Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án nhà máy sản xuất và gia công giày dép
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án nhà máy sản xuất và gia công giày dép. Quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng máy móc, thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Nguyên, vật liệu, hóa chất được nhập về hoàn toàn chính phẩm, không sử dụng phế liệu trong quy trình sản xuất.
MỤC LỤC..................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..........................3
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................5
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................6
1. 1. CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................................6
1. 2. DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................................................6
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử
Bảng 15: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm..........
..................................................75
PHỤ LỤC BÁO CÁO...................................................79
1. 1.CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
“DỰ ÁN NÂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÀ GIA CÔNG GIÀY DÉP TỪ 9.600.000 ĐÔI GIÀY/NĂM LÊN 12.000.000 ĐÔI GIÀY/NĂM; MŨ GIÀY TỪ 2.000.000 ĐÔI/NĂM LÊN 8.000.000 ĐÔI/NĂM, ĐẾ GIÀY THÀNH PHẨM 2.500.000 ĐÔI/NĂM VÀ CHO THUÊ NHÀ XƯỞNG DƯ THỪA”
Nhà máy sản xuất và gia công giày với quy mô:
- Giày 12.000.000 đôi/năm;
- Mũ giày 8.000.000 đôi/năm;
- Đế giày thành phẩm 2.500.000 đôi/năm;
- Cho thuê nhà xưởng H, I, J: diện tích 14.600 m2.
Tổng diện tích của dự án là: 271.416 m2, trong đó: lô G1 đến G10 có diện tích 152.435 m2, lô D1 đến lô D10 có diện tích 118.981 m2.
Công nghệ sản xuất, gia công giày của Dự án đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng máy móc, thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hiện hành. Nguyên, vật liệu, hóa chất được nhập về hoàn toàn chính phẩm, không sử dụng phế liệu trong quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất của dự án bao gồm:
+ Quy trình sản xuất mũ giày
+ Quy trình sản xuất giày
+ Quy trình sản xuất đế giày thành phẩm
Quy trình sản xuất của nhà máy như sau
a. Quy trình sản xuất mũ giày
Hình 1. 1: Quy trình sản xuất mũ giày
ØThuyết minh:
Nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất mũ giày chủ yếu là vải và da nguyên tấm (đã qua công đoạn thuộc). Sau khi nhập về, nguyên liệu được chuyển qua khâu kiểm tra chất lượng. Từ vải, da nguyên tấm dùng máy cắt, cắt thành từng loại chi tiết
9theo yêu cầu hợp đồng rồi đưa lên máy dán keo, các chi tiết sau khi dán chuyển tiếp qua công đoạn in nhãn, sau đó được đưa đi sấy rồi ép nổi.
b. Quy trình sản xuất giày
Hình 1. 2: Quy trình sản xuất giày
ØThuyết minh:
Đế trong và đế ngoài sau khi nhập về sẽ được mài lại cho gọn gàng, sạch sẽ, sau đó mũ giày, đế trong, đế ngoài sẽ được quét lót để xử lý bề mặt trước khi quét keo. Mũ giày sẽ được bôi keo và gò thủ công để làm dính với đế trong của giày. Các công đoạn này được thực hiện bằng thủ công và hở. Từ đây sản phẩm này đưa vào máy ép cùng với đế ngoài của giày tạo thành sản phẩm thô. Giày được vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh giày cho sạch mới được xem là thành phẩm. Lúc này KCS (kiểm soát chất lượng sản phẩm) công ty kiểm hàng nếu đạt yêu cầu mới đóng gói có kèm theo túi chống ẩm. Sau đó đóng vào thùng carton 5 lớp giấy.
10
Hình 1. 3: Quy trình sản xuất đế giày thành phẩm
ØThuyết minh:
Đế trong và đế ngoài sau khi nhập về sẽ được ráp lại bằng keo dán và chuyển qua khâu mài nhám đế (đây là 02 công đoạn được làm bằng thủ công và có quy trình hở), đưa vào công đoạn rửa ấm, làm nóng. Tại đây, đế giày được đưa vào chiếu xạ, làm lạnh rồi chiếu xạ một lần nữa, đế giày đã qua xử lý chuyển vào khâu lắp ráp thành phẩm (công đoạn chiếu xạ được thực hiện kín và bằng máy móc tự động).
Mục đích của việc chiếu xạ UV là làm mất những tia năng lượng còn lại trong đế giày, giúp cho keo dán dính chặt hơn ở công đoạn sau.
Sản phẩm của dự án bao gồm:
+ Sản phẩm từ quy trình sản xuất giày: 12.000.000 đôi giày/năm
+ Sản phẩm từ quá trình sản xuất mũ giày: 8.000.000 đôi/năm:
+ Sản phẩm từ quy trình sản xuất đế giày thành phẩm: 2.500.000 đôi/năm
Các sản phẩm của dự án được trình bày trong bảng sau:
Khối lượng các sản phẩm của dự án được thể hiện như sau:
Bảng 1. 2: Khối lượng sản phẩm quy đổi
Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất trong 01 năm được trình bày trong bảng sau:
12
Nhu cầu điện:
Điện sử dụng được lấy từ điện lưới Quốc gia, đã có lưới điện đến tận hàng rào của công ty. Trung bình nhu cầu dùng điện của dự án là 937.067 kW/tháng (tính toán dựa trên số liệu tiêu thụ điện của dự án vào tháng 12/2022, tháng 1/2023, tháng 2/2023).
Nhu cầu nước:
Vì Dự án tiếp nhận toàn bộ nước thải phát sinh từ Công ty TNHH Jiawei (ViệtNam) để xử lý đạt quy chuẩn theo quy định trước khi đấu nối vào HTXLNT của KCN Bắc Đồng Phú nên nội dung phần này, Chủ dự án bổ sung thể hiện nhu cầu sử dụng nước của Công ty TNHH Jiawei (Việt Nam) để dễ theo dõi và đánh giá. Nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động của 02 dự án như sau:
Đối với lô G:
- Nhu cầu nước cho sinh hoạt của công nhân như sau:
· Số lượng công nhân viên nhà máy tối đa là 8.500 người.
· Tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân viên nhà máy: 45 lít/người.ca (TCXDVN 33:2006)
· Lượng nước sử dụng: 382,5 m3/ngày.
- Nước dùng cho nấu ăn của khu vực căn tin là:
· Trung bình 1 suất ăn sử dụng khoảng 30 lít nước
· Số lượng công nhân viên nhà máy: 8.500 người.
· Lượng nước sử dụng: 255m3/ngày
- Nước dùng cho nhu cầu sản xuất của nhà máy: 176,92 m3/ngày
· Rửa khuôn in: với định mức nước sử dụng cho rửa khuôn in là 3 lít/đôi giày. Như vậy lượng nước dùng để rửa khuôn in là: (15.900.000 đôi/năm (trong đó 8.400.000 đôi giày/năm và 7.500.000 đôi mũ giày/năm) x 3 lít)/312 = 152,88 m3 /ngày
· Rửa đế giày: với định mức nước sử dụng cho rửa đế giày là 3 lít/đôi giày, như vậy lượng nước cần dùng để rửa đế là: (2.500.000 x 3)/(1000 x 312) = 24,04 m3/ngày.
- Nước tưới cây xanh: theo QCVN 01:2021/BXD thì định mức nước tưới cây là 3 lít/m2, như vậy lượng nước tưới cây xanh: (3 x 30.487)/1000 = 91,46m3/ngày.
- Nước cấp cho HTXLNT: theo QCVN 01:2021/BXD thì định mức nước cho HTXLNT bằng 4% tổng lượng nước phát sinh, do đó, lượng nước cấp cho HTXLNT là: 4% x (382,5 + 255 + 176,92) = 32,6 m3/ngày.
Ngoài ra, Công ty còn dự trữ cấp cho chữa cháy: lượng nước này được tính cho 1 đám cháy trong 3h liên tục với lưu lượng 20 l/s/đám cháy. Lượng nước này được được trữ tại bể chứa nước của trạm cấp nước với dung tích là:
Wcc = 20 l/s/đám cháy x 3h x 1 đám cháy x 3.600 s/1.000 = 216 m3
* Dự án không thực hiện rửa đường nên không phát sinh nước cấp và nước thải từ quá trình này.
Đối với lô D:
Nhu cầu sử dụng nước cụ thể như sau:
ØTại lô 71.455 m2 (lô D5, D6, D7, D8, D9, D10)
- Nhu cầu nước cho sinh hoạt của công nhân viên 349,2 m3/ngày (với định mức 45l/người.ca) được ước tính dựa trên cơ sở sau:
· Số lượng công nhân viên: 7760 người.
· Tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân viên nhà máy: 45 lít/người.ca (công nhân làm việc mỗi ngày 01 ca, 01 ca làm việc 8 tiếng, không ở lại nhà máy)
· Vậy, nhu cầu nước cho sinh hoạt của công nhân: 7.760 người x 45l/người = 349,2 m3/ngày
· Nước dùng cho nấu ăn của khu vực căn tin là 232,8 m3/ngày.
· Trung bình 1 suất ăn sử dụng khoảng 30 lít nước
· Công nhân viên trong nhà máy: 7760 suất ăn
Ngoài ra, Công ty còn dự trữ cấp cho chữa cháy: lượng nước này được tính cho 1 đám cháy trong 3h liên tục với lưu lượng 20 l/s/đám cháy. Lượng nước này được được trữ tại bể chứa nước của trạm cấp nước với dung tích là:
Wcc= 20 l/s/đám cháy x 3h x 1 đám cháy x 3.600 s/1.000 = 216 m3
uTại lô 47.526 m2 (lô D1, D2, D3, D4)
- Nhu cầu nước cho sinh hoạt của công nhân viên 185,9 m3/ngày (với định mức 45l/người.ca) được ước tính dựa trên cơ sở sau:
· Số lượng công nhân viên nhà máy: 4.130 người.
· Tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân viên nhà máy: 45 lít/người.ca (công nhân làm việc mỗi ngày 01 ca, 01 ca làm việc 8 tiếng, không ở lại nhà máy)
- Nước dùng cho nấu ăn của khu vực căn tin là 123,9 m3/ngày.
· Trung bình 1 suất ăn sử dụng khoảng 30 lít nước
· Công nhân viên trong nhà máy: 4.130 người
- Nước tưới cây xanh: : theo QCVN 01:2021/BXD thì định mức nước tưới cây là 3 lít/m2, như vậy lượng nước tưới cây xanh: Qtưới= 3 *13.888= 41,67 m3/ngày.
- Ngoài ra, Công ty còn dự trữ cấp cho chữa cháy: lượng nước này được tính cho 1 đám cháy trong 3h liên tục với lưu lượng 20 l/s/đám cháy. Lượng nước này được được trữ tại bể chứa nước của trạm cấp nước với dung tích là:
Wcc = 20 l/s/đám cháy x 3h x 1 đám cháy x 3.600 s/1.000 = 216 m3
* Dự án không thực hiện rửa đường nên không phát sinh nước cấp và nước thải từ quá trình này.
- Nước dùng cho nhu cầu sản xuất của nhà máy:
· Rửa khuôn in: Máy móc thiết bị và quy trình sản xuất của Công ty tương tự với Công ty TNHH Long Fa (Việt Nam), đồng thời, Công ty TNHH Long Fa (Việt Nam) tại KCN Minh Hưng III, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt báo cáo ĐTM với định mức nước sử dụng cho rửa khuôn in là 3 lít/đôi giày và Công ty nhận thấy định mức nước này là phù hợp với nhu cầu sử dụng của dự án, do đó, Công ty điều chỉnh định mức nước sử dụng cho quá trình rửa khuôn in từ 15 lít/đôi thành 03 lít/đôi. Như vậy lượng nước dùng để rửa khuôn in là: [(3.600.000 đôi giày + 500.000 đôi mũ giày)x 3 lít]/(1000 x 312) = 39,4 m3/ngày (với thời gian làm việc là 312 ngày/năm).
· Nước cấp cho HTXLNT: theo QCVN 01:2021/BXD thì định mức nước cho HTXLNT bằng 4% tổng lượng nước phát sinh, do đó, lượng nước cấp cho HTXLNT là: 4% x (535,1 + 356,7 + 39,4) = 37,25 m3/ngày.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm