Giấy phép môi trường dự án khu nhà ở Tân Phú
Chi phí lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu nhà ở, Mẫu báo cáo giấy phép môi trường khu nhà ở, Mẫu số 40 giấy phép môi trường cho dự án khu nhà ở.
+ Diện tích khu đất: 99.174,5 m2.
+ Dự án thuộc nhóm A theo quy định tại Phần B Mục I Phụ lục I kèm theo Nghị đinh 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 về quy định chi tiết thi hành môt số điều của Luật Đầu tư công: “Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II Phần A có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên”.
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
3.1.1. Đối với các hạng mục công trình chính:
a. Theo báo cáo ĐTM được phê duyệt:
- Khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại - dịch vụ - văn phòng, bố trí các khu thương mại, dịch vụ, văn phòng, sinh hoạt cộng đồng, căn hộ, cụ thể:
+ Khu đất B1 (nhóm nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ - văn phòng): gồm 04 tháp sử dụng chung 02 tầng hầm, trong đó tháp A (nay là S1) gồm A1 + A2 cao 26 tầng, tháp B (nay là S2) và tháp C (nay là S3) cao 26 tầng, tháp D (nah là S4) cao 38 tầng;
+ Khu đất B2 (nhóm nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ - văn phòng): gồm 01 tháp E (nay là S5) gồm 02 tầng hầm, cao 38 tầng;
+ Khu B3 (nhóm nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ -văn phòng): gồm 01 tháp G (nay là S6) gồm 02 tầng hầm, cao 36 tầng;
+ Khu đất B4 (nhóm nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ - văn phòng): gồm 03 tháp là tháp H (nay là S7), tháp I (nay là S8), tháp K (nay là S9) gồm K1+K2 sử dụng chung 02 tầng hầm, cao 36 tầng, bố trí 500m2 sàn xây dựng trạm y tế tại tháp K.
- Khu nhà ở riêng lẻ thấp tầng: bao gồm nhà liên kế và nhà liên kế vườn thiết kế cao 03 tầng, cụ thể:
+ Khu nhà liên kế: lô A1 có 22 căn, lô A2 có 19 căn;
+ Khu nhà liên kế vườn: Lô A3 có 16 căn, lô A4 có 18 căn, lô A5 có 03 căn;
- Trường học: cao 04 tầng, tổng số 1.080 học sinh.
- Số căn hộ: 2.264 căn.
- Xử lý nước thải: 07 đơn nguyên (07 trạm) với tổng công suất là 3.045m3/ngày. Tiến độ xây dựng các trạm xử lý nước thải theo tiến độ xây dựng các khối nhà.
b. Thực tế triển khai có một số thay đổi:
c. Quy mô Dự án theo thực tế triển khai:
Tháp S1 cao 26 tầng (không kể tầng hầm), diện tích xây dựng 2.174m2, tổng diện tích sàn xây dựng không kể tầng hầm, tầng lửng, tầng lánh nạn, mái kỹ thuật là 56.399m2, chiều cao công trình tính từ cốt sân đến cao độ đỉnh mái khoảng 102,5m, tổng số căn hộ ở là 248 căn, tổng số khu văn phòng đa năng là 264 khu, tổng số khu dịch vụ thương mại là 17 khu.
- Tầm hầm 2 cao 3,0m, tầng hầm 1 cao 3,9m, mỗi tầng hầm có diện tích sàn xây dựng 5.170m2 bố trí khu để xe và không gian kỹ thuật.
- Tầng 1 cao 5,2m có diện tích sàn xây dựng 2.049m2 bố trí khu sảnh căn hộ, không gian sinh hoạt cộng đồng và 06 khu dịch vụ thương mại và các khu tiện ích.
- Tầng 2 cao 3,9m có diện tích sàn xây dựng 2.174m2 bố trí 06 khu dịch vụ thương mại.
- Tầng 2 lửng cao 4,2m có diện tích sàn xây dựng 1.995m2 bố trí 05 khu dịch vụ thương mại và các khu sân vườn.
- Tầng 3 đến tầng 24 cao 3,3m/tầng, diện tích sàn xây dựng 2.174m2/tầng, mỗi tầng bố trí 12 khu văn phòng đa năng và 10 căn hộ; giữa tầng 19 và 20 có bố trí 01 tầng lánh nạn cao 4,0m, diện tích sàn xây dựng 2.174m2.
- Tầng 25 cao 4,0m có diện tích sàn xây dựng 2.174m2 bố trí 20 căn hộ ở.
- Tầng 26 cao 4,0m có diện tích sàn xây dựng 2.174m2 bố trí 08 căn hộ ở.
- Tầng tum cao 3,8m có diện tích sàn xây dựng 278,58m2 bố trí không gian kỹ thuật.
d. Tiến độ thực hiện toàn dự án:
vCác giai đoạn đầu tư của toàn Dự án: -
3.1.2. Đối với các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
+ Tính toán theo định mức sử dụng nước theo ĐTM:
+ Theo hóa đơn sử dụng nước thực tế:
Theo hóa đơn tiền nước từ tháng 1 – 5/2022 thì một ngày Tháp S1 sử dụng từ 84 – 129 m3/ngày, trung bình khoảng 100 m3/ngày (Đính kèm hóa đơn tiền nước ở Phụ lục).
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
a. Quy trình công nghệ xử lý nước thải:
Quy trình công nghệ xử lý nước thải vận hành thử nghiệm như sau:
Hình 3. 1: Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại dự án
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước thải phát sinh từ khối chung cư sau khi được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại và thiết bị tách dầu mỡ được dẫn về hố thu gom của XLNT tập trung.
Bể điều hòa
Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất. Do tính chất cũng như nhu cầu thải nước từ các block nhà là không ổn định, và luôn thay đổi theo từng giờ sinh hoạt vì vậy cần thiết xây dựng bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải và lưu lượng và nồng độ làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải sau khi tập trung về bể điều hòa tiếp tục được bơm lên bể sinh học hiếu khí.
Bể Annoxic + Aerotank (MBBR)
Từ bể điều hòa nước thải được bơm vào bể sinh học thiếu khí (Anoxic) để thực hiện quá trình khử nitrat hóa. Tại bể MBBR có lắp đặt hai bơm khuấy chìm để xáo trộn nước duy trì điều kiện thiếu khí và giúp khí N2 dễ dàng thoát lên khỏi mặt nước. Tiếp đó qua bể Aerotank có nhiệm vụ khử các chất ô nhiễm còn lại, xử lý các thông số BOD, COD, N, P trong thành phần nước thải. Trong bể MBBR khuấy trộn đều nước thải với bùn hoạt tính lơ lửng nhờ thiết bị sục khí là các đĩa phân phối khí đặt dưới đáy bể đồng thời khuếch tán oxy vào nước đảm bảo điều kiện cho quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra.
Quá trình nitrat hóa trong bể hiếu khi diễn ra qua 2 bước:
Quá trình khử nitrat hóa:
6NO3- + 5CH3OH → 5CO2 +3N2 +7H20 + 6OH-
Sau đó hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải này chảy đến bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn ra khỏi nước thải. Bùn sau lắng có hàm lượng SS = 7000 – 8000 mg/L, một phần sẽ tuần hoàn trở lại bể Anoxic (25-75% lưu lượng, giữ ổn định mật độ vi khuẩn tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 3000 mg/L. Nước thải sau khi qua bể lắng II sẽ tự chảy vào bể khử trùng mục đích tiêu diệt vi khuẩn dọc hại trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Bể lắng
Nước từ bể sinh học mang theo bùn hoạt tính chảy vào ống trung tâm của bể lắng, nước thải được phân phối đều trên toàn diện tích mặt cắt ngang trong toàn bể lắng, thời gian lưu khoảng 2-3 giờ. Bể lắng được thiết kế sao cho nước chảy trong bể có vận tốc chậm, khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải di qua sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD giảm 70 - 75%
Phần nước trong trên mặt từ bể lắng tập trung vào mảng thu sau đó chảy tự nhiên qua bể khử trùng, đồng thời hóa chất khử trùng được bơm định lượng bơm vào. Phần bùn dư từ bể lắng đứng định kỳ được xả vào bể chứa bùn. Phần bùn lắng dưới đáy bể được bơm chìm bơm tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để bổ sung lượng bùn theo nước thải qua bể lắng ngang, nhằm ổn định lượng bùn vi sinh trong bể sinh học hiếu khí, nâng cao hiệu quả xử lý. Phần bùn dư từ bể lắng đứng định kỳ được xả vào bể chứa bùn.
Bể khử trùng
Đây là công đoạn sau cùng của hệ thống xử lý. Tại đây, nước thải được khử trùng triệt để bằng chlorine trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Chlorine là chất oxy hóa mạnh sẽ oxi hóa màng tế bào vi sinh vật gây bệnh và giết chết chúng. Thời gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh khoảng 20 – 40 phút. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn
nguồn xả: QCVN 14:2008/BTNMT, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố trên đường N1.
Bể chứa bùn
Giữ bùn lại ở bể và định kỳ chở đi thải bỏ. Phần nước ở trên của bể sẽ được đưa trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý
Nước thải sau khi được khử trùng đạt QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B, K=1, trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận cống chung trên đường N1
Xem thêm: Mẫu báo cáo giấy phép môi trường nhà máy xử lí nước thải đô thị
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
Hotline: 0903649782 - (028) 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Xem thêm