Quy hoạch bảo vệ môi trường và giấy phép môi trường

Quy hoạch bảo vệ môi trường và giấy phép môi trường

Quy hoạch bảo vệ môi trường BVMT quốc gia

- Căn cứ lập: (1) quy định của pháp luật về quy hoạch; (2) chiến lược BVMT; (3) kịch bản BĐKH. Tổ chức thẩm định kiểm tra giấy phép môi trườngGPMT

- Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc nội dung thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường (thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp lập báo cáo ĐTM): thành lập hội đồng thẩm định, không tổ chức kiểm tra thực tế và kiểm tra giấy phép môi trường. Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường (thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp lập báo cáo ĐTM), dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: thành lập tổ thẩm định, không tổ chức kiểm tra thực tế.

 

- Chính phủ quy định việc xác định PVMT và quy định kiểm tra giấy phép môi trường

- PVMT: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường

Quy hoạch BVMT quốc gia; nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường BVMT trong quy hoạch tỉnh. Nội thành, nội thị được xác định dựa vào đề án thành lập đô thị hoặc quyết định công nhận đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.

- Các đối tượng khác như nguồn nước mặt, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hóa, vv., được căn cứ vào các quy định của pháp luật đối với từng đối tượng tương ứng.

Xác định PVMT thông qua:

- Điều tra, đánh giá các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Định hướng/xác định mục tiêu Quy hoạch bảo vệ môi trường BVMT và kiểm tra giấy phép môi trường.

- Định hướng/phương án về vị trí, quy mô, ranh giới của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải - UBND cấp tỉnh ban hành quyết định về xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải. Quản lý, kiểm soát các chất ô nhiễm theo mức độ khác nhau đối với từng vùng trong PVMT .

- UBND cấp tỉnh rà soát, ban hành lộ trình thực hiện với các cơ sở trong vùng BVNN,

HCPT để đáp ứng yêu cầu Quy hoạch bảo vệ môi trường BVMT đối với từng vùng

Phương án PVMT: quy định tại điểm b khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP; khoản 2, 3 và 4 Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

- Phương án BTTN và đa dạng sinh học: quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 và điểm c khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP

- Phương án phát triển các khu xử lý chất thải tập trung: quy định tại điểm d khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP

- Phương án thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường: quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP

Việc phối hợp trong lập Quy hoạch BVMT quốc gia

- UBND cấp tỉnh xác định PVMT theo Nghị định số 08, các nội dung về BVMT trong

quy hoạch tỉnh theo Thông tư số 02; rà soát và có lộ trình thực hiện đối với cơ sở,

khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải. Thanh tra, kiểm tra về Quy hoạch bảo vệ môi trường BVMT và kiểm tra giấy phép môi trường.

Mục đích của thanh tra, kiểm tra: phát hiện và giải quyết kịp thời những vướng mắc, khắc phục các vi phạm; phổ biến, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm; phát hiện những vướng mắc để đề xuất, kiến nghị điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật.

- Luật quy định đặc thù thanh tra, kiểm tra về BVMT (Điều 160), được chi tiết tại các Điều 162, 163, 164 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP giao Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra về BVMT; Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức kiểm tra về BVMT đối với hộ gia đình, cá nhân và đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận đăng ký môi trường (khoản 1 Điều 160)

Thanh tra thường xuyên kế hoạch bảo vệ môi trường:

- Đối tượng mức I, Cột 3 Phụ lục II của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và đồng thời thuộc trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần - Chỉ áp dụng trong các trường hợp cần thiết, có yêu cầu cấp thiết phải thực hiện ngay để phục vụ cho mục đích quản lý của cơ quan quản lý nhà nước; thực hiện tối đa 3 năm.

Thanh tra đột xuất giám sát môi trường:

- Chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; các trường hợp không thuộc quy định nêu trên thì vẫn thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật về thanh tra

- Người có thẩm quyền ra Quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra quyết định việc thanh tra đột xuất không công bố trước (thủ tục công bố Quyết định thanh tra được thực hiện sau khi đã tiến hành các hoạt động tại hiện trường).

Thanh tra đột xuất kế hoạch bảo vệ môi trường:

- Trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày bắt đầu tiến hành các hoạt động thanh tra đột xuất không công bố trước, trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra. Trường hợp đại diện theo pháp luật của đối tượng thanh tra cố tình không tham dự hoặc vắng mặt có lý do thì Trưởng đoàn thanh tra không cần phải thực hiện đúng quy định về thời hạn này.

- Không được cung cấp thông tin cho đối tượng thanh tra, trường hợp cố tình để lộ thông tin thì bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật

Kiểm tra về Quy hoạch bảo vệ môi trường BVMT và kiểm tra giấy phép môi trường:

- Có thể tiến hành ngay để xử lý vụ việc theo yêu cầu QLNN, trình tự thủ tục sẽ đơn giản hơn thanh tra; có thể mời thêm các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan chính quyền địa phương.

.Kiểm tra về Quy hoạch bảo vệ môi trường BVMT và kiểm tra giấy phép môi trường:

- Trình tự, thủ tục của cuộc kiểm tra đột xuất không báo trước tương tự như thanh tra đột xuất không báo trước.

- Thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 163 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

- Đoàn kiểm tra của lực lượng CSMT có sự tham gia của cơ quan chuyên môn về BVMT, thành phần phiên làm việc đầu tiên của đoàn kiểm tra của lực lượng CSMT do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định.

Kiểm tra về BVMT và kiểm tra giấy phép môi trường:

- Cuộc kiểm tra tối đa không quá 07 ngày kể từ ngày bắt đầu kiểm tra tại nơi được kiểm tra; trường hợp phức tạp thì thời hạn là 15 ngày.

- Trường hợp cần thiết thì Trưởng đoàn kiểm tra kiến nghị người có thẩm quyền tổ chức thanh tra đột xuất.

- Khi phát hiện vi phạm trong quá trình kiểm tra, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải lập BBVPHC và chuyển người có thẩm quyền xử lý. Kết quả kiểm tra phải có thông báo bằng văn bản.

Cơ chế phối hợp trong thanh tra, kiểm tra BVMT và kiểm tra giấy phép môi trường:

- Tần suất thanh tra không quá 01 lần/năm đối với một tổ chức, cá nhân trừ trường hợp thanh tra đột xuất.

- Lực lượng CSMT kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm môi trường; khi có tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có tin báo, phản ánh về vi phạm quy định pháp luật liên quan đến tội phạm môi trường. Phải có sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và các cơ quan khác có liên quan.

Cơ chế phối hợp trong thanh tra, kiểm tra:

- Lực lượng CSMT không kiểm tra các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm do Bộ TNMT, UBND cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu hoạt động phạm tội về BVMT hoặc thực hiện theo quy định pháp luật về tố tụng hình sự hoặc phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường đang xảy ra. Việc kiểm tra của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thực hiện khi đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 160 của Luật BVMT, đồng thời phải không thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bộ TNMT, UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã được ban hành.

 

Tổ chức thẩm định cấp giấy phép môi trường GPMT

- Trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

+ Thành lập hội đồng thẩm định đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Thành lập tổ thẩm định đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư. - Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động: + Thành lập đoàn kiểm tra đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Tổ chức kiểm tra thực tế đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 Vận hành thử nghiệm sau khi cấp phép môi trường.


Đã thêm vào giỏ hàng