (Biological Environment/Biosphere)

Các hệ sinh thái (cạn và nước); sinh cảnh/nơi cư trú; vùng sinh thái, Quần thể thực vật (flora); Quần thể động vật (fauna); Đa dạng sinh học.

Môi trường xã hội (Human environment/Anthroposphere)

Các yếu tố về xã hội (dân tộc, dân số, văn hóa, tài sản, di sản văn hóa, tôn giáo, giáo dục, sức khỏe, an toàn, tổ chức cộng đồng…), Các yếu tố về kinh tế, hạ tầng …

KẾT LUẬN:

1. Môi trường gồm nhiều thành phần vật lý, sinh học, xã hội. Tất cả đều là đối tượng cần được xem xét, sàng lọc, đánh giá.

  1. Tuy nhiên, với dự án cụ thể: chỉ xem xét, đánh giá các thành phần môi trường có thể chịu tác động trực tiếp của dự án đó.
  2.  Các thành phần môi trường và các vấn đề cần đánh giá, dự báo tác động theo quy định luật BVMT 2020

Điểm đ - Diều 32, Luật BVMT yêu cầu: Nhận dạng, đánh giá, dự báo:

Các tác động môi trường chính; Chất thải phát sinh; Tác động đến đa dạng sinh học,

Tác động đến di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác;

Tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

Các tác động môi trường liên quan đến chất thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH).

2.  Nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.

3. Tác động đến đa dạng sinh học.

4. Tác động đến di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa.

5. Các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).

6. Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án.

Một số thành phần/vấn đề môi trường chính cần được đánh giá trong ĐTM theo Luật BVMT 2020 và theo quy định của nhiều tổ chức quốc tế

 

QUAN NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Thế nào là đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường (2020):

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 1991), “ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án phát triển”.

Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động (IAIA): “Đánh giá tác động môi trường là quá trình xác định, đánh giá và giảm thiểu các tác động lý sinh, xã hội và các tác động liên quan của các đề xuất phát triển trước khi ra quyết định và đưa ra các cam kết”.

Nếu quan niệm môi trường bao gồm môi trường tự nhiên + các yếu tố xã hội thì ĐTM đồng nghĩa với “Đánh giá tác động môi trường và xã hội” (ĐTMX/ESIA) theo quan niệm gần đây trên thế giới và bắt buộc phải thực hiện đối với các dự án Việt Nam vay vốn quốc tế.

2.2. Mục tiêu của báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư

ĐTM có chất lượng tốt cần phải đạt các mục tiêu sau:

1. Xác định và mô tả rõ ràng về các giá trị môi trường, tài nguyên ở vùng có thể bị tác động do dự án.

2. Xác định và dự báo rõ cường độ (độ lớn) và độ rộng của các tác động có thể có/tác động tiềm tàng (potential impacts) của dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội ở vùng bị ảnh hưởng.

3. Đề xuất và phân tích rõ các phương án thay thế (Alternatives) để giảm thiểu tác động xấu nếu dự án cần phải thực hiện.

4. Đảm bảo rằng các biện pháp quản lý và công nghệ có tính hiệu quả và khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án nhằm bảo vệ các hệ sinh thái và hạn chế tác động xấu về xã hội.

5. Đảm bảo rằng Chương trình hoặc Kế hoạch quản lý môi trường là đúng đắn nhằm giảm thiểu các tác động xấu và quản lý tốt về môi trường trong các giai đoạn của dự án.

6. Đảm bảo rằng việc xem xét về môi trường và xã hội là rõ ràng và gắn kết với quá trình ra quyết định đầu tư.

Các nguyên tắc cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Theo Hiệp hội Đánh giá tác động quốc tế (IAIA) ĐTM cần đảm bảo 11 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tính mục tiêu

ĐTM cần thông tin cho cơ quan ra quyết định và cộng đồng về mức độ phù hợp của dự án đối với các yêu cầu về BVMT.

