Tham vấn ĐTM dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản

Tham vấn ĐTM dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản. Hình thành sinh cảnh nhân tạo cho các loài thủy sản cư trú và giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác bằng lưới kéo đáy đến các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống nhằm phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản.

MỤC LỤC

MC LỤC.................................................................................................................. I

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................V

MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN........................................................................................... 1

1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN .....................................................................................1

1.2. CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ........1

1.3. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................................................................2

2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM............................. 2

2.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ..............2

2.1.1. Các văn pháp pháp lý.......................................................................................2

2.1.2. Các quy chuẩn......................................................................................................7

2.2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC CẤP CÓ THẨM QUYỀN VỀ DỰ ÁN.........8

2.3.CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU DO CHỦ DỰ ÁN TỰ TẠO LẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM.........9

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM ................................................................................... 9

4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐTM................................................................................11

CHƯƠNG 1.............................................................................................................................14

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN........................................................................................................14

1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN .................................................................................................14

1.1.1. TÊN DỰ ÁN .....................................................................................................................14

1.1.2. THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN................................................................................................14

1.1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ................................................................................................................14

1.1.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT, MẶT NƯỚC CỦA DỰ ÁN........................................20

1.1.5. KHOẢNG CÁCH TỪ DỰ ÁN TỚI KHU DÂN CƯ VÀ KHU VỰC CÓ YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG ..........22

1.1.5.1. Khu vực thả rạn, bãi đúc..................................................................................................22

1.1.5.2.Khu vực trồng, phục hồi san hô: .......................................................................................22

1.1.6. MỤC TIÊU, LOẠI HÌNH, QUY MÔ, CÔNG SUẤT VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ..............23

1.1.6.1. Mục tiêu dự án.................................................................................................................23

1.1.6.2. Loại hình dự án: ...............................................................................................................23

1.1.6.3. Quy mô, công suất của dự án .........................................................................................23

1.1.6.4. Công nghệ sản xuất của dự án.........................................................................................24

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN....................26

1.2.1. THẢ RẠN NHÂN TẠO................................................................................26

1.2.1.1. Các hạng mục công trình chính........................................................................................26

1.2.1.2. Các hạng mục công trình phụ trợ.....................................................................................30

1.2.1.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường......................................31

[NGUỒN: KHÁI TOÁN D ÁN] ..................................................................................................................31

1.2.2. TRỒNG, PHỤC HỒI SAN HÔ ..............................................................................................................32

1.2.2.1. Các hạng mục công trình chính........................................................................................32

1.2.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ.....................................................................................41

1.2.2.3. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............44

[NGUỒN: KHÁI TOÁN D ÁN] ..................................................................................................................45

1.2.4. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN...........................................................................................................45

1.2.4.1. Thả rạn.............................................................................................................................45

1.4.2.2. Trồng, phục hồi san hô.....................................................................................................45

1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN;

NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN............................46

1.3.1. GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG.......................................................................................................46

1.3.1.1. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng:................................................46

1.3.2.2. Nhu cầu nguyên vật liệu ..................................................................................................47

1.3.2.3. Nhu cầu sử dụng điện nước.............................................................................................49

1.3.2. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN ..........................................................................................................50

1.3.3. SẢN PHẨM ĐẦU RA CỦA DỰ ÁN ........................................................................................................50

1.4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG..................................................................................................50

1.4.1. HỢP PHẦN THẢ RẠN.......................................................................................................................50

1.4.1.1. Đúc rạn.............................................................................................................................50

1.4.1.2. Vận chuyển và thả rạn.....................................................................................................51

1.4.2. HỢP PHẦN TRỒNG, PHỤC HỒI SAN HÔ ...............................................................................................52

1.5. TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................54

1.5.1. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN..............................................................................................................54

1.5.2. VỐN ĐẦU TƯ................................................................................................................................55

1.5.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................................................55

1.5.3.1. Tổ chức quản lý, thực hiện dự án.....................................................................................55

1.5.3.2. Nhu cầu lao động và chế độ làm việc ..............................................................................55

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI......................................................................................57

2.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................................................57

2.1.1.1. Điều kiện địa chất ............................................................................................................57

2.1.1.2. Điều kiện địa hình ............................................................................................................59

2.1.1.3. Điều kiện về khí hậu, khí tượng........................................................................................60

2.1.1.4. Điều kiện hải văn..............................................................................................................62 .

2.2.2.3. Chế độ dòng chảy.............................................................................................................91

2.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -XÃ HỘI .............................................................................................................96

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế huyện Phú Lộc.......................................................................................96

2.1.2.2. Điều kiện xã hội huyện Phú Lộc........................................................................................98

2.1.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG,YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN .99

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..................99

2.2.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG........................................................................99

2.2.1.1. Dữ liệu hiện trạng môi trường.........................................................................................99

2.2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường.........................................................................102

2.2.1.3. Hiện trạng chất lượng không khí...................................................................................107

2.2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước .......................................................................108

2.2.1.5. Hiện trạng chất lượng trầm tích khu vực Dự án............................................................116

2.2.1.6. Hiện trạng chất lượng đất khu vực bãi đúc rạn.............................................................117

2.2.2. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC ......................................................................119

2.2.2.1. KHU VỰC THẢ RẠN.........................................................................................119

2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY

CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.............139

2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................141

CHƯƠNG 3.............................................................................143

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,........143

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG....................................................................143

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN..................143

3.1.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG.................................................................................................144

3.1.1.1. Đánh giá tác động liên quan chất thải...........................................................................144

3.1.1.2. Đánh giá tác động không liên quan chất thải................................................................157

3.1.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án..............................161

3.1.2. CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN ..........163

3.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan chất thải.......................................................163

3.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan chất thải............................................169

3.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do các rủi ro, sự cố.......................................................174

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH......181

3.2.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH .........181

3.2.1.1. Tác động đến hệ sinh thái..............................................................................................181

3.2.1.2. Tác động đến vận tốc dòng chảy và sóng từ hoạt động thả rạn đến vùng biển............181

3.2.1.3. Tác động đến sự dịch chuyển các rạn nhân tạo.............................................................195

3.2.1.4. Tác động đến độ lún của khối rạn nhân tạo (Theo Báo cáo Phân tích thông số thủy động lực vùng biển khu vực) ........203

3.2.1.5. Ảnh hưởng do quá trình ăn mòn bê tông cốt thép......212

3.2.1.6. Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực ...........................................................................214

3.2.2. CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN .......................214

3.2.2.1. Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái............................................................................214

3.2.2.2. Giảm thiểu tác động đến lưu tốc dòng chảy và sóng tại khu vực dự án........................215

3.2.2.3. Giảm thiểu tác động đến sự dịch chuyển và độ lún rạn nhân tạo .................................215

3.2.2.4. Giảm thiểu tác động ăn mòn bê tông cốt thép..............................................................216

3.2.2.5. Giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội.......................................................................216

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................217

3.3.1. DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...............................217

3.3.2. TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ,VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG......................219

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ...........................................219

3.4.1. VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐTM.........................................................................................................219

3.4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC .............................................................................................................219

3.4.3. VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ..........................................................................................220

3.4.4. VỀ CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG ĐTM...........................................................................................221

3.4.5. VỀ NỘI DUNG CỦA ĐTM...............................................................................................................221

CHƯƠNG 4.......................................................................................222

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.....................................222

4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN.............................222

4.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...................................................227

4.2.1. GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG.........................................................................227

4.2.1.1. Giám sát chất lượng không khí......................................................................................227

4.2.1.2. Giám sát nước thải ........................................................................................................227

4.2.1.3. Giám sát chất lượng nước biển ven bờ..........................................................................227

4.2.1.4. Giám sát CTR, CTNH.......................................................................................................228

4.2.1.5. Giám sát đa dạng sinh học.............................................................................................228

4.2.1.6.Giáhođnthả rạn..............................................................................................228

4.2.1.7.Giácôntáthhicábiệpháphònngvà nphó sự c.........................228

4.2.2. GIÁM SÁT GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH ...........................................................................228

4.2.2.1. Giám sát sự chuyển dịch, độ lún của khối rạn ...............................................................228

4.2.2.2. Giám sát hiệu quả phục hồi của hệ sinh thái thủy sinh..................................................228

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ................................................229

1. KẾT LUẬN ......................................................................................229

2. KIẾN NGHỊ .......................................................................229

3. CAM KẾT................................................................................230

PHỤ LỤC.............................................................................................231

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của Dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển Bắc miền Trung với bờ biển dài là 128 kmvà có 2 cửa sông đổ ra biển, trữ lượng nguồn lợi hải sản lớn, phong phú và đa dạng, kinh tế biển có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự cố môi trường biển xảy ra tại vùng biển ven bờ các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế làm cho các loài hải sản chết hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của người dân.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT), hệ sinh thái ven bờ bị suy thái do ảnh hưởng của sự cố môi trường, các bãi giống, bãi đẻ bị phá hủy. Sản lượng khai thác giảm từ 40% đến 60%, một số loài thủy hải sản gần như tuyệt chủng, khả năng phục hồi thấp.

Thực hiện Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 01/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư các Dự án “Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá” và Dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản” tại 04 tỉnh miền Trung sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Quyết định số 743/QĐ-TTg ngày 20/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn thời gian thực hiện các sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh theo Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 01/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ và kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản” tại Công văn số 756-KL/TU ngày 02/10/2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm kịp thời khôi phục hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tạo sinh kế cho ngư dân ở các xã ven biển.

Dự án “ Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” là loại hình dự án đầu tư mới, thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM theo quy định tại Mục số 8 Phụ lục IV (Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường) ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án được UBND tỉnh phê duyệt Dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 1 Hợp phần thả rạn nhân tạo thuộc dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số ..... ngày 18/5/2022.

Dự án được UBND tỉnh  phê duyệt Dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 1 hợp phần Trồng, phục hồi rạn san hô thuộc dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 20/8/2022.

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư

Dự án được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển của Trung ương và địa phương như sau:

- Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 01/5/2019 của Thủ tướng Chính Phủ về việc đầu tư các Dự án “Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá” và dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản” tại 04 tỉnh miền Trung sử dụng khoản tiền bồi thường của Công tyTNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

- Nghị quyết số 54/NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 3390/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án

PHỤC HỒI, TÁI TẠO HỆ SINH THÁI THỦY SINH VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

1.1.2. Thông tin về Chủ dự án

- Chủ dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Địa chỉ: ............., đường Đống Đa, thành phố Huế, tỉnh...

- Số điện thoại:..........; Fax:...................

- Đại diện: ............ Chức vụ: Giám đốc

- Email: ..............

- Tiến độ thực hiện dự án: tiến độ thi công: Quý II - Quý IV/2024 (tập trung thi công trước mùa mưa bão). Niên hạn sử dụng của công trình thả rạn nhân tạo: 20 năm.

1.1.3. Vị trí địa lý

Dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thải thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ” thực hiện gồm 2 hợp phần: thả rạn nhân tạo và phục hồi tái tạo rạn san hô.

- Vị trí thả rạn nhân tạo thuộc vùng biển ven bờ tỉnh  và vùng biển thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.

Khu vực khoanh vùng thả rạn có diện tích khoảng 3,0 km2 (1.500 m x 2.000 m), ranh giới ngoài khu vực thả rạn đến đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm (được công bố theo Quyết định số 1790/QĐ-BTNMT ngày 06/6/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành và công bố kèm theo danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều vùng ven biển và 10 đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam) khoảng 10,31 km (tương đương với 5,57 hải lý). Vị trí này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định theo Công văn số 5509/BNN-TCTS ngày 20/7/2018 về việc hướng dẫn về chuyên môn để xây dựng, thực hiện dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản.

Độ sâu trung bình tại vị trí thả 22-24m nước. Khu vực thả rạn được giới hạn bởi các mốc tọa độ (Theo hệ tọa độ VN - 2.000, KTT 1070, múi chiếu 3o) sau:

Bảng 1.1. Mốc tọa độ của khu vực thả rạn

Dự án dự kiến thực hiện đúc rạn tại 02 vị trí:

- Vị trí 01: có diện tích khoảng 2,0 ha thuộc Khu kinh tế Chân mây Lăng Cô, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí 01 được giới hạn bởi các mốc tọa độ (Theo hệ tọa độ VN - 2.000, KTT 107, múi chiếu 3o) sau:

Bảng 1.2. Mốc tọa độ của khu vực bãi đúc rạn

- Vị trí 02: có diện tích khoảng 1,0 ha thuộc Khu kinh tế Chân mây Lăng Cô, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí 02 được giới hạn bởi các mốc tọa độ (Theo hệ tọa độ VN - 2.000, KTT 107, múi chiếu 3o) sau:

Bảng 1.3. Mốc tọa độ của khu vực bãi đúc rạn

Hình 1.1. Vị trí thả rạn của Dự án

Hình 1.2. Vị trí bãi đúc rạn

- Trồng san hô: Trồng, phục hồi san hô khoảng 04ha, trong đó: Vị trí thực hiện tại khu vực bãi Sụng Rong Câu khoảng 1,5ha và tại khu vực bãi Chuối khoảng 2,5ha thuộc vùng biển ven bờ thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bãi Chuối và bãi Sụng - Rong Câu thuộc khu vực Hải Vân - Sơn Chà huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa ThiênHuế, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía đông và bắc giáp biển Đông. Khu vực này là bộ phận tiến ra biển của dãy Trường Sơn chạy theo hướng Đông Tây.

+ Diện tích trồng, phục hồi san hô tại khu vực bãi Sụng Rong Câu: 1,5ha (15.000 m2 ), được giới hạn bởi 5 điểm tọa độ (Theo hệ tọa độ VN - 2.000, KTT 1070, múi chiếu 3o) sau:

Bảng 1.3. Mốc tọa độ của khu vực trồng, phục hồi san hô tại khu vực bãi Sụng

Bảng 1.4. Mốc tọa độ của khu vực trồng, phục hồi san hô

Hình 1.3. Vị trí trồng, phục hồi san hô

Khu vực lấy giống: nguồn giống san hô dùng để trồng phục hồi được lấy tại 02 khu vực rạn phía Tây Bắc và phía Nam tại khu vực đảo Sơn Chà, có chiều dài lần lượt là 160m và 140m, chiều rộng rạn trung bình của 02 rạn khoảng 30m.

- Khu vực lấy giống phía Tây Bắc đảo Sơn Chà với diện tích 4.800 m2, tọa độ trung tâm 16°13'02.8"N, 108°11'58.4"E.

- Khu vực lấy giống phía Nam đảo Sơn Chà với diện tích 4.200 m2, tọa độ trung tâm 16°12'41.3"N, 108°12'10.5"E.

Hình 1.4. Sơ đồ các điểm thu mẫu giống san hô

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

- Khu vực thả rạn:

Mặt nước sử dụng để thực hiện Dự án có diện tích khoảng 3,0 km2 (1.500 m x 2.000 m) thuộc vùng biển ven bờ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu vực mặt nước biển thực hiện thả rạn chưa được đầu tư bất kỳ công trình hạ tầng kỹ thuật nào.

Theo kết quả điều tra, khảo sát kết hợp tham vấn cộng đồng dân cư, UBND các tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Bình và thành phố Đà Nẵng, khu vực thả rạn không có ngư trường đánh bắt thủy hải sản, không thuộc quyền vận tải ven biển, khu vực thăm dò dầu khí, khai thác khu vực biển.

Hình 1.5. Hình ảnh hiện trạng mặt nước thực hiện Dự án

- Khu vực bãi đúc:

+ Vị trí 01: hiện trạng chưa giải phóng mặt bằng, là khu đất thấp trũng của người dân xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc. Khu đất này có hiện trạng là đất trồng cây hàng năm, tuy nhiên hiện tại người dân bỏ hoang không trồng trọt. Khi triển khai Dự án, Chủ dự án ký kết hợp đồng thuê đất của người dân.

Hình 1.6. Hình ảnh hiện trạng khu vực bãi đúc rạn

+ Vị trí 02: khu đất đã thu hồi, giải phóng mặt bằng thuộc Dự án Khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motor Huế. Hiện tại, Dự án Khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motor Huế đang trong giai đoạn GPMB chưa tiển khai thi công xây dựng. Dự án sẽ mượn tạm khu đất để thi công bãi đúc và hoàn trả lại mặt bằng cho Dự án theo đúng tiến độ để đảm bảo Dự án Khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motor Huế triển khai thi công.

- Khu vực trồng, phục hồi san hô: Khu vực trồng phục hồi san hô là tại bãi Chuối và bãi Sụng

- Rong Câu (có tọa độ trung tâm là 108o10’50’’E, 16o12’46’’N), thuộc vùng biển ven bờ thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cả 2 khu vực đều nằm trong khu vực dự kiến thành lập Khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà.

1.1.5. Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

1.1.5.1. Khu vực thả rạn, bãi đúc

Khu vực thả rạn, bãi đúc không nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa.

- Khu vực thả rạn nằm trên vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, cách Cảng Chân Mây khoảng 17 km về hướng Đông Nam, cách cửa biển Tư Hiền khoảng 11 km về phía Nam.

Sự cố Fomosa năm 2016 đã làm suy giảm chất lượng môi trường biển, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản; các rạn san hô, sinh vật phù du, động vật phù du, cá tự nhiên chết hàng loạt trên diện rộng dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản. Hiện nay, nguồn lợi thủy hải sản ở khu vực này đã có sự phục hồi, tuy nhiên là không đáng kể. Sản lượng đánh bắt của ngư dân khu vực không lớn, chỉ có hoạt động đánh bắt đơn lẻ, không có ngư trường khai thác.

Trong khu vực không có hoạt động du lịch, không có khu quân sự, không có các công trình.

- Đối với khu vực bãi đúc:

+ Khu vực 01: cách đường vào Cảng Chân Mây khoảng 350 m và cách cảng Chân Mây 5.000 m; cách khu dân cư gần nhất khoảng 260 m về phía Nam, cách sông Mỹ Gia khoảng 650 m về hướng Đông Nam.

+ Khu vực 02: cách đường vào Cảng Chân Mây khoảng 1,3 km về phía Đông và cách cảng Chân Mây 4,1km về hướng Đông Bắc; cách sông Mỹ Gia khoảng 1,7 km về phía Đông.

Các khối rạn sẽ được đúc tại bãi đúc sau đó vận chuyển bằng đường bộ (đường vào CảngChânMây)vàoCảngChân Mây,sau đó vận chuyển bằng tàu biển ra vị trí thả rạn.

Các Dự án trong Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô:

+ Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 1 dài 450 m đã hoàn thiện và đưa vào khai thác sử dụng; Đê chắn song cảng Chân Mây - giai đoạn 2 dài 300m đang triển khai thực hiện.

+ Cầu bến số 1 đưa vào khai thác và sử dụng từ năm 2003 (bến phía trong và phía ngoài) và trụ neo cuối bến số 1 đưa vào khai thác từ năm 2015.

+ Cầu bến số 2 của Công ty Cổ phần cảng Chân Mây khởi công xây dựng từ tháng 6/2018; đến nay đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ Quý III/2021.

+ Cầu bến số 3 của Công ty TNHH MTV Hào Hưng khởi công xây dựng tháng 9/2015, đã xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ Quý III/2021.

+ Bến phao cho tàu 10.000 DWT phục vụ cho kho xăng dầu của Công Ty Cổ phần xăng dầu, dầu khí Thừa Thiên Huế.

1.1.5.2.Khu vực trồng, phục hồi san hô:

Khu vực trồng, phục hồi san hô nằm trong khu vực dự kiến thành lập Khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà. Khu vực đất liền tiếp giáp với rừng phòng hộ Bắc Hải Vân.

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu dự án

- Hình thành sinh cảnh nhân tạo cho các loài thủy sản cư trú và giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác bằng lưới kéo đáy đến các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống nhằm phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái rạn san hô tăng độ phủ san hô sống và nguồn lợi thủy sản sống trong vùng rạn bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.1.6.2. Loại hình dự án:

Loại công trình: công trình Nông nghiệp và PTNT, cấp IV, nhóm B. Niên hạn sử dụng của công trình thả rạn nhân tạo: 20 năm.

1.1.6.3. Quy mô, công suất của dự án

- Thả thả rạn nhân tạo trên vùng diện tích khoảng 3,0 km2 (1.500 m x 2.000 m), độ phủ nền đáy rạn nhân tạo khoảng 1% - 1,5%. Hình thức khối rạn nhân tạo tại mỗi cụm rạng gồm hai loại cụm rạn, bao gồm: cụm rạn với các khối rạn hình bán cầu và cụm rạn với các khối rạn hình lập phương rỗng.

- Trồng, phục hồi san hô khoảng 04ha tại khu vực bãi Sụng Rong Câu khoảng 1,5ha và tại khu vực bãi Chuối khoảng 2,5ha.

+ Loài san hô lựa chọn trồng phục hồi: Pavona decussata, Porites spp, Echinophyllia sp, Acropora hyacinthus, Acropora pulchra, Galaxea fascicularis, Echinophyllia sp,… Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế có thể bổ sung thêm các loài san hô cứng khác.

