Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án“Trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh, tổng diện tích dự án 21.796,8 m2, quy mô 3.000 con/lứa (2 lứa/năm) với diện tích chuồng trại 2.560 m2”
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................1
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN.................................................................1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. .......................................2
1.3. Sự phù hợp của dự ánđầutư vớiQuy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quyhoạch
vùng, quyhoạch tỉnh, quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môitrường; mốiquanhệ của dự
án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan......2
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC
2.1. Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên
2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG......................11
4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..................................12
5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM.........................................15
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án....................................20
5.4.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp
5.4.4. Công trình biện pháp thu gom, lưu trữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại ..........23
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án................................24
5.5.2. Giai đoạn vận hành dự án....................................................................................24
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN....................................................................26
1.1.5. Khoảng cách từ vị trí thực hiện dự án đến khu dân cư và các khu vực có yếu tố
1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án..........30
1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.................31
1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN
CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN..............................35
1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH ............................................................44
1.6. MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH THI CÔNG..............................49
1.7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ.50
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..................................................53
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.....................................................53
2.2. HIỆN TRẠNGCHẤTLƯỢNGMÔI TRƯỜNGVÀ ĐADẠNG SINH HỌC KHU
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường..............................................65
2.3. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN..................70
2.3.1. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm chon lựa thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế
2.3.2. Đánh giá sự phù hợp của địa điểmchon lựa thực hiệndự án vớiquyhoạch và đảm
bảo công tác bảo vệ môi trường của khu vực thực hiện dự án......................................70
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG.......................72
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng .........91
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH............................................97
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường trong giai đoạn vận hành......................127
3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. .......................157
3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. ...........157
3.4. NHẬN XÉTVỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾTQUẢNHẬN
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG
ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC..................................................................160
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .161
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN.................161
5.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ
5.3. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA AN TOÀN THÚ Y ...........................................170
CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THAM VẤN....................................................................172
6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu
6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng khu dân cư chịu tác động
6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG .............................................................174
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..............................................................175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................178
1. Chủ dự án: Hộ kinh doanh .........
Hộ kinh doanh ............. được Phòng Tài chính kế hoạch – UBND huyện Phú Giáo cấp giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh Mã số đăng ký hộ kinh doanh 46D8027184 đăng ký lần đầu ngày 21/07/2023.
Đại diện chủ dự án: ........... Chức vụ: Chủ hộ kinh doanh. Sinh năm 1983. Số CCCD: 034183014463; Cấp ngày 08/04/2021; Nơi cấp: Cục trưởng cục cảnh sát QLHC về TTXH. Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: ấp Tân Thái, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Địa chỉ liên hệ: Ấp Tân Thái, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
2. Tên dự án: “Trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh, tổng diện tích dự án 21.796,8 m2, quy mô 3.000 con/lứa (2 lứa/năm) với diện tích chuồng trại 2.560 m2”
3. Địa điểm, phạm vi, quy mô dự án
Địa điểm: Thửa đất số 191, tờ bản đồ số 65, ấp Tân Thái, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Phạm vi thực thiện: Khu đất thực hiện dự án là đất của chủ hộ kinh doanh Lê Thị Thanh Vân thuộc thửa đất số 191, tờ bản đồ số 65, ấp Tân Thái, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Tổng diện tích đất sử dụng là 21.796,8 m2.
Quy mô thức hiện: Chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh, tổng diện tích dự án 21.796,8 m2, 3.000 con/lứa (2 lứa/năm) với diện tích chuồng trại 2.560 m2
Vị trí địa lý: Dự án Trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh, tổng diện tích dự án 21.796,8 m2, quy mô nuôi 3.000 con/lứa (2 lứa/năm) với diện tích chuồng trại 2.560 m2 được triển khai tại thửa đất số 191, tờ bản đồ số 65, ấp Tân Thái, xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Phía Bắc: Tiếp giáp với đất cao su của dân
- Phía Đông : Tiếp giáp với đường đất nội bộ và đất cao su của dân
- Phía Nam: Tiếp giáp đất cao su của dân
- Phía Tây: Tiếp giáp đất cao su của dân
Bảng Tọa độ vị trí khu đất dự án
Điểm |
Tọa độ hệ WGS84 |
|
Kinh độ |
Vĩ độ |
|
|
||
A1 |
11°23'47.31"N |
106°45'21.83"E |
A2 |
11°23'47.36"N |
106°45'20.74"E |
A3 |
11°23'43.26"N |
106°45'11.62"E |
A4 |
11°23'41.87"N |
106°45'12.04"E |
A5 |
11°23'41.60"N |
106°45'12.18"E |
A6 |
11°23'45.31"N |
106°45'21.77"E |
5. Các tác động môi trường của dự án
Trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án
Nước thải sinh hoạt
Chủ yếu phát sinh do hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường. Lưu lượng phát sinh: khoảng 1,6 m3/ngày.
Thành phần, tính chất nước thải: Nước thải sinh hoạt có tính chất: chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (như carbohydrat, protêin, mỡ …); hàm lượng chất dinh dưỡng cao (N, P), chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform, Fecal Streptococci, Salmonella typhosa và một số vi khuẩn gây bệnh khác.
Trong giai đoạn thi công xây dựng, chủ đầu tư bố trí các nhà vệ sinh di động cho công nhân, và định kỳ bàn giao lại cho đơn vị cho thuê để xử lý, nên không ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm tại khu vực.
Nước thải xây dựng
Nước thải xây dựng phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng. Thành phần trong nước thải xây dựng chủ yếu là cát, vữa vụn,... khối lượng nước thải xây dựng phát sinh không đáng kể, uớc tính khối lượng phát sinh khoảng 0,85 m3/ngày.
Thành phần và tính chất nước thải: Xe tại công trường chủ yếu rửa nhằm làm sạch bụi, đất, vật liệu cát, đá còn sót lại trên xe, chỉ sử dụng nước, không dùng hóa chất tẩy rửa. Do đó, đặc trưng của loại nước thải này là chứa nhiều cặn lơ lửng, các thông số ô nhiễm khác như BOD5, COD thấp, dầu mỡ khoáng cao.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án
Nguồn phát sinh: Phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt của công nhân viên tại trại. Nhu cầu sử dụng nước là 0,4 m3/ngày và nhu cầu nước cho nhà ăn là 1,0 m3/ngày thì lượng nước thải ra là 1,4 m3/ngày (tính bằng 100% nước cấp vào).
Thành phần, tính chất nước thải: Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn E. Coli, các vi khuẩn gây bệnh khác và các chất hoạt động bề mặt nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Nước Trong cách dự án 200m
Nước thải hoạt động chính của quá trình chăn nuôi
Nguồn phát sinh: Nước thải chăn nuôi phát sinh 39,3 m3/ngày bao gồm: Nước thải thay hồ vệ sinh (mỗi ngày thay một lần) lưu lượng 22,4 m3/ngày; Nước thải do vệ sinh chuồng trại lưu lượng 12,8 m3/ngày; Nước tiểu heo phát sinh 4,1m3/ngày).
Ngoài ra, nước cấp cho khử trùng bao gồm (hố sát trùng, khử trùng xe và khử trùng người) lưu lượng lớn nhất khoảng 2,3m3/ngày.
Thành phần, tính chất nước thải: Đặc trưng tính chất nước thải thường chứa thành phần các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli), pH cao và độ cứng lớn (do có vôi khử trùng chuồng nuôi). Ngoài ra nước thải còn chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS) dễ phân hủy,…
1.2.2. Đặc tính các hạng mục công trình
uĐối với các hạng mục công trình chính phục vụ chăn nuôi
Trại lạnh: Dự án xây dựng 02 dãy trại lạnh để làm chuồng nuôi heo. Mỗi chuồng có diện tích là 16x80 = 1.280 m2, các dãy chuồng nuôi cách nhau 5m
Kết cấuchuồng nuôi: Nền láng vữa xi măng, tường bao xâygạch ống dày100, mái lợp tônkẽm. Nềnchuồng được chia thành 2 khu gồmkhuchuồng và hồ vệ sinh. Nềnchuồng xâydốc về hướng hồ vệ sinh vớiđộ dốc i=3%. Mỗichuồng bố trí 2 dãy hồ vệ sinh chiều rộng 70cm, sâu 10 cm chạy dài dọc theo chiều dài dãy chuồng. Hồ vệ sinh có độ dốc i=1%, vách hồ sát tường bố trí rãnh thoát nước rộng 20cm, độ dốc i=0,5%.
Bố trí thiết bị chuồng nuôi: Mỗi chuồng bố trí 08 quạt hút, mỗi quạt hút công suất 1 HP làm mát tại cuối trại. Các tấm làm mát được đặt dọc theo chiều ngang của nhà trại tại đầu trại, đối diện với các quạt hút. Tấm làm mát được đặt trên mương thu gom nước làm mát.
Hệ thống làm mát trại:Mỗi trại bố trí hệ thống tấm làm mát tại đầutrạiphía Tây Nam, 4 quạt hút được bố trí tại đầu hồi phía Đông, đối diện với hệ thống làm mát để đối lưu dòng không khí trong trại. Tấm làm mát được đặt trên mương làm mát, nước làm mát sau khi bơm qua tấm làm mát được chảy về mương thu đưa về hồ chứa nước làm mát tiếp tục được bơm tuần hoàn, phục vụ quá trình làm mát trong trại. Mỗi trại lắp đặt 60 tấm làm mát kích thước 1,5 x 0,3 x 0,18 (m).
Bố trí hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống nước uống được bố trí dọc theo 2 bên tường chuồng. Hệ thống nước xịt rửa bằng ống dẫn chính Ø114 đi ngầm trước hành lang dẫn heo.
Nhà kỹ thuật: Nền lát gạch men, tường xây gạch trát 2 mặt, sơn nước; phòng vệ sinh tường lát gạch men trắng cao 2,2m; Trần thạch cao; mái thái lợp tôn màu; cửa ra vào cửa sổ khung nhôm cửa kính dày 15mm.
Nhà kho: Đất tự nhiên đầm chặt; lớp cát lót đế móng đầm chặt dày 50 mm; bê tông lót đế móng đá 4 x 6M50 dày 100m, bê tông móng đá 1 x 2M150; nền lát gạch men; tường xây gạch tô 2 mặt, quét vôi; cột BTCT; trần lợp tôn lạnh; mái lợp tôn màu; cửa ra vào: Khung sắt, ba nô sắt.
uĐối với các công trình phụ trợ
Nhà bảo vệ: Nền lát gạch men, bàn làm việc cao 850mm; cửa khung nhôm, cửa kính, tường xây gạch, tô 2 mặt, sơn nước; mái lợp tôn màu; trần lợp la phong nhựa
Vănphòng, nhà ở công nhân: Nềnlát gạch men, tô 2 mặt, sơnnước;bó vỉa xung quanh rộng 1m; phòng tắm, phòng vệ sinh lát gạch men màu trắng cao 2,2m; khu giặt đồ lát gạch men cao 1m; trần lợp la phong nhựa; mái lợp tôn màu; cửa ra vào, cửa sổ, cửa vệ sinh khung nhôm, cửa kính chịu lực 15mm.
Nhà đặt máyphát điện dự phòng: Móng BTCT; nền bê tông; tường xâygạch tô 2 mặt cao 2m, phía trên dùng lưới B40 khung sắt V3; mái lợp tôn màu (2 mái)
Bể nước, tháp nước: Đáy BTCT; cột, đà giằng BTCT; tường BTCT 20cm, trát 2 mặt, quét hồ dầu chống thấm; thang lên xuống làm bằng sắt đặc Ø20; lan can tháp nước làm bằng sắt đặc Ø18, khung bao sắt Ø20.
Hố hủy xác: Hố hủy xác dùng để tiêu hủy heo chết không do bị bệnh. Heo chết sau khi chôn lấp, bị phân huỷ sẽ bốc mùi hôi thối. Hiện tượng bốc mùi hôi thối thường xảy ra sau 7 - 20 ngày. Hố hủy xác được thiết kế 2 hố chung vách, kích thước mỗi hố DxRxC=6x3x4m, tổng kích thước của hố hủy xác DxRxC =12x3x4m. Hố xây chìm dưới mặt đất 3m, nổi trên mặt đất 1m. Tường thành hố xây gạch, tô 2 mặt, quét hồ dầu chống thấm, lót vật liệu HDPE chống thấm. Mặt nắp hố đổ bê tông thép, mỗi hố bố trí 1 cửa vào và 1 ống thoát khí Ø 42 cao 1m, co hướng xuống dưới.
Hế thống cấp nước: Nguồn cấp nước sử dụng tại Dự án được lấy từ nước giếng khoan chứa trong bể chứa nước ngầm và bơm lên tháp nước cấp đến nơi sử dụng. Dự án bố trí 01 bể chứa nước ngầm thể tích 300m3 chứa nước phục vụ chăn nuôi, 1 bồn nước 2m3 phục vụ sinh hoạt của công nhân. Dự án sử dụng ống dẫn chính Æ114 dẫn nước từ bể chứa nước ngầm đến các hạng mục công trình sử dụng. Bên trong mỗi trại được lắp đặt hệ thống cấp nước cho heo uống, hệ thống cấp nước xịt rửa chuồng và hệ thống cấp nước làm mát.
Hệ thống cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp là nguồn điện từ đường dây hiện hữu từ ngoàidẫn vào trại nuôi. Hệ thống đi ngầm luồn vào trong ống PVC đếncác hạng mục công trình sử dụng điện.
Khu cách ly lợn ốm: Diện tích 20m x 10m = 200m2 để dự phòng rủi ro xảy ra khi lợn bị ốm có nguy cơ dễ lây lan, Nền láng vữa xi măng, tường bao xây gạch ống dày 100, mái lợp tôn kẽm. Cách biệt an toàn với khu vực chuồng trại nuôi.
uĐối với các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
Hố thu gom phân và nước thải: Kích thước dài x rộng x sâu = 3 x 3 x 2 (m); thể tích 18m3. Xây 2 ngăn: có vách ngăn chắn rác; đáy BTCT dày 150mm, có đà giằng 200 x 200 (mm);tường xây gạch thẻ dày20cm, tô 2 mặt, quét hồ dầu chống thấm; mặt trên có nắp đậy bằng BTCT. Hố thu gom phân và nước thải có công năng như bể điều hòa lưu lượng và nồng độ trước khi vào hầm biogas, hố thu gom sẽ được xây kín để tránh phát sinh mùi hôi ra môi trường.
HầmBiogas (02 hầm): Kích thước mỗihầm biogas:dài x rộng x sâu = 20 x 22 x 5 (m); thể tích 2.200m3. Bờ hầm tạo dốc 1:1 (taluy 450); rãnh lấp chân bạt 1m:1m. Đáy hầm, bờ hầm, mặt trên lót và phủ HDPE chống thấm. Hố ga: 1m:1m, xây gạch tô 2 mặt, có nắp bằng BTCT, các điểm giao nhau có 1 hố ga, đường dẫn cứ 12m bố trí 1 hố ha. Nền đất tự nhiên đầm chặt, lớp bê tông dày 100mm, dốc 0,5% về rãnh thu nước, lớp đá 1 x 2 dày 100mm; tấm đan; tường ngăn xây gạch thẻ tô 2 mặt.
Trạm xử lý nước thải: Các bể có kết cấu là BTCT + chống thấm.
Hồ sinh học 1: Kích thước (DxRxS) = (10m x 15m x 5m) thể tích 750m3. Thành bê tông hóa, đáy hồ lót HDPE chống thấm. Hồ chứa nước sau xử lý nhằm mục đích phục vụ chứa nước thải sau xử lý.
Hố hút bùn: Kích thước dài x rộng x sâu = 3 x 3 x 3 (m); thể tích 27m3, kết cấu toàn bể bằng BTCT dày 200mm, quét hồ dầu chống thấm; mặt trên có nắp đậy BTCT để giảm thiểu mùihôi. Chức năng của hố hút bùn là thugom lưuchứa bùntừ hố thugom và trạm xử lý nước thải trước khi đưa qua máy ép bùn.
Nhà chứa phân: Nhà chứa phân có diện tích 40 m2 được bố trí ở gần cuối khu đất về phía cách chuồng trại gần nhất 7 - 10m.
Phân hay bùn tại HTXL nước thải sau khi qua máy ép bùn được lưu chứa tại nhà chứa phân, để bán cho các đơn vị thu mua. Tần suất lưu chứa phân tại nhà chứa phân và tuần suất thu gom, vận chuyển phân của các đơn vị thu mua trung bình 1-2 ngày/lần..
Kho chứa chất thảirắnsinh hoạt và chất thải rắnthông thường: Kho chứa chất thải rắnthông thường và kho chứa chất thảirắnsinh hoạt cùng 1 kho tuy nhiêncó vách ngăn, diện tích tổng kho là 12 m2 , trong đó kho chứa chất thải rắn thông thường là 8 m2 còn kho chứa chất thải rắn sinh hoạt là 4 m2 . Mối khu vực được ngăn cách nhau bởi vách ngăn có chiều cao 2 m.
Kho chứa chất thải rắn nguy hại: Kho chứa chất thải rắn nguy hại có diên tích 20 m2 và chiềucao của kho là 2,5 m. Kho được thiết kế có bờ tường xung quanh được lợp bằng tole, phía trước cửa ra vào kho có gờ chống tràn cao 10 cm, bên trong kho có thiết kế khu vực hố thu nước thải khi có sự cố xảy ra đối với CTNH lỏng, các thùng chứa chất thải được dãn nhãn bao gồm biển báo, mã nguy hại và tên chất thải nguy hại, đối với chất thải nguy hại lỏng được thực hiện kê pallet tránh tác động.
uSân bãi, đường nội bộ, nhà để xe, cây xanh
Sân bãi, đường nội bộ: Diện tích đường nội bộ, sân bãi là 6.461,4m2 chiếm 29,64% diện tích khu đất, đường nội bộ rải đá mi là chủ yếu.
Diệntíchcâyxanh: Chủdự ántrồng câyxanh là câycao su nằmtrênđất dự án vớidiện tích 10.898,4m2, và tỷ lệ chiếm 50% diện tích khu đất.
>>> XEM THÊM: Báo cáo tác động môi trường dự án cấp nước sinh hoạt
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm