Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ gia dụng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ gia dụng . Sản phẩm của cơ sở là đồ gỗ gia dụng với công suất là 200.000 sản phẩm/năm bao gồm các sản phẩm gia dụng từ gỗ là giường, tủ, bàn, ghế.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG.................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH................................................................... vi
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................... 2
1.1. Tên chủ cơ sở................................................................................ 2
1.2. Tên cơ sở..................................................................................... 2
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.......................... 5
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở............................................ 5
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở............................................... 5
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở............................................................. 10
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 12
Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 25
2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 25
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.......................... 25
Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........ 27
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................... 27
3.2.2. Giảm thiểu ảnh hưởng của bụi gỗ phát sinh từ công đoạn sản xuất............. 31
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường......................... 46
3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường.......................................................... 48
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại........................................ 49
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung............................................... 51
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường............................................... 52
3.6.2. Phòng ngừa sự cố rò rỉ nhiên liệu, hóa chất.................................................... 52
3.6.4. Phòng ngừa sự cố rò rỉ dầu mỡ thải từ việc bảo dưỡng phương tiện, thiết bị....... 53
3.6.6. Biện pháp phòng ngừa sự cố từ các hệ thống xử lý khí thải.......................... 54
3.6.7. Biện pháp phòng ngừa sự cố đối với bể tự hoại............................................. 54
Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..... 55
4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung....................................... 58
Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................. 59
5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải...................................... 59
5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.................................. 59
Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............. 61
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.................. 61
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................................... 61
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 62
6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật............................. 63
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.................................................... 63
6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải......................................... 63
6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục
khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án...... 63
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm........................... 63
Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ....... 65
Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN................................ 66
PHỤ LỤC BÁO CÁO................................ 67
MỞ ĐẦU
Công ty TNHH ........ được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .........., đăng ký lần đầu ngày 30 tháng 06 năm 2011. Đăng ký thay đổi lần thứ 8, ngày 23 tháng 12 năm2020. Công ty hiện tọa lạc tại ......khu công nghiệp Kim Huy, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích là 30.582 m2 với ngành nghề sản xuất là đồ gỗ gia dụng.
Công ty TNHH .......... đã được UBND tỉnh Bình Dương - Ban quản lý các KCN Bình Dương phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở “Bổ sung công đoạn may đệm cho Nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ gia dụng, công suất 200.000 sản phẩm/năm” tại quyết định số 269/QĐ-BQL ngày 06/10/2020.
Theo ĐTM, cơ sở có 3 nhà xưởng và các công trình phụ trợ. Hiện nay, cơ sở đã xây dựng hoàn thành các hạng mục công trình. Cơ sở là dự án nhóm III và thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo quy định tại mục 2 Phụ lục V bàn hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (dự án nhóm C và không thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không có yếu tố nhạy cảm):
+ Có vốn đầu tư 39.140.000.000 đồng nên thuộc Nhóm C theo Khoản 3 Điều 10 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14.
+ Loại hình sản xuất đồ gỗ gia dụng, không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Căn cứ theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ về Quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường, cơ sở lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo mẫu hồ sơ đề xuất cấp GPMT dành cho cơ sở đang hoạt động tương đương nhóm III (Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Thực hiện đúng quy định của pháp luật, Công ty TNHH ...... thực hiện việc lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho cơ. Giấy phép môi trường của cơ sở thuộc thẩm quyền cấp phép của Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Thủ Dầu Một.
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1.Tên chủ cơ sở
CÔNG TY TNHH..............
Địa chỉ văn phòng: ............., phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
+ Ông: ..............
+ Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc
+ Điện thoại: ...........
+ Fax: ..........
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ............., đăng ký lần đầu ngày 30 tháng 06 năm 2011. Đăng ký thay đổi lần thứ 8, ngày 23 tháng 12 năm2020.
Giấy chứng nhận đầu tư: ........., Chứng nhận lần đầu ngày 04 tháng 08 năm 2011. Chứng nhận thay đổi lần thứ 1, ngày 11 tháng 01 năm 2012.
1.2.Tên cơ sở
Nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ gia dụng công suất 200.000 sản phẩm/năm
Địa điểm cơ sở: ........... Khu công nghiệp Kim Huy, Phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Vị trí địa lý của cơ sở:
+ Phía đông: Giáp khu đất trống của KCN Kim Huy, sau khu đất trống là kênh Tân vĩnh Hiệp.
+ Phía Tây: Giáp đường H1, bên kia đường là công ty TNHH Thiên Phú. Công ty TNHH Thiên Phú hoạt động trong lĩnh vực cho thuê nhà xưởng.
+ Phía Nam: Công ty Long Huei – VN (sản xuất nón bảo hiểm).
+ Phía Bắc: Giáp đất trống KCN Kim Huy, sau khu đất trống là công ty TNHH Astro Engineering VN ( sản xuất khung xe đạp và Công ty TNHH K&B Cabinet (sản xuất giày).
Tọa độ địa lý khu đất cơ sở:
Bảng 1.1. Vị trí tọa độ khu đất cơ sở
STT |
Tên trụ |
Y(m) |
X(m) |
1 |
GP1 |
1.221.208,3 |
604.330,8 |
2 |
GP2 |
1.221.109,0 |
604.400,3 |
3 |
GT1 |
1.221.352,4 |
604.437,8 |
4 |
GT2 |
1.221.251,5 |
604.558,3 |
(Nguồn: Đo đạc trực tiếp tại khu đất thực hiện cơ sở)
Hình 1.1. Vị trí thực hiện cơ sở
Hình 1.2. Nhà xưởng của công ty TNHH...
Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt cơ sở:
+ Giấy chứng nhận số 12/TD-PCCC (TDM) ngày 19/10/2011 về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của Bộ công an - Sở CS PCCC tỉnh Bình Dương.
+ Giấy phép xây dựng số 118/GPXD do Ban quản lý Các khu công nghiệp Bình Dương cấp ngày 24/11/2011.
+ Giấy chứng nhận số 127/TD-PCCC ngày 10/03/2020 về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của phòng CS PCCC&CNCH Bình Dương.
+ Thông báo số 1360/BQL-QHXD ngày 22/04/2020 về thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình Nhà xưởng (42mx119m), bể nước PCCC của Công ty TNHH..... của Ban quản lý các KCN Bình Dương.
+ Giấy phép xây dựng số 60/GPXD do Ban quản lý Các khu công nghiệp Bình Dương cấp ngày 18/05/2020.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao – đưa vào sử dụng số 5009NT/CRB- 2020 công trình cung cấp và lắp đặt “Hệ thống lắp bụi” ngày 03/06/2020.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao – đưa vào sử dụng số 5008NT/CRB- 2020 công trình cung cấp và lắp đặt “Hệ thống phun sơn” ngày 03/06/2020.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao – đưa vào sử dụng công trình cung cấp và lắp đặt “Hệ thống phun keo” ngày 03/06/2020.
+ Thông báo số 215/TB-BQL - Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của Ban quản lý Các khu công nghiệp Bình Dương ngày 05/04/2021.
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 269/QĐ-BQL ngày 06/10/2020 của Ban quản lý các KCN Bình Dương.
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Cơ sở thuộc nhóm công nghiệp có vốn đầu tư là 39.140.000.000 đồng nên thuộc Nhóm C theo Khoản 3 Điều 10 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14.
1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1.Công suất hoạt động của cơ sở
Sản phẩm của cơ sở là đồ gỗ gia dụng với công suất là 200.000 sản phẩm/năm bao gồm các sản phẩm gia dụng từ gỗ là giường, tủ, bàn, ghế.
Công suất sản phẩm của cơ sở được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.2.Công suất sản phẩm của cơ sở
Stt |
Loại sản phẩm |
Công suất sản xuất đã đăng ký ĐTM |
Công suất hiện tại (Năm 2021) |
||
Sản phẩm/năm |
Khối lượng trung bình (kg/ sản phẩm) |
Tấn/năm |
|||
1 |
Giường |
7.000 |
60 |
420 |
6.700 |
2 |
Tủ |
600 |
40 |
24 |
570 |
3 |
Bàn |
36.400 |
- |
1.068 |
35.000 |
|
Bàn ăn các loại |
34.000 |
30 |
1.020 |
32.300 |
|
Bàn sofa |
2.400 |
20 |
48 |
22.700 |
4 |
Ghế |
156.000 |
- |
1.800 |
148.200 |
|
Ghế ăn |
144.000 |
10 |
1.440 |
136.800 |
|
Ghế sofa |
12.000 |
30 |
360 |
11.400 |
|
Tổng cộng |
200.000 |
|
3.312 |
190.470 |
(Nguồn: Công ty TNHH ....)
1.3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở
Công nghệ của cơ sở là công nghệ bán tự động: sử dụng máy móc hiện đại và sức lao dộng của con người.
Quy trình may đệm ghế
Hình 1.3. Quy trình công nghệ sản xuất may đệm ghế
þ Mô tả quy trình:
Nguyên liệu chính phục vụ cho công đoạn may đệm ghế tại cơ sở là xốp PU Foarm, vải cuộn và giả da được nhập khẩu từ nước ngoài. Sau khi nhập nguyên liệu về, nguyên liệu được lưu trữ tại kho chứa nguyên liệu.
Tấm xốp PU Foarm, vải cuộn và giả da sau khi nhập về được cắt theo kích thước của từng loại ghế. Sau khi cắt, công nghân tiến hành phun keo lên bề mặt tấm xốp. Keo mà cơ sở sử dụng là loại keo có pha dung môi Dog X66, với thành phần chính là toluene. Tại khu vực phun keo, chủ cơ sở đã bố trí 01 buồng phun keo với kích thước 2,5m × 1,5m × 2m. Công đoạn này phát sinh hơi dung môi, keo thừa và các thùng đựng keo.
Chủ cơ sở đã bố trí buồng phun keo, khí thải từ quá trình này được xử lý bằng các lớp giấy lọc và than hoạt tính. Có 01 ống phát thải tại buồng phun keo của cơ sở. Vải cuộn nhập về có thành phần là 100% Polyester được kiểm tra trước khi cắt. Vải được đưa vào máy cắt vải có thiết kế hở. Quá trình cắt được thực hiện thủ công, công nhân sử dụng máy cắt vải để cắt theo kích thước có sẵn. Quá trình này phát sinh tiếng ồn, bụi và vải vụn.
Công nhân tại công đoạn vắt sổ lấy nguyên liệu sau khi cắt từ băng chuyền và tiến hành vắt sổ thủ công trên máy vắt sổ (thiết kế hở) để làm mượt các đường vải tưa sau quy trình cắt. Sau đó, công nhân tiến hành may thủ công trên máy may (thiết kế hở). Các đường vải sau khi vắt sổ được gấp lại 1-3cm và may lại nhằm dấu đi đường vắt sổ. Quá trình này phát sinh tiếng ồn và bụi.
Sau khi may, vải bán thành phẩm được đưa vào công đoạn bọc vải lên tấm xốp. Công đoạn này sử dụng súng bắn ghim để cố định bằng có phụ kiện. Tại công đoạn này, phát sinh phụ kiện hỏng, tiếng ồn,…
Cắt viền: công nhân tiến hành cắt viền thừa bằng thủ công, sau đó kiểm tra và đưa qua công đoạn lắp ráp vào sản phẩm ghế tại cơ sở.
Quy trình sản xuất giường, tủ, bàn ghế gỗ
Hình 1.4. Quy trình công nghệ sản xuất giường, tủ, bàn ghế
þ Mô tả quy trình:
- Nguyên liệu:
Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất của công ty là gỗ phôi (cao su, sam, bạch, dương, thông) và ván thành phẩm. Gỗ nguyên liệu nhập về đảm bảo độ ẩm đạt 8-10%, sau khi nhập về được đưa vào kho lưu trữ.
- Cưa, cắt:
Tiếp theo, gỗ phôi hay ván thành phẩm được đưa vào công đoạn tạo hình thô (cưa, cắt) theo các kích thước yêu cầu. Công đoạn này sử dụng máy cưa, cắt. Trong quá trình hoạt động của máy phát sinh gỗ vụn, mạt cưa, bụi gỗ và tiếng ồn. với mỗi dòng sản phẩm khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, các dây chuyền máy được lắp các chi tiết sản xuất tương ứng như lưỡi cưa, kẹp vít, giấy nhám,… đảm bảo độ linh động khi sản xuất các dòng sản phẩm khác nhau. Gỗ vụng, mạt cưa rơi vải dưới sàn được thu gom quét dọn vào thùng chứa chất thải công nghiệp vào cuối ca. Bụi gỗ phát sinh từ công đoạn này được thu gom vào chụp hút à ống dẫn à cyclone à buồng chứa bụi.
- Phay, tiện, khoan, làm mộng, chà nhám:
Sau đó, chi tiết gỗ tiếp tục được đưa qua công đoạn phay bào để tạo độ bằng phẳng ban đầu. Các chi tiết gỗ được tiện, làm mộng nhằm tạo các hình hoa văn và các góc uốn lượn của sản phẩm. Tại công đoạn này phát sinh gỗ vụn, mạt cưa, bụi gỗ và tiếng ồn.
Để bề mặt gỗ được nhẵn, láng bóng và dễ bắt sơn, các chi tiết gỗ được đưa qua công đoạn chà nhám, thực hiện bằng các máy chà nhám khép kín, cửa máy có bố trí gờ chắn bụi để hạn chế bụi phát sinh ra bên ngoài. Sau công đoạn tạo hình và chà nhám, các chi tiết gỗ được kiểm tra: đối với sản phẩm chưa đạt yêu cầu về hình dáng, bề mặt nhẵn bóng,… được đưa lại chỉnh sửa ở các công đoạn trước; đối với các chi tiết bị khiếm khuyết nhỏ như bề mặt bị lỗ mọt, lỗ đinh, thiếu phôi,… được công nhân trám trét bằng hỗn hợp keo 502 trộn với mùn cưa và đưa lại công nhân chà nhám để làm nhẵn bóng bề mặt. Bụi gỗ phát sinh từ công đoạn này được thu gom vào chụp hút à Ống dẫn à Cyclone à Lọc bụi túi vải à Ống thải (quạt hút).
- Lắp ráp 1:
Sau công đoạn tạo hình, các chi tiết được gắn bản lề, ốc vít,… và chuyển qua công đoạn phun sơn. Đối với các sản phẩm nhỏ như ghế thì được lắp ráp và chuyển qua công đoạn sơn, chi tiết của sản phẩm lớn được phun sơn rồi sau đó mới lắp ráp thành bộ hoàn chỉnh.
- Sơn + kho tự nhiên:
Cơ sở sử dụng phun sơn PU và dung môi chuyên dùng pha sơn PU (thường gọi là dung môi PU). Thành phần dung môi là hỗn hợp Toluene 50%; Butyl axetate 50%. Trong quá trình sơn và sau sơn (chờ sản phẩm khô) các dung môi này bay hơi tạo mùi trong nhà xưởng và gây ô nhiễm không khí.
Phương pháp thực hiện:
Đối với các chi tiết nhỏ gọn được treo trên móc treo của hệ thống thiết bị dẫn truyền (vị trí từ mốc treo đến mặt đất khoảng 1,3-1,5m, ngang tầm tay của công nhân để thuận tiện cho việc phun sơn). Thiết bị dẫn truyền được điều chỉnh vận tốc đủ nhỏ (0,1-0,2 m/s), đưa vật liệu chạy ngang qua bồn phun sơn và công nhân sử dụng súng phun sơn để phun xịt lên các bề mặt của vật cần sơn. Sơn phủ được bổ sung phụ gia đóng rắn nên thời gian sơn khô khoảng 1-2 phút.
Đối với các chi tiết lớn như khung tủ, khung bàn và giường thì được đặt trên giá đỡ và có hệ thống truyền động (hệ thống đường ray) chạy dọc dưới nền nhà xưởng. Tương tự, đối với các chi tiết nhỏ, công nhân cũng sử dụng súng phun sơn để phun lên bề mặt các chi tiết này khi chúng chạy ngang qua buồng phun sơn.
Các chi tiết sau khi được phun sơn được đưa qua công đoạn kiểm tra. Nếu màu sơn không đạt sẽ được đưa trở lại công đoạn trước để chà nhám, loại bỏ lớp sơn cũ và tiến hành phủ sơn lại. Sau khi sơn sản phẩm được treo trên băng chuyền treo để khô tự nhiên.
Hiện hữu, công ty đã đầu tư 54 buồng sơn với kích thước mỗi buồng là 3,0m × 0,6m × 2,6m. Cơ sở có tổng cộng 54 ống thải. Tại công đoạn này có phát sinh bụi sơn và hơi dung môi. Bụi sơn phát sinh được hấp thụ bằng giấy lọc bụi sơn; còn hơi dung môi được phụ bằng 02 lớp than hoạt tính lắp trên từng hệ thống ống thải.
- Kiểm tra:
Các chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh được kiểm tra, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa trở lại các công đoạn trước để chỉnh sửa lại. Sau kiểm tra: Các chỉ tiết để sản xuất giường, ghế đạt yêu cầu được chuyển thẳng đến khâu đóng gói. Các chi tiết để sản xuất tủ và sản phẩm bàn hoàn chỉnh chưa bao gồm tay nắm được chuyển đến khâu lắp ráp 2 trước khi chuyển đến khâu đóng gói.
- Lắp ráp 2:
Tại đây, các chi tiết để sản xuất tủ được công nhân lắp ráp lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm cả tay nắm, bọc đệm,… trước khi đóng gói.
- Đóng gói:
Nguyên liệu sử dụng để đóng gói là màng nylon, thùng carton,… để đóng gói hoàn chỉnh trước khi xuất hàng.
1.3.3.Sản phẩm của cơ sở
Các hạng mục sản phẩm của cơ sở bao gồm:
Bảng 1.3.Sản phẩm của cơ sở
TT |
Sản phẩm |
Mô tả quy cách sản phẩm |
Số lượng (Sản phẩm/năm) |
|
1 |
Giường |
Thân khung giường, chân giường, thành |
D×R×H: 1.600×1.600×160 (mm) Khối lượng trung bình: 60 kg/cái |
7.000 |
TT |
Sản phẩm |
Mô tả quy cách sản phẩm |
Số lượng (Sản phẩm/năm) |
|
|
|
giường, mặt giường, đầu giường và linh kiện lắp ráp |
|
|
2 |
Tủ |
Khung tủ, hộc tủ, chân tủ và linh kiện lắp ráp |
D×R×H: 1.600×300×2.000 (mm) Khối lượng trung bình: 40 kg/cái |
600 |
3 |
Bàn ăn các loại |
Mặt bàn, chân bàn và linh kiện lắp ráp |
D×R×H: 1.200×750×740 (mm) Khối lượng trung bình: 30 kg/cái |
34.000 |
4 |
Bàn sofa |
D×R×H: 800×400×500 (mm) Khối lượng trung bình: 20 kg/cái |
2.400 |
|
5 |
Ghế ăn |
Lưng ghế, chân ghế, mặt ghế bọc đệm và linh kiện lắp ráp |
D×R×H: 545×480×785 (mm) Khối lượng trung bình: 10 kg/cái Định mức sử dụng vải, giả da: 0,24 m/cái Định mức sử dụng mút xốp: 14 g/cái |
144.000 |
6 |
Ghế sofa |
D×R: 1.640×680 (mm) Khối lượng trung bình: 30 kg/cái Định mức sử dụng vải, giả da: 1,28 m/cái Định mức sử dụng mút xốp: 100 g/cái |
12.000 |
(Nguồn: Công ty TNHH .....)
1/3 tổng công suất ghế ăn và tất cả ghế sofa được bọc đệm. như vậy, có tất cả 60.000 sản phẩm ghế được bọc đệm tại cơ sở.
Một số hình ảnh về sản phẩm của cơ sở:
Hình 1.5. Sản phẩm tại cơ sở
1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1.Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện cung cấp cho công ty được lấy từ lưới điện quốc gia đi qua KCN Kim Huy.
Lượng điện năng tiêu thụ cho các mục đích sau:
+ Sử dụng để vận hành máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Sinh hoạt công nhân viên (thắp sáng, máy lạnh, quạt máy,...).
Theo hóa đơn tiền điện của cơ sở trong 6 tháng gần nhất, nhu cầu điện cần thiết dùng cho cơ sở khoảng 223.600 kWh/Tháng. Hiện nay, nhà máy đã lắp đặt 01 máy phát điện công suất 500 KVA.
1.4.2.Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn cung cấp cho cơ sở được lấy từ hệ thống cấp nước của KCN Kim Huy
Theo hóa đơn tiền nước của cơ sở trong 6 tháng gần nhất, nhu cầu dùng nước cho cơ sở khoảng 108,46 m3/ngày.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh đề án khu du lịch sinh thái trong rừng tràm
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm