Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trường cơ sở Xí nghiệp luyện cao su
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trường cơ sở Xí nghiệp luyện cao su. Các sản phẩm của cơ sở bao gồm: Cao su luyện bán thành phẩm: 18.000 tấn sản phẩm/năm. Lốp xe máy không săm: 600.000 lốp/năm.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪVÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................3
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ.................................4
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ..............................6
1. Tên chủ cơ sở........................................................................6
2. Tên cơ sở...................................................................................6
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.............................6
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở...........................................................6
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở.............................................................7
3.3. Sản phẩm của cơ sở..................................................................11
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
điện, nước của cơ sở................................................................11
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất của cơ sở.................11
4.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở..............................................13
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở...............................................13
5.1. Các hạng mục công trình của cơ sở......................................................13
5.3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho cơ sở........................................14
Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯỜNG.................................................17
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
phân vùng môi trường ......................................................17
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường..........................17
Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.........................................21
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.....................21
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường......................28
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại...................................29
5. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độrung.......................................31
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường..............................................31
7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt DTM ....................................36
Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.....................38
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độrung...........................................39
Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..........................42
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải..................................45
Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............47
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ sở.............47
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................47
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải..........47
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm......................48
Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.......................................49
Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................50
PHỤ LỤC..........................................51
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở
- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Cao su ..
- Địa chỉ văn phòng: ............, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Người đại diện theo pháp luật:
+ Họ và tên: .........
+ Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị
- Điện thoại: ...............
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp: ......., đăng ký lần đầu ngày 03/04/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 11/05/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp cho Công ty Cổ phần Cao su.
2. Tên cơ sở
- Tên cơ sở: Xí nghiệp luyện cao su .
- Địa điểm cơ sở:..........,phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Quyết định số 3177/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất lốp xe máy không săm tại Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hòa của Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng tại phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Cơ sở có tổng vốn đầu tư là 232.050.982.844 (Hai trăm ba mươi hai tỷ, không trăm năm mươi triệu, chín trăm tám mươi hai nghìn,tám trăm bốn mươi bốn đồng), thuộc dự án nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Luật Đầu tư công).
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở
* Quy mô, công suất theo nội dung ĐTM được phê duyệt:
Căn cứ Quyết định số 3177/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dựán Đầu tư mở rộng sản xuất lốp xe máy không săm tại Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hòa của Công ty Cổ phần cao su ... tại phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc,theo đó quy mô, công suất của Dự án đầu tư như sau
- Diện tích đất thực hiện dự án: 79.586m2
- Quy mô, công suất sản xuất các sản phẩm của Dự án như sau:
+ Cao su luyện bán thành phẩm: 18.000 tấn SP/năm.
+ Lốp xe máy không săm: 600.000 lốp/năm.
* Quy mô sản xuất hiện tại của D ựán:
Tại thời điểm lập hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường, Nhà máy chưa triển khai thi công xây dựng và đưa vào hoạt động nhà xưởng sản xuất lốp xe máy không săm theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số3177/QĐ-UBND ngày 19/11/2021. Hiện tại, Nhà máy chỉ sản xuất sản phẩm cao su luyện bán thành phẩm với công suất bằng khoảng 66,7% công suất đã đăng ký trong báo cáo ĐTM được phê duyệt, tương đương khoảng 12.000 tấn sản phẩm/năm.
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở
Xí nghiệp luyện cao su ..... sử dụng công nghệ sản xuất bán tự động với các máy móc, thiết bị hiện đại,đảm bảo hiệu quả về sản xuất cũng như bảo vệ môi trường.
Quy trình sản xuất các loại sản phẩm của Nhà máy như sau:
* Quy trình sản xuất cao su luyện bán thành phẩm:
Hình 1. 1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất cao su luyện bán thành phẩm
Thuyết minh quy trình:
- Dầu: Được chứa trong thùng chứa dầu, thùng chứa dầu có thểtích 5m3, tại đây dầu sẽ được gia nhiệt và cấp tới máy luyện kín bằng bơm dầu và hệ thống cân dầu tự động.
- Cao su: Sau khi được cắt bởi máy cắt cao su sẽ được hệ thống cân định lượng cấp tới máy luyện kín bởi hệ thống cấp liệu tự động để tiến hành hỗn luyên.
- Than đen: Được đóng trong các bao 1 tấn chứa trong kho than. Cầu trục vận chuyển tới bunke chứa thuộc hệ thống cấp than bằng khí nén cấp tới hệ thống bunke chứa than, mỗi bunke có thể tích chứa 6m3. Than đen từ hệ thống bunke chứa, được hệ thống vít tải than cấp tới thùng cân số1, thùng cân só 1 có nhiệm vụ cân định lượng than rồi cấp xuống thùng cân số 2, thùng cân số 2 có nhiệm vụ cân và cấp than đen vào máy luyện kín.
- CaCO3: Được cấp thủ công tới hệ thống cấp liệu tự động, hệ thống cấp liệu tự động này sẽ cấp CaCO3 vào máy luyện kín.
- Các phụ gia khác: Được cấp thủ công tới hệ thống cấp liệu tự động, hệ thống cấp liệu tự động này sẽ cấp vào máy luyện kín.
Tất cả các nguyên vật liệu và phụ gia được đưa chung vào trong một mẻ luyện, tiến hành trộn trong buồng kín của máy luyện kín. Phụ gia được đưa vào máy luyện theo cửa nạp liệu bằng băng tải. Máy luyện được hoạt động tự động hoàn toàn.
- Cao su sau hỗn luyện: Cao su thu được từ máy luyện kín được cấp vào máy ép đùn. Bán thành phẩm sau máyép đùn được phủ lớp chống dính và đưa đi làm nguội bởi hệ thống làm nguội cao su trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.
- Bụi phát sinh: Từ hệ thống bunke chứa, máy luyện kín, máy ép đùn sẽ được thu hồi bằng thiết bị lọc bụi túi vải.
* Quy trình sản xuất lốp xe máy không săm
Hình 1. 2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất lốp không săm
Thuyết minh quy trình:
- Công đoạn ép suất: Công đoạn ép suất mặt lốp là một dây chuyền gồm nhiều máy kết nối với nhau. Máy ép suất có mục đích để tạo ra cao su tấm có thông số phù hợp cho từng loại lốp ở công đoạn thành hình tiếp theo. Các thiết bị thuộc dây chuyển ép suất được mua trọn gói bao gồm các thiết bị chính như máy ép suất, máy cắt, hệ băng tải vận chuyển, ngoài ra còn có các hệ thống phù trợ đi kèm như hệ thống gia nhiệt, hệ thống dầu thủy lực, hệ thống điều khiển.
Cao su bán thành phẩm sau khi được đi qua hệ thống ép xuất hai phần này sẽlà cao su dạng tấm là nguyên liệu đầu vào cho quá trình thành hình trong dây chuyền sản xuất lốp xe máy không săm.
- Công đoạn inline: Công đoạn inline bao gồm các thiết bịép đùn, máy cán trục, băng tải vận chuyển sản phẩm.
Mục đích của công đoạn này là chế tạo ra một lớp màng mỏng có tính chất đàn hồi cao phủ vào bên mặt trong của lốp xe để tạo thành lớp bảo vệ chống thoát hơi khi lốp xe bị vật nhọn xuyên qua. Cao su bán thành phẩm được đưa vào miệng phễu của máy ép suất thông qua hệ thống băng tải vận chuyển. Cao su sẽ được đùn bằng trục vít để đùn qua đầu tạo thành phôi dạng ống. Phôi này được đưa đến máy cán trục tạo thành cao su dạng tấm và được vận chuyển đến khu vực tập kết.
- Công đoạn thành hình: Các bộ phận của lốp xe được lắp ráp bằng máy làm lốp. Đầu tiên là tấm lót bên trong, là một loại cao su đặc biệt có khả năng chống lại sự xâm nhập của không khí và hơi ẩm. Tiếp theo là lớp bố vải phủ cao su được đặt lên trên tấm lót. Cao su tanh lốp được đặt vào hai bên để định vị vòng tanh lốp. Vòng tanh lốp được dùng để kẹp chặt tanh lốp vào bánh xe. Lớp cao su phủ mặt bố vải thứ hai được đặt lên tiếp theo, chúng tạo thành lớp bố tỏa tròn của lốp xe. Lớp bố vải đầu tiên gập lại, giữ chặt vòng tanh lốp một cách chắc chắn. Hai tấm cao su được đặt ở hai bên có tính dẻo và chống lão hóa, chúng chính là phần hông lốp giúp bảo vệ khung lốp dưới tác động của hai bên. Sau đó được bơm phồng tạo nên hình dáng thường thấy của lốp xe.
- Công đoạn lưu hóa: Lốp sau khi được hình thành được đưa qua hệ thống phun bột cả bên trong lẫn bên ngoài. Sau đó lốp xe được chuyển đến khuôn lưu hóa tại khu vực lưu h a. Mặt bên trong của khuôn lưu h a có có dập các rãnh nổi với mục đích tạo hình gai bên ngoài cho lốp xe. Một túi chất lỏng ở nhiệt độ cao, điều áp đặt vào giữa khuôn, dưới áp suất cao, màng túi sẽ ép các thành phần vào các khoang trong khuôn tạo nên mặt gai. Nhiệt độ chất lỏng cao trong khuôn bắt đầu quá trình gia nhiệt, nhiệt độ tăng dần khiến cho lưu huỳnh trong hợp chất cao su liên kết với cao su. Tại đây, nhiệt độ làm nóng lốp cao su hơn 2800C, duy trì từ 1 thời gian ngắn. Đây chính là quá trình lưu hóa cao su, giúp cao su chuyển sang trạng thái đàn hồi. Sau khi được thảo khỏi khuôn và làm mát, lốp xe đã đạt được hình dạng và thuộc tính cuối cùng.
- Công đoạn kiểm tra và đóng gói sản phẩm: Lốp xe sau khi đạt được hình dạng và thuộc tính cuối cùng đượcmang đi thử nghiệm. Mỗi chiếc lốp đều được kiểm tra kỹ lưỡng, tỷ mỉ xem có những sai sót như khoảng trống bên trong cao su của lốp, hông lốp và lớp lót. Sau đó, lốp xe được đặt trên bánh xe thử nghiệm,bơm căng và quay. Các cảm biến trong bánh xe thử nghiệm đo độ cân bằng của lốp xe và xácđịnh xem lốp có chạy thẳng trên đường hay không. Sau khi lốp được kiểm tra và đạt yêu cầu, chúng được chuyển sang khu chứa tạm và được đ ng g i vận chuyển vào kho chứa.
3.3. Sản phẩm của cơ sở
Các sản phẩm của cơ sở bao gồm:
+ Cao su luyện bán thành phẩm: 18.000 tấn sản phẩm/năm.
+ Lốp xe máy không săm: 600.000 lốp/năm.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất của cơ sở
a. Nhu cầu sửdụng nguyên vật liệu của cơ sở
Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu: Cao su của Xí nghiệp sử dụng là các loại cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, không sử dụng cao su tái chế, cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dây chuyền cao su luyện bán
Bảng 1. 2. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dây chuyền sản xuất lốp xe máy không săm
b. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của cơ sở
Nhu cầu sử dụng hóa chất của cơ sở như sau:
Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng hóa chất cho sản xuất của cơ sở
4.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở
Căn cứ hóa đơn điện, nước của Xí nghiệp trong 3 tháng 4, 5, 6 năm 2023 cho thấy nhu cầu sử dụng điện, nước của Xí nghiệp trong giai đoạn vận hành ổn định trung bình như sau:
* Nhu cầu sử dụng điện:
- Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở trung bình khoảng 300.447kWh/tháng.
- Nguồn cung cấp: Từ mạng lưới điện của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc.
* Nhu cầu sử dụng nước:
- Hiện tại, lượng công nhân viên của Công ty là 81 người. Nước cấp cho cơ sở chủ yếu phục vụ cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất và nước dự phòng PCCC. Tổng nhu cầu sử dụng nước của Xí nghiệp trong giai đoạn ổn định khoảng 38 m3/ngày, trong đ :
+ Nước phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trung bình khoảng 3,645m3/ngày (làm tròn thành 3,7m3/ngày).
+ Nước phục cho sản xuất (cấp cho nồi hơi, cooling tower)trung bình khoảng: 34,3m3/ngày.
+ Nước dự trữ cho PCCC khoảng 480m3 (không sửdụng thường xuyên, lấy từ bể dự trữ 500m3 hiện có của cơ sở).
- Nguồn cung cấp: Từ hệ thống cấp nước sạch của Công ty Cổ phần Nước sạch Vĩnh Phúc và 02 bể nước sạch dự trữ 500m3/bể hiện có của cơ sở.
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
5.1. Các hạng mục công trình của cơ sở
Diện tích đất sử dung (tổng cơ sở) là: 79.586m2. Hiện tại, Nhà máy chưa triển khai thi công xây dựng và đưa vào hoạt động nhà xưởng sản xuất lốp xe máy không săm theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số3177/QĐ-UBND ngày 19/11/2021. Các hạng mục công trình của cơ sở như sau:
Bảng 1.4. Các hạng mục công trình của Xí nghiệp
5.2. Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của cơ sở là: 232.050.982.844 (Hai trăm ba mươi hai tỷ, không trăm năm mươi triệu, chín trăm tám mươi hai nghìn, tám trăm bốn mươi bốn đồng).
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cửa hàng xăng dầu
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm