Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

MỤC LỤC

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu và kê hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu cho cảng nội địa, cảng quốc tế. Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TĂT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 9

1.1. Thông tin chung 9

1.2. Vị trí địa lý của cơ sở 9

1.3. Hoạt động của cơ sở 11

1.3.1. Quy mô các hạng mục của cơ sở: 11

1.3.2. Các loại dầu sử dụng tại cơ sở 14

1.4. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện KHUPTD 14

1.4.1. Các văn bản pháp luật 14

1.4.2. Các tài liệu, dữ liệu do cơ sở tự tạo lập 15

1.5. Phạm vi của kế hoạch 15

1.5.1. Mục đích của Kế hoạch ƯPSCTD 15

1.5.2. Đối tượng 16

1.5.3. Phạm vi của kế hoạch 16

1.6. Sự liên quan tới các kế hoạch khác trong khu vực 16

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC CƠ SỞ 19

2.1. Điều kiện về khí tượng thủy văn 19

2.1.1. Điều kiện về khí tượng 19

2.1.2. Điều kiện về thủy văn/hải văn 21

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23

2.2.1. Các hoạt động vui chơi, giải trí 23

2.2.2. Các hoạt động hàng hải 23

2.2.3. Các hoạt động nông, ngư nghiệp 23

2.3. Các kiểu đường bờ tại khu vực nguồn nước mặt tiếp nhận 24

2.4. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi dầu tràn 25

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO GÂY RA DẦU TRÀN TẠI CƠ SỞ 27

3.1. Các nguy cơ liên quan tới dầu tràn 27

3.2. Diễn biến của dầu tràn theo thời gian 28

3.2.1. Kịch bản 1: Sự cố tràn 20 tấn dầu 30

3.2.2. Kịch bản 2: Sự cố tràn 500 tấn dầu 32

CHƯƠNG 4. PHÂN CẤP QUY MÔ SỰ CỐ TRÀN DẦU 36

CHƯƠNG 5. NGUỒN LỰC CƠ SỞ VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN NGUỒN LỰC HIỆN CÓ CỦA CƠ SỞ 37

5.1. Nguồn lực hiện có của cơ sở 37

5.2. Nguồn lực bên ngoài và từ các hợp đồng dịch vụ 37

5.2.1. Ứng phó sự cố cấp I 37

5.2.2. Ứng phó sự cố cấp II và cấp III: 38

5.3. Khả năng ứng phó 40

CHƯƠNG 6. QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ 41

6.1. Các biện pháp phòng ngừa đối với các nguồn tiềm ẩn có thể gây ra sự cố tràn dầu 41

6.2. Quy trình triển khai ứng phó sự cố 42

6.2.1. Quy trình chung 42

6.2.2. Quy trình thông báo, báo động chung 43

6.2.3. Ứng phó sự cố tràn dầu 44

6.3. Các kịch bản xảy ra sự cố tràn dầu 46

6.3.1. Tràn dầu khi tàu cập cảng và va đâm vào cầu cảng: 47

6.3.2. Sự cố về van, ống trong lúc tiếp dầu giữa các tàu: 47

6.3.3. Trường hợp phương tiện khác đi ngang va đâm tàu chở dầu: 47

6.3.4. Trường hợp các phương tiện xuất nhập hàng va đâm nhau: 48

6.3.5. Trường hợp các phương tiện va nhau gây chìm tàu: 48

6.4. Thông tin liên lạc khi có sự cố 48

CHƯƠNG 7. TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 50

7.1. Cơ cấu tổ chức và phối hợp 50

7.2. Lực lượng chỉ đạo ứng phó 50

7.2.1. Trưởng ban chỉ đạo thường trực – Tổng Xưởng 50

7.2.2. Phó ban chỉ đạo thường trực – Phó Tổng Xưởng 51

7.3. Lực lượng triển khai ứng khó tại hiện trường 52

7.3.1. Chỉ huy hiện trường – Phụ tá Giám đốc 52

7.3.2. Chỉ huy phó hiện trường – Đội trưởng ứng phó HVS 52

7.3.3. Ủy viên – Phó bộ phận Cảng vụ 53

7.3.4. Ủy viên – Phó bộ phận Cảng vụ 53

7.4. Công tác hậu cần 53

7.5. Cơ sở để kết thúc các hoạt động ứng phó 53

7.6. Báo cáo về sự cố tràn dầu 54

7.7. Công tác bồi thường thiệt hại 54

CHƯƠNG 8. ĐÀO TẠO VÀ DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 56

8.1. Kế hoạch đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu 56

8.1.1. Huấn luyện và đào tạo 56

8.1.2. Diễn tập 56

8.2. Cập nhật, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo 57

CHƯƠNG 9. CAM KẾT VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 58

PHỤ LỤC 59

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu và kê hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu cho cảng nội địa, cảng quốc tế. Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra…thoát ra ngoài. Hoạc từ các công trình chứa xăng dầu như cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cảng biển, cảng nội địa có lưu trữ xăng dầu, hoặc tàu thuyền. Tràn dầu là sự cố xảy ra trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm từ dầu, (chẳng hạn như rò rỉ ống dẫn, tai nạn tàu thuỷ, sự cố tại giàn khoan,… ) dẫn đến tình trạng dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế. Số lượng dầu tràn ra tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là tràn dầu. Sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, đặc biệt là hệ sinh thái biển. Để nhận diện những mối nguy tiềm ẩn, nhất thiết phải lập Kế hoạch Ứng phó sự cố Tràn dầu. Quy định về việc lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cảng biển, cảng sông, đã được ban hành trong Quyết định về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên ngoài lý do pháp luật, doanh nghiệp cũng cần chủ động tuân thủ để sẵn sàng ứng phó.
Những lý do phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tông kho xăng dầu, kho chứa nhiên liệu…

Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và hoàn thiện các phương án, hạn chế rủi ro do sự cố tràn dầu gây ra. Nâng cao năng lực ứng phó cho đội ngũ doanh nghiệp. Bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng và xây dựng quy trình phù hợp. Thành lập đội ứng cứu sự cố tràn dầu, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Xây dựng lực lượng chuyên nghiệp, đào tạo huấn luyện diễn tập thành thạo, ứng phó kịp thời, hiệu quả. Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường. Đồng thời giảm thiểu tối đa mức bồi thường thiệt hại. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu, tổng kho xăng dầu … được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. Lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu với thủ tục, quy trình và huấn luyện chi tiết đều có của Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường.

Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu và lập hồ sơ kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu

Tàu chở dầu hỏng hoặc bị mắc cạn. Trong khi cố thoát ra khỏi vùng nước nông, tàu có thể va vào đá ngầm, san hô,… và bị mài thủng khiến một lượng lớn dầu chứa trong tàu tràn ra ngoài. Sự cố tràn dầu có thể đặc biệt nghiêm trọng khi hệ thống ngăn dầu bị hỏng, giàn khoan nổ,… Bên cạnh đó, nhiên liệu dùng trong hoạt động khai thác dầu trên biển cũng có thể rò rỉ ra ngoài. Nhiên liệu rò rỉ từ các phương tiện di chuyển trên mặt nước như thuyền máy, Cano lướt sóng,…

Rò rỉ các lỗ rò địa chất dưới đáy biển. Do xả thải nước ở la canh, nước buông máy tàu. Trong quá trình vận hành, dầu nhiên liệu được dẫn từ két chứa bằng đường ống đến máy tàu, dầu bôi trơn được sử dụng để bổi trơn các ổ trục, khớp nối trong hệ thống động lực tàu thủy. Dầu có thể bị rò rỉ ra bên ngoài do đường ống thủng hoặc trật khớp nối, ổ bị sự cố kỹ thuật. Nước làm mát rò rỉ cũng có thể bị nhiễm dầu. Các chất thải nhiễm dầu được gom chung về két và được gọi chung là nước la canh. Việc tự ý xả nước la canh không đúng quy cách cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sông, biển và các dải ven bờ. 

Xả thải dầu cặn: đây được coi là nhiên liệu chính dùng cho động cơ tàu thủy, chúng thường chứa một lượng tạp chất nhất định như tro, nước, tạp chất cơ học… Tạp chất này thường được tách riêng và bơm về két chứa đầy cặn. Đối với tàu hiện đại cặn dầu được đốt trong lò tiêu chuẩn. Còn đối với các loại tàu nhỏ hoặc thế hệ cũ thì dầu cặn phải được bơm lên bờ để xử lý, theo đó chủ tàu phải chịu thêm khoản chi phí cho công việc này. Vì thế, nhiều trường hợp tàu đã xả dầu cặn ra môi trường, gây ô nhiễm các vùng đất mà chúng đi qua, gây hậu quả xấu, lâu dài cho nguồn nước. Xả thải nước vệ sinh boong, két hầm hàng ở các tàu chở dầu, loại nước vệ sinh này thường có hàm lượng dầu khá cao, đặc biết là nước rửa két hầm hàng dầu thường có hàm lượng dầu chiếm tối đa 0,5-2% trọng tải max của hầm hàng. Sự thiếu trách nhiệm trong công tác này cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm dầu cho nguồn nước nơi tàu hoạt động.

Các sự cố trong quá trình kinh doanh, sản xuất của các cơ sở trên bờ, các cửa hàng xăng dầu, các trạm sữa chữa cơ khí. Các máy móc, thiết bị vận hành gặp sự cố rò rỉ xăng dầu, hoá chất do không thường xuyên kiểm tra, sữa chữa, bảo hành. Các doanh nghiệp, nhà máy không trang bị đủ kiến thức về phòng chống và ứng phó sự cố môi trường, không trang bị thiết bị đầy đủ để ứng phó sự cố một cách kịp thời và nhanh chóng. Ngoài ra tràn dầu trên biển còn do một số các nguyên nhân khác như tai nạn, va chạm tàu, thủng tàu, chìm tàu , tàu chở dầu gặp sự cố….cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự ra sự cố tràn dầu. Để đảm bảo quá trình khắc phụ sự cố tràn dầu một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần chuẩn bị một quy trình cụ thể để sẵn sàng thực hiện khi có sự cố xảy ra. Dưới đây là quy trình ứng cứu sự cố tràn dầu chuẩn đối với sự cố vừa và nhỏ.

Xử lý thông tin, báo cáo và thông báo về sự cố tràn dầu

Xử lý thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu

Khi nhận được thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu của cơ sở, Ban chỉ huy/Đội ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện xử lý thông tin, báo cáo gồm các nội dung sau:

Đánh giá tính xác thực của thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu; Sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố tràn dầu; Chỉ đạo đội ứng phó triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp theo phương châm 04 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện và thiết bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

Thông báo về sự cố tràn dầu - Thông báo nội bộ: cập nhật số điện thoại liên hệ

Báo cáo, thông báo đến các cơ quan quản lý có liên quan về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu) về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai, phối hợp ứng phó cụ thể và đề xuất kiến nghị: cập nhật địa chỉ và số điện thoại tiếp nhận khẩn; Thông báo với cơ quan, đơn vị đã ký kết hợp đồng hỗ trợ ứng phó trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có): cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ; Thông báo cho đơn vị có khả năng hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu (đối với sự cố vượt khả năng tự ứng phó của cơ sở): cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ; Thông báo cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục: cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

Tổ chức triển khai các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

Đối với sự cố tràn dầu ở quy mô cơ sở: mô tả cụ thể các hoạt động triển khai ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường và nêu rõ trách nhiệm từng thành viên tham gia ứng phó sự cố tràn dầu.

Đối với sự cố tràn dầu vượt khả năng tự ứng cứu của cơ sở: mô tả các biện pháp chủ động ứng phó tại chỗ, phương án phối hợp triển khai ứng phó và nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, vị tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường.

Báo cáo quá trình ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu

Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu: cơ sở thực hiện báo cáo về quá trình ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Báo cáo sự cố tràn dầu phải được duy trì liên tục từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, bao gồm các báo cáo sau:

Báo cáo ban đầu sự cố tràn dầu: thực hiện khi phát hiện về sự cố tràn dầu; Các báo cáo sự cố tràn dầu tiếp theo: thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu; Báo cáo kết thức sự cố tràn dầu: thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó; Báo cáo tổng hợp sự cố tràn dầu: thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố tràn dầu từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố; Vị trí sự cố, toạ độ (nếu có); Loại dầu (dầu thô, dầu thành phẩm, …); Ước tính khối lượng và tốc độ dầu tràn; Điều kiện thời tiết (sóng, gió, dòng chảy, …); Các thông tin liên quan khác; Các hoạt động đã và dự kiến triển khai; Các yêu cầu, đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố tràn dầu;

Kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quy trình xử lý sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu.

Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố, xử lý chất thải thu gom sau sự cố, làm sạch vệ sinh môi trường; Tổ chức quan trắc môi trường sau sự cố; Công tác tài chính thanh toán cho những bên liên quan tham gia hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu và bồi thường thiệt hại (nếu có). Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế tại kho xăng dầu hoặc cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu và kê hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu cho cảng nội địa, cảng quốc tế. Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Có thể khẳng định rằng hiện nay hoạt động khai thác và chế biến dầu khí được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.Tuy nhiên nếu phát triển không bền vững thì những hậu quả đối với môi trường là rất lớn.Đáng nói mỗi năm hoạt động dầu khí đã gây ô nhiễm khá nghiêm trọng, trong đó nổi bật nhất là các sự cố tràn dầu.

Sự cố tràn dầu là một rủi ro tiềm tàng trong các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu. Nó có thể xuất phát từ nguyên nhân do kỹ thuật vận chuyển; đường ống, thiết bị dẫn, chứa dầu không được đảm bảo hoặc do thiên tai gây nên. Và như đã đề cập sự cố tràn dầu có tác động không hề nhỏ đến môi trường xung quanh, nó đe dọa sự tồn tại, phát triển của các hệ sinh thái biển. Bên cạnh đó nó cũng trực tiếp gây thiệt hại về kinh tế, đời sống của các tổ chức cá nhân sinh sống và có các hoạt động phát triển ven sông, ven biển.... Đặc biệt một khi sự cố này xảy ra thì rất lâu mới có thể khắc phục triệt để.

Vậy nên phòng và ngăn ngừa cũng như khắc phục sự cố tràn dầu là rất cấp thiết. Hơn nữa để đảm bảo công tác ngăn ngừa, xử lý sự cố tràn dầu được chủ động, nhanh chóng, hiệu quả, các cơ sở được quy định tại Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động Ứng phó Sự cố tràn dầu  và Quyết định số 435/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt.

Thực hiện pháp luật của Việt Nam về phòng chống ô nhiễm dầu cũng như góp phần bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh, Công ty CP Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ - Vận tải biển và Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Minh Phương tiến hành xây dựng “Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu” cho Cảng Phước thuộc Công ty CP Việt Nam.

Báo cáo “Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu” là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá công tác bảo vệ môi trường của Công ty.Đồng thời đây cũng là cơ sở để Công ty nắm rõ quy trình xử lý sự cố nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm thiểu thiệt hại về lợi ích kinh tế cho Công ty.

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu được thực hiện cụ thể như sau:

  • Xác định khu vực tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu của Cảng Phước  thuộc Công ty CP Việt Nam.
  • Đề xuất phương tiện, trang thiết bị và nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Xây dựng quy trình ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Kế hoạch triển khai hoạt động ứng phó sự cố.
  • Đề xuất công tác bồi thường hoặc nhận bồi thường thiệt hại từ sự cố tràn dầu.


  1. I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
    1. Mục đích kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
        1. Thông tin công ty
  •  Tên Công ty  : CÔNG TY 
  •   Giấy phép đầu tư số:  của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai cấp 
  •  Địa chỉ trụ sở chính: Quốc lộ 51, ẤP 1A, xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
  •  Người đại diện theo pháp luật: Ông    Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
  •  Tên Cảng: Cảng .
  •  Địa chỉ: Quốc lộ 51, ẤP 1A, Xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
  •  Người đại diện theo pháp luật:  Ông         Chức vụ: Giám đốc cảng
  •  Vốn điều lệ:    4.542.3.
        1. Mục đích

Mục đích của Kế hoạch ƯPSCTD là cung cấp cho các cá nhân và đơn vị có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ SCTD đến môi trường tiếp nhận;

Mục đích chính của Kế hoạch ƯPSCTD là thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ SCTD có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu;

  • Sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu một cách kịp thời, nhằm giảm thiểu thiệt hại của sự cố tràn dầu lên con người, môi trường, tài sản của Công ty CP Việt Nam và cộng đồng dân cư xung quanh;
  • Cung cấp thông tin và phân định trách nhiệm đối với các thành viên trong Ban chỉ đạo/chỉ huy các tình huống khẩn cấp và các Đội tham gia ứng cứu;
  • Hướng dẫn các CBCNV của Công ty Việt Nam làm quen với Phương án ứng phó sự cố tràn dầu và biết được nhiệm vụ của họ khi có sự cố tràn dầu xảy ra;
  • Phát triển, duy trì kỹ năng phối hợp và triển khai ứng phó sự cố tràn dầu thông qua các chương trình diễn tập và đào tạo;
  • Tuân thủ luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và bảo vệ môi trường.

Khi xảy ra sự cố tràn dầu, các hoạt động được thực hiện với mục đích như sau:

  • Ngăn chặn các thương tích và thiệt hại đối với con người;
  • Ngăn chặn và giảm thiểu các tác động đến môi trường;
  • Ngăn chặn hư hỏng và thiệt hại tài sản;
  • Đánh giá và xác định thiệt hại, bồi thường.
  • Quan trắc môi trường và phục hồi môi trường (đất, nước, hệ sinh thái).
        1. Đối tượng

Kế hoạch này áp dụng cho các CBCNV của Cảng , đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp mà cảng ký hợp đồng là Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải biển và các đối tượng có liên quan khác trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu.

        1. Yêu cầu của kế hoạch ƯPSCTD

Kế hoạch ứng phó tràn dầu này xem xét đến tất cả các khả năng gây tràn dầu trong mọi hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động của Cảng. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được xây dựng dựa trên việc giả định các tình huống sát với tình hình thực tế, phù hợp với lực lượng tham gia, phương tiện, trang thiết bị hiện có của đơn vị ứng phó Doanh nghiệp được hợp đồng với Cảng thuộc Việt Nam theo hợp đồng số 1905/2014/HVS-HD

Trong trường hợp ứng phó không hiệu quả hoặc sự cố tràn dầu có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì Chủ Dự án sẽ triển khai phương án ứng phó theo Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh theo quy định tại khoản 4, khoản 5, điều 16 của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch ƯPSCTD được thực hiện trên phạm vi 02 cảng (01 cảng cầu hàng lỏng 12.000 DWT; 01 cảng cầu hàng khô 10.000 DWT) trên sông Thị Vải, Đồng Nai.

        1.   Sự liên quan tới các kế hoạch khác trong khu vực

Trong trường hợp cần ứng cứu SCTD xảy ra ở các cơ sở hoặc khu vực khác trên sông (như tàu thuyền đâm va khi di chuyển hoặc trôi neo tại khu neo phía thượng nguồn gây tràn dầu), Kế hoạch này cần được áp dụng một cách linh hoạt, đặc biệt cần phối hợp với Kế hoạch ƯPSCTD của các đơn vị cơ sở lân cận hoặc các tàu gần khu vực cảng.

Kế hoạch này cũng kế thừa các qui định trong Kế hoạch ƯPSCTD của Tỉnh Đồng Nai.

Việc khảo sát sẽ giúp cho các đơn vị trong khu vực có cơ hội tìm hiểu và khả năng ứng phó sự cố tràn dầu để hổ trợ lẫn nhau hoặc thông báo, báo động kịp thời trong trường hợp có sự cố xảy ra.

  1. I. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
    1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó).

Ngay sau khi nhận được báo cáo có dầu tràn, chỉ huy hiện trường phải thực hiện các hành động sau:

  • Đến ngay khu vực có dầu tràn;
  • Xác minh tính xác thực của báo cáo;
  • Xác định và ghi nhận lại:
  • Thiết bị xảy ra tràn đầu;
  • Thời điểm báo cáo.
  • Xác định nguồn dầu tràn đổ;
  • Xác định quy mô và bản chất của vệt dầu tràn;
  • Điều kiện thời tiết;
  • Xác định mức độ ứng phó thích hợp;
  • Triển khai Kế hoạch ứng phó khẩn cấp và các hành động khắc phục ban đầu nếu cần thiết;
  • Trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động ứng cứu ngoài hiện trường;
  • Tính toán nhu cầu nguồn lực ứng cứu, dựa trên tình hình quy mô sự cố, mức độ rủi ro và nguồn lực hiện có… và đề nghị cung cấp bổ sung nguồn lực ứng cứu khi cần thiết.
    1. Lực lượng tiếp nhận cấp phát.
  • Các đội ứng phó ngoài hiện trường chịu sự chỉ huy trực tiếp từ Chỉ huy hiện trường và phải tuân thủ phương án do Ban chỉ đạo, chỉ huy hiện trường vạch ra.
  • Thu thập thông tin, đánh giá sơ bộ hiện trường, đề xuất phương án ứng cứu cho chỉ huy hiện trường.
  • Trực tiếp triển khai thiết bị, phương tiện ứng cứu chuyên dụng để ứng cứu và hạn chế thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra như: ứng cứu trên biển, trong khu vực cầu cảng, đường bờ và trong khu vực cảng.
  • Làm lực lượng ứng cứu nòng cốt trong phối hợp ứng cứu các sự cố lớn.
  • Trong quá trình tổ chức ƯPSCTD ở các cấp nêu trên, đội trưởng phải chủ động xử lý, báo cáo kịp thời diễn biến sự cố, đề xuất các kiến nghị cần thiết đến cấp có thẩm quyền.
    1. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ.

Người phát hiện sự cố cần thông báo các thông tin sau:

  • Tên người thông báo;
  • Nơi phát sinh dầu tràn;
  • Loại dầu tràn ( dầu FO, dầu DO.);
  • Các biện pháp khắc phụ ban đầu (nếu có);
  • Dầu có tiếp tục tràn nữa không;
  • Nếu có thể ước lượng lượng dầu đã tràn.
    1. Các ban ngành của cơ sở.
  • Là đại diện lãnh đạo cao nhất của Công ty CP Việt Nam chỉ đạo công tác ứng phó các tình huống khẩn cấp trong đó có sự cố tràn dầu;
  • Thu thập các thông tin về sự cố tràn dầu thông qua các báo cáo của Chỉ huy hiện trường;
  • Lập phương án ứng cứu cho sự cố tràn dầu và trình lên Trưởng Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp để phê duyệt;
  • Kiểm tra các hành động khẩn cấp được thực hiện theo đúng quy trình đối với từng loại dầu, điều kiện thời tiết,...
  • Chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia ứng phó tình huống khẩn cấp bao gồm cả ƯPSCTD;
  • Cùng với ban chỉ huy các tình huống khẩn cấp kiểm tra việc cung cấp đủ nhân lực và phương tiện thiết bị phục vụ cho công tác ƯPSCTD;
  • Thường xuyên cập nhật thông tin về công tác ƯPSCTD và các tình huống phát sinh trong quá trình triển khai ứng cứu, quyết định cấp độ tràn dầu trên cơ sở đề xuất của Chỉ huy hiện trường;
  • Khi sự cố tràn dầu có khuynh hướng vượt cấp (cấp I) thì Ban chỉ đạo các tình huống khẩn cấp liên hệ với các sở/ban ngành trong tỉnh có liên quan và đơn vị trợ giúp trong khu vực;
  • Trưởng ban chỉ đạo tình huống khẩn cấp của Công ty là người đại diện duy nhất để làm việc với các cơ quan, ban ngành liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng.
    1.  Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương.
  • Tất cả các sự cố tràn dầu từ các khu vực phân xưởng phải được báo cáo cho Ban chỉ chỉ đạo các tình huống khẩn cấp của Nhà máy bột ngọt Vedan.
  • Tùy theo cấp độ tràn dầu mà Ban chỉ đạo ứng phó tình huống khẩn cấp của Nhà máy sẽ báo cáo cho các cơ quan chức năng liên quan theo bảng dưới đây để thông tin hoặc yêu cầu hỗ trợ.

Các cơ quan chức năng

Cấp tràn dầu

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Ủy ban nhân tỉnh Đồng Nai

+

x

x

Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai

+

x

x

UNND Huyện Nhơn Trạch

+

x

x

Trung tâm ƯPSCTD miền Nam

x

x

Ban chỉ đạo\chỉ huy các tình huống khẩn cấp của Công ty CPHH Vedan Việt Nam

+

x

x

Ghi chú:

“+”: Báo cáo để thông tin.

“x”: Báo cáo để thông tin hoặc yêu cầu hỗ trợ.

Trưởng Ban chỉ đạo ứng phó tình huống khẩn cấp của nhà máy hoặc người được ủy quyền là cấp thẩm quyền được phép cung cấp thông tin về sự cố tràn dầu cho các cơ quan ban ngành liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng.

    1. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu.

V.6.1. Kế hoạch đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

V.6.1.1. Huấn luyện và đào tạo

Nhằm nâng cao nhận thức cho CBCNV trong hoạt động UPSCTD, ngăn chặn, hạn chế sự cố xảy ra. Hàng năm, Cảng triển khai các hoạt động tập huấn trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, UPSCTD nói riêng, tổ chức diễn tập tại đơn vị.

Theo qui định của quyết định 12/2021/QĐ-TTg, Ban lãnh đạo của Cảng sẽ lập kế hoạch tổ chức đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho các cán bộ của Cảng và trình cho Công ty Việt Nam phê duyệt. Việc thực hiện có thể tự công ty đưa ra hoặc tham gia vào các khóa đào tạo do tỉnh tổ chức, với tần suất 01 năm/lần.Các thông tin về kế hoạch đào tạo và ngân sách dự tính thể hiện trong phụ lục.

Đối tượng: Là các lực lượng tham gia UPSCTD tại Cảng theo danh sách được lãnh đạo Công ty phê duyệt và nhân lực ứng phó sự cố tràn của công ty Hải Vân.

Chương trình huấn luyện về UPSCTD sẽ được lập hàng năm phải phục vụ cho cả 3 đối tượng chính sau: Các nhân viên làm nhiệm vụ ứng phó, các thành viên của Ban chỉ huy ứng phó. Nội dung huấn luyện bao gồm về lý thuyết và Huấn luyện các tình huống và cấp độ tràn dầu mức độ nhỏ, trung bình theo kế hoạch này.

Khóa huấn luyện cơ bản về UPSCTD:  IMO Mức 1

  • Mục đích:
  • Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự cố tràn dầu và công tác ứng cứu;
  • Thực hành một số kỹ năng cơ bản khi tham gia UPSCTD ngoài hiện trường.
  • Thời gian: 2- 3 ngày
  • Địa điểm: Cảng 
  • Đối tượng tham gia: 10 người – 15 người/khóa
  • Nhân viên vận hành trực tiếp tại khu vực có rủi ro tràn dầu;
  • Đội trưởng, trưởng ca;
  • Lực lượng phối hợp, hỗ trợ khi xảy ra sự cố;
  • Lực lượng chuyên trách về ứng cứu khẩn cấp của Chính quyền địa phương.
  • Nội dung cơ bản của lớp học
  • Kiến thức cơ bản về sự cố tràn dầu: đánh giá rủi ro, phân loại & đặc tính cơ bản của dầu, quá trình phong hóa và sự di chuyển của dầu, tác hại do sự cố tràn dầu;
  • Một số sự cố điển hình;
  • Trang thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu;
  • Chiến lược ứng cứu sự cố tràn dầu;
  • Các phương pháp ứng cứu và quy trình triển khai ứng cứu;
  • Bài tập xử lý tình huống;
  • An toàn môi trường trong ứng cứu sự cố tràn dầu;
  • Thực hành triển khai thiết bị tại cầu cảng theo nhiều phương án khác nhau.
              1. Khóa huấn luyện nâng cao UPSCTD: IMO Mức 2
  • Mục đích:
  • Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự cố tràn dầu và công tác ứng cứu;
  • Thực hành một số kỹ năng cơ bản khi chỉ huy, điều hành hoạt động ứng cứu.
  • Thời gian: 2-3 ngày
  • Địa điểm: tại Cảng 
  • Đối tượng tham gia: 10 người – 20 người/khóa
  • Chỉ huy hiện trường,  ban chỉ đạo;
  • Các cấp quản lý khác có liên quan;
  • Các cấp quản lý ứng cứu khẩn cấp của chính quyền địa phương.
  • Nội dung cơ bản của lớp học
  • Kiến thức cơ bản về sự cố tràn dầu: đánh giá rủi ro, phân loại và đặc tính cơ bản của dầu, quá trình phong hóa & sự di chuyển của dầu, tác hại do sự cố tràn dầu;
  • Bài học kinh nghiệm qua sự cố tràn dầu điển hình;
  • Thực hành xác định hướng di chuyển của dầu trên bản đồ;
  • Trang thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu;
  • Quy trình triển khai ứng cứu;
  • Tổ chức và chỉ huy lực lượng ứng cứu;
  • Làm sạch đường bờ và quản lý chất thải;
  • Quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường tại hiện trường;
  • Xây dựng kế hoạch hành động;
  • Thực hành chỉ huy ứng cứu.

V.6.1.2. Diễn tập

Theo qui định của quyết định 12/2021/QĐ-TTg, Ban lãnh đạo Cảng sẽ tổ chức diễn tập theo các tình huống giả định đã nêu trong kế hoạch 6 tháng /1 lần tại Cảng và mời các cơ quan, đơn vị liên quan tham dự để góp ý hoàn thiện kế hoạch UPSCTD hiện hữu. Kinh phí dành cho diễn tập hàng năm khoảng 10-20 triệu VNĐ. Thời gian đào tạo và diễn tập sẽ được thực hiện theo tần suất 6 tháng/lần và tùy theo tình hình hoạt động của Cảng.

  • Mục đích:
  • Kiểm tra tính năng hoạt động của thiết bị, phương tiện
  • Huấn luyện khả năng phối hợp ứng cứu của các lực lượng
  • Huấn luyện kỹ năng chỉ huy, điều hành hoạt động ứng cứu
  • Đối tượng tham gia:
  • Đội ứng cứu tràn dầu chuyên nghiệp
  • Nhân viên vận hành nhập, xuất dầu
  • Ban chỉ đạo ứng phó tình huống khẩn cấp của Nhà máy, các Sở/Ban ngành liên quan của địa phương, các Nhà máy và đơn vị trong khu vực.
  • Hình thức diễn tập:
  • Diễn tập xử lý thông tin
  • Diễn tập triển khai thiết bị ngoài hiện trường
  • Diễn tập tổng thể, xử lý thông tin

Các cách thức diễn tập có thể được sử dụng là:

1.Diễn tập báo động

Diễn tập báo động về nguyên tắc không được báo trước và có thể liên quan đến tất cả tổ chức ứng phó hoặc một bộ phận của nó nhằm thực hiện quy trình thông báo/báo động.Sau diễn tập sẽ có tổng kết và đánh giá về thời gian và phương thức của các thông báo và báo động để hoàn thiện hệ thống thông báo và báo động.

              1. Diễn tập ứng phó trong phòng

Có 2 hình thức diễn tập trong phòng:

  • Diễn tập ứng phó cho toàn bộ tổ chức ứng phó của Công  Việt Nam hoặc của Cảng với công ty nhằm hoàn thiện quá trình ứng phó một tình huống tràn dầu cụ thể, khả năng phối hợp và hợp tác giữa các bên liên quan tới hoạt động ứng phó;
  • Diễn tập tổng thể cho Cảng và các cơ quan quản lý Nhà nước: diễn tập này sẽ do tỉnh Đồng Nai chỉ đạo.

Mục đích chính của diễn tập là kiểm tra các hoạt động thực tế trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho ứng phó tràn dầu nhằm hoàn thiện Kế hoạch diễn tập và xác định nhu cầu huấn luyện bổ sung.

Nội dung của diễn tập cần chú trọng vào:

A)Các hiểu biết và nội dung của Kế hoạch diễn tập;

B) Đường dây thông tin liên lạc và hợp tác, phối hợp;

C)Ra quyết định, ra lệnh và nhận lệnh theo thời gian (tiến hành các hoạt động ứng phó);

D)Trách nhiệm và nhiệm vụ của từng vị trí.

              1. Diễn tập thực tế

Nội dung của diễn tập thực tế tại bao gồm các diễn tập liên quan đến:

  1. Bố trí nguồn lực sẵn có;
  2. Vận hành và điều khiển các thiết bị ứng phó;
  3. Đường dây thông tin giữa các bên tham gia;
  4. Năng lực quản lý điều hành các nguồn lực ứng phó của Chỉ huy tại hiện trường.
    1.  Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo.

V.7.1. Cập nhật, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo

Kế hoạch này sẽ được cập nhật lại theo một trong những mốc thời gian/sự kiện sau:

  • Khi có sự thay đổi nhân sự trong công ty liên quan đến sự phân công trách nhiệm trong Kế hoạch.
  • Khi có sự thay đổi về các nội dung thông tin liên lạc liên quan.
  • Hàng năm.
  • Ngay sau khi có các biên bản rút kinh nghiệm sau diễn tập.
  • Theo qui định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước.

Nội dung cập nhật có thể bao gồm:

  • Bổ sung các tình huống giả định.
  • Cập nhật các thông tin mới, qui định mới.
  • Thay đổi các nội dung cho phù hợp với thực tế.

Việc báo cáo cập nhật:

Định kỳ 3 năm, kế hoạch ứng phó tràn dầu này sẽ được điều chỉnh lớn và gửi báo cáo cho Sở Tài nguyên Môi trường và các bên có liên quan hoặc theo qui định của pháp luật hiện hành.


Đã thêm vào giỏ hàng