Thuyết minh dự án trang trại nuôi tôm sú công nghệ cao khép kín

Theo nhận định của một số doanh nghiệp thu mua và chế biến thủy sản, giá tôm xuất khẩu trong quí IV sẽ tiếp tục ở mức cao. Vì hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang bước thời điểm cuối vụ thu hoạch chính vụ tôm công nghiệp nhưng nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới vẫn tăng cao. Thuyết minh dự án trang trại nuôi tôm sú công nghệ cao


Dự án nuôi tôm công nghệ cao khép kín

LỜI CẢM TẠ..................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN…......................................................................... ii

XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN….. iii

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN….................................. iv

DANH MỤC BIỂU BẢNG…........................................................... v

DANH MỤC HÌNH…..................................................................... vi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................... vii

TÓM TẮT...................................................................................... viii

CHƯƠNG 1....................................................................................... 1

MỞ ĐẦU........................................................................................... 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................... 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................. 2

CHƯƠNG 2....................................................................................... 4

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................. 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.......... 4

2.2. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU..................................... 4

2.2.1. Điều kiện tự nhiên............................................................. 4

2.2.1.1. Vị trí địa lý.................................................................... 4

2.2.1.2. Diện tích tự nhiên........................................................ 5

2.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên................................................ 5

2.2.2. Tiềm năng kinh tế Bạc Liêu.............................................. 6

2.2.2.1. Nông nghiệp................................................................ 6

2.2.2.1.1. Lúa......................................................................... 6

2.2.2.1.2. Rau đậu, trái cây.................................................... 6

2.2.2.1.3. Lâm nghiệp............................................................ 6

2.2.2.1.4. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.................................... 7

2.2.2.1.5. Thủy sản................................................................ 7

2.2.2.1.6. Muối...................................................................... 7

2.3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU. 7

2.3.1. Vị trí địa lý......................................................................... 7

2.3.2. Kinh tế huyện Đông Hải.................................................... 8

2.3.3. Văn hóa -xã hội huyện Đông Hải...................................... 8

2.3.3.1. Văn hóa........................................................................ 8

2.3.3.2. Xã hội.......................................................................... 9

2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG HẢI........................................................................................ 10

2.4.1. Diện tích sản xuất và cơ cấu mùa vụ huyện Đông Hải... 10

2.4.2. thị trường Tôm................................................................. 11

2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÔM....................................... 12

2.5.1. Nghiên cứu trong cả nước............................................... 12

2.5.2. Nghiên cứu ở Đông Hải – Bạc Liêu................................ 14

CHƯƠNG III................................................................................... 15

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 15

3.1. PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU................................. 15

3.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................................................... 15

3.3. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU................................................. 15

3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.............................. 15

3.4.1. Số liệu thứ cấp................................................................. 15

3.4.2. Số liệu sơ cấp................................................................... 16

3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU................................ 16

3.5.1 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan..................... 16

3.5.2. Phương pháp phân tích.................................................... 17

3.5.3. phương pháp thống kê mô tả........................................... 18

CHƯƠNG IV................................................................................... 19

KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................... 19

4.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ............................................... 19

4.1.1. Thông tin chủ hộ.............................................................. 19

4.1.1.1. Tuổi chủ hộ................................................................ 19

4.1.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ..................................... 20

4.1.1.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ.............................. 20

4.1.2. Thông tin nông hộ........................................................... 21

4.1.2.1. Thành viên gia đình................................................... 21

4.1.2.2. Trình độ học vấn cùa thành viên nông hộ.................. 22

4.1.2.3. Số thành viên tham gia sản xuất nông nghiệp............ 22

4.1.2.4. Tuổi và giới tính các thành viên nông hộ................... 22

4.1.2.5. Tình hình tín dụng của nông hộ.................................. 22

4.1.2.6. Thu nhập khác ngoài nông nghiệp............................. 22

4.1.2.7. Phương tiện sản xuất và sinh hoạt của nông hộ......... 22

4.1.2.8. Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật............................. 22

4.2. THÔNG TIN SẢN XUẤT..................................................... 22

4.2.1. Diện tích đất..................................................................... 26

4.2.2. lý do chọn mô hình......................................................... 26

4.2.3. Tập huấn kỹ thuật canh tác 22

4.2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm........................................... 28

4.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TẦN SUẤT THAY ĐỔI GIỐNG TÔM........................................................................ 29

4.3.1. Tổng quan hiện trang sử dụng giống tôm........................ 29

4.3.2. Tần suất thay đổi giống tôm............................................ 29

4.3.2.1. Hiện trạng thay đổi giống tôm trong sản xuất........... 29

4.3.2.2. Ảnh hưởng của tần suất thay đổi giống lên hiệu quả kinh tế của nông hộ.................................................... 30

4.3.3. phân tích các yếu tố Ảnh hưởng đến năng suất............... 32

4.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT TÔM THÂM CANH.............................................................. 32

4.4.1. Các yếu tố bên trong........................................................ 32

4.4.1.1. Điểm mạnh................................................................ 32

4.4.1.2. Điểm yếu................................................................... 33

4.4.2. Các yếu tố bên ngoài....................................................... 33

4.4.2.1. Cơ hội........................................................................ 33

4.4.2.2 Thách thức.................................................................. 34

4.4.2.3. Đánh giá tiềm năng của mô hình sản xuất Tôm thâm canh 34

4.4.2.4. Các mong muốn và đề xuất của nông hộ........................ 35

CHƯƠNG V.................................................................................... 36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 39

    1. KẾT LUẬN............................................................................ 39
    2. KIẾN NGHỊ........................................................................... 39

PHỤ LỤC CHƯƠNG 3…............................................................... 42

Dự án trang trại nuôi tôm thẻ

Chương 1. MỞ ĐẦU
Chương 2.  LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.3. Tổng quan huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

2.5. Tình hình nghiên cứu tôm
2.5.1. Nghiên cứu trong cả nước

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay, sản lượng tôm nuôi nước lợ có thể đạt tới 500.000 tấn, tăng 22,5% so với năm 2009. Tuy đạt nhiều kết quả khả quan nhưng hiện nay, người dân đang lo lắng vì bệnh dịch ở tôm đang diễn biến phức tạp.

Các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu cũng lâm vào tình trạng khó khăn, chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất do số lượng các nhà máy chế biến tôm gia tăng nhanh chóng cộng với nhiều nhà máy mở rộng dây chuyền sản xuất dẫn tới sản lượng tôm nguyên liệu không đủ cho chế biến, xuất khẩu.

  1. Dịch bệnh tràn lan

Ngay từ những tháng đầu năm 2010, nhiệt độ cao và biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, mặn xâm nhập… đã làm thiệt hại rất nhiều diện tích nuôi tôm sú ở vùng ĐBSCL. Ngoài ra, điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm chưa hoàn chỉnh, chưa có kênh cấp và kênh xả riêng biệt, hệ thống thủy lợi hiện đang sử dụng trong tiêu thoát nước nuôi tôm là hệ thống thủy lợi phục vụ cho canh tác nông nghiệp đã bị bồi lắng, ý thức người dân trong việc phòng chống dịch bệnh, dập dịch, ý thức nuôi tôm cộng đồng chưa cao, đây cũng là những nguyên nhân làm cho diện tích tôm bệnh tăng.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bạc Liêu, đến đầu tháng 9/2010, người dân đã thả gần 116.000 ha tôm, trong đó nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp hơn 7.600 ha, diện tích còn lại nuôi theo mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp với nhiều loại thủy sản khác. Nhưng do nhiễm vi rút vi bào tử xâm nhập, cộng thêm thời tiết bất lợi nên số diện tích bị thiệt hại khá lớn, đã có gần 20.000 ha tôm nuôi bị chết, gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ đồng.

Tại tỉnh Kiên Giang, đã có trên 10.000 ha tôm nuôi trên nền đất lúa ở các huyện thuộc vùng U Minh Thượng bị thiệt hại, do xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng. Nhiều nông dân phải thu hoạch sớm để bù vào chi phí bỏ ra đầu vụ. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Kiên Giang đã thả giống 81.163 ha tôm sú, tập trung phần lớn ở 4 huyện vùng U Minh Thượng. Theo phản ánh từ các hộ dân nuôi tôm, giá tôm đang ở mức cao, tình hình dịch bệnh cũng khó đoán, nên khi ao tôm có vấn đề, nhiều hộ nuôi tiến hành thu hoạch ngay.

Từ đầu tháng 7/2010 đến nay, tình trạng tôm chết đột ngột ở Sóc Trăng diễn ra nhanh, diện tích thiệt hại cũng tăng một cách nhanh chóng. Không chỉ là mô hình nuôi quảng canh cải tiến, lần này đến lượt các diện tích nuôi công nghiệp và bán công nghiệp với kỹ thuật nuôi tiên tiến cũng bị thiệt hại nặng. Theo Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, diện tích thiệt hại chủ yếu ở các ao tôm 80 ngày tuổi trở lại, còn tôm trên 3 tháng tuổi vẫn đang phát triển bình thường. Lúc đầu chỉ có một vài ao thiệt hại, nhưng sau đó tốc độ thiệt hại tăng dần lên. Đến nay đã trên 5.000 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Vĩnh Châu, Trần Đề. Các kết quả xét nghiệm mẫu đều chưa xác định được tác nhân gây bệnh.

Tại Tiền Giang, vào những tháng đầu năm (tháng 2-3), tình hình dịch bệnh cũng xảy ra đồng loạt tại một số khu vực, nhất là những hộ nuôi tôm trước lịch khuyến cáo của tỉnh. Tuy nhiên, những tháng tiếp theo tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Đến nay, diện tích tôm bệnh trên địa bàn tỉnh là 172,6ha. Người nuôi tôm đang bước vào giai đoạn thu hoạch cuối vụ chính đối với tôm sú và thu hoạch vụ 3 đối với tôm thẻ. thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản

  1. Không đủ tôm nguyên liệu chế biến Xuất Khẩu

Theo nhận định của một số doanh nghiệp thu mua và chế biến thủy sản, giá tôm xuất khẩu trong quí IV sẽ tiếp tục ở mức cao. Vì hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang bước thời điểm cuối vụ thu hoạch chính vụ tôm công nghiệp nhưng nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới vẫn tăng cao. Đặc biệt, nguồn tôm cỡ lớn để xuất khẩu đi Mỹ không đủ để chế biến mặc dù đơn hàng cho loại này kể từ sau sự cố tràn dầu ở vịnh Mehico, Mỹ tăng rõ rệt. Các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL chỉ hoạt động khoảng từ 50 đến 60% công suất.

Vì thiếu tôm sú cỡ lớn, trong khi đây là mặt hàng tiêu thụ chính ở Mỹ, nên các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng cách đẩy giá thu mua lên cao mới có tạm đủ nguồn cung để giữ chân khách hàng trong khi chờ các đợt thu hoạch tôm quảng canh tới. Thực tế này đã làm cho việc kinh doanh thiếu hiệu quả.

Tình hình thiếu nguyên liệu có phần do việc tôm nuôi ở Sóc Trăng hồi đầu tháng 7/2010 đã bị chết hàng loạt, trong khi đây là tỉnh cung cấp lượng tôm nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ.

Hiện nay, giá tôm thương phẩm ở ĐBSCL vẫn đang đứng ở mức khá cao, loại 20 con/kg giá 180.000 đồng/kg, 30 con/kg 140.000 đồng/kg. Đối với tôm xuất khẩu, giá xuất khẩu trung bình tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng từ 5 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù giá tôm xuất khẩu tăng mạnh nhưng chỉ những doanh nghiệp nào tự túc được nguồn nguyên liệu, nói cách khác là có đầu tư từ khâu nuôi trồng cho đến sản xuất, là đạt được lợi nhuận cao, trong khi phần lớn doanh nghiệp hiện nay vẫn chỉ thu mua lại từ nguồn tôm nuôi trong dân.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), dự báo trong các tháng còn lại, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung cấp  từ vịnh Mexico vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn từ sau vụ tràn dầu hồi tháng 4. Thị trường Nhật Bản với các loại tôm cỡ nhỏ hơn sẽ tiếp tục được doanh nghiệp quan tâm, khi giữ mức tăng trưởng ổn định về giá lẫn số lượng nhập khẩu. Thị trường Mỹ và Nhật Bản hiện chiếm tổng cộng gần 50% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng Cục Thủy sản, đến hết tháng 8/2010, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đạt khoảng 222.480 tấn trên 39% diện tích thả nuôi. Trong đó, Cà Mau và Bạc Liêu là 2 tỉnh có sản lượng tôm đã thu hoạch nhiều nhất với 45.490 tấn và 39.859 tấn.

Còn tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, vào thời điểm chính vụ, nguồn tôm nguyên liệu chỉ đáp ứng tối đa 70-80% công suất các nhà máy chế của tỉnh. Mỗi năm, Cà Mau có thể chế biến 150.000 tấn tôm thành phẩm. Tuy nhiên, hiện năng suất của toàn tỉnh cũng chỉ đạt 10.000 tấn/tháng. Tổng sản lượng tôm chế biến của Bạc Liêu 9 tháng đầu năm đạt 20.118 tấn với 15 nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, mặc dù năm nay, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng nhưng do diện tích thả nuôi tôm nước lợ tăng, nên sản lượng tôm không giảm. Mặt khác, nhu cầu trên thế giới gia tăng và điều kiện thị trường năm nay cũng khá thuận lợi. Bởi vậy, có thể dự báo sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta năm 2010 sẽ đạt kết quả khả quan.

Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính đến ngày 15/8/2010, Việt Nam xuất khẩu 122.702 tấn tôm, thu về 1,02 tỉ USD. 

Thuyết minh dự án đầu tư: Dự án trang trại nuôi tôm thẻ 

2. Nghiên cứu ở Đông Hải – Bạc Liêu

Hiện nay, giá tôm thương phẩm tại Đông Hải vẫn đứng ở mức cao, loại 20 con/kg giá dao động từ 200.000 - 220.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá dao động từ

170.000 – 190.000 đồng/kg. Theo nhận định của các doanh nghiệp thu mua và chế biển thủy sản thì giá tôm xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng cao, dẫn đến người dân sẽ ồ ạt thu hoạch tôm để bán cho được giá cao, gây ảnh hưởng đến nguồn thu tôm nguyên liệu cỡ lớn, trong khi đây là mặt hàng tiêu thụ đạt hiệu quả cao.

Mặc dù giá tôm đạt ở mức cao nhưng nguồn tôm nguyên liệu chỉ đáp ứng khoảng 70 – 75% cho các công ty chế biến thủy sản, tình hình thiếu nguyên liệu có phần do việc tôm nuôi ở các xã Long Điền, Long Điền Tây, Điền Hải hồi đầu tháng 9/2010 đã bị chết hàng loạt, do giá tiếp tục tăng cao nên người dân vì lợi nhuận cao nên hấp tấp trong việc cải tạo lại ao nuôi cho vụ sau, rút ngắn thời gian xử lý ao nên khi thả nuôi lại vụ tiếp theo tôm đã chết hàng loạt, cho dù đã được tập huấn trước đó.

Dự án nuôi tôm công nghệ cao

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi giới hạn nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: những nông hộ nuôi tôm thâm canh của huyện Đông 
Hải, tỉnh Bạc Liêu.

   Nội dung nghiên cứu: hiện trạng nuôi tôm của các nông hộ và hiệu quả của mô hình.


Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2010 đến 12/2010


Địa điểm nghiên cứu: các vùng chuyên canh tôm thâm canh của huyện Đông 
Hải, tỉnh Bạc Liêu.

    1. Câu hỏi nghiên cứu


Việc chuyển đổi mô hình nuôi tôm quảng canh sang thâm canh mang lại lợi thế 
gì cho người dân của huyện?

   Mô hình nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thu nhập cao hơn?

   Việc chuyển đổi mô hình trong việc sản xuất của huyện sẽ bị tác động bởi các yếu tố nào?


Những định hướng nào và những giải pháp gì cho việc chuyển đổi mô hình sản xuất từ tôm quảng canh sang tôm thâm canh đi đến hiệu quả cao nhất?

3.3. Giả thuyết nghiên cứu


Sự chuyển đổi mô hình canh tác từ tôm quảng canh sang tôm thâm canh đã tác động lên đời sống kinh tế xã hội của nông dân và nông hộ vung chuyển đổi theo hướng hiệu quả kinh tế cao.

   Vấn đề tiêu thụ sản phẩm trên thị trường sẽ phát triển theo hướng hiệu quả.


Sự chuyển dịch các mô hình canh tác theo hướng bền vững, sử dụng và quản lý

tài nguyên nông nghiệp hợp lý, hạn chế rủi ro và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

3.4. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1. Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu từ các cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, huyện và xã. Thu thập thông tin thông qua ban lãnh đạo các cấp, cán bộ khuyến nông, chủ nhiệm các câu lạc bộ và các nông dân sản xuất giỏi thu thập thông tin về vùng khảo sát.

Những thông tin từ niên giám thống kê của Cục thống kê, Chi cục thống kê tỉnh và huyện, thông tin từ internet....

Các báo cáo hằng năm của Phòng Nông Nghiệp, trạm Khuyến Nông, trạm Bảo vệ thực vật huyện Đông Hải.

Các trang website có liên quan đến hoạt động nuôi tôm ở Đông Hải.

Các tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.

3.4.2. Số liệu sơ cấp

  1. Phỏng vấn KIP

Phỏng vấn nhóm (PRA):được áp dụng để chuẩn đoán các trở ngại. Một số nội dung thực hiện PRA cấp tỉnh và huyện:


Các hệ thống canh tác phổ biến, đang chuyển đổi mạnh và lợi thế phát triển.

   Những thuận lợi và khó khăn của các hệ thống canh tác.

   Những chính sách tác động đến chuyển đổi hệ thống canh tác.


Đánh giá tính bền vững của hệ thống canh tác.


Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và rủi ro của các mô hình canh tác phổ biến.

  1. Phỏng vấn nông hộ

Thu thập thông tin bằng phỏng vấn trực tiếp các nông hộ chuyên canh tôm thâm canh của huyện. Tổng số mẫu điều tra là 36 hộ. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng (giàu, trung bình, nghèo). Bảng câu hỏi soạn sẵn (xem phụ lục) bao gồm các nội dung sau:

    • Đặc điểm nông hộ
    • Tài nguyên nông hộ
    • Kỹ thuật canh tác tôm thâm canh
    • Lao động
    • Tín dụng, nhu cầu vốn
    • Giá cả
    • Sản lượng và thu nhập nông hộ
    • Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất của nông hộ
    • Đề xuất ý kiến của nông hộ
    1. Phương pháp phân tích số liệu
      1. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

Phương pháp hồi quy tương được sử dụng để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm.

Mục đích của phương pháp hồi quy tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân).

Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập (xi).

Phương trình hồi quy tương quan có dạng:

Y = a + b1x1 + b2x2 + … + bixi

Trong đó:

Y: năng suất Tôm.

a: là hệ số tự do, nó cho biến giá trị của biến Y khi các biến x1, x2,…,xi bằng 0.

x1, x2,…,xi: các yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình (biến giải thích).

b1, b2,…, b3: gọi là hệ số hồi quy, hệ số hồi quy cho biết ảnh hưởng từng biến độc lập

lên giá trị của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ cố định.

3.5.2 Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là một công cụ để giúp xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng bên ngoài (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trình phát triển.

  • S (Điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn (hiện tại).

  • W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp hạn chế phát triển (hiện tại).

  • O (Cơ hội): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hoá sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được (tương lai).

  • T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (tương lai).

SWOT

Phân tích nội bộ

(S) Các điểm mạnh

(W) Các điểm yếu

Phân

(O) Các cơ hội

O+S: Kết hợp thế

O+W: Kết hợp cơ hội để

tích

mạnh để tận dụng cơ

khắc phục điểm yếu

bên

hội

ngoài

(T) Nguy cơ thách

T+S: Kết hợp điểm

T+W: Khắc phục khó

thức

mạnh để hạn chế

khăn và vượt qua thách

những nguy cơ

thức

  • Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS

3.5.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả tình hình sản xuất và thực trạng của nông hộ đang canh tác mô hình tôm quảng canh và tôm thâm canh tại huyện Đông Hải.

  • Nghiên cứu này sử dụng các công cụ thống kê trong xử lý và phân tích số liệu.

  • Phương pháp ước lượng khoảng tin cậy để ước lượng khoảng tin cậy của các chỉ tiêu nghiên cứu (số trung bình, tỉ lệ, v. v.).

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    1. Tổng quan về nông hộ

Tình hình tổng quan của 36 nông hộ thâm canh được điều tra tại các xã Long Điền, An Phúc, Long Điền Tây, Long Điền Tiến, An Trạch, Định Thành huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.

      1. Thông tin về chủ hộ
        1. Tuổi chủ hộ

Kết quả điều tra 36 hộ cho thấy đa phần chủ hộ là nam, chỉ có 3 chủ hộ được phỏng vấn là phụ nữ. Có 30 chủ hộ trong độ tuổi lao động (từ 18-60 tuổi) chiếm 83,33%, 6 chủ hộ có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 16,67%, không có chủ hộ nào dưới 18 tuổi. Người có tuổi cao nhất được ghi nhận là 80 tuổi, người có tuổi thấp nhất là 29 tuổi và độ tuổi trung bình là 50 tuổi. Tuổi tác có ảnh hưởng rất lớn đến kinh nghiệm sản xuất. Thông thường ở những vùng sản xuất nông nghiệp, đa phần chủ hộ đều là nông dân và tham gia sản xuất từ rất sớm nên kinh nghiệm sản xuất sẽ được tích lũy theo độ tuổi tăng dần.

Mặt khác, đa phần độ tuổi chủ hộ được điều tra là từ 29-60 tuổi, điều này cũng thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm năng cao hiệu quả sản xuất.

Bảng 4.1: Sự phân bố tuổi chủ hộ

Tuổi

Tần số

Phần trăm (%)

29-60

30

83,33

>60

6

16,67

Tổng

36

100,00

Trung bình

50,15

Độ lệch chuẩn

12,72

Khoảng biến động

29 - 80

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

        1. Trình độ học vấn của chủ hộ

Bảng 4.2 cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ nằm trong trình độ phổ thông, 5 người đạt ở trình độ cấp III chiếm 13,88% và đa số chỉ đạt trình độ cấp I và cấp II. Có 20 người ở trình độ cấp I, chiếm 55,56% và 11 người ở trình độ cấp II, chiếm 30,56%. Chủ hộ có trình độ học vấn cao nhất là lớp 12, trình độ thấp nhất là lớp 1. Trình độ học

vấn có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức mới, cập nhật thông tin khoa học kỹ

thuật, tổ chức sản xuất nông hộ (Nguyễn Thanh Hiền, 2009).

Bảng 4.2: Sự phân bố trình độ học vấn chủ hộ

Trình độ học vấn

Tần số

Phần trăm (%)

Cấp I

20

55,56

Cấp II

11

30,56

Cấp III

5

13,88

Tổng

36

100,00

Trung bình

1,68

Độ lệch chuẩn

0,72

Khoảng biến động

1-12

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

        1. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Qua kết quả điều tra cho thấy có 10 hộ chiếm 27,78% có kinh nghiệm sản xuất dưới 5 năm, có 19 hộ chiếm 52,78% có kinh nghiệm sản xuất từ 5-10 năm, và có 7 hộ chiếm 19,44% có kinh nghiệm sản xuất trên 10 năm. Người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm nhất là 18 năm, thấp nhất là 2 năm và trung bình là 12,78 năm. Kết quả điều tra cho thấy nông dân trong huyện có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất, gắn bó với công việc nuôi tôm rất lâu. Tuy nhiên cũng có một số người có nhiều năm kinh nghiệm nhưng bảo thủ do đó khi thâm nhập và chuyển giao khoa học kỹ thuật cần phải có thời gian, mở các lớp tập huấn, hội thảo, điểm trình diễn để giúp nông dân có kiến thức mới trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hiện nay (Nguyễn Văn Tâm, 1988).

Bảng 4.3: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Kinh nghiệm sản xuất

Tần số

Phần trăm (%)

<5

10

27,78

5-10

19

52,78

>10

7

19,44

Tổng

36

100,00

Trung bình

12,78

Độ lệch chuẩn

5,98

Khoảng biến động

2-18

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

      1. Thông tin nông hộ
        1. Thành viên gia đình

Số thành viên gia đình trung bình của nông hộ là 4 người, cao nhất là 7 người và thấp nhất là 2 người. Dựa theo số người trong gia đình, hộ được phân chia thành 3 nhóm: nhóm hộ ít người (2-3 người), nhóm hộ trung bình (4-6 người) và nhóm hộ đông người (>6 người). Kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ có số người trung bình là 22 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất 81,67%, có 10 hộ ít người chiếm 16,67% và có 4 hộ đông người chiếm 1,66%.Số nhân khẩu trong gia đình là tiềm năng lao động trong nông hộ, số nhân khẩu tham gia vào các hoạt động sản xuất của nông hộ là lực lượng đóng góp rất lớn vào nguồn thu nhập của nông hộ. Càng nhiều lao động tham gia vào sản xuất thì nguồn thu nhập của nông hộ càng phong phú.

Bảng 4.4: Thành viên gia đình nông hộ

Thành viên gia đình

Tần số

Phần trăm (%)

2-3

10

27,78

4-6

22

61,11

>6

4

11,11

Tổng

36

100,00

Trung bình

4,28

Độ lệch chuẩn

0,92

Khoảng biến động

2-7

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

        1. Trình độ học vấn các thành viên nông hộ

Tổng số thành viên của 36 nông hộ được điều tra là 163 người. Ngoài thông tin về chủ hộ đã trình bày phần 4.1.1, còn lại 127 người là những thành viên khác. Trong 127 người này, số trẻ em chưa đi học chiếm 7,87%, trình độ học vấn phổ thông chiếm 91,34%. Đặc biệt có 9 người đạt trình độ đại học và 2 người trung cấp cao đẳng chiếm 8,66%. Nhìn chung, hầu hết người dân ở đây đều biết chữ, đây là một thuận lợi trong việc sản xuất của nông hộ. Biết đọc biết viết sẽ giúp họ tìm hiểu được những thông tin mới, biết tính toán chi phí, lợi nhuận trong sản xuất tốt hơn. Bên cạnh đó, nông hộ còn cho biết những thành viên trong gia đình muốn có trình độ cao đẳng đại học để tìm kiếm những việc làm khác ngoài nông nghiệp cho thu nhập cao hơn.

Bảng 4.5: Trình độ học vấn các thành viên nông hộ

Trình độ học vấn

Tần số

Phần trăm (%)

Không (chưa) đi học

10

7,87

Cấp I

48

37,80

Cấp II

25

19,69

Cấp III

33

25,98

TC/CĐ

2

1,57

ĐH

9

7,09

Tổng

127

100,00

Trung bình

2,5

Độ lệch chuẩn

1,87

Khoảng biến động

0-14

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

        1. Số thành viên tham gia sản xuất nông nghiệp

Trong 127 thành viên nông hộ nói trên có 38 người trực tiếp tham gia cả quá trình sản xuất nông nghiệp cùng với chủ hộ, chiếm 29,92%. Các thành viên còn lại trong gia đình là người già, trẻ em và phụ nữ chỉ phụ giúp một số công việc như đi chợ, mua thuốc, thu hoạch… Ngoài sản xuất nông nghiệp thì nông hộ còn buôn bán, làm mướn, làm công nhân để có thêm thu nhập. Một số hộ có thành viên là giáo viên, cán bộ công nhân viên.

        1. Tuổi và giới tính các thành viên nông hộ

Kết quả điều tra cho thấy thành viên gia đình (không tính chủ hộ) là người già 12 người chiếm 9,45%, họ không còn khả năng lao động chỉ phụ giúp những công việc nhẹ trong gia đình. Trẻ em chưa đến tuổi lao động và còn đi học 26 người chiếm 20,47%. Số người trong độ tuổi lao động là 89 người chiếm 70,08%. Số người già và trẻ em của nông hộ tương đối cao chiếm 29,92%, đây là những người không tạo ra thu nhập mà chủ yếu sống dựa vào những người đang lao động khác nên đã gây nhiều áp lực cho những thành viên còn lại trong gia đình.

quy trình nuôi tôm công nghệ cao khép kín

Bảng 4.6: Độ tuổi các thành viên nông hộ

Tuổi

Tần số

Phần trăm (%)

Người già ( > 60 )

12

9,45

Trẻ em, còn đi học

( < 18 )

26

20,47

Độ tuổi lao động

( Từ 18 – 60 )

89

70,08

Tổng

10

100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

Trong số thành viên nói trên, nam giới là 70 người chiếm 55,12%, nữ giới 57 người chiếm 44,88%. Vai trò của nam giới rất quan trọng sản xuất ở nông thôn vì họ cũng là lao động chính trong gia đình. Bên cạnh những công việc chính thì còn phải chăm sóc con cái, quản lý công việc trong gia đình đồng thời cũng quản lý tiền bạc và chi tiêu trong gia đình. Ngoài những công việc đó thì nam giới còn có thể buôn bán nhỏ hay làm mướn thêm để góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

        1. Tình hình tín dụng nông hộ

Qua kết quả điều tra cho thấy có 26 nông hộ ( chiếm 72,22% ) sử dụng vốn nhà trong sản xuất nông nghiệp. Số người vay vốn để đầu tư cho sản xuất là 10 nông hộ chiếm 27,78%, số tiền vay từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Địa điểm vay chủ yếu ở Ngân hàng Nông nghiệp huyện và quỹ Tín dụng Đông Hải với lãi suất từ 0,97 đến 1,5%, trong đó có một hộ vay tư nhân với lãi suất khá cao là 2%, thời gian vay từ 4 đến 12 tháng.

Bảng 4.7: Các nguồn vốn vay

Nguồn vay

Tần số

Phần trăm (%)

Vay tư nhân

1

10,00

Vay quỹ tín dụng

3

30,00

Vay NHNN

6

60,00

Tổng

10

100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

Tuy nhiên, phần lớn nông hộ không vay cho biết vẫn không đủ vốn để đầu tư cho sản xuất nên việc mua vật tư nông nghiệp trả sau với giá cao đã trở thành thói quen trong sản xuất. Điều này đã làm chi phí sản xuất tăng lên, làm giảm lợi nhuận nông hộ. Hơn nữa, nông hộ ngày càng gặp khó khăn trong tái sản xuất vì thiếu vốn.

        1. Thu nhập khác ngoài nông nghiệp

Kết quả điều tra cho thấy 61,11% hộ có nguồn thu nhập thuần từ nông nghiệp. Các hộ còn lại có thêm nguồn thu nhập phụ ngoài sản xuất nông nghiệp là 14 hộ chiếm 38,89%. Trong đó, có 5 hộ buôn bán thêm, 3 hộ có các thành viên là cán bộ-công nhân viên và giáo viên, 6 hộ có người làm công nhân hoặc làm thuê. Điều tra cho biết nguồn thu nhập phụ không chỉ góp phần chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể đầu tư vào sản xuất của nông hộ.

Bảng 4.8: Thu nhập ngoài nông nghiệp của nông hộ

Thu nhập

Tần số

Phần trăm (%)

Buôn bán

5

35,71

Công nhân-làm thuê

6

42,86

CB CNV- GV

3

21,43

Tổng

14

100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

        1. Phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt của nông hộ

Kết quả điều tra cho thấy đa số nông hộ (36 hộ) có đầy đủ phương tiện sản xuất (do đây nghiên cứu mô hình là nuôi tôm công nghiệp) chiếm 100%. Hầu hết các nông hộ đều có các thiết bị truyền thông như tivi, radio, ngoài ra còn có xe gắn máy, xe đạp để thuận lợi cho việc đi lại.

        1. Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật

Kết quả Bảng 4.9 cho thấy số nông hộ học hỏi kỹ thuật sản xuất qua nhiều phương tiện truyền thông.

Nguồn thông tin kỹ thuật     Tần số     Phần trăm

  Tổng                                   134          100,00          

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

Học hỏi qua các chương trình trên tivi chiếm tỉ lệ cao nhất 24,63%, kế đến là tìm hiểu qua tập huấn hội thảo 23,13%, học hỏi từ nông dân khác 19,40%, qua báo, đài 18,66%. Số nông hộ sản xuất dựa vào kinh nghiệm của bản thân chiếm tỉ lệ thấp nhất 14,18%. Điều này chứng tỏ rằng nông dân nơi đây nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật, muốn sản xuất đạt hiệu quả thì không chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải tích cực tìm hiểu thông tin qua những nguồn khác nhau để tăng thêm hiểu biết cho bản thân.

    1. Thông tin sản xuất
      1. Diện tích đất

Kết quả điều tra diện tích sản xuất của nông hộ được thể hiện ở Bảng 4.10 cho thấy 12 hộ (33,33%) có diện tích đất dưới 1 ha, 20 hộ (55,56%) có diện tích biến thiên từ 1-2 ha và 4 hộ (11,11%) có diện tích trên 2 ha. Kết quả điều tra cũng cho biết hộ có diện tích nhỏ nhất là 0, 5 ha, hộ có diện tích lớn nhất là 5 ha và diện tích sản xuất trung bình là 1,23 ha.

Bảng 4.10: Diện tích sản xuất nông hộ

Diện tích sản xuất

Tần số

Phần trăm

(%)

<1

12

33,33

1-2

20

55,56

>2

4

11,11

Tổng

36

100,00

Trung bình

1,23

Độ lệch chuẩn

0,88

Khoảng biến động

0, 5-5

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

Đông Hải là vùng chuyên canh tôm thâm canh lớn của tỉnh Bạc Liêu, vì vậy diện tích sản xuất của nông hộ ở mức khá cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung sản xuất qui mô lớn rất phù hợp cho vùng chuyên canh tôm thâm canh của tỉnh. Từ đó có thể tập trung sản phẩm thành một kênh phấn phối lớn góp phần xây dựng thương hiệu cho con tôm ở Đông Hải.

      1. Lý do chọn mô hình

Theo kết quả ở Bảng 4.11 cho thấy nông dân nơi đây có thâm niên về nuôi tôm rất lâu, có những hộ đã thực hiện mô hình trên 15 năm. Tuy nhiên, trước kia thì người dân nơi đây trồng lúa là chủ yếu nhưng vì nhiều lí do khác nhau nên người dân đã chuyển sang nuôi tôm.

Qua kết quả điều tra (Bảng 4.11) cho thấy 37,50% nông hộ đã chọn mô hình chuyên canh tôm thâm canh là do tôm nuôi cho năng suất cao hơn và lợi nhuận nhiều hơn. Một số lý do khác là tôm bán tươi không qua xử lý chiếm 21,25% và tôm bán có giá chiếm 11,25%. Các nông hộ còn lại thì cho rằng sản nuôi tôm do có thị trường đầu ra, làm theo người khác hoặc làm theo chủ trương của Huyện. Kết quả điều tra cho thấy, người dân nơi đây chủ động trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế hơn mô hình cũ. Tiêu chí lợi nhuận mang lại từ sản xuất được nông hộ đặt lên trên hết. Một số hộ muốn kết hợp với mô hình canh tác khác nhưng không thể thực hiện vì sợ rủi ro, lo bị thiệt thòi khi không làm theo chủ trương của Nhà nước.

Bảng 4.11: Lý do chọn mô hình chuyên canh tôm thâm canh

Lí do

Tần số

Phần trăm (%)

Lợi nhuận cao hơn

30

37,50

Giá bán cao hơn

9

11,25

Tôm bán tươi không qua xử lý

17

21,25

Có đầu ra

4

5,00

Làm theo người khác

8

10,00

Làm theo chủ trương

5

6,25

Không thay đổi

7

8,75

Tổng

80

100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

      1. Tập huấn kỹ thuật canh tác

Mặc dù người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm nhưng để trồng nếp giữ được năng suất mà giảm được chi phí thì cần phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm qua huyện Đông Hải đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo với mục đích đưa khoa học kỹ thuật đến người dân. Từ năm 2007 đến năm 2009 Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đông Hải đã tổ chức được 446 buổi tập huấn, hội thảo, khuyến nông với 13.210 lượt người tham dự (Theo Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất nông nghiệp huyện Đông Hải từ năm 2007 đến 2009). Nội dung tập huấn chủ yếu là bệnh vi rút, vi khuẩn, nấm, những bệnh dinh dưỡng, độc chất, môi trường, những bệnh chưa rõ nguyên nhân, nguyên sinh động vật, bệnh rickettsia…..Tuy nhiên theo kết quả điều tra cho thấy mặc dù Phòng nông nghiệp có tổ chức tập huấn nhưng vẫn có một số nông hộ không tham dự. Những nông hộ không tham dự tập huấn phần lớn là do họ cho rằng mình có kinh nghiệm nên không đi tham dự tập huấn, bên cạnh đó thì thông tin về tập huấn, hội thảo chưa thật sự đến với người dân kịp thời. Tuy được tập huấn nhưng các nông dân này cho biết họ rất ít ứng dụng bài bản vào sản xuất vì sợ rủi ro, nên hiện nay họ vẫn canh tác theo kinh nghiệm và thói quen.

Bảng 4.12: Tập huấn, hội thảo kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật canh tác

Tần số

Phần trăm (%)

Dinh dưỡng

Độc chất, môi trường

12

21,82

5

9,10

Vi rút

5

9,10

Vi khuẩn Nấm

11

20,00

6

10,91

Những bệnh chưa rõ nguyên nhân Bệnh Rickettsia

1

1,82

1

1,82

Nguyên sinh động vật

14

25,45

Tổng

55

100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

      1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Đông Hải là vùng chuyên canh về con tôm cho nên thương lái đến đây chủ yếu là mua tôm và việc bán tôm rất thuận lợi. Có rất nhiều thương lái đến thu mua và bán lại cho các nhà máy chế biến khoảng 82,27%, phần còn lại bán cho các mối bán lẻ ở chợ và các hộ gia đình.

Hầu hết nông hộ tại đây đều bán sản phẩm cho thương lái, cá biệt một hộ sản xuất tôm bán lại trực tiếp cho nhà máy chế biến. Thị trường tiêu thụ như vậy đã phần nào ổn định đầu ra cho nông dân, góp phần ổn định tâm lý cho người dân an tâm sản xuất. Đáp viên cũng cho biết thêm nông hộ bán sản phẩm cho thương lái là do được mua giá cao (76,67%), và do quen biết (23,33%). Như đã trình bày trên, do có nhiều thương lái mua tôm nên người dân không sợ bị ép giá, thu nhập nông hộ không bị ảnh hưởng nhiều trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Trước đây, do chưa có đầu ra ổn định nên sản xuất tôm gắn với các công ty chế biến, nhưng hiện nay thì sản phẩm tôm Đông Hải không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác như Mỹ, Úc, Nhật…

Nói về thuận lợi và khó khăn khâu thu hoạch, 18,33% nông hộ cho biết gặp khó khăn khi thu hoạch, nhất là vào vụ Hè Thu gặp thời điểm mưa bão, vận chuyển rất khó.

Một khó khăn khác là giá tôm lên xuống thất thường làm cho thu nhập gia đình không ổn định, nếu giá tôm xuống thấp có thể bị lỗ do chi phí sản xuất cao.

    1. Hiện trạng sử dụng và tần suất thay đổi giống tôm
      1. Tổng quan hiện trạng sử dụng giống tôm

Đông Hải với hệ thống kênh gạch chằng chịt đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đặc biệt là cung cấp nguồn nước cho ao nuôi tôm. Hiện nay, Đông Hải đang sản xuất với hình thức ba năm hai vụ và diện tích bình quân hàng năm khoảng 38.000 ha. Năm 2008, tổng diện tích tôm nuôi thâm canh 38.747,04 ha, năng suất bình quân là 8,09 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 313,463,55 tấn.

Theo báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Hải thì giống tôm sử dụng hiện nay có hai loại: tôm thân trắng và tôm thân đỏ, đặc biệt tôm thân đỏ có đặc trưng là mau lớn và rất phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Các giống tôm nói trên được đưa vào sản xuất khá lâu, do thời gian sử dụng lâu như vậy nên hai loại giống này không còn độ thuần đáp ứng yêu cầu sản xuất, hiện tại thì các Viện, Trường, Trạm, Trại giống đang cố gắng lai tạo hai loại giống này để người dân tiếp tục sản xuất.

      1. Tần suất thay đổi giống tôm
        1. Hiện trạng thay đổi giống trong sản xuất

Kết quả Bảng 4.11 cho thấy 78% nông hộ thay đổi giống thường xuyên từ 1-2 lần/năm, trong đó số hộ thay đổi giống hàng vụ là 44,44%, thay đổi giống hàng năm là 30,56%. Số hộ còn lại lâu thay đổi giống hơn, sau 2-3 năm thay đổi một lần. Đa phần nông dân thay đổi giống bằng cách mua tôm giống tại trại giống ở địa phương và các tỉnh ven biển miền trung.

Bảng 4.13: Tần suất thay đổi giống tôm

Tần suất

Tần

số

Phần

trăm (%)

1 lần/vụ

16

44,44

1 lần/năm

11

30,56

1 lần/2-3 năm

8

22,22

1 lần/hơn 3 năm

1

2,78

Tổng

36

100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, năm 2010

        1. Ảnh hưởng của tần suất thay đổi giống lên hiệu quả kinh tế của nông hộ

Nông hộ được phân thành ba nhóm theo tần suất thay đổi giống. Nhóm ít thay đổi giống có 9 hộ, nhóm thay đổi giống 3 vụ một lần có 11 hộ và nhóm thay đổi giống thường xuyên có 16 hộ. Qua phân tích cho thấy tần suất thay đổi giống không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các nhóm nông hộ (Bảng 4.14).

Năng suất bình quân của ba vụ trong năm là 8,09 tấn/ha. Giá bán bình quân là 176.667 đồng/kg (30con/kg). Trong đó tổng chi phí trung bình của nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/2-3 năm là 976,5 triệu đồng/vụ/ha, nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/năm là 972,3 triệu đồng/vụ/ha, và nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/vụ là 1.051,4 triệu đồng/vụ//ha. Trong đó, tổng thu trung bình của nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/2-3 năm là 1.395,7 triệu đồng/ha, nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/năm là 1.389,5 triệu đồng/vụ/ha và nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/vụ là 1.502,2 triệu đồng/vụ/ha. Một vụ, người nông dân được lãi trung bình khoảng 429,1 triệu đồng. Hiệu quả lao động mang lại trung bình là 3,99 triệu đồng/ngày. Hiệu quả đồng vốn trung bình là 0,42897. Điều này cho thấy mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả khá, người dân bỏ ra 100.000 đồng vốn thì thu lại được 42897 đồng lời. Hầu hết các chỉ số kinh tế vừa nêu không khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm nông hộ có tần suất thay đổi giống khác nhau, trừ giá bán có khác biệt ở mức α =10% (Bảng 4.14)

Bảng 4.14: So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm nông hộ có tần suất thay đổi giống khác nhau (đồng/ha)

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục

Tần suất thay đổi giống

1 lần/2-3

năm

1 lần/năm

1 lần/vụ

Trung bình

Giá trị

P

1. Giống

19,52

19,44

21,02

20,00

0,758

2. Thức ăn

780,80

777,60

840,80

800,00

0,928

3. Thuốc BV thực vật

29,28

29,16

31,53

30,00

0,664

4. Lao động gia đình

87,84

87,48

94,59

90,00

0,193

5. Lao động thuê mướn

59,06

58,62

63,46

60,30

0,709

6.Tổng chi phí

976,50

972,30

1.051,40

1.000,30

0,954

7. Năng suất ( tấn/ha )

8,21

7,94

8,12

8,09

0,477

8. Giá bán

0,17

0,175

0,185

0,176

0,023

9. Tổng thu

1.395,70

1.389,50

1.502,20

1.429,20

0,803

10. Lãi có phí cơ hội

419,20

417,20

450,80

429,10

0,674

11. Hiệu quả lao động

3,90

3,88

4,20

3,99

0,586

12. Lợi nhuận trên

đồng vốn

0,43

0,429

0,4287

0,42897

0,646

Ghi chú: ns: không có ý nghĩa về mặt thống kê, P<0.05 có ý nghĩa ở mức α = 5%

Qua kết quả phân tích ta thấy hiệu quả kinh tế giữa các nhóm nông hộ là không khác biệt vì vùng đất nơi đây rất thích hợp với con tôm, nên nuôi tôm luôn đạt về mặt năng suất.

Thuyết minh dự án nuôi tôm sú

Hình 7. Thu hoạch tôm 

Trong đó lao động gia đình và chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất. Vấn đề giảm chi phí thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật cần được xem xét ở vùng này để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Nguồn lao động tại chỗ của huyện dồi dào cũng giống như các vùng nông thôn khác nên việc thuê mướn thường thuận lợi.

Tóm lại hiện trạng nuôi tôm tại địa phương cho thấy tần suất thay đổi giống của nông hộ không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và nông hộ sử dụng các cấp giống khác nhau cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ sử dụng chủng loại giống khác thì có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt về số lượng giống, phân bón, tổng chi phí, tổng thu và giá bán..

      1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

Để xác định những yếu tố của mô hình, trong đó có hiện trạng sử dụng giống, có ảnh hưởng đến năng suất của mô hình chuyên canh tôm thâm canh, tiến hành phân tích hồi quy tương quan. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.15.

Bảng 4.15: Kết quả hồi quy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Các biến

Hệ số

Giá trị t

Giá trị P

Hằng số

584,260

3,948

0,000

Tuổi chủ hộ X1

-2,114

-2,166

0,034

Trình độ học vấn của chủ hộ X2

0,362

0,022

0,982

Kinh nghiệm sản suất chủ hộ X3

2,244

1,191

0,238

Tập huấn X4

44,876

4,985

0,000

Tần suất thay đổi giống X5

-8,525

-0,553

0,582

Cấp giống X6

89,332

1,841

0,071

Chủng loại giốngX7

- 18,478

-0,676

0,501

Chi phí tiền mặt X8

0,099

1,978

0,053

R = 0,739 R2=0,545

Sai số chuẩn ước lượng =80,04

    1. Đánh giá tiềm năng của mô hình sản xuất tôm
      1. Các yếu tố bên trong
        1. Điểm mạnh

Đông Hải là một huyện có truyền thống về nuôi tôm thâm canh, nghề nuôi tôm đã gắn bó với người dân nơi đây trên 20 năm, qua một quá trình dài nuôi tôm như vậy họ đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đây chính là thế mạnh lớn của của nông dân của huyện.

Nuôi tôm cũng giống như một số mô hình khác cũng sử dụng nhiều lao động, theo kết quả điều tra nông hộ cho biết là có đủ lao động để sản xuất, đây là một thuận lợi đã giúp nông hộ không phải thuê mướn lao động, sử dụng lao động gia đình đã góp phần giảm được chi phí sản xuất.

Để nuôi tôm ngày càng hiệu quả hơn thì cần phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả điều tra thực tế cho thấy nông dân nơi đây rất sẵn sàng tiếp nhận những kỹ thuật mới vào sản xuất, việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người nông dân.

Ngoài ra thì hệ thống kênh thủy lợi của huyện đã và đang từng bước cải thiện, nguồn cung cấp nước chủ động và đảm bảo đặc biệt là trong mùa khô, tạo điều kiện thuận lợi và tâm lý ổn định cho người dân an tâm sản xuất.

        1. Điểm yếu

Kết quả điều tra cho thấy những khó khăn của nông hộ xoay quanh các vấn đề như: còn thiếu kỹ thuật sản xuất, cần phải có những lớp tập huấn, hội thảo hướng dẫn thêm, mặc dù nông dân có nhiều năm kinh nghiệm trong nuôi tôm nhưng chủ yếu là do họ tự rút kinh nghiệm của bản thân, những kỹ thuật sản xuất mới họ biết rất ít.

Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của nông hộ, một khi thiếu vốn thì khả năng đầu tư vào sản xuất sẽ giảm, cây trồng vật nuôi sẽ không sinh trưởng phát triển tốt, không cho sản phẩm tốt, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhìn chung nông dân nơi đây đa số là thiếu vốn trong sản xuất, chủ yếu là mua vật tư nông nghiệp trả sau.

Bên cạnh thiếu vốn thì phương tiện để phục vụ sản xuất của nông dân vẫn còn ít, đa phần là thuê muớn người khác và điều này đã làm tăng chi phí sản xuất, tuy nhiên để có những phương tiện sản xuất như: máy bơm nước, máy ủi đất, máy cuốc đất, … thì cần phải có vốn hoặc sự hỗ trợ.

      1. Các yếu tố bên ngoài
        1. hội

Sản xuất bất cứ loại cây trồng vật nuôi nào cũng cần phải có thị trường để tiêu thụ, riêng đối với con tôm ở Đông Hải thì đa số nông hộ cho rằng tôm có thị trường tiêu thụ. Hiện nay, tôm Đông Hải không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, Nhật, Úc, thị trường Châu Âu… đây là điều kiện rất thuận lợi cho người dân tiếp tục đầu tư nuôi tôm trong tương lai.

Bên cạnh cơ hội có thị trường tiêu thụ, nông dân nuôi tôm ở Đông Hải còn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, theo kết quả điều tra cho thấy địa phương đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội thảo, chuyển giao cách phòng trừ bệnh ở tôm… cho nông dân.

        1. Thách thức

Kết quả điều tra cho thấy nông hộ cho rằng giá cả vật tư nông nghiệp không ổn định. Trong chi phí nuôi tôm thì chi phí vật tư nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn khi giá cả vật tư nông nghiệp không ổn định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất của nông hộ.

Bên cạnh đó nông hộ còn cho biết hiện tại địa phương khan hiếm giống chất lượng. Giống là tư liệu sản xuất quan trọng, có giống tốt, giống chất lượng thì khi nuôi mới mang lại hiệu quả cao. Theo người dân nơi đây thì địa phương này có rất ít trại tôm giống, con giống được vận chuyển từ xa về nên bị thất thoát nhiều. Mặt khác người nông dân nuôi tôm cũng gặp vấn đề về bệnh thủy sản trong đó đối tượng gây hại chính là vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, tảo….

      1. Đánh giá tiềm năng của mô hình sản xuất tôm thâm canh

Dựa vào những yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu), đồng thời kết hợp với những yếu tố bên ngoài (cơ hội, thách thức) để tiến hành phân tích và đưa ra những chiến lược phát triển mô hình nuôi tôm và được thể hiện ở Bảng 4.16.

Bảng 4.16: Phân tích SWOT mô hình nuôi tôm của nông hộ

SWOT

Phân tích nội bộ

(S) Các điểm mạnh

  • Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm
  • Đủ lao động để phục

vụ sản xuất.

  • Công tác thủy lợi đảm

bảo

  • Sẵn sàng tiếp thu

những kỹ thuật mới

(W) Các điểm yếu

  • Sản xuất còn dựa vào kinh nghiệm
  • Thiếu vốn sản xuất
  • Thiếu phương tiện sản

xuất

  • Thiếu giống chất lượng

Phân tích bên ngoài

(O) Các cơ hội

  • Thị trường tiêu thụ
  • Sự quan tâm của chính quyền địa phương

- Tiếp tục phát triển mô hình nuôi tôm trong tương lai ngày càng bền vững

  • Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất thường xuyên và rộng khắp đến nông dân
  • Địa phương cần có chương trình hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi

cho nông dân

(T) Nguy cơ thách

thức

  • Giá VTNN

không ổn định

  • Khan hiếm giống chất lượng (cấp xác nhận)
  • Bệnh thủy sản

ngày càng nhiều

  • Thành lập hợp tác xã nông nghiệp tự sản xuất giống chất lượng cao
  • Xây dựng hệ thống kho bãi, nhà máy chế biến để có thể chủ động trong việc dự trữ.
  • Tăng cường khuyến nông, khuyến ngư chuyển giao khoa học kỹ thuật mới của Viện, Trường, Trạm, Trại xuống người nông dân
  • Tiến hành xây dựng thương hiệu cho con tôm Đông Hải
  • Tăng đầu tư của doanh nghiệp về mặt giới thiệu những sản phẩm mới.

 

Xem thêm: Dự án đầu tư trang trại nuôi heo cho thuê

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

620 Lượt xem

Đầu tư xây dựng mới dự án Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Thận Bình diện tích 50 ha bằng hình thức đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào quy trình trồng trọt và sản xuất, dự án Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Thuận Bình

THUYẾT MINH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT
THUYẾT MINH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT

1767 Lượt xem

Hiện nay công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của các nhà máy sản xuất hiệu quả và tiết kiết kiệm nhất thường dùng là công nghệ xử lý sinh học AO (Công nghệ Thiếu - Hiếu khí kết hợp), kết hợp quá trình xử lý sinh học lơ lửng và bùn hoạt tính.

Dự án nhà máy sản xuất nhôm nguyên liệu và nhôm định hình
Dự án nhà máy sản xuất nhôm nguyên liệu và nhôm định hình

1265 Lượt xem

Mục tiêu đầu tư dự án nhà máy sản xuất nhôm nguyên liệu và nhôm định hình được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra những sản phẩm phôi nhôm và nhôm định hình đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế phục vụ cho ngành nghề xây dựng. 

Hãy là một nhà thiết kế xây dựng chuyên nghiệp - chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình
Hãy là một nhà thiết kế xây dựng chuyên nghiệp - chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

1173 Lượt xem

Con đường trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp được cấp chứng chỉ thiết kế xây dựng công trình hoặc chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình có thể đạt được và bổ ích cho nhiều người.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở chế biến bột cá – Bình Thuận
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở chế biến bột cá – Bình Thuận

575 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) Cơ sở chế biến bột cá – Bình Thuận. Sản phẩm của quá trình chế biến thủy sản của cơ sở là bột cá thành phẩm với quy mô công suất 2.300 tấn sản phẩm bột cá/năm

Thuyết minh dự án trồng cây cảnh quan diện tích 400 ha
Thuyết minh dự án trồng cây cảnh quan diện tích 400 ha

874 Lượt xem

Dự án trồng cây cảnh quan trên diện tích 400 ha tỉnh Kiên Giang. Dự án tập trung vào việc trồng cây cảnh quan phù hợp với điều kiện địa phương, nhằm cải thiện chất lượng không khí, giảm nhiệt độ và tạo ra cảnh quan đẹp.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng