Thiết kế quy hoạch dự án khu nhà ở xã hội

Thiết kế quy hoạch dự án đầu tư khu nhà ở xã hội và quy trình thực hiện dự án đầu tư khu nhà ở xã hội, đồi tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội.

THUYẾT MINH QUY HOẠCH

Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500

DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI NHƠN PHÚ 2 TẠI

PHƯỜNG NHƠN PHÚ, THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Địa điểm: phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

CHƯƠNG I

CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

I. Lý do và mục tiêu quy hoạch:

1. Lý do lập quy hoạch:

- Ðồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với mục tiêu đến năm 2025, xây dựng thành phố Quy Nhơn trở thành một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, phát triển theo định hướng công nghiệp - cảng biển - dịch vụ - du lịch. Đến năm 2035, thành phố Quy Nhơn là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, phát triển theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển. Đến năm 2050, thành phố Quy Nhơn có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực Đông Nam Á, có nền kinh tế phát triển theo định hướng du lịch - dịch vụ - cảng biển - công nghiệp.

- Như vậy, với định hướng phát triển đa ngành của thành phố, một lượng lao động lớn sẽ đổ về thành phố, dẫn đến nhu cầu về nhà ở dành cho người lao động thu nhập thấp sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, quỹ đất trong đô thị đã cạn kiệt, yêu cầu phải đầu tư cơ sở hạ tầng để mở rộng đô thị; đồng thời cũng là để phát triển quỹ đất đô thị, giải quyết nhu cầu nhà ở cho người lao động.

- Để giải quyết về nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp của thành phố Quy Nhơn và cụ thể hóa Văn bản số 4954/UBND-KT ngày 12/8/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của tỉnh, việc lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2 tại phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn là cần thiết.

2. Tính chất và mục tiêu quy hoạch:

- Cụ thể hóa đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 phường Nhơn Bình - Nhơn Phú đã được phê duyệt.

- Góp phần hoàn thành Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định; đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có đủ điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định.

- Làm cơ sở để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án và quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

II. Các căn cứ pháp lý:

1. Các cơ sở pháp lý:

- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/06/2009; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

- Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về  lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

- Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

- Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

- Căn cứ Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 14/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;

- Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 04:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư;

- Căn cứ Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

- Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 1929/QĐ-CTUBND ngày 07/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn;

- Căn cứ Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 35/2020/QĐ-UBND ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh;

- Căn cứ Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 01/4/2020; Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND ngày 04/6/2020; Quyết định số 39/2020/QĐ-UBND ngày 23/7/2020 của UBND tỉnh sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020 và bổ sung giai đoạn 2021-2025;

- Căn cứ Quyết định số 2816/QĐ-UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất khu đất của Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Quy Nhơn thuộc đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn;

- Căn cứ Văn bản số 4954/UBND-KT ngày 12/8/2021 của UBND tỉnh Bình Định về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của tỉnh;

- Căn cứ Quyết định số 4520/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2 tại phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn;

- Căn cứ Quyết định số 534/QĐ-UBND ngày 21/02/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phường Nhơn Bình và Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn;

- Căn cứ Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 20/10/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025;

- Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 01/02/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Định năm 2023;

2. Các nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:

- Các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn và các nguồn khác do đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát, đánh giá theo tình hình thực tế.

- Các tài liệu nghiên cứu chuyên môn về quy hoạch, xây dựng nhà ở xã hội của các tổ chức, cá nhân được công bố trên các tạp chí chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng và các hội thảo chuyên đề để tham khảo phục vụ công tác tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng.

- Bản đồ quy hoạch phân khu 1/2.000 phường Nhơn Phú.

- Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 khu vực lập quy hoạch.

3. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan:

- Căn cứ QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;.

- Căn cứ QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;

- Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật 07:2016/BXD.

- Căn cứ Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 và Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

- TCXDVN 333:2005 - Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 7957-2008 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXDVN 104:2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế ".

- TCXDVN 4054:2005 "Đường ôtô – Yêu cầu thiết kế ".

- TCVN 9411:2012 " Nhà ở liên kế  - Tiêu chuẩn thiết kế ".

Thiết kế quy hoạch dự án đầu tư khu nhà ở xã hội và quy trình thực hiện dự án đầu tư khu nhà ở xã hội, đồi tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội.
CHƯƠNG II

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & HIỆN TRẠNG KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH

I. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên: 

1. Đặc điểm tự nhiên:

Nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô: từ tháng 02 đến tháng 09; mùa mưa: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ  220C - 270C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 25oC  từ tháng 6 - 8. Nhiệt độ thấp vào tháng 11, 12.

+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao. Trung bình trong năm từ 70 – 84,4%, có tháng độ ẩm trên 90% (tháng 11).

+ Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình 1.800 – 2.000 mm, lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm.

+ Nắng: Hàng năm có khoảng 240 ngày nắng. Tổng số giờ nắng từ  1.900 – 2.420 giờ. Mùa khô có giờ nắng cao khoảng 1.330 – 1.700 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

+ Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 - 2,3 m/s. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s.

+ Bão: Do nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 3 - 5 trận/năm.

2. Địa hình, địa mạo:

Khu vực lập quy hoạch chủ yếu là sân bãi, nhà xưởng. Địa hình dốc từ Tây – Đông.

II. Tổng quan về hiện trạng khu vực lập quy hoạch:

1. Vị trí, ranh giới khu vực lập quy hoạch:

- Khu đất lập quy hoạch thuộc thuộc phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, có giới cận như sau: 

+ Phía Bắc giáp: Đường bê tông và khu dân cư hiện trạng;

+ Phía Nam giáp: Xưởng bao bì;

+ Phía Đông giáp: Đường Quốc lộ 1D;

+ Phía Tây giáp: Đường quy hoạch lộ giới 18m và núi Vũng Chua.

- Quy mô lập quy hoạch:

+ Quy mô diện tích lập quy hoạch: 38.119,75m2.

+ Quy mô dân số quy hoạch: khoảng 2.334 người.

2. Hiện trạng sử dụng đất, công trình, vật kiến trúc:

- Chủ yếu là đất giao thông sân bãi, ngoài ra còn có nhà xưởng, văn phòng, nhà xe.

- Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất trong ranh giới tường rào hiện trạng:

Stt

Thành phần đất

Diện tích
(m2)

Tỷ lệ
(%)

1

Đất xây dựng công trình

1.672,2

4,77

2

Đất mặt nước

80,2

0,23

3

Đất giao thông, sân bãi và HTKT

33.278,8

95,0

Tổng cộng

35.031,19

100

- Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất trong ranh giới quy hoạch:

Stt

Thành phần đất

Diện tích
(m2)

Tỷ lệ
(%)

1

Đất xây dựng công trình

1.672,2

4,4

2

Đất mặt nước

80,2

0,2

3

Đất giao thông, sân bãi và HTKT

33.256,2

87,2

4

Đất chưa sử dụng

3.111,1

8,2

Tổng cộng

38.119,75

100

3. Hiện trạng công trình hạ tầng kỹ thuật:

- Giao thông: Chủ yếu sân bãi, đường nội bộ.

- San nền: Cao độ hiện trạng từ 9.50m – 17.44m. Địa hình dốc, thấp dần từ theo hướng từ Tây - Đông.

- Thoát nước mưa: Địa hình dốc, nước chảy theo hướng từ Tây - Đông, theo hệ thống mương. Có hệ thống thoát nước chung của khu vực chạy dọc Quốc lộ 1D.

- Thoát nước thải: Chưa có hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.

- Cấp nước: đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt chạy dọc Quốc lộ 1D.

- Cấp điện: đã có tuyến điện 22kv chạy dọc Quốc lộ 1D.

- Thông tin liên lạc: đã có tuyến thông tin liên lạc chạy dọc Quốc lộ 1D.

Thiết kế quy hoạch dự án đầu tư khu nhà ở xã hội và quy trình thực hiện dự án đầu tư khu nhà ở xã hội, đồi tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội.
CHƯƠNG III

NỘI DUNG THIẾT KẾ QUY HOẠCH

A. QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT:

I. Nội dung quy hoạch:

  1. Quy hoạch sử dụng đất:

- Quy hoạch 1 lối tiếp cận đi vào công trình: cổng chính ở phía Đông Bắc khu quy hoạch; Cổng chính đấu nối với đường Quốc lộ 1D bằng trục đường có lộ giới 18m (3m-12m-3m).

- Bố trí 03 dãy nhà ở liên kế kết hợp thương mại ở phía Bắc khu quy hoạch. Quỹ đất còn lại bố trí Khu chung cư Nhà ở xã hội, nhà trẻ, cây xanh sử dụng công cộng và đường giao thông tiếp cận.

- Khu chung cư nhà ở xã hội gồm 04 Block chung cư, 12 tầng đối với 02 Block A1 và A3; 09 tầng đối với 02 Block A2 và A4 (không bao gồm tầng tum và tầng kỹ thuật; đối với tầng 1 bố trí không gian sinh hoạt cộng đồng, bãi đậu xe và không bố trí căn hộ để ở). Phần còn lại tổ chức đầy đủ các chức năng cây xanh công viên và giao thông tiếp cận chung cư đảm bảo cả cho việc lưu thông của người dân và công tác phòng cháy chữa cháy.

- Theo QCVN 01:2021/BXD, tỷ lệ đất cây xanh trong lô đất xây dựng công trình chung cư nhà ở xã hội cần đạt tối thiểu 20% diện tích lô đất với diện tích tối thiểu 4.584,37. Đồ án bố trí đất cây xanh trong lô đất xây dựng công trình chung cư nhà ở xã hội có diện tích: 7.268m².

- Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2019/BXD Nhà chung cư, Chỉ tiêu bãi đậu xe gắn máy, xe đạp cần đạt tối thiểu 6m2/1 căn hộ với diện tích tối thiểu 2.387m². Đồ án bố trí bãi đậu xe gắn máy, xe đạp với diện tích 2.475m². Bãi đậu xe gắn máy, xe đạp bố trí ở tầng trệt của các Block chung cư.    

        - Bảng cơ cấu sử dụng đất:

STT

Loại đất

Diện tích
(m²)

Tỷ lệ
(%)

I

Đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

28.609,88

75,05

1

Đất ở xây dựng chung cư nhà ở xã hội (bao gồm đất xây dựng công trình, đất cây xanh, sân bãi, đường giao thông nội bộ phục vụ PCCC) (*)

22.921,88

1.1

Đất xây dựng công trình nhà chung cư

9.168,75

1.2

Đất cây xanh

7.268,00

1.3

Đất đường giao thông nội bộ, sân bãi

6.485,13

2

Đất ở xây dựng nhà ở liên kế thương mại.

5.688,00

II

Đất công trình hạ tầng xã hội

   3.463,95  

9,09

1

Đất xây dựng nhà trẻ, trường mầm non

1.398,53

2

Đất cây xanh sử dụng công cộng

2.065,42

III

Đất đường giao thông

   6.045,92  

15,86

 

Tổng cộng

38.119,75

100,00

(*) Đất ở xây dựng chung cư nhà ở xã hội là toàn bộ diện tích lô đất xác định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, bao gồm: Đất xây dựng khối nhà chung cư, đất làm sân, trồng hoa, cây xanh xung quanh nhà chung cư, đất giao thông nội bộ và đất xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong khu đất ở xây dựng chung cư nhà ở xã hội.

- Phần diện tích cây xanh, sân bãi, đường nội bộ trong khu đất xây dựng chung cư: Thực hiện theo quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013: Là diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ chung cư được chủ đầu tư bàn giao cho các chủ sở hữu căn hộ tự tổ chức quản lý, sử dụng theo dự án đầu tư.

- Đất cây xanh công cộng (CX-01, CX-02), hạ tầng giao thông (Đường N1, N2, D1 và D2) sử dụng chung sau khi đầu tư xây dựng xong bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.

- Đất quy hoạch nhà trẻ, trường mầm non sau khi đầu tư xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật, bàn giao cho Nhà nước quản lý, tổ chức đầu tư theo quy định.

2. Các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc:

a) Đất xây dựng chung cư nhà ở xã hội:

- Mật độ xây dựng: ≤ 40%.

- Tầng cao xây dựng: 12 tầng đối với 02 Block A1 và A3; 09 tầng đối với 02 Block A2 và A4 (không bao gồm tầng tum và tầng kỹ thuật).

- Tầng 1 bố trí không gian sinh hoạt cộng đồng, bãi đậu xe, không bố trí căn hộ để ở.

- Hệ số sử dụng đất tối đa: 2,8 lần.

- Chỉ giới xây dựng: Lùi vào tối thiểu 6m so với ranh giới khu đất.

- Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong lô đất xây dựng công trình chung
cư nhà ở xã hội đảm bảo tối thiểu 20% diện tích lô đất xây dựng chung cư.

- Tổng số căn hộ: khoảng 714 căn.

b) Đất xây dựng nhà ở liên kế thương mại:

- Mật độ xây dựng: ≤ 88% (theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng).

- Tầng cao xây dựng tối đa: 04 tầng.

- Hệ số sử dụng đất tối đa: 3,5 lần.

- Chỉ giới xây dựng: Mặt trước trùng với chỉ giới đường đỏ tuyến đường tiếp giáp; mặt sau lùi 2m so với ranh giới thửa đất; các mặt còn lại trùng với các cạnh biên của thửa đất.

- Số căn: 48 căn.

c) Đất xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo:

- Mật độ xây dựng: ≤ 30%.

- Tầng cao xây dựng tối đa: 02 tầng.

- Hệ số sử dụng đất tối đa: 0,6 lần. 

- Chỉ giới xây dựng: Mặt trước trùng với chỉ giới đường đỏ tuyến đường tiếp giáp; các mặt còn lại lùi 4m so với ranh giới lô đất.

3. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan:

- Tổng thể không gian kiến trúc, cảnh quan được tổ chức theo ý tưởng chủ đạo sau:

+ Không gian kiến trúc chủ đạo là khu chung cư nhà ở xã hội cao tầng là điểm nhấn.

+Tổng thể khu đất quy hoạch được liên kết với nhau bằng giao thông nội bộ, kết hợp với lõi cây xanh công viên trung tâm tạo thành một khu ở với đầy đủ các chức năng như một đơn vị ở.

- Yêu cầu hình thức kiến trúc và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

+ Khu chung cư nhà ở xã hội: Công trình là một tổ hợp 4 Block độc lập được liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông nội bộ và các khu cây xanh công viên, đường dạo bộ.

+ Khu nhà ở liên kế kết hợp thương mại: Công trình là một dãy các nhà liên kế thấp tầng tạo thành tuyến phố.

+ Hình thức kiến trúc hiện đại, phù hợp với công năng của công trình, chọn lọc các giải pháp kiến trúc, kết cấu bao che phù hợp khí hậu của địa phương và chức năng của công trình.

+ Khuyến khích các giải pháp kiến trúc xanh và thân thiện môi trường. Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, hạn chế sử dụng các màu tối. Đảm bảo bố trí hợp lý tổng mặt bằng cảnh quan sân vườn với tỷ trọng cây xanh phù hợp tiêu chuẩn.

B. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT:

I. Quy hoạch giao thông

1.1. Cơ sở thiết kế

  • Mạng lưới giao thông của khu được nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu, số liệu sau:
  • Bản đồ địa hình hiện trạng khu vực thiết kế, tỷ lệ 1/500.
  • Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Nhơn Bình – Nhơn Phú – TP Quy Nhơn đã được phê duyệt.
  • Các điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế.
  • Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm hiện hành:
  • QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
  • QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • TCXDVN 104 : 2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế "
  • TCXDVN 4054 : 2005 "Đường ôtô – Yêu cầu thiết kế "
  • 22TCN 211– 06: "Áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế "

1.2. Nguyên tắc thiết kế:

  • Tổ chức mạng giao thông nội bộ hợp lý, đảm bảo yêu cầu khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng, mạng đường được thiết kế theo dạng đường vuông góc, với các trục đường chính liên kết các khu lại với nhau, để tạo sự linh hoạt trong giao thông.
  • Thiết kế quy hoạch giao thông đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn quy phạm, mỹ quan đô thị.
  • Liên hệ thuận tiện với hệ thống giao thông bên ngoài.

1.3. Giải pháp quy hoạch :

  • Kết nối một cách đồng bộ, hợp lý với hệ thống giao thông chung toàn khu vực nghiên cứu.
  • Phát triển hệ thống đường giao thông trên cơ sở đấu nối với các đường khu vực lân cận.
  • Mạng lưới đường giao thông trong khu vực nghiên cứu bao gồm:
  • Đường Quốc lộ 1D nằm phía Đông Bắc của dự án.
  • Điểm đấu nối chính trên tuyến đường trục ở phía Nam theo quy hoạch có lộ giới quy hoạch 18m ra Quốc lộ 1D tại vị trí Km3+680 là hướng tiếp cận chính cho khu vực quy hoạch.
  • Các tuyến đường chính trong khu vực quy hoạch bao gồm:

+ Mặt cắt (Quốc lộ 1D) lộ giới 40m (lòng đường 2x12m=24m; GPC=3m; hè đường 2x6,5m =13m);

+ Mặt cắt lộ giới 18m (lòng đường = 12,0m; hè đường 2 x 3m = 6m);

+ Mặt cắt lộ giới 15m (lòng đường = 9,0m; hè đường 2 x 3m = 6m);

+ Mặt cắt lộ giới 13,5m (lòng đường = 7,5m; hè đường 2 x 3m = 6m);

+ Mặt cắt lộ giới 6,0-14,5m (lòng đường 6m-14,5m; hè đường 0m);

    1. Các yếu tố kỹ thuật :
  • Mạng lưới đường được thiết kế phù hợp với tính chất của cấp đường, tạo sự liên thông và thuận lợi về mặt giao thông chung cho cả khu vực .
  • Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu:

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Theo quy hoạch

1

Tổng chiều dài đường

m

687,4

2

Tổng diện tích đường

m2

8.565

3

Bán kính bó vỉa

m

>8,0

4

Tầm nhìn góc phố

m

36

5

Tốc độ thiết kế

km/h

30-40

6

Tải trọng trục thiết kế chung

tấn

10

    1. Kết cấu áo đường của các tuyến đường dự kiến như sau:
  • Bê tông nhựa nóng hạt mịn dày 4 cm.
  • Bê tông nhựa nóng hạt thô dày 6 cm.
  • Lớp móng trên cấp phối đá dăm loại 1 dày 15-20cm.
  • Lớp móng dưới cấp phối đá dăm loại 2 dày 20-25cm.
  • Đất nền CPSĐ lu lèn chặt, k = 0,98.
    1. Kết cấu bó vỉa, vỉa hè dự kiến như sau:
  • Kết cấu bó vỉa hè thiết kế chiều cao bó vỉa 15cm so với mặt đường, BTXM M250 đá 1x2 hoặc đá Granite KT 250x300x1000.
  • Vỉa hè lát đá Granite kích thước 500x500, dày 3cm hoặc Block Tezzaro màu.
  • Đất nền lu lèn chặt, k >0,95.
    1. Khối lượng xây dựng:

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG GIAO THÔNG

Stt

Tên đường

Mặt cắt

Lộ giới (m)

Chiều dài (m)

Diện tích mặt đường (m2)

Diện tích vỉa hè (m2)

1

D1

4*-4*

13.5m- (3.0-9.9-0.6)

137,80

1153,4

747

2

D2

3*-3*

15.0m- (3.0-9.0-3.0)

137,80

1266,1

658,4

3

N1

3-3

15.0m- (3.0-9.0-3.0)

61,80

964,3

476,8

 

 

2-2

18.0m- (3.0-12.0-3.0)

33,90

 

 

4

N2

4-4

13.5m- (3.0-7.5-3.0)

53,50

534,4

280,2

5

N3

NB

6.0m-14.5m

131,30

1250

-

6

N4

NB

6.0m-14.5m

131,30

1234,4

-

 

 Tổng cộng

 

687,40

6402,60

2162,40

1.4. Quản lý chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ:

  • Chỉ giới đường đỏ các tuyến đường tuân thủ theo quy mô bề rộng lộ giới trong quy hoạch, được xác định cụ thể theo mặt cắt ngang đường được thể hiện trên bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ. Chỉ giới xây dựng phụ thuộc vào cấp hạng đường, tính chất của các công trình, khoảng cách tối thiểu đến chỉ giới đường đỏ cần đảm bảo theo quy hoạch.

II. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

  2.1. Cơ sở thiết kế:

  • QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
  • QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • TCVN 7957-2008 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 4447-2012 Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
  • Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
  • Căn cứ tài liệu khảo sát địa hình.
  • Các tài liệu khác và các quy trình hiện hành khác liên quan.

2.2. San nền

    • Đánh giá địa hình 
  • Địa hình khu vực nghiên cứu quy hoạch tương đối thuận lợi trên cơ sở nền hiện trạng của cơ sở sản xuất, phía Bắc tiếp giáp với tuyến đường hiện trạng và khu dân cư, phía Nam giáp xí nghiệp bao bì, phía Đông Bắc tiếp giáp với tuyến đường QL1D, phía Tây Nam tiếp giáp chân núi, nền dốc theo hướng từ phía Nam ra phía Bắc.
  • Cao độ nền biến thiên từ +9,50 đến +16,50m, không bị ngập úng trong mùa mưa lũ. Nhìn chung khu vực thiết kế thuận lợi cho xây dựng sau khi được hình thành và cải tạo nền.
  • Khu vực phía Đông Bắc có tuyến đường QL1D hiện trạng cao trình tự nhiên từ +6,20m đến +7,0m.
  • Khu vực phía Tây Nam có cao độ nền từ +16,4 đến +18,2m.
  • Hiện tại các đường tụ thủy tập trung thành các mương thoát nước hiện trạng chảy qua khu đất và thoát về các cống hiện có trên tuyến đường QL1D.
    • Phương án san nền
  • Phù hợp đặc điểm địa hình khu vực.
  • Không ngập lụt, an toàn khi sử dụng.
  • Thuận lợi cho thu thoát nước mưa và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
  • Cao độ san nền hợp lý, đấu nối thuận tiện với giao thông khu vực.
  • Hướng và độ dốc san nền phù hợp với hệ thống thu thoát nước mưa. Phối hợp với hệ thống mương hở và cống ngầm đưa nước về các hướng thoát chính ra hướng thoát nước hiện hữu.
    • Chọn cốt khống chế xây dựng
  • Cốt san nền khu vực căn cứ cao độ nền hiện trạng và tuân thủ cao độ nền theo đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt để thống nhất cao độ cho toàn khu vực.
  • Cao độ nền thiết kế quy hoạch thấp nhất từ +6.80 tiếp giáp QL1D, cao độ cao nhất đến +15.50 tiếp giáp chân núi và phù hợp với các khu vực hiện trạng liền kề. Độ dốc san nền theo hướng từ Tây Nam ra Đông Bắc với độ dốc san nền từ 2% - 4% và giật cấp theo từng khu vực.
    • Nguồn đất đắp
  • Với đặc điểm địa hình khu đất dự án là địa hình triền núi, do đó công tác san nền chủ yếu là công tác đào đắp tại chổ,
  • Độ chặt đầm nén yêu cầu của nền đắp trong mặt bằng là  K = 0,90. Nền đắp của đường  K=0,95.
  • Thống kê khối lượng đất đào đắp mặt bằng khoảng: 30.800 m3.

2.3. Thoát nước mưa

    1. Nguyên tắt thiết kế
  • Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi khu vực quy hoạch một cách nhanh nhất. Chống ngập úng trên đường và các khu dân cư. Để đạt được yêu cầu trên khi quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa cần dựa trên các nguyên tắc sau:
  • Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên để bố trí thoát nước tự chảy;
  • Nước mưa được xả thẳng vào nguồn gần nhất (ao, mương, sông, hồ);
  • Tuân thủ hiện trạng tiêu thoát, các hướng thoát nước hiện có, gắn kết với các công trình thoát nước đã có để không phải cải tạo thay đổi các khu vực nằm ngoài dự án. Cơ bản không làm thay đổi tính chất thoát nước của khu vực.
  • Hệ thống thoát nước mưa phải bao trùm toàn bộ các khu vực xây dựng, bảo đảm thu và tiêu thoát tốt lượng nước mưa cho khu vực, có tính tới lưu vực lân cận dự án.
    1. Giải pháp thoát nước mưa
  • Hệ thống thoát nước mưa cho khu vực quy hoạch được thiết kế theo phương án thoát nước riêng hoàn toàn.
  • Theo định hướng san nền, hệ thống thoát nước được chia làm các lưu vực có hướng dốc theo hướng san nền để giảm tiết diện đường ống và đảm bảo thoát nước nhanh.
  • Để tiện cho việc nạo vét và kiểm tra, giếng thăm được bố trí tại các điểm thay đổi hướng tuyến và thay đổi kích thước cống. Khoảng cách giữa hai giếng thăm từ 30m - 40m.
  • Hệ thống cống thoát nước mưa được đặt trên vỉa hè và dưới nền đường. Tất cả các tuyến cống thoát nước mưa được đặt một phía bên đường, phía còn lại sẽ được thu gom nước bằng hệ thống cống D400 - D600 đấu qua đường.
  • Toàn bộ mạng lưới thóat nước sử dụng hệ thống cống ngầm BTCT có tiết diện D600 – D800, mương hộp BTCT và kết hợp đấu nối với các hố thu hiện có trên tuyến QL1D.
  • Cống thoát nước được sử dụng BTCT, các tuyến cống được thiết kế theo độ dốc đường với những tuyến đường có độ dốc lớn hơn độ dốc tối thiểu i>=1/D.
  • Cao độ đặt cống được chọn trên cơ sở hệ thống cống thoát nước tự chảy.
  • Giải pháp thiết kế mới hệ thống thoát nước mặt và tổ chức đi riêng với thoát nước bẩn, chế độ thoát nước tự chảy theo hướng từ Tây Nam ra Đông Bắc và đấu nối với hệ thống thoát nước hiện trạng dọc QL1D. Sử dụng hệ thống cống tròn BTCT, mương hộp bằng BTCTvà kết hợp các hố ga thu nước mặt đường.
  • Tính toán thủy lực :
  • Hệ thống thoát nước mưa được tính toán theo phương pháp “Cường độ giới hạn” như quy định trong quy phạm TCXD 7957-2008.
  • Theo phương pháp này, lưu lượng nước mưa các đoạn cống được tính theo công thức:
  • Q = q.C.F (l/s)
  • Trong đó:
  • Q: lưu lượng tính toán của đoạn cống thoát nước đang xét, tính bằng (l/s)
  • C: Hệ số dòng chảy (không thứ nguyên)
  • F: Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha).
  • q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha).
  • Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức:
  • q =         (l/s.ha)
  • Trong đó:
  • q - Cường độ mưa (l/s.ha).
  • P -  Chu kì lặp lại trận mưa tính toán (chu kì tràn cống) tính bằng năm, chọn P = 3-5 năm
  • t - Thời gian dòng chảy mưa (phút)
  • A, C, b, n – Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương
  • Hệ thống cống sử dụng ống cống BTCT, tải trọng thiết kế H10 trên vỉa hè và H30 dưới nền đường.
  • Các hố ga thu nước dùng hố thu kết hợp với hố ga thăm đặt trên vỉa hè.
  • Kết cấu chi tiết như sau: đệm móng hố ga bê tông M150 đá 4x6, thành hố ga bê tông M200 đá 2x4, tấm đan dùng BTCT M250 đá 1x2 hoặc nắp gang.
  • Cao độ đặt cống được chọn trên cơ sở hệ thống cống thoát nước tự chảy.
  • Toàn bộ nước mưa của khu vực quy hoạch được thu gom và thoát trực tiếp về phía Đông khu vực quy hoạch về hướng hành lang thoát nước theo quy hoạch chung.
    1. Khối lượng xây dựng

BẢNG KHỐI LƯỢNG THOÁT NƯỚC MƯA

STT

HẠNG MỤC

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG

1

CỐNG TRÒN D400

M

96

2

CỐNG TRÒN D600

M

523

3

CỐNG TRÒN D800

M

436

4

MƯƠNG B600

M

150

5

HỐ GA THU NƯỚC

CÁI

51

III. Quy hoạch cấp nước

a. Hiện trạng cấp nước:

  • Hệ thống cấp nước xung quanh khu vực quy hoạch chủ yếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt đô thị chạy dọc theo tuyến QL1D.

b. Cơ sở thiết kế

  • QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
  • QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006
  • TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 2622:1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
  • TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng.
  • TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật.

c. Đối tượng sử dụng nước

  • Nước cấp cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt của người dân trong khu đô thị.
  • Nước cấp cho khu công cộng, dịch vụ bao gồm: các công trình thương mại dịch vụ, và các nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt khác v..v.
  • Nước tưới bao gồm: nước tưới đường, rửa đường, nước tưới quảng trường đã hoàn thiện, nước tưới cây xanh đô thị, vườn hoa trong công viên…
  • Nước dùng để chữa cháy.
  • Nước rò rỉ dự phòng.

d. Nhu cầu cấp nước:

  • Chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt, công trình công cộng, dịch vụ, nước tưới cây, rửa đường căn cứ theo Quy chuẩn Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2021/BXD và các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành, cụ thể như sau:

STT

Chức năng sử dụng đất

Quy mô tính toán

Tiêu chuẩn cấp nước

Kmax

.ngay

Qtb (m3/ng.đ)

Qngmax (m3/ng.đ)

Số lượng

Đơn vị

Qc

Đơn vị

1

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

-

Đất ở liên kế (48 lô)

192

người

200

l/ng.ngđ

1,2

38,40

46,08

-

Đất nhà ở xã hội

2.142

người

200

l/ng.ngđ

1,2

428,40

514,08

-

Nhà trẻ mẫu giáo

117

cháu

75

l/ng.ngđ

1,2

8,78

10,53

-

Giáo viên, cán bộ

10

người

50

l/ng.ngđ

1,2

0,50

0,60

2

Công viên CX, sân đường

 

 

 

 

 

 

 

-

Công viên, Sân đường

8.370

m2

3

l/m2.ngđ

1,2

25,11

30,13

3

Tổng Q

 

 

 

 

 

501,19

601,42

 

Dự phòng, DV + rò rỉ (15%Q)

 

 

15%

 

 

 

90,21

4

Tổng ngày Max

 

 

 

 

 

 

691,64

  • Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho khu quy hoạch khoảng 692m3/ngày đêm.
  • Cấp nước phòng cháy chữa cháy:
  • Theo quy phạm cấp nước chữa cháy (QCVN 06:2020/BXD), phạm vi dự án tính cho 1 đám cháy với lưu lượng chữa cháy qcc=20 (l/s); thời gian chữa cháy trong 3 giờ liên tục. Tồng nhu cầu dùng nước 216m3.
  • Nhu cầu dùng nước khi có cháy: 692 + 216 = 908 m3/ngày đêm.

e. Nguồn cấp nước

  • Nguồn nước cấp cho khu quy hoạch dự kiến được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của thành phố hiện có dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1D.

f. Giải pháp thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước

  • Sơ đồ mạng & tuyến: Mạng lưới đường ống được thiết kế theo kiểu mạng vòng, kết hợp mạng cụt.
  • Mạng truyền dẫn: Dự kiến đấu trực tiếp vào hệ thống cấp nước đô thị hiện có D400 dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1D, sử dụng ống HDPE chịu lực đường kính ống D63-D110, độ sâu chôn ống tối thiểu là 0,7 đến 1,0m và được bố trí dọc trục đường giao thông chính của dự án, đồng thời liên kết với mạng phân phối và dự kiến đấu nối với các giai đoạn tiếp theo.
  • Mạng lưới cấp nước phải kết hợp chặt chẽ với hệ thống thoát nước, cấp điện và ống ngầm khác, để bố trí đường ống hợp lý và an toàn.
  • Hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài được thiết kế chung với mạng cấp nước sinh hoạt là hệ thống chữa cháy áp lực thấp. Áp lực tự do cần thiết tại đầu ra của các trụ cứu hoả là không dưới 10m.
  • Phương pháp bố trí họng cứu hoả: họng cứu hoả D100 được bố trí nổi, gần ngã 3 ngã 4 và dọc các tuyến đường cách mép vỉa hè không quá 2,5m. Cự ly cách nhau trung bình giữa hai trụ cứu hoả là 150m trên các tuyến ống cấp nước chính.
  •  Trên mỗi tuyến ống, bố trí các van chặn để ngắt nước khi có sự cố hoặc bảo trì, bảo dưỡng.
  1. Khối lượng xây dựng

BẢNG KHỐI LƯỢNG CẤP NƯỚC

STT

HẠNG MỤC

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG

1

HDPE D110

M

600

2

HDPE D63

M

291

3

TRỤ CỨU HỎA

CÁI

3

4

HỐ VAN

CÁI

10

IV. Quy hoạch cấp điện

  1. Cơ sở thiết kế
  • QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
  • QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn Điện QCVN01:2008/BCT..
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện QCVN QTĐ-5:2009/BCT, QCVN QTĐ-6:2009/BCT, QCVN QTĐ-7:2009/BCT.
  • Các qui định khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực tỉnh Bình Định trong công tác quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện.
  1. Chỉ tiêu cấp điện:
  • Chỉ tiêu điện sinh hoạt:  5KW/hộ; 700W/người.
  • Chỉ tiêu điện công trình công cộng, DVTM: 20W/m2
  • Chỉ tiêu chiếu sáng: 12KW/ha
  • Đường chính đô thị: Từ 1cd/m2 đến 1,2cd/m2
  • Đường chính khu vực: Từ 0,6cd/m2 đến 0,8cd/m2
  • Các đưòng khác: Từ 0,2cd/m2đến 0,4cd/m2
  • Chỉ tiêu điện dự phòng: 10%SH
  1. Dự báo nhu cầu sử dụng điện:
  • Căn cứ vào chỉ tiêu tính toán và quy mô các công trình trong khu vực quy hoạch để xác định nhu cầu và công suất cấp điện cho các công trình.
  • Bảng tính toán công suất

BẢNG TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT

Stt

Nội dung

Đơn vị

Khối lượng

Định mức phụ tải

Phụ tải yêu cầu

I

Phụ tải tính toán

 

 

 

 

1

Sinh hoạt

762

3kW

2286

2

CTCC-DV-HTKT

%

 

30%Sh

686

3

Giao thông, Công viên

ha

0,84

12kW/ha

10

4

Dự phòng

%

10

 

298

II

Tổng cộng

kW

 

 

3.280

2

Hệ số sử dụng đồng thời

Kđt

0,8

 

2624

1

Hệ số kinh tế

Cosφ

0,9

 

 

III

Công suất tính toán

kVA

 

 

2.900

    • Tổng nhu cầu cấp điện cho toàn khu quy hoạch khoảng 2.900kVA
  1. Nguồn cấp điện
  • Nguồn cấp điện: Nguồn điện chính vào khu đất quy hoạch dự kiến đấu nối từ tuyến 22KV hiện có dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1D.
  1. Mạng lưới điện:
    1. Tuyến trung thế 22KV:
  • Các tuyến 22kV xây dựng mới gồm tuyến đấu nối với hệ thống điện 22KV hiện có trong khu vực và tuyến điện rẽ nhánh vào khu quy hoạch. Tuyến cáp trung thế trong khu đô thị xây dựng mới ở cấp điện áp 22KV dùng cáp ngầm.
    1. Trạm biến áp phân phối:
  • Dự kiến bố trí 03 trạm biến áp 3 pha: Trạm 400kVA và 2x1250kVA-22/0,4kV trong ranh giới quy hoạch để cấp điện cho các khu nhà liền kề, khu nhà ở chung cư, công trình công cộng và chiếu sáng đường phố. Các trạm biến áp cấp điện dự kiến sử dụng loại trạm kios.
  • Vị trí, công suất trạm biến áp trong bản vẽ chỉ là định hướng, việc xác định cụ thể sẽ được thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết  kế bản vẽ thi công.
    1. Mạng lưới cáp hạ thế 0,4KV:
  • Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220V. Lưới điện hạ thế gồm: các tuyến cáp đi ngầm xuất phát từ các lộ ra hạ thế của trạm biến áp đến các tủ điện tổng để phân phối điện cho các khu nhà, cấp đến tủ điện từng công trình hay nhóm các công trình.
    1. Mạng lưới cấp điện chiếu sáng đường:
  • Chiếu sáng đường phố dùng đèn Led công suất 100W-150W chiếu sáng cho khu đô thị, đèn lắp trên trụ thép theo lưới điện hạ thế khoảng cách giữa các trụ từ 30-35m.
  • Nguồn điện chiếu sáng cho đèn được lấy ra từ trạm biến áp khu vực. Toàn bộ tuyến chiếu sáng dùng cáp ngầm đi chung tuyến hạ thế khu vực.
  1. Khối lượng xây dựng

BẢNG KHỐI LƯỢNG CẤP ĐIỆN

STT

HẠNG MỤC

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG

 

1

TRẠN BIẾN ÁP 22/0.4KV - 400KVA

TRẠM

1

 

2

TRẠN BIẾN ÁP 22/0.4KV - 1250KVA

TRẠM

2

 

3

TUYẾN CÁP NGẦM 22KV

M

400

 

4

TUYẾN CÁP NGẦM 0.4KV

M

550

 

5

TUYẾN CÁP NGẦM CHIẾU SÁNG

M

750

 

6

TỦ ĐIỆN PHÂN PHỐI 3 PHA

TỦ

11

 

7

TỦ ĐIỆN CHIẾU SÁNG 2 CHẾ ĐỘ

TỦ

1

 

8

ĐÈN CHẾU SÁNG ĐƯỜNG CẦN ĐƠN, ĐÈN LED 100W

BỘ

18

 

9

ĐÈN CHẾU SÁNG ĐƯỜNG CẦN ĐÔI, 2 ĐÈN LED 100W

BỘ

14

 

V. Quy hoạch Thông tin liên lạc:

a. Nguyên tắc thiết kế:

  • Đảm bảo độ tin cậy: chất lượng và độ sẵn sàng phục vụ trong các hoàn cảnh khác nhau.
  • Đảm bảo khả năng mở rộng: dễ dàng mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin.
  • Có khả năng thích ứng với các yêu cầu tương lai: dễ dàng thêm các chức năng và khai thác công nghệ mới.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế: Đảm bảo thỏa mãn tiêu chuẩn kết nối, lắp đặt và khai thác bảo dưỡng.
  1. Nhu cầu thông tin liên lạc:

STT

Chức năng sử dụng đất

Quy mô tính toán

Chỉ tiêu máy

Số máy

Số lượng

Đơn vị

Q0

Đơn vị

1

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

-

Đất ở liên kế (48 lô)

48

nhà

1

số/nhà

48

-

Đất nhà ở xã hội

714

Căn hộ

1

số/căn hộ

714

2

Tổng

 

 

 

 

762

3

Dự phòng (10%)

 

 

 

 

76

4

Tổng thuê bao

 

 

 

 

838

    • Dự kiến tổng số thuê bao thông tin của dự án khoảng 838 thuê bao
  1. Nguồn tín hiệu:
    • Hệ thống thông tin liên lạc cho dự án dự kiến lấy từ hệ thống cáp hiện trạng của các nhà mạng ở khu vực trên tuyến QL1D.
  2. Giải pháp thiết kế :
    • Đầu tư xây dựng hệ thống đường ống nhựa đi ngầm và các hố kỹ thuật dọc theo vỉa hè của các lô đất để chờ đấu nối, việc lắp đặt đường dây tín hiệu sau này sẽ do các nhà mạng thực hiện.
  3. Khối lượng xây dựng

BẢNG KHỐI LƯỢNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

STT

HẠNG MỤC

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG

1

TỔNG ĐÀI

TRẠM

1

2

TỦ CHIA CÁP

TỦ

9

3

TUYẾN CÁP THÔNG TIN LIÊN LẠC

M

950

VI. Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

    1. Cơ sở thiết kế
  • Các tiêu chuẩn và quy phạm Việt Nam và tài liệu căn cứ được áp dụng để tính toán hệ thống thoát nước thải :
  • TCXD 7957-2008 (Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình)
  • QCVN 14 – 2008 Quy chuẩn nước thải sinh hoạt
  • TCVN 4474 -1987 Thoát nước bên trong.
  • Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.
  • Giải pháp quy hoạch kiến trúc (sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan) đã nêu trên của đồ án.
    1. Hiện trạng thoát nước
  • Khu vực chưa có hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh.
    1. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải
  • Lưu lượng nước thải thu gom về trạm xử lý nước thải bao gồm lượng cấp nước phục vụ cho dịch vụ công cộng và sinh hoạt.
  • Tổng lượng nước thải cần xử lý:
  • Dân số: 2334 người
  • Tiêu chuẩn cấp nước: 200 lít/ng.đêm
  • Tiêu chuẩn thoát nước thải lấy bằng 80% theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt.
  • Hệ số không điều hòa ngày của khu dân cư: 1.20

STT

Chức năng sử dụng đất

Quy mô tính toán

Tiêu chuẩn cấp nước

Qtb (m3/ng.đ)

Qngmax (m3/ng.đ)

Số lượng

Đơn vị

Qc

Đơn vị

1

Đất ở

 

 

 

 

 

 

-

Đất ở liên kế (48 lô)

192

người

200

l/ng.ngđ

30,72

36,86

-

Đất nhà ở xã hội

2.142

người

200

l/ng.ngđ

342,72

411,26

-

Nhà trẻ mẫu giáo

117

cháu

75

l/cháu.ngđ

7,02

8,42

-

Giáo viên, cán bộ

10

người

50

l/ng.ngđ

0,40

0,48

2

Tổng Q

 

 

 

 

 

457

  • Tổng lưu lượng nước thải khu vực quy hoạch:  457 m3/ng.đêm
    1. Phương án thoát nước
  • Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đi riêng với hệ thống thoát nước mặt; giai đoạn trước mắt nước thải được thu gom đưa về các bể xử lý nước thải để xử lý theo dây chuyền công nghệ phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống thoát nước thải khu quy hoạch sẽ được đấu nối đồng bộ khi hệ thống thoát nước thải chung của khu vực được triển khai đầu tư xây dựng.
  • Nước thải từ các hộ gia đình, các công trình công cộng, trong khu vực dự án được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi đấu nối vào các tuyến ống thu gom dọc theo vỉa hè các tuyến đường rồi dẫn về xử lý tại bể xử lý nước thải tập trung trong khu vực dự án.
  • Mạng lưới đường ống thoát nước thải gồm các hố thu, hố thăm và sử dụng cống tròn HDPE D200 – D300 có nhiệm vụ dẫn nước thải.
  • Hố ga thu nước thải kết hợp với các hố ga đấu nối hộ dân, bố trí khoảng cách từ 20-30m.
  • Kết cấu chi tiết như sau: đệm móng hố ga bê tông M150 đá 4x6, thành hố ga bê tông M200 đá 2x4, tấm đan dùng BTCT M200 đá 1x2.
  • Cao độ đặt cống được chọn trên cơ sở hệ thống cống thoát nước tự chảy
  • Việc tính toán mạng lưới dựa trên các cơ sở sau:
  • Nước chảy trong cống theo nguyên tắc tự chảy.
  • Tất cả các đường ống thoát nước phải chôn sâu dưới mặt đất ít nhất là 0.5m tính đến đỉnh cống nhưng không lớn hơn 4m tính đến đáy cống.
  • Mạng lưới đường cống được tính toán thiết kế với giờ dùng nước lớn nhất.
  • Lưu lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp sinh hoạt.
  • Hệ thống đường ống thoát nước là hệ thống tự chảy, được tính toán dựa trên công thức Chezy.
  • Q = V.w
  • Trong đó:
  • Q - Lưu lượng dòng chảy tính toán, m3/s
  • w - Diện tích mặt cắt ướt, m2
  • V - Vận tốc trung bình, m/s = C*(R*I)1/2
  • Trong đó:
  • C - Hệ số Chezy liên quan đến độ nhám và bán kính thuỷ lực, m1/2/s
  • R  - Bán kính thuỷ lực dựa trên hình dạng ống, m2
  • I   - Độ dốc thuỷ lực
  • Theo nghiên cứu của Viện sỹ N.N. Pavloski, hệ số Chezy được tính theo công thức sau:
  • C = 1/n*Ry
  • Trong đó:
  • y= hàm số của độ nhám và bán kính thuỷ lực
  •   =  2,5*n1/2 - 0,13 - 0,75*R1/2 (n1/2 - 0,1)
  • n = độ nhám, phụ thuộc vào từng loại chất liệu ống
  • Độ dốc tối thiểu:
  • imin = 0,003 đối với đường ống D300mm
  • Đường ống:
  • Sử dụng cống HDPE.
  • Chiều sâu chôn cống tối thiểu là 0.6m tính từ mặt đất đến đỉnh cống và không quá 4m tính đến đáy cống.
  • Hố ga:
  • Khoảng cách giữa các hố ga phụ thuộc vào đường kính cống nước thải.  
  • Tối đa 30m đối với D300mm
    1. Khối lượng xây dựng

  BẢNG KHỐI LƯỢNG THOÁT NƯỚC THẢI

STT

HẠNG MỤC

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG

1

CỐNG HDPE D300

M

321

2

CỐNG HDPE D200

M

194

3

HỐ GA THU, THĂM KẾT HỢP

CÁI

29

4

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BỂ

3

    1. Vệ sinh môi trường
  • Tiêu chuẩn rác thải sinh  hoạt trong khu quy hoạch là 1,2 kg/người/ngày đêm và tỷ lệ thu gom là 100%.
  • Tổng lượng rác thải trung bình khoảng W = 2,8 tấn/ngày.
  • Chất thải rắn, rác thải sẽ được thu gom trong từng hộ dân, từng công trình và rác phải được thu gom hàng ngày. Tuy nhiên rác thải phải được phân loại tại nguồn, phải  tách các loại rác thải hữu cơ, rác thải nguy hại để xử lý riêng.
  • Việc thu gom rác hàng ngày sẽ do công ty môi trường thực hiện.
  • Rác được vận chuyển và đưa về trạm xử lý rác bằng xe chuyên dụng và xử lý tập trung tại khu xử lý chất thải rắn của thành phố Quy Nhơn.

VII.Khái toán kinh phí đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

TT

Nội dung công việc

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

I

CHI PHÍ XÂY DỰNG

 

 

 

48.827.126.000

1

San nền mặt bằng

 

 

 

2.797.800.000

1

Đào bóc nền, tháo dỡ công trình

m3

430

60.000

25.800.000

2

Khối lượng đất san nền

m3

30.800

90.000

2.772.000.000

2

Đường giao thông

 

10550,3

 

9.592.059.700

1

Đắp đất nền đường K95

m3

5.275

120.000

633.018.000

2

Đắp đất nền đường K98

m3

3.165

130.000

411.461.700

3

Móng đường CPĐD

m3

3407

250.000

851.650.000

4

Mặt đường nhựa

m2

8.517

700.000

5.961.550.000

5

Lát vỉa hè

m2

2.034

600.000

1.220.280.000

6

Lắp dựng bó vỉa

m

2056

250.000

514.100.000

3

Hệ thống thoát nước mưa

 

 

 

4.876.500.000

1

Cống thoát nước mưa D600

m

1020

3.500.000

3.570.000.000

2

Cống thoát nước mưa D800

m

177

4.500.000

796.500.000

3

Hố ga nước mưa

Cái

51

10.000.000

510.000.000

4

Hệ thống thoát nước thải

 

 

 

13.452.000.000

1

Cống thoát nước thải HDPE D300

m

240

3.000.000

720.000.000

2

Cống thoát nước thải HDPE D200

m

250

2.000.000

500.000.000

3

Hố ga thu gom nước thải

Cái

29

8.000.000

232.000.000

4

Bể xử lý nước thải

Khu

2

6.000.000.000

12.000.000.000

5

Cấp nước sinh hoạt và PCCC

 

 

 

670.500.000

1

Ống HDPE D110

m

600

800.000

480.000.000

2

Ống HDPE D63

m

291

500.000

145.500.000

3

Trụ cứu hỏa

Cái

3

15.000.000

45.000.000

6

Cấp điện, chiếu sáng

 

 

 

11.950.000.000

1

Đường dây 22kV

m

400

10.000.000

4.000.000.000

2

Đường dây 0,4kV cấp điện sinh hoạt

m

550

5.000.000

2.750.000.000

3

Đường dây 0,4kV cấp điện chiếu sáng

m

750

2.000.000

1.500.000.000

4

Đèn chiếu sáng

Bộ

44

10.000.000

440.000.000

5

Tủ điện hạ thế

Tủ

11

10.000.000

110.000.000

6

Trạm biến áp 400kVA

Trạm

1

750.000.000

750.000.000

7

Trạm biến áp 1250kVA

Trạm

2

1.200.000.000

2.400.000.000

7

Công viên, Cây xanh

 

 

 

4.185.000.000

1

Công viên, cây cảnh quan

m2

8370

500.000

4.185.000.000

8

Thông tin liên lạc

 

 

 

995.000.000

1

Đường ống thông tin DN110

m

950

1.000.000

950.000.000

2

Hố ga thông tin

cái

9

5.000.000

45.000.000

C. SƠ BỘ CƠ CẤU SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN:

a) Diện tích khu đất: 38.119,75m2. Trong đó:

- Đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cây xanh, trường mẫu giáo…): 9.509,87m2.

- Đất ở: 28.609,88m2, bao gồm:

+ Đất Nhà chung cư-nhà ở xã hội: Diện tích đất 22.921,88m2 gồm 02 khối nhà cao 12 tầng và 02 khối nhà cao 09 tầng, khoảng 714 căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 64.142m2.

+ Khu đất nhà ở liên kế: Diện tích đất 5.688,0m2, tầng cao 04 tầng, 48 căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 18.202m2;  

- Đáp ứng quy mô dân số khoảng 2.334 người (Khu chung cư-nhà ở xã hội: 2.142 người, khu nhà ở liên kế: 192 người);

b) Quy mô xây dựng:

- Xây dựng nhà chung cư - nhà ở xã hội với diện tích đất chung cư 22.921,88m2; công trình gồm 04 toà nhà trong đó 02 toà chung chung một khối đế; chiều cao 09 tầng và 12 tầng;

- Xây dựng nhà ở liên kế (phần diện tích 20% được đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội…) với diện tích khoảng 5.688,0m2, chiều cao 04 tầng;

- Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật: San nền, đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước,… và các hạng mục công trình khác theo quy hoạch được duyệt.

1. Vốn đầu tư dự án  

a. Tổng vốn đầu tư (tổng mức đầu tư) của d án khoảng: 726.980.000.000 đồng (Bảy trăm hai mươi sáu tỷ, chín trăm tám mươi triệu đồng).   

Trong đó:  

- Chi phí xây dựng HTKT: 48.827.126.000 đồng;  

- Chi phí xây lắp: 496.643.901.000 đồng;  

- Chi phí thiết bị: 26.747.214.000 đồng;  

- Chi phí Quản lý dự án: 8.600.440.000 đồng;  

- Chi phí TVDTXD: 23.057.864.000 đồng;  

- Chi phí khác: 29.134.164.000 đồng;  

- Chi phí dự phòng: 93.968.820.000 đồng;  

b. Giá bán dự kiến nhà ở của dự án: 11.980.000 đồng/m2 sàn (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì).

2. Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư điều kiện áp dụng  

Các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 của Chính Phủ và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan. Nhà đầu tư thực hiện dự án phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật mới được xem xét áp dụng các ưu đãi. Thiết kế quy hoạch dự án đầu tư khu nhà ở xã hội và quy trình thực hiện dự án đầu tư khu nhà ở xã hội, đồi tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội. 


CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    • Phê duyệt Đồ án quy hoạch: UBND tỉnh Bình Định;
    • Thẩm định Đồ án quy hoạch: Sở Xây dựng Bình Định;
    • Đại diện chủ đầu tư: BQL dự án Quy hoạch đô thị & Quy hoạch xây dựng;

- Đơn vị lập TKQH: Trung tâm quy hoạch & kiểm định xây dựng.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Việc lập thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2 tại phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn sẽ góp phần góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người lao động thu nhập thấp; hình thành khu ở mới, hiện đại, đồng bộ về hạ tầng đô thị và cụ thể hóa quy hoạch phân khu Khu đô thị Nhơn Phú. Đó chính là mong muốn lớn nhất khi tiến hành lập đồ án quy hoạch này.

2. Kiến nghị:

Ban Quản lý dự án Quy hoạch đô thị và Quy hoạch xây dựng kính trình Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Nhà ở xã hội Nhơn Phú 2 tại phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn để chủ đầu tư sớm tiến hành các thủ tục tiếp theo đúng như quy định hiện hành của Nhà nước./. Thiết kế quy hoạch dự án đầu tư khu nhà ở xã hội và quy trình thực hiện dự án đầu tư khu nhà ở xã hội, đồi tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội.


Đã thêm vào giỏ hàng