Thiết kế quy hoạch khu du lịch cộng đồng người dao

MỤC LỤC

Thiết kế quy hoạch khu du lịch cộng đồng người dao và quy trình thực hiện dự án khu du lịch cộng đồng cùng với báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án du lịch công đồng, hồ sơ xin cấp giấy phép báo vệ môi trường khi dự án hoàn thành.

PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH. 2

1.1. Sự cần thiết lập quy hoạch: 2

1.2. Cơ sở lập quy hoạch. 3

PHẦN 2: PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH, MỤC TIÊU, TÍNH CHẤT. 4

2.1. Phạm vi ranh giới, diện tích: 4

2.2. Tính chất, mục tiêu của đồ án: 5

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH. 6

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu đất quy hoạch: 6

3.2. Hiện trạng dân cư, kinh tế, xã hội: 7

3.3. Hiện trạng sử dụng đất: 8

3.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 8

3.5. Đánh giá tổng hợp hiện trạng: 9

PHẦN 4. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN. 9

4.1. Dự báo quy mô khách: 9

4.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của đồ án: 9

PHẦN 5. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH. 10

5.1. Cơ cấu tổ chức các khu chức năng: 10

5.2. Quy hoạch sử dụng đất: 12

5.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: 14

5.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 18

5.4.1. Quy hoạch giao thông: 18

5.4.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: 18

5.4.3. Quy hoạch cấp nước: 22

5.4.4. Quy hoạch cấp điện: 24

5.4.5. Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn: 26

5.4.6. Khái toán kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật: 27

5.5. Đánh giá môi trường chiến lược 27

PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32

 Thiết kế quy hoạch khu du lịch cộng đồng người dao và quy trình thực hiện dự án khu du lịch cộng đồng cùng với báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án du lịch công đồng, hồ sơ xin cấp giấy phép báo vệ môi trường khi dự án hoàn thành. 

PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH

1.1. Sự cần thiết lập quy hoạch:

Nằm trong tiểu vùng miền núi phía Bắc (theo Quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh), huyện Ba Chẽ có có 5.481 hộ dân với tổng dân số 21.812 người (tính đến cuối tháng 4/2019), trong đó dân tộc thiểu số khoảng 17.628 người, chiếm 80,8% dân số; gồm 9 dân tộc anh em sinh sống (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Chay, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái). Trong phân bố thành phần dân tộc, dân tộc Dao là dân tộc thiểu số có số lượng đông nhất trong địa bàn huyện Ba Chẽ (chiếm 45% dân số toàn huyện).

Khởi thủy, người Dao là dân tộc cư trú tại địa bàn sông nước. Quá trình di cư kéo dài hàng ngàn năm đã khiến đồng bào Dao dần di dịch cư lên địa bàn núi cao. Bằng chứng cho thấy là hiện tại trên hoa văn trên váy của người phụ nữ Dao tiền luôn được in hoa văn hình sóng nước, trên quan tài của người Dao Thanh Y luôn có dán hình các con cá, con vật có nhiệm vụ đưa linh hồn về với tổ tiên. Trong lễ cấp sắc của các nhóm Dao, kể cả của người Dao Thanh Y cư trú trên địa bàn huyện Ba Chẽ, con cá cũng luôn là con vật có nhiệm vụ đưa linh hồn người đã mất về với tổ tiên và ngược lại. Tại nhiều nghi lễ, hình ảnh con thuyền, con cá – là những vật linh luôn có nhiệm vụ đưa linh hồn người Dao về đoàn tụ cùng tổ tiên.

Việc xác lập một địa điểm cư trú vừa có yêu tố sông nước, vừa có yếu tố của địa hình cư trú đồi núi là việc làm cần thiết và hết sức có ý nghĩa trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Dao nói chung và của nhóm Dao Thanh Y, Thanh Phán cư trú trên địa bàn huyện Ba Chẽ nói riêng. Đây đồng thời sẽ là một trung tâm bảo tồn di sản văn hóa, trước hết là của người Dao Thanh Y nói riêng và của cộng đồng người Dao ở Việt Nam nói chung. Bởi bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của người Dao nhằm mục đích phát triển du lịch của người Dao tại địa bàn đồi núi cao đã có nhiều, nhưng để trực tiếp gắn với địa bàn sông nước thì hiện ở Việt Nam chưa hề có. Đây đồng thời sẽ là điểm nhấn hết sức quan trọng trong bản đồ du lịch của di sản văn hóa người Dao ở Việt Nam

Thôn Sơn Hải nằm cách trung tâm huyện lỵ Ba Chẽ khoảng 10km. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, với các điều kiện thuận lợi như: là khu vực vừa có yếu tố sông nước (sông Ba Chẽ), vừa có địa hình cư trú đồi núi; 70% số hộ trong thôn là người Dao Thanh Y; có tỉnh lộ 330B chạy qua, hệ thống đường giao thông thuận tiện; gần cụm di tích lịch sử Miếu Ông – Miếu Bà, khu vực di tích Lò gốm cổ...; thôn Sơn Hải có các yếu tố thuận lợi để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa người Dao đồng thời phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực.

Việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu sinh hoạt cộng đồng dân tộc người Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển của huyện.

1.2. Cơ sở lập quy hoạch

1.2.1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Căn cứ Nghị định số: 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số: 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 37/2010/NDD-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01/2008/BXD ban hành kèm theo quyết định số: 04/ 2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của bộ Xây dựng;

- Quyết định 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới;

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn QCVN 14:2009/BXD;

- Quyết định số 4071/QĐ-UBND ngày 01/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2025 và tầm nhìn đến 2025”;

- Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ giai đoạn đến 2020 tầm nhìn đến 2030”;

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Công văn số 1879/UBND-VX2 ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với huyện Ba Chẽ”;

- Quyết định số 3857/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng";

- Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 16/10/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết khu sinh hoạt cộng đồng dân tộc người Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ".

1.2.2. Nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ:

- Tài liệu chuyên môn về Quy hoạch xây dựng, các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng đang được áp dụng.

- Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 khu vực nghiên cứu quy hoạch.

- Bản đồ địa chính khu vực quy hoạch.

- Hồ sơ các dự án liên quan.

PHẦN 2: PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH, MỤC TIÊU, TÍNH CHẤT

2.1. Phạm vi ranh giới, diện tích:

- Khu đất nghiên cứu quy hoạch có vị trí tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.

- Giới hạn khu đất như sau:

+ Phía Đông giáp đường giao thông hiện trạng.

+ Phía Tây giáp sông Ba Chẽ.

+ Phía Nam giáp sông Ba Chẽ và đất canh tác nông nghiệp.

+ Phía Bắc giáp sông Ba Chẽ và đất trống chưa sử dụng.

- Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch: khoảng 12.954,0 m2 (1,3 ha).

Thiết kế quy hoạch khu du lịch cộng đồng người dao và quy trình thực hiện dự án khu du lịch cộng đồng cùng với báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án du lịch công đồng, hồ sơ xin cấp giấy phép báo vệ môi trường khi dự án hoàn thành. 

2.2. Tính chất, mục tiêu của đồ án:

2.2.1. Mục tiêu:

- Cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2025 và tầm nhìn đến 2025; Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ giai đoạn đến 2020 tầm nhìn đến 2030.

- Cụ thể hóa Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của tộc người Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, nhằm ngăn chặn sự mai một văn hóa trước sự tác động hai mặt của quá trình phát triển, tạo nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của huyện; Từng bước phát triển du lịch để bà con coi văn hóa như một tài sản cần thiết và quan trọng trong quá trình mưu sinh.

- Từng bước xây dựng, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu về di sản văn hóa đặc sắc của các nhóm Dao ở Việt Nam. Biến nơi đây thành một trong những Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người Dao của cả nước, gắn chặt với quá trình phát triển Du lịch của địa phương cũng như của liên vùng.

- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Dao tại thôn Sơn Hải gắn với phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, đóng góp tích cực vào hoạt động bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá địa phương...

- Làm cơ sở pháp lý để quản lý quy hoạch trên từng địa bàn, làm cơ sở cho việc triển khai dự án đầu tư xây dựng..

2.2.2. Tính chất:

Là khu sinh hoạt cộng đồng dân tộc người Dao có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực.

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu đất quy hoạch:

- Địa hình:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch có địa hình không bằng phẳng, địa hình dốc từ Đông sang Tây.

Cao độ khoảng từ +2,0m đến +13,5m.

- Khí hậu:

+ Khí hậu mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình từ 9 ÷ 15o C.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.285mm, năm cao nhất lên đến 4007 mm, năm thấp nhất 1086 mm. Do xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tạo ra 2 mùa rõ rệt.

+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao 80 - 82%, độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12.

+ Gió, bão: Gió ở địa phương thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

- Địa chất:

Khu vực quy hoạch có địa chất chủ yếu là đất đồi núi. Qua khảo sát sơ bộ nền đất khu vực này tương đối tốt, khá ổn định để lên phương án thiết kế móng công trình. Các lớp địa chất được xác định như sau:

+ Lớp 1: Trung bình 1,5m là lớp sét pha lẫn tạp chất màu đỏ màu nâu.

+ Lớp 2: Trung bình 2m là lớp Dăm sạn lẫn sét pha đôi chỗ lẫn hòn cục (sản phẩm phong hóa hoàn toàn từ đá sét bột kết), màu nâu đỏ, nâu vàng. Trạng thái chặt vừa - chặt.

+ Lớp 3: Trung bình 5m là lớp Đá sét bột kết phong hóa rất mạnh (đôi chỗ phong hóa hoàn toàn thành sét pha), màu nâu đỏ, nâu tím. RQD=5-8%, TCR=12%.

+ Lớp 4: Trung bình 3m là lớp Đá sét bột kết phong hóa mạnh, màu nâu đỏ, nâu tím. RQD=10-15%, TCR=20%

- Thủy văn:

Chịu ảnh hưởng của sông Ba Chẽ bắt nguồn từ phía Tây Bắc huyện, chạy dọc theo các xã đổ ra biển ở khu vực cầu Ba Chẽ, sông có chiều dài 100 km là sông lớn nhất trong hệ thống sông suối của Ba Chẽ. Do trực tiếp ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều nên những thời kỳ triều cường có mưa lớn ở thượng lưu sẽ gây ngập lụt.  

3.2. Hiện trạng dân cư, kinh tế, xã hội:

- Dân cư:

+ Thôn Sơn Hải nằm cách trung tâm huyện lỵ Ba Chẽ 10 km. Hiện nay thôn có 73 hộ, 296 nhâu khẩu, trong đó có 70% số hộ là người Dao Thanh Y, 30% là hộ gia đình người Kinh. Về lịch sử cư trú, phần đông các hộ gia đình người Dao ở đây đều khẳng định họ đến thôn Sơn Hải cư trú tính đến nay được khoảng 3 đời.

+ Trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch có khoảng 02 hộ dân.

- Kinh tế:

Theo điều tra, khảo sát trong số 73 hộ dân có 58 hộ gia đình thuần nông nghiệp, 24 hộ gia đình có thêm nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà….), 02 hộ tham gia vào hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ, 02 hộ thu nhập từ nguồn khác và không có hộ gia đình nào tham gia vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Về thu nhập bình quân, có tới 47 hộ gia đình không có thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống (hộ nghèo, cận nghèo).

- Văn hóa:

Là thôn có tới 70% hộ gia đình người Dao Thanh Y sinh sống, 30% còn lại là đồng bào người Kinh cũng mới đến đây khai hoang, lập nghiệp được khoảng hơn nửa thế kỷ nên hiện tại, sự giao thoa văn hóa giữa hai tộc người Kinh, Dao diễn ra khá mạnh. Nhiều người Kinh cư trú ở đây cũng khá am hiểu về phong tục, tập quán của người Dao. Ngược lại, người Dao cũng đã tiếp thu khá nhiều văn hóa của người Kinh như thói quen sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, thói quen sử dụng trang phục thường ngày.

3.3. Hiện trạng sử dụng đất:

Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu quy hoạch chủ yếu là đất trồng hoa màu (chiếm 24,3 % diện tích) và đất trống chưa sử dụng (chiếm 25,5 % diện tích). Khu vực đất ở làng xóm (bao gồm đất nhà ở và vườn cây)  có diện tích khoảng 1.426,3 m2 (chiếm 11% diện tích). Ngoài ra còn các loại đất như đất trồng lúa (năng suất thấp), trồng cây lâu năm...

Thống kê hiện trạng sử dụng đất:

Stt

Loại đất

Diện tích  (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất ở làng xóm + vườn cây

1.619,8

12,5

2

Đất trồng lúa

1.426,3

11,0

3

Đất trồng hoa màu, cây hàng năm khác

3.141,8

24,3

4

Đất trồng cây lâu năm

2.310,6

17,8

5

Đất chưa sử dụng

3.298,9

25,5

6

Đất giao thông, mặt nước, đất khác

1.156,6

8,9

Tổng

12.954,0

100,0

3.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Hiện trạng giao thông:

Khu vực quy hoạch nằm về phía Tây tuyến đường trục thôn hiện trạng, kết cấu đường bê tông, đường rộng khoảng 2,5m. Ngoài ra còn một số tuyến đường đất kết nối các hộ dân với đường trục thôn, tổng chiều dài khoảng 90m.

- Hiện trạng địa hình chung:

Khu vực quy hoạch nằm sát cạnh phía Đông sông Ba Chẽ, địa hình bao gồm 2 dạng chính: Đồi  thấp và khe suối, địa hình dốc từ Đông sang Tây.

+ Khu vực giữa là đỉnh đồi cao độc lập, cao độ từ +9,0m đến +13,5m.

+ Khu vực phía Bắc và phía Tây là triền đồi thoải cao độ từ +5,0m đến +10,0 m, khu vực này hiện đang có một số hộ dân sinh sống.

+ Khu vực phía Nam gồm 2 khe tụ thủy cao độ từ +2,0m đến +5,0 m.

- Hiện trạng thoát nước mặt:

Địa hình của khu vực quy hoạch nằm sát phía Đông sông Ba Chẽ; Đây là mạng thoát nước chính cho các khu vực, một số đồi cao tạo thành bởi các đường tụ thủy theo địa hình tự nhiên.

- Hiện trạng cấp nước:

Khu vực quy hoạch chưa được đầu tư hệ thống cấp nước sạch. Hiện người dân đang dùng nguồn nước suối chưa qua xử lý để lắng thô, phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

- Hiện trạng cấp điện:

Nguồn cấp điện cấp cho khu vực quy hoạch hiện nay được lấy tại đường dây hạ áp áp 0,4kV trên không phía nam dự án.

3.5. Đánh giá tổng hợp hiện trạng:

3.5.1. Thuận lợi:

- Khu vực quy hoạch có vị trí tương đối thuận lợi, có đường giao thông kết nối với tuyến đường tỉnh lộ 330B.

- Khu vực có điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường phù hợp với mục đích xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng người Dao.

- Trong khu vực chủ yếu là đất trống chưa sử dụng, đất trồng hoa màu, giảm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, thuận lợi cho đầu tư xây dựng.

3.5.2. Khó khăn:

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đầy đủ, cần phải đầu tư cải tạo và xây dựng mới.

- Một phần diện tích (khu vực giáp sông Ba Chẽ) có nguy cơ ngập lụt.

3.5.3. Kết luận:

Khu vực lập quy hoạch có nhiều yếu tố thuận lợi đáp ứng yêu cầu xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng dân tộc người Dao.

PHẦN 4. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN

4.1. Dự báo quy mô khách:

Dự kiến khu sinh hoạt cộng đồng dân tộc người Dao có khả năng tiếp đón khoảng 120 khách đến tham quan và nghỉ dưỡng.

4.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của đồ án:

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đảm bảo các quy định theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD; đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành.

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

 

I

Tổng diện tích toàn khu quy hoạch

Ha

1,3

 

II

Các chỉ tiêu sử dụng đất

1

Mật độ xây dựng gộp

%

≤10

 

2

Tầng cao tối đa

Tầng

3

 

3

Chỉ tiêu đất cây xanh

%

≥50

 

III

Hạ tầng kỹ thuật

1

Cấp nước

 

 

 

-

Nước sinh hoạt

Qsh/m2 sàn

3l

 

-

Nước tưới cây

%Qsh

20

 

-

Nước rửa đường

%Qsh

20

 

2

Cấp điện

 

 

 

-

Nhà sinh hoạt cộng đồng

W/m2 sàn

35

 

-

Khu nghỉ dưỡng (Homestay)

W/m2 sàn

40

 

-

Khu trưng bày sp

W/m2 sàn

65

 

3

Thoát nước thải

 

 

 

 

Nước thải sinh hoạt

%Qsh

≥80

 

-

Tỷ lệ thu gom

%

100

 

4

Rác thải

 

 

 

-

Rác thải sinh hoạt

Kg/người/ng.đ

1,2

 

-

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

%

100

 

PHẦN 5. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH

5.1. Cơ cấu tổ chức các khu chức năng:

5.1.1. Nguyên tắc tổ chức không gian:

- Đề xuất các ý tưởng cơ cấu tổ chức không gian theo từng khu vực chức năng, phù hợp với chức năng hoạt động của từng khu vực và đảm bảo sự thống nhất trong không gian tổng thể toàn khu.

- Các khu chức năng phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải được liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông hợp lý và an toàn.

- Các khu chức năng phải được xác định trên cơ sở các điều kiện cụ thể của khu vực: mục tiêu quy hoạch; điều kiện tự nhiên và hiện trạng; quỹ đất phát triển, phong tục tập quán của người Dao trong khu vực...; bố trí hệ thống kỹ thuật đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, về đầu tư và khai thác sử dụng.

- Khai thác yếu tố vị trí và đặc điểm địa hình hiện trạng nhằm tạo dựng khu sinh hoạt cộng đồng đảm bảo các mục tiêu, định hướng của Đề án bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của dân tộc người Dao, gắn với phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.

- Xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng trên cơ sở tiết kiệm quỹ đất, hạn chế san gạt, giữ gìn cảnh quan môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, không bị ngập lụt khi mưa lũ. Kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước để khai thác môi trường cảnh quan để xây dựng.

5.1.2. Phương án cơ cấu tổ chức không gian:

- Mở rộng tuyến đường trục thôn phía Đông khu vực quy hoạch, đây là trục giao thông chính tiếp cận khu sinh hoạt cộng đồng.

- Tại khu vực phía Bắc là điểm tiếp đón khách đến theo hướng từ tỉnh lộ 330B, tổ chức khu dịch vụ và bãi đỗ xe có diện tích khoảng 450,0 m2.

- Khu vực sân lễ hội, đài cấp sắc phục vụ lễ hội truyền thống của người Dao có diện tích 913,0 m2, được bố trí phía Đông giáp trục đường tiếp cận khu quy hoạch.

- Khu nhà sinh hoạt cộng đồng bao gồm nhà sinh hoạt CĐ và khu vực sân trước có diện tích 1.778,3 m2 được bố trí tại trung tâm, có vị trí cao nhất trong toàn khu.

- Các công trình nhà nghỉ dưỡng (Homestay) có tổng diện tích 164,0 m2 (gồm 05 nhà) được bố trí tại các khu vực thuận lợi xây dựng ở phía Nam khu vực quy hoạch. Tổ chức hệ thống đường lát đá, đường dạo đến các khu vực nhà nghỉ dưỡng.

- Bố trí khu vực bến thuyền và xưởng đóng thuyền truyền thống của người Dao tại khu vực phía Tây giáp với sông Ba Chẽ.

- Hệ thống cây xanh cảnh quan có tổng diện tích khoảng 6.673,7 m2 được bố trí thành các mảng lớn, phân bố tại các khu vực.

 Thiết kế quy hoạch khu du lịch cộng đồng người dao và quy trình thực hiện dự án khu du lịch cộng đồng cùng với báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án du lịch công đồng, hồ sơ xin cấp giấy phép báo vệ môi trường khi dự án hoàn thành. 

5.2. Quy hoạch sử dụng đất:

a. Các chỉ tiêu quy hoạch toàn khu:

+ Diện tích nghiên cứu quy hoạch: 12.954,0 m2.

+ Diện tích đất xây dựng công trình: 751,7 m2.

+ Diện tích sàn xây dựng: 1.084,9 m2.

+ Mật độ xây dựng (gộp): 5,8%;

+ Hệ số sử dụng đất: K = 0,1 lần;

+ Tầng cao tối đa: 03 tầng.

b. Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất:

Stt

Danh mục sử dụng đất

Diện tích  (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Khu nhà sinh hoạt cộng đồng

1.778,3

13,7

2

Sân lễ hội, đài cấp sắc

913,0

7,0

3

Khu khôi phục nhà cổ, trưng bày sản phẩm

192,6

1,5

4

Khu nghỉ dưỡng (Homestay)

164,0

1,3

5

Lầu vọng cảnh

78,5

0,6

6

Khu xưởng đóng thuyền

50,5

0,4

7

Bến thuyền

40,0

0,3

8

Khu bãi đỗ xe, dịch vụ

450,0

3,5

9

Khu cây xanh, cảnh quan

6.673,7

51,5

10

Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật, đất khác

2.613,3

20,2

 

Tổng diện tích nghiên cứu

12.954,0

100,0

 

c. Thống kê chi tiết các hạng mục:

Stt

Hạng mục

Ký hiệu

Diện tích  (m2)

Diện tích sàn (m2)

Tầng cao

Tỷ lệ (%)

I

Công trình xây dựng

 

751,7

1.125,6

1--3

5,8

 

Nhà sinh hoạt cộng đồng

1

333,2

707,1

3

 

 

Nhà cổ khôi phục

3

45,0

45,0

1

 

 

Nhà nghỉ dưỡng (homestay) (05 nhà)

4

164,0

164,0

1

 

 

Lầu vọng cảnh

5

78,5

78,5

1

 

 

Xưởng đóng thuyền

6

50,5

50,5

1

 

 

Bến thuyền

7

40,0

40,0

1

 

 

Nhà dịch vụ

8

40,5

40,5

1

 

II

Sân nhà sinh hoạt cộng đồng

2

1445,1

 

 

11,2

III

Sân lễ hội, Đài cấp sắc

9

913,0

 

 

7,0

IV

Đất cây xanh cảnh quan

 

6.673,7

 

 

51,5

V

Đất giao thông, sân, bãi đỗ xe, HTKT

 

3.170,5

 

 

24,5

 

Tổng diện tích nghiên cứu

 

12.954,0

 

 

100,0

 

5.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

5.3.1. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

- Tổ chức không gian cần xác định và thể hiện rõ cách tổ chức hướng tuyến, trục cảnh quan, hệ thống không gian mở.

- Tổ chức không gian các khu vực chức năng theo đặc thù hoạt động với các giải pháp về mật độ xây dựng, khối công trình, chiều cao xây dựng, không gian mở.

- Xác định được các công trình điểm nhấn trong không gian khu vực quy hoạch theo các hướng, tầm nhìn chính.

- Tổ chức không gian cho các khu vực cảnh quan đặc thù và xác định các khu vực cần can thiệp và có tác động về kiến trúc cảnh quan.

5.3.2. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể:

- Phương án quy hoạch tổ chức chặt chẽ, có sự liên kết giữa các công trình hiện trạng và các công trình dự kiến xây dựng. Bố trí các thành phần chức năng và hệ thống cây xanh, giao thông tạo cho công trình có hệ thống dây chuyền sử dụng hợp lý.

- Không gian kiến trúc cảnh quan của khu sinh hoạt cộng đồng được tạo lập trên nguyên tắc tôn trọng và tận dụng tối đa địa hình và địa thế tự nhiên của khu đất, hạn chế san gạt, giữ gìn cảnh quan môi trường. Cấu trúc không gian chính của khu vực quy hoạch chọn lựa trong mối tương quan về cảnh quan của khu vực đem lại như: địa hình, công trình và các mảng không gian xanh...

- Không gian công viên cây xanh kết hợp hài hòa và được bố trí trải dài và xuyên suốt toàn bộ khu đất quy hoạch.

 

 

 

 

(Hình ảnh minh họa khu sinh hoạt cộng đồng dân tộc người Dao)

5.3.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu chức năng:

-  Khu nhà sinh hoạt cộng đồng:

Công trình được xác định là điểm nhấn kiến trúc trong toàn khu vực quy hoạch. Vị trí khu nhà sinh hoạt cộng đồng nằm tại vị trí trung tâm khu vực bao gồm nhà sinh hoạt cộng đồng thiết kế theo dạng nhà sàn và khu vực sân trước, đặt trên nửa vạt đồi để hạn chế san lấp và tận dụng địa hình tự nhiên để chia công năng. Công trình thiết kế hài hòa với cảnh quan và địa thế đất với phương án trụ, cột để giữ nền hiện trạng, hạn chế san gạt. Hình thức kiến trúc theo dạng nhà sàn 03 tầng

Công trình cao 3 tầng, chiều cao công trình khoảng 14m.

 (Hình ảnh minh họa nhà sinh hoạt cộng đồng)

 - Sân lễ hội, đài cấp sắc:

Được bố trí tại khu vực có mặt bằng rộng, tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho người dân tiếp cận từ tuyến đường trục thôn phía Đông. Khu vực sân lễ hội gần và có tầm nhìn thông thoáng đến nhà sinh hoạt cộng đồng, tạo thành quần thể văn hóa dân tộc người Dao đặc trưng.

 - Khu vực các công trình nghỉ dưỡng (Homestay):

Các căn nhà nghỉ dưỡng (bao gồm 05 căn) được tổ chức thành 04 khu vực tại các vị trí thích hợp, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và có tầm nhìn đẹp.

Các công trình có kiến trúc theo mô hình nhà để thóc đặc trưng của người Dao với phương án trụ, cột để giữ nền hiện trạng, hạn chế san gạt; tầng cao 01 tầng, chiều cao khoảng 3,7m (tính từ sàn nhà).

 

(Hình ảnh minh họa nhà nghỉ dưỡng)

- Khu cây xanh cảnh quan:

Các khu vực cây xanh cảnh quan được bố trí thành các mảng xanh lớn xuyên suốt toàn bộ khu vực quy hoạch, đảm bảo yêu cầu về môi trường và cảnh quan, phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khu vực.

Hệ thống đường dạo kết hợp với thảm cỏ, vườn hoa cắt tỉa được bố trí liền mạch, đa dạng tạo sự chuyển biến về không gian cảnh quan trong khu sinh hoạt cộng đồng; hạn chế sự đơn điệu; hấp dẫn về thẩm mỹ và tạo cảm giác thoải mái cho người dân đến khu vực.

Hệ thống cây xanh được lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương, dân tộc, không xa lạ với tập quán địa phương.

Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh;

+ Cây thân đẹp, dáng đẹp;

+ Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp;

+ Không có quả gây hấp dẫn ruồi muỗi;

+ Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu.

- Phối kết nhiều loại cây, loại hoa; nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ.

- Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước, cây với công trình và xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hòa, lại vừa có tính tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên

5.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

5.4.1. Quy hoạch giao thông:

a. Cơ sở thiết kế:

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch mạng lưới đường giao thông;

- Căn cứ vào bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khu sinh hoạt cộng đồng người Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn ;

- Căn cứ vào hiện trạng giao thông.

b. Nguyên tắc thiết kế:

- Quy hoạch giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đồng thời phát triển du lịch.

- Xác định mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, xác định và cụ thể hóa quy hoạch chi tiết.

c. Giải pháp quy hoạch:

Mạng lưới đường chủ yếu được xây dựng trên cơ sở tuyến đường hiện có, ngoài ra sẽ xây dựng một số tuyến đường dạo phục vụ du lịch.

- Tuyến đường phía Đông khu quy hoạch quy mô mặt cắt ngang là 13,0 m; mặt đường 7,0m vỉa hè 3,0m x 2 bên.

- Tuyến đường nối từ tuyến đường phía Đông vào lầu vọng cảnh mặt đường 5,0m;

- Ngoài ra còn có các tuyến đường dạo mặt đường 3,5m; 2,0m;

Trên cơ sở phương án quy hoạch bố trí giao thông nội bộ và sân đường, tổ chức, kết hợp hài hòa để đạt hiệu quả cao nhất cho khu quy hoạch.

5.4.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

a. San nền:

* Cơ sở thiết kế:

- Bản đồ nền toàn bộ ranh giới nghiên cứu TL 1/500.

- Các số liệu điều kiện tự nhiên lấy theo các dự án đang triển khai trên địa bàn và dự án QH đã được xây dựng hoàn chỉnh.

- Các dự án QH chi tiết đã duyệt và triển khai trên địa bàn.

* Nguyên tắc thiết kế:

- Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa, hệ thống công trình bảo vệ khu đất khỏi sạt lở.

- Đảm bảo độ dốc đường theo tiêu chuẩn.

- Tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp.

- Không làm xấu hơn các điều kiện địa chất công trình, điều kiện địa chất thủy văn.

- Bờ khe, sông cần được bảo vệ, gia cố để không gây xói lở.

- Nếu có nguy cơ bùn cát bị nước mưa cuốn tràn vào khu dự kiến xây dựng, cần có biện pháp che chắn và hướng dòng bùn cát ra ngoài khu vực xây dựng.

- Nếu khu đất xây dựng bị dòng chảy nước mưa đào xói thành khe vực, cần có biện pháp điều chỉnh lại dòng chảy nước mưa, gia cố sườn dốc

* Giải pháp thiết kế:

Trên cơ sở sở đó định hướng xây dựng cao độ nền như sau :

+ Chỉ san gạt các khu vực xây dựng các công trình thật cần thiết, các vị trí còn lại giữ nguyên địa hình tự nhiên tránh san gạt nhiều.

+ Đối với khu vực phía Bắc san gạt mặt bằng để bố trí nhà dịch vụ, sân lễ hội và bãi đỗ xe,

 + Đối với khu vực trung tâm san gạt mặt bằng để bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng và sân phía trước nhà, cao độ trung bình 8,50 mét;

  + Giải pháp san nền cụ thể như sau: San nền tạo hướng dốc ra các tuyến  đường giao thông xung quanh đảm bảo thoát nước tự chảy; san nền tạo độ dốc từ phía Tây sang phía Đông; Độ dốc nền trong các lô tối thiểu 0,004; Độ dốc đường theo tiêu chuẩn hiện hành.

 Sơ bộ tính toán khối lượng đất đào khoảng 1.550 m3; đất đắp khoảng 1.100 m3

b. Thoát nước:

a. Nguyên tắc thiết kế :

- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa và nước thải chung.

- Hệ thống thoát nước cho khu vực bảo đảm hệ thống thoát nước hoạt động ổn định, bền vững trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ thu gom, chuyển tải đến xử lý theo từng lưu vực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường.

- Đường giao thông phải có hệ thống thoát nước mưa.

- Đối với sông, suối chảy qua khu quy hoạch, cần phải kè bờ và tùy theo yêu cầu, cần có các giải pháp phù hợp với yêu cầu cảnh quan và môi trường .

- Đảm bảo thoát nước mưa tự chảy

- Thoát nước bám theo địa hình tự nhiên

- Phân chia thành các lưu vực nhỏ.

- Xây dựng các tuyến cống dọc các trục đường dự kiến xây dựng .

- Khuyến khích xây dựng  tuyến cống 2 bên đường nếu điều kiện kinh tế cho phép, tăng khả năng thu &  thoát nước mặt .

- Xây các tuyến cống thoát nước mưa trên hè để dễ duy tu bảo dưỡng

- Tính toán thuỷ lực cống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới

Theo phương pháp này, lưu lượng nước mưa các đoạn cống được tính theo công thức:Q = x . j .q . F

Trong đó:

Q: lưu lượng tính toán của đoạn cống thoát nước đang xét, tính bằng (l/s)

x: hệ số phân bố không đều mưa trên lưu vực thu nước, , với các lưu vực nhỏ hơn 300ha, hệ số này bằng 1.

j: hệ số dòng chảy, là tỷ số giữa lưu lượng mưa chảy vào hệ thống cống và lưu lượng mưa rơi trên lưu vực (một phần lượng mưa bị ngấm xuống đất, bay hơi). Hệ số này được chọn tùy theo cấu tạo mặt phủ của lưu vực hứng nước, được tính trung bình j=0.6.

q: cường độ mưa tính toán của đoạn cống đang xét, tính bằng (l/s.ha), q=f (P,t) là hàm số của chu kì lặp lại trận mưa tính toán pt và thời gian nước mưa tập trung đến đoạn cống đang xét.

Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức:

         (l/s.ha)         

  Trong đó:

t - thời gian tập trung nước từ điểm xa nhất của lưu vực hứng nước đến  tiết diện của đoạn cống đang xét, tính bằng phút.

Pt -  Chu kì lặp lại trận mưa tính toán (chu kì tràn cống) tính bằng năm,

Theo TCVN 7957-2008  giá trị P như sau  .

  Với đặc thù khu vực riêng & ảnh hưởng của tai biến thiên tai đã trải qua chọn Pt = 20 năm (chọn giá trị P cao để tính đến mức độ rủi ro do biến đổi khí hậu bất thường)

     Việc chọn giá trị P lớn chỉ đáp ứng khả năng thoát nước bề mặt với lượng nước mưa lớn tuy nhiên nếu các kênh mương bị tắc nghẽn, lấp đầy do bùn đất trôi xuống vẫn ngây ngập lụt , nên cần có biện pháp bảo vệ môi trường, nạo vét kênh mương thường xuyên.

  q20, b, C, n - Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu tại địa phương

Số liệu trạm khí tượng :

b =25,24, c = 0.2485, n =0.7325, q20 = 342.6 l/sha

(theo biểu đồ tra mưa của tỉnh Quảng Ninh đã được Bộ Xây dựng thông qua để làm tài liệu thiết kế)

F: diện tích lưu vực hứng nước của đoạn cống đang xét, kể cả của các đoạn cống trước đó tập trung nước vào đoạn cống đang xét, tính bằng hecta (ha)

t: Thời gian mưa tính toán (phút)

 

ttt= tm + tr + t o

tm: Thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất đến rãnh phụ thuộc vào kích thước địa hình của lưu vực, cường độ mưa và loại mặt phủ. 

tr: Thời gian nước chảy trong rãnh

tr=1.25 x Lr

Vrx60

Lr và Vr: Chiều dài và vận tốc nước chảy tại cuối rãnh

to:Thời gian nước chảy trong cống 

to =   m *   Lo

Vo x60

Lo và Vo: Chiều dài, vận tốc nước chảy trong cống.

: Hệ số tính đến sự chậm trễ của dòng chảy, m=2 với địa hình bằng phẳng

* Tính toán thuỷ lực:

Tính toán thuỷ lực đối với cống  ta có:

Qs=K*√ i với  K=w*C√R

Trong đó:

i: Độ dốc đáy, C hệ số  sêdi:  C=1/n  *R 1/6                 

n: Hệ số nhám tra bảng (sách Thuỷ lực - Nhà xuất bản xây dựng) n=0.04

w: Diện tích mặt cắt ướt

R: Bán kính thuỷ lực R=w/c                                 

c: Chu vi ướt

b. Kết cấu cống :

Đối với khu quy hoạch, dùng cống xây gạch trên đậy nắp đan kín, cống HDPE D250 thoát nước bẩn sinh hoạt.

c. Hướng thoát nước chính :

Căn cứ vào địa hình, căn cứ vào hướng tuyến, tính toán tiết diện cống ;

  - Ngoài yêu cầu thoát nước cho bản thân khu quy hoạch thì các tuyến cống còn đón nước cho khu vực phía Đông chảy qua.

 - Nước từ khu quy hoạch chảy qua cống thoát nước bố trí trên vỉa hè, lề đường chảy về sông Ba Chẽ phía Tây.

  - Bố trí thoát nước mưa và nước bẩn chung; nước bẩn được xử lý qua hệ thống bể tự hoại 3 ngăn tại từng đơn vị sử dụng nước khi kiểm tra thấy đạt yêu cầu xả thải mới cho phép chảy vào cống thoát nước mưa;

  * Thống kê mạng lưới thoát nước:

                   - Cống tiết diện B=600 dài 120 mét.

                    - Cống tiết diện B=500 dài 243 mét.

                    - Cống D=200 dài 42 mét..

5.4.3. Quy hoạch cấp nước:

* Các căn cứ thiết kế hệ thống cấp, thoát nước:

- Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng.

- Các số liệu về hiện trạng và điều kiện nguồn nước ngọt thực tế.

- Hướng và nguồn cung cấp nước cho khu vực lập quy hoạch.

a) Tiêu chuẩn cấp nước:

- Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước : TCVN – 33-2006,

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 5576 - 1991 hệ thống cấp thoát nước - Quy phạm quản lý kỹ thuật.

- Tiêu chuẩn về cấp nước chữa cháy lấy theo TCVN 2622-1995.

- Khu vực lập quy hoạch lấy Tiêu chuẩn cấp nước theo QH chung huyện Ba Chẽ: tiêu chuẩn đô thị loại IV.

- Tiêu chuẩn cấp nước như sau:

- Nước sinh hoạt cho khách vãng lai và nhân viên quản lý (Qsh/m2 sàn).

- Nước cho tưới cây: 20% lượng nước sinh hoạt.

- Nước dự phòng, rò rỉ, khu xử lý: 10% tổng trên.

 

b. Nhu cầu dùng nước khu vực quy hoạch:

 

TT

Các nhu cầu cấp nước

Tiêu chuẩn

Lưu lượng

(m3/ngđ)

1

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt

 

5,33

 

 

Tiêu chuẩn cấp nước:

3l (m2 sàn)

 

Diện tích:

1.778,3m2

 

2

Nhu cầu cấp nước tưới cây:

 

1,06

 

Tiêu chuẩn cấp nước:

20%

 

3

Nhu cầu cấp nước rửa đường:

 

1,06

 

Tiêu chuẩn cấp nước:

20%

 

4

Lượng nước tổn thất, rò rỉ:

10% * (1+2+3)

10%

0,75

5

Tổng nhu cầu cấp nước

 

8,2

  Như vậy, khu vực lập quy hoạch cần cung cấp một lượng nước công  suất:  10m3 trong ngày dùng nước lớn nhất, để đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực lập quy hoạch.

c. Nguồn nước :

- Sử dụng nguồn nước cấp đến các công trình trong khu vực quy hoạch, là nguồn nước liên thôn cấp từ hồ Khe Mười. Nước sau tiếp nhận được chảy vào bể chứa, chuyền tải vào tuyến cấp nước bằng máy bơm; qua các tuyến ống HDPE D75-D32.

- Để đảm bảo cấp nước an toàn trong vận hành cấp nước, bố trí bể chữ nước bằng bể BTCT 50 m3.

d. Phương án cấp nước:

- Dùng nước sạch, từ bể chữ nước, bơm tăng áp cấp đến các công trình sử dụng nước trong dự án.

e. Thiết kế mạng lưới cấp nước:

Trong ®å ¸n nµy ®Æc ®iÓm chung cña sù h×nh thµnh khu dÞch vô, kÕt hîp c¸c khu c«ng tr×nh ë, nªn m¹ng líi kÕt hîp (m¹ng côt) chuyÒn dÉn níc tíi tÊt c¶ c¸c ®èi tîng dïng níc.

- M¹ng côt ®êng kÝnh èng Æ32¸Æ50.

- C¸c tuyÕn èng chÝnh ®Æt bªn c¹nh trôc ®êng chÝnh cã híng ®i ngÇm ch¹y däc híng chuyÓn t¶i.

Tõ bÓ chøa, níc ®îc b¬m vÒ khu Trung t©m lµ tuyÕn èng D75, vµo khu chính:

- VÒ phÝa §«ng, lµ 01 tuyÕn ®Êu nèi ÆD50.

-  Xuèng khu phÝa Nam lµ tuyÕn Æ32.

- Các tuyến giao cắt với tuyến kỹ thuật khác cần đảm bảo quy phạm và  khoảng cách; bố trí các tuyến ống lồng tại điểm giao cắt. VÞ trÝ ®Æt tuyÕn èng ph¶i kÕt hîp cô thÓ ®Æc ®iÓm cña tõng c«ng tr×nh mµ tuyÕn ống đi qua; ®Ó ®¶m b¶o kü thuËt:

+ Kho¶ng c¸ch vµ quy ph¹m.

+ C¸c tuyÕn kü thuËt kh¸c vµ c«ng tr×nh ®· cã.

Tổng hợp khối lượng vật tư chính:

  • Loại  PEÆ75mm   :       100m
  • Loại  PEÆ50mm   :         36m
  • Loại  PEÆ32mm   :       120m
  • Loại  CLÆ90mm   :         40m
  • Loại  CLÆ75mm  :         50m
  • Bể chứa nước         :         50m3

     Trạm bơm     :     01Trạm

5.4.4. Quy hoạch cấp điện:

a. Các tiêu chuẩn thiết kế :

- Quy phạm trang bị điện :

          + Phần 1 : Quy định chung                             (11 TCN-18-2006)

          + Phần 2 : Hệ thống đường dẫn điện               (11 TCN-19-2006)

          + Phần 3 : Bảo vệ và tự động                         (11 TCN-20-2006)

          + Phần 4 : Thiết bị phân phối và trạm biến áp  (11 TCN-21-2006)

- QCXDVN 01 : 2008/BXD- Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng.

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN-07:2010/BXD

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN-07:2010/BXD

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9206-2012

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Nghị định 14/2014/ NĐ-CP ngày 26-02-2014 qui định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.

- Quy trình kỹ thuật an toàn điện : Trong công tác quản lý, vận hành , sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện. Ban hành theo quyết định số : 1559 EVN/KTAT ngày 21/10/1999 của Tổng công ty điện lực Việt Nam.

- Quy định hiện hành khác của các ban nghành liên quan.

b. Chỉ tiêu, tiêu chuẩn thiết kế:

- Phụ tải tính toán cho khu sinh hoạt cộng đồng – xã Nam Sơn – huyện Ba Chẽ được áp dụng theo bảng 10 tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9206-2012

- Dự báo nhu cầu sử dụng điện năng:

STT

DANH MỤC

SUẤT PHỤ TẢI (PO)

DIỆN TÍCH

(M2)

CÔNG SUẤT TIÊU THỤ (KW)

1

Nhà SH cộng đồng

35 W/m2

707,1

24.7

2

Khu homestay

80 W/m2

164

13,1

3

Nhà cổ khôi phục

65 W/m2

45

2.9

4

Lầu vọng cảnh

35 W/m2

78,5

2,8

5

Nhà dịch vụ

80 W/m2

40,5

3,2

6

Chiếu sáng

 

 

1

7

Tổng

 

 

47,7

Tổng công suất điện năng tiêu thụ toàn khu :

Ptt = 47,7  ( KW )

b. Giải pháp kỹ thuật:

* Nguồn cấp điện:

- Nguồn cấp điện cho các phụ tải trong khu sinh hoạt cộng đồng dự kiến được lấy tại đường dây hạ áp áp 0,4kV trên không phía nam dự án, hướng đi trung tâm thôn.

* Lưới điện 0,4KV :

- Từ điểm đấu nối, dẫn điện vào dự án bằng cáp nhôm vặn xoắn ABC - 0,6/1KV tiết diện 70mm2 đi trên hệ thống cột điện bê tông ly tâm cấp đến ranh giới quy hoạch.

- Cột điện hạ áp được bố trí trồng sát mép đường giao thông, móng cột đơn KT 800x800x1400, móng cột đôi KT 800x1200x1400 đổ bêtông mác 150 đá 4x6. trên đầu cột là hệ thống các đai thép, móc treo và kẹp xiết dùng để cố định đường cáp hạ áp vào cột..

- Cáp hạ thế cấp cho các tủ điện công trình đấu nối tại cột điện hạ áp.

* Lưới điện chiếu sáng:

Chiếu sáng đường giao thông dùng cần đèn lắp trực tiếp lên đầu hệ thống cột điện Bêtông ly tâm để chiếu sáng cho tuyến đường giao thông trong khu quy hoạch, đèn dùng bóng Metal 150W, chóa rainbow. Các thiết bị chiếu sáng , nguồn sáng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật , độ bền với môi trường và mỹ quan của công trình.

5.4.5. Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn:

Tiêu chuẩn và dự báo khối lượng chất thải rắn (CTR):

- Tiêu chuẩn CTR sinh hoạt:

+ Đợt đầu: 1,2kg/ng-ngđ; tỷ lệ thu gom: 100%

Dự báo khối lượng chất thải rắn:

TT

Thành phàn thải

Quy mô

tiêu chuẩn

khối lượng (tấn/ngày)

1

CTR sinh hoạt Rsh

120

người

1.2

kg/ng.ngđ

0.14

 

Tổng cộng

 

 

 

 

0.14

Quy hoạch thu gom và xử lý CTR:

CTR sinh hoạt khu vực nghiên cứu được thu gom tập trung. CTR cần được phân loại tại nguồn thành CTR vô cơ (kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa...) và CTR hữu cơ (thực phẩm thừa, rau, quả, củ...). hai loại này được để vào bao chứa riêng. Chất rắn vô cơ được định kỳ thu gom và tận dụng tối đa đem đi tái chế. CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày đem đi xử lý tại khu xử lý CTR chung của khu vực. Bố trí các thùng chứa CTR có nắp đậy trong các khu chức năng ở các vị trí thuận tiện cho việc thu gom.

5.4.6. Khái toán kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:

Stt

Hạng mục

Nhu cầu vốn (triệu đồng)

I

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính

2.650

1

Hệ thống giao thông

978

2

San nền, thoát nước

562

3

Hệ thống cấp điện.

660

4

Hệ thống cấp nước.

450

II

Chi phí dự phòng (10%)

265

 

Tổng nhu cầu vốn đầu tư

2.915

 

Khái toán tổng mức đầu tư xây dựng: 2.915.000.000 đ

Bằng chữ: Hai tỷ, chín trăm mười lăm triệu đồng.

5.5. Đánh giá môi trường chiến lược

5.5.1. Các căn cứ pháp luật và chỉ tiêu đánh giá:

- Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Căn cứ Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

- Căn cứ Thông tư: 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

- Các tiêu chuẩn về môi trường của Nhà nước Việt Nam.

+ TCVN 5937-1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

+ TCVN 5942-1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.

+ TCVN 5949-1995: Âm học, tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư mức ồn tối đa cho phép.

5.5.2. Nguồn tác động:

a. Giai đoạn thi công:

- Các nguồn phát sinh ô nhiễm chính trong quá trình đầu tư, xây dựng nghĩa trang chủ yếu là xây dựng các công trình, hạ tầng kỹ thuật, san nền, giao thông:

+ Chất thải rắn: phát sinh từ các nguồn: nguyên vật liệu thừa, rơi vãi, chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng như: xi măng, tấm lợp, đinh sắt, dây thép, lưỡi cưa, bao bì, hộp nhựa, thùng chứa thiết bị, gạch vỡ, vôi và rác thải sinh hoạt như túi nilon, giấy lộn của công nhân thải ra.

+ Bụi: Phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu xây dựng và vận chuyển trong nội bộ. Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu bê tông (cát, đá, xi măng) khi thi công, xây dựng các hạng mục công trình. Do hoạt động thải khói của các động cơ, các thiết bị thi công (máy ủi, máy xúc,...) và các phương tiện vận tải.

Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi xi măng, bụi khói. 

+ Tiếng ồn: Phát sinh từ phương tiện vận tải vào ra, cung ứng nguyên vật liệu xây dựng và các thiết bị. Từ các hoạt động xây dựng, bao gồm các hoạt động của thiết bị xây dựng như: máy trộn, máy ủi, máy xúc,...và hoạt động của công nhân xây dựng.

+ Hơi khí độc: Phát sinh từ khí thải của các động cơ đốt trong của các phương tiện vận tải, các phương tiện thi công cơ giới như: CO, CO2, NO2, SO2, hơi xăng,...Từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.

 + Nước thải: Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông. Nước thải của giai đoạn này gồm có nước rửa cát, đá, bảo dưỡng bê tông...và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. 

+ Đất: bao gồm đất đào móng các công trình xây dựng nhà ở, đất đào nền đường, đất đào đắp các hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước, đào đắp xây dựng các bể chứa, đường ống, hồ xử lý nước thải, đất san gặt mặt bằng. 

b. Giai đoạn hoạt động:

- Trong quá trình hoạt động của dự án ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường xung quanh, bao gồm các nguồn như: chất thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, bụi phát sinh từ các phương tiện ra vào khu dân cư.

- Các yếu tố ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh bụi, độ ồn .

- Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào.

- Hoạt động làm việc, sinh hoạt của CBCNV khu vực trường học, khu các công trình công cộng.

- Các chất hữu cơ bay hơi - Hơi xăng, dầu của các phương tiện cơ giới ra vào nghĩa trang SO2, NO2, CO - Hoạt động của các phương tiện cơ giới đi lại.

 - Hệ thống xử lý nước thải, nhà vệ sinh.

- Đốt than, đốt nhiên liệu khi nấu bếp tại nhà ăn, ô nhiễm nước: các chỉ tiêu hóa lý, chất rắn lơ lửng, BOD, COD.

- Nước thải sinh hoạt của CBCNV

 - Nước mưa chảy tràn.

5.5.3. Đánh giá tác động:

a. Môi trường không khí:

*Bụi:

Việc san lấp mặt bằng cần một số lượng lớn xe máy thi công và chuyên chở vật liệu, do đó sẽ có bụi phát sinh từ:

- San ủi mặt bằng.

- Từ các xe máy.

- Vật liêu rơi vãi từ các xe vận chuyển

Bụi ảnh hưởng tới công nhân và khu dân cư xung quanh 

*Khí thải:

Các động cơ trong khi vận hành thải ra lhông khí CO, CO2, NOX, SOX và bụi. Lượng khí thải phụ thuộc vào các loại xe máy sử dụng trên công trường.

*Tiếng ồn:

Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của công nhân vận hành máy móc và dân cư xung quanh. Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của báo cáo này mức ồn cụ thể của từng loại máy và thiết bị thi công không nêu ra nhưng thông thường đồ ồn của các xe máy hạng nặng khoảng 100dBA.

b. Tác động đến môi trường nước:

*Nước mưa:

Nước mưa chảy từ khu vực thi công sẽ mang theo khối lượng lớn bùn đất, Ngoài ra còn lẫn dầu mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công.

*Nước thải sinh hoạt:

Khi Khu sinh hoạt cộng đồng xây dựng xong thì hệ thống thoát nước sẽ xả vào hệ thống thoát nước chung của xã. Để nước thải sinh hoạt không gây ô nhiễm nguồn nước bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn thì việc xử lý cục bộ nước thải bằng các bể phốt 3 ngăn ở từng công trình kiến trúc.

c. Tác động đến hệ sinh thái:

Khu quy hoạch chủ yêu là vùng đất trống, mật độ cây thưa, các cây khác chủ yếu là cây bụi do vậy không ảnh hưởng đến hệ sinh thái .

d. Tác động đến kinh tế - xã hội và cảnh quan khu vực:

- Khi xây dựng xong khu dân cư theo đúng quy hoạch sẽ trồng thên cây xanh cây bóng mát, vườn hoa, thảm cỏ... làm thay đổi cảnh quan của khu vực.

5.5.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường:

a. Bảo vệ môi trường không khí trong quá trình thi công:

Việc giảm lượng bụi, tiếng ồn và khí thải trong quá trình thi công san ủi mặt bằng có thể thực hiện bằng các giải pháp sau:

- Sử dụng xe máy thi công có lượng thải khí, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.

- Có biện pháp che chắn các xe chuyên chở vật liệu để hạn chế sự lan toả của bụi.

- Làm ẩm bề mặt của láp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi cuốn theo gió.

- Trang bị bảo hộ cho công nhân..

- Nồng độ bụi CO, CO2, NOX, SO2 của xe máy nhỏ hơn hoặc bằng:

                   Bụi: 400mg/m3.CO: 500mg/m3.SO2: 500mg/m3.

                   NOX: 1000mg/m3. (TCVN 5939-1995)

Độ ồn cực đại của xe máy thi công: 90dBA (TCVN 5948-1995)

b. Bảo vệ mái ta luy đào, đắp:

Để bảo vệ mái ta luy đào đắp, hạn chế tối đa việc sạt lở đất, bằng hệ thống kè chắn kết hợp với gia cố mái ta luy, tạo các rãnh đỉnh mái, tránh nguồn nước mặt đổ vào mái ta luy.

c. Xử lý chất thải rắn.

Chất thải rắn của toàn bộ khu vực quy hoạch sẽ được thu gom về bãi tập kết ở khu vực phía tây bắc khu đất và được vận chuyển đến bãi chứa rác phế thải chung của huyện để xử lý.

d. Quan trắc kiểm soát môi trường.

Trong quá trình chuẩn bị công trường, san ủi mặt bằng, thi công công trình và vận hành, việc quan trắc, kiểm tra, đo đạc và đánh gía tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định trong thông tư 276/TTMTG của Bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành ngày 6-3-1997 để đảm bảo kiểm soát các tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp thực hiện để ngăn ngừa sự suy thoái cũng như bảo vệ môi trường xung quanh. Để thực hiện đánh gía tác động môi trường khi thực hiện dự án việc thiết lập một hệ thống kiểm tra, đo đạc và quan trắc là hết sức cần thiết. Từ các số liệu quan trắc đo đạc được về các yếu tố môi trường bị tác động, sẽ có các giải pháp hữu hiệu và kịp thời để quản lý và xử lý.

e. Giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường:

- Trong giải pháp quy hoạch đã đề cập giải pháp xử lý nước thải, thoát nước mặt thu gom và xử lý rác thải. Thực hịên theo quy hoạch là giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường.

- Việc mở rộng quỹ đất đòi hỏi phải san gạt một khối lượng nhất định đất đồi. Cần có giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng bằng cách gạt gọn và dứt điểm từng khu. Đầu tư cống rãnh thoát nước đồng bộ sẽ khắc phục được tình trạng đất đá trôi và lũ.

f. Giải pháp công nghệ, kỹ thụât bảo vệ môi trường:

 - Đối với môi trường nước:

Dùng phương pháp cơ học và phương pháp sinh học để xử lý môi trường nước.

Nước bẩn, song chắn, bể lắng cát, bể lắng đứng, trạm Clo khử trùng, bể tiếp xúc, công trình xử lý cặn (Bể metan và sân phơi bùn) Sau khi xử lý bằng phương pháp cơ học sẽ xử lý tiếp bằng phương pháp sinh học gồm: mương ô xi hoá tuần hoàn, lọc sinh học cao tải, nếu mực nước ngầm cao thì làm bể lắng ngang.

- Đối với môi trường không khí, tiếng ồn:

+ Nên trồng cây xanh hai bên đường giao thông chính, cây xanh khu bãi đỗ xe, khu công viên nhỏ và các công trình tập trung đông người. Cây xanh nhiều sẽ có tác dụng làm môi trường không khí trong lành hơn.

+ Rác thải cần được tập trung và thu gom hàng ngày tránh ô nhiễm mùi do đọng rác thải.

g. Các giải pháp quản lý, kiểm soát môi trường:

- Hình thành mạng lưới giám sát môi trường, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

- Tiến hành xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường thu hút các tổ chức, cá nhân đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường quản lý các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật liên quan đến môi trường đô thị.

- Có giải pháp phòng ngừa ngập úng, sạt lở, cháy rừng.

- Tổ chức quan trắc, giám sát ô nhiễm đối với môi trường nước, không khí, chất thải rắn để có giải pháp kịp thời bảo vệ môi trường.

5.5.5. Kết luận kiến nghị về bảo vệ môi trường:

Đánh giá tác động môi trường đối với đồ án quy hoạch nhằm:  

- Xác định được cách nhìn tổng thể về môi trường trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Xây dựng và dự báo được mức độ ảnh hưởng từ quy hoạch xây dựng đối với môi trường kinh tế xã hội, văn hoá lịch sử, hệ sinh thái, chất lượng môi trường nước, không khí, chất thải rắn.

- Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm có tác dụng đối với các nhà quản lý khi đưa ra các chính sách phát triển cần đối với việc bảo vệ môi trường.

- Trong các dự án cụ thể cần tiếp tục phân tích đánh giá chi tiết thêm về tác động môi trường nhằm đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững.

PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án Khu sinh hoạt cộng đồng dân tộc người Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn có ý nghĩa xã hội sâu sắc và là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay của Đảng bộ và chính quyền địa phương.

Với vị trí đắc địa tại một địa chỉ vừa có núi đồi và sông nước, nếu được đầu tư xây dựng, khôi phục, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người Dao tại đây, trong tương lai gần - nơi đây sẽ trở thành một trung tâm du lịch - di sản của người Dao ở Việt Nam. Thành quả của đề án sẽ là tiếng nói quan trọng của địa phương trong sự nghiệp “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” hiện tại và tương lai.

Kính đề nghị các cấp có thẩm quyền, các ban ngành và các phòng ban liên quan sớm xem xét phê duyệt quy hoạch để triển khai các bước tiếp theo./.

Thiết kế quy hoạch khu du lịch cộng đồng người dao và quy trình thực hiện dự án khu du lịch cộng đồng cùng với báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án du lịch công đồng, hồ sơ xin cấp giấy phép báo vệ môi trường khi dự án hoàn thành.


Đã thêm vào giỏ hàng