Lập dự án du lịch sinh thái

Lập dự án du lịch sinh thái khai thác các tuyến du lịch, quy trình cấp phép xây dựng khu du lịch sinh thái và quy hoạch khu du lịch sinh thái.

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

I.4. Thời hạn đầu tư

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU KHU VỰC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

II.1. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh gia lai

II.1.1. Vị trí địa lý

II.1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên:

II.1.2. Điều kiện về du lịch

II.2.  Khu bảo tồn kon chư răng huyện k'bang

II.3. Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch

II.3.1. Tình hình du lịch sinh thái

II.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất du lịch

II.3.2.1. Địa điểm tham quan

II.3.2.2. Cơ sở lưu trú

II.3.2.3. Dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí

II.3.2.4. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch

II.3.3. Thực trạng về khai thác du lịch

II.3.3.1. Thực trạng khách du lịch thăm quan tại khu bảo tồn

II.3.4. Thực trạng khai thác các tuyến, điểm thăm quan

II.4. Kết luận

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

III.2. Mục tiêu đầu tư khu du lịch

III.3. Định hướng phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại kbt

III.3.1. Tổ chức các dịch vụ đi kèm

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN DU LỊCH SINH THÁI

IV.1. Không gian du lịch chính

IV.1.1. Các tuyến du lịch dã ngoại, thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng

IV.1.2. Tuyến du lịch thác hang én (thác 50), thác hoa (thác 40) (2 ngày, 1 đêm)

IV.1.3. Tuyến du lịch thác 5 tầng, thác trại dầm và thác tóc tiên (2 ngày, 1 đêm)

IV.1.4. Tuyến du lịch đồi sim – thác brong (tuyến 1 ngày)

IV.1.5. Tuyến du lịch cánh đồng điện biên – thác liêm - thác tổ ong (1 ngày)

IV.1.6. Tuyến du lịch thác rêu (3 tầng) -  thác giặt áo (tuyến 1 ngày)….

CHƯƠNG V: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

V.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

V.1.1. Điều kiện tự nhiên

V.1.1.1. Khí hậu thủy văn

V.2. Diện tích vùng đệm

CHƯƠNG VI: THỰC TRẠNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI CỦA KHU BẢO TỒN…

VI.1. Tài nguyên thiên nhiên

VI.1.1. Địa chất, địa hình

VI.1.2. Tài nguyên rừng

VI.2. Giá trị văn hóa

VI.3. Giá trị lịch sử

VI.4. Giao thông

VI.5. Thông tin liên lạc

VI.6. Nhận xét chung về hiện trạng

CHƯƠNG VII: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

VII.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

VII.1.1. Phân khu đón tiếp du khách

VII.1.2. Phân khu du lịch sinh thái

VII.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

VII.3. Diện tích mặt bằng khu du lịch dự kiến

VII.3.1. Quy mô và tính chất

VII.3.2. Cơ sở vật chất

VII.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc

VII.3.4. Hệ thống xử lý nước thải và vệ sinh môi trường

VII.4. Xây dựng hệ thống các bảng dẫn đường, bảng diễn giải thiên nhiên, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân

VII.5. Các dịch vụ bổ sung

VII.5.1. Hệ thống đường giao thông

VII.5.2. Hệ thống lưới điện, nước

VII.6. Phương thức tổ chức du lịch sinh thái

VII.6.1. T tổ chức khai thác dịch vụ du lịch sinh thái

VII.6.2. Liên doanh liên kết để tổ chức dịch vụ

CHƯƠNG VIII: CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH

VIII.1. Các thác nước trong khu bảo tồn thiên nhiên kon chư răng…..

VIII.1.1. Thác 5 tầng

VIII.1.2. Thác trại dầm

VIII.1.3. Thác tóc tiên

VIII.1.4. Thác broong

VIII.1.5. Thác rêu

VIII.1.6. Thác giặt áo.

VIII.1.7. Thác tổ ong

VIII.1.8. Thác liêm

VIII.1.9. Thác ma

VIII.1.10. Thác hang én khu bttn kon chư răng

VIII.1.11. Thác hoa

VIII.2. Các sản phẩm du lịch

VIII.2.1. Du lịch nghiên cứu

VIII.2.2. Du lịch văn hóa

VIII.2.3. Du lịch giải trí

VIII.2.4. Du lịch sinh thái

VIII.2.5. Du lịch khám phá

VIII.2.6. Du lịch ẩm thực

VIII.3. Quy hoạch các tuyến, điểm du lịch  hệ thống dịch vụ du lịch

VIII.3.1. Các tuyến du lịch trong vùng quy hoạch

CHƯƠNG IX: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

IX.1. Sơ đồ tổ chức công ty - mô hình tổ chức

IX.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành

IX.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động

CHƯƠNG X: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

X.1. Tiến độ thực hiện

X.1.1. Giải pháp thi công xây dựng

X.2. Hình thức quản lý dự án

CHƯƠNG XI: GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN

XI.1. Giải pháp về giáo dục và thuyết minh môi trường

XI.2. Phương án cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch

CHƯƠNG XII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

XII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư

XII.2. Nội dung tổng mức đầu tư

XII.3. Chi phí xây dựng và lắp đặt

XII.4. Chi phí thiết bị

XII.5. Chi phí quản lý dự án

XII.6. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

XII.7. Chi phí khác

XII.8. Dự phòng chi

XII.8.1. Lãi vay của dự án

XII.9. Tổng mức đầu tư

CHƯƠNG XIII: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

XIII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án

XIII.2. Tiến độ sử dụng vốn

XIII.3. Phương án hoàn trả vốn vay

CHƯƠNG XIV: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

XIV.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

XIV.2. Thời gian tính toán

XIV.3. Cơ cấu vốn, tỷ giá

XIV.4. Các chí phí hoạt động sản xuất và kinh doanh

XIV.5. Doanh thu dự án

XIV.6. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án

XIV.7. Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội

CHƯƠNG XV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XV.1. Kết luận

XV.2. Kiến nghị

  1. I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
    1.  Giới thiệu chủ đầu tư
  •  Tên công ty : Công ty CP Đầu tư Sinh thái Thiên Đường Xanh-Chi nhánh Gia Lai
  •  Địa chỉ        : Khu sản xuất làng Chiêng, Xã Đăk Smar, Huyện Kbang, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
  •  Điện thoại  : 0854550464
  •  Người đại diện : Ông Võ Hoàng Nam     -        Chức danh: Giám đốc chi nhánh
  •  Ngành nghề chính: Xây dựng dân dụng, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, khu du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn,…
    1.  Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
  •  Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
  •  Địa chỉ     : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
  •  Điện thoại: (028) 22142126    ;  Fax: (08) 39118579
    1.  Mô tả sơ bộ dự án
  •  Tên dự án: Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
  •  Địa điểm: Tại xã Sơn Lang, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai;
  •  Quỹ đất của dự án: 7.000 m2 thuộc đất sử dụng đầu tư các công trình dịch vụ, bãi đậu xe và nhà nghỉ.
  •  Mục tiêu đầu tư: Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác như: Khu nhà nghỉ dưỡng Bungalow, du lịch dã ngoại, đi núi, leo thác, nhà hàng ăn uống, du lịch sinh thái, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng và hài hòa với thiên nhiên. Mô hình khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được đầu tư thí điểm trong 5 năm, chủ yếu là phát triển du lịch sinh thái, đưa đón khách du lịch và tạo điều kiện về phương tiện di chuyển nhằm giúp du khách thuận lợi trong quá trình tham quan. Khu nhà gỗ Bungalow được thiết kế chiếm diện tích nhỏ với vật liệu xây dựng bằng gỗ thân thiện với môi trường gần gũi với thiên nhiên và đặc biệt là không gây ra tác động có hại đến môi trường. Kết hợp bên cạnh đó là điểm mạnh từ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng với núi non hùng vĩ cộng với những dòng suối trong xanh tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo đây chính là một điều kiện lý tưởng cho Công ty Cổ phần Đầu tư sinh thái Thiên Đường Xanh-Chi nhánh Gia Lai khai thác tiềm năng du lịch, với mục tiêu trong giai đoạn 5 năm thí điểm sẽ tập trung toàn bộ đầu tư cho các hạng mục nghỉ dưỡng nhằm mang lại bước khởi đầu chỉnh chu nhất bồi dưỡng nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Mục tiêu to lớn tiếp theo mà Công ty hướng đến đó chính là “phát triển đi đôi với bảo tồn” Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon chư Răng là nguồn tài nguyên cho phép tạo ra những dòng sản phẩm du lịch đa dạng, cải thiện thu nhập cho cộng đồng, góp phần cho công tác bảo tồn hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Có thể nói dự án Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng sau khi được triển khai sẽ là cơ sở vững chắc khai thác hiệu quả tiềm năng, tận dụng tốt các cơ hội phát triển; đưa du lịch trở thành ngành có đóng góp đáng kể cho huyện Kbang nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung, giúp đa dạng hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Giai đoạn đầu dự án sẽ khai thác và phát triển thí điểm trong vòng 5 năm để đánh giá hiệu quả và lợi ích kinh tế mang lại, sau 5 năm chủ đầu tư sẽ có hướng xin thực hiện dự án hoàn chỉnh lâu dài vào giai đoạn sau.
  •  Tổng vốn đầu tư khoảng: 42.000.000.000 đồng.
  •  Bằng Chữ: Bốn mươi hai tỷ đồng.
  •  Trong đó vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư Sinh thái Thiên Đường Xanh-Chi nhánh Gia Lai là 12,6 tỷ đồng, vốn vay thương mại 29,4 tỷ đồng.
  •  Tiến độ thực hiện dự án:
  •  Thời gian xây dựng: từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 12 năm 2024.
  •  Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ cuối năm 2024.
  •  Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.
  •  Hình thức quản lý:
  •  Công ty Cổ phần Đầu tư Sinh thái Thiên Đường Xanh-Chi nhánh Gia Lai trực tiếp quản lý dự án.
  •  Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước .
  •  Nguồn vốn đầu tư: (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay)

I.4. Thời hạn đầu tư:

  •  Thời hạn đầu tư của dự án là 5 năm và khả năng xin gia hạn thêm.

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

  •  Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH13 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp Số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020; Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
  •  Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư;
  •  Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  •  Thông tư số 81/2018/TT-BTC ngày 28/8/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định;
  •  Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ nông nghiệp và PTNT Quy định về các biện pháp lâm sinh;
  •  Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ nông nghiệp và PTNT Quy định Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;
  •  Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
  •  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư số 12/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng;
  •  Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
  •  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình;
  •  Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp;
  •  Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định một số Điều của Luật du lịch;
  •  Quyết định số 2370/QĐ/BNN – KL ngày 5/8/2008 của Bộ nông nghiệp về việc Phê duyệt đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020;
  •  Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 1 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020;
  •  Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 16/03/2012 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020;
  •  Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc “phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
  •  Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 06 năm 2017 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
  •  Hồ sơ dự án Đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2005-2010 kèm theo quyết định 124/QĐ-UBND ngày 27/1/2005 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2005 – 2009;
  •  Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng giai đoạn 2011-2020 kèm theo Quyết định số 1328A/QĐ-UBND ngày 12/11/2011 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng giai đoạn 2011-2020;
  •  Quyết định 900/QĐ-UBND, ngày 04/10/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng giai đoạn 2011 – 2020;
  •  Quyết định số 525/QĐ-UBND, ngày 04/08/2016 của UBND tỉnh Gia Lai về việc “phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
  •  Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND Tỉnh Gia lai “V/v phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm Khu BTTN Kon Chư Răng”;
  •  Thông báo số 90-TB/VPTU ngày 12/04/2017 của Văn phòng tỉnh ủy Gia Lai về việc thông báo kết luận của đồng chí Bí thư tỉnh ủy tại buổi làm việc với BQL Khu BTTN Kon Chư Răng;
  •  Thực hiện văn số 1574/UBND-KGVX, ngày 19/07/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc “Lập đề án khai thác du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng”;  
  •  Văn bản số 1206/SGTVT-QLCLCTGT ngày 15/6/2017 của Sở Giao thông về việc đề xuất, kiến nghị xây dựng các đường trục và đường tuần tra trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; Văn bản số 1536/VP-CNXD, ngày 13/7/2017 của văn phòng UBND tỉnh Gia Lai về việc kiểm tra, đề xuất vốn đầu tư xây dựng các đường trục và đường tuần tra trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

  •  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
  •  Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
  •  TCVN 2737-1995  : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
  •  TCXD 229-1999     : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió;  

 TCVN 375-200

  1. I: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
    1.  Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án 

Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được chính phủ nhiều nước quan tâm. Trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng. Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá và khai thác kiệt quệ. Vì vậy, để đảm bảo được nguồn tài nguyên này và phòng tránh những hệ lụy về sau thì chính phủ đang kêu gọi toàn dân trồng rừng và bảo vệ rừng.

Để bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K'Bang với cơ chế đặc thù có nhiều chính sách ưu đãi là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng, do địa bàn đang còn hoang sơ. Dựa trên các cơ sở phân tích về điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên chung của khu vực cũng như trên cơ sở các văn bản pháp lý có liên quan. Việc đầu tư dự án Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tại xã Sơn Lang, huyện K'Bang có tính khả thi cao bởi các yếu tố sau:

- Thực hiện chiến lược phát triển hình thành khách sạn hiện đại trong sự hoang sơ của môi trường tự nhiên của đảo, tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung. Thống nhất quản lý về quy hoạch và xây dựng, đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án, thì vị thế cũng như uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, có vị trí vững mạnh trong lĩnh vực Du lịch sinh thái, kết hợp dịch vụ du lịch biển đảo.

Trước tình hình xã hội ngày càng hiện đại các nhà máy, khu đô thị, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất đang mộc lên ngày càng nhiều. Vì thế, mà xu hướng phát triển một nền công nghiệp xanh đang rất được quan tâm – nó là nhu cầu đòi hỏi cao của cả thế giới. Nắm bắt được nhu cầu này, các nhà đầu tư đang lùng xục những địa điểm thích hợp có tiềm năng du lịch lớn. Và Gia Lai cũng là một trong những địa điểm có vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan rất thuận lợi. Bên cạnh đó còn có những khu rừng nguyên sinh đang rất thu hút sự quan tâm của du khách. Một trong những khu rừng đó có Kon Chư Răng.
       Kon Chư Răng là một khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) nằm trên địa phận  xã Sơn Lang – huyện Kbang – tỉnh Gia Lai. Kon chư răng có tiềm năng du lịch rất lớn nhưng chưa được đầu tư và đang được đưa vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Tỉnh với mã số 07/2012- Gia Lai/IPC. Với mục tiêu  hoạt động của dự án là bảo tồn và phát triển hệ sinh thái động thực vật, nghỉ ngơi tìm hiểu về môi trường, tổ chức sinh họat văn hóa văn nghệ của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng.
      Năm 2009, Phân Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung bộ và Tây nguyên giải đoán ảnh vệ tinh đã cho thấy, số lượng và chất lượng rừng ở khu BTTN Kon Chư Răng đang được tăng lên rõ rệt, riêng tỷ lệ rừng giàu, rừng TB của Khu BTTN Kon Chư Răng đang biến động theo chiều hướng tăng lên tới 30% so với năm 2004. Hiện nay, độ che phủ rừng Kon Chư Răng đạt tới 99,6 % cao nhất so với tất cả các khu rừng Đặc dụng trên toàn Quốc.
       Trước những yêu cầu cấp bách về việc bảo tồn và phát triển vốn quý của rừng Kon Chư Răng, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được thành lập theo quyết định số 28/2004/QĐ-UB ngày 18/03/2004 của UBND tỉnh Gia Lai và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2004.
      Dự án kêu gọi đầu tư vào KBTTN này có tên gọi là “ dự án khu du lịch sinh thái khu bảo tồn Kon Chư Răng”. Kon Chư Răng đựơc thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cảnh quan tuyệt mỹ hứa hẹn mang đến cho du khách những giây phút thoải mái, đắm chìm với sự hoang sơ: những ngọn núi cao, cheo leo, những con thác hùng vĩ trong vắt, cùng những loài động vật hoang dã mà du khách ít được nhìn thấy ở vườn bách thú, công viên.
        Hệ sinh thái rừng đa dạng thích hợp cho tất cả mọi người với nhiều mục đích khác nhau: nghỉ ngơi, khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, văn hóa.Nhưng bên cạnh những cảnh quan đẹp và nguồn lợi nhuận thu được của nhà đầu tư thì vẫn có những vấn đề cần lưu ý. Đòi hỏi nhà đầu tư phải có tầm nhìn quy mô, chiến lược và các chính sách đầu tư phải phù hợp với đặc trưng của khu bảo tồn, tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Thực hiện chiến lược phát triển Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, chủ đầu tư đã ký hợp đồng hợp tác để quản lý và điều hành Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng do vậy chắc chắn sẽ  mang lại hiệu kinh tế cao. Ngoài ra chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện K'Bang đặc biệt là du lịch sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng…

Dự án nhằm thu hút một lượng khách du lịch từ Miền Bắc, Miền Trung, thành phố HCM và khách nước ngoài đến với huyện K'Bang thông qua các chương trình du lịch lữ hành quốc tế, du khách đến khu du lịch để khám phá một loại hình mới du lịch sinh thái, dã ngoại. Đặc biệt với việc mở các tuyến bay trực tiếp từ huyện K'Bang đi và đến các sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt và Hà Nội là một điều kiện rất tốt để khai thác tiềm năng khách du lịch từ các địa phương, vùng miền khác của cả nước tham quan tìm hiểu huyện K'Bang. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND huyện K'Bang cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương. Đầu tư xây dựng dự án Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quỹ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, và cũng là thêm một lựa chọn nơi du lịch, vui chơi thư giãn cho khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm huyện K'Bang.

 Những năm gần đây lượng du khách đến với du lịch huyện K'Bang ngày càng tăng cao với xu hướng chất lượng cao và nhu cầu sử dụng đa dạng các sản phẩm du lịch. Do vậy các cơ sở du lịch phục vụ hiện có trên địa bàn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tỏ ra không phù hợp trong thời kỳ mới, do cơ sở hạ tầng xuống cấp các sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng các dịch vụ chưa cao.

Xuất phát từ nhu cầu đó, việc xây dựng khu du lịch đáp ứng những nhu cầu và mong đợi của du khách và khai thác tiềm năng du lịch vốn có, tạo ra các cảnh quan du lịch mới góp phần xây dựng, bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên du lịch là rất cần thiết. Chính vì những yếu tố trên, Chủ đầu tư đề xuất việc xây dựng Khu du lịch với qui mô đầu tư đạt tiêu chuẩn 4 sao cho du lịch sinh thái. Chúng tôi tin rằng dự án ra đời sẽ mang lại những thành quả về mặt kinh tế xã hội, phù hợp với qui hoạch và định hướng phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh Gia Lai.

Từ thực tế yêu cầu, nguyện vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai, việc thí điểm đầu tư dự án du lịch sinh thái kết hợp các hoạt động văn hoá thể thao tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện K'Bang trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân huyện với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư.

Thực hiện chiến lược phát triển Khu du lịch chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện và tỉnh Gia Lai đặc biệt là du lịch và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch sinh thái thưởng ngoạn những mô hình du lịch tự nhiên độc đáo,…. 

Dự án nhằm thu hút một lượng khách du lịch quốc tế đến với huyện K'Bang thông qua các chương trình du lịch lữ hành quốc tế, du khách đến khu du lịch để khám phá một loại hình mới. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Khu du lịch. Công ty đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND tỉnh Gia Lai cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch, dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho huyện K'Bang và cũng là thêm một lựa chọn nơi du lịch sinh thái, vui chơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng của nhân dân địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước. 

Khu du lịch có tính khả thi tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Gia Lai đưa ra. Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và quảng bá du lịch, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Khu du là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển du lịch, thể thao, giải trí, thư giãn vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

    1.  Mục tiêu đầu tư Khu du lịch 

- Bảo tồn hệ sinh thái rừng gắn liền với việc khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng một cách hợp lý để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại đơn vị.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; thiết lập các tuyến du lịch, tạo dựng các điểm đến hấp dẫn làm cơ sở đưa đơn vị là một trong những nơi tiêu biểu cho du lịch sinh thái của địa phương.

- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí ngày càng tăng của khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường; thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với người dân bản địa, gắn với phát triển du lịch sinh thái; tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng đệm thông qua các dự án phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, đóng góp cho ngân sách địa phương, góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội.

- Làm cơ sở cho việc xây dựng các Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Khu BTTN Kon Chư Răng; Quảng bá hình ảnh của KBT tới du khách trong nước và quốc tế.

- Tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên KBT.

Phát triển hệ sinh thái tự nhiên: Tận dụng khai thác các nguồn cây xanh trong khu du lịch. Sử dụng bãi đất trống đưa vào sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đất, phát triển hệ thống sinh thái đa dạng bảo đảm tính bền vững của dự án phù hợp xu thế phù hợp chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sử dụng những tri thức, khả năng kinh nghiệm về quy hoạch, kiến trúc và quản lý mang phong cách kinh doanh doanh mới, hiện đại để tạo ra được những công trình có giá trị mang tính hiện đại kết hợp, phong cách riêng thu hút được nguồn du khách, hoạch định được định hướng hoạt động kết nối các địa phương ngoài tỉnh, quốc tế. Tạo ra công trình mang biểu tượng đặc trưng của địa phương, một Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái xanh sạch đẹp, và là công trình mang tính điển hình trong định hướng có đầy đủ các tiện nghi, phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước về chất lượng cũng như số lượng phục vụ nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Gia Lai nói chung và khu du lịch nói riêng.

Kết gắn, liên kết và thúc đẩy sự phát triển Du lịch đối với những địa danh và thế mạnh của tỉnh nhà đồng thời tạo cơ sở hạ tầng phát triển ngành du lịch đối với địa phương tỉnh Gia Lai. Góp phần đóng góp nguồn ngân sách, tạo việc làm ổn định và lâu dài cho một số lao động trong vùng, thúc đẩy thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội tại địa phương.

 Hiểu rõ lợi thế về vị trí đầu tư, sự thiếu hụt cơ sở lưu trú có chất lượng cao cùng những chính sách ưu đãi của Chính phủ trong việc phát triển du lịch huyện K'Bang nói riêng và du lịch cả nước nói chung, Công ty Cổ Phần Đầu tư Sinh thái Thiên Đường Xanh-Chi nhánh Gia Lai rất mong muốn được triển khai dự án “Khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng” tại xã Sơn Lang, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai.

    1.  Định hướng phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại KBT 

- Với những tiềm năng hiện có, KBT có đủ điều kiện để phát triển 2 loại hình du lịch chính sau:

+ Du lịch dã ngoại, thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng;

+ Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề, đề tài khoa học;

- Đặc điểm chung của các loại hình du lịch này là hầu như chưa được khai thác và chưa phát huy được tiềm năng vốn có của nó, chưa có sự gắn kết thành mạng lưới, các tuyến du lịch còn rời rạc, kèm theo đó là các dịch vụ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho du lịch còn yếu. Hiệu quả khai thác chưa cao, điều này thể hiện ở số lượng khách đến thăm quan khu bảo tồn còn rất lẻ tẻ và khả năng kích sức tiêu thụ, sức mua của khách còn kém do chưa có những cơ sở dịch vụ tương xứng và hậu quả là nguồn thu từ hoạt động du lịch chưa có.

      1. Tổ chức các dịch vụ đi kèm

+ Hướng dẫn viên du lịch, người dẫn đường

+ Tổ chức phương tiện vận chuyển thuận tiện phù hợp phục vụ khách du lịch từ Khu vực dịch vụ hành chính của KBT tới các điểm du lịch.

+ Tổ chức các dịch vụ bán và cho thuê các trang thiết bị phục vụ thăm quan cho du khách như: xe đạp, xe máy ; quần áo, giày dép, lều, bạt, vv...

+ Tổ chức dịch vụ ăn, uống, mua sắm

+ Tổ chức các sân chơi thể thao cho người lớn và trẻ em

+ Trông giữ phương tiện

+ Vận chuyển đồ

+ Xuất bản các tài liệu, tờ rơi phục vụ du lịch sinh thái.

  1. II:
    ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN DU LỊCH SINH THÁI
    1. Không gian du lịch chính (Có bản đồ kèm theo)
      1.      Các tuyến Du lịch dã ngoại, thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng 

     Khu Bảo tồn có nhiều suối, thác đẹp như: Suối Say, Suối Đá, suối Đắc Phan, hệ thống Sông suối này tạo ra nhiều thác nước đẹp như: thác 3 tầng, thác 50, thác Trại Dầm, thác 5 tầng, thác Tóc Tiên,… Các thác này có độ cao khá lớn, từ 20 mét đến trên 50 mét, quanh năm có nước đổ từ trên cao xuống làm tung bọt trắng và sương nước, tạo ra bầu không khí rất mát mẻ. Gần thác là những hệ thống đá tảng lớn, tạo nhiều hang đá với các hình hài lạ mắt; xung quanh là những khu rừng còn nguyên sinh, rất đa dạng về mặt sinh học. Thích hợp cho phát triển loại hình du lịch dã ngoại, thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần tuý chỉ đơn giản là tìm về với thiên nhiên có không khí trong lành tươi mát, để được hoà mình với thiên nhiên hoang dã, rừng xanh, suối mát, tha hồ đùa giỡn với sông nước, thư giãn tâm hồn sau những ngày học tập và làm việc vất vả, căng thẳng hoặc chinh phục đỉnh cao, leo núi, vượt thác. Loại hình du lịch này có thể thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nước đến khu bảo tồn.

Để chinh phục Kon Chư Răng du khách cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như giày leo núi, đồ đi rừng, các loại thuốc chống côn trùng, nước uống, túi ngủ, lều và đồ ăn. Hành lý nên gọn nhẹ nhất có thể nhưng vẫn phải đầy đủ. Ngoài ra, nhất định phải có thêm người dẫn đường để chinh phục nơi này an toàn nhất.

Mặc dù chặng đường chinh phục Kon Chư Răng sẽ chẳng hề dễ dàng, bởi rừng già rất đẹp nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả những nỗi sợ sẽ chẳng là gì khi bạn được đắm chìm vào khoảng không xanh mát đẹp tuyệt vời giữa đại ngàn Tây Nguyên, những dòng thác như dải lụa vắt ngang trời vừa mềm mại vừa hùng vĩ hẳn sẽ khiến bạn không thể nào quên.

Hiện nay trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có hàng trăm km đường vận xuất lâm nghiệp cũ, đường xe thồ bộ đội, đường mòn dân sinh nằm hoàn toàn dưới tán rừng, nên việc kiểm kê rừng bằng ảnh vệ tinh không thể hiện được con đường này trong bản đồ Kon Chư Răng.

Việc đề xuất đầu tư xây dựng 21km đường trục chính rộng 3m và 17km đường tuần tra kết hợp Du lịch là đường bê tông xi măng rộng 1,5m tại các tuyến Du lịch sinh thái tại Khu BTTN Kon Chư Răng theo Sở giao thông vận tải Gia Lai và theo UBND tỉnh Gia Lai (tại văn bản số 1206/SGTVT - QLCLCTGT ngày 15/6/2017 của sở giao thông về việc đề xuất, kiến nghị xây dựng các đường trục và đường tuần tra trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; Văn bản số 1536/VP - CNXD, ngày 13/7/2017 của văn phòng UBND tỉnh Gia Lai về việc kiểm tra, đề xuất vốn đầu tư xây dựng các đường trục và đường tuân tra trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng) là hoàn toàn nằm trên đường nằm trên đường vận xuất lâm nghiệp cũ có sẵn nền đường từ 5 – 6m, đường xe thồ bộ đội có sẵn nền đường rộng từ 2 – 3m, đường mòn dân sinh có nền đường mòn rộng từ 1 - 1,5m và hoàn toàn nằm dưới tán rừng giàu, rừng trung bình. Nên khi thi công xây dựng đường không ảnh hưởng tới cây rừng và không làm giảm tới độ che phủ rừng.

      1. Tuyến du lịch thác Hang Én (thác 50), thác Hoa (thác 40) (2 ngày, 1 đêm)        

Nằm ở phía đông bắc trung tâm khu DVHC cách trung tâm khu DVHC khu bảo tồn khoảng 14 km, đã có 8,1km đường vận xuất lâm nghiệp cũ tới khoảnh 1 tiểu khu 42 (đoạn đường này đang được UBND huyện Kbang sửa chữa, nâng cấp, xây dựng), du khách có thể di chuyển bằng xe máy, xe ô tô dễ dàng vào mùa khô tới khoảnh 1 tiểu khu 42, Đoạn khoảng 6,7 km đường còn lại du khách có thể trải nghiệm đi xe máy hoặc đi bộ theo tuyến đường mòn tới đỉnh thác Hang Én và thác Hoa, phù hợp với c đối tượng du khách có nhiều thời gian thăm quan. Tuyến này di chuyển đi qua những khu rừng nguyên sinh hầu như ít bị tác động của con người, tại đỉnh thác Hang Én có 2 nhánh suối đổ xuống, cao trên 50m tung bọt trắng xóa, tạo bầu không khí rất mát mẻ, cảnh quan xung quanh rất với nhiều tảng đá cổ lớn với hình hài rất đẹp, hệ sinh thái rừng độc đáo đa dạng với nhiều loài thực vật và động vật đặc hữu, thích hợp cho du khách thăm quan, nghỉ dưỡng, tắm mát, khám phá,….

+ Bố trí cơ sở hạ tng trên tuyến: Tn đoạn 8,1 km (đường đi qua phân khu PHST) đề xuất y dng, sửa chữa, nâng cấp từ Trung tâm khu DVHC tới khoảnh 1 tiểu khu 42; đoạn đường 6,7 km (đường đi qua phân khu BVNN) từ khoảnh 1 tiểu khu 42 đến đỉnh thác Hang én và thác Hoa đề xuất lập tuyến đường mòn (Toàn bộ tuyến đường 14km này hiện nay đã được UBND tỉnh Gia Lai bố trí vốn, hiện UBND huyện Kbang đang thi công xây dựng thực hiện), lập các tuyến đường mòn đi bộ từ đỉnh thác xuống chân thác. Trên tuyến dựng một số bng thông tin diễn giải thiên nhiên, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái, thùng rác, đóng bảng tên cây dọc tuyến, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất.

+ Tổ chức dịch vụ trên tuyến: Dịch vụ ăn uống, hướng dẫn viên, người dẫn đường, xe trung chuyển, vận chuyển đồ, cho thuê thiết bị, dụng cụ đi rừng, lều, võng, bạt.

      1.  Tuyến du lịch thác 5 tầng, thác Trại Dầm và thác Tóc Tiên (2 ngày, 1 đêm) 

Nằm ở phía bắc so với TTKDVHC, cách TTKDVHC khoảng 6 – 8 km bằng đường bộ (nằm hoàn toàn trong Phân khu phục hồi sinh thái). Hiện nay đã có khoảng 4km đường vận xuất lâm nghiệp cũ đi qua (đoạn đường này đang được UBND huyện Kbang sửa chữa, nâng cấp, xây dựng) và có 3km – 4km đường mòn dân sinh tới đỉnh thác 5 tầng, thác Trại Dầm, thác Tóc Tiên du khách có thể di chuyển bằng xe máy dễ dàng vào mùa khô, phù hợp với c đối tượng du khách có nhiều thời gian thăm quan, Tuyến này di chuyển đi qua khu rừng Trung bình, rừng giàu, 3 thác này nằm phân bố trên ba nhánh suối khác nhau, có độ cao từ  10m – 20m và nép đẹp khác nhau, trên đỉnh thác là những tảng đả đá bazan rộng, sạch sẽ, dưới thác tạo thành bãi nước rộng, xanh mát, xung quanh thác là rừng nguyên sinh hầu như ít bị tác động của con người, thích hợp cho du khách thăm quan, nghỉ dưỡng, tắm mát, khám phá, ….

+  Bố trí cơ sở hạ tng trên tuyến: Tuyến nằm hoàn toàn trong phân khu PHST, đề xuất y dng khoảng 4km từ đường trục chính đến đỉnh thác Trại Dầm, thác Tóc Tiên, đường bê tông rộng 1,5m, lập các tuyến đường mòn đi bộ từ đỉnh các thác xuống chân của các thác. Xây dựng một số bng thông tin diễn giải thiên nhiên, lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, cầu dành cho người đi bộ ở nơi ngập nước, đóng bảng tên cây dọc tuyến, Xây dựng cụm nhà nghỉ trong rừng theo mô hình sinh thái (Vị trí xây dựng nhà nghỉ sinh thái tại tiểu khu 38, 41, diện tích 120m2/nhà, kết hợp giữa vật liệu xây dựng gạch, xi măng với sử dụng các vật liệu gần gũi với thiên nhiên, Kiểu kiến trúc: nhà xây hoặc nhà gỗ theo truyền thống địa phương người Ba Na. Chiều cao tối đa xây dựng nhà nghỉ không quá 12m, Vật liệu chính: gỗ; xi măng; sắt, … Các công trình đi kèm Trang thiết bị cho mỗi nhà: giường, chăn, nệm, trang thiết bị nhà tắm, trang thiết bị nhà bếp, ...).

Nằm ở phía đông bắc so với TTKDVHC, cách TTKDVHC khoảng 8 - 10 km theo đường đi bộ, hiện nay đã có khoảng 8,1km đường lâm nghiệp cũ (đoạn đường này đang được UBND huyện Kbang sửa chữa, nâng cấp, xây dựng) đi tới đồi sim rộng 17 ha bằng phẳng, có nhiều cây sim, cải tạo thành nơi dụ thú móng guốc về cho du khách xem, 8,1km đường này du khách có thể di chuyển bằng xe máy, xe ô tô dễ dàng vào mùa khô và 2km đường mòn dân sinh tới đỉnh thác Brong, du khách có thể di chuyển bằng xe máy tới đỉnh thác Brong, tuyến này phù hợp với c đối tượng du khách có ít thời gian thăm quan, tuyến đi qua các kiểu rừng đặc trưng bởi rừng hỗn giao lá rộng, lá kim, đến khu vực phân bố cây sim, rồi đến hệ thống các thác nước chảy xuống tạo thành các tầng thác khác nhau, cao hơn 15m, mỗi tầng thác có một nét đẹp rất độc đáo và mát mẻ quanh năm. Thích hợp cho Du khác dã ngoại, thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, …

+ Bố trí cơ sở hạ tng trên tuyến: Tn tuyến đoạn 2km (đường đi qua phân khu BVNN) đề xuất lập tuyến đường mòn tới đỉnh Thác Brong, lập tuyến đường mòn đi bộ từ đỉnh thác xuống chân thác Brong. Trên tuyến dựng một số bảng thông tin diễn giải thiên nhiên, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái, thùng rác, đóng bảng tên cây dọc tuyến, phát dọn cỏ trồng bổ sung cây sim trên diện tích đồi sim.

+ Tổ chức dịch vụ trên tuyến: Dịch vụ ăn uống, hướng dẫn viên, người dẫn đường, xe trung chuyển, vận chuyển đồ, cho thuê thiết bị, dụng cụ đi rừng.

      1.  Tuyến du lịch cánh đồng Điện Biên – thác Liêm - thác tổ ong (1 ngày)

  Nằm ở phía đông so với TTKDVHC, cách TTKDVHC khoảng 13 – 15 km đường bộ (có 14km đường nằm trong phân khu DVHC và 2km đường nằm trong phân khu BVNN), hiện nay đã có khoảng 13km đường vận xuất lâm nghiệp cũ, đường mòn bộ đội thời xưa tới cánh đồng Điện Biên và có 1km đường mòn dân sinh tới thác Liêm,  khoảng 2 km đường mòn dân sinh tới đỉnh thác tổ ong, du khách có thể di chuyển bằng xe máy dễ dàng vào mùa khô tới cánh đồng Điện Biên, với nhiều bãi cỏ bằng phẳng, rộng, với diện tích khoảng từ 2ha – 10ha, nơi đây có 1 ngôi làng đi vào lịch sử là căn cứ cách mạng, là nơi sản xuất lương thực cung cấp cho bộ đội ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay vẫn còn nhiều vết tích. Sau đó du khách có thể đi bộ 2km tới đỉnh thác tổ ong, phù hợp với c đối tượng du khách có thời gian thăm quan, Thác này nằm trong khu rừng nguyên sinh chưa bị tác động của con người, ngọn thác cao khoảng 25m đổ xuống, rất mát mẻ, quanh thác có nhiều cây cổ thụ, hàng năm thu hút từ 20 - 25 tổ ong khoái tới làm tổ. Tuyến du lịch này thích hợp cho Du khác dã ngoại, thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, khám phá, mạo hiểm.

+ Bố trí cơ sở hạ tng trên tuyến: Tn tuyến đoạn 13km nằm trong phân khu PHST đề xuất y dng, sửa chữa, nâng cấp đường trục chính, bê tông rộng 3m từ TTKDVHC tới cánh đồng Điện Biên; đoạn còn lại 2km từ cánh đồng Điện Biên đến thác tổ ong đề xuất lập tuyến đường mòn tới Thác. Trên tuyến dựng một số bảng thông tin diễn giải thiên nhiên, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái, thùng rác, đóng bảng tên cây dọc tuyến.

+ Tổ chức dịch vụ trên tuyến: Dịch vụ ăn uống, hướng dẫn viên, người dẫn đường, xe trung chuyển, vận chuyển đồ, cho thuê thiết bị, dụng cụ đi rừng

      1. Tuyến du lịch thác rêu (3 tầng) -  thác Giặt áo (tuyến 1 ngày)
  •  Nằm ở phía đông so với TTKDVHC, cách TTKDVHC khoảng 7 – 8 km theo đường đi bộ (nằm hoàn toàn trong phân khu PHST), đã có 6,4km đường vận xuất lâm nghiệp cũ  đi tới gần đỉnh thác và 1km đường mòn dân sinh tới Thác, hiện nay du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy dễ dàng vào mùa khô, phù hợp với c đối tượng du khách có ít thời gian thăm quan, tuyến đi qua kiểu rừng trung bình, rừng giàu, đặc trưng bởi cây lá kim, dưới tán cây lá kim phủ lớp lá dầy khoảng 5 – 10cm, rất sạch sẽ, ít cây bụi, rồi đến thác nước đẹp mắt, độc đáo với các tầng thác khác nhau, mỗi tầng thác có một nét đẹp riêng, đặc biệt có nhiều rong rêu trên thác và bám quanh thác nước, độ cao của thác khoảng 35m, xung quanh thác gồm nhiều loài cây cao lớn, cổ thụ đường kính trên dưới 1m. Thích hợp cho Du khác dã ngoại, thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, …

+ Bố trí cơ sở hạ tng trên tuyến: Tn tuyến đề xuất y dng 1km đường bê tông rộng 1,5m từ đường trục chính xuống thác; lập các tuyến đường mòn xuống thác Giặt Áo; Xây dựng một số bng thông tin diễn giải thiên nhiên, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước, nhà vệ sinh, đóng bảng tên cây dọc tuyến, ...

+ Tổ chức dịch vụ trên tuyến: Dịch vụ ăn uống, hướng dẫn viên, người dẫn đường, xe trung chuyển, vận chuyển đồ, cho thuê thiết bị, dụng cụ đi rừng.

  1. III:
     ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
    1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

  Địa điểm thực hiện dự án:

- Khu bảo tồn Kon Chư Răng thuộc địa bàn xã Sơn Lang huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 60 km về phía Đông Bắc và có ranh giới giáp với ba tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Kon Tum.

- Toạ độ địa lý: VN 2000 như sau:

+ X: 500.408 - 515.360

+ Y: 1.594.719 - 1.613.508

- Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp huyện KonPlong tỉnh Kon Tum; huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi.

+ Phía Nam giáp lâm phận của Công ty TNHH MTV Hà Nừng

+ Phía Đông giáp huyện An Lão và Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định

+ Phía Tây giáp Công ty TNHH MTV Trạm Lập

- Với vị trí như trên, Dự án khai thác các tuyến du lịch sinh thái thí điểm tại khu BTTN Kon Chư Răng thuận lợi trong việc hình thành mối liên kết với các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch lân cận để tổ chức thành những chuyến du lịch thú vị, đa dạng tránh sự nhàm chán đối với du khách.

      1. Điều kiện tự nhiên 
        1. Khí hậu thủy văn
  1.  Khí hậu

Khu bảo tồn Kon Chư Răng nằm trong vùng tiếp giáp Bắc Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ. Do vậy khí hậu của KBT vừa mang đặc điểm của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên và có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa miền duyên Hải Nam Trung bộ. Khí hậu của KBT có đặc điểm cơ bản sau:

- Các mùa trong năm: Một năm có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12, có 2 cực đại mưa vào tháng 5; 6 và tháng 10, 11. Thông thường các năm có một thời kỳ hạn giữa mùa mưa và tháng 7; 8; 9 và những tháng này lâu lâu mới có những trận mưa dông ngắn, sau mưa rừng và thảm thực vật rừng, thảm cỏ dưới tán rất nhanh khô thuận lợi cho du khách thăm quan du lịch.

+ Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau, kiệt  nhất vào tháng 2, lượng mưa có khi chỉ còn < 10 mm/tháng. Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm từ 10 - 20% tổng lượng mưa cả năm.

- Chế độ nhiệt: Điều kiện nhiệt có hạn chế, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 230c. Biên độ nhiệt ngày và đêm khá lớn, khoảng 100C. Nhiệt độ cao tuyệt đối không quá 380C (thường vào tháng 4), nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất không xuống tới 70C (thường vào tháng 1)

- Lượng mưa: Trong KBT có những dông núi phía Tây đón hướng gió từ Ba Tơ, Hoài Nhơn đi lên và do chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ khí hậu Duyên hải Nam Trung bộ nên khu vực KBT có mùa mưa dài hơn các vùng khác của huyện K’Bang. Tổng lượng mưa hàng năm giao động từ 2000 - 2400 mm.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân năm khá cao 82%, Vào những tháng mùa mưa, độ ẩm không khí cao, giá trị cực đại có khi tới > 90%, sau đó giảm xuống còn 70 -75% trong mùa khô.

- Chế độ gió: Trong KBT có hai hướng gió chính, gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô.

- Điều kiện khí hậu thích hợp nhất cho du khách du lịch sinh thái tại KBT là các tháng: 1; 2; 3; 4; 7; 8 và 9.

b. Điều kiện thủy văn

Trong Khu BTTN Kon Chư Răng có rất nhiều các sông suối vừa và nhỏ, hệ thống sông suối của Khu BTTN nằm toàn bộ trong lưu vực thượng nguồn của sông Kôn. Đặc biệt là ba hệ thống suối có vai trò quan trọng về bảo tồn, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện và phòng hộ đầu nguồn cho sông Kôn, đó là:

- Suối Say là hệ thống suối có lưu vực ở toàn bộ khu vực Đông; Bắc và Đông Nam Khu BTTN có chiều dài của nhánh chính khoảng 27km.

- Suối Đá có lưu vực nằm chủ yếu ở khu vực trung tâm và Tây Nam Khu BTTN, suối Đá đổ vào sông Kôn ở địa phận huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, chiều dài của các nhánh phụ của suối Đá chảy trong Khu BTTN khoảng 20km.

- Suối Đắk Phan có 1 phần lưu vực nằm ở khu vực Tây Nam Khu BTTN, chiều dài của ba nhánh phụ chảy trong Khu BTTN khoảng 14km.

    1.  Diện tích vùng đệm:

Lập dự án du lịch sinh thái khai thác các tuyến du lịch, quy trình cấp phép xây dựng khu du lịch sinh thái và quy hoạch khu du lịch sinh thái.

Vùng đệm Khu BTTN Kon Chư Răng được xác định có diện tích tự nhiên là 7.531 ha, gồm 6 thôn/làng nằm trên địa giới hành chính của 2 xã Đắk Rong và Sơn Lang (Theo Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 16/06/2015 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm Khu BTTN Kon Chư Răng):

Bảng 2: Thống kê diện tích vùng đệm theo đơn vị hành chính

STT

Thôn/làng

Diện tích

Tổng cộng (ha)

1

Sơn Lang

Đắk Tơ Nglông

1.359,90

4.425

Hà Lâm

620

Điện Biên

989,9

Trạm Lập

296

Thôn 4

1.159,20

2

Đắk Rong

Kon Von 2

3.106

3.106

Tổng cộng

6 thôn/ làng

 

7.531

Bảng 3: Thống  kê cộng đồng dân cư vùng đệm

STT

Tên cộng đồng

Huyện

Tỉnh

Số hộ

Số khẩu

Dân tộc (số hộ)

Banar

Kinh

Khác

1

Làng Kon Von II

ĐăkRong

K’Bang

Gia Lai

73

232

66

5

2

2

Làng ĐăkTơNgông

Sơn Lang

K’Bang

Gia Lai

58

213

57

1

0

3

Làng Hà Lâm

Sơn Lang

K’Bang

Gia Lai

94

374

88

5

1

4

Thôn Điện Biên

Sơn Lang

K’Bang

Gia Lai

121

447

63

54

4

5

Thôn Trạm Lập

Sơn Lang

K’Bang

Gia Lai

60

211

0

57

3

6

Thôn 4

Sơn Lang

K’Bang

Gia Lai

60

231

0

59

1

Tổng cộng

2 xã

 

 

466

1.708

274

181

11


Đã thêm vào giỏ hàng