Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

3. Tổ chức thực hiện ĐTM

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM

1. CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tóm tắt về dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1 Hạng mục công trình chính

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ

1.2.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1.2.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án và sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định liên quan

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1 Nhu cầu nguyên liệu cho dự án

1.3.2 Nhu cầu nhiên liệu cho dự án

1.3.3 Nhu cầu hóa chất sử dụng cho dự án

1.3.4 Danh mục máy móc thiết bị của dự án

1.3.5 Nhu cầu sử dụng điện

1.3.6 Nhu cầu sử dụng nước

1.3.7 Sản phẩm của dự án

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành

1.5. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.5.1 Tiến độ thực hiện dự án

1.5.2. Vốn đầu tư

1.5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án

2.1 Các tác động môi trường chính của dự án

2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

2.4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án giai đoạn hoạt động - vận hành thương mại

2.5.1 Giám sát khí thải tại nguồn

2.5.2 Giám sát nước thải

2.5.3. Giám sát hoạt động thu gom chất thải rắn, CTNH

2.6. Cam kết của chủ dự án

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN,

KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội

2.2 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án

2.2.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn lắp đặt thiết bị

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.3.1 Danh mục và kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường

3.3.2 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

3.3.3 Kinh phí đối với các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.3.4 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. Chương trình quản lý môi trường

4.2. Chương trình giám sát môi trường 

4.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn lắp đặt thiết bị

4.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm

4.2.3. Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động

4.2.4. Giám sát hoạt động thu gom chất thải rắn, CTNH

CHƯƠNG 5: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

2. Kiến nghị

3. Cam kết

3.1. Cam kết chung

3.2. Cam kết tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường

3.3. Cam kết thực hiện quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án

2.1 Các tác động môi trường chính của dự án

  • Trong giai đoạn lắp đặt thiết bị và nâng cấp trạm XLNT cục bộ:
  • Tác động do bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển, tập kết máy móc, thiết bị; từ hoạt động của phương tiện vận chuyển; bụi khí thải từ công đoạn hàn cố định máy móc. Bụi từ công trình cải tạo, nâng cấp trạm XLNT cục bộ.
  • Tác động do nước thải: Bao gồm nước thải sinh hoạt của công nhân lắp đặt
  • Tác động chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và CTNH; chất thải rắn xà bần từ công trình cải tạo, nâng cấp trạm XLNT cục bộ.
  • Tác động do tiếng ồn, độ rung.
  • Tác động do sự cố, rủi ro.
  • Trong gian đoạn vận hành
  • Tác động do bụi, khí thải phát sinh từ vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu, sản phẩm; từ hoạt động của phương tiện giao thông.
  • Tác động do bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt lò hơi, lò dầu.
  • Tác động do nước thải sinh hoạt của công nhân viên.
  • Nước thải từ hoạt động sản xuất.
  • Tác động do chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại.
  • Tác động do tiếng ồn, độ rung.
  • Tác động do sự cố, rủi ro

2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

2.2.1. Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải

Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và nâng cấp trạm XLNT cục bộ:

Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công, lắp đặt thiết bị khá ít với 10 công nhân. Thành phần gồm Chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, COD, Nitơ, Photpho, Coliform, dầu mỡ và các tạp chất khác.

Nước thải trong quá trình cải tạo, nâng cấp trạm XLNT cục bộ của nhà máy. Thành phần chủ yếu là cặn, bùn.

Nước thải trong giai đoạn vận hành:

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh, từ các vòi rửa tay chân, lavabol. Thành phần gồm Chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, COD, Nitơ, Photpho, Coliform, dầu mỡ và các tạp chất khác.

Nước thải sản xuất gồm:

  • Nước thải công đoạn nhuộm: 270 m3/ngày. Tính chất nước thải này chủ yếu BOD, COD, độ màu.
  • Nước thải từ hệ thống XLKT lò hơi, lò dầu: ước tính 20 m3/ngày. Tính chất nước thải này chủ yếu là cặn, bùn….
  • Nước thải từ PTN: chủ yếu nước rửa tay, rửa thiết bị thí nghiệm, thành phần chủ yếu TSS, BOD5, ước tính khoảng 0,3 m3/ngày

2.2.2. Quy , tính chất của bụi, khí thải và vùng có thể bị tác động do khí thải

Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị:

  • Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển máy móc thiết bị; bụi từ quá trình tập kết máy móc; bụi khí thải từ quá trình lắp đặt. Thành phần bao gồm: SO2, NOx, CO, VOC..
  • Bụi từ hoạt động cải tạo, nâng cấp trạm XLNT
  • Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của các phương tiện, máy móc và thiết bị lắp đặt.

Trong giai đoạn hoạt động:

  • Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của lò hơi, lò dầu. Thành phần: Bụi, CO, NOx, SO2.
  • Bụi, hơi hóa chất, thuốc nhuộm từ quá trình sản xuất.
  • Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ quá trình sản xuất.

2.2.3. Quy mô, tính chất của chất thải sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường trong giai đoạn vận hành chính thức khoảng 32,5 kg/ngày. Thành phần chủ yếu bao gồm: Túi nilon, chai lọ, hộp xốp, thức ăn thừa…

2.2.4. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường

  • Chất thải rắn sản xuất gồm vải vụn (có thể ở dạng tái sử dụng được hoặc không thể tái sử dụng), vật liệu đóng gói (giấy, plastic) thải. Lượng chất thải khoảng 50 tấn/năm tương đương 137 kg/ngày;
  • Tro từ hoạt động của lò hơi và lò nhiệt: Tro sinh ra sau quá trình đốt nhiên liệu (củi trấu và than) của lò hơi, lò dầu phát sinh vào khoảng 2,7 – 3 tấn/tháng. Lượng chất thải này hầu hết còn giá trị sử dụng nên sẽ được quản lý chặt chẽ, tác động đến môi trường không lớn.

2.2.5. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 82 kg/tháng... Thành phần bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu nhớt, bao bì cứng thải, giẻ lau dính thành phần nguy hại, , dầu nhớt thải, pin ắc quy chì thải…

Ngoài ra, bùn thải của trạm XLNT phát sinh khoảng 1,5 - 2 tấn/tháng.

2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

2.3.1. Về thu gom và xử lý khí thải

Hiện nay chủ đầu tư đã trang bị hệ thống xử lý khí thải đi kèm với lò hơi, lò dầu để xử lý khí thải đạt quy chuẩn QCVN19:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

Khí thải lò hơi và lò dầu xử lý riêng, mỗi hệ thống lò hơi, lò dầu đều đi kèm hệ thống xử lý lưu lượng 9.000 m3/h và quy trình công nghệ 2 hệ thống xử lý như nhau. Sau khi xử lý riêng khí thải sẽ thoát chung vào ống khói ra ngoài môi trường.

Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi, lò dầu hiện hữu: công suất xử lý là 9.000 m3/h.

Khí thải → Bộ hâm gió nóng → Bộ lọc Cyclone → Tháp hấp thụ → Ống khói (H=15m).

Số lượng: 02 công trình đơn vị, gồm 02 bộ hâm nóng, 02 bộ xyclon, 02 tháp hấp thụ, 01 ống khói.

2.3.2 Thu gom và xử lý nước thải 

Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động sản xuất sẽ được dẫn về trạm XLNT cục bộ xử lý, nước thải sau xử lý sẽ được đấu nối vào cống thoát nước chung của KCN Xuyên Á.

  Trạm XLNT cục bộ sau nâng cấp công suất 320m3/ngày.đêm, quy trình công nghệ như sau:

Nước thải → lưới lọc rác → Bể thu gom → Tháp giải nhiệt → Bể điều hòa → Bể trộn và phản ứng → Bể lắng 1 → Aerotank → Bể lắng 2 → Bể khử trùng → Đấu nối vào hệ thống thu gom tập trung của KCN Xuyên Á.

Số lượng công trình: 01 đơn vị

Số lượng thiết bị, công trình XLNT của nhà máy:

  • Bể thu gom

2 bể

  • Bể lắng 1

1 bể

  • Bể điều hòa

2 bể

  • Aerotank

3 bể

  • Bể trộn và phản ứng

1 bể

  • Bể lắng 2

1 bể

  • Bể khử trùng
  1. bể

Công ty đã đấu nối nước thải vào KCN Xuyên Á: hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải số 0106/HĐXLNT/CPNP ngày 1/6/2016 giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất DT với Công ty CP Ngọc Phong ngày 01/06/2016 với nội dung chính như sau:

  • Bên Công ty CP Ngọc Phong đồng ý cung cấp dịch vụ xử lý nước thải (gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác theo quy định về nước thải của Nhà Nước).
  • Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất DT phải xử lý nước thải sơ bộ đạt giá trị cột B, giá trị C theo QCVN 13-MT2015/BTNMT trước khi đưa ra hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN Xuyên Á. Nếu nồng độ nước thải vượt quy địn công ty Ngọc Phong sẽ ngưng tiếp nhận nước thải, chờ khi nào công ty DT khắc phục xong thì Công ty Ngọc Phong mới tiếp nhận nước thải đạt tiêu chuẩn trên

Ngoài ra, công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất DT còn ký Phụ lục hợp đồng số 02/2019/HĐNT-CPNP ngày 27/9/2019 về việc đóng góp kinh phí cùng với công ty CP Ngọc Phong xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nội dung chính như sau:

  • Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất DT đồng ý thanh toán cho công ty CP Ngọc Phong số tiền 4.350.000.000 đồng để được xả thải với lưu lượng thêm 220 m3/ngày (cộng với lưu lượng từ trước đây là 100 m3/ngày, tổng cộng là 320 m3/ngày).

Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải theo lưu lượng và chất lượng theo QCVN 13-MT:2015/BTNMT, giá trị C, cột B. Nếu công ty DT vi phạm xả nước thải quá giá trị C, cột B về nồng độ các chất ô nhiễm thì sẽ đóng phí chênh lệch vượt nồng độ lần thứ nhất. Nếu lần thứ hai vẫn tái phạm công ty Ngọc Phong sẽ ngưng tiếp nhận nước thải, chờ khi nào công ty DT khắc phục xong thì Công ty Ngọc Phong mới tiếp nhận nước thải đạt tiêu chuẩn trên.

2.3.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

  • CTRSH bao gồm giấy văn phòng phẩm, thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon, lon, chai,... được chứa trong các thùng rác bố trí tại văn phòng, nhà xưởng. Các loại chất thải rắn này sẽ được thu gom hàng ngày và lưu trữ tại khu vực tập trung chất thải rắn của Công ty.
  • Chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ Đối với tro xỉ phát sinh từ lò hơi: được tập trung tại khu vực chứa cạnh lò hơi. Chủ dự án hợp đồng với đơn vị thu gom chất thải xử lý lượng tro xỉ này với tần suất 1 tuần/3lần.

+ Đối với phế phẩm: Thu gom sợi vụn, vải vụn sau mỗi ca sản xuất, khi thu gom kết hợp phân loại coton, vỏ giấy… thành những bao riêng để dễ xử lý. Tất cả các chất thải sau khi thu gom được đưa về kho chứa chất thải. 

 + Các chất thải có khả năng tận dụng lại, giấy, bao bì các tông được bán lại cho các cơ sở tái chế.

2.3.4. Về công trình, biện pháp lưu giữ, quản lý chất thải nguy hại

CTNH phát sinh tại dự án được phân loại, để vào thiết bị lưu chứa riêng, được dán nhãn cảnh báo và lưu vào kho chứa diện tích 14 m2 theo đúng thông tư 36/2015/TT-BTNMT và chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý. Hiện nay, Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh vận chuyển và xử lý theo quy định.

2.3.5. Về biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

Trong giai đoạn hoạt động: Nhà xưởng xây dựng cao, thoáng, bố trí nhiều cửa sổ, nên ít tiếng ồn. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị để kịp thời sửa chữa các chi tiết bị mòn, hư hỏng,... giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung phát sinh từ giai đoạn vận hành, đảm bảo đạt các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 27:2010/BTNMT.

2.3.6. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

2.3.6.1. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ

Thực hiện lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy; hệ thống cấp điện cho sản xuất và hệ thống chiếu sáng được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây truyền tải điện; thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để tránh hiện tượng chập điện xảy ra; thành lập đội PCCC; định kỳ tập huấn và thực hành thao tác PCCC 1 năm/lần.

Khi có sự cố xảy ra, ngắt điện kịp thời trong và ngoài khu vực dự án; thông báo cho các cơ quan chức năng PCCC kịp thời hỗ trợ và ngăn cản đám cháy lây lan.

2.3.6.2. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

Bố trí kho chứa hóa chất theo đúng quy định; các loại hóa chất được lưu trữ trong khu vực có dán nhãn tên, vị trí từng loại nhằm hạn chế sự xúc tác và nhầm lẫn hóa chất; bố trí dụng cụ PCCC và vật liệu hấp thụ (cát khô, giẻ), xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, tràn đổ; tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất; phổ biến các phương án phòng ngừa, ứng phó hóa chất tới toàn thể nhân viên trong Công ty theo đúng quy định.

Khi có sự cố xảy ra dùng cát, giẻ lau thu gom hóa chất đổ vào thùng lưu giữ. Tất cả các chất thải phát sinh phải được thu gom theo CTNH và chuyển giao cho các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý theo đúng quy định.

2.3.6.3. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố khác

Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra đường ống thoát nước thải, đường ống thoát khí thải để kịp thời phát hiện các sự cố; trang bị các thiết bị dự phòng và các phương án ứng phó đối với từng trường hợp cụ thể; bố trí nhân viên có chuyên môn để vận hành đạt hiệu quả; tính toán thiết kế công trình đảm bảo hệ số an toàn phù hợp.

2.4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

  • Công trình xử lý nước thải cục bộ
  • Công trình xử lý khí thải lò hơi, lò dầu.
  • Công trình thu gom, lưu giữ chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành của dự án.

2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án giai đoạn hoạt động - vận hành thương mại

2.5.1 Giám sát khí thải tại nguồn

  1. Vị trí giám sát: 02 mẫu trước xử lý và 01 mẫu sau xử lý
  • 01 mẫu tại vị trí khí thải sau khi qua lò hơi, trước khi vào cyclon và hệ thống XLKT lò hơi;
  • 01 mẫu tại vị trí khí thải sau khi qua lò dầu, trước khi vào cyclon và hệ thống XLKT lò dầu;
  • 01 vị trí, tại ống khói chung sau khi qua hệ thống xử lý khí thải lò hơi, lò dầu.
  1. Thông số giám sát: lưu lượng, SO2, NOx, bụi tổng, CO.
  2. Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
  3. Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B).

2.5.2 Giám sát nước thải

  1. Vị trí giám sát:
  • NT1: 01 vị trí tại hố thu nước vào trạm XLNT.
  • NT2: 01 vị trí tại hố gas cuối cùng trước khi đấu nối vào đường thoát nước thải của KCN Xuyên Á.
  1. Thông số giám sát: lưu lượng nước thải, pH, SS, Amoni, độ màu, tổng N, tổng Photpho, tổng dầu mỡ, Clo dư, Tổng Coliform, Crom III, Crom VI, Asen, Chì.
  2. Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
  3. Quy chuẩn so sánh: Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Xuyên Á

2.5.3. Giám sát hoạt động thu gom chất thải rắn, CTNH

Giám sát hoạt động thu gom, lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, CTNH trong khu vực Nhà máy và các hợp đồng xử lý chất thải.

  • Thông số chọn lọc: khối lượng, loại chất thải.
  • Chất thải giám sát: chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt
  • Tần suất giám sát: liên tục

2.6. Cam kết của chủ dự án

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất DT cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường đã được đề xuất và chương trình quản lý, giám sát môi trường tại báo cáo. Đồng thời chúng tôi cam kết một số nội dung cụ thể như sau:

  1. Cam kết các chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất của Dự án sẽ đảm bảo đạt các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam như sau:
  • Nước thải phát sinh từ các nguồn thải của nhà máy sẽ được thu gom, xử lý cục bộ đạt giới hạn tiếp nhận của KCN Xuyên Á.
  • Khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đạt QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, kp = 0,9, kv=1).
  • Tiếng ồn trong khu vực xung quanh và khu vực làm việc đảm bảo nằm trong giới hạn quy chuẩn QCVN26:2010/BTNMT và QCVN26:2016/BYT.
  • Việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn được thực hiện theo đúng Nghị định số 38/2015/NĐ - CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
  • Việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
  1. Cam kết thực hiện nghiêm túc kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ đã nêu trong báo cáo ĐTM.
  2. Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình sản xuất kinh doanh của Dự án.
  • Đối với sự cố rò rỉ nhiên liệu: Thu gom các nhiên liệu (dầu, nhớt) triệt để; thay thế các thiết bị chứa nhiên liệu.
  • Đối với sự cố cháy nổ: Kết hợp với các cơ quan chức năng khắc phục sự cố.
  • Đối với sự cố tai nạn lao động: Tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ và liên hệ với các bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ.

Xem mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ MP cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm các quy định bảo vệ môi trường.


Đã thêm vào giỏ hàng