PHƯƠNG ÁN THI CÔNG KÉO ỐNG HDPE D500 ÁP DỤNG PHƯƠNG ÁN THI CÔNG BẰNG ROBOT
Phương án thi công kéo ống HDPE D500 áp dụng phương án thi công bằng robot gồm có các giai đoạn sau:
§ Thiết bị sử dụng thi công khoan kéo ống HPDE:
- Máy đào Robot Veemer D80 (Tổng trọng lượng nặng 18.820 kg)
- Thiết bị thăm dò, dẫn đường khoan băng đường/ vượt sông DCI – ECLIPSE SST
- Xe chở bồn nước cung cấp nước liên tục cho máy khoan robot
- GPS, Máy đo độ âm hồi âm. Máy toàn đạc. Máy thủy bình
- Máy hàn điện để hỗ trợ tháo lắp dây khoan.
- Máy phát điện để cung cấp năng lượng cho đèn báo, đèn chớp, đèn thắp sáng, máy bơm nước.
- Xuồng máy
- Xà lan vận chuyển, phục vụ thi công.
- Xe tải phục vụ thi công.
§ Phương án thi công kéo ống HDPE D500 áp dụng phương án thi công bằng robot gồm có các giai đoạn sau:
I. GIAI ĐOẠN 1: KHẢO SÁT.
A) TIỀN KHẢO SÁT:
- Khảo sát các vị trí thi công kéo ống HDPE D500
- Xác định vị trí đặt máy khoan robot
- Khảo sát thăm dò các công trình ngầm
- Báo cáo khoan ngầm thăm dò địa chất của khách hàng (nếu có)
B) LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG KHOAN ROBOT VÀ BÁO CÁO KHẢO SÁT
II. GIAI ĐOẠN 2: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG KÉO ỐNG HDPE D500:
A) TẬP KẾT MÁY THI CÔNG VÀ DI CHUYỂN LỰC LƯỢNG THI CÔNG
- Vận chuyển máy khoan robot và phụ kiện đến Công trường.
- Vận chuyển máy móc thiết bị trong phạm vi công trường.
- Vận chuyển máy và phụ kiện từ công trường về đơn vị.
- Tập trung nhân lực (Bộ máy thi công)
B) CÔNG TÁC KHOAN DẪN HƯỚNG:
- Lắp rào chắn, biển báo công trường.
- Đào các hố thế cho các vị trí mũi khoan lên và xuống. Kích thước hố thế: 5x1,2x3 (m). Trường hợp địa chất yếu đóng cừ Larsen gia cố hố thế để tránh sạt lở.
- Lắp đặt dàn đế neo.
- Định vị máy khoan robot vào dàn đế.
- Lắp đặt dàn tiếp địa cho máy.
- Lắp đặt dàn phụ trợ cho máy khoan robot.
- Lắp đầu dò vào mũi khoan, kiểm tra bộ thiết bị điện tử.
- Lắp mũi khoan vào khoan robot.
- Tổ chức khoan dẫn hướng sử dụng đầu khoan và chất lỏng hỗ trợ chuyên dụng Bentonite.
- Sử dụng hệ thống DCI -ECLIPSE SST để dẫn hướng và định vị đầu khoan. Việc sử dụng hệ thống DCI -ECLIPSE SST này sẽ giúp thi công kéo ống HDPE D500 không ảnh hưởng tới giao thông khu vực.
- Nối ống dẫn áp lực từ máy bơm vào máy khoan định hướng.
- Xác định hướng tuyến, vạch hướng tuyến trên thực địa.
C) CÔNG TÁC KHOAN PHÁ NGƯỢC
- Tiến hành khoan tới.
- Sử dụng chất lỏng chuyên dụng Bentonite để làm mềm đất và tạo vách, giữ cho đường khoan không bị sụp. Sau khi Bentonine khô cứng lại sẽ giúp cố định đường ống.
- Tháo mũi khoan, lắp đầu phá kéo ống khoan mồi về phá rộng đường khoan đến đường kính mong muốn.
- Tiến hành khoan phá ngược sử dụng Backreamer - 14” - 350 mm Kodiak đến các loại đầu phá từ 36" – 900 mm
D) CÔNG TÁC KÉO ỐNG HDPE D500
- Tiến hành đặt ống nhựa HDPE lên con lăn hỗ trợ kéo ống
- Gắn đầu chụp ống, gắp đầu phá, gắn ống nhựa HDPE vào đầu phá để kéo về.
- Tiến hành kéo ống HDPE sử dụng Backreamer 36” – 900 mm Barel.
- Kéo ống HDPE về với chất lỏng trợ lực chuyên dụng Bentonine.
Xem video: Khoan xuyên đường - Kỹ thuật khoan ngầm bằng robot dẫn hướng
E) CÔNG TÁC VỆ SINH
- Thu dọn công trường, tháo tiếp địa, tháo dàn neo máy.
- Tái lập các hố thế theo hiện trạng ban đầu.
- Vệ sinh công trường.
F) CÔNG TÁC NGHIỆM THU LẬP HỒ SƠ HOÀN CÔNG QUY TRÌNH THI CÔNG HDD
1.1 Mục đích của tài liệu
Tài liệu mô tả các điều kiện chung về công nghệ thi công khoan định hướng ngang HDD, thực hiện thi công khoan ngang HDD trong một dự án đường ống tại Việt Nam. Phương pháp thi công khoan ngang bằng robot được viết ra trên cơ sở các thông tin hiện có và dự kiến sẽ thay đổi theo thực tế tại công trường.
1.2 Phạm vi công việc:
Phạm vi công việc khoan ngang định hướng HDD bao gồm các hoạt động sau:
- Chuẩn bị sàn công tác và lắp đặt giàn neo cố định cho giàn khoan
- Di chuyển thiết bị tới và dời công trường của tất cả thiết bị khoan
- Cung cấp nước sạch tại điểm khoan xuống cho máy khoan ngầm HDD
- Lưu kho và quản lý dung dịch khoan
- Vận chuyển các bùn bôi trơn sau khi hoàn tất công việc các hố xuống và lên
- Khoan dẫn hướng
- Mở rộng đường khoan
- Lắp đặt ống HDPE vào trong lòng đất
- Quản lý giao thông Phạm vi công việc bao gồm các đoạn khoan định hướng HDD như sau:
VỊ TRÍ |
Chiều dài (m) |
Độ sâu (m) |
Cọc 7 đến Cọc 8 |
15m |
2 - 4m |
2/ Di chuyển thiết bị tới công trường và chuẩn bị công trường
2.1 Di chuyển thiết bị tới công trường:
Các thiết bị khoan robot theo hướng ngang sẽ được di chuyển từ trong nước từ Tp HCM và từ nước ngoài đến điểm tập kết để sẵn sáng di chuyển đến điểm thi công. Chỉ thiết bị cần thiết, quan trọng cho việc thi công được chuyển đến, các thiết bị, vật tư còn lại (Bentonite, ống khoan) sẽ được lưu giữ lại một địa điểm cho đến khi cần đến.
* Các thiết bị khoan robot bao gồm tối thiểu hạn mục sau:
- Các thiết bị khoan ngang HDD phù hợp cho việc thi công cho dự án này
- Cabin điều khiển và thiết bị phát hiệu lực. Hệ thống bồn trộn Bentonite và tái sử dụng Bentonite Hệ thống bơm áp lực cao, bể bơm Bentonite xuống lộ khoan
- Ống khoan và các thiết bị khoan robot khác bao gồm: Mũi khoan, đầu phá, thiết bị dẫn hướng….
- Vật tư phụ tùng và các trang thiết bị chế tạo cơ khí: Số lượng các trang thiết bị được vận chuyển tới công trường bao gồm các vật tư tiêu hao trong quá trình khoan, các trang thiết bị cứu trợ quá trình khoan (Xe tài, xe tài cẩu, máy xúc, cần cẩu), thiết bị kho tạm tại công trường, nhiện liệu và tất cả chất bôi trơn và các vật tư khác tại công trường.
2.2 Chuẩn bị công trường:
- Đường tạm vào công trường sẽ được sử dụng các đường giao thông công cộng hiện hữu hoặc thi công các đường mới và vận chuyển thiết bị vào vị trí công tác an toàn.
- Mặt đất nơi đặt thiết bị khoan robot với ống khoan phải được gia cố thật cứng, khu vực đặt máy khoan robot phải đảm bảo chịu được các thiết bị hạng nặng cũng như mưa lớn. Sơ đồ đặt các thiết bị chi tiết sẽ được thực hiện trước khi công việc khoan bắt đầu. Diện tích chính xác của khu vực đặt máy khoan robot có diện tích 5m x20m, một thiết bị gia cố dàn khoan sẽ được lắp đặt tại công trường trước khi dàn khoan được chuyển tới, thiết kế và thông số kỹ thuật của dàn neo máy khoan sẽ được quyết định dựa trên việc tính toán tại lực kéo dự kiến cho từng đoạn băng sông/ đường, công việc được tiến hành trên cơ sở làm việc 24 giờ tại tất cả các điểm.
2.3 Công trình hiện hữu:
- Các đường cáp trên không mà song song với đường khoan cần được đánh dấu bằng biển báo rõ ràng, các biển báo và bảng hiệu ở khu vực thi công có sự tham gia của cần cẩu và các điểm ra vào của thiết bị cần phải được đặc biệt chú ý trong quá trình di chuyển đến công trình hiện hữu. Tất cả các công trình ngầm hiện hữu có khả năng va chạm với đường khoan dự kiến lắp đặt hoặc tại sàn công tác đặt thiết bị khoan sẽ được kiểm tra vị trí chính xác để bảo đảm không bị hư hại trong quá trình thi công
- Các giấy phép để kiểm tra vị trí chính xác này cần được thông qua chủ sở hữu công trình ngầm này.
2.4 Cung cấp nước sạch:
Nguồn cung cấp nước sạch cho việc khoan ngang qua đường sẽ được lấy từ các con sông tại điểm khoan hoặc các nhà cung cấp nước sạch, nguồn cung cấp nước sạch phải được đảm bảo 60m3 /h cho một máy khoan tại điểm khoan.
3. Quản lý dung dịch khoan:
3.1 Dung dịch khoan tại công trường:
Một hố khoan diện tích 3m x 3m sẽ được bơm trực tiếp vào hệ thống lọc bùn vào các bốn chứa. Các dung dịch khoan trong bồn này sẽ được bơm qua ống khoan xuống đường khoan tạo thành một chu kỳ khép kín cho dung dịch khoan. Khi quá trình nong rộng đường khoan bắt đầu tại điểm xuống, một hố bùn diện tích 10m x5m sẽ được đào để chứa các dung dịch khoan trước khi được bơm trở lại hố xuống của mũi khoan để tái sử dụng qua đường ống sắt cáp quang.
Tất cả các chất thải và các dung dịch còn thừa của quá trình khoan qua đường sẽ được lưu giữ tại các hố được đào trên mặt đất và sẽ được vận chuyển ra khỏi công trường bằng xe tải hoặc bồn chứa tới nơi đổ chất thải.
Trong quá trình kéo ống vào trong lòng đất, rất nhiều chất thải bùn bôi trơn sẽ trào lên mặt đất, các chất thải này sẽ được chứa trong các hố được đào trên mặt đất và sẽ được vận chuyển ra khỏi công trường bằng xe tài hoặc bồn chứa tới nơi đổ chất thải hoặc vận chuyển đến các điểm khoan khác để tái sử dụng.
3.2 Chất lỏng khoan bị trào lên trên bề mặt dọc theo đường khoan trong khi khoan.
Điều này hay thường xảy ra, có những cách để làm giảm việc trào bùn này. Những cách thường được sử dụng: Sử dụng bơm, sử dụng ống để hút chất lỏng, sử dụng bao cát….
4/ Quá trình khoan:
Dựa trên các số liệu khảo sát địa chất, các quá trình khoan ngang qua đường sẽ được thực hiện sử dụng phương pháp phun chất lỏng để khoan dẫn hướng và một loạt các loại đầu phá để mở rộng đường khoan để kiểm tra các điều kiện địa chất và đạt được đường khoan tối ưu. Việc nong các đường khoan sẽ được thực hiện nhiều lần trước khi kéo ống vào lòng đất. Đường ống HDPE để lắp đặt cáp điện sẽ được khoan và lắp đặt trước khi khoan lắp đặt đường ống chính. Đường khoan dành cho cáp điện được sử dụng như đường hồi bùn cho đường ống chính.
4.1 Đường khoan dẫn hướng:
Đường khoan dẫn hướng được thực hiện bằng một mũi khoan có đường kính: 150mm và các phụ kiện của mũi khoan, mũi khoan này bao gồm một đầu sub dẻo, 1 sub dẫn hướng và 2 hộp chứa không nhiểm từ để chứa đầu phát sóng, đầu phát sóng sẽ được kiểm tra và cân chỉnh trước khi lắp đặt vào hộp chứa ở đầu mũi khoan, một lần kiểm tra cuối cùng sẽ được thực hiện trước khi bắt đầu khoan ngang qua đường kéo ống HPDE để được bảo đảm thiết bị phát sóng hoạt động tốt và đường khoan dẫn hướng được thực hiện với độ chính xác và cần thiết. Đầu phát sóng Subsite Wireline dùng cho các công trình khoan băng đường, tín hiệu từ đầu mũi khoan được truyền trực tiếp lên thiết bị thu sóng trên mặt đất để xác định độ sâu chính xác của mũi khoan. Hệ thống dẫn hướng Dci – Eclipse SST dùng cho các công trình băng sông/ đường, tín hiệu từ đầu mũi khoan sẽ truyền qua dây cáp trong ống khoan về máy khoan robot. Trên cơ sở đó nhân viên phụ trách máy dò của chúng tôi sẽ ghi chép lại và lập nên lý trình khoan thực tế của đường khoan. Lý trình khoan sẽ thể hiện rõ độ sâu của đường khoan.
4.2 Nong đường khoan:
Sau khi hoàn thành công việc khoan dẫn hướng, lỗ khoan sẽ được nong bằng hàng loạt các loạt đầu phá, kích thước loạt đầu phá và số lượng lần nong sẽ được quyết định dựa trên điều kiện đất trong quá trình khoan dẫn hướng. Quá trình nong sơ bộ bao gồm: Số lượng lần nong tiêu biểu bao gồm:
- Đầu phá: 225 mm
- Đầu phá: 315 mm
- Đầu phá: 400 mm
- Đầu phá: 450 mm
- Đầu phá: 630 mm
- Đầu phá: 630 mm đến 900mm
Trong quá trình nong, bùn sẽ trào ra, tại điểm xuống hoặc lên, bùn sẽ được bơm trở lại máy khoan từ điểm bơm qua một đường ống HDPE tại hố khoan.
5/ Lắp đặt ống HDPE vào lòng đất:
Ống HDPE trước khi được kéo vào lòng đất phải được giữ thẳng, càng thẳng càng tốt, ống sẽ được đặt trên các con lăn, một loạt các xe cẩu boom và loạt cần cẩu với các con lăn sẽ nâng đường ống HDPE để và/hoặc sử dụng các container hoặc bao cát để tạo giá đỡ cho tuyến ống HDPE độ dốc vừa phải trước khi xuống lòng đất.
6/ Công tác hàn ống HDPE:
Tiêu chuẩn lắp đặt ống:
§ Ống HDPE phải đảm bảo chất lượng tốt, lòng trong ống phải nhẵn bóng, tròn đều, không có vết sọc, các vết nứt méo và các khuyết tật khác.
§ Ống phải đặt thẳng, bằng phẳng, đảm bảo lỗ cống thông suốt từ hầm này tới hầm kia, độ uốn cong cho phép theo yêu cầu
§ Nối ống bằng phương pháp hàn đĩa nhiệt đảm bảo kín hơi và chắc chắn. Công tác hàn ống HDPE D500 và rải ống để sẵn sàng kéo sẽ do bên khách hàng đảm nhiệm.
7/ Báo cáo HDD:
Trong tất cả các pha khi dẫn hướng, phá ngược, làm sạch và lắp đặt ống, công nhân vận hành sẽ ghi chú lại tất cả những hoạt động. Các ghi chú này độc lập so với việc khảo sát thu thập dữ liệu của đơn vị giám sát. Những dữ liệu ghi chú được xem như là tài liệu dùng để khoan thật sự mà còn là tài liệu dùng để đình chỉ công việc. Tài liệu này để trong cabin và sẽ được lấy ra khi được cho phép. Các điểm sẽ được ghi chú lại cho mỗi đường khoan:
- Số ống khoan và chiều dài
- Thời điểm bắt đầu khoan
- Thời điểm kết thúc khoan
- Lực khoan và lực kéo.
- Lưu lượng bơm.
- Áp suất bơm
Tham khảo thêm Frac-out trong khoan ngang định hướng HDD là gì?
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm