Biện pháp thi công tuyến ống dẫn propane lỏng/lpg và hệ thống công nghệ tại cầu cảng số 2 (5000 DWT) – Bến cảng xăng dầu Petec Cái Mép

Mục đích của tài liệu này là đưa ra phương pháp thi công để Nhà thầu thực hiện và kiểm soát việc thi công hạng mục thi công tuyến ống cho dự án...

MỤC LỤC

I.

GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………………………………

3

1.

Tổng quan dự án………………………………………………………………

3

2.

Mục đích tài liệu………………………………………………………………

3

3.

Các văn bản pháp …………………………………………………………..

4

4.

Định nghĩa và viết tắt…………………………………………………………

5

II.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM……………………………………

7

1.

Sơ đồ tổ chức…………………………………………………………………..

7

2.

Trách nhiệm…………………………………………………………………...

7

2.1

Quản lý dự án………………………………………………………………....

7

2.2

Chỉ huy trưởng công trường………………………………………………....

7

2.3

Quản lý chất lượng (QA/QC) và an toàn…………………………………....

7

2.4

Giám sát thi công……………………………………………………………...

8

2.5

Tổ trưởng/ Trưởng nhóm………………………………………………….....

8

2.6

Công nhân………………………………………………………………..........

9

2.7

Quản lý vật tư, thiết bị/ kho……………………………………………..........

9

2.8

Quản lý mua sắm……………………………………………...………............

9

III.

THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN………………………...………............

10

IV.

TỔNG QUAN LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG…...………............

12

V.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG………………………...………..........

13

1.

Trình tự thi công…………………………………………...……….................

13

2.

Nhân lực thi công…………………………………………...………................

14

VI.

BIỆN PHÁP THI CÔNG………………………………...………...................

15

1.

Xin cấp phép thi công……………………………...……….............................

15

2.

Xác định tim tuyến ống thi công và tim tuyến ống hiện hữu.........................

15

3.

Lắp đặt dây cảnh báo dọc tuyến ống thi công................................................

15

4.

Thi công bờ đất chống sạt lỡ để ngăn cách tuyến ống hiện hữu...................

15

5.

Biện pháp thi công xuyên khoan đường 965...………....................................

26

6.

Biện pháp thi công đánh chìm ống đi ngầm dưới đáy Sông Thị Vải............

38

VII.

BIỆN PHÁP ANTT, VSMT, PCCN VÀ AN NINH CÔNG TRƯỜNG

44

1.

Quy định chung…………………………...………..........................................

44

2.

An ninh …………………………...……….......................................................

44

3.

Vệ sinh môi trường…………………………...………....................................

44

4.

Phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông nội bộ….......................................

45

5.

Biện pháp về tổ chức…………………………...………..................................

45

6.

Biện pháp kỹ thuật…..........................................………..................................

45

7.

Biện pháp nghiêm cấm.....................................……….....................................

45

8.

An toàn lao động…..........................................………......................................

46

VIII.

KẾ HOẠCH THI CÔNG…………………...……….......................................

47

IX.

VẬT TƯ THIẾT BỊ THI CÔNG………...………..........................................

48

1.

Phân đoạn tuyến ống đi ngầm dưới đáy sông Thị Vải từ KP0+000 đến KP0+100………………………...………..........................................................

48

2.

Phân đoạn tuyến ống đi ngầm trên đất từ KP0+100 đến KP1+200..............

48

3.

Phân đoạn tuyến ống đi ngầm ngang đường 965 từ KP1+200 đến KP1+300................................................................……...………......................

49

X.

LUỒNG HÀNG HẢI VŨNG TÀU – THỊ VẢI 2024 VÀ LỊCH THỦY TRIỀU NĂM 2024.

XI.

CÁC BẢN VẼ

1.

20221-DD-02-DWG-001

: Bản vẽ mặt bằng bố trí ống

2.

052024-BPTC-DWG-001

: Biện pháp thi công đào hào đánh chìm ống dưới sông từ KP0+000 đến KP0+100

3.

052024-BPTC-DWG-002

: Biện pháp thi công đào hào mở từ KP0+100 đến

KP0+200

4.

052024-BPTC-DWG-003

: Biện pháp thi công đào hào mở từ KP0+200 đến

KP0+800

5.

052024-BPTC-DWG-004

: Biện pháp thi công đào hào mở từ KP0+800 đến

KP1+100

6.

052024-BPTC-DWG-005

: Biện pháp thi công đào hào mở từ KP1+100 đến

KP1+200

7.

052024-BPTC-DWG-006

: Biện pháp thi công khoan xuyên đường – đào hào mở

từ KP1+200 đến KP1+300

8.

052024-BPTC-DWG-007

: Biện pháp thi công bệ nổi kết nối đoạn chờ kết nối

PV Gas -ICGC

9.

052024-BPTC-DWG-008

: Biện pháp thi công bệ nổi kết nối đoạn chờ kết nối

Hyosung -ICGC

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tổng quan dự án:

Công ty TNHH Hoá Chất Khí Đốt Công Nghiệp (ICGC) dự kiến đầu tư lắp đặt Tuyến ống Propane lỏng/LPG và hệ thống công nghệ với quy mô dự án như sau:

  • Lắp đặt tuyến ống tiếp nhận Propane/LPG lỏng (8²) và Propane/LPG hơi (6²) từ Cầu cảng số 2 (5000DWT) – Bến cảng xăng dầu Petec Cái Mép đến Nhà máy sản xuất oxy già (H2O2) – Khí Hyđrô.
  • Hệ thống công nghệ nhập Propane lỏng/LPG lắp đặt tại từ Cầu cảng số 2 (5000DWT) – Bến cảng xăng dầu Petec Cái Mép.
  • Loại, cấp công trình: Công trình tuyến ống dẫn khí cấp II.
  • Địa điểm thực hiện dự án: KCN Cái Mép, Đường 965, P. Tân Phước, TX. Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Việt Nam.

Hình 1: Sơ đồ tuyến ống tiếp nhận Propane lỏng/LPG

2. Mục đích tài liệu: khoan ngầm, khoan ngầm kéo ống, khoan kéo ống thép, khoan kéo ống qua sông, khoan kéo ông qua đường, khoan ngầm kéo đường ống dẫn khí.

Mục đích của tài liệu này là đưa ra phương pháp thi công để Nhà thầu thực hiện và kiểm soát việc thi công hạng mục thi công tuyến ống cho dự án “TUYẾN ỐNG PROPANE LỎNG/LPG VÀ HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TẠI CẦU CẢNG SỐ 2 (5000 DWT) – BẾN CẢNG XĂNG DẦU PETEC CÁI MÉP”, chi tiết như sau:

  • Phân đoạn tuyến ống ngầm dưới đáy sông (A – B/BĐ-G1): Gồm có 2 tuyến ống song song, cách nhau khoảng 800mm,
    • Tuyến ống thép đúc 8² SCH 80 (A333 Gr.6): khoảng 150m
    • Tuyến ống thép đúc 6² SCH 80 (A333 Gr.6): khoảng 150m
  • Phân đoạn tuyến ống ngầm trên mặt đất (C – E/G1-KT): Gồm có 2 ống song song, cách nhau khoảng (800 – 1222)mm,
  • Đoạn tuyến ống ngầm dọc mép sông (B – C/G1-G2)
    • Tuyến ống thép đúc 8² SCH 80 (A333 Gr.6): dài khoảng 105m
    • Tuyến ống thép đúc 6² SCH 80 (A333 Gr.6): dài khoảng 105m
  • Đoạn tuyến ống ngầm dọc hàng rào kho XD Hải Linh (C – D/G2-G3),
    • Tuyến ống thép đúc 8² SCH 80 (A333 Gr.6): khoảng 72m
    • Tuyến ống thép đúc 8² SCH 40 (A333 Gr.6): khoảng 500m
    • Tuyến ống thép đúc 6² SCH 80 (A333 Gr.6): khoảng 72m
    • Tuyến ống thép đúc 6² SCH 40 (A333 Gr.6): khoảng 500m
  • Đoạn tuyến ống ngầm dọc đường 965 (D – E/G3-G6)
    • Tuyến ống thép đúc 8² SCH 40 (A333 Gr.6): khoảng 420m
    • Tuyến ống thép đúc 6² SCH 40 (A333 Gr.6): khoảng 420m
  • Đoạn tuyến ống ngầm băng đường 965 và kết nối với nhà máy ICGC (E – KT/G6-KT): Gồm có 2 ống đi song song và cách nhau khoảng (800 – 1100)mm
    • Tuyến ống thép đúc 8² SCH 40 (A333 Gr.6): khoảng 125m, trong đó chiều dài đoạn bọc bê tông 72m.
    • Tuyến ống thép đúc 6² SCH 40 (A333 Gr.6): khoảng 125m dài, trong đó chiều dài đoạn bọc bê tông 72m.
    • Ống thép đúc 16² SCH40, A106 Gr.B (ống lồng băng ngang đường 965): khoảng 71 m – 02 ống, một ống dùng để lồng ống 8² SCH40 bọc bê tông, và ống còn lại để lồng ống 6² SCH40 bọc bê tông và ống 2² HDPE cáp quang

3. Các văn bản pháp lý:

  • Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7;
  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23/06/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 của Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 7;
  • Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/02/2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền;
  • Nghị định số 25/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền;
  • Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ, về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
  • Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  • Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về Quản lý chí phí đầu tư xây dựng;
  • Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng;
  • Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn;
  • Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng về quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng.
  • Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/06/2021 của Bộ xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Giấy chứng nhận đầu tư mã số dự án 0667004616 điều chỉnh lần 2 ngày 31 tháng 03 năm 2022 (cấp lần đầu ngày 03 tháng 10 năm 2017) do Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu cấp cho Công ty TNHH Hóa Chất Khí Đốt Công Nghiệp.
  • Hợp đồng thuê cầu cảng số 01/2021/ICGC-Petec ký ngày 05 tháng 3 năm 2021 giữa Tổng Công ty Thương Mại Kỹ Thuật và Đầu Tư -CTCP (Petec) và Công ty TNHH Hóa Chất Khí Đốt Công Nghiệp.
  • Giấy phép xây dựng số: 49/GPXD ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu cấp phép cho Hạng mục: Dự án Nhà máy sản xuất Oxy già (H2O2) – Khí Hyđrô cho Công ty TNHH Hóa Chất Khí Đốt Công Nghiệp.
  • Văn bản số 7985/BGTVT-KHĐT ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Bộ Giao Thông Vận Tải về việc chấp thuận chủ trương bổ sung công năng khai thác hàng Propane lỏng/LPG tại Cảng số 2 – Bến Cảng Xăng dầu Petec Cái Mép.
  • Văn bản 590/BQL-QHXD ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu chấp nhận hướng tuyến ống dẫn Propane lỏng/LPG cho Công ty TNHH Hóa Chất Khí Đốt Công Nghiệp.
  • Văn bản 1014/SCT-QLNL ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ý kiến Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình tuyến ống dẫn Propane lỏng/LPG và hệ thống công nghệ tại Cầu cảng số 2 (5000DWT) – Bến Cảng xăng dầu Petec Cái Mép cho Công ty TNHH Hóa Chất Khí Đốt Công Nghiệp.
  • Quyết định số 904/2024/ICGC-QĐ-PDDA ngày 19 tháng 4 năm 2024 của Chủ đầu tư về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án “ Tuyến ống dẫn Propane lỏng/LPG và hệ thống công nghệ tại Cầu cảng số 2 (5000DWT) – Bến Cảng xăng dầu Petec Cái Mép”.

4. Định nghĩa và viết tắt:

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hóa Chất Khí Đốt Công Nghiệp
  • Dự án: TUYẾN ỐNG DẪN PROPANE LỎNG/LPG VÀ HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TẠI CẦU CẢNG SỐ 2 (5000 DWT) - BẾN CẢNG XĂNG DẦU PETEC CÁI MÉP
  • Tư vấn thiết kế: Công Ty TNHH Đại Bảo An
  • Đăng kiểm độc lập: Công Ty TNHH DNV Việt Nam
  • BDA: Ban Dự Án
  • CBAT : Cán Bộ An Toàn
  • CBKT : Cán Bộ Kỹ Thuật
  • MMTB: Máy Móc Thiết Bị
  • KCN: Khu Công Nghiêp
  • TL965: Tỉnh Lộ 965
  • HT: Hệ Thống

II. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM

1./ Sơ đồ tổ chức:

 

2./ Trách nhiệm:

2.1 Quản lý dự án:

Quản lý dự án có trách nhiệm áp dụng quy trình này đồng thời đảm bảo rằng tất cả các biện pháp an toàn phải được tuân thủ.

2.2 Chỉ huy trưởng công trường

Chỉ huy trưởng công trường phải chịu trách nhiệm quản lý tổng thể tất cả các hoạt động xây dựng liên quan đến công tác thi công tại công trường. Người chỉ huy trưởng phải đảm bảo rằng người có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy trình này.

2.3 Quản lý chất lượng (QA/QC) và An toàn

Quản lý QA/QC có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động này tuân thủ các tài liệu thiết kế đã được phê duyệt nhằm đảm bảo chất lượng, phù hợp với chi dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn hiện hành. Kỹ sư quản lý chất lượng cũng phải chịu trách nhiệm về tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật QA/QC.

Quản lý an toàn chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của HSSE (môi trường, an toàn, an ninh và sức khỏe) tại công trường.

Giám sát an toàn phải đảm bảo công việc được thực hiện an toàn và tổ chức thực hiện các buổi Tool Box đầu giờ, các cuộc họp về HSSE trước khi công việc được thực hiện. Đảm bảo phương thức liên lạc thích hợp trong trường hợp khẩn cấp. Đảm bảo nhân viên tuân thủ phương pháp thực hiện, nhận biết mối nguy hiểm và trình tự công việc. Giám sát an toàn phải đảm bảo tất cả các hoạt động thi công được thực hiện theo các quy định an toàn có liên quan.

2.4 Giám sát thi công

Giám sát thi công phải giám sát chặt chẽ các công tác thi công theo biện pháp thi công khoan ngầm đã được phê duyệt và đặc điểm kỹ thuật của dự án, đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn, tất cả các giấy phép làm việc đều phải được chuẩn bị sẵn sàng trước khi bắt đầu công việc, các quy trình an toàn của dự án phải được tuân thủ nghiêm ngặt.

2.5 Tổ trưởng/ Trưởng nhóm

  • Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi làm việc.
  • Thực hiện giám sát công việc được giao.
  • Tuân thủ các quy định chung của dự án.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực làm việc sau khi hoàn thành.
  • Được tư vấn về cách tổ chức đánh giá rủi ro và chỉ định những người thực hiện nhiệm vụ.
  • Tham gia vào việc đánh giá rủi ro.
  • Thông báo ngay cho giám sát hoặc chủ đầu tư về những rủi ro được nhận biết và chỉ được tiếp tục công việc khi có sự đồng ý của giám sát và chủ đầu tư. Báo cáo mọi thay đổi tại nơi làm việc.
  • Được thông báo về các rủi ro đối với sự an toàn và sức khoẻ của công nhân và các biện pháp cần thiết để loại bỏ hoặc giảm thiểu những rủi ro này.
  • Tham gia vào quá trình quyết định các biện pháp ngăn ngừa và bảo vệ được đưa ra.
  • Yêu cầu người sử dụng lao động đưa ra các biện pháp thích hợp và đệ trình các đề xuất để giảm thiểu nguy cơ hoặc để loại bỏ nguồn gốc nguy cơ.
  • Hợp tác để giúp người sử dụng lao động đảm bảo rằng môi trường làm việc an toàn.
  • Được đào tạo / nhận hướng dẫn về các biện pháp được đưa ra.
  • Quan tâm nhiều nhất có thể về an toản và sức khỏe của người lao động mà ảnh hưởng bởi chính hành động của họ theo sự huấn luyện và hướng dẫn của chủ đầu tư.

2.6 Công nhân

Công nhân có trách nhiệm tuân thủ các quy định chung của dự án, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, biện pháp thi công này và chấp hành sự quản lý và huy động giám sát thi công. Công nhân phải tuân thủ các biện pháp an toàn và giữ vệ sinh trong quá trình làm việc. Công nhân phải thông báo ngay cho giám sát thi công hoặc những người chịu trách nhiệm về rủi ro, sự cố tại công trường và xử lý chúng theo biện pháp thi công, quy trình an toàn cũng như sự hướng dẫn giám sát thi công.

2.7 Quản lý vật tư, thiết bị/ kho

Người quản lý vật tư phải tuân thủ theo quy trình quản lý vật tư của dự án, ngoài ra phải chịu trách nhiệm về các vấn đề sau:

  • Người quản lý vật tư có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý chặt chế vật tư, tránh để thất thoát vật tư, đưa vật tư ra vào công trường theo quy định của dự án.
  • Đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và vật tư.
  • Vật tư và phụ kiện phải đảm bảo không có nước, khô và tránh bị hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển, nâng hạ.
  • Vật tư và phụ kiện phải được bảo vệ tránh khỏi các ảnh hưởng xấu từ môi trường như mưa, độ ẩm, bùn đất, muối, nước biển.
  • Lưu trữ vật tư ở nơi khô ráo và thông thoáng với nguyên kiện vỏ ban đầu.

2.8 Quản lý mua sắm

  • Xây dựng kế hoạch mua sắm mang tính hiệu quả cao và phù hợp với mục tiêu chung của dự án.
  • Thực hiện các hoạt động về kho vận, có kế hoạch bảo vệ, bảo quản hàng hoá, kho, phương tiện vận chuyển.
  • Kết hợp chặt chẽ với bộ phận kho để giao nhận vật tư, thiết bị cho dự án đảm bảo giao hàng hoá đúng tiến độ.

3./ THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN:

  • Địa điểm: KCN Cái Mép, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình 2: Phân đoạn tuyến ống dẫn Propane lỏng/ LPG được thi công

  • Tuyến ống xuất phát từ điểm đầu tại Cầu Cảng Số 2 (5000 DWT) - Bến Cảng Xăng Dầu Petec Cái Mép và điểm kết thúc là chân hàng rào công ty TNHH Hóa Chất Khí Đốt Công Nghiệp (ICGC), chi tiết như sau:
    • Phân đoạn từ Điểm (KP0+000) đến Điểm G1 (KP0+100): Đi ngầm dưới đáy sông dài khoảng 150m, nằm trong ranh đất của Xí nghiệp Xăng dầu Petec của Tổng Công Ty Thương Mại Kỹ Thuật Và Đầu Tư – CTCP (Petec) sở hữu và quản lý, chưa có trụ điện, chưa có công trình nào được xây dựng dọc theo tuyến ống chuẩn bị thi công xây dựng trong ranh đất này.
    • Phân đoạn từ Điểm G1 (KP0+100) đến Điểm G2 (KP0+200): Đi ngầm dọc mép sông dài khoảng 105m nằm trong ranh đất của Petec sở hữu và quản lý, chưa có trụ điện, chưa có công trình nào được xây dựng dọc theo tuyến ống chuẩn bị thi công xây dựng trong ranh đất này.
    • Phân đoạn từ Điểm G2 (KP0+200) đến Điểm G3 (KP0+800): Đi ngầm dọc theo và cách hàng rào kho xăng dầu Hải Linh khoảng 3,6m, dài khoảng 572m, nằm trong ranh đất của Petec sở hữu và quản lý, chưa có trụ điện, chưa có công trình nào được xây dựng dọc theo tuyến ống chuẩn bị thi công xây dựng trong ranh đất này.
    • Phân đoạn từ Điểm G3 (KP0+800) đến Điểm G6 (KP1+200): Đi ngầm dọc đường 965 cách ranh đất của Petec khoảng (2,9 ÷ 3,9)m, dài khoảng 420m, nằm trong ranh đất của Petec sở hữu và quản lý, chưa có trụ điện, chưa có công trình nào được xây dựng dọc theo tuyến ống chuẩn bị thi công xây dựng trong ranh đất này.
    • Phân đoạn từ Điểm G6 (KP1+200) đến Điểm kết thúc KT (KP1+300): Đi ngầm băng ngang đường 965 có chiều dài khoảng 125m (trong đó chiều dài bọc bê tông là 72m và còn lại khoảng 53m ống thi công băng ngang qua khu đất cây xanh hiện hữu KCN Cái Mép), và kết nối vào điểm tiếp nhận Propane lỏng/LPG của Nhà máy sản xuất Oxy Già (H2O2) – Khí Hyđrô. Trong khu vực thi công này, có 02 trụ điện 22 KV không ảnh hưởng khi thi công, có 03 cây xanh thuộc sở hữu KCN Cái Mép cần di dời, có 01 tuyến ống dẫn khí NG DN 200, áp suất 22,5 bar cách tuyến ống Propane lỏng/LPG chuẩn bị thi công xây dựng khoảng 5m- không ảnh hưởng khi thi công.
  • Tổng chiều dài tuyến ống: khoảng 1372m;
  • Kích thước đường kính ống:
    • Ống dẫn Propane/LPG lỏng (đường dẫn lỏng): 8 inch,
    • Ống dẫn Propane/LPG hơi (đường dẫn hơi): 6 inch,
  • Áp suất thiết kế: 25 barg;
  • Áp suất vận hành: 18,5 barg;
  • Đặc điểm địa hình, địa chất tuyến ống đi qua: Dựa vào các đặc điểm địa hình, địa chất tuyến ống đi qua được chia làm 2 phần: phần 1 là phân đoạn dọc theo hành lang kỹ thuật đường bộ và phần 2 là các phân đoạn còn lại (qua sông, đầm lầy).

4./ TỔNG QUAN LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

STT

Tuyến ống

Kích thước ống

Chiều dài (m)

Địa chất, địa hình

Phương án thi công

Biện pháp bảo vệ khi thi công

Từ

Đến

1

KP0+000

(Điểm bắt đầu)

KP0+100

8² & 6²

150

Khu vực bờ sông ngập nước

Đào hào mở

Mở 02 mái taluy hào theo TCVN 4447:1987

2

KP0+100

KP0+200

8² & 6²

105

Ổn định về mặt địa chất, nền đất khô và bằng phẳng.

Đào hào mở

Làm tường sét có vải địa, mở 02 mái taluy hào theo TCVN 4447:1987

3

KP0+200

KP0+800

8² & 6²

572

Làm tường sét không có vải địa, mở 02 mái taluy hào theo TCVN 4447:1987

4

KP0+800

KP1+200

8² & 6²

420

5

KP1+200

KP1+300

(Điểm kết thúc)

8² & 6²

125

Khoan ngang đường

HDD và đào hào mở

 

5./ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG

1. Trình tự thi công: khoan ngầm, khoan ngầm kéo ống, khoan kéo ống thép, khoan kéo ống qua sông, khoan kéo ông qua đường, khoan ngầm robot kéo đường ống dẫn khí, khoan ngang đường kéo ống dẫn nước.

2. Nhân lực thi công

  • Nhân lực thi công đào hào mở và đánh chìm ống xuống hào phân đoạn KP0 + 000 đến KP0 +100: khoảng 10 người.
  • Nhân lực thi công đoạn hào mở trên đất: khoảng 40 người.
  • Nhân lực thi công khoan xuyên đường 965: khoảng 40 người.  
      1. Biện pháp thi công khoan xuyên đường 965: Chi tiết tại bản vẽ số: 052024- BPTC-DWG-006.
        1. Chiều sâu, khoảng cách tới các công trình ngầm:
    • Chiều sâu chôn ống khi băng qua đường 965 được xác định dựa trên tiêu chuẩn API RP 1102, thông số đầu vào là chiều dày thành ống, độ sâu chôn ống qua đường, các thông số của đường và xe đi qua. Kiểm tra ứng suất trong ống so với ứng suất cho phép và tính mỏi của mối hàn so với giới hạn mỏi của mối hàn để đảm bảo ống không bị hư hại hay phá hủy trong quá trình vận hành.
    • Chiều sâu chôn ống được xác định là khoảng cách từ điểm cao nhất của vỏ ống lồng bảo vệ ống dẫn khí đến mặt đường tối thiểu là 4,5 m theo thiết kế:

    Stt

     tả

    Khoảng cách (m)

    Yêu cầu theo CV 5035

    /TCĐBVN-QLBTĐB ngày 16/8/2017

    1

    Khoảng cách từ mặt đường tới đỉnh ống lồng

    4,5

    Đạt

    2

    Khoảng cách từ đáy ống thoát nước tới đỉnh ống lồng

    2

    Đạt

    3

    Khoảng cách từ đáy ống cấp nước tới đỉnh ống lồng

    2

    Đạt

    4

    Khoảng cách từ đáy các công trình ngầm khác tới đỉnh ống lồng

    2

    Đạt

        1. Khảo sát bố trí thi công:
    • Đội thi công và đội khảo sát bàn bạc tính toán trên thực tế đặc điểm nền đất, các trở ngại hiện hữu nếu có (đường dây, cáp ngầm, ống cống,…), xác định được vị trí đặt máy khoan, hàn tổ hợp ống lồng 16² (DN400), mặt bằng chuẩn bị thi công, tập kết thiết bị -vật tư, các trở ngại có thể gặp và đề xuất giải pháp đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Như vậy có thể thấy khó khăn chủ yếu xuất phát từ điều kiện tự nhiên: mặt bằng, vị trí địa lý, thời tiết. Để khắc phục những khó khăn này và đáp ứng tiến độ nhà thầu xác định phải thực hiện theo các tiêu chí sau:
      1. Huy động nguồn lực tối ưu cho mọi công đoạn.
      2. Bố trí hợp lý nguồn lực để phối hợp nhịp nhàng giữa các công trường, với chính quyền địa phương, các  quan chức năng  Chủ đầu tư không tạo ra thời gian dừng nghỉ trong quá trình thi công.
      3. Kiểm soát chặt chẽ, tìm ra các rủi ro tiềm ẩn, tập trung xử  ngay ngăn ngừa những tiềm ẩn này phát triển thành sự cố.
      1. Huy động máy móc thiết bị  nhân lực:
  • Dựa trên các số liệu khảo sát, Nhà thầu đã lựa chọn những thiết bị, vật tư phù hợp để tập kết tới công trình. Việc lựa chọn đúng và đủ đảm bảo thi công hiệu quả, đúng tiến độ và giảm thiểu các chi phí phát sinh.
  • Nhân lực thi công thực hiện dự án đảm bảo được đào tạo về an toàn và có các chứng chỉ chuyên ngành phù hợp với công việc thực hiện.
      1. Chuẩn bị công tác khoan:
  • Sử dụng máy toàn đạc điện tử xác định phạm vi khu vực thi công ngoài thực địa.
  • Vì công trình thi công qua các trục đường trong KCN có nhiều phương tiện đi lại nên phải làm hàng rào bảo vệ, và các biển báo an toàn cả ban ngày lẫn ban đêm (của hố đào hai bên lề đường). Phần đường giao thông chính vẫn hoạt động bình thường.
        1. Hố đặt máy khoan:

    Để có thể thi công khoan lắp đặt ống lồng sâu 4,5m so với mặt đường thì độ sâu hố thi công tối thiểu sâu 5m. Để có mặt bằng thi công cho máy khoan, tháp khoan ra vào - cần khoan và hoạt động kích ống, kích thước tiết diện hố đào là (dài 3.0 x rộng 3.0 x sâu 4.5)m. Máy khoan được đặt ở độ cao +2.0m so với cao độ đáy hố khoan. Hố khoan được gia cố bằng cống hộp bê tông (3x3)m để chống sạt lở cho hố khoan trong suốt quá trình thi công. Vị trí hố đặt máy khoan được bố trí cách giới hạn hành lang ATĐB của đường 965 là 32 m

      1. Hố tiếp nhận:
  • Được đào đến độ sâu 5m so với cao độ vỉa hè (sâu hơn độ sâu đặt ống 0.8m). Hố này có tác dụng khai thông lỗ khoan, tiếp nhận ống và thi công tời kéo ống giúp định hướng ống kéo có diện tích như sau: (dài 3.0 x rộng 3.0 x sâu 4.5)m. Hố tiếp nhận được gia cố bằng cống hộp bê tông (3x3)m để chống sạt lở cho hố khoan trong suốt quá trình thi công. Vị trí hố tiếp nhận được bố trí cách giới hạn hành lang ATĐB của đường 965 là 50 m.

      1. Trình tự thi công khoan xuyên đường 965:
        1. Kỹ thuật khoan xuyên đường:
    • Dựa trên bản vẽ thiết kế, sử dụng mũi khoan TriHawk để khoan với một góc nghiêng phù hợp. Khi đầu khoan đạt tới điểm chuyển hướng theo thiết kế thì điều chỉnh độ nghiêng đầu khoan tới góc “12 clock” rồi sử dụng lực đẩy để đầu khoan chuyển hướng dần đạt được phương ngang với độ sâu định trước theo thiết kế. Sau đó tiếp tục hành trình đi ngang bằng kỹ thuật xoay – đẩy đầu khoan cho đến điểm chuyển hướng đi lên. Tiếp tục điều chỉnh độ nghiêng đầu khoan theo góc “12 clock” và sử dụng lực đẩy đầu khoan để tiến về điểm mục tiêu định sẵn. Trong quá trình khoan, dung dịch khoan được bơm xuống để bôi trơn và gia cố lỗ khoan. Kiểm soát việc điều khiển hướng dựa vào cơ chế bất đối xứng của mũi khoan gắn trên đầu khoan. Toàn bộ tín hiệu phục vụ định hướng chuyển động của đầu khoan được xác định bởi bộ phát sóng (transmitter) nằm trong đầu khoan, bộ phát sóng này phải liên tục hoạt động trong suốt quá trình khoan và đảm bảo đưa được tín hiệu đi xa tối thiểu 25m.
    • Sau khi công tác đào và giá cố chống sạt lở hố khoan và hố tiếp nhận hoàn thành, tiến hành lắp đặt máy khoan và thi công khoan dẫn hướng theo trình tự sau:
      1. Lắp đặt giàn đế đỡ,
      2. Lắp đặt máy khoan dẫn huớng,
      3. Cố định máy vào nền đất,
      4. Lắp đặt các thiết bị phụ trợ cho máy khoan,
      5. Gắn cảm biến đầu  vào mũi khoan, kiểm tra thiết bị đo khoảng cách,
      6. Lắp mũi khoan vào máy,
      7. Nối ống dẫn áp lực từ máy bom vào máy khoan,
      1. Xác định vị trí khoan, huớng khoan  đánh dấu tuyến khoan,
      2. Tiến hành khoan bằng máy khoan dẫn huớng tại các vị trí đã đánh dấu,
    • Trong suốt quá trình khoan, hệ thống DCI – F5 được sử dụng để điều khiển đầu mũi khoan, đảm bảo mũi khoan đi đúng tuyến khoan, song song với mặt duờng và độ sâu theo yêu cầu đề ra
    • Trong suốt quá trình khoan một chất lỏng chuyên dụng Bentonite được sử dụng để làm mát, bôi trơn mũi khoan và ổn định đất xung quanh lỗ khoan. Ðồng thời máy bom sẽ hút tại hố thu bùn để đảm bảo nuớc và dung dịch khoan không chảy nguợc vào lỗ khoan.
        1. Kỹ thuật mở rộng kích thước lỗ: Khoan phá ngược mở rộng đường khoan (Backreaming).
        2. Kỹ thuật mở rộng đường khoan:
    • Sau khi hoàn tất công tác khoan định hướng, đầu khoan và mũi khoan TriHawk sẽ được thay thế bằng đầu phá ngược (reamer). Áp dụng kỹ thuật xoay-kéo đưa đầu phá đi ngược trở về máy khoan theo một tốc độ phù hợp với các tầng địa chất đường khoan đi qua cùng với một lượng dung dịch khoan có hàm lượng tương thích bơm vào để tạo ra đường hầm phục vụ kéo ống 16² (DN400).
    • Đầu phá ngược  tác dụng mở rộng đường khoan thành một đường hầm có kích thước đủ để kéo thành công đường ống 16² (DN400) (tối thiểu bằng 130% đường kính ống, tương đương OD530mm). Việc vận hành đầu phá phải tuân thủ quy trình được tính toán dựa trên báo cáo địa chất công trình nhằm đảm bảo độ bền vững thành vách của đường hầm để duy trì lượng dung dịch khoan bên trong có chất lượng tốt trong thời gian ít nhất 7 ngày. Việc duy trì độ ổn định của đường hầm và chất lượng dung dịch khoan bên trong đóng vai trò quyết định đến thành công của công đoạn kéo ống OD530mm, đặc biệt đối với đường khoan chiều dài lớn.
        1. Dung dịch khoan sử dụng cho công trình:
    • Dung dịch khoan là thành phần quan trọng quyết định thành công của công tác khoan. Về cơ bản, dung dịch khoan là một hỗn hợp của nước, bentonite và các chất phụ gia. Lượng bentonite sử dụng được tính toán dựa trên các thông số địa chất công trình  đường kính, chiều dài đường khoan.
    • Dung dịch khoan  các chức năng sau:
      1. Cắt phá, trộn đất, đá, cát trong đường hầm nơi đầu khoan, đầu phá đi qua khi được bơm nén với áp lực cao.
      2. Thiết lập  duy trì độ ổn định đường hầm (tránh sụp hầm).
      3. Bôi trơn đầu khoan, đầu phá  cần khoan, giảm tập trung nhiệt trên các dụng cụ này.
      4. Vận chuyển đất, đá, cát trong đường hầm ra ngoài.
      1. Với vùng địa chất nhiễm mặn hoặc độ pH cao, một số thành phần phụ gia được bổ sung để hạn chế sự suy giảm các các chức năng này.
      2. Một đặc tính quan trọng khác của dung dịch khoan   thể tái sử dụng được thông qua việc sử dụng thiết bị tái chế.
        1. Công tác kéo ống:
    • Ống lồng thép được kéo bằng lực truyền từ máy khoan thông qua kết cấu đầu phá ngược gắn với 1 khớp xoay bằng kỹ thuật xoay – kéo cần khoan đưa dần về phía máy khoan. Dung dịch khoan được bơm vào đường hầm với chế độ phù hợp giúp giảm thiểu ma sát lên thân ống, ngăn ngừa khả năng sụp hầm.
    • Việc kéo ống được tiến hành với biểu thời gian được hoạch định kỹ càng đến từng chi tiết phù hợp với chiều dài đường khoan và phải được tiến hành liên tục, tuyệt đối không có thời gian dừng. Chiều dài khoan càng lớn, sự thay đổi các tầng địa chất càng nhiều dẫn đến nguy  tăng tải lên thân ống càng cao. Dung dịch khoan phải được tính toán cẩn thận để luôn đảm bảo chuyển động dọc thân ống giúp bôi trơn, giảm khả năng kẹt trong quá trình kéo ống.
    • Các thông số quá trình kéo ống thường không ổn định do đó người chịu trách nhiệm kỹ thuật luôn phải tính đến trường hợp tải kéo tăng và dự phòng sẵn phương án thay đổi dung dịch khoan, tốc độ kéo. Trường hợp tải tăng lên trong quá trình kéo nếu không chuyển ngay sang chế độ kéo khác và dừng, giữ nguyên hiện trạng, trong thời gian 1-2h áp suất dư trong đường hầm sẽ giảm xuống, tiết diện đường hầm dần co lại và hiện tượng bó ống xảy ra sẽ làm tăng đột biến sức cản. Trong 7-10h tiếp theo khả năng bó chặt đường ống là 90% và sau 12h từ khi ngừng do không có giải pháp sẽ không thể kéo được ống, bước tiếp theo bắt buộc phải cắt bỏ tuyến ống khoan lại đường khác. Trình tự kéo ống lồng thép như sau:
      1. Hàn đầu kéo vào ống lồng
      2. Lắp đặt các thiết bị phụ trợ (bao cát, con lăn...) phục vụ việc kéo ống
      3. Ống lồng thépđuợc đặt lên thiết bị phụ trợ bằng xe cẩu chuyên dụng
      4. Gắn mũi doa vào đầu ống khoan
      5. Gắn đầu mũi doa vào đầu kéo ống lồng.
      6. Ống lồng thépđuợc kéo ngược về với chất lỏng trợ lực chuyên dụng Bentonite.
        1. Kéo ống lồng 16² (DN400)
    • Kỹ thuật kéo ống:
      1. Ống thép được kéo bằng lực truyền từ máy khoan thông qua kết cấu đầu phá ngược gắn với 1 khớp xoay bằng kỹ thuật xoay – kéo cần khoan đưa dần về phía máy khoan. Dung dịch khoan được bơm vào đường hầm với chế độ phù hợp giúp giảm thiểu ma sát lên thân ống, ngăn ngừa khả năng sụp hầm.
    Dịch vụ khoan ngầm, khoan ngầm kéo ống, khoan kéo ống thép, khoan kéo ống qua sông, khoan kéo ông qua đường, khoan ngầm robot kéo đường ống dẫn khí, khoan ngang đường kéo ống dẫn nước.
    1. Việc kéo ống được tiến hành với biểu thời gian được hoạch định kỹ càng đến từng chi tiết phù hợp với chiều dài đường khoan và phải
  • được tiến hành liên tục, tuyệt đối không  thời gian dừng. Chiều dài khoan càng lớn, sự thay đổi các tầng địa chất càng nhiều dẫn đến nguy cơ tăng tải lên thân ống càng cao. Dung dịch khoan phải được tính toán cẩn thận để luôn đảm bảo chuyển động dọc thân ống giúp

    bôi trơn, giảm khả năng kẹt trong quá trình kéo ống.

    1. Các thông số quá trình kéo ống thường không ổn định do đó người chịu trách nhiệm kỹ thuật luôn phải tính đến trường hợp tải kéo tăng và dự phòng sẵn phương án thay đổi dung dịch khoan, tốc độ kéo.
  • Trường hợp tải tăng lên trong quá trình kéo nếu không chuyển ngay sang chế độ kéo khác và dừng, giữ nguyên hiện trạng, trong thời gian 1-2h áp suất dư trong đường hầm sẽ giảm xuống, tiết diện

    đường hầm dần co lại và hiện tượng bó ống xảy ra sẽ làm tăng đột biến sức cản. Trong 7-10h tiếp theo khả năng bó chặt đường ống là 90% và sau 12h từ khi ngừng do không có giải pháp sẽ không thể kéo được ống, bước tiếp theo bắt buộc phải cắt bỏ tuyến ống khoan lại đường khác.

    1. Sau khi hoàn tất công tác khoan định hướng, đầu khoan và mũi khoan dẫn hướng sẽ được thay thế bằng đầu phá ngược. Áp dụng kỹ thuật xoay-kéo đưa đầu phá đi ngược trở về máy khoan theo một tốc độ phù hợp với các tầng địa chất đường khoan đi qua cùng với một lượng dung dịch khoan có hàm lượng tương thích bơm vào để tạo ra đường hầm phục vụ kéo ống lồng thép 16² (DN400).
    2. Đầu phá ngược  tác dụng mở rộng đường khoan thành một đường hầm có kích thước đủ để kéo thành công kéo ống lồng thépD406
  • mm. Việc vận hành đầu phá phải tuân thủ quy trình được tính toán dựa trên báo cáo địa chất công trình nhằm đảm bảo độ bền vững thành vách của đường hầm để duy trì lượng dung dịch khoan bên trong  chất lượng tốt trong thời gian ít nhất 7 ngày. Việc duy trì độ ổn định của đường hầm và chất lượng dung dịch khoan bên trong đóng vai trò quyết định đến thành công của công đoạn kéo ống ống lồng thép 16² (DN400), đặc biệt đối với đường khoan chiều dài lớn. Trình tự khoan mở rộng như sau:

      • Tháo mũi khoan, lắp đầu phá  ống khoan. Vận hành máy khoan dẫn huớng kéo ống về để mở rộng kích thuớc lỗ khoan.
      • Quá trình khoan mở rộng đuợc thực hiện cho đến khi đuờng kính lỗ khoan đạt được kích thuớc mong muốn để kéo ống lồng
      • Trong suốt quá trình khoan một chất lỏng chuyên dụng Bentonite được sử dụng để làm mát, bôi trơn mũi khoan và ổn định đất xung quanh lỗ khoan. Ðồng thời máy bơm sẽ hút tại hố thu bùn để đảm bảo nuớc và dung dịch khoan không chảy nguợc vào lỗ khoan.

Minh Phương Corp - Chuyên cung cấp dịch vụ khoan ngầm, khoan ngầm qua đường, khoan ngầm kéo ống, ngoan ngầm robot, khoan ngầm HDD, khoan ngầm định hướng, khoan ngang đường.. uy tín, chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao đảm bảo tư vấn và thực hiện dự án một cách nhanh chóng và chất lượng nhất. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Công ty khoan ngầm Minh Phương chuyên thi công lắp đặt mạng lưới ống thoát nước thải ngầm uy tín nhất Việt Nam
Công ty khoan ngầm Minh Phương chuyên thi công lắp đặt mạng lưới ống thoát nước thải ngầm uy tín nhất Việt Nam

1500 Lượt xem

Thi công lắp đặt mạng lưới ống thoát nước thải ngầm - đường kính dao động từ 1000-1500mm
Biện pháp thi công lắp đặt đường ống dẫn khí, tuyến ống Cái Mép
Biện pháp thi công lắp đặt đường ống dẫn khí, tuyến ống Cái Mép

3137 Lượt xem

Tài liệu này trình bày công tác thi công khoan ngầm lắp đặt đường ống dẫn khí từ kho LNG Hải Linh đến trạm phối phối khí GDS thuộc dự án “Tuyến ống Cái Mép-Phú Mỹ và trạm phân phối khí Phú Mỹ - Giai đoạn I” theo các yêu cầu sau:
Phương pháp khoan định hướng  HDD khoan ngầm qua đường sông
Phương pháp khoan định hướng HDD khoan ngầm qua đường sông

1427 Lượt xem

Phải mất rất nhiều thời gian để một đường ống đi qua con sông chính của hệ thống thoát nước lớn nhất Miền Bắc thông qua khoan định hướng ngang (HDD).
Phương án khoan ngầm robot để lắp đặt đường ống dẫn nước cho hội chợ triễn lãm
Phương án khoan ngầm robot để lắp đặt đường ống dẫn nước cho hội chợ triễn lãm

1473 Lượt xem

Các công nghệ khoan ngầm robot lắp đặt đường ống dẫn nước cho hội chợ triễn lãm được sử dụng phổ biến nhất để xây dựng cơ sở hạ tầng đường ống dẫn nước mới là hai công nghệ khoan ngang có thể điều khiển và đào đường ngầm vi mô.
Phương án khoan ngầm lắp đặt cáp viễn thông băng qua đường
Phương án khoan ngầm lắp đặt cáp viễn thông băng qua đường

1712 Lượt xem

Một trong những kỹ thuật đặt này là phương án khoan ngầm lắp đặt cáp viễn thông băng qua đường, cái gọi là quy trình khoan định hướng ngang ("HDD"), thường được gọi đơn giản là "quy trình khoan định hướng".
Công nghệ khoan ngầm và dịch vụ khoan ngầm robot
Công nghệ khoan ngầm và dịch vụ khoan ngầm robot

762 Lượt xem

Công nghệ khoan ngầm và dịch vụ khoan ngầm robot

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng