Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở chế biến bột cá – Bình Thuận
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) Cơ sở chế biến bột cá – Bình Thuận. Sản phẩm của quá trình chế biến thủy sản của cơ sở là bột cá thành phẩm với quy mô công suất 2.300 tấn sản phẩm bột cá/năm
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................3
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ...........................................................5
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...........14
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:.............................14
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải ........................17
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường..............................41
6.1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải: ...................................44
6.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải........................................48
7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................58
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải...59
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải......60
3.3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm tiếng ồn, độ rung........62
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.....................63
CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ......70
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: ......................................70
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục
khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.........73
CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở:
- Địa chỉ văn phòng: .........., xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .......... - Chức danh: Giám đốc.
- Điện thoại: .............
- Email: .............
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ................, đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 05 năm 2010; đăng ký thay đổi lần thứ 4: ngày 27 tháng 05 năm 2019 do Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp.
2. Tên cơ sở:
- Địa điểm cơ sở: ........., xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
- Trong quá trình hoạt động, Công ty được các cơ quan có thẩm quyền cấp các văn bản sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số .........., đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 05 năm 2010; đăng ký thay đổi lần thứ 4: ngày 27 tháng 05 năm 2019 do Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất số BL159710 do Sở Tài nguyên và môi trường cấp ngày 24/9/2014;
+ Quyết định số 1786/QĐ-UBND ngày 15/7/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc cho phép Công ty TNHH ....... – Bình Thuận chuyển sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân.
+ Hợp đồng thuê đất (điều chỉnh) số 134/HĐTĐ ngày 14/8/2019 giữa Công ty TNHH .......–Bình Thuận với Sở Tài nguyên và môi trường. Theo đó thời hạn thuê đất của dự án tới 15/10/1953.
+ Quyết định số 2198/QĐ-UBND ngày 12/9/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy chế biến bột cá tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận của Công ty TNHH ......... – Bình Thuận.
+ Công văn số 4129/UBND-KT ngày 27/9/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chấp thuận thay đổi một số nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy chế biến bột cá tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 22/GXN-STNMT ngày 07/12/2018 của Sở Tài nguyên và môi trường cấp cho Nhà máy chế biến bột cá tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
+ Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại số QLCTNH:60.000280.T (cấp lần đầu) ngày 17/01/2012 của Sở Tài nguyên và môi trường cấp cho Công ty TNHH ....... – Bình Thuận.
- Quy mô của cơ sở: Tổng mức đầu tư của Cơ sở 32 tỷ đồng, thuộc Nhóm C quy định tại Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công.
- Loại hình của cơ sở:
+ Cơ sở thuộc loại hình dự án chế biến thủy, hải sản quy định tại mục số 16, phụ lục II (Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm kinh doanh của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở
Nhà máy có tổng công suất hoạt động là 2.300 tấn sản phẩm/năm.
3.2. Công nghệ sản xuất của Cơ sở
Công nghệ sản xuất bột cá của Cơ sở được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1: Quy trình sản xuất bột cá
vThuyết minh qui trình sản xuất
Nguyên liệu được thu mua từ các đơn vị cung cấp cá tạp tại cảng cá La Gi (cách nhà máy khoảng 15km) được đưa về nhà máy. Tại bãi chứa nguyên liệu cá nước rỉ từ cá được chảy ra và được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải, phần cá được các vis tải nạp chuyển nguyên liệu lên hệ thống sấy được cấp bởi lò hơi sử dụng củi để cá chín, sau khi sấy đạt yêu cầu nguyên liệu chín sẽ qua vis chuyển tiếp đến hệ thống làm nguội bằng quạt gió. Sau khi làm nguội, nguyên liệu tiếp tục theo vis tải đến hệ thống máy sàng để loại bỏ tạp chất
Sau máy sàn, bột cá tiếp tục đưa sang máy nghiền mịn, máy nghiền mịn làm xác cá sau khi hấp và sấy thành dạng bột mịn đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Sau đó bột cá được đưa qua máy làm nguội (có thu hồi bụi tại chỗ). Máy làm nguội sử dụng quạt hút đưa không khí tươi vào nguyên liệu có nhiệt độ cao nhằm làm giảm nhiệt độ bột cá tự nhiên. Cuối cùng bột cá được đưa ra đóng gói theo các bao có quy cách 50kg/bao.
Quá trình sản xuất bột cá theo sơ đồ công nghệ nêu trên có ảnh hưởng đến môi trường như:
- Đối với mùi, khí thải: phát sinh mùi, khí thải (từ hoạt động hấp, sấy cá); khí thải (từ hoạt động đốt nhiên liệu để cung cấp lò hơi);
- Đối với nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ hoạt động rửa sàn tiếp nhận nguyên liệu, rửa dụng cụ, máy móc);
- Đối với chất thải rắn: chất thải rắn (từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên, và bao, bịch nilong từ hoạt động đựng chứa nguyên liệu cá); chất thải nguy hại; chất thải rắn thông thường;
- Đối với tiếng ồn, rung: tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của máy móc thiết bị,...
Những tác động này nếu không có biện pháp giảm thiểu thì đây là nguồn ô nhiễm môi trường cục bộ cũng như môi trường xung quanh trên diện rộng, đặc biệt là mùi, khí thải từ quá trình hấp, sấy cá. Tuy nhiên, hiện nay Cơ sở luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Theo đó, được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại giấy xác nhận số 22/GXN-STNMT ngày 07/12/2018. Và trong quá trình vận hành, các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như: vận hành hệ thống xử lý nước thải; vận hành hệ thống xử lý khí thải; thực hiện đúng quy trình phân loại, lưu trữ chất thải nguy hại (CTNH) trong kho chứa CTNH và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định; hợp đồng với đơn vị ở địa phương để thu gom rác sinh hoạt (không có chôn lấp tại Cơ sở); Ngoài ra, định kỳ thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng như máy móc thiết bị hệ thống xử lý khí thải, nước thải nhằm tăng tuổi thọ của máy móc, thiết bị, đồng thời tăng hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả xử lý môi trường. Để xác định chất lượng môi trường của Cơ sở trong quá trình vận hành, Cơ sở ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến lấy mẫu, đo đạc môi trường không khí, môi trường nước thải. Theo đó, kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều đạt quy chuẩn cho phép theo quy định hiện hành. Việc này chứng tỏ chất lượng môi trường của Cơ sở trong quá trình vận hành vẫn đảm bảo theo quy định.
3.3. Sản phẩm của Cơ sở:
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở
a. Nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động của Cơ sở
- Nhu cầu sử dụng nguyên liệu: Nhu cầu nguyên liệu cho quá trình chế biến là 8.280 tấn nguyên liệu/năm nhưng thực tế: 5.400 tấn nguyên liệu/năm (nghĩa là 3,6 tấn nguyên liệu sau khi chế biến thành 1,0 tấn bột thành phẩm). Với công suất chế biến mỗi ngày từ 30 – 40 tấn nguyên liệu/ngày. Thời gian hoạt động của Cơ sở từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 11 hàng năm, các tháng còn lại Cơ sở hoạt động cầm chừng do không có nguyên liệu sản xuất.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu: Nhà máy chế biến bột cá sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Nguồn nguyên liệu cá tươi và có chất lượng tốt, tạo điều kiện cung ứng thuận tiện, giá cả thích hợp.
b. Nhu cầu sử dụng nước:
vNước thải sinh hoạt (Q1)
Số lượng công nhân và nhân viên văn phòng của Cơ sở là 15 người (trong đó nhân viên văn phòng là 03 người, công nhân sản xuất là 12 người). Như vậy lượng nước sinh hoạt hàng ngày của Cơ sở là:
Qxa.sh=Qsh=[(3người*45lit/người/ngàyđêm)+(12người*150lit/người/ngày đêm)+(15người*18lit/người/ ngày đêm)]/1000 = 2.205 m3/ngày đêm (làm tròn 2,2 m3/ngày đêm)
vNước thải sản xuất (Q2)
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất:
Bảng 1. Nhu cầu dùng nước cho hoạt động sản xuất
vNước tưới cây, tưới đường (Q3)
Theo bảng 3.3 của TCXDVN 33-2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, lượng nước cần dùng cho nhu cầu công cộng như tưới cây, rửa đường có định mức như sau:
Định mức tưới đường mặt đường hoàn thiện là 0,5l/m2. Diện tích mặt đường cần tưới trong khu vực nhà máy là 50m2. Lượng nước cần tưới đường mỗi ngày Qtđ = 0,5lit/m2 x 300m2 =150lit/ngày = 0,15m3/ngày.
Định mức tưới cây xanh là 4lit/m2. Diện tích cây xanh cần tưới là 300m2. Lượng nước cần tưới cây xanh mỗi ngày Qtc = 4lit/m2 x 300m2 = 1.200 lit/ngày = 1,2 m3/ngày.
Tổng lượng nước sạch cần cấp cho tưới cây và tưới đường trong 01 ngày là: Qtđ + Qtc = 0,15m3/ngày + 1,2 m3/ngày = 1,35 m3/ngày.
vNước dùng để phòng cháy chữa cháy (Q4)
Giả sử thời gian diễn ra một đám cháy là 03 giờ và chỉ có 01 đám cháy. Theo mục 5.2, bảng 11 của QCVN 06:2021/BXD
- quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình thì:
+ Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 2,50 l/s/vòi phun.
+ Số vòi phun hoạt là 01 vòi.
Vậy, tổng lượng nước sử dụng cho một đám cháy là 2,5 lít/giây x 3 giờ x 3.600 x 01 vòi = 27.000 lít = 27m3. Như vậy tổng lượng nước dùng cho nhà máy (không kể đến nước dùng cho mục đích PCCC) là QT = Q1+ Q2+ Q3 = 2,2 + 18,5 + 1,35 = 22,05 m3/ngày (tương đương 22 m3/ngày)
Tổng hợp lưu lượng nước cấp và nước thải phát sinh
c. Nhu cầu sử dụng điện
Căn cứ vào hóa đơn tiền điện các tháng gần nhất, nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động của Cơ sở trung bình là 121.456 – 167.903 kWh/tháng.
Nguồn cung cấp điện: Đấu nối với lưới điện trung thế (hiện hữu) 22kv trên đường Quốc lộ 55, trạm biến áp 22/0,4kV và lưới điện hạ thế 380/220V, công suất 500KVA.
Bên cạnh đó, Cơ sở đã trang bị 01 máy phát điện dự phòng nhằm phòng ngừa sự cố điện lưới quốc gia cúp, công suất của máy phát điện dự phòng là 375KVA.
d.Nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động của Cơ sở
- Trong quá trình hoạt động sản xuất của Cơ sở, nguồn nhiên liệu sử dụng chủ yếu là củi cho hoạt động của 01 lò hơi (công suất 4,5 tấn hơi/h). Khối lượng củi sử dụng trung bình hàng năm khoảng 890 tấn/năm.
e.Ngoài ra còn có nhu cầu sử dụng nhiên liệu khác như:
- Dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng. Nhu cầu sử dụng dầu DO trung bình khoảng: 600 lít/năm.
- Nhu cầu về hóa chất phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải là PAC, Polymer khoảng 45-60kg/tháng; hóa chất khử trùng (Chlorine) khoảng 15-20kg/tháng;
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở Nhà máy nước tại thị xã La Gi
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm