Một số quy định về đánh giá tác động môi trường

Một số quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐMC, đánh giá tác động môi trường ĐTM sơ bộ

Một số quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐMC, đánh giá tác động môi trường ĐTM sơ bộ, đánh giá tác động môi trường ĐTM của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
I. Tóm tắt các quy định của pháp luật hiện hành về ĐMC, ĐTM sơ bộ, ĐTM

II. Cách thức xác định đối tượng phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

III. Yêu cầu nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Quy trình đánh giá tác động môi trường, quy trình quan trắc môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, thủ tục xin giấy phép môi trường…

I. Phân loại Dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường

1.1. Tiêu chí về MT để phân loại dự án đầu tư:  Khoản 1 Điều 28 Luật BVMT quy định các tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư gồm:

  - Quy mô, công suất, loại hình sản xuất;

  - Diện tích sử dụng đất, quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản, giao khu vực biển;

   - Yếu tố nhạy cảm về môi trường.

   Trên cơ sở này Nghị định 08 quy định chi tiết, cụ thể:

Quy mô Dự án (Quy định tại Khoản 1 Điều 25 ND 08)

- Quy mô được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về ĐTC, gồm dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B và nhóm C.

- Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước của Dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ. (>100 ha; 50-100 ha; <50 ha).

- Quy mô sử dụng khu vực biển được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển và giao khu vực biển để lấn biển.

- Quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng, tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước

Quy mô cần căn cứ phân loại Dự án theo tiêu chí pháp luật đầu tư công, tài nguyên biển, khoáng sản, tài nguyên nước.

- Phân loại Dự án đầu tư công được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công ngày 06/4/2020 của Chính phủ.

- Luật tài nguyên biển: Nhận chìm ngoài 6 hải lý của Bộ; giao khu vực biển để lấn biển thuộc thẩm quyền của Bộ.

- Luật khoáng sản, TN nước: Khoáng sản kim loại của Bộ, nước cho thủy điện từ 2MW trở lên của Bộ....

Công suất của Dự án thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được chia thành 03 loại: lớn, trung bình, nhỏ (Phụ lục II Nghị định 08). Như vậy các Dự án không thuộc loại hình nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không phân theo công suất lớn, trung bình, nhỏ.

- Nhiệt điện than: Từ 600 MW trở lên là lớn; dưới 600MW là trung bình, không có loại nhỏ.

Loại hình Dự án (Khoản 3 Điều 25 NĐ 08)

Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP;

- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác.

- Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước: ≥ 100 ha: lớn; 50-100 ha: trung bình; < 50 ha: nhỏ.

- Có sử dụng đất của khu bảo tồn; di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo tiêu chí của yếu tố nhạy cảm.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có yếu tố nhạy cảm: đất lúa; khu bảo tồn; di lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của yếu tố nhạy cảm

Nghị định 08 quy định cụ thể về 2 loại: sử dụng và chuyển đổi (sử dụng thì với diện tích lớn hơn so với diện tích chuyển đổi).

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai (≥ 10 ha: Thủ tướng; <10 ha thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh).

- Quy định về chuyển đổi đất lúa theo thẩm quyền để đồng bộ hệ thống pháp luật và thuận lợi trong cải cách thủ tục hành chính.

Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08, cụ thể như sau:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (Phụ lục II) nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;

b) Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định tại Nghị định này (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng (trừ các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, xây dựng công trình nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông);

Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các dự án phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

Dự án thuộc Phụ lục II nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị (quận, thành phố trực thuộc, phường, thị trấn).

- Chia thành 2 loại là sử dụng và chuyển đổi mục đích đối với khu bảo tồn, rừng tự nhiên.

- Đối với đất lúa chỉ áp dụng tiêu chí chuyển đổi mục đích.

Dự án có di dân, tái định cư là yếu tố nhạy cảm về môi trường nhưng tại Phụ lục NĐ 08 quy định cao nên thực tế không nhiều Dự án thuộc đối tượng này

Cách thực hiện?

+ Căn cứ để xác định dự án nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị:

+ Chủ dự án cần phối hợp với chính quyền địa phương án để xác định vị trí dự án có nằm trong khu vực nội thị hay không?

 

Phân loại Dự án đầu tư nhóm I, II, III cho các dự án đầu tư xây dựng công trình

- Căn cứ tiêu chí về môi trường, Dự án được chia thành 04 nhóm: I, II, III, IV; chi tiết nhóm I, II, III được quy định cụ thể tại Phụ lục III, IV, V Nghị định số 08.

- Việc xác định được Dự án đầu tư thuộc nhóm nào (I, II, II, IV) là hết sức quan trọng, vì căn cứ theo nhóm để xác định thẩm quyền, đối tượng thực hiện các hồ sơ môi trường.

 Dự án nhóm I: Phải thực hiện ĐTM sơ bộ; ĐTM cấp Bộ; giấy phép môi trường (nếu có).

- Dự án nhóm II: Phải làm ĐTM (trừ các Dự án thuộc mục I Phụ lục IV); giấy phép môi trường (nếu có).

- Dự án nhóm III: Chỉ phải làm giấy phép môi trường (nếu có).

- Chỉ đăng ký môi trường (trừ các dự án không phát sinh chất thải hoặc phát sinh ít chất thải, dự án bí mật quốc phòng, an ninh  (tại điểm b khoản 2 Điều 49 Luật BVMT) hoặc thuộc đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Phụ lục XVI NĐ 08).

Cách thức để thực hiện xác định dự án có thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM

Có thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không?

Quy mô, công suất của DA: thực hiện theo khoản 2 Điều 25 NĐ

 Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, NĐ được xác định trong hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ. Do vậy cần nghiên cứu kỹ báo cáo F/S. Nếu thuộc nhóm này cần lưu ý tiếp: thuộc nhóm công suất nào; có nằm trong nội thành, nội thị không?

-  Có những yếu tố nhạy cảm về môi trường nào khác không?

Nếu không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường,   cần xem xét kỹ: Quy mô sử dụng đất, đất có mặt nước;

+ Dự án thuộc nhóm nào theo tiêu chí của pháp luật về đầu tư công; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;

+ Thẩm quyền khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giao khu vực biển; có những yếu tố nhạy cảm về môi trường nào.

Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Sử dụng Mẫu quy định trong đơn thẩm định để xác định Dự án đầu tư, đối tượng thực hiện ĐTM, TT 02 đã hướng dẫn Chủ dự án xác định sơ bộ một số thông tin chính của Dự án tại Phụ lục Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM.

Căn cứ theo Phụ lục do Chủ dự án tự xác định, công chức xem xét Hồ sơ báo cáo ĐTM có thể cận nhanh hơn thông tin để xác định đối tượng và vấn đề môi trường chính của Dự án.

II. Một số điểm mới về ĐMC, ĐTM sơ bộ, ĐTM

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐMC, ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, ĐTM

Về ĐMC

- Đối tượng ĐMC giảm: Kế hoạch không phải ĐMC; quy hoạch, chiến lược không nhiều, cụ thể các đối tượng phải lập như sau:

+ Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường

+ Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường

Nội dung ĐMC được điều chỉnh theo hướng thực chất hơn, cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật BVMT.

- Không thẩm định ĐMC riêng mà quá trình thẩm định kết hợp với việc thẩm định chiến lược, quy hoạch để cải cách thủ tục hành chính, đồng thời kiểm soát được các vấn đề môi trường được xem xét, chỉnh sửa trong chiến lược, quy hoạch.

Lưu ý:

Không có Hội đồng thẩm định riêng báo cáo ĐMC, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch.

Thẩm định ĐMT cùng với việc thẩm định QH

 

Về Đánh giá tác động môi trường ĐTM sơ bộ

Những nước tiên tiến có ĐTM sơ bộ.

Cân nhắc sớm hơn các vấn đề môi trường.

Xác định những vấn đề quan trọng trong quá trình ĐTM.

Luật Đầu tư, Đầu tư công có ĐTM sơ bộ nhưng còn 1 số Dự án ít tác động vẫn phải thực hiện ĐTM sơ bộ.

Thời điểm: trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng; báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Đối tượng: dự án đầu tư nhóm I theo quy định (Là các Dự án thuộc Phụ lục 3 tại NĐ 08).

Nội dung: Quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 29 Luật:

+ Sự phù hợp của địa điểm thực hiện với quy hoạch BVMT, quy hoạch tỉnh, quy hoạch khác.

+ Dự báo các tác động môi trường chính.

+ Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án  

Một số điểm mới về ĐTM sơ bộ

Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

+ Xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần lưu ý trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

Thẩm định ĐTM sơ bộ: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cùng với việc xem xét, thẩm định quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nội dung về đánh giá sơ bộ tác động môi trường (khoản 3, Điều 29) là điều khoản duy nhất của Luật có hiệu lực thi hành sớm từ 01/02/2021

Tóm lại

Tiếp cận với thế giới, xem xét sớm các vấn đề môi trường.

Phù hợp, hợp lý hơn với các quy định tại Luật Đầu tư, đầu tư công.

Thuận lợi hơn trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt ĐTM

Đối tượng phải thực hiện ĐTM sơ bộ trong Luật Đầu tư, đầu tư công hết hiệu lực từ 01/1/2022. Các dự án đầu tư thuộc nhóm I phải thực hiện ĐTM sơ bộ.

   - Các Dự án đã họp đồng ý thông qua hoặc được phê duyệt ĐTM được miễn ĐTM sơ bộ.

Đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Quy định tiêu chí về môi trường:

Tiêu chí về môi trường được xem xét để xác định Dự án phải thực hiện các thủ tục môi trường gì

Một số điểm mới về ĐTM

 Đã xác lập lại theo đúng vai trò của ĐTM; việc quản lý dự án, cơ sở khi đi vào vận hành được thay thế bằng công cụ giấy phép môi trường, đăng ký môi trường. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM hết hiệu lực khi Dự án được cấp giấy phép môi trường (khoản 6 Điều 42 Luật BVMT)

Quy định rõ thời điểm phải có QĐ phê duyệt ĐTM và thời hiệu có hiệu lực của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (khi triển khai xây dựng và có hiệu lực đến khi dự án được cấp giấy phép môi trường). Việc thanh tra, kiểm tra sau khi được cấp giấy phép môi trường thực hiện theo giấy phép môi trường.

- Thời điểm thẩm định ĐTM trong giai đoạn nghiên cứu khả thi (trước là giai đoạn tiền khả thi để quyết định chủ trương đầu tư)

Thời hạn chỉnh sửa tối đa 12 tháng, kể từ ngày có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM. Sau thời hạn này, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động thực hiện như Dự án mới.

- Bỏ quy định lập lại báo cáo ĐTM mà lập ĐTM mới. Quy định rõ đối tượng thay đổi phải lập mới, báo cáo cơ quan cấp phép hoặc tự làm, tự chịu trách nhiệm (Khoản 4 Điều 37 Luật BVMT)

Nghị định 08 quy định trong quá trình chuẩn bị, triển khai trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường khi:

+ Tăng QM, CS của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

+ Thay đổi công nghệ sản xuất làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định;

Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường;

+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún”

1. Đối tượng được tham vấn bao gồm:

a) Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;

b) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.

2. Trách nhiệm thực hiện tham vấn được quy định như sau:

a) Chủ dự án đầu tư phải thực hiện TV đối tượng cộng đồng bị tác động trực tiếp, cơ quan tổ chức; được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường;

b) Cơ quan, tổ chức được TV có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời hạn quy định;

- Hết thời hạn, không có văn bản trả lời thì được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.

Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Vị trí thực hiện dự án đầu tư;

b) Tác động môi trường của dự án đầu tư;

c) Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;

d) Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

đ) Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.

Hinh thức tham vấn

Tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức sau đây:

a) Tổ chức họp lấy ý kiến;

b) Lấy ý kiến bằng văn bản.

5. Kết quả TV để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo ĐTM. Kết quả TV phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được TV, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ rảng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả TV trong báo cáo ĐTM.

Quy định cụ thể đối tượng tham vấn (Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 08

Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp: cộng đồng, cá nhân sinh sống, sản xuất tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng; cộng đồng, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, CTNH do dự án gây ra; cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân bị tác động khác, được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường.

Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, bao gồm: UBND cấp xã, Ủy ban MTTQ cấp xã nơi thực hiện dự án; Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý; cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi; cơ quan quản lý nhà nước được giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có); Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh đối với các dự án có liên quan đến yếu tố an ninh - quốc phòng (nếu có)

Đối tượng tham vấn (khoản 1 Điều 26 NĐ 08)

Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp, bao gồm:

Cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra; cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân bị tác động khác, được xác định thông qua quá trình ĐTM

Lưu ý:  Không phải dự án nào cũng tác động đến tất cả các đối tượng nêu trên

+ Phải thực hiện đánh giá tác động môi môi trường đối với các trường hợp sụt lún, phát tán bụi, lan truyền độ đục, nước thải, tiếng ồn (nên sử dụng các mô hình tính để tính toán, đánh giá tác động môi trường); tiến hành khảo sát thực tế, kinh nghiệm của các chuyên gia.

Hình thức tham vấn:

- Việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp được thực hiện thông qua hình thức tham vấn họp lấy ý kiến;

- Tham vấn cơ quan, tổ chức liên quan trực tiếp đền dự án đầu tư, bao gồm:

Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, bao gồm: UBND cấp xã, UBMTTQ Việt Nam cấp xã nơi thực hiện dự án; Ban QLý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm CN nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý; cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi; cơ quan quản lý nhà nước được giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có),…

+ Chủ dự án phối hợp UBND niên yết báo cáo (kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đến khi kết thúc họp), thông báo thời điểm họp ít nhất trước 5 ngày.

+ Chủ dự án trình bày báo cáo ĐTM, ý kiến phản hồi, cam kết phải được ghi trong biên bản theo mẫu.

Tham vấn trên cổng thông tin điện t

+ Thời điểm trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định

+ Chủ dự án gửi nội dung TV báo cáo ĐTM theo khoản 3 điều 33 Luật BVMT đến cơ quan thẩm định để đăng tải lên cổng thông tin (VP Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND)

+ Thời gian tham vấn 15 ngày

+ Sau 15 ngày gửi kết quả cho chủ dự án

Hình thức tham vấn:

Việc TV các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua hình thức TV bằng văn bản.

+ Mẫu Văn bản tham vấn PL VI

+ Thời gian trả lời không quá 15 ngày

Để xác định tổ chức có liên quan phải căn cứ vào vị trí triển khai dự án, nguồn tiếp nhận nước thải, cơ quan quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm (nếu có)

Ngoài ra còn phải tham vấn thêm một số tổ chức, chuyên gia

+  Tham vấn với 1 số Dự án lớn đặc thù như nhận chìm, xả nước thải lớn, hạ tầng đi qua nhiều địa phương (đường dây truyển tải, đường giao thông), dự án đầu tư vào KCN,...

TV 05 chuyên gia, nhà khoa học liên quan về lĩnh vực hoạt động của dự án và môi trường;

TV tổ chức chuyên môn về kết quả mô hình

Xem thêm mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM chuẩn

 

 


Đã thêm vào giỏ hàng