Nguyên tắc 2: Tính nghiêm ngặt

ĐTM cần áp dụng “thực hành tốt nhất” (Best Practicable) về khoa học, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp đối với các vấn đề cần nghiên cứu. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo mỗi ĐTM là tập hợp các nghiên cứu (chứ không phải sao chép)

Nguyên tắc 3: Tính thực tế

ĐTM cần đưa ra các kết quả có thể chấp nhận được để hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội.

Nguyên tắc 4: Tính thích hợp ĐTM cần cung cấp các thông tin đầy đủ, khả dụng cho quy hoạch phát triển và ra quyết định.

Nguyên tắc 5: Tính hiệu quả về chi phí

ĐTM cần đạt các mục tiêu trong điều kiện giới hạn về thông tin, thời gian, nguồn lực và phương pháp.

Nguyên tắc 6: Tính tập trung, ĐTM cần tập trung vào các tác động chính và đặc thù của dự án để giúp cho quá trình ra quyết định được đúng đắn.

Nguyên tắc 7: Có sự tham gia

Quá trình ĐTM cần cung cấp thông tin cho cộng đồng bị ảnh hưởng và các tổ chức, cá nhân quan tâm và tiếp nhận ý kiến của họ.

 Nguyên tắc 8: Tính liên ngành

Quá trình ĐTM cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia, áp dụng phương pháp từ nhiều ngành về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội phù hợp với từng loại hình dự án.

Nguyên tắc 9: Tính gắn kết

Quá trình ĐTM cần xem xét các mối liên kết, quan hệ giữa các thành phần môi trường tự nhiên, xã hội và kinh tế.

Nguyên tắc 10: Tính minh bạch

Quá trình ĐTM cần đảm bảo rõ ràng, công khai, đảm bảo rằng công chúng có thể tiếp cận thông tin.

Nguyên tắc 11: Tính hệ thống

Quá trình ĐTM cần xem xét tất cả các thông tin liên quan đối với các yếu tố môi trường bị tác động; dự báo các tác động; đề xuất các phương án thay thế và các biện pháp giám sát các tác động.

Tầm quan trọng và lợi ích của ĐTM

ĐTM tốt không phải chỉ giúp hoàn thiện hồ sơ đầu tư theo quy định mà có tầm đặc biệt quan trọng đối với chủ dự án, cơ quan quản lý và cộng đồng:

1.  Giúp hoàn thiện lựa chọn vị trí và thiết kế dự án phù hợp;

2.  Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định của chủ đầu tư và cơ quan phê duyệt đầu tư;

3. Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong triển khai dự án;

4. Giảm bớt những thiệt hại môi trường do dự án có thể gây ra;

5. Làm cho dự án có hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội;

6. Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của chủ đầu tư, địa phương, ngành.

 

QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM

Để tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Luật BVMT 2020 cần phải được thực hiện qua nhiều bước. Quy trình này gần tương tự như quy trình ĐTM, EIA/ESIA của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế (có giảm vài bước):

Sàng lọc dự án

Xác định phạm vi (Luật BVMT 2020 không yêu cầu)

Nghiên cứu lập dữ liệu cơ sở về hiện trạng môi trường

Dự báo, đánh giá tác động, Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động xấu  + Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bồi hoàn ĐDSH (theo TT02/2022)

Phân tích phương án thay thể (Luật BVMT 2020 không yêu cầu), Đề xuất chương trình quản lý môi trường

Lập báo cáo ĐTM và trình thẩm định; Giám sát hậu thẩm ĐTM. Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin: là các hoạt động trong nhiều bước của quy trình

Bước 1:  Sàng lọc dự án, việc sàng lọc được thực hiện dựa theo:

a. Nếu dự án đầu tư trong nước hoặc dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), không vay vốn các tổ chức tài chính quốc tế:

Dựa vào quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP Chính phủ. Theo đó sẽ xác định dự án có thuộc loại phải:

“Đánh giá sơ bộ tác động môi trường”,

“Đánh giá tác động môi trường”, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường,

-  Hoặc không cần ĐTM (nhưng có đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư có phát sinh chất thải theo Điều 49 – Luật BVMT và không phải làm ĐTM, đăng ký môi trường theo phụ lục của NĐ08/2022/NĐ-CP).

b. Nếu dự án do các tổ chức tài chính quốc tế cho vay vốn (100% hoặc một phần): Dựa vào quy định của từng tổ chức này mà xem xét:

- Dự án ADB, JICA: Phân các dự án thành 4 hạng (Category): A, B, C và FI. Mỗi hạng có yêu cầu ĐTM khác nhau.

 - Dự án WB (Áp dụng Khung quản lý môi trường và xã hội - ESMF, 2018): WB sẽ tự phân loại mọi dự án (kể cả các dự án có trung gian tài chính (FI) thành 4 nhóm: Rủi ro cao, Rủi ro đáng kể, Rủi ro trung bình hay Rủi ro thấp.

Mỗi nhóm thực hiện Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) theo mức độ khác nhau.

Để quyết định dự án thuộc nhóm nào: Cần xem xét một số vấn đề liên quan như loại hình, địa điểm, mức độ nhạy cảm và quy mô của dự án; tính chất, mức độ cao thấp của các rủi ro và tác động môi trường và xã hội.

 Bước 2: Xác định phạm vi

Nếu dự án thuộc loại phải có báo cáo ĐTM thì phải thực hiện “Xác định phạm vi” về ĐTM trước khi triển khai các bước tiếp theo.  Cần xác định rõ:

Phạm vi không gian (vùng có thể bị ảnh hưởng do dự án cần phải nghiên cứu môi trường nền và dự báo tác động và giảm thiểu). Theo TT02/2022: Chỉ yêu cầu: “vùng dự án” (không phù hợp đối với các dự án có tác động liên xã).

2. Phạm vi thời gian (thời gian có thể chịu tác động của dự án);

3. Phạm vi về nguồn gây tác động

Tùy thuộc bản chất dự án mà xác định các nguồn gây tác động chính do dự án theo từng giai đoạn:

a. Các tác động do chất thải:…

b. Các tác động không do chất thải: Ồn, rung, thay đổi thủy văn, cảnh quan, sạt lở, bồi lắng, sụt lún, xâm nhập mặn, mất thảm thực vật.

4. Phạm vi về đối tượng chịu tác động

Tùy thuộc bản chất dự án và vùng bị tác động mà xác định đúng đối tượng cần nghiên cứu, đánh giá:

a. Các đối tượng có thể chịu tác động do chất thải và ô nhiễm:

b. Các đối tượng có thể chịu tác động do các nguồn không liên quan chất thải và ô nhiễm:

5. Phạm vi về tham vấn:

Các tổ chức, cá nhân cần tham vấn: Lập danh sách, nêu lý do và nội dung tham vấn với từng nhóm đối tượng.

Hướng dẫn thực hành tốt về xác định phạm vi:

Sử dụng các phương pháp:

Bảng kiểm tra;

Phân tích mạng lưới

Ước định chuyên gia;

Tham vấn. (Nội dung, lĩnh vực áp dụng các phương pháp nhận dạng, dự báo, đánh giá trong ĐTM)

Bước 3: Nghiên cứu lập cơ sở dữ liệu môi trường

a. Mục đích:

Nhằm tạo ra bộ số liệu làm cơ sở để tham chiếu đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên và xã hội để làm cơ sở đánh giá tác động của dự án đến môi trường và diễn biến môi trường do tác động của dự án.

Cơ sở dữ liệu này cũng sẽ giúp cho công tác lập chương trình quản lý môi trường và quan trắc môi trường nhằm giám sát hiệu quả BVMT của dự án.

Tổng hợp các cơ sở dữ liệu môi trường và kinh tế, xã hội sẽ được nêu trong Chương 2 theo Mẫu 04- TT02/2022/TT-BTNMT

Các thành phần môi trường cần có thông tin (theo Mẫu 4 – TT02/2022/BTNMT):

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án:

- Địa lý, địa chất; khí hậu, khí tượng; số liệu thủy văn, hải văn trong thời gian ít nhất 03 năm gần nhất.

- Thông tin về nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải này.

- Các hoạt động kinh tế; đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, danh lam thắng cảnh đã được xác lập, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án.

2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường

Chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp do dự án: môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt, nước biển, nước dưới đất, môi trường đất vùng tiếp nhận nước thải.

2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học:

ĐDSH trên cạn và dưới nước. các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu (nếu có); Các loại rừng; danh mục các loài thực vật, động vật, tài nguyên sinh vật biển và đất ngập nước ven biển, danh mục các loài phiêu sinh, động vật đáy và tài nguyên thủy, hải sản khác.

Kinh nghiệm thực hành tốt Bước 3:

Thu thập các tài liệu đã được các cơ quan chức năng, UBND địa phương công bố chính thức (thông tin thứ cấp).

Khảo sát thực địa: Ưu tiên khảo sát các vùng sinh thái nhạy cảm, vùng đồng bào dân tộc (nếu có), các khu vực đông dân cư, sản xuất kinh doanh có thể chịu tác động do dự án; kết hợp tham vấn nhiều nhóm đối tượng: Sử dụng các phiếu điều tra theo từng nhóm đối tượng. Thu được thông tin sơ cấp.

Thu mẫu, phân tích bổ sung để xác định hiện trạng chất lượng môi trường (không khí, nước mặt, nước dưới đất, đất), thủy văn, sinh thái trước khi có dự án. Thông tin sơ cấp.

Xử lý số liệu, tổng hợp các thông tin thứ cấp và sơ cấp; Xác định các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội chính cần tập trung nghiên cứu, đánh giá, giảm thiểu tác động trong các bước sau. Nêu dẫn chứng 1 số mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM đã thực hiện tốt.

Bước 4: Dự báo và đánh giá tác động môi trường của dự án

4.5.1. Yêu cầu về các vấn đề môi trường  cần được đánh giá theo TT02/2022/TT-BTNMT:

Trong cả 2 giai đoạn xây dựng và vận hành dự án:

1. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải:

a. Tác động do nước thải;

b. Tác động do bụi, khí thải;

c. Tác động do chất thải rắn sinh hoạt;

d. Tác động do chất thải rắn thông thường;

đ. Tác động do chất thải nguy hại.

2. Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.

3. Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).

4. Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án

4.5.2. Yêu cầu định cụ thể theo giai đoạn       

4.5.2.1. Trong Giai đoạn xây dựng

a. Đối với tác động có liên quan đến chất thải:

- Mô tả nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải, bụi và khí thải; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.

- Mô tả nguồn phát sinh, quy mô của chất thải rắn sinh hoạt; thông tin về không gian và thời gian tác động của chất thải này.

- Mô tả nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.

b. Đối với tác động không liên quan đến chất thải:

Cần nêu cụ thể các tác động và đối tượng bị tác động.

Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn xây dựng tập trung vào các nội dung chính:

a. ĐTM của việc chiếm dụng đất, mặt nước, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa (nếu có);

b.  Khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị (nếu thuộc phạm vi dự án);

c. Thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng);

d. Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).

4.5.2.2. Trong Giai đoạn vận hành dự án

a. Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải: Tương tự như quy định trong GĐ xây dựng.

b. Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.

c. Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).

d. Đối với dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp: Phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu (Đánh giá tác động tích hợp: Chuyên đề 3)

đ. Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án (Đánh giá sự cố/rủi ro môi trường: Chuyên đề 3)

4.5.3. Kỹ năng thực hành tốt về đánh giá tác động của dự án đối với các thành phần môi trường

4.5.3.1. Đối với các tác động môi trường liên quan đến chất thải (nước thải, bụi khí thải, CTR): cần định lượng có thể bằng 1 số phương pháp sau:

Sử dụng phương pháp tính toán cân bằng vật chất trong mỗi quy trình công nghệ: đảm bảo tính toán đúng khối lượng, lưu lượng,  thành phần các chất ô nhiễm. Tuy nhiên: phức tạp cần vững “Kiểm toán chất thải”.

Sử dụng Kỹ thuật Kiểm kê nhanh nguồn (Rapid Source Inventory) của A.P. Economopoulos (nhiều gọi gọi chưa đúng là Phương pháp đánh giá nhanh của WHO): Dễ, nhanh nhưng độ chính xác không cao, nhất là với công nghệ sản xuất mới. Tương đối phù hợp với nước thải sinh hoạt

c. Để dự báo tác động của chất thải đến môi trường chung quanh và tác động tích hợp của chất thải từ dự án với các nguồn hiện hữu: Sử dụng mô hình hóa môi trường.

d. Để đánh giá tác động thứ cấp: chất thải gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm gây tác hại sinh thái, kinh tế: Sử dụng các phương pháp định tính/bán định lượng :

Ước định chuyên môn (Professional Justment)

Ma trận có trọng số

Phân tích mạng lưới

Chỉ thị, chỉ số môi trường; Chỉ số kinh tế

Khảo sát kinh tế, xã hội.

  1. Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung: Sử dụng các số liệu quốc tế về mức độ ồn, rung từ thiết bị theo khoảng cách: Tra cứu sách chuyên ngành về tác động ồn rung.

3. Đối với các tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên:

Sử dụng các phương pháp định tính/bán định lượng (Chuyên đề 3):

Ước định chuyên môn, Ma trận có trọng số, Chỉ thị, chỉ số đa dạng sinh học

Khảo sát sinh thái , di sản thiên nhiên theo chuyên đề Đánh giá rủi ro sinh thái.

4. Đối với các tác động đến di tích lịch sử - văn hóa (công trình lịch sử, di tích khảo cổ):

Sử dụng phương pháp: Khảo sát di tích lịch sử, văn hóa

5. Đối với tác động do giải phóng mặt bằng – TĐC:

- Sử dụng thông tin, số liệu về số hộ bị ảnh hưởng, diện tích các loại đất bị thu hồi, công trình hạ tầng bị ảnh hưởng, số công trình lịch sử, tôn giáo, văn hóa bị ảnh hưởng; chính sách bồi thường, hỗ trợ….có trong Báo cáo Kế hoạch GPMB-TĐC của dự án (dự án nào có thu hồi đất đều có báo cáo này). Tóm tắt các nội dung này đưa vào báo cáo ĐTM và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường.

- Đánh giá tác động xã hội do GPMB-TĐC: Sử dụng các phương pháp: phân tích chi phí – lợi ích; ước định chuyên môn (Chuyên đề 3). Cần chuyên gia xã hội trong ĐTM dự án này.

- Nếu GPMB gây xâm phạm vào các vùng sinh thái nhạy cảm, rừng đặc dụng, khu bảo tồn, di sản thiên nhiên: Sử dụng các phương pháp đánh giá tác động sinh thái đã nêu ở trên.

Ngoài các công trình xử lý chất thải: cần đề xuất:

- Các công trình, biện pháp giảm ồn, rung.

- Các công trình, biện pháp ngăn ngừa xói lở, bồi lắng, kiểm soát nước mưa chảy tràn.

- Các công trình, biện pháp  giảm thiểu các tác động đến đa dạng sinh học (nếu có).

- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có). )

Công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu với các dự án thủy điện, hồ chứa nước.

Tuy nhiên với các nguồn tác động không do chất thải: TT02/2022 không nêu rõ yêu cầu kỹ thuật về các công trình này. Vì vậy, đây là vấn đề khó thực hiện đúng và không có tiêu chí kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu.

Đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Cần lập Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học ở mức chi tiết kể cả tính toán kỹ thuật và dự toán tài chính.

 Đây cũng được xem là biện pháp BVMT. Các yêu cầu này cũng là thách thức lớn của ĐTM theo Luật BVMT2020.

Kinh nghiệm tốt: Chiến lược giảm thiểu tác động xấu, Để giảm thiểu tác động xấu có hiệu quả, giảm chi phí và bền vững cần tuân theo thứ tự các bước sau:

1. Tránh (Avoidance) tất cả các tác động xấu (thí dụ: lựa chọn vị trí, công nghệ dự án);

2. Bảo vệ (Preservation) các thành phần môi trường để dự phòng các tác động xấu (thí dụ: biện pháp  bảo vệ vùng nhạy cảm trước khi có dự án);

3. Dự phòng (Prevention) các tác động xấu;

4. Giảm thiểu (Mitigation) các tác động xấu khi không thể tránh được;

5. Cải tạo (Rehabilization) môi trường khu vực bị ảnh hưởng;

6. Phục hồi (Restoration) môi trường trở lại trạng thái ban đầu;

7. Đền bù (compensation) tổn thất về môi trường, xã hội và kinh tế nếu không thể giảm thiểu.