+ Khu vực lấy giống trồng phục hồi: Lấy tại chỗ ở khu vực đảo Sơn Chà.

+ Mô hình phục hồi san hô: Phục hồi trực tiếp trên nền đáy tự nhiên và phục hồi trên giá thể nhân tạo.

++ Đối với mô hình phục hồi trên nền đáy tự nhiên:

Tại khu vực bãi Sụng Rong Câu: Bố trí trung bình 4 tập đoàn san hô/cụm san hô, 5 cụm san hô/100m2 . Như vậy với 1,5ha tại bãi Sụng Rong Câu tương đương 15.000 m2 sẽ bố trí 1.000 cụm san hô, số lượng tập đoàn san hô trồng trên nền đáy tự nhiên là 4.000 tập đoàn san hô được trồng phục hồi.

Tại khu vực bãi Chuối: Bố trí trung bình 4 tập đoàn san hô/cụm san hô, 5 cụm san hô/100m2 . Như vậy với 2,5ha tại bãi Chuối tương đương 25.000 m2 sẽ bố trí 1.000 cụm san hô, số lượng tập đoàn san hô trồng trên nền đáy tự nhiên là 4.000 tập đoàn san hô được trồng phục hồi.

++ Đối với mô hình phục hồi trên giá thể nhân tạo: Lựa chọn giá thể lưới Inox 304: tại các vị trí thích hợp, đặt giá thể lưới Inox, sử dụng 8 đinh sắt 15-20 cm cố định chắc giá thể với nền đáy rạn, ưu tiên trồng san hô tại các vị trí đinh sắt để khi san hô phát triển sẽ tạo liên kết chắc chắn giữa san hô, giá thể và đinh cố định. Trồng đơn loài trên 1 giá thể, mỗi tập đoàn san hô được cố định vào giá thể bằng 02 dây rút.

Tại khu vực bãi Sụng Rong Câu: Tại mỗi giá thể lưới Inox có kích thước dài, rộng (100cm x 30cm), tiến hành trồng trung bình 9 tập đoàn san hô (01 cụm san hô). Trên diện tích 150m2 nền đáy rạn tự nhiên cố định 5 giá thể trồng san hô. Diện tích trồng, phục hồi san hô tại bãi Sụng Rong Câu là 1,5ha (15.000 m2), tổng số lượng giá thể cần cố định trên nền rạn ở mỗi khu vực là 670 giá thể và 6.030 tập đoàn san hô được trồng phục hồi.

Tại khu vực bãi Chuối: Tại mỗi giá thể lưới Inox có kích thước dài, rộng (100cm x 30cm), tiến hành trồng trung bình 9 tập đoàn san hô (01 cụm san hô). Trên diện tích 150m2 nền đáy rạn tự nhiên cố định 05 giá thể trồng san hô. Diện tích trồng, phục hồi san hô tại bãi Chuối là 2,5ha (25.000 m2), tổng số lượng giá thể cần cố định trên nền rạn ở mỗi khu vực là 670 giá thể và 6.030 tập đoàn san hô được trồng phục hồi.

Số lượng giá thể nhân tạo lưới Inox sử dụng trồng, phục hồi san hô tại 2 khu vực bãi Sụng Rong Câu và bãi Chuối là 268 cụm giá thể, 1.340 giá thể, 12.060 tập đoàn san hô.

Bảng 1.5. Thông số kỹ thuật 1 giá thể nhân tạo lưới Inox trồng phục hồi san hô

- Bố trí phao neo chỉ giới: Thiết lập các hệ thống phao neo bảo vệ rạn san hô xung quanh khu vực phục hồi. Hệ thống phao neo được thiết lập bao quanh vùng trồng, phục hồi san hô với khoảng cách từ vùng ranh giới hệ thống phao đến vùng trồng phục hồi từ 0-100m, khoảng cách giữa các phao từ 30-60.

1.1.6.4. Công nghệ sản xuất của dự án

a. Thả rạn nhân tạo

Rạn nhân tạo được đúc bằng bê tông cốt thép tại khu vực đúc sau đó được vận chuyển theo đường bộ và đường biển đến khu vực thả rạn đã được định vị. Các khối rạn sẽ được thả xuống vị trí thiết kế bằng cẩu được đặt trên tàu chuyên dụng.

Việc thi công thả rạn sẽ được tính toán cụ thể, chi tiết, bao gồm: Định vị khu vực thả rạn, vị trí thả các khối rạn, vận chuyển các khối rạn từ bờ ra vị trí thả, thả các khối rạn trong điều kiện sóng, gió và dòng hải văn ngoài biển, .v.v sao cho các khối rạn được thả đúng vị trí, đúng kỹ thuật và an toàn trong quá trình thả rạn.

Thực hiện thả rạn theo tọa độ đã xác định trong hồ sơ thiết kế. Sử dụng cần cẩu tự hành đứng trên xà lan để hạ từ từ khối rạn xuống biển.

Sau khi rạn được thả xuống biển, thợ lặn sẽ kiểm tra đáy biển để đảm bảo rạn thả đúng vị trí, đúng yêu cầu.

Trong quá trình thả rạn bố trí các phao và đèn tín hiệu để đảm bảo an toàn giao thông thủy.

b. Trồng, phục hồi san hô

Từ kết quả khảo sát đánh giá lựa chọn địa điểm phục hồi và căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn số 5509/BNN-TCTS ngày 20/7/2018, phạm vi quy mô phục hồi dự kiến khoảng 2,5 ha tại khu vực bãi Chuối và 1,5 ha tại khu vực bãi Sụng - Rong Câu tỉnh Thừa Thiên Huế, trung bình mật độ tập đoàn san hô trồng phục hồi trên nền rạn tự nhiên và giá thể nhân tạo tại khu vực phục hồi là 5.000 tập đoàn/1ha.

Từ thực tế khảo sát, khu vực Sụng - Rong Câu và bãi Chuối có đặc điểm nền đáy chủ yếu là nền đá rạn san hô chết trên diện rộng, sự đa dạng các dạng sống san hô trước đây (dạng khối, cạnh cành, cành bàn, dạng phiến, dạng lá...), khi bị suy thoái đã tạo nên nền đáy có mức độ vững chắc không đồng nhất. Tại 02 khu vực trồng phục hồi, nền đáy rạn có tính chất tương đồng nhau với các dạng sống san hô dạng cành, dạng cành bàn, dạng lá (đã chết) có phân bố ưu thế ở đới mặt bằng và sườn dốc. Các dạng sống san hô khối, bán khối thường phân bố chủ yếu tại đới ven bờ và đới sườn đốc chân rạn. Như vậy dựa trên đặc điểm này có thể phân loại dạng nền đáy và quy mô của chúng phân chia thành 02 kiểu nền đáy chính với quy mô diện tích như sau:

- Kiểu nền đáy rạn đá san hô vững chắc (là những vị trí của các tập đoàn san hô có dạng sống là dạng khối, bán khối hoặc dạng phủ đã chết). Diện tích nền đáy chiếm khoảng 40% tổng diện tích tại 02 khu vực phục hồi tại vị trí đới nông ven bờ và đới sườn dốc, chân rạn.

- Kiểu nền đáy vụn san hô xen lẫn nền đá san hô (là những vị trí của các tập đoàn san hô có dạng sống là dạng cành, dạng cành bàn, dạng phiến mỏng, dạng lá đã chết). Diện tích nền đáy chiếm khoảng 60% tổng diện tích tại 02 khu vực phục hồi tại vị trí đới mặt bằng và sườn dốc.

Tham khảo các kết quả trồng phục hồi san hô ở Côn Đảo, Cù Lao Chàm, Cô Tô Quảng Ninh và Quảng Bình. Dựa trên kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng đặc điểm nền đáy khu vực, Dự án đề xuất hai kiểu phục hồi ở khu vực này bao gồm: phục hồi trực tiếp trên nền đáy tự nhiên phục hồi trên giá thể nhân tạo, cụ thể như sau:

- Phục hồi trực tiếp trên nền đáy tự nhiên

Phương thức này áp dụng cho kiểu nền đáy rạn đá san hô vững chắc. Việc phục hồi san hô trên nền đáy tự nhiên giúp giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu trong hoạt động phục hồi. Việc trồng phục hồi các tập đoàn san hô trên nền đáy tự nhiên được thực hiện như sau: chọn nền đáy vững chắc là san hô chết, vị trí phục hồi không phủ rong và bùn, các tập đoàn san hô được cố định trực tiếp trên nền san hô chết bằng đinh bê tông và dây rút. Để tạo sự chắc chắn, dùng 02 đinh bê tông (dài 7 – 10 cm) đóng cách nhau 5 cm trên nền san hô chết làm điểm tựa để cố định 01 tập đoàn san hô. Gắn các mảnh san hô phục hồi sao cho mảnh san hô tiếp xúc được nhiều nhất với bề mặt nền đáy, các polyp của tập đoàn được hướng lên trên. Dựa vào cấu trúc bề mặt nền đáy để lựa chọn các vị trí phục hồi san hô phù hợp nhất đảm bảo san hô không bị vùi lấp hoặc chịu hướng sóng tác động trực tiếp. - Phục hồi trên giá thể nhân tạo

Phương thức này áp dụng cho kiểu nền vụn san hô xen lẫn nền đá san hô. Đối với kiểu nền đáy này, việc phục hồi san hô bằng cách gia cố thêm các giá thể nhân tạo là cần thiết mặc dù tốn kém về vật liệu cũng như hoạt động thi công. Hiện nay ở Việt Nam giá thể phục hồi san hô được sử dụng phổ biến là các giá thể bê tông hoặc giá thể lưới Inox, tùy vào điều kiện tự nhiên khu vực phục hồi mà lựa chọn các giá thể hợp lý và hiệu quả. Dựa trên đặc điểm nền đáy rạn tại bãi Chuối và bãi Sụng - Rong Câu, đặc biệt là vị trí địa lý khu vực này luôn chịu tác động mạnh của sóng biển mùa gió Đông Bắc (mặt Bắc của Hải Vân - Sơn Chà), vì vậy sử dụng giá thể phục hồi san hô có tính chịu sóng là rất quan trọng tại đây, Dự án đề xuất sử dụng giá thể dạng lưới Inox có ưu điểm hơn so với giá thể bê tông.

Việc phục hồi san hô trên giá thể lưới Inox được thực hiện như sau: Tại các vị trí thích hợp, đặt giá thể lưới Inox, có thể uốn chúng theo bề mặt nền đáy để tạo sự tiếp giáp tối đa. Sử dụng 8 đinh sắt 15 – 20 cm cố định chắc giá thể với nền đáy rạn, ưu tiên trồng san hô tại các vị trí đinh sắt để khi san hô phát triển sẽ tạo liên kết chắc chắn giữa san hô, giá thể và đinh cố định. Để tạo sự liên kết nhanh giữa các tập đoàn san hô giống và giảm tính cạnh tranh không gian trên giá thể, ưu tiên trồng đơn loài trên 1 giá thể, mỗi tập đoàn san hô được cố định vào giá thể bằng 02 dây rút.

Tại mỗi giá thể lưới Inox có kích thước dài, rộng (100 cm x 30 cm), tiến hành trồng trung bình 9 tập đoàn san hô (01 cụm san hô). Trên diện tích 150m2 nền đáy rạn tự nhiên cố định 5 giá thể trồng san hô.

>>> XEM THÊM: Các phương pháp thân thiện với môi trường cho việc bảo vệ bờ biển

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển
Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển

2024 Lượt xem

Cho đến nay tai Việt Nam đã có rất nhiều sự cố tràn dầu trên biển xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái và gây thiệt hai lớn về kinh tế.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trang trại 5000 con heo nái
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trang trại 5000 con heo nái

956 Lượt xem

Lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Dự án “Trang trại heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 5.000 con” theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Mẫu báo cáo xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy xử lí nước thải
Mẫu báo cáo xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy xử lí nước thải

984 Lượt xem

Mẫu báo cáo xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy xử lí nước thải ở Bình Thuận. Minh Phuong Corp - Dịch vụ chuyên tư vấn viết hồ sơ môi trường. LIên hê 0903 649 782.

Giấy phép môi trường dự án khu nhà ở Tân Phú
Giấy phép môi trường dự án khu nhà ở Tân Phú

565 Lượt xem

Chi phí lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu nhà ở, Mẫu báo cáo giấy phép môi trường khu nhà ở, Mẫu số 40 giấy phép môi trường cho dự án khu nhà ở.

 

Nội dung cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bánh kẹo
Nội dung cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bánh kẹo

626 Lượt xem

Nhà máy sản xuất bánh kẹo socola các loại quy mô 2.000 tấn sản phẩm/năm tỉnh Đồng Nai. Dịch vụ xin giấy phép môi trường. 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng