Quy định quản lý cảng và quy trình thực hiện ứng cứu sự cố tràn dầu tại cảng dầu khi và cảng hàng hóa

Quy định quản lý cảng và quy trình thực hiện ứng cứu sự cố tràn dầu tại cảng dầu khi và cảng hàng hóa hồ sơ xin chấp thận kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ 

THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500

KHU CẢNG DẦU KHÍ QUỐC TẾ PACIFIC PETRO,

XÃ TÂN TẬP, HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ 

 (Ban hành kèm theo Quyết định số             /QĐ-UBND ngày        tháng 6 năm 2019 của UBND huyện Cần Giuộc)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy định này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo vệ, sử dụng các công trình theo đúng đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu cảng dầu khí quốc tế Pacific Petro, xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An được duyệt.

2. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình kiến trúc và công trình kỹ thuật hạ tầng nằm trong Khu cảng dầu khí quốc tế Pacific Petro đều phải chấp hành các quy định của Quy định này.

3. Ngoài những nội dung trong bản quy định quản lý xây dựng này, việc quản lý xây dựng đối với các công trình trong ranh giới khu vực quy hoạch còn phải tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành khác của Nhà nước có liên quan.  

4. Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi các quy định quản lý xây dựng phải dựa trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

5. UBND huyện Cần Giuộc giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng kiểm tra, giám sát việc xây dựng Khu cảng dầu khí quốc tế Pacific Petro; phối hợp với các Sở ban ngành tỉnh và các Phòng chức năng huyện hướng dẫn Công ty CPTM Dầu Khí Thái Bình Dương (chủ đầu tư) thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch phân khu được duyệt.

Điều 2. Phạm vi nghiên cứu, tính chất – mục tiêu, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy hoạch sử dụng đất 

  1. Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực quy hoạch
  1. Khu vực quy hoạch có ranh giới tiếp giáp xung quanh như sau:
  • Phía Bắc: ĐT.830.
  • Phía Tây: đất trống.
  • Phía Nam: đất công ty xi măng Luk.
  • Phía Đông: sông Soài Rạp.
  1. Quy mô diện tích: 115.700,18m2.
  2. Tính chất của khu vực quy hoạch:
  • Quy hoạch khu cảng dầu khí trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2000 khu công nghiệp Kiến Phát (Nam Tân Tập) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
  • Quy hoạch khu cảng dầu khí quốc tế: nhập khẩu, trung chuyển khí hóa lỏng, sản xuất các thiết bị LNG – Bình O2 – CO2.
  1. Các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc và hạ tầng dự kiến
  1. Các chỉ tiêu kinh tế kiến trúc
  2. Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

A

CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

1

Diện tích khu đất dự án

m2

115.700,18

2

Diện tích đất phù hợp với quy hoạch (sau khi trừ đất giao thông đối ngoại)

m2

89.422,79

3

Mật độ xây dựng toàn khu

%

≤ 50,00

4

Tầng cao xây dựng

Tối đa

Tầng

3

Tối thiểu

Tầng

                   1

Trung bình

Tầng

1,5

5

Hệ số sử dụng đất toàn khu

Lần

≤ 1,0

6

Quy mô lao động

Người

50

B

CÁC CHỈ TIÊU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt công nhân

Lít /người/ngày

25 l/người ngày

2

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt nhận viên văn phòng

Lít /người/ngày

25 l/người ngày

3

Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp

Lít/ha

40 m3/ha

4

Tiêu chuẩn thoát nước

90% Q cấp

5

Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt

kg/người

1 kg/người

6

Tiêu chuẩn chất thải rắn công nghiệp

kg/ha

30 kg/ha

7

Tiêu chuẩn cấp điện

KW/1m2

0.15

Điều 3. Định hướng quy hoạch các khu chức năng chính của dự án

Bao gồm các phân khu chức năng chính như sau:

  • Khu xưởng sản xuất, cơ khí;
  • Khu trạm gas – khí hóa lỏng;
  • Khu cây xanh cảnh quan;
  • Khu dự trữ phát triển;
  • Khu cầu cảng xuất nhập khí hóa lỏng;
  • Trạm chiết nạp gas.

Cơ cấu sử dụng đất:

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH

TỶ LỆ

(m2)

(%)

 

DIỆN TÍCH KHU ĐẤT

115.700,18

 

 

Diện tích trong lộ giới, cây xanh cách ly

26.277,39

 

 

DIỆN TÍCH PHÙ HỢP QUY HOẠCH

89.422,79

100,00

1

Khu nhà xưởng cơ khí

13.630,72

15,24

2

Khu trạm Gas

15.740,80

17,60

3

Đất giao thông

7.385,84

8,26

4

Đất dự trữ

23.509,44

26,29

5

Đất hạ tầng kỹ thuật

964,91

1,08

6

Đất cây xanh

28.191,08

31,53

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Quy định về công trình xây dựng

  1. Công trình xây dựng

Cần tổ chức cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch để quản lý chặt chẽ quỹ đất.

Các công trình xây dựng trong ranh dự án cần kiểm soát, bảo đảm sự tuân thủ trong việc phân bố công trình, khoảng cách ly an toàn; đảm bảo sự tuân thủ về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong đồ án, các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị (mật độ xây dựng, tầng cao, hệ số sử dụng đất), yêu cầu về tổ chức không gian, cảnh quan kiến trúc đã được xác định tại từng khu đất.

Kích thước, diện tích xây dựng các công trình phải đảm bảo theo thiết kế, phù hợp với QCVN 01:2008/BXD hoặc Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

  • Khuyến khích: Xây dựng công trình với các giải pháp kiến trúc, vật liệu thân thiện môi trường….
  • Hạn chế: Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, kênh, sông, rạch, hành lang an toàn; khu vực có nguy cơ sạt lỡ đất; vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
  • Khu xưởng cơ khí
  • Tổng diện tích: 13.630,72 m2.
  • Mật độ xây dựng: 50,5%.
  • Tầng cao: 3 tầng.
  • Khu trạm gas
  • Tổng diện tích: 15.740,80 m2.
  • Mật độ xây dựng: 12,5%.
  • Tầng cao: 2 tầng.
  • Khu cây xanh
  • Tổng diện tích: 28.191,08 m2.
  • Mật độ xây dựng: 5%.
  • Tầng cao: 1 tầng.
  • Quy định về khoảng cách ly an toàn: Khoảng cách an toàn các công trình dầu khí: áp dụng theo nghị định  25/2019/NĐ-CP ngày  ngày 07 tháng 3 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính Phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền.
  • Khoảng cách an toàn được giảm trừ tối đa 50% so với quy định, cụ thể như sau:
  • Đối với bồn 30.000 BPL ~ 4324 m3: khoảng cách an toàn là 61m.
  • Đối với bồn 10.000 -15.000 BPL ~ 1724-2182 m3: khoảng cách an toàn là 45,5m.
  1. Khu cây xanh, mặt nước

Các khu vực cây xanh, mặt nước cần tuân thủ về chức năng sử dụng, ranh giới, diện tích và các chỉ tiêu xây dựng khác theo đồ án quy hoạch được duyệt.

Về ranh giới, diện tích, đảm bảo tuân thủ theo ranh giới các khu đất cây xanh đã thể hiện trên hồ sơ bản vẽ và căn cứ cắm mốc ngoài thực địa.

  • Khuyến khích:
  • Trồng, chăm sóc, duy trì, bảo vệ, phân loại và bố trí cây xanh phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
  • Đối với cảnh quan nhân tạo như: ao, hồ, thảm cây xanh, giả sơn phải được thiết kế hợp lý, xây dựng đồng bộ, hài hòa cảnh quan, môi trường và phù hợp với chức năng, đặc điểm của khu vực quy hoạch;
  • Các loại cây xanh được trồng cần phù hợp với chức năng của các khu vực và tính chất của đồ án quy hoạch, đảm bảo môi trường sinh thái, lựa chọn loại cây trồng phù hợp với quy định, có sự phối hợp màu sắc hài hòa, sinh động tạo nét đặc trưng riêng cho khu vực và cho đô thị khu vực xung quanh;
  • Hạn chế:
  • Hạn chế tối đa việc san lấp và thay đổi các đặc điểm địa hình tự nhiên trong khu công viên cây xanh, mặt nước (sông, rạch).
  • Cấm:
  • Lấn chiếm hoặc xây dựng các loại công trình trong các khu công viên cây xanh;
  • Mọi hoạt động xâm hại hoặc làm biến dạng cảnh quan, danh thắng, thay đổi diện mạo tự nhiên.

Điều 5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

  1. Quy hoạch giao thông
  1. Giao thông đối ngoại
  • Đấu nối giao thông vào tuyến đường ĐT.830.
  1. Giao thông đối nội
  • Các tuyến giao thông đối nội tổ chức bao quanh các khu xưởng và kết nối ra đường ĐT.830 và đường quy hoạch của Khu công nghiệp ở phía Nam.
  • Các tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường nội bộ với tốc độ thiết kế là 20km/h.
  • Các thông số kỹ thuật chủ yếu của hệ thống giao thông trong khu vực nghiên cứu:
  • Đường N1 (đoạn 1) mặt cắt 1-1: lộ giới: 28m, lòng đường 23m, vỉa hè: 2x2,5 = 5m.
  • Đường N1 (đoạn 2) mặt cắt 5-5: lộ giới: 16m, lòng đường 11m, vỉa hè: 2x2,5= 5m.
  • Đường số 5 mặt cắt 2-2: lộ giới: 28m, lòng đường 12m, vỉa hè: 2x8= 16m.
  • Đường N3 mặt cắt 3-3: lộ giới: 12m, lòng đường 7m, vỉa hè: 2x2.5= 5m.
  • Đường N4 mặt cắt 4-4: lộ giới: 6m, lòng đường 6m.
  1. Kết cấu đường
  • Kết cấu áo đường: bê tông nhựa nóng.
  • Vỉa hè lát gạch Terazzo.
  • Bó vỉa, bo phân cách bằng bê tông xi măng.
  1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
  1. San nền
  • Chọn cao độ xây dựng H= 2,50m (hệ cao độ Hòn dấu), tính đến phần thấp nhất ở mép  đường trùng với cao độ đường ĐT.830. Cao độ san nền tối thiểu +2,5.
  • Hướng thoát nước chính từ Tây sang Đông, tháp dần về sông Soài Rạp.
  • Vật liệu san nền là cát san lập.
  • Khối lượng đất đào :  95 m3
  • Khối lượng đất đắp :  64.607 m3.
  1. Thoát nước mưa
  • Tổ chức hệ thống thoát nước riêng cho nước thải và nước mặt.
  • Hướng thoát nước chính: Nước mặt được thu gom tại hố ga đạt trên vỉa hè theo các tuyến cống nhánh dẫn về các tuyến cống chính trên đường sau đó xả ra sông Soài Rạp.
  • Hệ thống thoát nước được bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ trong khu quy hoạch
  • Nước mưa được thu gom bằng hệ thống mương và cống dọc bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ trong dự án sau đó thoát ra sông Soài Rạp.
  1. Quy hoạch cấp nước
  • Nước được cấp từ nguồn nước thuộc KCN, dọc đường ĐT.830.
  • Tổng nhu cầu: 51m3/ngày
  • Xây dựng tuyến ống cấp nước đưa nước từ bên ngoài vào bể chứa trong dự án. Bể chứa có dung tích dự trữ nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và PCCC.
  • Dung tích bể chứa cho phần dự trữ sinh hoạt và công nghiệp là 51m3.
  • Dung tích bể PCCC được tính riêng theo tiêu chuẩn PCCC.
  • Tuyến ống cấp nước đi trên vỉa hè có chiều sâu chôn ống tối thiểu đến đỉnh ống là 0,6m
  1. Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường
  • Nước thải được thu gom từ khu vực nhà xưởng, nhà vệ sinh và đưa về Trạm XLNT. Nước thải qua xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào hố ga thoát nước mưa, xả thải ra ngoài.
  • Lưu lượng thoát nước thải bằng 90% tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp trong toàn khu (không kể đến các loại nước tưới cây, tưới đường, PCCC, rò rỉ …). Ngoài ra cần tính thêm hệ số thấm từ bên ngoài vào hệ thống thoát nước thải (k=1.2).
  • Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN trước khi xả vào hố ga đấu nối bên ngoài.
  • Tổng lưu lượng nước thải: 55 m3/ngày
  • Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 55 m3/ngày.
  • Chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn xả của KCN (ưu tiên trước) hoặc theo cột A bảng 1 - QCVN 14 : 2008/BTNMT.
  1. Quản lý thất thải rắn
  • Tổng lượng rác sinh hoạt: 0.041 tấn/ngày.
  • Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn. Có hai thành phần CTR: CTR vô cơ và CTR hữu cơ. Chất thải rắn vô cơ (thuỷ tinh, nhựa, giấy, kim loại, vỏ hộp chai, lọ v.v…) sẽ được thu hồi để tái chế. Chất thải rắn hữu cơ (như vỏ trái cây các loại rau thừa, các chất thải từ dịch vụ ăn uống…) sẽ được thu gom riêng.
  • Chất thải công nghiệp được thu gom từ nhà xưởng, bao gồm mảnh vụn kim loại, sắt vụn, giẻ lau thiết bị, bao bì, dầu cặn, thùng chứa, các thiết bị điện hư hỏng,...
  • Hàng ngày nhân viên trong các khu vực sẽ thu gom đưa về điểm tập trung CTR. Cuối ngày xe vận chuyển CTR sẽ đưa rác về khu XL CTR của khu CN.
  1. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng
  • Nguồn điện: từ trạm 110 kV Tân Tập dẫn về khu quy hoạch, đấu nối vào tuyến trung thế 22kV hiện hữu dọc theo ĐT.830 dẫn vào khu quy hoạch.
  • Tổng phụ tải dự kiến cho toàn khu và dự phòng 10% : 18.992 KW.
  • Tổng công suất phụ tải dự kiến cho toàn khu tối đa là: 1.900KW.
  • Toàn dự kiến lắp đặt 4 trạm trong đó có 2 trạm 560KVA và 2 trạm 400KVA tổng công suất : 1.920KVA.
  1. Quy hoạch thông tin liên lạc
  • Nguồn: Hệ thống bưu chính viễn thông khu vực.
  • Mạng lưới: Đầu tư xây dựng mới hệ thống thông tin liên lạc hoàn chỉnh, có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống bưu chính cơ sở và mạng viễn thông quốc gia.

Điều 6. Đánh giá môi trường chiến lược

  • Thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
  • Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình hoạt động.
  • Quy định quản lý cảng và quy trình thực hiện ứng cứu sự cố tràn dầu tại cảng dầu khi và cảng hàng hóa hồ sơ xin chấp thận kế hoạch ứng cuu3 sự cố tràn dầu.

CHƯƠNG III

CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 7. Cấp phép xây dựng

Chủ đầu tư liên hệ trực tiếp với Sở Xây dựng và Ban quản lý khu kinh tế để được hướng dẫn thủ tục cấp phép xây dựng theo quy định.

Điều 8. Quản lý xây dựng

  • Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án thực hiện quản lý đầu tư xây dựng trong khu vực dự án; cử nhân viên có trình độ năng lực, chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban quản lý; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở hoạt động Ban quản lý dự án thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch.
  • Ban quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện cấm mốc xây dựng; lập thủ tục xin đấu nối hạ tầng kỹ thuật; tổ chức quản lý đầu tư xây dựng trong khu vực dự án theo quy hoạch được duyệt.

Điều 9. Xử lý vi phạm

Tât cả các trường hợp có hành vi vi phạm quy định về quản lý xây dựng, thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị đình chỉ thi công yêu cầu khắc phục hoặc bị  xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm thực hiện

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm chính trong việc quản lý, triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch được duyệt.

2. Cơ quan có thẩm quyền về cấp phép xây dựng (hoặc thẩm định thiết kế cơ sở) có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chuẩn thiết kế (phòng cháy, chữa cháy, môi trường, chỉ tiêu thiết kế,...) phù hợp với chức năng cụ thể đối với từng công trình.

2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp các Sở ngành tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn Chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

3. Mọi vi phạm các điều khoản của Quy định quản lý này tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

  • Quy định này có giá trị và được thực hiện kể từ ngày ký. Mọi vi phạm các điều khoản của Quy định này sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trách nhiệm trước pháp luật.
  • Quá trình thực hiện Q uy định quản lý nếu có vướng mắc cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Công ty CP Thương mại Dầu khí Thái Bình Dương chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng và các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất trình UBND huyện xem xét, quyết định.
  • Hồ sơ quy hoạch và quy định quản lý được công bố, lưu giữ tại các nơi dưới đây:
  • Sở Xây dựng, Ban quản lý khu kinh tế (báo cáo, quản lý, chỉ đạo thực hiện).
  • UBND huyện Cần Giuộc (chỉ đạo thực hiện).
  • Phòng Kinh tế và Hạ tầng (quản lý thực hiện).
  • UBND xã Tân Tập (phối hợp thực hiện).
  • Quy định quản lý cảng và quy trình thực hiện ứng cứu sự cố tràn dầu tại cảng dầu khi và cảng hàng hóa hồ sơ xin chấp thận kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu.
  • HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
    Số:  08-04/HĐDV/MP-HHVN

    (V/v:  Cập nhật, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam theo quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

    Căn cứ:

  • Bộ Luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Quyết định 12/2021/QĐ-TTg quyết định ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Nhu cầu của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải Việt Nam và năng lực của Công ty CP Tư vấn đầu tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương.
  • Hôm nay, ngày 08 tháng 04 năm 2022, tại trụ sở Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương, Chúng tôi gồm các Bên:

    Bên A:

    Tên đơn vị  : Công Ty Cổ Phần Tư vấn đầu tư công trình hàng hải Việt Nam.

    Địa chỉ           : Số 12 Hồ Sen – phường Hàng Dư – quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng.

    Mã số thuế : 0200805121

    Người đại diện : Ông Trần Thành Trung

    Chức vụ : Tổng Giám đốc

    Bên B:  

    Tên đơn vị : Công ty CP Tư vấn đầu tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương

    Địa chỉ trụ sở chính : 28B Mai Thị Lựu, P. Đakao, Q1, TP.HCM

    Mã số thuế : 0305986789

    Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Thanh

    Chức vụ : Giám Đốc

    Tài khoản ngân hàng: 182494339 tại ngân hàng ACB, CN Thị Nghè, TP.HCM

    Cùng thỏa thuận, đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ với các điều khoản sau:

    ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC

    Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận thực hiện cập nhật, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam theo hình thức đơn giá trọn gói. Các nội dung thực hiện nhưng không giới hạn gồm:

    - Thu thập thông tin, tiến hành cập nhật, chỉnh sửa nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam theo quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

    - Thực hiện các thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam.

    ĐIỀU 2: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN, KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

  • Thời gian bắt đầu:
  • Ngay sau khi hai hên ký hợp đồng và Bên A đã cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ cơ bản liên quan dự án theo yêu cầu Bên B và bên A chuyển tiền tạm ứng cho bên B.

  • Thời gian thực hiện hợp đồng:
  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tính thời gian bắt đầu, Bên B phải hoàn thành nội dung bản Cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam và trình nộp hồ sơ xin thẩm định và phê duyệt tới UBND tỉnh Đồng Nai.

  • Thời gian thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
  • Trong vòng 60 ngày kể từ ngày kể từ ngày tính thời gian bắt đầu, bên B phải hoàn tất việc phê duyệt kết hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty CPHH Vedan Việt Nam và bàn giao kết quả thực hiện hợp đồng theo mực 4 điều này cho bên A.

  • Kết quả thực hiện:
  • Kết quả thực hiện hợp đồng này, bên B sẽ phải bàn giao cho bên A các hồ sơ gồm:

  • Bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam sau khi đã cập nhật, có dấu mộc xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước.
  • File mềm bản cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam.
  • Quyết định phê duyệt hoặc văn bản cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam do UBND tỉnh Đồng Nai hoặc Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai ban hành.
  •  ĐIỀU 3:  ĐƠN GIÁ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

  • Đơn giá trọn gói dịch vụ cập nhật, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam là: 48.600.000 đồng ( Bốn mươi tám triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn./.)
  • Đơn giá trên đã bao gồm toàn bộ thuế, phí và các chi phí phát sinh trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Phương thức thanh toán:
  • Chia thành 02 đợt, cụ thể như sau:

  • Đợt 1: Bên A tạm ứng cho Bên B số tiền là: 24.300.000 VND (Hai mươi bốn triệu ba trăm nghìn đồng) ngay sau khi ký hợp đồng và bên B xác nhận đã được bên A cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ để thực hiện hợp đồng.
  • Đợt 2: Bên A thanh toán cho Bên B tương ứng với số tiền là: 24.300.000 VND (Hai mươi bốn triệu ba trăm nghìn đồng) cho Bên B ngay sau khi bên B hoàn thành, bàn giao cho bên A: Một (01) Văn bản chứng nhận hoàn thành kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định cấp và hóa đơn GTGT.
  • Trong trường hợp Bên A chưa đồng ý với các nội dung báo cáo của Bên B, Bên A có quyền yêu cầu Bên B chỉnh sửa nội dung.
  • Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:

    + Giấy đề nghị thanh toán;

    + Hóa đơn VAT.

    + Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản bằng tiền VNĐ.
  • ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

  • Trách nhiệm của Bên A
  • Bảo đảm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho Bên B toàn bộ hồ sơ, tài liệu cần thiết có liên quan;
  • Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B trong quá trình làm hồ sơ;
  • Trao đổi, bàn bạc với Bên B, giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc mà hai Bên đã thống nhất;
  • Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ cho Bên B.
  • Trách nhiệm của Bên B:
  • Hoàn thành sản phẩm bàn giao cho Bên A đúng với tiến độ và nội dung mà hai Bên đã thống nhất;
  • Hiểu rõ nội dung và yêu cầu của Bên A, thực hiện công việc đạt yêu cầu của Bên A;
  • Phối hợp với Bên A trong quá trình thực hiện hợp đồng để dự án đạt được yêu cầu mong muốn;
  • Có trách nhiệm cập nhật, chỉnh sửa, hoàn thiện bản Cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Trình thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty CPHH Vedan Việt Nam. 
  • ĐIỀU 5:   BẢO MẬT

  • Bên B phải lưu giữ chặt chẽ, cẩn mật bất cứ thông tin kỹ thuật và tài liệu nào do Bên A đã cung cấp, cũng như các tài liệu, thông tin có liên quan khác do Bên B thực hiện theo Hợp đồng tuân theo các quy chế bảo mật của Nhà nước Việt Nam.
  • Mọi tài liệu/nội dung tài liệu Bên A bàn giao cho Bên B được xem như là tài sản của Bên B và Bên B có toàn quyền sử dụng cho mục đích công việc nêu trong Điều 1 hợp đồng này.
  • Việc bên B sử dụng các tài liệu, thông tin của bên A cung cấp để thực hiện bất kì hoạt động nào ngoài nội dung công việc trong hợp đồng này là hành vi vi phạm pháp luật và  phải chịu bồi thường vời mọi tổn thất gây ra.
  • ĐIỀU 6: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  • Mọi tranh chấp, mâu thuẫn có thể phát sinh giữa hai Bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng sẽ được ưu tiên giải quyết bằng phương thức thương lượng, hòa giải trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi;
  • Trường hợp các tranh chấp Hợp đồng (nếu có) không thể giải quyết thỏa đáng bằng phương thức nếu tại Điều 6.1, thì sự việc tranh chấp sẽ được đưa ra xét xử tại Tòa án có thẩm quyền.
  • Hai Bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng;
  • Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi Bên giữ 02 bản.

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TĂT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 2

1.1. Thông tin chung 2

1.2. Vị trí địa lý của cơ sở 2

1.3. Hoạt động của cơ sở 4

1.3.1. Quy mô các hạng mục của cơ sở: 4

1.3.2. Các loại dầu sử dụng tại cơ sở 7

1.4. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện KHUPTD 8

1.4.1. Các văn bản pháp luật 8

1.4.2. Các tài liệu, dữ liệu do cơ sở tự tạo lập 9

1.5. Phạm vi của kế hoạch 9

1.5.1. Mục tiêu của Kế hoạch ƯPSCTD 9

1.5.2. Đối tượng 10

1.5.3. Phạm vi của kế hoạch 10

1.6. Sự liên quan tới các kế hoạch khác trong khu vực 10

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC CƠ SỞ 13

2.1. Điều kiện về khí tượng thủy văn 13

2.1.1. Điều kiện về khí tượng 13

2.1.2. Điều kiện về thủy văn/hải văn 15

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17

2.2.1. Các hoạt động vui chơi, giải trí 17

2.2.2. Các hoạt động hàng hải 17

2.2.3. Các hoạt động nông, ngư nghiệp 17

2.3. Các kiểu đường bờ tại khu vực nguồn nước mặt tiếp nhận 18

2.4. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi dầu tràn 19

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO GÂY RA DẦU TRÀN TẠI CƠ SỞ 20

3.1. Các nguy cơ liên quan tới dầu tràn 20

3.1.1. Trường hợp 1: Nguy cơ tràn dầu từ các hoạt động của các cảng lân cận sang 20

3.1.2. Trường hợp 2: Nguy cơ tràn dầu do tàu gây ra khi đang lưu thông trong khu vực thủy diện cảng hoặc các khu nước lân cận 20

3.1.3. Trường hợp 3: Nguy cơ tràn dầu từ các sai sót trong quá trình tiếp nhận hàng hóa và tàu thuyền của cảng Phước Thái – Vedan 21

3.2. Diễn biến của dầu tràn theo thời gian 22

3.2.1. Các quá trình xảy ra trong diễn biến dầu tràn theo thời gian 22

3.2.2. Diễn biến mức độ mô phỏng dầu tràn theo thời gian 25

CHƯƠNG 4. PHÂN CẤP QUY MÔ SỰ CỐ TRÀN DẦU 40

CHƯƠNG 5. NGUỒN LỰC CƠ SỞ VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUANNGUỒN LỰC HIỆN CÓ CỦA CƠ SỞ 41

5.1. Nguồn lực hiện có của cơ sở 41

5.2. Nguồn lực bên ngoài và từ các hợp đồng dịch vụ 41

5.2.1. Ứng phó sự cố cấp I 42

5.2.2. Ứng phó sự cố cấp II và cấp III: 43

5.3. Khả năng ứng phó 44

CHƯƠNG 6. QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ 45

6.1. Các biện pháp phòng ngừa đối với các nguồn tiềm ẩn có thể gây ra sự cố tràn dầu 45

6.1.1. Trường hợp 1: Nguy cơ tràn dầu từ các hoạt động của các cảng lân cận sang 45

6.1.2. Trường hợp 2: Nguy cơ tràn dầu do tàu gây ra khi đang lưu thông trong khu vực thủy diện cảng hoặc các khu nước lân cận 45

6.1.3. Trường hợp 3: Nguy cơ tràn dầu từ các sai sót trong quá trình tiếp nhận hàng hóa và tàu thuyền của cảng Phước Thái – Vedan 45

6.2. Quy trình triển khai ứng phó sự cố 46

6.2.1. Quy trình chung 46

6.2.2. Quy trình thông báo, báo động chung 48

6.2.3. Ứng phó sự cố tràn dầu 50

6.3. Các kịch bản xảy ra sự cố tràn dầu 51

6.3.1. Khi tàu cập cảng, đâm va vào cầu cảng hoặc các vật cản gây ra SCTD: 51

6.3.2. Khi tàu đang xuất nhập hàng, bị tàu khác đâm va: 52

6.3.3. Khi hai tàu xuất nhập hàng đang lưu thông thì xảy ra tai nạn đâm va: 52

6.3.4. Trường hợp các phương tiện va nhau gây chìm tàu: 52

6.4. Thông tin liên lạc khi có sự cố 52

CHƯƠNG 7. TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 54

7.1. Cơ cấu tổ chức và phối hợp 54

7.2. Lực lượng chỉ đạo ứng phó 54

7.2.1. Trưởng ban chỉ đạo thường trực – Tổng Xưởng 54

7.2.2. Phó ban chỉ đạo thường trực – Giám đốc cảng 55

7.3. Lực lượng triển khai ứng khó tại hiện trường 56

7.3.1. Chỉ huy hiện trường – Phụ tá Giám đốc 56

7.3.2. Chỉ huy phó hiện trường – Đội trưởng ứng phó HVS 56

7.3.3. Ủy viên – Phó bộ phận Cảng 56

7.3.4. Ủy viên – Phó bộ phận Cảng 57

7.4. Công tác hậu cần 57

7.5. Cơ sở để kết thúc các hoạt động ứng phó 57

7.6. Báo cáo về sự cố tràn dầu 58

7.7. Công tác bồi thường thiệt hại 58

CHƯƠNG 8. ĐÀO TẠO VÀ DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU 60

8.1. Kế hoạch đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu 60

8.1.1. Huấn luyện và đào tạo 60

8.1.2. Diễn tập 60

8.2. Cập nhật, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo 61

CHƯƠNG 9. CAM KẾT VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 62

PHỤ LỤC 63


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TĂT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCH

Ban cứu hộ

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

KCN

Khu công nghiệp

KSAT

Kỹ sư an toàn

MTV

Một thành viên

PC66

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PCLB

Phòng chống lụt bão

SCMT

Sự cố môi trường

SCTD

Sự cố tràn dầu

TKCN

Tìm kiếm cứu nạn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân dân

UPSCTD

Ứng phó sự cố tràn dầu

UPSC

Ứng phó sự cố

BCĐ

Ban chỉ đạo

CPHH

Cổ phần hữu hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Hạng mục xây dựng tại cầu Cảng số 01 11

Bảng 1.2: Hạng mục xây dựng tại cầu Cảng số 02 12

Bảng 1.3: Khối lượng hàng hóa xuất, nhập tại 02 Cảng của Công ty CPHH Vedan Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2014 13

Bảng 1.4: Khối lượng hàng hóa xuất, nhập tại 02 Cảng của Công ty CPHH Vedan Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 13

Bảng 1.5: Tính chất hóa lý của dầu Diesel, DO 14

Bảng 1.6: Thành phần các nhóm hydrocacbon trong dầu Diesel, DO 14

Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu chất lượng cảu dầu DO 15

Bảng 1.8: Danh sách các Cảng lân cận trong khu vực 17

Bảng 2.1: Thống kê nhiệt độ trung bình qua các năm 19

Bảng 2.2: Thống kê độ ẩm trung bình qua các năm 19

Bảng 2.3: Thống kê lượng mưa qua các năm – khu vực tỉnh Đồng Nai 20

Bảng 2.4: Các thông số KTTV nhập cho mô hình Mike21&3SA, tháng 9/2014 21

Bảng 3.2: Các thông số mô phỏng trường hợp tràn dầu điển hình cấp cơ sở và cấp tỉnh tại Cảng Phước Thái - Vedan 28

Bảng 5.1: Trang thiết bị ứng phó SCTD của Cảng Phước Thái - Vedan 36

Bảng 5.1: Nhân lực ứng phó cấp I 37

Bảng 5.2: Trang thiết bị ứng phó sự cố cấp I 37

Bảng 5.3: Nhân lực ứng phó sự cố Cấp II và Cấp III 38

Bảng 5.4: Trang thiết bị ứng phó sự cố Cấp II và Cấp III 38

Bảng 6.1: Thông tin liên lạc các cơ quan quản lý có liên quan 47

Bảng 6.2: Thông tin quản lý các khu vực lân cận 48


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí Cảng Phước Thái – Vedan 10

Hình 1.2: Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cầu Cảng số 01: cầu hàng lỏng – 12.000DWT 12

Hình 1.3: Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cầu Cảng số 01: cầu hàng khô – 10.000DWT 12

Hình 1.4: Vị trí các Cảng trong khu vực lân cận Cảng Phước Thái - Vedan 18

Hình 2.1: Dao động mực nước của 4 biên đo đạc thực tế (mùa khô) 22

Hình 2.2: Dao động lưu lượng của 4 biên đo đạc thực tế (mùa khô) 23

Hình 2.3: Bản đồ nhạy cảm tỉnh Đồng Nai – khu vực cảng Phước Thái Vedan 24

Hình 3.1: Vệt dầu loang sau 5 phút sau khi sự cố xảy ra – vệt dầu bắt đầu hình thành. 29

Hình 3.2: Vệt dầu loang sau 1 giờ sau khi sự cố xảy ra – vệt dầu hình thành và có hướng di chuyển rệt. 29

Hình 3.3: Vệt dầu loang sau 2 giờ sau khi sự cố xảy ra - vệt dầu lan rộng theo đường bờ sông xuống hạ lưu. 29

Hình 3.4: Vệt dầu loang sau 4 giờ sau khi sự cố xảy ra – theo thời gian và không có sự ứng cứu, vùng bị ảnh hưởng của vệt dầu ngày càng mở rộng. 29

Hình 3.5: Vệt dầu loang sau 6 giờ sau shi sự cố xảy ra – Vệt dầu có xu hướng di chuyển xuống hạ lưu - phía Tây Bắc so với Cầu Cảng. 30

Hình 3.6: Vệt dầu loang sau 8 giờ sau khi sự cố xảy ra – Lượng dầu tăng và có xu hướng tập trung ven bờ sông – nơi có độ sâu thấp . 30

Hình 3.7: Vệt dầu loang sau 12 giờ - lúc này sự cố đã được khắt phục, lượng dầu tiếp tục di chuyển lên thượng lưu. 30

Hình 3.8: Vệt dầu loang sau 24giờ - tức 12 giờ sau khi khắt phục sự cố, lượng dầu trên miền tính đã giảm, chủ yếu tập trung tại khu vực Cảng và ven bờ sông phía Đông Nam. 30

Hình 3.9: Nhận diện vùng chịu tác động khi sự cố tràn 20 tấn dầu DO xảy ra sau 24 giờ - Vệt dầu tập trung ven bờ sông Thị Vải phía Đông Nam so với Cảng Phước Thái. Phạm vi ảnh hưởng từ 1400 m – 2200m. 31

Hình 3.10: Vệt dầu loang sau 5 phút sau khi sự cố xảy ra – vệt dầu bắt đầu hình thành. 32

Hình 3.11: Vệt dầu loang sau 1 giờ sau khi sự cố xảy ra – vệt dầu hình thành và có hướng di chuyển rỏ rệt. 32

Hình 3.12: Vệt dầu loang sau 2 giờ sau khi sự cố xảy ra - vệt dầu lan rộng theo hướng Tây Bắc. 32

Hình 3.13: Vệt dầu loang sau 4 giờ sau khi sự cố xảy ra – theo thời gian và không có sự ứng cứu, vùng bị ảnh hưởng của vệt dầu ngày càng mở rộng. Phạm vi ảnh hưởng khoảng từ 1200 m – 1400m theo hướng Tây Bắc. 32

Hình 3.14: Vệt dầu loang sau 6 giờ sau shi sự cố xảy ra – Vệt dầu có xu hướng di chuyển xuống bờ sông phía Hạ Lưu. 33

Hình 3.15: Vệt dầu loang sau 8 giờ sau khi sự cố xảy ra – Lượng dầu tăng và động lại các khu vực ven bờ Tây Bắc so với cảng Phước Thái và có dấu hiệu động lại ve bờ nơi có độ sâu thấp. 33

Hình 3.16: Vệt dầu loang sau 12 giờ - lúc này sự cố đã được khắt phục, lượng dầu tiếp tục di chuyển xuống dưới bờ sông  phía Đông Nam và lan ra giữa sông tạo vùng ảnh hưởng tương đối lớn 33

Hình 3.17: Vệt dầu loang sau 24 giờ - tức 12 giờ sau khi khắt phục sự cố, chủ yếu tập trung tại khu vực biên trên cách cầu Cảng Phước Thái 1400m. Và ven bờ sông phía Tây Bắc. 33

Hình 3.18: Nhận diện vùng chịu tác động khi sự cố tràn 500 tấn dầu DO xảy ra sau 24 giờ 34

Hình 6.1: Quy trình chung triển khai ƯPSCTD 43

Hình 6.2: Sơ đồ quy trình thông báo, báo động 44

Hình 7.1: Cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó tràn dầu Cảng Phước Thái - Vedan 49

Có thể khẳng định rằng hiện nay hoạt động khai thác và chế biến dầu khí được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.Tuy nhiên nếu phát triển không bền vững thì những hậu quả đối với môi trường là rất lớn.Đáng nói mỗi năm hoạt động dầu khí đã gây ô nhiễm khá nghiêm trọng môi trường nước biển, trong đó nổi bật nhất là các sự cố tràn dầu.

Sự cố tràn dầu là một rủi ro tiềm tàng trong các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu. Nó có thể xuất phát từ nguyên nhân do kỹ thuật vận chuyển; đường ống, thiết bị dẫn, chứa dầu không được đảm bảo hoặc do thiên tai gây nên. Và như đã đề cập sự cố tràn dầu có tác động không hề nhỏ đến môi trường xung quanh, nó đe dọa sự tồn tại, phát triển của các hệ sinh thái biển. Bên cạnh đó nó cũng trực tiếp gây thiệt hại về kinh tế, đời sống của các tổ chức cá nhân sinh sống và có các hoạt động phát triển ven sông, ven biển.... Đặc biệt một khi sự cố này xảy ra thì rất lâu mới có thể khắc phục triệt để.

Vậy nên phòng và ngăn ngừa cũng như khắc phục sự cố tràn dầu là rất cấp thiết. Hơn nữa để đảm bảo công tác ngăn ngừa, xử lý sự cố tràn dầu được chủ động, nhanh chóng, hiệu quả, các cơ sở được quy định tại Quyết định sô 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động Ứng phó Sự cố tràn dầu và Quyết định số 435/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt.

Thực hiện pháp luật của Việt Nam về phòng chống ô nhiễm dầu cũng như góp phần bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh, Công ty CPHH Vedan Việt Namphối hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân và Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghệ Môi trường Bách Khoa tiến hành xây dựng “Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu” cho Cảng Phước Thái – Vedan thuộc Công ty CPHH Vedan Việt Nam.

Báo cáo “Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu” là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá công tác bảo vệ môi trường của Công ty.Đồng thời đây cũng là cơ sở để Công ty nắm rõ quy trình xử lý sự cố nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm thiểu thiệt hại về lợi ích kinh tế cho Công ty.

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu được thực hiện cụ thể như sau:

  • Xác định khu vực tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu của Cảng Phước Thái - Vedan thuộc Công ty CPHH Vedan Việt Nam.
  • Đề xuất phương tiện, trang thiết bị và nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Xây dựng quy trình ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Kế hoạch triển khai hoạt động ứng phó sự cố.
  • Đề xuất công tác bồi thường hoặc nhận bồi thường thiệt hại từ sự cố tràn dầu.
  1. 1. GIỚI THIỆU
    1. Thông tin chung
  • Tên Công ty: CÔNG TY CPHH VEDAN VIỆT NAM
  • Giấy phép đầu tư số:  471033000143 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 27/01/2014
  • Địa chỉ trụ sở chính: Quốc lộ 51, ẤP 1A, xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
  • Người đại diện theo pháp luật: Ông YANG TOU HSIUNG    Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
  • Tên Cảng: Cảng Phước Thái - Vedan  thuộc Công ty CPHH Vedan Việt Nam.
  • Địa chỉ: Quốc lộ 51, ẤP 1A, Xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
  • Người đại diện theo pháp luật:  Ông   Fan Chin Hua       Chức vụ: Giám đốc cảng
  • Vốn điều lệ:    154.542.336 USD.
    1. Vị trí địa lý của cơ sở

Công ty CPHH Vedan Việt Nam đặt tại cây số 72, Quốc lộ 51 từ TP. Biên Hòa đi Vũng Tàu thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vị trí này cách TP. Hồ Chí Minh 70km và Vũng Tàu 60km theo đường bộ. Tổng diện tích mặt bằng của Công ty là 120 ha. Với vị trí giáp giới như sau:

Phía Đông giáp Quốc lộ 51 từ Biên Hòa đi Vũng Tàu

Phía Tấy giáp sông Thị Vải, cảng Gò Dầu

Phía Nam giáp KCN Gò Dầu

Phía Bắc giáp rạch Quán Chim chảy ra sông Thị Vải và giấp đất ruộng lúa.

Cảng Phước Thái – Vedan nằm trong khuôn viên Công ty CPHH Vedan Việt Nam, vị trí địa lý như sau:

  • Tọa độ: 107000’51” Đông và 10039’40” Bắc
  • Nằm bên bờ sông Thị Vải thuộc phần đất của Công ty CPHH Vedan Việt Nam và được ngăn cách với công ty bởi hàng rào thép gai có 01 cổng chính nằm cạnh quốc lộ 51 và 1 cổng phụ nằm trên đường  khu công nghiệp  Gò Dầu vào cảng từ Nhà máy.
  • Hạ lưu là cảng Gò Dầu A; thượng lưu là vùng quay trở và khu neo tàu.

Cảng Phước Thái là cảng chuyên dùng quốc tế nên có khả năng tiếp nhận tàu có tải trong 12.000DWT của nhiều quốc tịch khác nhau vào cập cảng xếp dỡ hàng hóa để phục vụ sản xuất và xuất khẩu của nhà máy. Bình quân mỗi tháng có từ 50 – 60 lượt tàu ra vào cập cảng, trong số đó chủ yếu là phương tiện thủy nội địađến 90%.

Từ Cảng Phước Thái có thể kết nối đến các tuyến vận tải thủy nội địa trọng yếu sau:

  • Sông Thị Vải được bắt nguồn từ khu vực Long Phước chạy gần như song song với Quốc Lộ 51 và đổ ra Vịnh Gành Rái. Dọc theo bờ sông đã và đang có nhiều cầu cảng được xây dựng, có những cầu cảng có thể nhận tàu có tải trọng đến 110.000DWT và cho phép tàu tới 160.000DWT giảm tải ra vào.
  • Hệ thống sông Nhà bè kết nối các khu công nghiệp TP. HCM. Hệ thống sông Đồng Nai kết nối đến các khu công nghiệp các  tỉnh miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương,...
  • Hệ thống sông Vàm Cỏ kết nối đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long,...).
      1. Mục tiêu của Kế hoạch ƯPSCTD

Mục tiêu của Kế hoạch ƯPSCTD là cung cấp cho các cá nhân và đơn vị có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ SCTD đến môi trường tiếp nhận;

Mục tiêu chính của Kế hoạch ƯPSCTD là thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ SCTD có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu;

Khi xảy ra sự cố tràn dầu, các hoạt động được thực hiện với mục đích như sau:

  • Ngăn chặn các thương tích và thiệt hại đối với con người;
  • Giảm thiểu và ngăn chặn các tác động đến môi trường;
  • Ngăn chặn hư hỏng và thiệt hại tài sản;
  • Phục hồi môi trường.
      1. Đối tượng

Kế hoạch này áp dụng cho các CBCNV của Cảng Phước Thái - Vedan, đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp mà cảng ký hợp đồng là Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải biển Hải Vân và các đối tượng có liên quan khác trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu.

      1. Phạm vi của kế hoạch

Kế hoạch ứng phó tràn dầu này xem xét đến tất cả các khả năng gây tràn dầu trong mọi hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động của Cảng. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được xây dựng dựa trên việc giả định các tình huống sát với tình hình thực tế, phù hợp với lực lượng tham gia, phương tiện, trang thiết bị hiện có của đơn vị ứng phó Công ty Hải Vân được hợp đồng với Cảng Phước Thái - Vedan thuộc Công ty CPHH Vedan Việt Nam theo hợp đồng số 0106/2015/HVS-HDKT-VEDAN (đính kèm trong Phụ lục).

Trong trường hợp dầu tràn ảnh hưởng đến các đối tượng xung quanh bên ngoài Cảng, Cảng sẽ liên hệ với các bên liên quan để lên kế hoạch ứng phó cụ thể.

Ngoài ra, trong trường hợp ứng phó không hiệu quả hoặc sự cố tràn dầu có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng tại khu vực cảng theo quy định tạikhoản 4 điều 16 của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì chủ dự án không tự động triển khai theo kế hoạch ứng phó tràn dầu của tỉnh Đồng Nai mà phải báo cáo Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai và qua đó Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tiếp tục báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trực tiếp chỉ đạo ứng phó.

Kế hoạch ƯPSCTD được thực hiện trên phạm vi 02 cầu cảng (01 cầu hàng lỏng 12.000 DWT; 01 cầu hàng khô 10.000 DWT) trên sông Thị Vải, Đồng Naitrong trường hợp SCTD quy mô là nhỏ: lượng dầu tràn dưới 20 tấn và nguyên nhân xảy ra sự cố là do các sai sót trong quá trình tiếp nhận tàu thuyền cập, rời cảng của cảng Phước Thái – Vedan.

    1. Sự liên quan tới các kế hoạch khác trong khu vực

Trong trường hợp cần ứng cứu SCTD xảy ra ở các cơ sở hoặc khu vực khác trên sông (như tàu thuyền đâm va khi di chuyển hoặc trôi neo tại khu neo phía thượng nguồn gây tràn dầu), Kế hoạch này cần được áp dụng một cách linh hoạt, đặc biệt cần phối hợp với Kế hoạch ƯPSCTD của các đơn vị cơ sở lân cận hoặc các tàu gần khu vực cảng.

Kế hoạch này cũng kế thừa các qui định trong Kế hoạch ƯPSCTD của Tỉnh Đồng Nai.

Việc khảo sát sẽ giúp cho các đơn vị trong khu vực có cơ hội tìm hiểu và khả năng ứng phó sự cố tràn dầu để hổ trợ lẫn nhau hoặc thông báo, báo động kịp thời trong trường hợp có sự cố xảy ra. Danh sách các cảng lân cận trong khu vực xã Phước Thái được thể hiện trong bảng như sau.

Bảng 1.8: Danh sách các Cảng lân cận trong khu vực

STT

Cảng

Phân loại cảng

Số lượng cầu cảng (chiếc)

Tổng chiều dài cầu cảng (m)

Cỡ tàu cập (DWT)

Diện tích chiếm đất (ha)

01

Bến cảng Đồng Nai (Phân cảng Gò Dầu A)

Tổng hợp

3

170

2.000

5.000

10.000

16,7

02

Cầu Cảng Super Phosphate Long Thành

Chuyên dụng

1

50

5.000

11,3

03

Cầu Cảng Nhà máy Unique Gas

Chuyên dụng

1

130

6.500

1,8

04

Bến cảng Đồng Nai (Phân cảng Gò Dầu B)

Tổng hợp

4

180

6.500

12.000

15.000

30.000

8,5

Hình 1.4: Vị trí các Cảng trong khu vực lân cận Cảng Phước Thái - Vedan

Đối với các cảng lân cận còn lại, hầu hết các cơ sở chưa đầu tư các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu, hoặc chỉ có một số trang thiết bị nhỏ mang tính chất xử lý nội bộ. Phương án xử lý hiện nay là hợp đồng với Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân, là đơn vị có chức năng và đủ điều kiện tổ chức hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu quy mô cấp cơ sở. Định kỳ Cảng Phước Thái Vedan sẽ cử người để tiếp tục liên lạc và cập nhật các trang thiết bị, cũng như xây dựng các phương án phối hợp với các đơn vị nói trên thực hiện kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cảng.



Đã thêm vào giỏ hàng