Có thể rút gọn 7 bước thành 5 bước: 1. Tránh; 2. Dự phòng; 3. Giảm thiểu; 4. Phục hồi; 5. Đền bù.

Bước 6: Xem xét các phương án thay thế

Quy định của nhiều tổ chức quốc tế yêu cầu báo cáo đánh giá môi trường phải phân tích các phương án thay thế (Analysis of Alternatives) của dự án.

Báo cáo ĐTM cần dành một chương “Phân tích các phương án thay thế” để nêu các phương án về vị trí dự án, công nghệ, công suất, vận hành... của dự án, đồng thời phân tích, so sánh tác động môi trường giữa các phương án.

Việc so sánh về tác động môi trường của các phương án sẽ cho phép xác định phương án ít gây tổn hại nhất đến môi trường và xã hội.

Luật BVMT 2020 không quy định xem xét các PA thay thế trong ĐTM

Bước 7:  Lập Chương trình quản lý môi trường

4.8.1. Theo Mẫu 04 – TT02/2022/TT-BTNMT của Bộ TN&MT

Báo cáo ĐTM cần biên soạn:

a. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1 và 3 dưới dạng bảng.

b. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án

Chương trình quan trắc, giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: (1) Thi công, xây dựng; (2) Dự kiến khi vận hành và (3) Cải tạo phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải.

Chương trình quản lý môi trường là 1 phần của báo cáo ĐTM,  không tách riêng.

Quy định của các Nhà tài trợ quốc tế (Dự án vay vốn các tổ chức này cần thực hiện):

Lập Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) trong báo cáo ĐTM (tương tự quy định Việt Nam).

Tách chương EMP thành 1 tài liệu riêng. Sử dụng tài liệu này để quản lý, giám sát, đánh giá tuân thủ của chủ đầu tư (không sử dụng toàn bộ báo cáo ĐTM). EMP không cứng nhắc, có thể được điều chỉnh đúng thực tế theo hoạt động dự án.

Trong Giai đoạn xây dựng: Nhà thầu xây dựng phải lập “Kế hoạch quản lý môi trường tại công trường (Kế hoach quản lý môi trường xây dựng – CEMP) dựa theo điều kiện xây dựng thực tế. Trong đó mới  nêu rõ: vị trí các công trường, khối lượng đào đắp, vị trí lán trại, số lượng công nhân, biện pháp thi công và các biện pháp xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm, an toàn, chống xói lở….cụ thể.

CEMP và EMP là tài liệu được Nhà tài trợ sử dụng để đánh giá tuân thủ môi trường của chủ dự án (Người vay vốn).

Bước 8:  Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quy định của Bộ TN&MT (TT25/2019/TT-BTNMT):

Cấu trúc và nội dung báo cáo ĐTM cần theo Mẫu 04- TT02/2022/TT-BTNMT.

Hướng dẫn thực hành tốt về biên soạn báo cáo ĐTM theo TT02/2022/TT-BTNMT được nêu trong Chuyên đề 4.

Các tổ chức tài trợ quốc tế (WB, ADB, JICA ….):

Có quy định riêng về cấu trúc và nội dung báo cáo ĐTM, có khác nhau về cấu trúc và yêu cầu nội dung).

Vì vậy hiện nay nếu dự án vay vốn từ Nhà tài trợ quốc tế: cần phải lập 2 báo cáo ĐTM (1 theo yêu cầu của Việt Nam và 1 theo nhà tài trợ). Nhà tài trợ (WB, ADB, JICA…) cần có báo cáo ĐTM được Bộ TN&MT thẩm định + Báo cáo ĐTM theo quy định của họ.

Tham vấn cộng đồng

4.10.1. Quy định của Luật BVMT 2020

Dự án đầu tư trong nước hoặc FDI: Cần tuân thủ: Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng được tham vấn bao gồm:

Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;

Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.

Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo ĐTM. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Quy đinh chi tiết về tham vấn trong ĐTM được nêu tại Điều 26 – NĐ08/2022/NĐ-CP.

Như vậy, Luật BVMT 2020 đề cao vị trí của tham vấn trong ĐTM và yêu cầu phải thực chất, không hình thức

Quy định của Nhà tài trợ quốc tế (WB, ADB, JICA….)

Dự án vay vốn quốc tế cần tuân thủ:

- Đối tượng tham vấn: Các hộ bị ảnh hưởng, chính quyền, nhân dân địa phương; các tổ chức chính trị - xã hội và người quan tâm đến dự án.

- Tham vấn nhiều lần trong quá trình thực hiện ĐTM: Sàng lọc, nghiên cứu lập số liệu cơ bản HTMT, dự báo tác động, biện pháp giảm thiểu (Tối thiểu 2 lần: trong quá trình nghiên cứu và sau khi hoàn thành bản thảo báo cáo ĐTM).

- Hình thức: Họp tại địa phương (chủ yếu); Ngoài ra: mail, phương tiện thông tin đại chúng đều được chấp nhận. Không yêu cầu gửi và nhận công văn đối với các cấp chính quyền.

- Yêu cầu: Tham vấn thực chất (Meaningfull): trực tiếp với hộ bị ảnh hưởng môi trường và kinh tế, bằng ngôn ngữ địa phương, phải phản hồi; không hình thức.

Luật BVMT 2020 quy định:

Chủ dự án: Công khai báo cáo ĐTM đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều 114 của Luật này, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (Khoản 5 – Điều 37).

Cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM: Công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (Khoản 2 – Điều 38).

Nếu dự án vay vốn quốc tế:

-  Nhà tài trợ: Đưa thông tin về dự án, bao gồm cả báo cáo ĐTM lên mạng của họ;

Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trên thế giới có quan tâm đến dự án đều có quyền truy cập và bình luận về dự án và ĐTM

Bên vay (Chủ dự án) phải giải trình các câu hỏi, bình luận;

Nếu việc giải trình được chấp nhận: sẽ là điều kiện cần để  dự án được giải ngân.

Thời gian công khai thông tin: có thể đến 100 ngày (theo quy định ADB).

Hậu kiểm, giám sát môi trường, kiểm toán môi trường sau thẩm định ĐTM

Các hoạt động này là nhằm đảm bảo các biện pháp giảm thiểu, quản lý và giám sát môi trường được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.

1. Quy định Việt Nam

Trong quá trình vận hành: Chủ dự án phải tự thực hiện các chương trình tự quan trắc, giám sát môi trường trong báo cáo ĐTM đã được thẩm định.

Cơ quan chức năng nhà nước thưc hiện giám sát môi trường theo nhiệm vụ

Các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng: có quyền tham gia giám sát môi trường đối với dự án.v.v…

Kinh nghiệm tốt quốc tế về giám sát môi trường hậu thẩm định ĐTM
Các dự án vay vốn quốc tế cần thực hiện:
1. Giám sát, đánh giá tuân thủ với Chương trình QLMT trong ĐTM (Giám sát ngoại vi hoặc Giám sát độc lập)

Hoạt động này do đơn vị tư vấn môi trường được Nhà tài trợ thuê thực hiện định kỳ hàng năm hoặc theo thời điểm.
2. Quan trắc tác động của dự án đến môi trường và xã hội: Hoạt động này do đơn vị tư vấn về quan trắc được Nhà tài trợ thuê thực hiện định kỳ hàng năm hoặc theo thời điểm
3. Kiểm toán môi trường (Environmental Audit): Hoạt động này do đơn vị tư vấn KTMT được Nhà tài trợ thuê thực hiện định kỳ hàng năm hoặc theo sau mỗi giai đoạn của dự án.

Xem thêm mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường, báo cáo cấp giấy phép môi trường tại đây


Đã thêm vào giỏ hàng