Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy bia

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy bia. Quy mô của dự án: 50 triệu lít/năm. Hiện tại, năm 2023 công ty đang thực hiện sản xuất bia chiết chai, chiết lon là 37,92 triệu lít/năm tương đương đạt 75,8% tổng công suất thiết kế.

MỤC LỤC

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................... 1

1.1  Tên chủ cơ sở............................................................................. 1

1.2. Tên cơ sở........................................................................................... 1

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở...................... 4

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở...... 11

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở...................................................... 14

1.5.1 Danh mục máy móc phục vụ cơ sở........................................................... 14

1.5.2. Tổng mức đầu tư.................................................................................. 18

2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường... 21

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.................... 22

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 23

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..... 23

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải..................................................... 36

3.3.  Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải thông thường.......................... 46

3.4.  Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................. 49

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................. 51

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành..... 52

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......... 59

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................... 59

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................ 60

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.......................... 61

4.4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại – Không có:.... 62

4.5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở đầu tư có nhập khẩu phế hiệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất – Không có:.. 62

4.6. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải:............................................... 62

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............ 66

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.............................. 66

5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải lò hơi....................... 70

Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 75

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải....75

6.2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật....... 76

Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ....... 78

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ............................ 79

Chương I. THÔ​NG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

1.1 Chủ đầu tư

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ bia- rượu- nước giải khát

- Giấy đăng ký kinh doanh số ........, do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên đăng ký lần đầu ngày 11/12/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 21/08/2014.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ..... của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên chứng nhận lần đầu ngày 6/8/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 23/5/2008.

- Địa chỉ trụ sở chính: ....., Khu công nghiệp phố nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Đại diện pháp luật:....     Chức vụ: Giám đốc.

- Số điện thoại: .....

1.2. Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Nhà máy bia

- Địa điểm thực hiện cơ sở: ............, Khu công nghiệp phố nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Dự án “Nhà máy bia” của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ bia- rượu- nước giải khát thực hiện trên khu đất có diện tích 22.987 m2 thuộc..., Khu công nghiệp phố nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Công ty đã ký hợp đồng thuê đất số 130/HĐ-TĐ ngày 13/10/2022 với Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên.

- Vị trí tiếp giáp khu đất thực hiện dự án như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp Công ty TNHH TAEYANG Việt Nam;

+ Phía Đông Nam giáp Công ty sơn Kansai- Alphanam;

+ Phía Tây Nam giáp đường giao thông ĐT206;

+ Phía Tây Bắc giáp Công ty ô tô Việt Nam.

 

Hình 1.1. Vị trí nhà máy và các đối tượng xung quanh

Bảng 1.1.  Toạ độ mốc ranh giới cơ sở

(Hệ tọa độ VN2000, Kinh tuyến trục 105o30, múi chiếu 30)

ĐIỂM

X

Y

A

2317285,645

554137,775

B

2317399,998

554168,602

C

2317345,974

554338,610

D

2317195,698

554291,573

Hình ảnh hiện trạng của công ty

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở:

- Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 102/QĐ-STNMT của Sở tài nguyên và môi trưởng phê duyệt ngày 10/10/2007.

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 33.000080.T của Sở tài nguyên và môi trường cấp lần hai ngày 21/01/2015.

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 18/GXN-STNMT của Sở tài nguyên và môi trường cấp ngày 30/11/2017.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2329/GP-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên cấp ngày 15/10/2019.

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (gia hạn điều chỉnh lần thứ 3) số 1715/GP-UBND ngày 12/8/2024.

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy số 78/TD-PCCC(2009) của Công an tỉnh Hưng Yên cấp ngày 26/7/2009.

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy chữa cháy số 278/TD-PCCC của Phòng cảnh sát PCCC và CNCH- Công an tỉnh Hưng Yên cấp ngày 5/8/2024.

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công theo điểm d khoản 4 Điều 8 Luật Đầu tư công): nhóm B.

- Loại hình dự án thuộc dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô công suất lớn, cơ sở có tiêu chí môi trường như dự án nhóm I theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và nghị định 08/2022/NĐ-CP, tuy nhiên Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ bia- rượu- nước giải khát đã được Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy bia  tại quyết định số 102/QĐ-STNMT ngày 10/10/2007, cơ sở đang hoạt động sản xuất có công trình xử lý nước thải tập trung, công trình xử lý bụi khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Vì vậy, dự án thuộc khoản 3, điều 41 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020, thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường do UBND cấp tỉnh cấp giấy phép.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất của cơ sở

Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ........ của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên chứng nhận lần đầu ngày 6/8/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 23/5/2008 thì mục tiêu, quy mô dự án như sau:

-  Mục tiêu của dự án: Sản xuất bia chiết chai và bia chiết lon.

- Quy mô của dự án: 50 triệu lít/năm.

Hiện tại, năm 2023 công ty đang thực hiện sản xuất bia chiết chai, chiết lon là 37,92 triệu lít/năm tương đương đạt 75,8% tổng công suất thiết kế.

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình sản xuất bia chiết chai và bia chiết lon của công ty và nguồn phát sinh chất thải cụ thể như sau:

Hình 1.2.  Quy trình sản xuất bia chiết chai và bia chiết lon của cơ sở

* Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu chính để sản xuất bia gồm gạo và malt khô. Nguyên liệu được nhập về, vận chuyển bằng ô tô theo băng tải để đưa vào các xilo chứa nguyên liệu, hạn chế việc phát sinh bụi từ quá trình nhập liệu. Gạo và Malt từ xilo được nạp tự động vào các máy nghiền thông qua hệ thống các xi lanh thủy lực để nạp nguyên liệu vào máy nghiền.

Nghiền nguyên liệu:

Nghiền malt:

Mục đích: Nghiền malt là phá vỡ màng tinh bột của hạt malt thành nhiều mảnh để tăng bề mặt tiếp xúc với nước, làm cho sự xâm nhập của nước vào các thành phần chất của nội nhũ nhanh hơn, thúc đẩy quá trình đường hoá và các qúa trình thuỷ phân khác nhanh và triệt để hơn.

Yêu cầu: Cần phải nghiền sao cho càng không vụn vỏ trấu của malt càng tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc. Không nên nghiền malt trước 1 thời gian dài, vì hạt malt dễ hấp thụ độ ẩm và làm tăng độ axit.

Khi sử dụng lượng nguyên liệu thay thế lớn thì bột nghiền cần có kích thước lớn để cho quá trình lọc xảy ra dễ dàng hơn

Sau khi nghiền malt cần đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Vỏ trấu: 20%
  • Tấm to: 20%
  • Tấm nhỏ: 30%
  • Bột mịn: 30%

Trung bình tỷ lệ (Tấm nhỏ + bột mịn)/tấm to = 3/1 là đạt.

Trong thực tế sản xuất, để vỏ trấu không nát có thể sử dụng phun nước trên bề mặt để làm ướt vỏ trấu, khiến cho vỏ trấu trở nên dai hơn khi nghiền, nhưng không được để nước thấm vào bên trong nội nhũ của hạt.

Nghiền gạo:

Mục đích: Nghiền gạo để làm tăng bề mặt tiếp xúc với enzym, giúp quá trình trương nở và hoà tan tốt hơn, tăng việc phá vỡ cấu trúc màng tế bào của gạo. Nghiền malt lót để hỗ trợ cho quá trình hồ hoá được triệt để hơn.

Yêu cầu: Gạo chứa 70 - 75% hàm lượng tinh bột so với lượng chất khô nên cần nghiền thật mịn, nghiền càng mịn thì quá trình dịch hóa và đường hóa càng đạt hiệu quả cao.  Gạo sau khi nghiền cần đạt các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

  • Bột mịn: ≥ 75%
  • Tấm nhỏ: ≤ 20%
  • Tấm lớn: ≤5%

Hồ hóa và đường hóa:

Hồ hóa:

Mục đích: Làm trương nở và hoà tan tinh bột của gạo, chủ yếu nhờ nhiệt độ nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đường hoá sau này. Trong quá trình hồ hoá, cấu trúc cứng của tinh bột bị phá vỡ và bị phân cắt một phần dưới tác dụng của malt lót và enzyme bổ sung. Nhiệt độ hồ hoá của gạo là 80 – 850C.

 Đường hóa:

Mục đích: tạo điều kiện về nhiệt độ và pH để cho các enzym có trong malt hoạt động, thủy phân cắt các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất thấp phân tử và hòa tan vào nước tạo thành chất chiết của dịch đường. Sản phẩm của quá trình đường hóa rất đa dạng, nhưng chủ yếu là đường maltose và dextrin.

Lọc dịch đường:

Mục đích: Thành phầm của cháo malt sau khi đường hóa kết thúc bao gồm phần: pha rắn ( bã hèm) và pha lỏng (nước nha). Pha rắn bao gồm các cấu tử không hòa tan của bột phân tử được trích ly từ malt, hòa tan trong đó. Pha rắn được gọi là bã malt, pha lỏng được gọi là dịch đường. Tách pha lỏng khỏi hỗn hợp để tiếp tục các bước tiếp theo của quá trình công nghệ, còn pha rắn - bã malt  phải loại bỏ.

Houblon hóa:

Mục đích:

 Trích ly chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol, các hợp chất chứa nito và các thành phần khác có trong hoa houblon vào dịch đường để tạo hương vị đặc trưng cho bia.

Làm gia tăng nồng độ, độ chát, độ màu trong bia, các vi sinh vật hoạt động còn sống sót cũng bị tiêu diệt, các polyphenol kết hợp với protein tạo thành các chất kết tủa lắng xuống nhờ đó mà thành phần sinh học của dịch đường ổn định.

Trích ly các chất để sau này tham gia vào quá trình tạo và giữ bọt cho bia, định hình chất lượng sản phẩm.

  • Lắng trong:
  1. Mục đích: Sau nấu hoa dịch đường còn nhiều cặn nóng, cặn này ảnh hưởng xấu tới quá trình lên men và tạo sản phẩm, cần phải tách bỏ lượng cặn này và hạ nhiệt độ khối dịch xuống thấp để đi lọc.
  • Lạnh nhanh:
  1. Mục đích: Giảm nhanh nhiệt độ dịch đường xuống nhiệt độ lên men để hạn chế sự nhiễm tạp vi sinh vật, đồng thời bổ sung thêm một lượng không khí vô trùng khi dịch được bơm trên đường ống đến tank lên men để cung cấp cho nấm men sinh trưởng phát triển trong giai đoạn đầu.

- Nhân men giống:

Bước 1 nhân men trong phòng thí nghiệm:

  • Cấy men tinh khiết vào một lượng nhỏ dịch nha đã lọc
  • Ở vị trí cao -> Cấy vào dịch nha đã tiệt trùng trong bình Pasteur
  • Tỉ lệ men và dịch nha tiệt trùng: 1:7 đến 1:10
  • men được cấy vào bình Carlsberg

Bước 2 nhân men trong hệ thống nhân giống lớn:

  • Tăng số lượng tết bào nấm men -> Chuyển sang một tank chứa khác chứa dung tích nước nha tiệt trùng gấp 10 lần
  • Lên men:

Gồm 2 quá trình:

  1. Lên men chính:

Đây là một quá trình hết sức quan trọng trong sản xuất bia, đóng vai trò quyết định đến chất lượng bia. Lên men chính là quá trình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nấm men hoạt động, thực hiện trao đổi chất nhằm chuyển các hợp chất trong dịch đường thành rượu etylit và CO2. Ngoài hai sản phẩm chính vừa nêu còn có rất nhiều các sản phẩm phụ được tạo ra như ester, aldehide, diacetyl, rượu bậc cao (dầu fusel), như vậy trong các sản phẩm phụ, có chất có ích nhưng cũng có không ít những chất ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của bia sau này. Quá trình lên men chính gồm hai giai đoạn với mỗi giai đoạn có một yêu cầu cũng như một vai trò công nghệ riêng:

Hô hấp hiếu khí (xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình lên men): đây là giai đoạn nấm men cần Oxi để hộ hấp, sinh trưởng và tăng sinh khối.

Hô hấp yếm khí (lên men rượu): đây là giai đoạn chính tạo ra rượu etylic và CO2…, cùng với các sản phẩm phụ khác.

  1. Lên men phụ:

Lên men phụ là quá trình lên men tiếp phần đường còn sót lại nhưng với tốc độ chậm do nhiệt độ lên men thấp (1.5 – 2oC), đồng thời nhiệm vụ chính của giai đoạn này là khử bớt các chất độc không có lợi cho bia như: diacetyl, aldehide, rượu bậc cao… đưa các chỉ tiêu này về tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm. Ngoài ra, lên men phụ còn để bảo hoà CO2, lắng bớt cặn cơ học, tế bào nấm men, làm trong bia, tạo ra các ester thơm và các sản phẩm phụ khác. Như vậy bia sau khi lên men phụ trong hơn, thơm hơn và hương vị hài hòa êm dịu. Chính vì vậy quá trình lên men phụ còn được gọi là quá trình “làm chín bia”.

Lọc bia:

Mục đích: Quá trình lọc bia nhằm 3 mục đích chính:

  • Tạo độ trong lóng lánh cho bia
  • Loại bỏ các vi sinh vật bao gồm nấm men vẫn còn tồn tại sau quá trình lên men có khả năng gây đục bia
  • Loại bỏ được phức chất protein, các dạng hạt keo polyphenol, polysaccarit, những chất này làm bia nhanh đục.

Bão hòa CO2:

  1. Mục đích:Tăng chất lượng cảm quan của bia, chống oxy hóa, chống kết lắng, tăng thời gian bảo quản bia, ổn định các thành phần trong bia...
  2. Tiến hành: Bơm một lượng CO2 vào trước để đẩy hết không khí có trong tank ra ngoài, tránh không để bia bị oxy hóa do tiếp xúc với O2. Sau đó, bơm bia đã lọc vào tank từ dưới lên. Khi đã bơm hết bia, tiến hành bão hòa CO2. Trong quá trình tàng trữ bia duy trì áp suất trong tank khoảng 1,8kg/cm2. Nhiệt độ tàng trữ và bão hòa là 0 – 20C.

- Chiết lon/ chiết chai

Mục đích:

  • Ngăn cách sản phẩm với môi trường bên ngoài.
  • Tạo cho sản phẩm sự đa dạng về mẫu mã, cạnh tranh về kiểu dáng.

Bia sau khi bão hòa CO2, bia tươi thu được chuyển sang công đoạn chiết chai/ chiết lon, sau đó thanh trùng và nhập kho xuất bán theo đơn hàng của nhà máy.

Bia sau khi chiết lon được đưa qua máy in hạn sử dụng, công ty chỉ in thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng lên bao bì vì vậy công đoạn in không gây tác động lớn tới môi trường.

Công ty thực hiện công đoạn vệ sinh bao bì (lon, chai) trước khi chiết, công đoạn rửa có sử dụng hóa chất khử trùng, tại công đoạn này phát sinh nước thải sản xuất.

Các quy trình phụ trợ:

Quy trình xúc rửa tank chứa và đường ống tại chỗ sử dụng trong quá trình sản xuất bia nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh cao nhất.

Khâu rửa ban đầu: các tank chứa và đường ống được xúc rửa bằng nước nóng để loại các chất bẩn bám trên bề mặt. Nước thải phát sinh từ công đoạn này được thải ra hệ thống xử lý nước thải tập trung  của công ty.

Khâu rửa bằng chất tẩy rửa: sau khi kết thúc quá trình rửa ban đầu, các tank chứa và đường ống được xúc rửa bằng dung dịch tẩy rửa ở nhiệt độ khoảng 70-850C để tẩy sạch các chất bẩn còn bám ở bề mặt. Chất tẩy rửa được thu hồi để dùng lại hoặc được dùng cho khâu tẩy rửa sơ bộ.

Khâu súc rửa cuối cùng: các bồn và đường ống được súc rửa lần cuối với nước sạch để làm sạch các chất tẩy rửa còn lại.

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở

- Sản phẩm đầu ra của cơ sở: bia chai và bia lon

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.1. Nhu cầu về nguyên vật liệu

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu của cơ sở giai đoạn sản xuất hiện và tối đa công suất cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất của cơ sở

TT

Nguyên liệu, hóa chất

Đơn vị/năm

Khối lượng hiện tại

Khối lượng tối đa

Nguồn gốc

I

Nguyên liệu chính

 

 

 

 

1

Malt

Tấn

2.983

3.935

Việt Nam

2

Gạo

Tấn

2.219

2.927

Việt Nam

 

Đường

Tấn

238

314

Việt Nam

3

Hoa bia

Tấn

4,4

5,8

Việt Nam

4

Nấm men

Tấn

13,5

17,8

Việt Nam

5

Nước sạch

m3

38.000

50.000

Việt Nam

6

Bột trợ lọc

Tấn

50,3

67,3

Việt Nam

II

Hóa chất sử dụng cho vệ sinh thiết bị, vệ sinh sàn

 

 

 

 

1

NaOH

Tấn

320

422

Việt Nam

2

Axit (HNO3, H3PO4)

Tấn

79,7

105

Việt Nam

3

Hóa chất keo tụ (PAC)

Tấn

8,4

11

Việt Nam

4

Javen

Tấn

10,6

14

Việt Nam

5

Cồn công nghiệp 96

lít

855

1.128

Việt Nam

6

Suporoxid 15 (sát trùng)

Tấn

1,3

1,7

Việt Nam

III

Nguyên phụ liệu khác

 

 

 

 

1

Nguyên liệu cấp cho lò hơi (mùn cưa)

Tấn

2.274

3.000

Việt Nam

2

Dầu DO cấp cho hoạt động máy phát điện dự phòng

lít

380

500

Việt Nam

3

Thùng bìa carton

Tấn

5,6

7,3

Việt Nam

4

Vỏ lon, vỏ chai

Chiếc

60.000.000

78.600.000

Việt Nam

1.4.2. Nhu cầu về cấp điện

Công ty đã ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực Hưng Yên. Nhu cầu sử dụng điện năm 2023 của Công ty là 4.052.932 kw/năm. Dự báo lượng điện tiêu thụ tối đa của Công ty là 5.346.875 kw/năm.

Hệ thống điện đi trong khu xưởng được thiết kế máng đỡ, nguồn điện động lực được đi trong ống lồng kéo từ máng cáp tới điểm đấu nối vào thiết bị theo quy chế kỹ thuật điện.

- Để đảm bảo cung cấp nguồn điện thường xuyên và đủ công suất phục vụ cho hoạt động ổn định của cơ sở, chủ đầu tư áp dụng các biện pháp sau:

+ Đấu nối đường điện quốc gia có công suất phù hợp;

+ Thiết kế mạng lưới đường dây điện ngầm tường với hệ thống công tắc, ổ cắm, cầu dao…khoa học, đảm bảo công suất;

+ Đầu tư các hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại;

+ Sử dụng các thiết bị điện có chất lượng đảm bảo và công suất phù hợp và áp dụng các biện pháp phòng chống cháy chập và các biện pháp tiết kiệm điện.

1.4.3. Nhu cầu cấp nước

*) Nguồn cấp nước: Nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của cơ sở là nước ngầm. Công ty đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (gia hạn, điều chỉnh lần 3) ngày 12/8/2024 với thời gian giấy phép là 3 năm kể từ ngày 01/10/2024.

*) Nhu cầu sử dụng nước:

Nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của cơ sở:

- Nước cấp cho sinh hoạt: Định mức cấp nước cho sinh hoạt của cơ sở áp dụng theo TCVN 13606:2023 quy định 70 lít/người/ca sản xuất, cơ sở có nấu ăn ca cho công nhân. Nhu cầu sử dụng lao động của cơ sở khoảng 125 người thì lượng nước cấp khoảng 8,75 m3/ngày đêm.

- Nước cấp cho sản xuất: theo kinh nghiệm của chủ dự án định mức nước cấp cho sản xuất của dự án 4 lít nước/ 1 lít bia.

Cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu tiêu thụ nước ngầm của Công ty

TT

Nhu cầu cấp nước

Định mức

Lượng tiêu thụ tối đa

1

Cấp nước cho công nhân nhà máy ( vệ sinh, bếp ăn và rửa chân tay)

70 L/người/ngày + nước phục vụ bếp ăn

8,75 (m3/ngày)

2

Nước cấp cho sản xuất công nghệ (đi vào sản phẩm và vệ sinh tank chứa, rửa chai phục vụ sản xuất bia)

-

780 (m3/ngày)

3

Nước cấp cho lò hơi

-

41 (m3/ngày)

4

Nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải lò hơi

-

2,5 (m3/ngày)

5

Nước cấp cho quá trình vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh thiết bị chứa bã malt thải, men thải, bột trợ lọc thải

-

80 (m3/ngày)

6

Nước cấp cho phòng Lab

-

0,5 (m3/ngày)

7

Nước cấp cho quá trình làm mát máy

-

80 (m3/ngày)

8

Nước cấp cho tưới cây, tưới đường

-

1,5 (m3/ngày)

 

Tổng cộng

 

994,25 (m3/ngày)

Riêng nước cấp và dự trữ cho phòng cháy chữa cháy được cấp từ bể nước chứa nước cấp cho sinh hoạt của cả cơ sở. Từ bể ngầm các chỗ hút nước được nối với hệ thống ống dẫn và họng cứu hoả.

- Hệ thống cứu hỏa:

+ Nước cấp cho cứu hỏa được dẫn bằng hệ thống ống thép tráng kẽm với đường ống chính (D114, D100) cấp cho hệ thống cứu hỏa trong và ngoài nhà.

+ Trong tổng mặt bằng đã bố trí hệ thống họng nước chữa cháy vách tường và hệ thống bình cứu hỏa chữa cháy bao gồm có họng chữa cháy, bình chữa cháy các loại.

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

1.5.1 Danh mục máy móc phục vụ cơ sở

Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất bia cụ thể như sau:

Bảng 1.4. Danh mục, máy móc, ­­­­­­­­­­­­thiết bị chính của dự án

TT

Máy móc thiết bị chính

Đơn vị

Số lượng

Nguồn gốc

Tình trạng

1

Thiết bị nạp liệu và lên men

HT

1

Đức

Hoạt động tốt

2

Hệ thống lên men 24TANK

HT

1

Đức

Hoạt động tốt

3

Dây chuyền chiết chai và lon

 

1

Đức

Hoạt động tốt

4

Máy ép nhãn của máy rửa chai

Chiếc

 

Đức

Hoạt động tốt

5

Bộ phụ kiện thay thế, chuyển đổi sử dụng nắp lon 202

Chiếc

 

Thụy Sỹ

Hoạt động tốt

6

HT Camera kiểm tra chữ in phun đáy lon

HT

1

Đức

Hoạt động tốt

7

Hệ thống máy lạnh

HT

1

Nhật Bản

Hoạt động tốt

8

HTXL nước dùng cho nấu bia & HT XL nước mềm

HT

1

Nhật Bản

Hoạt động tốt

9

HT lạnh & bảo ôn toàn bộ bên trong Container 40feet (kho lạnh và bảo quản)

HT

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

10

Bơm tăng áp nước vệ sinh

Chiếc

1

Trung Quốc

Hoạt động tốt

11

Lò hơi 8 tấn/h đốt than (dự phòng)

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

12

Lò hơi 6 tấn/h đốt củi

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

13

Camera giám sát Dahua

HT

1

Đức

Hoạt động tốt

14

Máy cuốn màng pallet

Chiếc

1

Malaysia

Hoạt động tốt

15

Máy chiết keg bia hơi

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

16

Máy in phun điện tử Citronix - Series Ci580

Chiếc

3

Đức

Hoạt động tốt

17

Kít lọc dầu và khí Atlast Cofco

Chiếc

2

Đức

Hoạt động tốt

18

Tank chứa bia

Chiếc

6

Đức

Hoạt động tốt

19

Máy nén khí dầu R55i - 7.5A

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

20

Máy nén khí không dầu, Model SM55-A (kèm lọc khí FA600IL)

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

21

Hệ thống tank chứa CO2 22m3 (BBT)

HT

1

Đức

Hoạt động tốt

22

Tank chứa xút

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

23

Bơm giếng khoan

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

24

Dàn lạnh 15HP-GT10B

HT

1

Nhật

Hoạt động tốt

25

Máy nén khí trục vít không dầu

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

26

Phương tiện vận tải

Chiếc

4

Nhật Bản

Hoạt động tốt

27

Xe nâng

Chiếc

8

Trung Quốc

Hoạt động tốt

28

Máy phát điện dự phòng công suất 700 KVA

Chiếc

1

Trung Quốc

Hoạt động tốt

29

Trạm biến áp

Trạm

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

30

Máy cắt trung thế 24Kv

Chiếc

1

Trung Quốc

Hoạt động tốt

Ngoài ra, công ty bố trí máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của phòng Lab cụ thể như sau:

Bảng 1.5. Danh mục, máy móc, thiết bị chính phòng Lab của cơ sở

STT

Thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Nguồn gốc

Tình trạng

1

Cân hàm ẩm Sartorius MA35

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

2

Cân kỹ thuật hiện số SHIMAZU, Model TX3202 L

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

3

Máy nghiền CUBE, Model SJ-500

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

4

Máy sàng phân loại cỡ hạt,

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

5

Máy kiểm tra độ xốp, PFFUFER

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

6

Máy đo độ đục, Model VOS ROTA 90/25

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

7

Máy đường hóa  , CUBE , Model R4

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

8

Máy OXY QC, Anton Paar, Model OXYQC

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

9

Máy so màu UV/VIS, Hitachi, Model U1900

Chiếc

1

Đài Loan

Hoạt động tốt

10

Máy ly tâm, HETTICH, Model EAB 20

Chiếc

1

Đài Loan

Hoạt động tốt

11

Máy phân tích nước, Merck, Model Spectroquant@Pharo 300

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

12

Máy phân tích bia tự động, Anton Paar

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

13

Máy lắc, Hãng IKA,  Model KS 260 Basic

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

14

Máy phá mẫu đo COD, Merck,  Model TR320

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

15

Kính hiển vi, Akruss,  Model MBLV-2100

Chiếc

1

Đài Loan

Hoạt động tốt

16

Tủ hút mùi 1

Chiếc

1

Đài Loan

Hoạt động tốt

17

Tủ hút mùi 2

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

18

Bể điều nhiệt Forcing Test, JULABO, Model F38-ME

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

19

Nồi hấp, ALP, Model KT-40L

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

20

Tủ sấy, Memmert, UFB-500

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

21

Tủ ấm lạnh 1, VELP

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

22

Tủ ấm lạnh 2, Hãng VELP, FTC 90E

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

23

Cân phân tích, Sartorius

Chiếc

1

Việt Nam

Hoạt động tốt

24

Máy đo độ thanh trùng

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

25

Máy đo pH

Chiếc

1

Đức

Hoạt động tốt

 

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Thông tin cơ chế hỗ trợ địa phương thực hiện dự án xử lý chất thải rắn
Thông tin cơ chế hỗ trợ địa phương thực hiện dự án xử lý chất thải rắn

179 Lượt xem

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. Theo đó, phần lớn tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải sẽ dùng hỗ trợ các địa phương thực hiện dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Nhà máy sản xuất nước ép trái cây
Báo cáo đề xuất cấp GPMT Nhà máy sản xuất nước ép trái cây

42 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) Nhà máy sản xuất nước ép trái cây công suất 15.500 tấn/năm. Với diện tích đất của Nhà máy: 10.087 m2. Tổng vốn đầu tư của Nhà máy là 99.000.000.000 tỷ đồng

10 dự án trồng cây xanh trên khắp thế giới
10 dự án trồng cây xanh trên khắp thế giới

2037 Lượt xem

10 dự án trồng cây xanh trên khắp thế giới được thành lập vì những lý do khác nhau, ví dụ như phá rừng, khủng hoảng khí hậu, chu trình nước tự nhiên, mất môi trường sống cho động vật, v.v.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy xi măng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy xi măng

166 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy xi măng. Dự án thay đổi công nghệ, bổ sung thiết bị, nâng công suất Nhà máy Xi măng 12/9 Nghệ An 1.500 tấn clanker/ngày tương đương 55 vạn tấn xi măng/năm.

Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi
Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi

468 Lượt xem

Dự án đầu tư Xây dựng trại chăn nuôi heo công nghiệp, quy mô 20.000 con heo thịt/lứa. Dịch vụ tư vấn môi trường trang trại chăn nuôi heo. Quy mô sản lượng: Khi đi vào hoạt động trung bình mỗi năm trang trại sẽ tạo ra 40.000 con heo thịt/năm (mỗi năm sẽ nuôi 2 lứa, mỗi lứa là 20.000 con). 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng