Tư vấn lập thuyết minh dự án đầu tư trồng hoa cúc chi vàng

 Tư vấn lập thuyết minh dự án đầu tư trồng hoa cúc chi vàng. Mọi chi tiết xin liên hệ để được tư vấn Minh Phuong Corp  theo số Hotline: 0903 649 782.

Tư vấn lập thuyết minh dự án đầu tư trồng hoa cúc chi vàng

1. Công dụng thành phần có trong trà hoa cúc chi vàng

Ở Việt Nam cúc chi thường được trồng để làm dược liệu. Cánh đồng hoa cúc chi tại Nghĩa Trai - Hưng yên là một trong những làng hoa chuyên trồng cúc chi . Loài hoa này được trồng ở nhiều nơi, thế nhưng có lẽ chỉ ở xã Nghĩa Trai mới cho ra đời những bông cúc chi vàng rực, bông to mọng và đẹp quyến rũ như thế này. Sở dĩ là bởi đất ở nơi này thuộc loại đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho loại cây hoa thân mềm cúc chi.

- Cúc chi cũng thuộc họ cúc, có màu vàng, nhỏ li li và mọc thành từng chùm. Khác với các loại hoa cúc trồng chỉ để ngắm, cúc chi vàng ở Nghĩa Trai được biết đến như một vị thuốc tuyệt vời cho cơ thể. Đây là loại hoa người dân địa phương trồng để làm thuốc từ hàng trăm năm trước.

- Một vụ hoa cúc chi kéo dài 6 tháng. Mùa thu hoạch thường kéo dài khoảng 30 ngày vào thời điểm Tết Dương lịch.

- Để có được một vụ thu hoạch, từ tháng 5, tháng 6 đã bắt đầu gieo hạt. Hoặc gieo từ tháng 2 ra tết âm cho kịp vụ.

- Sau khi gieo hạt, mỗi ngày tưới nước 2 lần buổi sáng và chiều. Cúc chi sống rất dẻo dai, không dễ bị quật ngã hay rụng hoa. Một sức bền bỉ khó tả đến từ loài hoa vàng nhỏ li ti, tưởng như mong manh, nhưng lại quá đỗi kiên cường.Loài hoa này không chỉ được trồng mà còn mọc hoang ở nhiều nơi và sức sống của loài hoa này rất mãnh liệt trong điều kiện khắc nghiệt.

- Cúc chi vàng có mùi thơm nồng hơn chứ không ngọt thanh như cúc họa mi, cúc trắng... Chính vì mùi hương đậm đà này nên cúc chi vàng còn được chế biến để trở thành hương liệu pha trà giống như hoa nhài vậy.

-  Không chỉ thanh nhiệt, giải độc, cây hoa cúc chi còn rất tốt cho cho mắt, và có công dụng làm đẹp như giúp đen tóc, trẻ hóa làn da, giúp xả stress...

- Trà Ướp Hoa Cúc một sản phẩm trà ướp hương truyền thống của Trà Thuần Việt, trong các loại trà ướp hoa truyền thống thì trà ướp hoa cúc là loại trà có tính dược liệu cao nhất, hương vị cũng rất tinh tế. Theo đông y thì hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc,giải cảm, giáng hỏa, mát gan,làm sáng mắt, trị chứng mất ngủ, tiêu độc nhuận gan …. Vì vậy hoa cúc thương được dùng để chữa các bệnh chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, mụn nhọt … có rất nhiều bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau có hoa cúc được dùng làm vị thuốc chính.

-Cúc là loài hoa phổ biến nhưng loại cúc để ướp trà thì chỉ có một loại duy nhất ở Việt Nam, đó là giống cúc chi nhỏ khi nở ra chỉ bằng đầu ngón tay cái, có màu trắng hoặc vàng. Đây chính là giống cúc thuần việt mà các cụ thường dùng ướp trà, ngâm rượu hay làm thuốc . Trà hoa cúc là loại trà ướp hoa mà vẫn để nguyên bông cúc lẫn trong trà nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là rất nghiêm ngặt. Các loại hoa cúc thường được bán để cắm trưng trong nhà không thể sử dụng làm trà được vì những loại cúc này để được phun thuốc trừ sâu với mật độ dày đặc để cho hoa và lá cúc luôn to đẹp bóng bẩy.

- Cúc chi được trồng trên đất bãi ven sông hồng màu mỡ, từ khi trồng đên khi thu hoạch hoa mất 6 tháng. Cúc trong vườn được trồng lan ra lẫn trong cỏ dại, dù có thể cho sản lượng hoa tươi thấp, bông nhỏ hơn nhưng về tính được liệu và độ sạch luôn luôn được đảm bảo.

-Hoa cúc chi tuy chỉ là loài hoa bình dị nhưng mang trong mình ý nghĩa cao đẹp về lòng hiếu thảo của những người con với bậc sinh thành và ước mơ, khát vọng trường tồn hạnh phúc của mỗi gia đình. Không chỉ làm đẹp cho cuộc sống, hoa cúc chi phơi khô còn có tác dụng pha trà cúc, ướp trà, với tác dụng chống mất ngủ, giải độc, thanh nhiệt… rất hữu ích

Trà hoa cúc đỏ tốt cho sức khỏe

Những bông cúc chi vừa mới nở được thu hái và chăm sóc thủ công tại Nghĩa Trai, Văn Giang trải qua quá trình sấy lạnh để làm trà, giúp giữ lại trọn vẹn dưỡng chất và cho thời gian bảo quản lâu hơn.

2. Trà hoa cúc cho sấy lạnh có gì đặc biệt?

- VỪA CHỚM NỞ NHƯNG CHƯA TÀN, nên tận dụng tối đa những phẩm quý từ hoa.

Trà hoa Cúc Chi Sấy Lạnh giúp khắc phục được những hạn chế so với phương pháp sấy truyền thống. Đặc biệt, sấy lạnh không làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng chất quý giá có trong cúc chi, đảm bảo được màu sắc và hương vị.

Trà hoa cúc chi sấy lạnh được đựng trong hũ thủy tinh có màng ép nhiệt kín giúp bảo quản cúc chi tốt hơn, tận dụng được bao bì để tái sử dụng, cũng như hạn chế được việc xả thải ra môi trường.

3. Trà hoa cúc chi và những lợi ích về sức khỏe

 Thanh nhiệt, giải độc, mát gan

 Sáng mắt, chống lão hóa

 Giảm stress và thư giãn, cho giấc ngủ ngon

 4. Công dụng của trà hoa cúc và những cách pha trà đặc biệt

4.1. Cách thưởng thức trà hoa cúc chi sấy lạnh

 Pha trà hoa thường thức:

 - Chuẩn bị ấm pha trà, cho nước sôi vào tráng và làm nóng ấm trà

-  Cho khoảng 15- 20 bông cúc vào ấm

-  Rót nước sôi 200ml đã hạ nhiệt (còn khoảng 80-90 độ) vào ấm và đậy nắp ấm, đợi khoảng 3 phút rồi thưởng trà.

Tips:

  • Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc chi là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

  • Bạn có thể kết hợp cúc với một số loại hoa như hoa hồng, hoa đào,...trà xanh để tạo ra thức uống mang hương vị riêng của chính mình

  • Thêm cỏ ngọt/ mật ong giúp làm tăng thêm hương vị cho mỗi tách trà. Đặc biệt, cỏ ngọt sẽ cho vị ngọt tự nhiên mà không làm tăng đường huyết của người uống.

  • Nếu bạn là người có huyết áp thấp, hay lạnh chân tay thì hãy thêm một vài lát gừng vào ấm trà và KHÔNG uống lúc đói bạn nhé.

Lưu ý

  • Không dùng trà để uống thuốc

  • Không dùng trà lúc đói

  • Hạn chế sử dụng trà cho phụ nữ mang thai

Hướng dẫn bảo quản trà hoa cúc chi sấy lạnh:

  • Để lọ trà nơi thoáng mát, khô ráo, đậy nắp kín sau khi sử dụng. 

  • Không để trực tiếp nơi có ánh nắng

Trồng hoa cúc chi có lời không

Nghề trồng hoa cúc chi đã có hàng trăm năm nay ở thôn Nghĩa Trai

Cách pha trà hoa cúc

Loại hoa cúc nhỏ xinh này thường được dùng để làm dược liệu và trà

Trồng hoa cúc

Người dân tất bật hái những bông hoa cúc chi trên cánh đồng

Trà hoa cúc

“Hoa cúc chi có vị đắng, hơi ngọt, hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể sử dụng chữa các bệnh hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,... Đa phần, tôi bán loại hoa làm dược liệu cho các mối buôn, hiệu thuốc là chủ yếu”, cô nói.

Thường thì cứ 7-10 ngày hoa lại ra một lứa, trung bình mỗi người hái được 15-20 kg hoa/ngày tùy đợt hoa rộ. Song, hoa cúc chi phải được hái đúng kỳ, khi hoa nở ở độ đẹp nhất, nếu để muộn hơn hoa sẽ già, mất dược tính. 

Tùy theo mục đích sử dụng, hoa cúc sau khi thu hoạch sẽ sấy lạnh trực tiếp hoặc đem phơi 3-4 nắng, sau đó đưa vào lò sấy. Sấy xong, hoa cúc lại được phơi 7-10 ngày rồi mới cho vào bao ni lông bọc kín lại để bảo quản.

Ngoài trồng và chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, hoa cúc chi còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trong khu vực, góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân trong thôn, xây nhà dựng cửa, phát triển kinh tế cho người dân. Có năm được mùa, được giá, nhiều hộ gia đình thu được 400-500 triệu đồng/vụ.

4.2. Thời điểm trồng

Bạn có thể giâm cành tầm tháng 8 dương lịch thì cây sẽ cho hoa vào tháng 11-12. Cây phát nụ phụ thuộc chủ yếu vào quang kỳ. Ở đây là khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và quang kỳ là ngày ngắn đêm dài sẽ kích thích cây ra nụ.

4.3. Chậu và giá thể trồng

Bạn chọn loại chậu càng to càng tốt nếu muốn một chậu cúc thật rực rỡ. Đường kính chậu từ 30 cm đến 60 cm.

Sử dụng giá thể trồng cây gồm phân bò (hoặc trùn quế) trộn với trấu hun và đất thịt theo tỷ lệ khoảng 3/3/3. Yêu cầu giá thể có độ tơi xốp, thông thoáng và thoát nước. Đây chính là điều kiện quan trọng để rễ cây phát triển mạnh, hấp thu tối đa dinh dưỡng. 

4.4. Tưới nước và bón phân

Cây cần được bổ sung nước hàng ngày, đều đặn. Đừng để cây héo rũ rồi mới tưới, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của cây. Vào những ngày thời tiết quá hanh khô, bạn có thể tưới 2 lần/ngày vào sáng và trưa.

Về phân bón, bạn nên phối hợp bón cả phân hữu cơ và vô cơ (Phân bò khô, phân trùn quế, phân gà, phân dê, phân cá, phân đậu tương, phân rong biển...). Khoảng 10 ngày một lần, bạn bổ sung thêm phân vô cơ và bón phân đầu trâu 501 vào giai đoạn đầu cây tăng trưởng. Giai đoạn cây trưởng thành, bắt đầu phân hóa mầm hoa, bạn bón đầu trâu 701.

4.5. Nắng gió và sâu, bệnh

Cúc chi cần nhiều nắng (từ 3 đến 8 tiếng) một ngày, tuy nhiên không phải là nắng gắt 39-40 độ C. Cây thích nắng nhưng lại ưa nhiệt độ mát. Bạn nên treo hoặc đặt cây chỗ thoáng gió là tốt nhất.

Loại cây này có sức đề kháng tốt, thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới nên nhìn chung ít bị bệnh. Nếu thấy xuất hiện bệnh muội hoặc bị rệp tấn công là do bạn đang để cây ở chỗ thiếu nắng, gió, độ ẩm cao, giá thể úng nước hoặc trong vườn nhà bạn có sẵn những loại sinh vật trên... Cách xử lý là phun thuốc trị rầy, rệp khoảng 1-2 lần. 

Hoa cúc chi

Cúc chi nở thành chùm và mỗi đợt kéo dài tới gần 2 tuần.

4.6. Cách giữ và nhân giống

Cây ưa khí hậu mát của mùa thu đông nên vào mùa hè, dưới cái nắng chói chang và nhiệt độ cao, cây thường bị lụi tàn hoặc chết khô. Vì thé, sau khi hết mùa hoa, anh Tuyên thường cắt cây, chừa lại gốc khoảng 20 cm rồi để chậu vào chỗ râm mát, tưới nước giữ ẩm và không bón phân cho cây.Từ những gốc cũ đó, mầm mới sẽ mọc ra và phát triển từ từ. 

Khoảng tháng 8 dương lịch hàng năm, cắt những ngọn cây mới mọc để đem giâm cành sang chậu mới. Chậu có gốc cũ anh thường bỏ đi. Những cành mới giâm đó nếu được chăm sóc tốt thì sau vài tháng có thể đạt chiều dài 1-1,5m. 

6 tháng sau khi giâm cành, chậu cúc đạt kích thước khủng. Chậu cây nhà anh Tuyên đặt hoàn toàn trong ban công. Khi cây phát triển, nó sẽ tự bò ra và rủ xuống.

Lưu ý thêm là khi cây đạt chiều cao khoảng 20-30cm, bạn nên ngắt ngọn cây để kích thích cây phân nhánh nhiều, chậu nhiều ngọn sau này sẽ tạo ra bụi hoa "không thấy lá đâu".

4.7. Cách trồng và chăm sóc Cúc Chi 

Cúc có cả trăm loài nhưng ở đây mình chỉ bàn đến cây hoa cúc chi rủ trong hình. Bài viết dài nhưng không viết dài thì không đủ ý các bạn chịu khó nhé.

Trước hết về tên: Ta tạm gọi là CÚC CHI đi.Tên khoa học chính xác là gì mình cũng không rõ. Đây cũng không phải là diễn đàn về khoa học hay thực vật học nên thiết nghĩ ta cũng không nên tranh cãi, hoa đẹp thì trồng thôi.

5. Các loại cúc chi rủ

Cúc chi rủ trong hình gồm có 2 loại, thân lá khá giống nhau. Chỉ khác là 1 loại bông to, một loại bông bé hơn.Giống hoa to nở không bền bằng giống hoa bé. Nhưng bù lại nom đẹp hơn, giống hoa tươi loại bé còn có thể dùng làm trà hoa cúc.

Cách trồng hoa cúc chi vàng

6. Vậy trồng cây bằng hạt hay bằng gì?

Cách đây 3 năm mình mua 1 chậu cúc chi rủ nhỏ rồi từ đó giâm cành ra. Mình chưa trồng bằng hạt bao giờ nên cũng không rõ.

Về thời điểm trồng: Các bạn có thể giâm cành tầm tháng 8 dương lịch thì cây sẽ cho hoa vào tháng 11-12 dương lịch.Cây phát nụ phụ thuộc chủ yếu vào quang kỳ. Ở đây là khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và quang kỳ là ngày ngắn đêm dài sẽ kích thích cây ra nụ.

Về chậu trồng: Chọn chậu càng to càng tốt nếu bạn muốn một chậu cúc thật rực rỡ.Đường kính từ 30 đến 60 cm là phù hợp.

7. Làm thế nào để cúc chi rủ nó rủ

Muốn nó rủ thì bạn treo nó lên thôi. Thêm nữa đây là loại cây thân khá mềm,khi bạn chăm sóc thật tốt,thân cây dài ra,sức nặng của thân cành lá hoa sẽ buộc nó phải rủ xuống không thì gãy cành. Đơn giản thôi mà.

Về giá thể trồng: Mình thường trộn phân bò (hoặc trùn quế) cộng với trấu hun và đất thịt.Tỉ lệ ước lượng nhưng vào khoảng 3/3/3.Bạn trộn gì thì trộn,miễn giá thể tơi xốp thông thoáng, thoát nước tốt.. Điều này rất quan trọng để cho bộ rễ phát triển mạnh, hấp thu tối đa dinh dưỡng.

Về phân bón: Bạn nên phối hợp bón cả phân hữu cơ và vô cơ. Phân bò khô, phân trùn quế, phân gà, phân dê, phân cá, phân đậu tương, phân rong biển… có gì dùng nấy.

Cỡ 10 ngày 1 lần bạn bổ sung thêm phân vô cơ.Phân đầu trâu 501 vào giai đoạn đầu cây tăng trưởng. Giai đoạn cây trưởng thành bắt đầu phân hóa mầm hoa bạn bón đầu trâu 701 nhé.

Về tưới nước: Trồng chậu nên cần bổ sung nước cho cúc chi rủ hàng ngày, đều đặn. Đừng để cây héo rũ rồi mới tưới, như vậy ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của cây. Thời tiết quá hanh khô bạn có thể tưới 2 lần 1 ngày, sáng và trưa.

Về nắng gió: Cây cần nhiều nắng (từ 3 đến 8 tiếng) một ngày. Tất nhiên không phải cái nắng 39-40 độ chói chang của mùa hè. Cây thích nắng nhưng lại ưa nhiệt độ mát. Treo hoặc đặt cây chỗ thoáng gió là tốt nhất.

Về sâu, bệnh: Cúc chi rủ là giống cây sức đề kháng tốt, thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới nên nhìn chung cây ít bị bệnh. Riêng mình trồng mấy năm chả thấy cây mắc bệnh bao giờ. Một số bạn kêu là cây hay bị bệnh muội với rệp tấn công là do bạn để cây chỗ thiếu nắng, bí gió, độ ẩm cao, giá thể úng nước hoặc trong vườn nhà bạn có sẵn những loại sinh vật trên…

Khắc phục các vấn đề trên cây hầu như không bị bệnh gì cả. Nếu bị rầy rệp, muội tấn công bạn ra hàng thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua thuốc trị rầy rệp về phun 1, 2 lần là hết sạch.

8. Nói thêm về vấn đề giữ giống và nhân giống:

Cây cúc chi rủ ưa khí hậu mát của mùa thu đông nên mùa hè dưới cái nắng chói chang và nhiệt độ cao cây thường lụi tàn hoặc chết khô. Để khắc phục vấn đề đó sau khi hết mùa hoa mình thường cắt cây.

Chừa lại gốc khoảng 20cm. Sau đó để chậu cây chỗ râm mát nhất có thể, tưới nước giữ ẩm và không bón phân cho cây. Từ những gốc cũ đó sẽ ra những mầm mới và phát triển rất chậm.

Tầm tháng 8 dương lịch sẽ cắt những ngọn mới mọc đó đem giâm cành sang chậu mới. Cách giâm cành: Cắt cành bánh tẻ. Giâm vào cát ẩm hoặc đất sạch. Tránh bón phân và tránh nắng trong giai đoạn này. Có thể phun thêm kích rễ. Giống này giâm cành dễ lên lắm. Sau độ 10 ngày, bắt đầu có dễ ở những mắt cành, thì bứng cả cành có dễ trồng vào giá thể đã chuẩn bị như ở trên.

Chậu có gốc cũ mình thường bỏ. Những cành mới giâm đó nếu bạn chăm sóc tốt thì sau vài tháng có thể đạt chiều dài từ 1 mét đến gần 2 mét. Những chậu hoa cúc của mình 100% mình đều chọn cách trồng trên. 6 tháng sau khi giâm cành chậu cúc đạt kích thước khủng như hình.

Chậu cây mình đặt hoàn toàn trong ban công. Khi cây phát triển nó sẽ tự bò ra và rủ xuống, bản năng của nó mà

Lưu ý thêm khi cây đạt chiều cao khoảng 20-30cm bạn nên ngắt ngọn cây để kích thích cây phân nhánh nhiều,chậu nhiều ngọn sau này sẽ tạo ra bụi hoa “không thấy lá đâu”

Trà Hoa cúc chi

Hình ảnh hoa cúc chi, loại hoa cúc để làm trà tốt nhất

9. Những loại hoa cúc dùng làm trà phổ biến

Ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, giống hoa cúc được sử dụng làm trà thường có màu trắng hoặc màu vàng sáng. Tại Việt Nam, giống hoa cúc làm trà phổ biến với các loại sau:

Trà hoa kim cúc (hoa cúc chi, cúc tiến vua): Là loại hoa cúc nhỏ, màu vàng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, đan chặt vào nhau, thường nở từ tháng 10 -12 dương lịch. Ở Việt Nam, hoa cúc chi được trồng phổ biến ở làng dược liệu Nghĩa Trai, Hưng Yên. Với hàm lượng dược tính cao, người ta cũng xem hoa cúc chi là một trong những giống hoa tốt nhất để làm trà.

Hình ảnh hoa cúc chi làm trà, đặc sản cúc Tiến vua Nghĩa Trai, Hưng Yên

Hoa cúc mâm xôi (hoa hoàng cúc): Đây là loại hoa cúc được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh Việt Nam. Hoa cúc có bông to, cánh hoa lớn, màu vàng, được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh chơi tết hoặc ngâm trà, bào chế dược liệu.

Hoa cúc vàng, hoa cúc trắng (bạch cúc) Đà Lạt: Là loại hoa cúc được trồng phổ biến Đà Lạt, Việt Nam. Hoa có màu trắng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, thường được thu hoạch từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Khi pha trà, hoa cúc có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng xen lẫn vị ngọt.

Xem thêm: Trà hoa cúc đỏ và một số vấn đề liên quan <tại đây>

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án khu phim trường chụp ảnh
Tờ trình xin chủ trương đầu tư dự án khu phim trường chụp ảnh

625 Lượt xem

Mẫu hồ sơ xin chủ trương dự án đầu tư khu phim trường , Tờ trình xin chủ trương dự án khu phim trường chụp ảnh SG. Dự án khu Phim trường nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ chụp ảnh và quay phim cho các đoàn làm phim, nhà sản xuất truyền hình và các công ty quảng cáo.

Báo cáo ĐTM của Dự án khu đô thị sinh thái
Báo cáo ĐTM của Dự án khu đô thị sinh thái

1189 Lượt xem

- Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại tỉnh Long An với mục tiêu phát triển khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và môi trường, phát triển hệ thống đô thị du lịch, cung cấp ra thị trường đa dạng loại hình nhà ở, tạo việc làm cho lao động địa phương. Báo cáo ĐTM của dự án khu đô thị sinh thái.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất, gia công phân bón NPK
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất, gia công phân bón NPK

267 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất, gia công phân bón NPK. Cơ sở hiện hữu hoạt động sản xuất các sản phẩm gồm: phân bón NPK, phân bón hữu cơ và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y thủy sản lúa giống các loại và gạo.

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

1809 Lượt xem

Đây là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp nên vấn đề công nghệ sản xuất, vận hành thuộc về các dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp sẽ đầu tư vào dự án và theo quy định của Luậ

Triển vọng và giới thiệu về dự án nuôi cá sấu lấy da và thịt
Triển vọng và giới thiệu về dự án nuôi cá sấu lấy da và thịt

1083 Lượt xem

Tham gia vào nuôi cá sấu có những ưu điểm như đầu tư ít hơn, hiệu quả nhanh chóng và lợi ích kinh tế đáng kể, triển vọng thị trường tích cực, triển vọng nuôi trồng thủy sản rộng lớn.

THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ: PHƯƠNG ÁN DI DỜI NHÀ MÁY SƠN
THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ: PHƯƠNG ÁN DI DỜI NHÀ MÁY SƠN

1132 Lượt xem

Sau khi dự án di dời nhà máy sơn được phê duyệt, chủ đầu tư sẽ tiến hành thủ tục xin phép xây dựng công trình, thời gian thi công dự tính là 06 tháng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng