Báo cáo ĐTM dự án Khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng và phục hồi chức năng

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng và phục hồi chức năng. Dự án nhằm mục tiêu tạo không gian nghỉ dưỡng, an dưỡng, chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn 05 sao để phục vụ du khách trong và ngoài nước; nhằm góp phần phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Xuất xứ của dự án......................................................................................................................1

1.1.Thông tin chung về dự án.......................................................................................................1

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.............................3

1.3.Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của

dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.3

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)......4

2.1.Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn

cứ cho việc thực hiện ĐTM......................................................................................................4

2.2.Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền

liên quan đến dự án....................................................................................................................8

2.3.Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 8

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường...................................................................9

3.1.Tổ chức thực hiện.....................................................................................................................9

3.2.Danh sách những người trực tiếp thực hiện ĐTM..............................................................10

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường.........................................................................11

4.1.Phương pháp ĐTM..................................................................................................11

4.2.Phương pháp khác ...................................................................................................11

5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM...........................................................................13

5.1.Thông tin về dự án...................................................................................................13

5.2.Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi

trường ............................................................................................................................15

5.3.Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của

dự án..............................................................................................................................15

5.4.Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.....................................17

5.5.Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:................................23

CHƯƠNG 1...................................................................................................................25

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN .............................................................................................25

1.1.Thông tin về dự án...................................................................................................25

1.1.1.Tên dự án..............................................................................................................25

1.1.2.Tên chủ dự án.......................................................................................................25

1.1.3.Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án............................................................25

1.1.4.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án..........................................28

1.1.5.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi

trường                                    .........................................................................................30

1.1.6.Mục tiêu, loại hình, quy mô của dự án.................................................................32

1.2.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án..............................................................34

1.2.1.Các hạng mục công trình chính............................................................................34

1.2.2.Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật...........................................................47

1.2.3.Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường ..........................55

1.2.4.Các hoạt động của dự án.......................................................................................57

1.3.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các

sản phẩm của dự án.................................................................................................................58

1.3.1.Giai đoạn thi công xây dựng ................................................................................58

1.3.2.Giai đoạn hoạt động..............................................................................................59

1.4.Vận hành dự án......................................................................................................................63

1.5.Biện pháp tổ chức thi công....................................................................................................66

1.5.1.Biện pháp tổ chức thi công hạ tầng kỹ thuật........................................................67

1.5.2.Biện pháp tổ chức thi công các hạng mục công trình xây dựng...........................68

1.5.3.Biện pháp an toàn trong thi công xây dựng..........................................................69

1.5.4.Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến của Dự án..................................................70

1.6.Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án........................................70

1.6.1.Tiến độ thực hiện dự án........................................................................................70

1.6.2.Tổng mức đầu tư của Dự án.................................................................................71

1.6.3.Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án ....................................................................71

CHƯƠNG 2...................................................................................................................73

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................................................73

2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội......................................................................................73

2.1.1.Điều kiện tự nhiên ................................................................................................73

2.1.1.3.Điều kiện thủy hải văn......................................................................................83

2.1.2.Điều kiện về kinh tế - xã hội.................................................................................84

2.2.Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án. .90

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường...............................................90

2.2.2.Hiện trạng đa dạng sinh học.................................................................................95

2.2.3.Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực

hiện dự án.......................................................................................................................96

2.2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.............................................96

CHƯƠNG 3...................................................................................................................98

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ..........................98

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ......................................98

MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG..................................................98

3.1.Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai

đoạn thi công, xây dựng dự án...............................................................................................98

3.1.1.Đánh giá, dự báo các tác động................................................................................98

3.1.2.Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện........................133

3.2.Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai

đoạn dự án đi vào vận hành..................................................................................................142

3.2.1.Đánh giá, dự báo tác động..................................................................................142

3.2.2.Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện........................156

3.3.Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.........................179

3.3.1.Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án.........................179

3.3.2.Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường..........................................181

3.3.3.Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ..........................181

3.3.4.Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp BVMT................183

3.3.5.Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường ...............183

3.4.Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo......184

CHƯƠNG 4.................................................................................................................186

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..............................186

4.1.Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án..............................................................186

4.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án.........................................192

5.5.2.Mục tiêu chương trình giám sát môi trường.......................................................192

5.5.3.Nội dung chương trình giám sát môi trường......................................................192

CHƯƠNG 5.................................................................................................................194

KẾT QUẢ THAM VẤN.............................................................................................194

I.THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.................................................................................................194

5.1.Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.............................................................194

5.1.1.Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử.................................194

5.1.2.Tóm tắt về quá trình tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến..............................194

5.1.3.Tham vấn bằng văn bản......................................................................................194

5.2.Kết quả tham vấn cộng đồng..............................................................................................194

II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN194

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.................................................................195

1. Kết luận..................................................................................................................................195

2. Kiến nghị................................................................................................................................195

3. Cam kết của chủ dự án đầu tư..............................................................................................195

3.1.Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu..............................................195

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Công ty TNHH Bệnh viện......... Bình Định được thành lập theo đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Bình Định với mã số doanh nghiệp ........... đăng ký lần đầu ngày 29/03/2022, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 15/09/2022.

Trong những năm qua, tình hình chính trị xã hội của đất nước ổn định, kinh tế không ngừng phát triển, tăng trưởng cao do những chủ chương chính sách đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước, cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, từng bước cải thiện về mặt chất lượng cuộc sống. Do vậy đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về du lịch, nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc sức khỏe định kỳ và các nhu cầu nghỉ dưỡng khác. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội; tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam cho thấy tính cạnh tranh của du lịch.

Bình Định là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là đầu mối giao lưu kinh tế, góp phần mở rộng thị trường khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và là cửa ngõ sang Lào, Campuchia, Thái Lan và nhiều nước khác. Kinh tế Bình Định những năm vừa qua có sự tăng trưởng khá, giai đoạn 2010 - 2015 giá trị tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng trưởng bình quân hàng năm 9,2 %, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định (khóa XIX), nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa Bình Định trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền Trung, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch... của vùng Nam Trung bộ.

Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định được thành lập theo Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày 14/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KKT Nhơn Hội đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đồ án quy hoạch tại Quyết định số Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 08/5/2019, với quy mô diện tích 14.308ha, Khu kinh tế được chia thành 08 phân khu chức năng, trong đó Phân khu 01 đến phân khu 06 nằm tại phần hiện hữu và phân khu 07, 08 nằm tại phần mở rộng. KKT Nhơn Hội được xác định là hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Bình Định với chức năng đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm phát triển là du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp, cảng biển, năng lượng tái tạo và thủy sản; Là cực tăng trưởng đối trọng, liên kết chặt chẽ và toàn diện với sự phát triển chung của Thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận; Là một trong những trung tâm phát triển chính của Vùng Kinh tế Trọng điểm Miền Trung; Đầu mối thông thương, giao lưu quốc tế quan trọng của Miền Trung và Tây Nguyên, là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất của các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.

Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định: Xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) để trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị công nghiệp - dịch vụ - du lịch của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và là cầu nối với thị trường Campuchia, Lào và Thái Lan; là khu du lịch quốc gia với vai trò là một trong những trung tâm du lịch của vùng Duyên hải miền Trung.

Ngày 08/5/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 514/TTg-QĐ phê duyệt quy hoạch điều chỉnh KKT Nhơn Hội với tổng diện tích đất tự nhiên là 14.308 ha, bao gồm 08 phân khu:

-     Phân khu 1 - Khu đô thị, du lịch Tân Thanh, Vĩnh Hội: Diện tích đất tự nhiên khoản 1.164ha, diện tích quy hoạch xây dựng các khu chức năng khoảng 969ha.

-     Phân khu 2 - Khu đô thị cửa ngõ Cát Tiến: Diện tích đất tự nhiên khoản 1.606ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.305ha

-     Phân khu 03 - Khu đô thị du lịch Nhơn Hội: diện tích tự nhiên khoảng 2.199 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 2.005ha.

-     Phân khu 04 - Khu công nghiệp, đô thị Nhơn Hội: diện tích tự nhiên khoảng 3.521ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 2.772ha.

-     Phân khu 05 - Khu đô thị du lịch Phương Mai: diện tích tự nhiên khoảng 1.512 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.335ha.

-     Phân khu 06 - Đầm Thị Nại: diện tích tự nhiên khoảng 1.998 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 306ha.

-     Phân khu 07 - Khu công nghiệp, đô thị Becamex A: diện tích tự nhiên khoảng 1.425 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.390ha.

-     Phân khu 08 - Khu đô thị, dịch vụ Becamex B: diện tích tự nhiên khoảng 883 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 662ha.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có loại hình dự án nghỉ dưỡng, an dưỡng – điều dưỡng phục hồi chức năng. Do đó, Dự án Khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng và phục hồi chức năng đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 224/QĐ-BQL ngày 15/7/2022 với hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Công ty TNHH Bệnh viện ...... Bình Định với bề dày cao trong hoạt động trong ngành y tế quyết định đầu tư tham gia đấu thầu đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng.

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án

KHU NGHỈ DƯỠNG, ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (Sau đây gọi tắt là Dự án)

1.1.2. Tên chủ dự án

- Chủ dự án: Công ty TNHH Bệnh viện ............

- Địa chỉ: ............, KKT Nhơn Hội, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

- Điện thoại: ...........

- Đại diện: ............  Chức vụ: Giám đốc

- Tiến độ thực hiện dự án: Từ tháng 11/2022 được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư lần đầu; đưa vào kinh doanh vận hành giai đoạn 1 từ năm 2025, giai đoạn 2 từ năm 2026.

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

1.1.3.1. Vị trí địa lý của Dự án

Khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng và phục hồi chức năng được thực hiện trên diện tích 22,414 ha thuộc Khu đô thị du lịch Tân Thanh, Vĩnh Hội (Phân khu 1), xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Ranh giới Dự án được giới hạn như sau:

- Phía Đông giáp tuyến đường theo quy hoạch lộ giới 10m;

- Phía Tây giáp khu dân cư hiện trạng và tuyến đường ĐT 639;

- Phía Nam giáp khu cây xanh đô thị;

- Phía Bắc giáp tuyến đường ra biển theo quy hoạch lộ giới 25 m.

Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí thực hiện dự án

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực thực hiện dự án được thể hiện chi tiết tại bảng sau:

Bảng 1. 2. Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất

Hình 1. 2. Một số hình ảnh hiện trạng dự án

a. Mô tả chi tiết hiện trạng quản lý, sử dụng đất dự án

Hiện trạng khu vực dự kiến quy hoạch dự án “Khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng và phục hồi chức năng” hiện trạng chủ yếu là đất trồng màu, đất trồng cây lâu năm một số hộ dân sinh sống và cồn cát.

Trong phạm vi dự án có khoảng 1.863m2 đất ở và công trình kiến trúc (khoảng 7 nhà ở và 1 số chuồng gia súc), có khoảng 24 mả xây và 126 mả đất. Hiện nay Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án đang được Ban Quản lý dự án và Giải phóng mặt bằng Khu Kinh tế tỉnh Bình Định.

b. Hiện trạng giao thông.

Khu vực dự án có giao thông thuận lợi, tiếp giáp với tuyến ĐT639, theo quy hoạch có lộ giới 45m.

c. Hiện trạng nền và thoát nước mưa

- Hiện trạng nền: Địa hình khu vực dự án hiện trạng có đất trồng màu, đất trồng cây lâu năm, một số hộ dân sinh sống và cồn cát. Cao độ tự nhiên trung bình từ + 1.06 đến + 4.70, độ dốc từ Tây sang Đông; Cao độ tự nhiên cao nhất là +8,44m (đụn cát), thấp nhất + 0,79m (lòng suối Thanh Hà nằm trong khu quy hoạch).

- Hiện trạng thoát nước mưa: Khu vực dự án có địa hình thấp trũng, là nơi tập trung nước mưa từ Tây sang Đông đường ĐT639. Trên đường ĐT639 có 01 cống bản hộp ở cầu ông Ca 2(6x2,5) để thoát nước con suối Thanh Hà chảy qua khu đất quy hoạch và thoát ra biển. Phía Bắc khu quy hoạch có mương đất hiện hữu nhưng lượng nước thoát qua mương đất này không đáng kể; Trên tuyến đường ĐT639 hiện trạng phía Tây khu quy hoạch có 01 cống hộp B=1m qua đường.

d. Hiện trạng cấp nước.

Khu vực dự án mạng lưới cấp nước sinh hoạt đang xây dựng. Nước sinh hoạt hiện nay tại các hộ dân xung quanh dự án chủ yếu được sử dụng do việc khai thác từ các giếng đào do dân tự xây dựng.

e. Hiện trạng cấp điện.

Khu vực dự án sử dụng nguồn điện từ lưới 22KV chạy dọc ĐT639. Trong phạm vi khu quy hoạch có tuyến điện 220V phục vụ trồng màu của các hộ dân.

f. Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường.

Hiện trạng khu vực dự án chưa có công trình xử lý nước thải.

Hiện khu vực dự án đã có Khu xử lý chất thải rắn của KKT Nhơn Hội đã triển khai giai đoạn 1 tại địa bàn xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, cách dự án khoảng 13km.

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

a. Các đối tượng tự nhiên có khả năng bị tác động bởi dự án

Dự án nằm tại Phân khu 1 – Khu đô thị, du lịch Tân Thanh, Vĩnh Hội, KKT Nhơn Hội thuộc xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Cách dự án về phía Đông khoảng 200m là biển đông, cách dự án về phía Đông Bắc khoảng 1km là Mũi Ông Lốp, Núi Bà cách dự án khoảng 2 km về phía Tây.

Trong khu đất dự án có suối cạn đi qua bắt nguồn từ các khe núi Bà ở phía Tây chảy dẫn ra biển theo địa hình tự nhiên, đi ngang qua diện tích khu đất dự án, chiều dài đi qua diện tích dự án khoảng 200 m, bề rộng suối nằm trong diện tích dự án trung bình khoảng 8 m, thường chỉ có nước vào mùa mưa tốc độ chảy lớn, mùa khô hầu như không có nước.

Ngoài ra, cách dự án khoảng 100m về Phía Nam còn có 01 con suối tự nhiên bắt nguồn từ các khe núi Bà ở phía Tây chảy dẫn ra biển theo địa hình tự nhiên, suối này chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô không có nước. Hiện trạng tại thời điểm lập báo cáo, suối này dẫn nước mưa từ phía Tây dự án về chảy vào phần diện tích dự án, với lý do hiện trạng suối này bị bồi lấp cát, không có đường thoát ra biển.

b. Các đối tượng kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án

Khu vực dự án hiện trạng là đất đồi cát ven biển, đất trồng cây phi lao chống cát bay, đất trồng màu và một số hộ dân sinh sống, ngành nghề chủ yếu là nghề nông. Cao độ tự nhiên cao nhất là +9,31m (giữa khu đất), cao độ tự nhiên thấp nhất là + 0,31m (mép nước biển).

Khu dân cư: Trong phạm vi dự án có khoảng 1.001,31m 2 nhà ở và công trình kiến trúc (cụ thể có khoảng 9 căn nhà và công trình kiến trúc), có khoảng 7.236,03m2 đất mồ mả (trong đó có 50 ngôi mộ xây và 60 ngôi mộ đất). Dự án cách khu dân cư gần nhất khoảng 10 m về phía Tây và dọc tuyến đường ĐT 639 nằm ở phía Tây dự án có khoảng 50 hộ dân đang sinh sống và phía bên kia đường ĐT 639 có khoảng 100 hộ dân đang sinh sống, dân cư có mật độ thưa thớt, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông -ngư nghiệp, cách về phía Tây Nam khoảng 100 m là khu tái định cư Tân Thanh hiện đang triển khai xây dựng, cách khoảng 50 m về phía Tây Bắc là Công Ty Xăng Dầu Petrolimex, cách khoảng 50m về phía Nam là đất dự án Khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Tân Thanh hiện nay chưa triển khai dự án, cách khoảng 400 m về phía Tây Bắc là Ủy ban xã Cát Hải, cách khoảng 350 m về phía Tây Bắc là Trạm Y tế xã Cát Hải, cách khoảng 360m về phía Bắc là dự án khu phức hợp sinh thải Pegasus hiện đang triển khai xây dựng.

Công trình văn hóa, lịch sử tại khu vực: Dự án cách Đài tưởng niệm liệt sĩ xã Cát Hải 4Km về phía Tây Bắc; cách đền thờ Nguyễn Trung Trực 1,2 km về phía Nam; cách Trường Tiểu học Cát Hải khoảng 450 m về phía Tây Bắc, cách Trường THCS Cát Hải 600 m về phía Tây Bắc.

Đường giao thông: Toàn bộ ranh giới phía Tây dự án chỉ có một đoạn nhỏ khoảng 100m tiếp giáp với tuyến đường ĐT639; phần còn lại ranh giới dự án đều cách tuyến đường này ít nhất 100m. Tuyến đường ĐT 639 hiện trạng tương đối hẹp, hiện đang triển khai mở rộng đoạn phía Tây Bắc dự án (trước mặt UBND xã Cát Hải).

Dự án cách sân bay Phù Cát khoảng 28km đường bộ về phía Tây

Hình 1. 3. Vị trí dự án so với các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội

c. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án có 1,63ha diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng rừng phải chuyển đổi sang mục đích khác bao gồm 0,97ha rừng gỗ trồng đất cát (RTC), 0,66ha rừng trồng khác (RTK).

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu, quy mô

a. Mục tiêu

Dự án nhằm mục tiêu tạo không gian nghỉ dưỡng, an dưỡng, chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn 05 sao để phục vụ du khách trong và ngoài nước; nhằm góp phần phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh Bình Định; Đảm bảo kết nối đồng bộ về hạ tầng, về kiến trúc cảnh quan với các dự án lân cận trong Khu kinh tế Nhơn Hội

b. Quy mô

- Quy mô dự kiến: 4.090 người bao gồm khách du lịch nghỉ dưỡng và CBCNV của Dự án:

+ Quy mô khách du lịch: 1.246 người;

+ Quy mô CBCNV: 2.844 người.

- Công suất lưu trú và phục vụ của Dự án dự kiến như sau:

1.1.6.2. Quy mô các hạng mục công trình

Bảng 1. 3. Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất của dự án

1.1.6.3. Loại hình dự án

Loại hình của Dự án: khu nghỉ dưỡng, an dưỡng, điều dưỡng và phục hồi chức năng.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình chính

Bảng 1. 4. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình chính của dự án

1.2.1.1. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Hình 1. 4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của dự án

a. Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan

- Kiến trúc cảnh quan phải được đề xuất tổ chức hài hòa với cảnh quan và phù hợp với đặc điểm khí hậu của khu vực.

- Ưu tiên sử dụng các vật liệu tại địa phương. Phong cách kiến trúc mang dấu ấn đặc trưng của vùng miền.

- Các công trình thấp tầng nghiên cứu bố trí phía dưới, các công trình cao tầng bố trí phía trên, bảo đảm không che chắn tầm nhìn hướng biển của du khách.

- Tại khu vực bãi biển sẽ bố trí các hoạt động tắm biển, thể thao nước, trò chơi nước… phục vụ nhu cầu của du khách.

b. Tổ chức phân khu chức năng

- Khu đón tiếp: bao gồm 02 cổng, bãi đậu xe, các nhà bảo vệ, không gian đón Khách sạn chính và khu chăm sóc sức khỏe

- Khu trung tâm: tổ chức các công trình:

+ Khối khách sạn 5 tầng là công trình phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, an dưỡng của du khách;

+ Khối dịch vụ kèm theo khách sạn chính: Nhà hàng 2 tầng, Nhà hội nghị 2 tầng, lều cưới 1 tầng, ...

+ Hồ cảnh quan, các hồ bơi nối liền từ Khối khách sạn chính đến ranh phía Đông của khu đất tiếp xúc với đường quy hoạch và không gian biển. Kèm theo là các bar phục vụ, kho, phòng kỹ thuật hồ bơi.

+ Nhà CLB trẻ em, phía Nam cạnh khối Khách sạn chính

- Khu y tế, chăm sóc sức khỏe: bao gồm công trình điều dưỡng, phục hồi chức năng, khu thể thao ngoài trời, nhà hàng phục vụ, được quy hoạch lân cận khu khách sạn chính.

- Khu nghỉ dưỡng: tổ chức cụm Biệt thự phía Nam và phía Bắc bao gồm các biệt thự 2 tầng loại 2 phòng, 3 phòng, 4 phòng, 5 phòng.. là nơi phục vụ các dịch vụ lưu trú cho khách nghỉ dưỡng, an dưỡng cao cấp, các nhà phụ trợ đi kèm.

- Khu hoạt động ngoài trời: tổ chức khu vực phía Nam khu đất, giáp ranh giới phía Đông, khai thác dịch vụ liên quan các hoạt động biển và không gian biển.

- Khu kỹ thuật, phụ trợ nằm phía Đông Nam khu trung tâm bao gồm: Nhà lưu trú của nhân viên, kho kỹ thuật, nhà trạm bảo trì và sạc xe điện, bể nước chữa cháy, bể xử lý nước thải.

- Giữ lại suối hiện trạng cắt ngang dự án, quy hoạch thành suối cảnh quan, để tạo cảnh quan, cải thiện môi trường khí hậu của dự án.

c. Tổ chức cảnh quan, hình thức kiến trúc

Tổ chức cảnh quan khu nghỉ dưỡng theo tiêu chí khu resort ven biển với mật độ xây dựng thấp, không gian thoáng ven biển, cây xanh, hồ nước, tiểu cảnh là chủ đạo.

Cao độ nền toàn khu phù hợp với cao độ khu và cao độ các tuyến đường quy hoạch xung quanh đã được phê duyệt theo quy hoạch phân khu

Khối công trình chủ đạo là Khách sạn chính 5 tầng tại trung tâm quay về hướng biển với Nhà hàng và Nhà hội nghị 2 tầng cùng hệ thống hồ cảnh quan hồ bơi tiếp cận không gian biển. Hai khu Nam, Bắc chủ yếu bố trí cụm biệt thự 2 tầng. Các công trình dịch vụ, phu trợ còn lại 1 tầng xen lẫn rải rác, phù hợp với hạ tầng và bán kính phục vụ.

Hình thức, màu sắc kiến trúc công trình hiện đại, đơn giản, phù hợp cảnh quan thiên nhiên, hệ kết cấu BTCT, tường gạch, mái ngói.

Cây xanh bóng mát và cây xanh trang trí lựa chọn các loại cây đẹp phù hợp với thể loại công trình du lịch và khí hậu thổ nhưỡng địa phương. Hàng rào bằng cây xanh cắt xén. Ta luy biên kết cấu bê tông, đục lỗ trồng cỏ.

Dòng thoát nước chính suối Thanh Hà băng qua khu vực dự án sẽ được kết hợp với đoạn giữ nước tạo mặt nước cảnh quan cho khu vực phía Bắc. Đoạn cống hộp giáp biên phía Đông được trồng cỏ, cây trang trí trên mặt.

1.2.2. Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật

1.2.2.1. Hạng mục san nền

a. Nguyên tắc thiết kế

Đảm bảo khu vực không bị ngập úng, thoát nước mặt thuận lợi

- Tạo mặt bằng thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình xây dựng.

- Kinh phí cho công tác chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng thấp nhất.

- Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống thoát nước mưa trong khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận, không làm ảnh hưởng đến hoạt động thoát nước hiện có của khu vực lân cận.

- Nghiên cứu các tài liệu về hiện trạng, các cao độ khống chế căn cứ theo quy hoạch được duyệt.

b. Giải pháp thiết kế

Tuân thủ theo đồ án QHPK tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị, du lịch Tân Thanh, Vĩnh Hội (Phân khu 01), Khu kinh tế Nhơn Hội.

- Thiết kế san nền đào đắp bám theo địa hình hiện trạng và san lấp theo độ dốc thiết kế đường quy hoạch. Đảm bảo thoát nước mưa không gây ngập úng cục bộ.

- Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức. Độ dốc san nền chọn tối thiếu I > 0,002.

- Khu vực cần xây dựng có 2 dạng địa hình chính, trong đo khu vực cần đào là khu vực các đồi cát hiện trạng, chủ yếu là đồi cát, cây bụi. Khu vực cần đắp cát là một số khu vực trũng, vùng trũng thấp. Vì địa hình hiện trạng trũng nên giải pháp san nền chủ yếu là đắp theo hướng từ Tây sang Đông và về các tuyến đường xung quanh.

- Khu vực phía Tây lấy theo cốt nền quy hoạch của tuyến đường ĐT639 hiện trạng, cao trình +5.60m; Khu vực phía Đông lấy cốt nền +4.30m. Các khu vực còn lại xung quanh được nâng theo cốt nên đã chọn thiết kế. Độ dốc san nền trung bình 0,02% ÷ 0,032%.

- Cao độ nền thiết kế quy hoạch từ +4,30m đến +5,60. Chiều cao đất đắp trung bình 1,5m; Chiều cao đào trung bình 0,86m.

- Đối với xung quanh khu đất quy hoạch, do có sự chênh cao cốt giữa khu đất quy hoạch với khu hiện đất trạng do đó phương án thiết kế mái taluy để liên kết với các khu đất hiện trạng xung quanh.

- Tính toán khối lượng san nền: khối lượng san nền được tính toán theo phương pháp lưới ô vuông, kích thước ô lưới 20x20m.

- Khối lượng san nền sơ bộ được xác định bằng phương pháp bình quân cao độ các đỉnh các ô lưới. khối lượng cát san nên được tính theo khối chặt và chưa kể đến độ lún của nền cũng như việc bóc bỏ lớp đất mùn hữu cơ.

- Khối lượng san nền tính toán dựa trên cao độ dự kiến thi công trung bình ô đất san lấp

1.2.2.2. Hệ thống giao thông

a. Nguyên tắc thiết kế

Tổ chức mạng giao thông nội bộ hợp lý, đảm bảo yêu cầu vận chuyển cũng như việc đi lại của khu vực.

Khu vực quy hoạch phát triển theo từng khu, vì vậy để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng khu quy hoạch, mạng đường được thiết kế theo dạng đường cong liên kết các khu lại với nhau, để tạo sự linh hoạt trong giao thông.

Thiết kế quy hoạch giao thông đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn quy phạm, mỹ quan đô thị.

Liên hệ thuận tiện và kết nối với mạng lưới giao thông bên ngoài.

b. Giải pháp quy hoạch

Giao thông trong khu vực nghiên cứu được tổ chức trên cơ sở định hướng giao thông đồ án Quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đã phê duyệt, kết hợp đấu nối một số tuyến giao thông nội bộ hiện trạng và các dự án liền kề trong khu vực đảm bảo hài hoà giữa mạng lưới đường hiện có với giao thông trong dư án nhằm đảm cho giao thông luôn thông suốt, liên hệ thuận tiện giữa các khu trong dự án và các khu vực khác của đô thị.

Kết nối một cách đồng bộ, hợp lý với hệ thống giao thông chung toàn khu vực nghiên cứu.

Phát triển hệ thống đường giao thông trên cơ sở đấu nối với các đường khu vực lân cận.

- Mạng lưới đường giao thông đối ngoại bao gồm:

+ Đường bộ: Hệ thống giao thông đối ngoại bằng đường bộ phù hợp với Quy hoạch chung KKT Nhơn Hội, đó là đường ĐT 639, có lộ giới 45m. Điểm đấu nối với ĐT639 tại 02 vị trí

+ Sân bay: Dự án cách sân bay Phù Cát khoảng 28km đường bộ. Hiện đường dẫn từ sân bay đến KKT Nhơn Hội đã hoàn thiện nên rút ngắn thời gian di chuyển từ sân bay đến khu dự án.

- Giao thông nội bộ trong khu vực quy hoạch bao gồm:

+ Bãi đậu xe: Bãi đỗ xe chính bố trí tại khu vực cổng vào tiếp cận ĐT639 diện tích khoảng 8600m2.

Các khu vực đậu xe chữa cháy: Bên cạnh bể cấp nước chữa cháy; Chung quanh Khách sạn chính; Bên cạnh các nguồn nước phụ phục vụ chữa cháy (bể nước, hồ cảnh quan)

+ Hệ thống đường chính (dành cho xe điện nội bộ, đi bộ, xe chữa cháy, xe công tác).

- Đường đi nối giữa các công trình trong khu quy hoạch được thi công theo độ dốc thích hợp nhất để khách di chuyển an toàn. Mặt đường sử dụng kết cấu bê tông xi măng, đá 2x4 M250 dày 20cm, nền đường được đắp bằng đất đồi, đầm chặt K98. Mặt cắt ngang điển hình lòng đường rộng 3,5m, một số vị trí có mặt cắt lớn hơn làm chỗ tránh xe và quay đầu. Các chỗ quay đầu và chỗ tránh xe chữa cháy bố trí đảm bảo quy định tại QCVN 06:2022.

+ Đường đi bộ: là đường vào nhà, đường tản bộ trong khu cây xanh cảnh quan, lòng đường rộng 1m, kết cấu gạch block, lát đá tự nhiên hoặc bê tông xi măng.

- Mặt cắt các tuyến đường giao thông trong khu quy hoạch: Đường chính nội bộ:

+ Mặt cắt 1-1 lộ giới 12m (lòng đường = 2 x 3,5m; giải phân cách giữa = 5m);

+ Mặt cắt 2-2 lộ giới 9m (lòng đường = 2 x 3,5m; giải phân cách giữa = 2m);

+ Mặt cắt 3-3 lộ giới 6m (lòng đường = 6m; hai bên đường là cây xanh cảnh quan);

+ Mặt cắt 4-4 lộ giới 3,5m (lòng đường = 3,5m; hai bên đường là cây xanh cảnh quan).

Đường đi bộ: lộ giới 1m (lòng đường = 1m; hai bên đường là cây xanh cảnh quan).

- Tổ chức không gian vườn hoa, cây xanh trong khu nhà với cây xanh công cộng và kết hợp hệ thống cây xanh trồng trên các trục đường tạo cảnh quan đồng thời cải thiện điều kiện môi trường sinh thái

c. Các yếu tố kỹ thuật

- Mạng lưới đường được thiết kế phù hợp với tính chất của từng cấp đường, tạo sự liên thông và thuận lợi về mặt giao thông chung cho cả khu vực.

Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu:

1.2.2.3. Hạng mục cấp nước

- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước lấy từ hệ thống cấp nước KKT Nhơn Hội.

- Mạng lưới cấp nước nội bộ trong khu quy hoạch được thiết kế theo kiểu mạch hỗn hợp (mạch vòng và mạch cụt), với tổng công suất cấp nước sạch là 521,7 m3/ngày đêm.

- Mạng lưới: Mạng lưới cấp nước sinh hoạt và chữa cháy được thiết kế chủ yếu là mạng vòng kết hợp mạng vòng để đảm bảo áp lực cấp nước cho toàn bộ khu vực nghiên cứu.

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy sử dụng ống HDPE chịu lực đường kính ống từ D32mm đến D110mm, bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ để cấp nước sinh hoạt cho các khu công trình.

- Mạng đường ống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy: Được bố trí trong khu vực cây xanh cảnh quan, dọc theo các tuyến đường nội bộ.

- Mạng lưới cấp nước phải kết hợp chặt chẽ với hệ thống thoát nước, cấp điện và ống ngầm khác, để bố trí đường ống hợp lý và an toàn.

- Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế chung với mạng cấp nước sinh hoạt, là hệ thống chữa cháy áp lực thấp. Áp lực tự do cần thiết tại đầu ra của các trụ cứu hoả là không dưới 10m.

- Phương pháp bố trí họng cứu hoả: họng cứu hoả D100 được bố trí nổi, gần ngã 3 ngã 4 và dọc các tuyến đường cách mép vỉa hè không quá 2,5m. Cự ly cách nhau trung bình giữa hai trụ cứu hoả là 150m trên các tuyến ống cấp nước chính.

- Trên mỗi tuyến ống, bố trí các van chặn để ngắt nước khi có sự cố hoặc bảo trì, bảo dưỡng.

- Cứu hoả được lấy từ bể chứa nước sinh hoạt kết hợp chữa cháy. Ngoài ra cấp nước chữa cháy có thể sử dụng các điểm tiếp nước phụ tại kênh trong khu quy hoạch, các hồ cảnh quan và các hồ bơi trong trường hợp cần thiết.

- Chiều sâu chôn ống cấp nước chính Hmin = 0,5m so với mặt cỏ và ≥0.7m đối với dưới đường (tính đến đỉnh ống). Các ống cấp nước những đoạn qua đường, tuỳ thuộc vào chiều sâu sẽ được đặt trong ống lồng bảo vệ.

>>> XEM THÊM: ĐTM Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 08
Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 08

375 Lượt xem

Đơn vị tư vấn hồ sơ mời thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng theo Thông tư 08. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng phi tư vấn một giai đoan một túi hồ sơ

Mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu qua mạng
Mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu qua mạng

342 Lượt xem

Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu: Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và kiểm định 02 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng".

Thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng
Thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng

410 Lượt xem

Căn cứ Hợp đồng Tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu  đã ký kết giữa Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội với Công ty về việc thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu:“Hợp đồng xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng”. 

Mẫu tờ trình phê duyệt hồ sơ mời thầu theo Thông tư 08
Mẫu tờ trình phê duyệt hồ sơ mời thầu theo Thông tư 08

2310 Lượt xem

Tờ trình đề nghị phê duyệt E-HSMT gói thầu phi tư vấn một giai đoạn một túi hồ sơ theo Thông tư 08. Gói thầu Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng theo Thông tư 08
Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng theo Thông tư 08

670 Lượt xem

Căn cứ Hợp đồng Tư vấn đã ký kết giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội với Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương về việc tư vấn E-HSMT và báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng gói thầu: “Hợp đồng xây dựng chương trình, giáo trình đạo tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng