Đánh giá tác động của dự án xây dựng khu công nghiệp tới môi trường và xã hội

Đánh giá tác động môi trường tổng hợp của giai đoạn vận hành dự án cho thấy, môi trường không khí và kinh tế- xã hội có thể chịu tác động yếu từ hoạt động khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của dự án KCN đặc thù LeDaNa và các tác động  này đều có thể được khống chế phù hợp, hiệu quả.

Đánh giá tác động môi trường tổng hợp của giai đoạn vận hành dự án cho thấy, môi trường không khí và kinh tế- xã hội có thể chịu tác động yếu từ hoạt động khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của dự án khu công nghiệp KCN đặc thù và các tác động  này đều có thể được khống chế phù hợp, hiệu quả.

1. Tác động đến các thành phần môi trường tự nhiên theo báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN

a). Tác động đến môi trường không khí

Các nguồn gây tác động tới chất lượng môi trường không khí trên khu vực dự án khu công nghiệp và lân cận trong giai đoạn xây dựng dự án bao gồm:

Bụi, khí thải sinh ra từ quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ xây dựng công trình (đá, cát, xi măng, sắt, thép,..vv..).

Bụi, khí thải sinh ra từ hoạt động của thiết bị, máy móc thi công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.

Bụi, khí thải, nhiệt dư sinh ra từ quá trình thi công cắt, hàn sắt thép, lắp ráp thiết bị, đốt nóng chảy bitium để trải nhựa đường.

Tiếng ồn, rung từ các xe vận tải và các máy móc, thiết bị thi công.

Trong đó, một số tác động chính đến môi trường không khí có thể được xem xét và đánh giá cụ thể hơn như sau:

Tác động do bụi, khí thải sinh ra từ hoạt động vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị công trình: Có tải lượng bụi, khí thải sinh ra nhỏ, gián đoạn và phát tán trên một không gian thoáng rộng, nên nồng độ bụi, khí thải nằm trong mức quy chuẩn quy định và tác động đến môi trường không khí là chấp nhận được.

Tác động do bụi, khí thải sinh ra từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công: Có tải lượng bụi, khí thải sinh ra nhỏ, gián đoạn và phát tán trên một không gian thoáng rộng, nên nồng độ bụi, khí thải nằm trong mức quy chuẩn quy định và tác động đến môi trường không khí là chấp nhận được.

Tác động do bụi, khí thải, nhiệt dư sinh ra từ hoạt động hàn cắt chi tiết kim loại, đun nóng chảy bitium để trải nhựa đường: Bụi, khí thải, nhiệt dư sinh ra từ các hoạt động này thường chỉ có tính cục bộ, tạm thời và gián đoạn, nên có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân thi công, song ít ảnh hưởng tới khu vực lân cận. Đặc biệt, khói thải hàn cắt kim loại, đun nóng chảy bitium có chứa nhiều chất độc hại (như các ion kim loại nặng độc hại, khí thải chứa lưu huỳnh, hợp chất hữu cơ bay hơi,…), nên cần trang bị thiết bị bảo hộ lao động phù hợp cho công nhân thi công.

Ngoài ra, hoạt động đun nóng chảy bitum để trải nhựa đường vào mùa hè và mùa khô, sẽ làm phát sinh nhiều nhiệt dư, gây ra bầu không khí thi công nóng bức, oi bức và hiệu ứng Ecgônômi, làm công nhân đổ nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nhiều nước, nhanh mệt và có thể gây tai nạn lao động. Do đó, nếu thấy cần thiết phải áp dụng chế độ giờ giấc làm việc phù hợp với tình trạng thời thiết khô nóng vào mùa khô.

Tác động do tiếng ồn từ các xe vận tải, máy móc, thiết bị thi công: Các nguồn ồn trên khu vực thi công sẽ có tác động trực tiếp đến công nhân, song ít ảnh hưởng tới các khu dân cư ở khoảng cách từ 200 m trở lên. Để giảm ô nhiễm tiếng ồn và bụi, khí thải đến các khu vực dự án và lân cận, thì có thể áp dụng biện pháp đơn giản hạn chế sử dụng thiết bị cũ, thực hiện đăng kiểm định kỳ và không hoạt động vào các giờ nghỉ ngơi của người dân.

Tác động từ một số nguồn thải phân tán khác: Mùi hơi xăng dầu, sơn xi, mùi hôi của rác thải sinh hoạt có tính phân tán, cục bộ và rất gián đoạn, với tải lượng ô nhiễm nhỏ, nên có thể đánh giá là ít ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khỏe công nhân. Mặt khác, các tác động này có thể áp dụng biện pháp giảm thiểu phù hợp, như: tổ chức mua xăng dầu trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ nhằm hạn chế phải lưu trữ xăng dầu trên công trường; tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt công nhân theo đúng quy định của nhà nước.

Nhìn chung, do khối lượng thi công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án được bố trí phân tán theo không gian của từng khu vực phân khu chức năng và thời gian thi công kéo dài, nên tải lượng ô nhiễm phát sinh nhỏ, cục bộ, gián đoạn và kết hợp với yếu tố mặt bằng thi công thoáng rộng, do đó các tác động đến môi trường không khí nói chung được giảm nhẹ rất nhiều. Đối tượng bị tác động chủ yếu và cần quan tâm bảo vệ sức khỏe là công nhân thi công.

b). Tác động đến môi trường nước trong báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN

Các nguồn gây tác động đến chất lượng nước mặt trên khu vực dự án và lân cận (sông Măng và suối Rin Chít) trong giai đoạn này bao gồm:

Nước thải sinh hoạt của công nhân.

Nước thải xây dựng.

Nước mưa chảy tràn qua khu đất dự án trong những ngày có mưa.

            Trong đó, có thể đánh giá một số tác động môi trường cụ thể như sau:

Nước thải sinh hoạt công nhân là nguồn gây tác động tiềm năng nhất đến chất lượng nước mặt tại khu vực. Thành phần chất ô nhiễm chủ yếu chứa trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bã, chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N, P) và các vi khuẩn gây bệnh (Coliform, E.Coli). Do đó, nước thải sinh hoạt công nhân chưa qua xử lý phù hợp, có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt các sông, mương trên khu vực, nếu như được xả thải trực tiếp ra sông, mương. Do vậy, Chủ dự án sẽ thuê nhà vệ sinh di dộng phục vụ sinh hoạt công nhân thi công trên công trường.

Nước thải xây dựng chủ yếu phát sinh có tính cục bộ, gián đoạn trong thi công các hạng mục hạ tầng trên khu vực dự án. Nhìn chung, lưu lượng nước thải xây dựng phát sinh ít và có thể tận dụng để bảo dưỡng bê tông.

Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án có thể cuốn theo rác rưởi, vật liệu xây dựng rơi vãi xuống nguồn nước và gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên các sông, mương. Mặt khác, lưu lượng nước mưa chảy tràn, nhất là vào mùa mưa lũ, có thể gây ngập úng cục bộ trên khu vực dự án và làm tăng lượng khuẩn ký sinh trùng gây bệnh trong nguồn nước bị ứ đọng. Tuy nhiên, các tác động này diễn ra trong thời gian ngắn, mặt khác Chủ dự án sẽ ưu tiên hoàn thành xây dựng hạng mục công trình thoát nước ngay từ lúc bắt đầu thi công dự án. Do vậy, tác động do nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất.

c). Tác động do chất thải rắn

Trong quá trình thi công xây dựng dự án, chất thải rắn bao gồm: xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, vụn nguyên vật liệu, ... hoặc việc tập trung nhiều công nhân xây dựng làm phát sinh rác thải sinh hoạt tại khu vực công trường. Lượng rác thải sinh hoạt thường chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ gây ô nhiễm không khí (trừ bao bì, nylon). Lượng chất thải xây dựng chứa nhiều chất trơ, khó phân huỷ, làm mất cảnh quan, mỹ quan.

Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình xây dựng dự án chủ yếu là: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng, các thùng phuy, giẻ lau dính dầu, mỡ thải trong quá trình vận hành máy móc thiết bị thi công. Tuy, khối lượng là không nhiều, song nếu không thu gom và xử lý phù hợp, sẽ gây ra tác hại lớn đến môi trường đất.

Tác động ô nhiễm do chất thải rắn nói chung, cụ thể như sau:

Các chất hữu cơ dễ phân huỷ của rác thải sinh hoạt: Khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây nhiều tác hại cho môi trường đất, như: quá trình phân hủy rác hữu cơ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại,… làm ô nhiễm đất, nguồn nước, gây hại thuỷ sinh trong nước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại (22 loại), ruồi muỗi phát triển, gây ra dịch bệnh, làm phát sinh ra mùi hôi, tác động đến chất lượng không khí, cảnh quan, mỹ quan khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng dân cư.

Các chất trơ trong rác thải sinh hoạt và rác xây dựng bao gồm: giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, xà bần, gạch đá vụn, bê tông, vôi vữa,… gây mất mỹ quan, cảnh quan trên vùng dự án và vùng lân cận.

Chất thải nguy hại trong rác thải sinh hoạt và xây dựng: Pin, acquy, bóng đèn huỳnh quang hỏng, bao bì chứa dầu mỡ, dầu mỡ thải, cặn dầu mỡ, giẻ lau dính dầu,..., khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất, gây ra các tác hại lâu dài cho sức khỏe con người, cộng đồng và ảnh hưởng độc hại tới các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.

Do đó, Chủ dự án sẽ đặt các thùng chứa trên công trường để thu gom chất thải rắn và thuê các đơn vị chức năng thu gom, xử lý an toàn.

d). Tác động đến thủy sinh, cây xanh

Nước thải sinh hoạt khi chưa qua xử lý, có thể ảnh hưởng tới thủy sinh nếu như được xả thải trực tiếp xuống nguồn nước mặt. Tuy nhiên, tác động này là không xảy ra, bởi vì nước thải sinh hoạt công nhân sẽ được kiểm soát phù hợp bằng cách thuê các nhà vệ sinh di động đặt trên công trường.

Bụi, khí thải phát sinh có thể dính bám vào lá cây và ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, sinh trưởng của cây xanh. Tuy nhiên, do trong quá trình xây dựng trên khu vực dự án còn ít cây xanh, nên tác động này là không đáng kể và có thể bỏ qua.

2. Tác động đến kinh tế - xã hội trong báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN 

a). Tác động đến sức khỏe cộng đồng

Hoạt động xây dựng dự án chủ yếu tác động trực tiếp đến sức khỏe công nhân thi công, trong khi tác động đến các khu vực dân cư xung quanh là không đáng kể. Một số tác động đến sức khỏe công nhân có khả năng xảy ra và cần lưu ý kiểm soát phù hợp nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe công nhân thi công, như:

Bụi, khí thải có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân, tác động đến hệ hô hấp, phổi, mắt, thần kinh, tim mạch,…Ngoài ra, quá trình thi công giai đoạn giữa năm 2018 đến giữa năm 2021 có thể gây ảnh hưởng xấu đến người dân đã sinh sống tại khu dịch vụ, phi thuế quan hiện hữu nằm ở phía Đông của dự án.

Tiếng ồn, rung từ các xe vận tải, thiết bị thi công cơ giới gây tác động đến hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của công nhân.

            Nhìn chung, do giai đoạn xây dựng dự án sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hạn (03 năm), kết hợp với việc trang bị bảo hộ lao động phù hợp cho công nhân thi công, nên các tác động này sẽ được giảm thiểu và kiểm soát phù hợp.

b). Tác động đến kinh tế - xã hội theo phân tích của báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN

(i). Tác động tích cực

Giai đoạn thi công xây dựng dự án có một số tác động tích cực cụ thể đến kinh tế - xã hội địa phương như sau:

Huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Góp phần giải quyết lao động và thu nhập tạm thời cho người lao động.

Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ như cho thuê nhà trọ, kinh doanh ăn uống, các dịch vụ giải trí khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân.

(ii). Tác động tiêu cực

Việc tập trung 100 công nhân xây dựng mỗi ngày có thể gây xáo trộn đời sống dân cư, ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, tác động này chỉ là tạm thời và có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp.

3. Tác động tổng hợp trong giai đoạn xây dựng dự án

Tổng hợp tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án được trình bày trong bảng 3.25.

Bảng 3.25. Ma trận môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án

Stt

Hoạt động

Đất

Nước

Không khí

Tài nguyên sinh học

KT-XH

1

Tập kết nguyên vật liệu, thiết bị

0

0

-1

0

-1

2

Thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của dự án

-1

-1

-1

0

-1

3

Sinh hoạt công nhân

-1

-1

-1

0

-1

Tổng:

-2/-9

-2/-9

-3/-9

0

-3/-9

Ghi chú: 0: không tác động; -1: tác động tiêu cực ở mức yếu; -2: tác động tiêu cực ở mức trung bình; -3: tác động tiêu cực ở mức mạnh.

Nhìn chung, giai đoạn này có tác động tiêu cực ở mức độ nhẹ, tạm thời và cục bộ đối với môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.

4. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án

4.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành của dự án

1). Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

a). Nhận dạng nguồn gây tác động

Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động dự án khu công nghiệp đặc thù được trình bày trong bảng 3.26.

Bảng 3.26. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động dự án

STT

Các hoạt động

Nguồn gây tác động

Tính chất tác động

I

Hoạt động kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của dự án

1

Hệ thống giao thông nội bộ

- Bụi, khí thải sinh ra từ các xe vận tải ra vào khu vực dự án.

- Rác thải, vật liệu rơi vãi.

Liên tục/lâu dài

2

Hệ thống thoát nước mưa

- Mùi hôi, sol khí sinh ra từ cống rãnh thoát nước mưa.

- Bùn thải nạo vét từ hố ga.

Liên tục/lâu dài

3

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải

- Mùi hôi, sol khí sinh ra từ trạm xử lý nước thải.

- Bùn thải từ trạm xử lý.

- Nước thải từ trạm xử lý.

Liên tục/lâu dài

4

Vị trí tập trung lưu giữ chất thải rắn chờ thu gom

- Mùi hôi, sol khí sinh ra từ điểm tập kết chất thải rắn.

- Nước rác rò rỉ sinh ra từ điểm tập kết chất thải rắn của các Nhà máy đầu tư trong khu vực dự án trước khi vận chuyển, xử lý .

Liên tục/lâu dài

5

Sinh hoạt của 20 CB, CNV vận hành dự án

- Nước thải sinh hoạt.

- Rác thải sinh hoạt.

Liên tục/lâu dài

II

Hoạt động có liên quan đến hạ tầng của toàn bộ KCN

6

Hoạt động xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trong khu vực dự án

- Bụi, khí thải từ hoạt động vận tải vật liệu san nền.

- Bụi, khí thải từ hoạt động vận tải nguyên vật liệu, thiết bị, chất thải.

- Nước thải xây dựng và sinh hoạt công nhân.

- Rác thải xây dựng và sinh hoạt công nhân.

Gián đoạn/cục bộ

7

Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong khu vực dự án

- Khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.

- Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.

- Bụi, khí thải từ hoạt động vận tải nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải.

- Bụi, khí thải từ hoạt động đưa đón công nhân.

- Nước thải sản xuất và sinh hoạt công nhân.

- Rác thải sản xuất và sinh hoạt công nhân.

Liên tục/lâu dài

b). Định lượng nguồn

Tác động ô nhiễm do khí thải từ các dây chuyền công nghệ sản xuất và khí thải từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong KCN (diện tích nhà máy trong KCN là 328,29 ha) được dự báo, đánh giá tổng hợp cho toàn KCN dựa trên cơ sở sử dụng các hệ số ô nhiễm khí thải trung bình tính toán từ các số liệu điều tra khảo sát thực tế tổng hợp tại một số KCN điển hình đang hoạt động ở vùng Khu kinh tế. Hệ số ô nhiễm do khí thải tại một số KCN điển hình được trình bày trong bảng 3.27.

Bảng 3.27. Hệ số ô nhiễm do khí thải tại một số KCN điển hình

Khu công nghiệp

Hệ số ô nhiễm bình quân do khí thải (kg/ha/ngày.đêm)

Bụi

SO2

NOx

CO

THC

KCN Biên Hòa I

9,91

250,00

4,19

2,18

1,53

KCN Biên Hòa II

5,30

27,70

11,30

1,98

-

KCX Tân Thuận

6,18

86,97

9,47

2,24

0,92

KCX Linh Trung

7,21

148,54

28,70

1,88

1,14

Trung bình:

7,15

128,30

13,42

2,07

0,90

Nguồn:  Tổng hợp các kết quả đề tài nghiên cứu do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) thực hiện tại một số KCN nghiên cứu ở trên.

Kết quả dự báo tổng tải lượng ô nhiễm do khí thải từ hoạt động của khu vực đầu tư KCN đặc thù LeDaNa như được trình bày trong bảng 3.28.

Bảng 3.28. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm không khí trong KCN

Nội dung tính toán

Tổng tải lượng ô nhiễm không khí dự báo (kg/ngày.đêm)

Bụi

SO2

NOx

CO

THC

Hệ số ô nhiễm bình quân (kg/ha/ngày.đêm)

7,15

128,30

13,42

2,07

0,90

Trên diện tích tính toán là 328,29 ha

2.347

42.120

4.406

680

295

Nguồn: Công ty, năm 2017

Chủ đầu tư Công ty sẽ yêu cầu tất cả các nhà máy xí nghiệp thành phần có phát thải khí thải phải thực hiện nghiêm chỉnh việc đầu tư hệ thống xử lý khí thải phát sinh tại các nhà máy, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

 

2). Bụi, khí thải từ hoạt động của hệ thống giao thông nội bộ

(i). Bụi sinh ra từ mặt đường giao thông

Hoạt động vận tải hàng ngày trên hệ thống giao thông nội bộ sẽ làm phát sinh bụi mặt đường, có ảnh hưởng xấu tới chất lượng không khí của toàn bộ dự án. Với chiều dài giao thông trung bình trên phạm vi dự án là 1,5 km và theo hệ số đánh giá nhanh ô nhiễm do bụi mặt đường dự án của WHO (1993) là 0,12 kg/km, thì ước tính trung bình với một lượt xe vận tải ra vào dự án trong ngày sẽ làm phát sinh tải lượng bụi từ mặt đường giao thông là: 3 km x 0,12 kg/km = 0,36 kg/lượt xe/ngày.

Nhìn chung, khi dự án đi vào hoạt động, số lượt xe hoạt động trong ngày sẽ gia tăng mạnh, từ đó làm tăng rất đáng kể lượng bụi phát sinh từ mặt đường của dự án và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng không khí trên khu vực, nhất là vào mùa hè và mùa khô. Do đó, thông thường các dự án bảo đủ đảm diện tích thảm cỏ, cây xanh trồng trên các tuyến đường giao thông nội bộ theo quy định và sử dụng xe phun nước rửa mặt đường hàng ngày để hạn chế tác động tiêu cực này.

(ii). Bụi, khí thải sinh ra từ hoạt động vận tải nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong hoạt động của dự án

Khi các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động, thì hàng ngày trên khu vực dự án sẽ có hoạt động vận tải nguyên vật liệu, sản phẩm và chất thải, trong đó khối lượng chất thải vận chuyển hàng ngày chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Khối lượng vận tải nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm bình quân ước tính là khoảng 60 tấn/ha/ngày, tương ứng với tổng khối lượng vận chuyển tối đa là: 60 tấn/ha/ngày x 328,29 ha = 19.697,4 tấn/ngày. Giả sử dự án sử dụng loại xe container có tải trọng trung bình là 60 tấn/xe để vận chuyển, thì tổng cộng có tối đa sẽ có lượt xe container ra vào dự án là 329 lượt xe/ngày vào thời gian cao điểm. Dựa vào hệ số đánh giá nhanh ô nhiễm của WHO (cho loại xe tải có tải trọng >16 tấn, trung bình 60 tấn/xe), có thể ước tính tải lượng khí thải vận tải đường bộ phát sinh trên khu vực dự án (ngoài thành phố) như trong bảng 3.29 dưới đây.

Bảng 3.29. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án

Stt

Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000 km)

Tổng chiều dài tính toán (1.000 km)

Tải lượng trung bình

kg/ngày

1

Bụi

1,6

3,29

5,26

2

SO2

7,43S

3,29

0,012

3

NOx

24,1

3,29

79,29

4

CO

3,7

3,29

12,17

5

THC

3,0

3,29

9,87

Ghi chú: - Sử dụng hệ số đánh giá nhanh ô nhiễm của WHO (Nguồn: Rapid Pollution Assessment, WHO, Geneva, 1993).

- S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (S = 0,05%).

- Quãng đường xe chạy: (329 lượt xe/ngày x 10km) = 3.290 km/ngày.

Tương tự như trên, tải lượng của các chất ô nhiễm chứa trong khí thải xe vận tải nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm là nhỏ, nên mức độ tác động đến môi trường không khí là không nhiều và có thể kiểm soát phù hợp.

(iii). Khí thải từ hoạt động vận chuyển đưa đón công nhân

Như trình bày trong chương 1, thì dự kiến tổng số lượng công nhân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, văn phòng nằm trong khu vực thực hiện dự án là khoảng 34.470 người (trung bình 105 người/ha đất công nghiệp).

Phương tiện di chuyển của nhóm lao động này chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân (xe máy, xe ôtô con,...) và bằng phương tiện xe buýt đưa đón. Để tính toán tải lượng ô nhiễm khí thải thông qua phương tiện đưa đón công nhân quy đổi là loại xe khách 50 chỗ ngồi (có tải trọng > 16 tấn/xe). Ước tính sẽ có tổng số 690 lượt xe/ngày hoạt động trên phạm vi dự án.

Dựa vào hệ số đánh giá nhanh ô nhiễm của WHO (cho loại xe khách có tải trọng >16 tấn/xe), có thể ước tính tải lượng khí thải vận tải đường bộ phát sinh trên khu vực dự án (ngoài thành phố) như trong bảng 3.30 dưới đây.

Bảng 3.30. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh cực đại từ các phương tiện xe ô tô khách chạy dầu DO với 50 chỗ ngồi

Stt

Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000km)

Tổng chiều dài tính toán (1.000 km/ngày)

Tổng tải lượng

kg/ngày

01

Bụi

1,2

4,83

5,80

02

SO2

5,61S

4,83

0,014

03

NOX

18,2

4,83

87,96

04

CO

2,8

4,83

13,53

05

THC

2,2

4,83

10,63

Nguồn: Rapid Pollution Assessment, WHO, Geneva, 1993)

Ghi chú: - Sử dụng hệ số đánh giá nhanh ô nhiễm của WHO

- S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (S = 0,05%).

- Quãng đường xe chạy: (690 lượt xe/ngày x 7km) = 4.833 km/ngày.

Tương tự như trên, thì nồng độ của các chất ô nhiễm chứa trong khí thải từ các xe chở khách 50 chỗ ngồi sử dụng dầu DO trên khu vực dự án là không nhiều.

3). Các nguồn nước thải

(i). Nước thải sinh hoạt công nhân

            Với tổng số lao động làm việc tại khu vực dự án là 34.470 người và tiêu chuẩn xả thải là 120 lít/người.ngày, thì có thể ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt công nhân phát sinh là 4.136,4 m3/ngày.đêm (tính cho 3 ca làm việc/ngày). Theo bảng 3.30, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm chứa trong nước thải sinh hoạt của dự án hàng ngày thải vào môi trường (nếu không qua xử lý) như trong bảng sau:

Bảng 3.31. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)

Stt

Chất ô nhiễm

Tải lượng (kg/ngày)

1

BOD5

1.551– 1.861

2

COD (dicromat)

2.482 – 3.516

3

Chất rắn lơ lửng (SS)

2.413 – 4.998

4

Dầu mỡ phi khoáng

345 – 1.034

5

Tổng nitơ (N)

207 – 414

6

Tổng photpho (P)

28 - 138

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm và lưu lượng nước thải, kết quả như được trình bày trong bảng 3.32.

Bảng 3.32. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Stt

Chất ô nhiễm

Nồng độ (mg/l)

Không qua xử lý

QCVN 14: 2008 (Cột A, K=1)

1

BOD5

 375 – 450

30

2

COD

600 – 850

-

3

TSS

583 – 1.208

50

4

Dầu mỡ thực phẩm

83 – 250

10

5

Tổng Nitơ

50 – 100

-

6

Tổng Photpho

7 – 33

6

Ghi chú:QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; cột A; với K = 1

Nhận xét:

Nước thải sinh hoạt công nhân chưa qua xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, vượt gấp rất nhiều lần so với mức giới hạn quy chuẩn quy định, nên cần được thu gom, xử lý đúng theo quy định. Để đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn hiện hành, nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh tại mỗi Nhà máy, xí nghiệp thành viên trong KCN sau khi được xử lý sơ bộ tại các cụm bể tự hoại phải được thu gom về xử lý cùng nước thải sản xuất tại trạm XLNT của mỗi nhà máy, xí nghiệp, đảm bảo đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN đặc thù LeDaNa. Sau đó nước thải này được đưa vào hệ thống thoát nước thải để thu gom về Trạm xử lý nước thải tập trung của Dự án để tiếp tục xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, trước khi xả thải ra sông Măng (trạm XLNT phía Bắc) và suối Rin Chít (trạm XLNT phía Nam).

(ii). Nước thải sản xuất công nghiệp

Lượng nước thải của KCN bao gồm cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được ước tính khoảng 13.586,5 m3/ngày đêm.

Để tính toán dự báo được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khu vực đầu tư KCN đặc thù LeDaNa khi lấp đầy, trước hết phải xây dựng hệ số ô nhiễm nước thải (kg/ha) dựa vào các số liệu quan trắc thực tế tại các khu công nghiệp đang hoạt động. Trên cơ sở hệ số ô nhiễm nước thải trung bình và diện tích đất xây dựng nhà máy trong quy hoạch KCN có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của KCN đặc thù LeDaNa.

Hiện nay, do chưa có số liệu quan trắc tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước nên chúng tôi tham khảo kết quả quan trắc của Sở TN&MT Bình Dương tại các cống xả của các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các K/CCN này đươc đưa ra trong bảng 3.33.

Bảng 3.33. Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm tham khảo trong các K/CCN tỉnh Bình Dương

Stt

Vị trí

Lưu lượng

(m3/ng.đ )

Nồng độ ô nhiễm trung bình (mg/l)

BOD5

COD

SS

SN

SP

1

KCN Việt Nam – Singapore

4.500

32

61

24

3,0

0,3

2

KCN Việt Hương

730

18

82

43

3,3

3,2

3

KCN Đồng An

1.300

22

87

42

4,0

5,1

4

KCN Sóng Thần I & II

5.200

33

83

47

7,5

2,0

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của Sở TN&MT Bình Dương

Dựa trên số liệu quan trắc về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể ước tính tải lượng của các chất ô nhiễm cho KCN đặc thù LeDaNa. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của các KCN đang hoạt động hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương được nêu tóm tắt trong bảng 3.34.

Bảng 3.34. Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải tham khảo tại các KCN

Stt

Khu công nghiệp

Tải lượng ô nhiễm trung bình (kg/ngày.đêm)

BOD5

COD

SS

SN

SP

1

KCN Việt Nam – Singapore

144

276

108

13,5

1,4

2

KCN Việt Hương

13

60

31

2,4

2,3

3

KCN Đồng An

29

113

54

5,2

6,6

4

KCN Sóng Thần I & II

174

434

244

39

10,4

Trên cơ sở các số liệu quan trắc về nước thải và tình hình đầu tư của các KCN, chúng tôi tính toán hệ số phát thải về nước thải trung bình của các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo bảng 3.35.

Bảng 3.35. Hệ số phát thải về nước thải trung bình của các KCN

Stt

Khu công nghiệp

Hệ số tải lượng  (kg/ha.ngày.đêm)

BOD5

COD

SS

SN

SP

1

KCN VN – Singapore (500 ha)

0,8

1,53

0,6

0,075

0,008

2

KCN Việt Hương (45,62 ha)

0,54

2,48

1,3

0,099

0,095

3

KCN Đồng An (132,3 ha)

0,26

1.01

0,48

0,046

0,058

4

KCN Sóng Thần I & II (499,76 ha)

0,23

0,57

0,32

0,051

0,014

Trung bình

0,46

1,4

0,68

0,068

0,044

Ghi chú: Tính cho tỷ lệ lấp đầy tương ứng các KCN (1),(2),(3),(4) là 36%, 53%, 85%, 82%

Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nước thải KCN có thể ước tính tải lượng ô nhiễm sinh ra tại KCN đặc thù LeDaNa khi được lấp đầy theo bảng 3.36.

Bảng 3.36. Tải lượng và lưu lượng nước thải trung bình của KCN đặc thù LeDaNa khi được lấp đầy

Tên KCN

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm )

KCN đặc thù LeDaNa

BOD5

COD

SS

SN

SP

151,01

459,61

223,24

22,32

14,44

Nguồn: Công ty , năm 2017

            Tải lượng ô nhiễm nước thải cụ thể của các nhà máy trong KCN sẽ được trình bày chi tiết trong các đánh giá tác động ĐTM/ kế hoạch bảo vệ môi trường của từng nhà máy thành viên trước khi triển khai xây dựng dự án.

            Theo quy định của Chủ dự án, thì tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp đầu tư trong khu vực dự án phải tuân thủ khi đấu nối vào Trạm xử lý nước thải tập trung của dự án như trong bảng sau đây:

Bảng 3.37. Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của Trạm xử lý nước thải tập trung của dự án

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Nồng độ tiếp nhận của KCN KCN đặc thù LeDaNa

QCVN 40:2011 /BTNMT, Cột A  (Kq = 0,9; Kf=0,9)

Nhiệt độ

oC

40

40

pH

-

6 – 9

6-9

Độ màu

Pt/Co

50

50

BOD5 (20oC)

mg/l

400

        24,30

COD

mg/l

600

        60,75

Chất rắn lơ lửng

mg/l

400

        40,50

Asen

mg/l

0,05

          0,04

Thủy ngân

mg/l

0,005

          0,00

Chì

mg/l

0,1

          0,08

Cadimi

mg/l

0,05

          0,04

Crom (VI)

mg/l

0,05

          0,04

Crom (III)

mg/l

0,2

          0,16

Đồng

mg/l

2

          1,62

Kẽm

mg/l

3

          2,43

Niken

mg/l

0,2

          0,16

Mangan

mg/l

0,5

          0,41

Sắt

mg/l

1

          0,81

Xianua

mg/l

0,07

          0,06

Phenol

mg/l

0,1

          0,08

Dầu mỡ khoáng

mg/l

5

          4,05

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

16

        12,96

Clo dư

mg/l

1

          0,81

PCB

mg/l

0,003

     0,0024

Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ

mg/l

0,3

          0,24

Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ

mg/l

0,05

          0,04

Sunfua

mg/l

0,2

          0,16

Florua

mg/l

5

          4,05

Clorua

mg/l

500

     405,00

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

8

          6,48

Tổng Nitơ

mg/l

20

16,20

Tổng Photpho

mg/l

5

  3,24

Coliform

MPN/100ml

5.000

3.000

Tổng hoạt độ phóng xạ α

mg/l

0,1

       0,10

Tổng hoạt độ phóng xạ β

mg/l

1

1,0

Nguồn: Công ty , năm 2017

3). Chất thải rắn

(i). Rác thải sinh hoạt công nhân

Với tổng số lượng công nhân làm việc tại dự án là  34.470  người thì ước tính tải lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong ngày làm việc sẽ là: 27.190 người x 0,5 kg/người/ngày =  17.235 kg/ngày.

Chất thải rắn sinh hoạt của các CBCNV làm việc tại KCN, bao gồm chủ yếu: các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon,… Đây là tải lượng rác thải sinh hoạt lớn, dễ phân hủy và gây ô nhiễm mùi hôi không khí, nên cần được thu gom, xử lý phù hợp.

(ii). Chất thải rắn công nghiệp và nguy hại

Theo số liệu điều tra của các dự án đầu tư tương tự ở trong nước, thì thành phần chất thải rắn công nghiệp và nguy hại phát sinh của dự án cũng rất đa dạng và có khối lượng lớn. Với hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp trung bình của các dự án điều tra là 104,7 kg/ha/ngày.đêm, thì có thể ước tính tổng tải lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh là khoảng 34.371,96 kg/ngày, trong đó:

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại bao gồm: phụ, phế phẩm, cặn bã từ chế biến lương thực - thực phẩm; đồ dùng đóng gói (thùng giấy, dây), vải vụn, đầu chỉ, sợi phế thải, giấy vụn; ván, gỗ phế thải, dăm bào, giẻ chà; đồ đựng bằng plastic, mẩu nhựa, phế phẩm; mẩu kim loại, chi tiết kim loại bị lỗi,… Khối lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chiếm khoảng 90% tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh, tương ứng là 30.934,77 kg/ngày (khoảng 31 tấn/ngày).

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp

Chất thải nguy hại bao gồm: chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác,… từ ngành cơ khí; chất thải từ linh kiện điện tử, bo mạch hư; dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ...; chất thải bao bì, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ... có lẫn thành phần các chất phụ gia, dầu mỡ, dung môi sơn, axít,... Khối lượng chất thải nguy hại chiếm khoảng 10% tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp, tương ứng 3.437,20 kg/ngày (khoảng 3,5 tấn/ngày).

(iii). Bùn thải thu gom từ hệ thống thoát nước mưa

Trong giai đoạn hoạt động dự án, định kỳ sẽ tiến hành nạo vét các hố ga của hệ thống thoát nước mưa nhằm thu gom và xử lý lượng bùn thải phát sinh. Theo kết quả điều tra tại các dự án đầu tư tương tự ở trong nước, thì khối lượng bùn thải này chiếm khoảng 0,3-0,5% lượng rác thải sinh hoạt. Ước tính khối lượng bùn thải trung bình nạo vét từ các hố ga của hệ thống thoát nước mưa nằm trong khoảng 51,71 đến 86,18 kg/ngày.

(v). Bùn thải thu gom từ trạm xử lý nước thải tập trung

Tổng lượng nước thải tối đa phát sinh từ hoạt động của dự án là 13.586,5 m3/ngày.đêm. Với hệ số điều tra phát thải bùn từ trạm xử lý là 0,659 kg/m3 nước thải thì tổng lượng bùn phát sinh là 8.953,5 kg/ngày.đêm.

Có thể tổng hợp tải lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, nguy hại, rác thải sinh hoạt và bùn thải sinh ra ước tính từ hoạt động kinh doanh hạ tầng của dự án khu công nghiệp đặc thù LeDaNa như trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.38. Dự báo khối lượng chất thải rắn từ dự án KCN đặc thù LeDaNa

Chất thải rắn

Tải lượng (kg/ngày)

1. Rác thải sinh hoạt

17.235

2. Rác thải công nghiệp

34.371,96

   - Nguy hại

3.437,20

   - Không nguy hại

30.934,77

3. Bùn trung bình thải từ hố ga thoát nước mưa

68,94

4. Bùn thải từ trạm xử lý nước thải

8.953,5

Tổng cộng:

60.629,41

Đây là tải lượng chất thải rắn phát sinh rất lớn, có thể gây ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường trên khu vực dự án và vùng lân cận, nên sẽ được thu gom, lưu chứa và xử lý phù hợp theo đúng các quy định của nhà nước. Đặc biệt, trong KCN quy hoạch đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải phục vụ cho KCN nói riêng và khu vực xung quanh nói chung.

2). Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

a). Nhận dạng nguồn

Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động khai thác hạ tầng kỹ thuật dự án như trình bày trong bảng 3.39.

Bảng 3.39. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động khai thác hạ tầng kỹ thuật dự án

Stt

Nguồn gây tác động

Tính chất tác động

1

Độ ồn, rung

Liên tục/lâu dài

2

Nước mưa chảy tràn

Liên tục/lâu dài

3

Xáo trộn đời sống dân cư

Liên tục/lâu dài

b). Định lượng nguồn

(i). Độ ồn

Tiếng ồn rung phát sinh từ các xe cơ giới lưu thông trên hệ thống giao thông nội bộ và từ bơm nước thải, cấp nước, như đưa ra trong bảng 3.40.

Bảng 3.40. Độ ồn phát sinh từ máy móc, thiết bị liên quan tới hạ tầng dự án

Stt

Thiết bị

Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 1,5m

Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 200m

Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 300m

1

Máy bơm

75,0 - 87,0

52,0

41,5

2

Xe tải

82,0 - 94,0

50,5

41,5

QCVN 26:2010/BTNMT

85(*)

70

70

Ghi chú: (*) TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: tiêu chuẩn tiếng ồn đối với khu vực sản xuất.

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Như vậy, độ ồn tại khu vực dự án có tác động trực tiếp tới công nhân vận hành, song không ảnh hưởng đáng kể đến các khu dân cư ở khoảng cách > 200m.

(ii). Nước mưa chảy tràn

Trong giai đoạn hoạt động dự án, thì do khu vực dự án đã được bê tông hóa, nên lưu lượng nước mưa là sạch và sẽ được thu gom, thoát theo hệ thống thoát nước mưa của dự án khu công nghiệp đặc thù LeDaNa, rồi chảy ra các sông, mương trên khu vực dự án.

Với diện tích cây xanh trồng trên khu vực dự án, thì hệ số thu gom φ = 0,6 nên lưu lượng nước mưa chảy tràn ước tính tối đa bằng 2.405.478,48 m3/ngày và tạo nên mức độ tích lũy chất bẩn trong các nguồn nước như trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.41. Ước tính mức độ tích lũy chất bẩn do nước mưa chảy tràn

Nước mưa

Đơn vị

Tổng N

Tổng P

COD

TSS

Nồng độ

mg/l

0,5-1,5

0,004-0,03

10-20

10-20

Tải lượng tối đa

kg/ngày

334-1.002

2,7-20

6.682-13.364

6.682-13.364

Nhìn chung, nước mưa chảy tràn được coi là nước sạch, nên sau khi thu gom và lắng lọc thì có thể xả thải thẳng ra môi trường.

4.2. Đối tượng bị tác động

Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành dự án được nhận dạng và đánh giá trong bảng 3.42 dưới đây.

Bảng 3.42. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành dự án

Stt

Đối tượng bị tác động

Quy mô không gian

Quy mô thời gian

I

Các thành phần môi trường tự nhiên

1

Đất đai (chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt)

- Khu vực dự án và lân cận.

Dài hạn, kể từ giữa năm 2021

2

Nguồn nước mặt và nước ngầm (nước thải sản xuất và sinh hoạt)

Dài hạn, kể từ giữa năm 2021

3

Bầu không khí (bụi, khí thải, tiếng ồn, nhiệt dư)

- Khu vực dự án và lân cận.

- Dọc theo đường giao thông.

Dài hạn, kể từ giữa năm 2021

4

Thủy sinh, cây xanh (bụi, khí thải, nước thải)

- Sông Măng và suối Rin Chít và các sông, mương ở vùng lân cận.

- Cây xanh trên khu vực dự án và lân cận.

Dài hạn, kể từ giữa năm 2021

II-

Kinh tế - xã hội:

5

Sức khoẻ cộng đồng (chất thải, tiếng ồn)

- CBCNV của dự án.

- Người dân đi đường.

Dài hạn, kể từ giữa năm 2021

6

Xáo trộn đời sống dân cư địa phương

- Xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Dài hạn, kể từ giữa năm 2021

4.3. Đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp

1). Tác động đến các thành phần môi trường tự nhiên

a). Tác động đến môi trường không khí

Các nguồn gây tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn khai thác và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của KCN đặc thù LeDaNa bao gồm:

Khí thải từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.

Bụi, khí thải, tiếng ồn sinh ra từ các xe cơ giới lưu thông trên hệ thống giao thông nội bộ của dự án (khi vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và chất thải trong hoạt động vận hành các nhà máy, xí nghiệp; vận chuyển đưa đón công nhân làm việc tại dự án).

Mùi hôi, sol khí sinh ra từ sự phân hủy rác thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt công nhân.

Ô nhiễm nhiệt dư sinh ra từ mặt đường giao thông nội bộ do nắng nóng kéo dài, nhất là trong mùa khô.

Nhìn chung, trong giai đoạn vận hành dự án KCN đặc thù LeDaNa, thì hoạt động khai thác hệ thống giao thông nội bộ của dự án sẽ gây ra tác động chính đến chất lượng môi trường không khí trên khu vực dự án và lân cận, như:

Bụi và ô nhiễm nhiệt dư sinh ra từ mặt đường giao thông. Với số lượng xe vận tải lớn hoạt động ra vào trong ngày, ước tính vào thời gian cao điểm có thể lên tới hơn 690 lượt xe/ngày, tuy nhiên tổng tải lượng bụi phát sinh do hoạt động giao thông này chỉ vào khoảng 5,8 kg/ngày nên không gây ra ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí trên khu vực. Tuy nhiên, do mặt đường được bê tông nhựa hóa có khả năng hấp thụ nhiệt phản xạ mặt trời cao, nên làm tăng ô nhiễm nhiệt dư vào mùa khô có nắng nóng kéo dài. Từ đó, vừa có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe công nhân làm việc trong khu vực dự án, vừa làm tăng nguy cơ xảy ra cháy nổ gây nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường.

Các nguồn bụi, khí thải sinh ra rừ hoạt động vận tải trên hệ thống đường giao thông nội bộ phát sinh khá đa dạng, như: từ vận chuyển vật liệu san nền mặt bằng và nguyên vật liệu, thiết bị, chất thải trong thi công xây dựng các nhà máy, xí nghiệp; vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và chất thải trong vận hành các nhà máy, xí nghiệp; vận chuyển đưa đón công nhân. Trong đó, lượng bụi và khí thải sinh ra từ vận chuyển vật liệu san nền bổ sung của từng nhà máy, xí nghiệp và nguyên vật liệu, thiết bị, chất thải trong thi công xây dựng các nhà máy, xí nghiệp là không nhiều, có tác động không lớn đến môi trường không khí trên khu vực. Bởi vì, theo kinh nghiệm thực tế thì quá trình cho thuê mặt bằng và kéo theo đó là hoạt động san nền mặt bằng bổ sung và thi công xây dựng các nhà máy, xí nghiệp thường diễn ra rất gián đoạn và cục bộ từng khu vực phân lô cho thuê đất công nghiệp.

Tuy vậy, do tính chất tác động cộng hưởng từ nhiều hoạt động vận tải đồng thời, nên cũng góp phần làm suy giảm chất lượng không khí trên khu vực, từ đó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe công nhân làm việc trong khu vực dự án, cũng như sức khỏe của dân cư sinh sống dọc theo các tuyến đường giao thông vận tải chủ yếu trên khu vực huyện Lộc Ninh. Vì vậy, để giảm thiểu tác động ô nhiễm của bụi, nhiệt dư mặt đường và khí thải từ hoạt động vận tải trong mùa khô, thì thông thường áp dụng biện pháp sử dụng xe phun nước rửa đường giao thông của dự án và vào mùa khô.

Tiếng ồn sinh ra từ hoạt động của các xe cơ giới trên hệ thống giao thông nội bộ, cũng có tác động xấu đến sức khỏe công nhân làm việc trong khu vực dự án, nên cũng cần áp dụng các biện pháp khống chế phù hợp.

Theo kinh nghiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhiều dự án đầu tư tương tự thực hiện ở trong nước, thì một số nguồn ô nhiễm phát sinh phân tán, cục bộ, có tải lượng ô nhiễm rất nhỏ, như: khí thải từ bếp ăn tập thể; mùi hôi, sol khí sinh ra từ hệ thống thoát nước mưa, từ hệ thống tập trung chất thải và sự phân hủy chất thải sản xuất, sinh hoạt, gây ảnh hưởng ít đến môi trường không khí và sức khỏe công nhân, đồng thời có thể áp dụng biện pháp giảm thiểu phù hợp. Tác động cụ thể của các chất gây ô nhiễm không khí thể hiện qua bảng 3.43.

Bảng 3.43. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí

Stt

Thông số

Tác động

1

Bụi

- Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi.

- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá.

2

Khí axít (SOx, NOx)

- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.

- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.

- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới phát triển thực vật và cây trồng.

- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.

- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn.

3

Oxít cacbon (CO)

Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin thành cacboxy-hemoglobin.

4

Khí cacbonic (CO2)

- Gây rối loạn hô hấp phổi.

- Gây hiệu ứng nhà kính.

- Tác hại đến hệ sinh thái.

5

Hydro cacbon

Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.

6

Các khí gây ô nhiễm mùi hôi (NH3, H2S, CH4,…)

- Gây ngộ độc cho con người như: choáng váng, ngất, nôn, mửa, đau đầu, khó chịu, cáu gắt,… và có khi gây tử vong.

- Gây tác hại đến động vật, cây xanh, các công trình xây dựng và văn hoá, ăn mòn sắt thép,…

- Gây mất mỹ quan, cảnh quan môi trường, văn minh đô thị.

Trong đó, trên vùng dự án và lân cận sẽ cần lưu ý đến các tác động ô nhiễm do bụi lắng, bụi lơ lửng và các khí axít:

Đối với khí CO: CO là loại khí không màu, không mùi, không vị. Khả năng đề kháng của con người đối với khí CO rất thấp. Khí CO có thể bị oxy hóa thành cacbon dioxyt (CO2), nhưng phản ứng này xảy ra rất chậm dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời trong một thời gian khá lâu. Có thể CO bị oxy hóa rồi bám vào thực vật và dịch chuyển trong quá trình diệp lục hóa. Các vi sinh vật trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ khí CO từ khí quyển. Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó hóa hợp thuận nghịch với Hemoglobin (Hb) trong máu theo phản ứng:

Hb + CO ↔ HbCO + O2

Hemoglobin có lực hút hóa học đối với CO mạnh hơn đối với O2. Khi CO và O2 có mặt bão hòa về số lượng cùng với Hemoglobin, thì nồng độ HbO2 (Oxy hemoglo- bin) và HbCO (Caroxihemoglobin) có quan hệ theo đẳng thức như sau:

Ở đây P(CO) và P(O2) là lực hút thành phần khí (hay nồng độ khí) CO và O2, còn M có giá trị từ 200 – 300. Hỗn hợp Hb, CO là tác nhân làm giảm oxy trong máu.

Đối với khí SO2: khí sunfua dioxit (SO2) được xem là chất gây ô nhiễm nhất trong họ sunfua oxit. Khí SO2 là khí không màu, không cháy và có vị cay. Do quá trình tác dụng của quang hóa học hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 dễ dàng bị oxy hóa và biến thành SO3 trong khí quyển. SO3 lại tác dụng với hơi nước trong không khí ẩm ướt và biến thành axit H2SO4 hay các muối sunfat, khi tạo thành muối và axit sẽ nhanh chóng tách khỏi khí quyển và rơi xuống đất. Nói chung, SOx là tác nhân chính gây mưa axit, phá hủy vật liệu xây dựng và đồ dùng, vì sự biến đổi thành axit sunfuric có phản ứng mạnh. SO2 làm hư hỏng và làm thay đổi tính chất vật lý, màu sắc của vật liệu xây dựng như: đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, đá phiến và vữa xây, cũng như phá hoại các tác phẩm điêu khắc, tượng đài. Sắt thép khi ở trong môi trường nóng ẩm và có khí SO2 thì han gỉ rất nhanh… SO2 cũng làm hư hỏng và giảm tuổi thọ các sản phẩm vải, nilon, đồ da, giấy… Đối với con người SO2 có thể gây nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.

Đối với khí NOx: các nghiên cứu cho biết các loại oxit nitơ có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông, nilon, han gỉ kim loại và sản sinh ra phân tử nitrat. Một số thực vật có tính nhạy cảm với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ NO2 khoảng 1 ppm và thời gian tác dụng trong khoảng 1 ngày. Nếu nồng độ NO2 nhỏ khoảng 0,35 ppm thì thời gian tác dụng là 1 tháng. Tuy nhiên, đối với nồng độ NO thường có trong không khí không phải là chất kích thích và nó cũng không gây tác hại đối với sức khỏe con người, nó chỉ gây ra tác hại khi bị oxy hóa thành NO2. NO2 là khí có màu nâu vàng, mùi của nó có thể phát hiện được vào khoảng 0,12 ppm. Tính chất quan trọng của nó trong phản ứng hóa học là hấp thụ bức xạ tử ngoại. Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động vật sau 1 thời gian ngắn tiếp xúc. Với nồng độ 5 ppm sau 1 thời gian tiếp xúc sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Khi tiếp xúc lâu với khí NO2 khoảng 0,06 ppm có thể bị các bệnh về phổi.

Đối với chất hydro cacbon (THC): thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, apxe phổi,… Khi hít thở các loại khí này ở nồng độ 40.000 mg/cm3 có thể bị nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn,…

Đối với bụi: bụi sinh ra từ các hoạt động sản xuất khác nhau sẽ có tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, bụi còn gây nên những tổn thương cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh ở đường tiêu hóa. Đối với cây trồng bụi là tác nhân ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và đối với các công trình, kiến trúc bụi ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tuổi thọ của công trình.

Tác động do ô nhiễm nhiệt dư đối với sức khỏe công nhân như sau:

Nhiệt độ cao tại nơi ở và làm việc gây tác hại rất quan trọng đến sức khoẻ, khả năng, năng suất, hiệu quả và chất lượng làm việc. Ở nước ta, điều kiện nóng ẩm kèm theo nhiệt độ cao dễ xuất hiện những tai biến nguy hiểm cho con người như rối loạn điều hòa nhiệt, say nắng, say nóng, mất nước, mất muối... Trong cơ thể, sự chống đỡ với nhiệt chủ yếu bằng cách mất nhiệt qua da khi tiếp xúc với không khí mát. Nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng nhiệt độ cơ thể, sự mất nhiệt bằng bức xạ và đối lưu giảm, thì cơ thể sẽ chống đỡ bằng cách ra mồ hôi và xung huyết ngoại biên. Sự dãn mạch ngoại biên có thể làm tụt huyết áp, thiếu máu não... Hiện tượng ra mồ hôi nhiều, sẽ gây khát dữ dội, nếu uống nhiều nước mà không thêm muối sẽ gây giảm clo trong huyết tương. Lượng muối mất có thể lên rất cao, tới 15 - 20g trong 24 giờ, nếu không được điều trị bù đắp sẽ gây các tai biến do giảm clo, như: nhức đầu, mệt mỏi, nôn và đặc biệt là co rút cơ ngoài ý muốn (chuột rút) hoặc gây ra các cơn kích thích não (cãi cọ, nổi nóng không có lý do).

Nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý và cơ thể con người như: mất nhiều mồ hôi kèm theo đó là mất mát một lượng các muối khoáng, như: các ion K, Na, Ca, I, Fe và một số sinh tố. Nhiệt độ cao làm cơ tim làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, làm việc trong môi trường nóng tỷ lệ mắc các bệnh cũng thường cao hơn so với nhóm làm chung. Ví dụ, bệnh tiêu hoá chiếm tới 15% so với 7,5%, bệnh ngoài da 6,3% so với 1,6%,… Rối loạn bệnh lý thường gặp ở những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao là chứng say nóng, co giật, nặng hơn là gây chóng mặt và ngất xỉu.

Tiếng ồn, độ rung cao hơn quy chuẩn tại nơi làm việc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, như: gây mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, làm giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người thể hiện cụ thể ở các mức ồn khác nhau và được trình bày chi tiết tại bảng 3.44.

Bảng 3.44. Tác động của tiếng ồn ở các mức ồn khác nhau

Mức tiếng ồn (dBA)

Tác động đến người nghe

0

100

110

120

130 - 135

140

145

150

160

Ngưỡng nghe thấy

Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim

Kích thích mạnh màng nhĩ

Ngưỡng chói tai

Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp

Đau chói tai, nguyên nhân gây bênh mất trí, điên

Giới hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng ồn

Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai

Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dài

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, 2003

b). Tác động đến môi trường nước

Các nguồn gây tác động chính đến môi trường nước trong giai đoạn khai thác và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN đặc thù LeDaNa bao gồm:

Nước thải sản xuất và sinh hoạt từ các nhà máy trong dự án.

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt có mái che và không có mái che của dự án.

Nhìn chung, nước mưa chảy tràn trên diện tích bê tông, nhựa hóa của dự án được coi là nước sạch, nên có thể thu gom, lắng lọc và xả thẳng ra môi trường theo hệ thống thoát nước mưa riêng của dự án. Riêng đối với nước thải sản xuất và sinh hoạt của các nhà máy trong dự án là các nguồn thải có tiềm năng gây ô nhiễm nặng nguồn nước mặt trên khu vực dự án và lân cận bao gồm các sông, mương nói chung và sông Măng và suối Rin Chít nói riêng, nếu không được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn quy định (QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với Kq = 0,9; Kf=0,9).

Về tính chất tác động xấu cụ thể của các chất ô nhiễm chứa trong nước thải sản xuất và sinh hoạt công nhân, có thể tham khảo bảng 3.45.

Bảng 3.45. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

Stt

Thông số

Tác động

1

Nhiệt độ, pH

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO).

- Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học.

- Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.

- Ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch tự nhiên của nguồn nước.

2

Các chất hữu cơ

- Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước.

- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.

3

Chất rắn lơ lửng

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.

4

Các kim loại nặng

- Tích lũy trong môi trường xâm nhập vào chuỗi thức ăn, mà con người là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn, nên dễ gây các bệnh ung thư, quái thai...

5

Các chất dinh dưỡng (N, P)

- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.

6

Dầu mỡ khoáng

- Ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho các loài thuỷ sinh.

- Ảnh hưởng tới con người và động, thực vật.

7

Các vi khuẩn gây bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.

- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

- E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.

Trong đó, tác động ô nhiễm do chất hữu cơ, dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng và kim loại nặng cụ thể như sau:

Đối với các hợp chất hữu cơ (COD): Các hợp chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ bị oxy hóa bởi oxy hoà tan trong nước và là yếu tố làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) trong nước. Nếu DO <5 sẽ làm kiềm hãm sự phát triển của hệ thủy sinh, mặt khác nước thải có chứa các hợp chất hữu cơ cao khi ứ đọng lâu ngoài môi trường sẽ phát sinh mùi hôi thối khó chịu do các hợp chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí. 

Đối với các chất rắn lơ lửng (TSS): Các chất rắn lơ lửng khi thải ra môi trường nước một phần sẽ nổi lên mặt nước tạo thành lớp ván, ngăn cản quá trình khuếch tán oxy và truyền ánh sáng vào nước, làm tăng độ đục của nguồn nước, gây mất cảm quan. Mặt khác, một phần lắng xuống đáy gây bồi lắng.

Đối với các kim loại nặng: Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các loài động vật, lan truyền ô nhiễm theo chuỗi thức ăn. Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp, như: Pb; Hg; Cr; Cd; As:

Pb: Pb có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể sống, Pb là kim loại nặng có độc tính cao và có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng. Pb làm giảm khả năng tổng hợp glucose và chuyển hoá pyruvate, làm tăng bài tiết glucose trong nước tiểu. Nồng độ gây chết 50% (LC50 96 giờ) của muối chì đối với cá là 1 – 27 mg/l (trong nước mềm) và 440 – 550 mg/l (trong nước cứng). Các hợp chất Pb hữu cơ có độc tính gấp từ 10 – 100 lần so với Pb vô cơ đối với loài cá.

Hg: Hg là kim loại có thể tạo muối ở dạng ion, Hg cũng có trong hợp chất hữu cơ, Hg được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Hg trong môi trường nước có thể bị hấp thụ vào cơ thể thủy sinh, đặc biệt là các loại động vật không xương sông. Loài cá cũng hấp thụ Hg và chuyển hóa thành methyl Thủy ngân.

As: As là kim loại nặng có thể tồn tại trong nhiều dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ. As là chất có độc tính cao, khả năng tích lũy lâu và có khả năng gây ung thư.

Cr: Cr là kim loại nặng có độc tính cao với người và động vật. Độc tính của Cr6+ cao hơn nhiều so với Cr3+. Theo WHO cho phép nồng độ Crom tối đa trong nước uống là 0,05 mg/l.

Cd: Cd là kim loại nặng có độc tính cao với người và thủy sinh. Thận là cơ quan dễ bị tổn thương nhất, nồng độ ngưỡng Cd gây tác hại thận là 20 µg/l.

Đối với chất dinh dưỡng (N, P): Các chất dinh dưỡng trong môi trường nước cao là môi trường thuận lợi cho các loại rong, tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước (nước nở hoa). Khi kết thúc quá trình phú dưỡng, rong, tảo chết sẽ làm tăng nồng độ các chất hữu cơ trong nước, ảnh hưởng xấu tới mục đích sử dụng nguồn nước, chất lượng nước và sự sống thuỷ sinh.

Vì vậy, Chủ dự án áp dụng các giải pháp tổng hợp nhằm kiểm soát các tác động ô nhiễm này, như: Nước thải từ các Nhà máy, xí nghiệp trong KCN sẽ được thu gom, xử lý tại Hệ thống xử lý nước thải của từng Nhà máy và bảo đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của dự án KCN đặc thù LeDaNa, sau đó toàn bộ nước thải phát sinh từ KCN sẽ được thu gom về Trạm xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là sông Măng (đối với trạm XLNT phía Bắc) và suối Rin Chít (đối với trạm XLNT phía Nam).

c). Tác động do chất thải rắn theo phân tich báo cáo đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp

Các nguồn gây tác động chính đến môi trường đất, mỹ quan và cảnh quan trong giai đoạn khai thác và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN đặc thù LeDaNa, gồm:

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại sinh ra từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong khu vực dự án.

Rác thải sinh hoạt của lực lượng công nhân làm việc trong khu vực dự án.

Từ bảng 3.38 ở trên, có thể nhận thấy khối lượng chất thải rắn, CTNH phát sinh hàng ngày của dự án là rất lớn và thành phần chất thải rất đa dạng, cho nên mức độ tác động của các nguồn chất thải rắn có thể được đánh giá là rất mạnh và kéo dài, nếu như không có biện pháp thu gom và xử lý phù hợp với các quy định của Chính phủ và Bộ TN&MT. Chất thải rắn, CTNH có thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, nước và gây ô nhiễm mùi hôi không khí, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, sinh vật thủy sinh trong nước, hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển là nguyên nhân phát sinh của các loại dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và cộng đồng, nếu như không có biện pháp quản lý tốt và xử lý ô nhiễm triệt để.

            Đối với dự án khu công nghiệp đặc thù LeDaNa, thì toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt, CTNH của chủ dự án đều được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng theo quy định. Đặc biệt, trong KCN quy hoạch đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải phục vụ cho KCN nói riêng và khu vực xung quanh nói chung.

Hoạt động thu gom, phân loại, lưu giữ và thuê đơn vị xử lý chất thải rắn tại các nhà máy, xí nghiệp thành viên do các nhà máy, xí nghiệp tự tổ chức thực hiện theo cam kết đã đề ra trong ĐTM, Kế hoạch BVMT.

d). Tác động đến thủy sinh, cây xanh

Với các biện pháp xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật của KCN đặc thù LeDaNa như đã trình bày ở trên, thì có thể đánh giá là các nguồn nước thải và chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của toàn bộ dự án, sẽ không có tác động đáng kể đến thủy sinh trên các sông, mương nói chung và sông Măng và suối Rin Chít nói riêng ở khu vực dự án.

Mặt khác, các nguồn bụi, khí thải, ô nhiễm nhiệt dư sinh ra trên hệ thống đường giao thông nội bộ, có thể gây tác động nhất định đến hệ thống cây xanh tại khu vực dự án (làm giảm khả năng quang hợp), song tác động này có thể được giảm thiểu nhờ biện pháp phun nước rửa đường giao thông vào mùa hè và mùa khô.

2). Tác động đến kinh tế - xã hội

a). Tác động đến sức khỏe cộng đồng

Trong quá trình vận hành dự án, công nhân làm việc tại dự án và người đi đường có thể bị ảnh hưởng từ một tác động đáng lưu ý như:

Bụi, ô nhiễm nhiệt dư, khí thải từ hoạt động giao thông vận tải trên khu vực dự án và vùng lân cận (tác động đến hệ hô hấp, phổi, mắt, thần kinh, tim mạch,…).

Tiếng ồn, rung từ các xe cơ giới, các máy bơm nước (gây tác động đến hệ thần kinh, tim mạch và thính giác).

Do đó, Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do bụi, nhiệt dư, khí thải và tiếng ồn rung từ hoạt động giao thông vận tải.

b). Tác động đến kinh tế - xã hội:

Các tác động có lợi:

Dự án KCN đặc thù LeDaNa với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thay đổi tư duy người dân khu vực về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Bình Phước nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung, với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ.

Góp phần thu hút vốn đầu tư trong nước vào phát triển công nghiệp, đóng góp ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động.

Các tác động có hại:

Làm xáo trộn các điều kiện sinh hoạt, văn hóa, tập quán của những người dân địa phương.

Làm gia tăng dân số cơ học trong khu vực dự án, gây phức tạp trong bảo đảm trật tự an ninh tại khu vực dự án và vùng lân cận. Nhiều dịch vụ không lành mạnh có thể trở thành tệ nạn xã hội, ảnh hưởng tới văn minh công nghiệp.

Các tác động môi trường tiêu cực sẽ cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nhất là khi xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường hoặc sự cố.

3). Đánh giá tác động tổng hợp trong giai đoạn vận hành dự án

Tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn khai thác và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của dự án như được trình bày trong bảng 3.46.

Bảng 3.46. Tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động dự án

Stt

Nguồn gốc tác động

Đất

Nước

Không khí

Tài nguyên sinh học

Kinh tế -

xã hội

01

Bụi, khí thải

0

0

-1

0

-1

02

Nước thải

0

0

0

0

0

03

Chất thải rắn

0

0

0

0

0

04

Tiếng ồn, nhiệt dư

0

0

-1

0

-1

Tổng

-0/-12

-0/-12

-2/-12

0

-2/-12

Như vậy, tác động môi trường tổng hợp của giai đoạn vận hành dự án cho thấy, môi trường không khí và kinh tế- xã hội có thể chịu tác động yếu từ hoạt động khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của dự án KCN đặc thù LeDaNa và các tác động  này đều có thể được khống chế phù hợp, hiệu quả.

5. Đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp trong giai đoạn khác của dự án

Theo tiến độ thực hiện dự án, thì với biện pháp thi công cuốn chiếu, chủ đầu tư sẽ thực hiện kêu gọi đầu tư đối với phần diện tích đã xây dựng hoàn chỉnh phần hạ tầng, nên có thể cho rằng giai đoạn vận hành thử nghiệm hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án không được xác định. Mặt khác, giai đoạn vận hành thử nghiệm (thường tiến hành kết hợp với việc xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của dự án), có đặc điểm tương tự như giai đoạn vận hành chính thức, song mức độ vận hành thử nghiệm ở công suất thấp hơn, thường là đạt 80% so với công suất thiết kế.

Vì vậy, các đánh giá và dự báo tác động môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm này tương tự như giai đoạn vận hành dự án đã trình bày ở trên, song mức độ tác động môi trường còn được giảm nhẹ hơn.

Một số quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐMC, đánh giá tác động môi trường ĐTM sơ bộ, đánh giá tác động môi trường ĐTM của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật được tham khao tại đây

Xem thêm Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro sự cố của dự án KCN LeDaNa

 

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Giấy phép môi trường dự án nhà máy may gia công
Giấy phép môi trường dự án nhà máy may gia công

415 Lượt xem

Giấy phép môi trường dự án nhà máy may gia công

Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi
Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi

501 Lượt xem

Dự án đầu tư Xây dựng trại chăn nuôi heo công nghiệp, quy mô 20.000 con heo thịt/lứa. Dịch vụ tư vấn môi trường trang trại chăn nuôi heo. Quy mô sản lượng: Khi đi vào hoạt động trung bình mỗi năm trang trại sẽ tạo ra 40.000 con heo thịt/năm (mỗi năm sẽ nuôi 2 lứa, mỗi lứa là 20.000 con). 

Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu
Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu

1070 Lượt xem

Mẫu hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu. Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường - Minh Phuong Corp - 0903 639 782.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cấp tỉnh
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cấp tỉnh

626 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cấp tỉnh dự án nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học và hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôigia súc, gia cầm và thủy sản công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm và sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học và phân bón vi sinh vật,công suất 9.500 tấn sản phẩm/năm.

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản

608 Lượt xem

Hồ sơ xin cấp GPMT của dự án nhà máy chế biến thức ăn thủy sản bao gồm: Văn bản đề nghị cấp GPMT và báo cáo đề xuất cấp GPMT; các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư

Báo cáo giám sát môi trường hỗ trợ thực thi luật bảo vệ môi trường như thế nào?
Báo cáo giám sát môi trường hỗ trợ thực thi luật bảo vệ môi trường như thế nào?

1506 Lượt xem

Đối với báo cáo giám sát môi trường, áp dụng phương pháp xây dựng chương trình giám sát hàng năm, xác định rõ nhiệm vụ giám sát và yêu cầu giám sát, liệt kê thời gian biểu, có trật tự và có kế hoạch thực hiện giám sát.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng