Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu

45.000.000đ 50.000.000đ -10%

Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là cung cấp cho các nhân viên và lãnh đạo Kho xăng dầu A có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra.



Còn hàng
1

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

1.2. Yêu cầu

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

2.1.  Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý của cơ sở

2.1.1.1. Vị trí địa lý của cơ sở

2.1.1.2.  Điều kiện địa hình

2.1.1.3. Mối tương quan của cơ sở với các đối tượng xung quanh

2.1.1.4. Về khoảng cách an toàn trong phạm vi kho và các đối tượng xung quanh

2.1.1.5. Khoảng cách giữa các hạng mục công trình xây dựng bên trong kho xăng dầu

2.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn

2.1.2.1. Điều kiện khí tượng

2.1.2.2. Điều kiện về thủy văn/hải văn

2.2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở

2.2.1. Thông tin chung về chủ cơ sở

2.2.2. Thông tin về hoạt động của cơ sở

2.2.3. Loại hình hoạt động của cơ sở

2.2.4. Quy mô công suất tại cơ sở

2.2.4.1. Quy mô các hạng mục tại Cơ sở

2.2.4.2. Công suất hoạt động của dự án

2.2.5. Công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động tại Cơ sở

2.2.6. Công nghệ sản xuất, vận hành

2.2.6.1. Hệ thống công nghệ

2.2.6.2. Quy trình vận hành

2.3. Lực lượng và phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở

2.3.1. Nhân lực ứng phó sự cố tại cơ sở

2.3.1.1. Nguồn lực tại cơ sở

2.3.1.2. Lực lượng phương tiện tham gia hỗ trợ ứng cứu

2.4. Dự kiến các khu vực có nguy cơ cao gây ra sự cố tràn dầu

2.4.1. Các khu vực có khả năng xảy ra sự cố

2.4.1.2. Khu vực bể nổi chứa dầu DO ( có 4 khu vực bể nổi chứa dầu)

2.4.1.3. Hệ thống đường ống công nghệ

2.4.1.4. Khu vực nhập nhiên liệu (dầu) từ xe bồn chuyên dụng đến khu vực bể chứa (bể nổi)

2.5. Sự ảnh hưởng của sự cố tràn dầu

2.5.1. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu tới môi trường

2.5.2 Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu tới sức khỏe con người

2.5.3. Nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới môi trường

2.5.4. Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực

2.5.5. Ảnh hưởng đến các đối tượng nhạy cảm

2.6. Kết luận

III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

3.1. Tư tưởng chỉ đạo

3.1.1. Chủ động phòng ngừa

3.1.2. Ứng phó kịp thời

3.1.3. Hiệu quả

3.2. Nguyên tắc ứng phó

3.3. Biện pháp ứng phó

3.3.1. Thông báo, báo động

d. Quy trình báo động

3.3.2. Tổ chức ngăn chặn

3.3.3. Tổ chức khắc phục hậu quả

3.3.3.1. Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố

4. Biện pháp làm sạch các trang thiết bị bám dính xăng dầu có thể tái sử dụng

3.3.2.2. Tổ chức quan trắc đánh giá môi trường sau sự cố

3.3.3.3. Chi phí chi trả cho hoạt động ứng cứu sự cố và bồi thường cho các đối tượng chịu tác động của sự cố

3.3. Tổ chức sử dụng lực lượng

3.3.1. Lực lượng thông báo, báo động

3.3.2. Nguồn lực lượng tại chỗ

3.3.3. Nguồn lực tăng cường

3.3.4. Lực lượng khắc phục hậu quả

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

4.1. Sự cố tràn dầu xảy ra do tai nạn tại kho xăng dầu Thái Bình

4.2. Khu vực nhập nhiên liệu từ bể chứa dầu nổi đến xe bồn chuyên dụng

4.4. Khu vực bể chứa dầu nổi DO

4.5. Sự cố cháy nổ gây ra tràn dầu

V. NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC QUYỀN

5.1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở

5.1.1. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở- Công ty X

5.1.2. Cấp ứng phó trực tiếp

5.1.2.1. Chỉ huy hiện trường – Đội trưởng đội ứng phó sự cố

5.1.2.2. Lực lượng ứng phó tại chỗ

5.2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát

5.3. Lực lượng tuần tra canh gác , bảo vệ

5.4. Các ban ngành của cơ sở

5.5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban ngành của địa phương

5.6.1. Công tác đào tạo

5.6.2. Diễn tập

5.7. Triển khai thực hiện và cập nhật kế hoạch

VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

6.1. Đảm bảo thông tin liên lạc

6.2. Đảm bảo trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

6.3. Đảm bảo vật chất cho các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả

6.4. Tổ chức y tế, cấp cứu người bị nạn

VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

VIII. CAM KẾT

Ứng phó sự cố tràn dầu của Kho xăng dầu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I.1 Mục đích

Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là cung cấp cho các nhân viên và lãnh đạo Kho xăng dầu A có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường tiếp nhận. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại về con người, môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do tác động của sự cố tràn dầu gây ra.

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu

Mục đích chính của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu  giúp bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng. Thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ sự cố tràn dầu có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu.

Xây dựng các tình huống sự cố dựa trên tình hình hoạt động của cơ sở.

Kế hoạch này xây dựng cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên Kho xăng dầu Atrực thuộc Công ty X, nhân sự chủ chốt và nhân sự thi công tại hiện trường, đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu, các lực lượng bên ngoài, các cơ quan chức năng tại địa phương để hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu.

Phạm vi của Kế hoạch này là toàn bộ các sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong phạm vi khu vực Kho xăng dầu Atại địa chỉ đường 30/4, khu dân cư số 10, thị trấn Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Mục tiêu cụ thể:

- Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

  • Xác định, đánh giá các nguồn tiềm ẩn sự cố tràn dầu cũng như quy trình, cơ cấu tổ chức ứng phó của cơ sở.

  • Đánh giá và hoàn thiện về năng lực trong hoạt động ứng phó sự cố, chỉ đạo/chỉ huy ứng phó và huy động nguồn lực của các cơ sở cũng như cơ quan quản lý;

  • Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời và có hiệu quả của BCH ƯPSCTD của cơ sở đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về môi trường và kinh tế đến mức tối thiểu.

  • Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.

  • Đảm bảo công tác hướng dẫn đào tạo, tập huấn diễn tập cho lực lượng ứng phó của cơ sở, sẵn sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

 1.2. Yêu cầu

a. Về nội dung chính của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Nội dung của báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu, quy định chung tại phụ lục II của đề cương bố cục, nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở tại Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ƯPSCTD.

Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng nguồn lực ứng phó tràn dầu của cơ sở.

  • Nhận diện được các đối tượng, khu vực có khả năng cao gây ra sự cố tràn dầu.

  • Nhận diện được tổ chức, lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.

  • Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra tại cơ sở và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.

  • Phân công hợp lý nhiệm vụ cho các thành viên, phòng ban liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

  • Thành lập và tổ chức hoạt động cho BCH ƯPSCTD của cơ sở .

  • Đảm bảo các công tác về thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó, công tác hậu cần, y tế,… cho các lực lượng tham gia ứng phó.

  1. Về phạm vi áp dụng của kế hoạch

  1. Phạm vi về không gian bao gồm:

+ Khu vực bể nổi chứa dầu DO

+ Hệ thống đường ống công nghệ

+ Khu vực nhập nhiên liệu (dầu) từ xe bồn chuyên dụng đến khu vực bể chứa (bể nổi)

+ Tuyến ống nổi dẫn nhiên liệu từ khu vực bể chứa nổi đến xe bồn chuyên dụng

  1. Phạm vi về thời gian áp dụng: Ngay sau khi kế hoạch được cơ quan có chức năng phê duyệt.

  2. Phạm vi về mức độ ứng cứu:

Nội dung quy trình thông báo và quy trình ứng cứu sự cố thuộc phạm vi mức độ cơ sở tức sự cố xảy ra thuộc cấp cơ sở (dưới 20 tấn dầu tràn).

  1. Đối tượng áp dụng:

  • Chủ cơ sở: Công ty X

  • Áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên của Cơ sở

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
2.1.  Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý của cơ sở 

2.1.1.1. Vị trí địa lý của cơ sở
2.1.1.2.  Điều kiện địa hình 

Vị trí xây dựng của Kho xăng dầu Anằm hoàn toàn trên đất liền, địa hình bằng phẳng xung quanh tiếp giáp với đất rừng tự nhiên, các cơ sở kinh doanh và điểm công trình công cộng đáng chú ý như: Cảng Bến Đầm, Bưu cục Bến Đầm, Miếu 5 Cô, Cầu tàu cảng Nhà Bè, Miếu Bà Phi Yến, Nhà tập thể ban quản lý cảng Bến Đầm, Kho biên phòng Bến Đầm,…

  1. Hiện trạng của khu dự án

  • Hiện trạng dân cư

  • Dân cư tại khu vực thưa thớt, rải rác, chưa tập trung đông dân cư. Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là đất nhà nước chưa sử dụng, đất rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Về phía Tây Bắc của Dự án là cảng cá Bến Đầm cách Dự án khoảng 380 m. Khu vực trung tâm huyện Côn Đảo nằm phía Đông Nam và cách dự án khoảng 4km.

  • Hiện trạng cơ sở hạ tầng

  • Giao thông: Công trình nằm trên trục đường 30/4, là trục đường chính, thuận lợi về giao thông và vận chuyển xuất nhập xăng dầu.

  • Cấp nước: Trong khu vực quy hoạch đã có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh. Theo số liệu thống kê năm 2022 Kho xăng dầu Atiêu thụ lượng nước 216m3.

  • Thoát nước mưa: Đã có hệ thống thoát nước dọc trục đường 30/4.

  • Cấp điện: Trong khu vực quy hoạch đã có hệ thống cấp điện hoàn chỉnh, theo số liệu thống kê năm 2022 Kho xăng dầu Atiêu thụ lượng điện năng 7.757kWh.

  • Ưu điểm: Khu đất ở huyện Côn Đảo, trên trục đường 30/4 thông thoáng cho xe cộ ra vào vận chuyển xuất nhập nên rất thuận lợi và an toàn trong quá trình hoạt động của kho xăng dầu Thái Bình.

(2) Nguồn tiếp nhận chất thải

 Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn, đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực.

Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại:

Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm bể chứa nước-lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn của nước thải. Nước thải chảy qua bể lắng, tại đây xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Sau đó, nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được đơn vị hút hầm cầu đến hút và vận chuyển đến nơi xử lý đúng nơi quy định.

So với các nguồn nước thải, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là nước sạch. Tuy nhiên khi chảy tràn qua các khu vực hoạt động của dự án, nước mưa sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, nhất là các đợt mưa đầu mùa, gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt. Vì vậy, chúng tôi sẽ thu gom nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa riêng qua hố ga, lắng lọc sau đó chảy vào hệ thống thoát nước của thị trấn Côn Đảo.

Chất thải rắn: Chất thải rắn trong khu vực dự án chủ yếu là rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp. Lượng rác thải này sẽ được thu gom theo đúng quy định, Ban quản lý công trình công cộng huyện Côn Đảo thu gom rác hàng ngày của thị trấn Côn Đảo, tình trạng môi trường trong khu vực dự án sẽ đảm bảo tốt.

2.1.1.3. Mối tương quan của cơ sở với các đối tượng xung quanh

(1) Đặc điểm giao thông tại khu vực cơ sở

  • Hệ thống giao thông đối ngoại

  • Kho xăng dầu Anằm trên trục đường 30/4, là trục đường chính, thuận lợi về giao thông và vận chuyển xuất nhập xăng dầu. Về hạ tầng giao thông tuyến đường này đã hoàn thiện nên rất thuận tiện cho các phương tiện giao thông ra vào trong quá trình xuất nhập nhiên liệu và các phương tiện ra vào hỗ trợ ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

  • Hệ thống giao thông nội bộ

Toàn bộ hệ thống đường nội bộ trong khuôn viên hoạt động tại cơ sở đã được bê tông hóa. Phần mặt tiền của cơ sở rộng rãi, thông thoáng nên rất thuận tiện và phù hợp với loại hình vận chuyển, xuất nhập xăng dầu.

(2) Các đối tượng ưu tiên cần được bảo vệ

Theo khảo sát thực tế Kho xăng dầu Anằm hoàn toàn trên đất liền xung quanh cơ sở chủ yếu là đất trống do đó đối tượng chịu ảnh hưởng khi xảy ra sự cố chủ yếu là nằm trong phạm vi cơ sở.

2.1.1.4. Về khoảng cách an toàn trong phạm vi kho và các đối tượng xung quanh

Căn cứ theo QCVN01:2020/BCT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế CHXD ban hành kèm theo thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 03/06/2020 của Bộ Công thương về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế CHXD thì Cơ sở hoạt động với tổng dung tích là 450 m3 sức chứa thực tế là 420 m3 do đó thuộc loại hình kho xăng dầu cấp 1, như vậy khoảng cách an toàn từ khu vực bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài kho được cập nhật và đánh giá như sau:

Bảng 2. Khoảng cách an toàn đến các công trình công cộng

Đối tượng

Khoảng cách thực tế (m)

Khoảng cách theo quy định (m)

  1. Nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa điện:

Trong phạm vi 100m chưa có loại hình này hoạt động

-

18

  1. Nơi tập trung đông người

  • Cảng Bến Đầm

443

50

- Bưu cục Bến Đầm

272

  • Ủy ban nhân dân huyện

4760

  • Nhà tập thể ban quản lý cảng Bến Đầm

154

  1. Công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài kho

-

5-14

Hình 2: Khoảng cách của cơ sở đối với các đối tượng xung quanh

Qua bảng cập nhật trên cho thấy khoảng cách an toàn từ khu vực bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài kho nằm trong phạm vi cho phép theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật thiết kế CHXD do đó hoạt động của cơ sở không gây tác động lớn đến các đối tượng xung quanh.

2.1.1.5. Khoảng cách giữa các hạng mục công trình xây dựng bên trong kho xăng dầu 

Căn cứ vào hiện trạng công trình xây dựng thực tế tại Kho xăng dầu Akhoảng cách của các hạng mục công trình nằm trong kho được khảo sát đo đạc như sau:

Bảng 3: Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong kho 

Hạng mục

Bể chứa

Cột bơm

Gian bán hàng

Thực tế

Quy dịnh

Thực tế

Quy định

Thực tế

Quy định

1.Bể chứa

0,5

0,5

Không quy định

11

2

2.Họng nhập kín

Không quy định

Không quy định

11,5

3

3.Cột bơm

Không quy định

Không quy định

Không quy định

4.Các hạng mục khác có thể phát sinh tia lửa (Không có)

-

2

-

2

-

2

Qua bảng trên cho thấy khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong kho đều đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6, QCVN01:2020/BCT ban hành kèm theo thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30/06/2020 của Bộ Công thương.

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầuMẫu Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố môi trường

2.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn

2.1.2.1. Điều kiện khí tượng 

Kho xăng dầu nằm tại  tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nên chịu ảnh hưởng khí hậu chung của huyện Côn Đảo mang đặc trưng khí hậu đại dương.

Khí hậu Côn Đảo là loại khí hậu đại dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,9°C. Lượng mưa trung bình là 2.200 mm. Côn Đảo có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Tháng một là tháng khô nhất trong năm. Mùa khô thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ trung bình là 24°C, tháng 2 là tháng mát nhất, nhiệt độ trung bình là 22°C. Oi bức nhất là tháng 5, có lúc tới 34°C. Độ ẩm trung bình hàng năm trên đảo là 80%.

Gió mùa Đông – Đông Bắc ở Côn Đảo thường rất mạnh, từ cấp 6 đến cấp 7, nhân dân ta gọi là gió chướng, gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt. Thời gian bắt đầu từ tháng 11 dương đến hết tháng 2. Vào thời điểm này, sóng biển rất to, gió mạnh và thường ít nắng, các phương tiện ra Côn Đảo bị hạn chế khá nhiều do biển động mạnh, nhưng đổi lại lúc này Côn Đảo rất vắng vẻ, hoang sơ như đúng những gì nguyên bản của nó.

Đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầuQuy định về kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Nhìn chung, khí hậu Côn Đảo trong lành, thuận lợi cho sức khỏe con người. Nhưng điều này còn tùy thuộc rất nhiều ở vị trí cụ thể, nơi ở cao hay thấp, có chướng ngại che chắn gió nhiều hay ít. Nước ngầm là nguồn nước ngọt chủ yếu ở đảo để dùng trong sinh hoạt cũng như trong mọi hoạt động kinh tế.

Ngoài khí hậu Côn Đảo mang tính nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, ở các vùng núi của Côn Đảo có khí hậu mát mẻ như cao nguyên Đà Lạt, Rừng Quốc gia Côn Đảo là bức tranh thu nhỏ của thảm thực vật rừng Việt Nam. Cũng ở đây nhiều di tích khảo cổ học giá trị được phát hiện, hé mở một triển vọng lớn trong việc tìm hiểu các nền văn hóa tiền sử từng tồn tại trên đất nước ta. Chỉ tính riêng Côn Lôn đã có 24 bãi biển lớn nhỏ. Tất cả những tiềm năng đó khiến Côn Đảo có khả năng hiện thực trở thành một trong những hòn đảo du lịch nổi tiếng, không thua kém các hòn đảo du lịch nổi tiếng khác trên thế giới.

Căn cứ vào kết quả quan trắc hằng năm của Kho Khí tượng Thủy văn Vũng Tàu và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021, điều kiện khí hậu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định như sau: Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, khí hậu trong năm được chia thành 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau có các đặc điểm chung như sau:

a) Nhiệt độ không khí trung bình

Nhiệt độ không khí tại khu vực này có biên độ chênh lệch không lớn. Nhiệt độ cao nhất bình quân năm là 28,170 C, nhiệt độ thấp nhất bình quân năm là 27,880C . Nhiệt độ không khí cao sẽ thúc đẩy quá trình bốc hơi của dầu mạnh hơn. Dầu bốc hơi nhanh sẽ giảm lượng tồn lưu trong nước nhưng đồng thời cũng gây ra khả năng cháy nổ cao hơn, đặc biệt với các loại dầu nhẹ.

b) Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối của không khí là một đại lượng phụ thuộc vào lượng hơi nước có trong không khí và nhiệt độ của khối không khí đó. Lượng hơi nước càng cao thì độ ẩm tương đối càng lớn, ngược lại, nhiệt độ tăng thì độ ẩm tương đối lại giảm. Độ ẩm khu vực thay đổi theo mùa và theo vùng, các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết cũng thay đổi nhiều. Theo thống kê độ ẩm của khu vực thay đổi như sau:

Kết quả quan trắc độ ẩm từ năm 2015-2021 được thể hiện dưới bảng sau:

Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm vào khoảng 76,75-77,61%, độ ẩm tương đối trung bình các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10,11 là cao nhất dao động khoảng 81-91%.

c) Lượng mưa

Lượng mưa trong tháng là tổng lượng mưa của các ngày trong tháng. Lượng mưa là độ dáy tính bằng milimet (mm) của lớp nước nổi do mưa tạo nên trên một bề mặt phẳng tại một địa điểm được đo bằng vũ kế và vũ ký.

Khu vực chịu sự chi phối loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy khí hậu phân thành mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt. Mùa mưa gần trùng hợp với gió mùa khô khống chế khu vực này. Tuy nhiên, hàng năm do tình hình biến động của hoàn lưu khí quyển trên quy mô lớn mà mùa mưa bắt đầu và kết thúc sớm hay muộn.

Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XI, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Trong mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc - Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Trong mùa mưa, gió chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng V đến đầu tháng VIII.

Lượng mưa trung bình năm cao nhất là 1.426,2 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa, mùa mưa chiếm 80 - 85%, mùa khô chỉ chiếm 15 - 20% lượng nước. Lượng mưa cao nhất chủ yếu tập trung vào tháng VII và tháng IX, do đó ảnh hưởng đến dòng chảy lũ. Vì vậy, phần lớn đỉnh lũ trên lưu vực sông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều xảy ra vào tháng IX hàng năm.

Lượng mưa năm: Lượng mưa từ 2015 - 2021 lớn nhất là 1.426,2 mm/năm. Số ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày.

d) Tốc độ gió

Trong mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc - Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Trong mùa mưa chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng V đến đầu tháng IX.

Theo số liệu quan trắc tại các Kho cho thấy lưu gió biến đổi quanh năm cả về hướng và giá trị. Nhìn chung, gió trong khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính là gió mùa khô và gió mùa mưa:

  • Vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) chủ yếu là gió Tây - Nam, Tây - Tây - Nam với vận tốc trung bình 3,6m/s (biến động từ 3,5 - 4,2m/s), mang theo nhiều hơi nước và gây mưa nhiều. Tốc độ gió lớn nhất được ghi nhận là tháng 7 đạt 5,7 m/s.

  • Vào các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) chủ yếu là gió mùa Đông và Đông Bắc với vận tốc gió trung bình là 4,7m/s (biến động từ 4,0 - 5,7 m/s). Tốc độ gió lớn nhất được ghi nhận là tháng 7 đạt 5,7 m/s.

  • Tốc độ gió trung bình cả năm là 4,1 m/s.

(Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê, Cục Thống kê Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2021).

e) Số giờ nắng

Chế độ nắng trong khu vực này được phân chia theo hai mùa rõ rệt, tổng số giờ nắng vào mùa khô cao hơn nhiều so với tổng số giờ nắng trong mùa mưa. Số giờ nắng trung bình trong năm 2020 là 2.660 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (299 giờ) và tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 10 ( 131 giờ).

f. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác

Bão và áp thấp nhiệt đới: Ở Nam Bộ nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng rất ít khi có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Thời kỳ óc bão và áp thấp nhiệt đới tập trung vào tháng 9 – tháng 12.

Giông tố: Trong những năm gần đây, Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 35 – 40 ngày có giông tố. Trong đó từ tháng 5 – 11 (thời kỳ mùa mưa) là giai đoạn có nhiều giông tố nhất. Các cơn giông thường gây gió giật mạnh, mưa lớn và hay kèm theo hiện tượng phóng điện trong khí quyển (sấm chớp).

2.1.2.2. Điều kiện về thủy văn, hải văn

Vị trí xây dựng của Cơ sở nằm hoàn toàn trên đất liền, địa hình khu vực vị trí Cơ sở bằng phẳng, xung quanh chủ yếu là rừng tự nhiên, dân cư sinh sống và các hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, theo khảo sát thực tế tại khu vực này không có hệ thống ao hồ, sông suối hay thủy vực do đó chúng tôi không đánh giá nội dung này.

 2.2. Tính chất quy mô đặc điểm của cơ sở

2.2.1. Thông tin chung về chủ cơ sở

  • Chủ cơ sở        : Công ty X

2.2.2. Thông tin về hoạt động của cơ sở

  •  Tên cơ sở:  KHO XĂNG DẦU

2.2.3. Loại hình hoạt động của cơ sở

Kho xăng dầu Ađược đầu tư xây dựng với mục đích lưu chứa dầu DO phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo và với thời gian hoạt động từ 05h30 – 21h00 hằng ngày để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Lượng hàng xuất, nhập được thống kê chi tiết ở bảng sau:

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cây xăng . Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện

2.2.4. Quy mô công suất tại cơ sở

2.2.4.1. Quy mô các hạng mục tại Cơ sở

Kho xăng dầu Ahiện hữu trên diện tích đất 1.500 m2 bao gồm các hạng mục công trình chính sau:

Bảng 10: Các công trình tại cơ sở

STT

Hạng mục công trình

Diện tích

(m2)

1

Khu vực chứa dầu

900

2

Nhà điều hành-khu trụ bơm - Khối nhà vệ sinh

240

3

Nhà kho vật tư thiết bị PCCC

55

4

Sân bãi

105

6

Diện tích cây xanh, lối đi nội bộ

200

7

Hệ thống tường rào bao quanh cơ sở

131m

8

Hệ thống tường rào bao quanh kho

31m

Nguồn: Công ty X

Bảng 11: Quy mô công suất hoạt động tại thời điểm đánh giá

Tên nhiên liệu

Số lượng bồn chứa

Dung tích sức chứa (m3)

Dung tích sức chứa thực (m3)

Khối lượng quy đổi đơn vị tấn

Số lượng trụ bơm điện tử

Số lượng vòi bơm

Dầu DO

13

325

312

260

1

2

Bồn trụ

01

125

110

100

Tổng

14

450

422

360

1

2

Nguồn: Công ty X

  •  Khu vực bể chứa xăng dầu: Được xây dựng là bể nồi chứa dầu. Cụ thể:

+ Khu vực 1 là bể nổi chứa dầu:  02 bể 25 m3

+ Khu vực 2 là bể nổi chứa dầu: + 06 bể 25 m3 chứa dầu Do tổng dung tích 150 m3;

+ Khu vực 3 là bể nổi chứa dầu: + 05 bể 25 m3 chứa dầu Do tổng dung tích 125 m3;

+ Khu vực 4 là bể nổi hình trụ chứa dầu Do: + 1 bể chứa dầu 125 m3.

  • Khu vực nhà làm việc và mái che trụ bơm: Nhà cấp IV 01 tầng, có diện tích 240 m2. Kết cấu xây dựng: Tường xây gạch, trần bê tông cốt thép, trát vữa xi măng, nền gạch men, cửa khung nhôm kính. Bên trong được chia làm các phòng gồm: 01 phòng Tổ trưởng, 01 phòng điều hành, 01 phòng nghỉ của nhân viên, 01 phòng kho và 01 phòng lưu trữ  PCCC.

  • Hệ thống xử lý nước thải gồm mương thu gom nước mặt dẫn về bể xử lý ba ngăn lắng tách trước khi xả vào hệ thống nước khu vực.

  • Hệ thống điện chiếu sáng dây đi trong ống nhựa chống cháy chôn ngầm.

2.2.4.2.2. Đặc điểm kiến trúc khu bồn chứa dầu và hệ thống đường ống công nghệ

* Đặc điểm kỹ thuật bồn chứa dầu 25m3

- Hình dạng: Bể trụ ngang

- Mặt sơn bên ngoài được sơn 2 lớp chống rỉ

- Thiết kế các van đầu vào, đầu ra, van xả theo thiết kế bồn chứa dầu

- Các đường hàn nối được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm

- Độ bền cao

- Áp lực thử kín bồn: 0.4kg/cm2

- Chất liệu: được thiết kế bằng thép SS400

- Các mối hàn được kiểm tra và kiểm duyệt theo phương pháp thẩm thấu

* Hệ thống đường ống công nghệ

- Liên kết giữa các ống công nghệ nổi trên mặt đất bằng phương pháp hàn, ren hoặc mặt bích.

- Đối với ống đặt nổi sơn bằng sơn chống gỉ và hai lớp sơn màu

- Tất cả các bề chứa dầu đều được lắp đặt van thở và có thiết bị ngăn lửa. Cho phép lắp đặt chung một van thở đối với bể chứa cùng nhóm nhiên liệu.

Xem thêm: MẪU KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP I, II, III

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng