Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Nhà máy chế biến mủ cao su

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Nhà máy chế biến mủ cao su  với mục tiêu sản xuất sản phẩm cao su SVR10 với quy mô 9.500 tấn sản phẩm/ năm

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

A. TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN

Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại ...được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp là ......, đăng ký lần đầu ngày 05/04/2001, thay đổi lần thứ 8 ngày 02/03/2022 và đã được xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp số 14122/21 của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày 29/12/2021.

Trước đây, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại ..... hoạt động với ngành nghề chế biến tinh bột mì và đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với mã số 244251231, chứng nhận lần đầu ngày 16/07/2001. Do nhu cầu thị trường về tinh bột mì ngày càng giảm và nhu cầu sử dụng sản phẩm từ cao su ngày càng tăng. Nắm được nhu cầu thị trường, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại ...... đã thực hiện điều chỉnh dự án Nhà máy sản xuất tinh bột mì thành Nhà máy chế biến mủ cao su tại vị trí Thửa đất ..........., xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với diện tích là 37.575 m2. Dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư với mã số 244251231, chứng nhận điều chỉnh lần thứ nhất ngày 24/02/2022. Hiện tại, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại ......... đã ngưng hoạt động Nhà máy chế biến tinh bột mì.

- Mục tiêu: Dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại một số lợi ích về kinh tế - xã hội như sau:

+    Cung cấp sản phẩm cao su SVR10 đáp ứng nhu cầu của thị trường;

+    Phát triển ngành công nghiệp cao su tại tỉnh Tây Ninh;

+    Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

-     Quy mô, công suất: Sản xuất sản phẩm cao su SVR10 (nguyên liệu từ mủ tạp) quy mô 9.500 tấn mủ SVR10 /năm;

Căn cứ Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 quy định đối tượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Căn cứ theo mục số 1, Phụ lục IV Danh mục dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường, trừ dự án quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường: “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022”.

Do đó, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại ...... tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Nhà máy chế biến mủ cao su” với mục tiêu sản xuất sản phẩm cao su SVR10 với quy mô 9.500 tấn sản phẩm/ năm tại Thửa đất số 369, 370 tờ bản đồ số 8, ấp 5, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh để được thẩm định và cấp Giấy phép môi trường theo quy định.

CHƯƠNG I:

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI ....

Địa chỉ văn phòng:.............., xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Người đại diện theo pháp luật: ............. - Chức vụ: Giám đốc.

Điện thoại:...............;    E-mail:............

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp là ............., đăng ký lần đầu ngày 05/04/2001, thay đổi lần thứ 8 ngày 02/03/2022.

Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp số 14122/21 của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày 29/12/2021.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư với mã số dự án số .............. chứng nhận lần đầu ngày 16/07/2001 chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 20/4/2022.

1.2.TÊ​N DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1.2.1.Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

“NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU” (Công suất 9.500 tấn mủ SVR10/năm)

Địa điểm thực hiện dự án: ............., xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Với vị trí này, dự án có tứ cận tiếp giáp như sau:

+  Phía Bắc: Giáp với đất trồng cao su của ông Trần Văn Ngàn và ông Diệp Văn Phước.

+  Phía Nam: giáp với thửa đất số 371, tờ bản đồ số 8, thuộc quyền sở hữu của Chủ dự án.

+  Phía Đông: giáp với đường xe bò và đất trồng cao su của Chủ dự án.

+  Phía Tây: đường huyện 4.

Hình 1.1. Vị trí dự án

Hình 1.2. Sơ đồ hướng dẫn đến vị trí dự án

Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án:

  • Cách thị trấn Tân Châu khoảng 6,3 km.
  • Cách đường tỉnh ĐT795 khoảng 1,6 km.
  • Cách hồ Tha La khoảng 3,0 km.
  • Cách hộ dân gần nhất khoảng 50 mét;
  • Xung quanh khu vực dự án là đất trồng cao su, đất canh tác nông nghiệp của các hộ dân; không có công trình xây dựng thương mại dịch vụ.
  • Trong vùng bán kính 500m của dự án không có các khu di tích lịch sử văn hóa, các cơ quan quân sự và an ninh quốc phòng, các khu vực bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia có các loài động, thực vật quý hiếm cần phải bảo vệ.

1.2.2.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trườn​g của dự án đầu tư (nếu có).

1.2.3.Quy mô của dự án đầu tư (phân theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Dự án “Nhà máy chế biến mủ cao su” có tổng vốn đầu tư là 30.000.000.000 VNĐ (ba mươi tỷ đồng). Căn cứ theo Khoản 3, Điều 10, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2019 thì Dự án thuộc Nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

1.3.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3.1.Công suất của dự án

Sản xuất sản phẩm cao su SVR10 (nguyên liệu từ mủ tạp) quy mô 9.500 tấn mủ SVR10/năm;

1.3.2.​Quy mô xây dựng của dự án đầu tư

Dự án được đặt tại Thửa đất số 369, 370 tờ bản đồ số 8, ấp 5, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh tổng điện tích đất sử dụng là 37.575 m2.

Do sử dụng lại nhà xưởng là nhà máy chế biến mì đã ngưng hoạt động. Do đó có một số hạng mục công trình đã được xây dựng. Công ty sẽ thực hiện cải tạo nhà xưởng, nhà văn phòng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và lắp đặt máy móc thiết bị, các hạng mục công trình cụ thể như sau:

Bảng 1.2: Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

A

Các hạng mục công trình

26.686

71,02

1

Nhà xưởng sản xuất

4.800

12,77

2

Nhà văn phòng

168

0,45

3

Nhà nghỉ giữa ca + nhà vệ sinh

100

0,26

4

Trạm điện 2.000KVA

10

0,02

5

Nhà bảo vệ

12

0,03

6

Trạm cân

36

0,09

7

Nhà quản lý trạm cân

14

0,03

8

Nhà để xe

100

0,26

9

Kho chất thải nguy hại, chất thải thông thường

20

0,05

10

Mương lắng cát

224

0,7

11

Hồ điều hòa

7.800

20,75

12

Hồ sinh học hiếu khí

3.000

7,98

13

Bể lắng sinh học

159

0,43

14

Hồ hoàn thiện

5.860

15,6

15

Hồ chứa bùn

500

1,33

16

Nhà điều hành trạm XLNT

76

0,2

17

Lò đốt cấp nhiệt và hệ thống xử lý lò đốt cấp nhiệt

900

2,39

18

Tháp nước và bể chứa nước cấp cho sản xuất

270

0,71

19

Bãi chứa nguyên liệu

2.625

6,98

20

Tháp xử lý khí thải lò sấy (nằm trong nhà xưởng sản

xuất)(*)

12

0,03

STT

Hạng mục

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

B

Diện tích cây xanh + cảnh quan

7.500

19,96

C

Diện tích sân bãi và đường giao thông

3.389

9,02

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT

37.575

100

1.3.3.Công nghệ sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất của dự án như sau:

Hình 1.3. Quy trình sản xuất sản phẩm cao su SVR10

(từ nguyên liệu mủ đông tạp)

Thuyết minh quy trình:

Tiếp nhận nguyên liệu:

Nguyên liệu đầu vào là mủ tạp được phân loại theo phẩm chất: mủ đông, mủ chén, mủ dây. Mủ tạp được lưu trữ tạm thời trên nền xi măng có độ dốc nhẹ nghiên về hướng mương thu gom nước thải, có mái che mưa.

Mủ tạp được phân loại tại bãi chứa nguyên liệu, sau đó được ngâm vào bể chứa để chúng không bị oxy hóa làm giảm chất lượng mủ, đồng thời sẽ được rửa sạch trước khi gia công thời gian ngâm nước khoảng vài giờ.

Công đoạn gia công cơ học:

Mủ sau khi rửa được đưa thẳng vào máy cắt miếng 1, 2, 3 bằng băng tải cấp liệu, mủ ra khỏi máy được đưa xuống bồn ngâm rửa rồi đưa qua máy băm. Nguyên liệu sau khi ngâm, băm được đưa vào máy cán bằng băng tải cao su, nguyên liệu phải được đồng đều về kích thước và đã được rửa sạch, từ máy cán 1 tờ mủ đi qua máy cán số 2, 3 và máy cán số 4 bằng băng tải cao su.

Nguyên liệu được lấy từ máy cán số 4 đưa vào máy vào máy cán cắt tinh. Máy cán cắt tinh 1 dùng để cắt tờ mủ thành những hạt cớm có kích thước đồng đều sau đó theo vít tải đến máy cán số 5, 6, 7, 8. Nguyên liệu từ máy cán số 8 được đưa vào máy cán cắt tinh 2 để cắt thành những hạt cốm có kích thước khoảng 6÷8 mm, đồng thời loại tạp chất ra khỏi mủ một cách triệt để, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn xông sấy.

Sau đó, hạt cốm được dòng nước đưa đến miệng hút của bơm cốm. Tại đây, nguyên liệu được đưa lên sàn rung để ráo nước. Cao su qua sàn rung phải được tách nước triệt để, không bị vón cục. Từ sàn rung, hạt mủ rơi vào thùng sấy và nước được đưa về lại hồ rửa của máy cán cắt tinh.

Các công đoạn gia công cơ học chủ yếu phát sinh nước thải sản xuất. Trong nhà xưởng sẽ thiết kế rãnh thu gom nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất dẫn về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy để xử lý.

Côn​g đoạn sấy:

Cao su từ sàn rung rơi xuống thùng sấy, dùng tay phân phối đều trong thùng sấy, không được đè nén cao su. Nhiệt độ sấy không quá 150oC và thời gian sấy khoảng 9 - 12 phút. Thời gian sấy phụ thuộc vào tình trạng của hạt cốm, độ ẩm môi trường, nhiệt độ. Nhà máy sử dụng khí gas để vận hành lò sấy.

Toàn bộ hoạt động của lò sấy như: nhiệt độ sấy, thời gian sấy, đẩy thùng vào lò, điều chỉnh áp lực đầu đốt, báo động sự cố…được điều khiển tự động bằng một tủ điện lắp ở phía đầu ra mủ của lò sấy.

Quá trình sấy mủ tạp sẽ phát sinh mùi H2S, NH3. Công ty sẽ thu gom toàn bộ khí thải phát sinh dẫn qua hệ thống xử lý mùi đạt quy chuẩn trước khi thoát ra môi trường.

Côn​g đoạn hoàn thiện sản phẩm:

Khi lấy cao su ra khỏi thùng sấy để nơi sạch sẽ, khô ráo, làm nguội cao su bằng quạt hút. Sau đó tiến hành phân loại sản phẩm, cân ép kiện. Khối lượng bành cao su là 33,33 kg hoặc 35 kg (sai số ± 0,5%). Cao su được ép thành bành hình khối chữ nhật có kích thước như sau: Dài (670 mm ± 20 mm); rộng (330 mm ± 20 mm); cao (170 mm ± 5 mm).

Tiếp theo bành cao su được bao gói kín bằng bao nhựa PE và tiến hành dán nhãn mác theo đúng với chủng loại và cấp hạng của cao su lên bao bì. Sau khi đóng gói, sản phẩm được đưa vào kho thành phẩm chờ xuất xưởng.

1.3.4.Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

STT

Danh mục máy móc thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Nước sản

xuất

Tình

trạng

1

Lò sấy 2,5 tấn/h

Cái

02

Việt Nam

100%

2

Sàn rung

Cái

01

Việt Nam

100%

3

Bơm cớm

Cái

01

Việt Nam

100%

4

Máy ép kiện

Máy

02

Việt Nam

100%

5

Băng tải cao su

Cái

11

Việt Nam

100%

6

Máy cắt lát thô

Máy

03

Việt Nam

100%

7

Máy băm búa

Máy

01

Việt Nam

100%

8

Máy cán trục

Máy

08

Việt Nam

100%

9

Máy cán cắt Shredder

Máy

02

Việt Nam

100%

10

Máy khuấy

Máy

05

Việt Nam

100%

11

Băng tải trục vít, 5m

Cái

05

Việt Nam

100%

12

Lò đốt cấp nhiệt 5,0 triệu Kcal/giờ.

Cái

01

Việt Nam

100%

Bảng 1.3: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của dự án

1.3.5.Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án là cao su SVR 10 (sản phẩm cốm từ nguyên liệu mủ đông tạp) với quy mô 9.500 tấn sản phẩm/năm.

Hình 1.4. Sản phẩm của dự án (Cao su SVR 10)

1.4.NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.4.1.Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất của dự án

a. Nhu cầu sử dung nguyên liệu:

Bảng 1.4: Nhu cầu nguyên liệu sử dụng của dự án

Tên nguyên liệu

Đơn vị/năm

Số lượng

Mục đích sử dụng

Xuất xứ

Mủ tạp

Tấn/năm

19.000

Sản xuất cao su cốm từ

mủ đông tạp (SVR 10)

Vườn cao su của

các Công ty

b.Nhu ​cầu sử dụng nhiên liệu:

Bảng 1.5: Danh mục nhiên liệu sử dụng của dự án

TT

Tên nhiên liệu

Đơn vị

Số lượng

Mục đích sử dụng

Xuất xứ

1

Vôi

kg/năm

10.500

Làm tơi xốp mủ

Việt Nam

2

Củi, trấu

Tấn/năm

7.200

Nhiên liệu đốt cho lò cấp nhiệt

Việt Nam

3

Dầu DO

Lít/năm

65.000

Phục vụ cho các phương tiện vận

chuyển trong nhà máy

Việt Nam

c.Nhu ​cầu sử dụng hóa chất

Bảng 1.6. Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải

STT

Hóa chất

Khối lượng (tấn/năm)

1

PAC

5,0

2

Chlorine

0,75

1.4.2​.Nhu cầu điện

Nguồn cung cấp: Trạm điện 2.000 KVA tại dự án.

Mục đích sử dụng: Điện được sử dụng cho thắp sáng, sản xuất, vận hành các công trình xử lý môi trường.

Lượng điện tiêu thụ: ước tính trung bình khoảng 150.000 kWh/tháng.

1.4.3.Nhu cầu sử dụn​g nước:

Nguồn cung cấp: Công ty sử dụng nước từ giếng khoan của nhà máy.

TT

Mục đích sử dụng

Định mức sử dụng

Lưu lượng (m3/ngày)

I

Nước sinh hoạt

 

5

1

Hoạt động sinh hoạt, vệ sinh

100 lít/người.ca

5

II

Nước sản xuất

 

950

 

Nước cấp cho quá trình sản xuất sản phẩm sản phẩm cao

su SVR10

 

25 m3/tấn sản phẩm

 

950

III

Nước tưới cây xanh

-

2

 

TỔNG (I+II+III)

-

957

Bảng 1.7: Tổng hợp nhu cầu dùng nước trong giai đoạn vận hành dự án

Cơ sở tính toán:

1. Nước sinh hoạt:

Định mức cấp nước sinh hoạt cho công nhân viên làm việc 1 ca: 100 lít/ người/ngày.đêm (TCVN 33:2006).Số công nhân viên làm việc tại nhà máy là 50 người Qsinh hoạt = 50 người * 100 lít/người.ngày đêm = 5 m3/ngày.

2. Nước sản xuất:

Căn cứ theo Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cao su bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, tháng 05/2019. Định mức sử dụng nước trong sản xuất cao su như sau: đối với sản phẩm cao su SVR10: 25 m3/tấn sản phẩm;

Thời gian sản xuất của nhà máy phụ thuộc vào thời gian thu hoạch mủ cao su, thời gian thu hoạch trung bình khoảng 10 tháng/năm (thường nghỉ tháng 3, 4). Vì vậy, Công ty chỉ hoạt động sản xuất 10 tháng/năm, tương đương 250 ngày/năm (không tính các ngày nghỉ lễ, tết).

Công suất dự án: Chế biến sản phẩm cao su SVR10: 9.500 tấn/năm tương đương 38 tấn/ngày; Q = 38 tấn/ngày * 25 m3 = 950 m3/ngày;

3. Lượng nước cung cấp tưới cây xanh: 2 m3/ngày

4. Ngoài ra, nước còn dùng cho PCCC khi có sự cố xảy ra: theo TCVN 2622:1995, lượng nước PCCC là 20 l/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời 1 lúc là 2 đám cháy trong 3 giờ. Như vậy lưu lượng nước dùng chữa cháy là: Qcc = (20 x 3 x 3.600 x 2) / 1.000 = 432 m³.

Công ty tái sử dụng nước thải sau xử lý phục vụ cho hoạt động sản xuất, Công ty chỉ cung cấp cho ngày đầu tiên với lưu lượng sử dụng ban đầu là 957 m3/ngày đêm. Trong các ngày tiếp theo, Công ty chỉ cấp khoảng 10% lưu lượng nước sử dụng là 96 m3/ ngày đêm (do thất thoát hoặc bay hơi).

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Nhà máy sản xuất nguyên vật liệu xanh

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Cuộc khủng hoảng COVID-19 này đã qua?
Cuộc khủng hoảng COVID-19 này đã qua?

1014 Lượt xem

Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng dịch covid 19 tại thành phố Hồ Chí Minh, sự yếu kém của sự kết hợp giữa quan điểm vĩ mô và vi mô, như được trình bày bởi nhiều phương tiện truyền thông, vốn tập trung nhiều vào con người hơn là quá trình, nhiều thiệt hại của ngày hôm qua hơn là cơ hội của ngày mai.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu

263 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu với công suất thiết kế 42.000 tấn sản phẩm/năm. Phát triển mô hình công nghiệp chế biến trái cây xuất khẩu chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sạch có thương hiệu và đầu ra ổn định.

Chi phí lập báo cáo cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất
Chi phí lập báo cáo cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

676 Lượt xem

Bảng báo giá hồ sơ môi trường của nhà máy sản xuất nước giải khát, các tài liệu hồ sơ môi trường của 1 nhà máy sản xuất, Tư vấn hồ sơ môi trường, Hồ sơ môi trường gồm những gì, Chi phí làm giấy phép môi trường nhà máy sản xuất

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của xưởng sản xuất giầy da, giầy vải xuất khẩu
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của xưởng sản xuất giầy da, giầy vải xuất khẩu

220 Lượt xem

nội dung Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở Đầu tư mở rộng xưởng sản xuất giầy da, giầy vải xuất khẩu

Mẫu số 40 giấy phép môi trường dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ
Mẫu số 40 giấy phép môi trường dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ

591 Lượt xem

Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường theo mẫu tại phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường; Mẫu giấy phép môi trường là mẫu 40 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cảng vận tải quốc tế Đà Nẵng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cảng vận tải quốc tế Đà Nẵng

1015 Lượt xem

Báo cáo này là báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án cảng vận tải quốc tế, và báo cáo này cũng bao gồm một kế hoạch quản lý môi trường. Dự án cảng vận tải quốc tế tọa lạc tại thành phố Đà Nẵng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng