Triển khai khai thác thương mại đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội vào nửa cuối năm 2021

Đoàn tàu có khả năng chuyên chở 944 - 1124 người/đoàn tàu, với mật độ khoảng từ 6.6 - 8 người/m2 và khai thác với tốc độ thương mại 35km/h, tốc độ thiết kế 80km/h. Các đoàn tàu vận hành liên tục trên đường sắt khổ tiêu chuẩn (1435 mm).

Khoan ngầm tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội trong quý I/2021

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km có 12 ga, trong đó có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm, đi qua các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm.

TP. Hà Nội dự kiến khai thác thương mại đoạn tuyến trên cao dài 8km từ Nhổn đến Cầu Giấy vào nửa cuối năm 2021. Đoạn đi ngầm của tuyến đường sắt này dài 4,5km còn lại sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm 2022.

 

Dự án có tổng mức đầu tư 1.176 triệu Euro, từ nguồn vốn vay ODA Ngân hàng đầu tư châu Âu, Chính phủ Pháp, Ngân hàng phát triển châu Á và vốn đối ứng trong nước.

Trưởng ban MRB - Ông Nguyễn Cao Minh cho biết, song song với quá trình hoàn thành đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Metro số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội để đưa vào khai thác vào nửa cuối năm 2021, MRB cũng đang tập trung thúc đẩy tiến trình thực hiện đoạn khoan ngầm.

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

Đối với các vướng mắc trước đây về giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các ga gầm đã được UBND thành phố, các quận vào cuộc quyết liệt, đến nay đã cơ bản giải quyết xong các vướng mắc liên quan tới mặt bằng, hiện còn một số khiếu kiện còn lại đang được tập trung giải quyết.

Theo báo cáo của MRB, tính đến cuối tháng 9/2020, tiến độ chung dự án đạt khoảng 65,91%, trong đó tiến độ thi công và lắp đặt thiết bị cho đoạn trên cao đạt xấp xỉ 80,8%. Đặc biệt, vào ngày 18/10, dự án đón đoàn tàu đầu tiên trong số 10 đoàn tàu khởi hành từ cảng Dunkirk (Pháp) về tới cảng Hải Phòng, rạng sáng ngày 20/10/2020, đoàn tàu được đưa về khu Depot Nhổn đảm bảo an toàn tuyệt đối, được lắp đặt lên ray để tiếp tục chạy thử trước khi đưa vào vận hành khai thác.

Chỉ ra những thách thức hiện nay của dự án, ông Minh cho hay, phía MRB đang theo dõi chặt chẽ, phối hợp với các nhà thầu và tư vấn tham gia dự án về tiến trình liên quan và đưa ra các giải pháp cụ thể để giảm thiểu ảnh hưởng của tất cả các thiết bị được sản xuất tại châu Âu mà khu vực này đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Nhìn nhận đây là một trong những dự án Metro đầu tiên ở Hà Nội nên các quy trình liên quan đến quá trình thử nghiệm, căn chỉnh, nghiệm thu, bàn giao các thủ tục hành chính còn nhiều điểm mới, ngay từ giai đoạn trước, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo MRB xây dựng các đề cương cụ thể chi tiết cho từng việc, đặc biệt là với công tác thử nghiệm, căn chỉnh, nghiệm thu, bàn giao, phối hợp các cơ quan quản lý chuyên ngành Chính phủ Việt Nam để đảm bảo các quy định của pháp luật và yêu cầu, tiêu chuẩn của dự án.

 

Metro Nhổn - ga Hà Nội là một dự án đầu tư công nên chịu các vướng mắc, khó khăn chung của tất cả các dự án đầu tư công, xây dựng cơ bản. Những vướng mắc này đang được trình Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ, để thực hiện mục tiêu kép theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy đầu tư công song song với việc phòng tránh dịch Covid-19.

Đề cập đến việc kiểm soát an toàn, đánh giá chất lượng dự án metro Nhổn-ga Hà Nội, ông Minh tiết lộ, quá trình thiết kế, chế tạo đoàn tàu nói riêng và các thiết bị cho dự án nói chung đều tuân thủ theo các quy định, tiêu chuẩn tiên tiến nhất hiện nay ở châu Âu. MRB cũng thuê tư vấn độc lập là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc giám sát các dự án đường sắt đô thị ở châu Âu đánh giá an toàn hệ thống.

“Hiện nay, các đoàn tàu của liên danh đang trong quá trình thử nghiệm, căn chỉnh theo đúng kế hoạch, quy trình thực hiện và tin tưởng dự án sẽ cung cấp hệ thống Metro và các đoàn tàu đảm bảo yêu cầu chất lượng, đặc biệt là các yêu cầu an toàn,” ông Minh cho biết.

Đoàn tàu thứ 10 tuyến metro Nhổn-ga Hà Nội đã cập cảng Hải Phòng

Trước đó, ngày 5.2.2021, MRB đã tiếp nhận đoàn tàu đầu tiên của dự án và ngày 18.10.2020 đã tiếp nhận đoàn tàu metro thứ hai Nhổn-ga Hà Nội. Hiện MRB đã cho vận hành thử nghiệm liên động đoàn tàu chạy từ ga S1- ga S5 với chiều dài quãng đường 10km trong ngày 22.1.2021. Vào ngày 23.2.2021, đoàn tàu thứ ba tuyến metro Nhổn-ga Hà Nội đã cập cảng Hải Phòng các đoàn tàu đã được bốc dỡ và được vận chuyển bằng xe siêu trường siêu trọng tới khu vực Depot Nhổn (Hà Nội). Đoàn tàu thứ tư được vận chuyển bằng tàu biển từ Pháp về cảng biển Hải Phòng vào ngày 20/4. Ngày 26/5, trả lời phỏng vấn báo Tin tức, Phó trưởng ban Đường sắt đô thị Hà Nội Lê Trung Hiếu cho biết, đoàn tàu thứ 5 nằm trong dự án đường sắt đô thị (Metro) số 3 (Nhổn-ga Hà Nội) đã cập cảng Hải Phòng và đoàn tàu thứ 6 dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội đã cập cảng Hải Phòng vào ngày 21/6. Đoàn tàu thứ 7 của dự án đã cập cảng Hải Phòng vào ngày 17/7, ngày 11/8 đoàn tàu thứ 8 của dự án metro Nhổn- Ga Hà Nội đã về đến Deopot Nhổn. Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB Hà Nội) thông tin, vượt mọi khó khăn từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đoàn tàu thứ 9 của tuyến đường sắt Nhổn- Ga hà Nội đã về đến Việt Nam vào ngày 10/9.

 

Đoàn tàu cuối cùng trong tổng số 10 đoàn tàu thuộc tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội đã về tới ga Nhổn (Hà Nội) đánh dấu mốc quan trọng hoàn thiện dự án đường sắt đô thị này. Thông tin từ Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết: Đúng 16h00 ngày 16/9 đoàn tàu thứ mười - đoàn tàu cuối cùng của Dự án đã cập cảng Hải Phòng (Việt Nam). Ngay sau đó đoàn tàu được vận chuyển để về tới ga Nhổn (Hà Nội) vào 15h chiều ngày 17/9.

Đại diện MRB cho biết, qua khảo sát đơn vị đã nhận được các ý kiến đóng góp dành cho dự án như nên ưu tiên kinh phí cho người cao tuổi; nâng cao ý thức văn minh cho người dân, xây dựng văn hóa sử dụng metro; mong muốn có các bãi gửi xe và liên kết với các phương tiện vận tải công cộng khác; tích cực tuyên truyền để người dân tham gia các phương tiện giao thông công cộng; mong sớm được sử dụng metro…

Đoàn tàu metro Nhổn-ga Hà Nội được thiết kế theo chủ đề “Hành trình xanh” gồm ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng, được nhà sản xuất Alstom (Cộng hòa Pháp) thiết kế riêng cho tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-ga Hà Nội. Phần đầu tàu với với biểu tượng Khuê Văn Các tạo nên một dấu ấn riêng của Thủ đô.

Dự án sẽ sử dụng 10 đoàn tàu vận hành liên tục trên đường sắt khổ tiêu chuẩn (1.435mm), thân tàu sử dụng vật liệu hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, thân thiện với môi trường. Đoàn tàu được thiết kế mới nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu với phong cách sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi và được nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu người Việt.

Cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa (2 toa động cơ có cabin, 1 toa động cơ và 1 toa kéo), với 3 toa/4 toa sử dụng động cơ xoay chiều 3 pha, giá chuyển hướng lò xo không khí lắp đặt để tăng cao độ tin cậy khi vận hành. Đoàn tàu có khả năng chuyên chở 944-1.124 người/đoàn tàu, với mật độ khoảng từ 6,6-8 người/m2 và khai thác với tốc độ thương mại 35km/giờ, tốc độ thiết kế 80km/giờ.

Tàu có sàn thấp nên rất tiện lợi cho hành khách lên xuống, nhất là những người có mang hành lý hoặc phải di chuyển bằng xe lăn. Ngoài ra, trên tàu còn có những khu vực ưu tiên dành riêng cho người khuyết tật, ghế dành cho người già, phụ nữ và trẻ em.

Metro Nhổn - ga Hà Nội bước vào giao đoạn nước rút trong nửa cuối năm 2021

Ông Nicolas Warnery, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam cho biết phía Pháp cam kết đồng hành với thành phố Hà Nội, MRB để thực hiện những mục tiêu đưa ra và thời gian tới sẽ cố gắng đưa thêm các chuyên gia sang Việt Nam nhằm triển khai và hoàn thành dự án trong thời gian sớm.

Ông Nicolas Warnery khẳng định, việc vận chuyển đoàn tàu đầu tiên về Việt Nam đã diễn ra suôn sẻ, đưa về đến khu Depot theo đúng yêu cầu. Mặc dù đây là công việc phức tạp nhưng phía Pháp sẽ triển khai thành công cho 9 toa tàu tới theo dự kiến.

 

Theo dự kiến, tuyến metro số 3 tiếp tục đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo rồi sang phía Nam thành phố tới quận Hoàng Mai, thêm 8km ngầm nữa. Các nghiên cứu đã được tiến hành để công việc bắt đầu trên cơ sở tiếp tục dự án hiện tại. Dự án này có thể nhận được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ châu Âu, trong đó có Cơ quan Phát triển Pháp, bên cạnh Ngân hàng Phát triển châu Á.

Bắt đầu từ tháng 10/2020 khi đoàn tàu đầu tiên cập cảng, hành trình vận chuyển các đoàn tàu từ Pháp về Việt Nam liên tiếp gặp phải những khó khăn. Đầu tiên là sự cố tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez vào tháng 3/2021 khiến tàu chở đoàn tàu phải vòng xa thêm 10.000km. Tiếp đến, hai năm dưới tác động của dịch COVID-19 trên toàn cầu, Dự án đã gặp nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến quá trình sản xuất và vận chuyển. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng, quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm tiến độ, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã hoàn thành việc vận chuyển 10 đoàn tàu về Việt Nam. 

Dự án Tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sử dụng 10 đoàn tàu theo tiêu chuẩn châu Âu từ nhà sản xuất Alstom hàng đầu của Cộng hòa Pháp. Khi đi vào vận hành chính thức, tuyến ĐSĐT thí điểm của Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ vận hành liên tục 8 đoàn tàu, 1 đoàn tàu dự bị phục vụ giờ cao điểm khi quá tải và 01 đoàn tàu phục vụ cứu hộ khi có trường hợp khẩn cấp.

Đoàn tàu có khả năng chuyên chở 944 - 1124 người/đoàn tàu, với mật độ khoảng từ 6.6 - 8 người/m2 và khai thác với tốc độ thương mại 35km/h, tốc độ thiết kế 80km/h. Các đoàn tàu vận hành liên tục trên đường sắt khổ tiêu chuẩn (1435 mm).

Đoàn tàu được nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu người Việt, trang bị đầy đủ các tiện nghi, công nghệ nhằm tối ưu hóa lợi ích của người sử dụng như: Độ cao từ sàn đến tay nắm là 160cm, chiều cao của khoang hành khách là 210cm, mỗi khoang có 4 dải ghế dài được thiết kế tinh tế để tiết kiệm không gian và tối ưu hóa số người sử dụng; Hệ thống kính chống lóa, giúp hành khách dễ dàng quan sát khung cảnh bên ngoài; Hệ thống điều hòa không khí hai chiều có thể điều chỉnh nhanh để chênh lệch nhiệt độ trong tàu và bên ngoài không quá 10°C; Hệ thống phát thanh hành khách được gắn tại từng toa; Hệ thống camera tại 4 toa, có màn hình quan sát trực tiếp tại toa cabin để kịp thời xử lý những trường hợp khẩn cấp; hệ thống phát hiện cháy và khói độc lập; đèn LED tự động điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp khi đi vào đoạn ngầm... Tàu có sàn rộng và thấp nên rất tiện lợi cho hành khách lên xuống, nhất là những người có mang hành lý hoặc phải di chuyển bằng xe lăn. Ngoài ra, trên tàu còn có những khu vực ưu tiên dành riêng cho người khuyết tật, ghế dành cho người già, phụ nữ và trẻ em..

 

>>> Xem thêm Người dân ở cửa khẩu Mộc Bài sợ một đường ống khí đốt ngầm

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Dịch vụ khoan ngầm
Dịch vụ khoan ngầm

922 Lượt xem

Hoạt động hơn 10 năm, doanh nghiệp có kỹ năng và chuyên môn để cung cấp nhiều loại dịch vụ khoan ngầm bao gồm Khoan định hướng ngang, Khoan ngầm, Công nghệ Trehcnless, Lắp đặt ống dẫn VEDN, v.v.

Hướng dẫn lập định mức khoan ngầm bằng khoan robot cho dự án đặt ống ngầm
Hướng dẫn lập định mức khoan ngầm bằng khoan robot cho dự án đặt ống ngầm

1732 Lượt xem

Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, thì đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng công trình mới;

Rủi ro khi đào đường bằng máy khoan ngầm robot
Rủi ro khi đào đường bằng máy khoan ngầm robot

1570 Lượt xem

Trong số các nguy cơ rủi ro khi đào đường bằng máy khoan ngầm robot, bốn nguy cơ nghiêm trọng đã được chọn khi khảo sát tài liệu và xem xét các nghiên cứu điển hình khác nhau về các tai nạn đã xảy ra trên các dự án HDD trước đây.

Công nghệ khoan định hướng HDD
Công nghệ khoan định hướng HDD

1101 Lượt xem

Bài viết này là để phân tích ngắn gọn công nghệ khoan định hướng HDD, và thông qua Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương trong Dự án khoan định hướng ngang và tổng kết trao đổi kinh nghiệm xây dựng.

BIỆN PHÁP ATLĐ & PCCN TRONG THI CÔNG TUYẾN ỐNG PHÚ MỸ - CÁI MÉP
BIỆN PHÁP ATLĐ & PCCN TRONG THI CÔNG TUYẾN ỐNG PHÚ MỸ - CÁI MÉP

1103 Lượt xem

Tài liệu được soạn thảo nhằm mục đích bảo đảm an toàn lao động và PCCC trong suốt quá trình thi công tại dự án khoan ngầm kéo ống “Tuyến ống Cái Mép – Phú Mỹ và trạm phân phối khí Phú Mỹ (Giai đoạn 1)”

Khoan ngầm robot và khoan ngầm qua đường
Khoan ngầm robot và khoan ngầm qua đường

1182 Lượt xem

Khoan đặt đường ống bằng phương pháp khoan ngầm, khoan ngầm robot và khoan ngầm qua đường, kích đường, kích ống thủy lực, kích ống khoan ngầm, khoan xuyên qua đường cao tốc, khoan kỹ thuật, kích ống chuyên nghiệp.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng