Mẫu báo cáo tình hình quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Mẫu báo cáo tình hình quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

BÁO CÁO

Tình hình quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo năm …….

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

I. Tổng quan tình hình

Nêu tổng quan tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý (đối với báo cáo của bộ, ngành) hoặc tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo ở vùng đất ven biển, hải đảo, vùng biển trong phạm vi quản lý (đối với báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

II. Kết quả triển khai thực hiện1

1. Công tác xây dựng, ban hành, thực thi, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo: nêu rõ tên, số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm và tình hình triển khai thi hành các văn bản đó, những mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản quy phạm pháp luật khác (nếu có).

2. Thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo: nêu rõ tình hình thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chiến lược; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

3. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển: nêu rõ tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

4. Thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ: nêu rõ tình hình thực hiện các giải pháp, chương trình thực hiện quy hoạch; việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên trong phạm vi vùng bờ để phù hợp với nội dung của quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được phê duyệt.

5. Quản lý, thực hiện hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo: nội dung chi tiết được lập theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo: nội dung chi tiết được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: phạm vi bao gồm vùng đất ven biển, biển và hải đảo. Nội dung chi tiết báo cáo công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển: nêu rõ về số lượng các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển thuộc thẩm quyền đã được phê duyệt; trang thiết bị, nguồn lực chuẩn bị ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; số lượng các buổi tập huấn, diễn tập đã tổ chức; tình hình xử lý, khắc phục môi trường do sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển gây ra.

9. Công tác thống kê tài nguyên biển và hải đảo; quan trắc, giám sát tổng hợp và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo: nêu rõ việc thực hiện và kết quả thống kê các loại tài nguyên biển và hải đảo; tình hình xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

10. Hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo: nêu cụ thể tên, số lượng các chương trình, dự án và các hoạt động có vốn tài trợ nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; các điều ước và thỏa thuận quốc tế đã tham gia ký kết và kết quả triển khai thực hiện.

11. Công tác tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo: nêu cụ thể hình thức, nội dung, đối tượng tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; tình hình tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.

12. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo: nêu rõ đối tượng thanh tra, kiểm tra, số lượng các hành vi vi phạm, hình thức xử lý; việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra.

13. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ: nội dung chi tiết được lập theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

14. Công tác thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển: nêu rõ tình hình thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển tại địa phương; khó khăn, vướng mc trong quá trình thực hiện.

15. Lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo: nội dung chi tiết được lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Giao, sử dụng khu vực biển: nêu rõ tình hình quản lý hoạt động giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; số lượng các quyết định giao, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại, thu hồi khu vực biển; tình hình sử dụng khu vực biển của các tổ chức, cá nhân đã được giao khu vực biển; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

17. Quản lý hoạt động nhận chìm ở biển: nêu rõ tình hình quản lý hoạt động nhận chìm ở biển thuộc phạm vi quản lý; số lượng các giấy phép đã cấp tính đến thời điểm báo cáo; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

III. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị

1. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

1.1. Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo qua thực tiễn quản lý; những mâu thuẫn, xung đột trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo giữa các ngành, lĩnh vực trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và ảnh hưởng của những mâu thuẫn, xung đột đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; những khó khăn, vướng mắc khác.

1.2. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

2. Đề xuất, kiến nghị

2.1. Đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý hoặc của ngành, lĩnh vực khác về quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

2.2. Đề xuất các cơ chế phối hợp cụ thể để quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

2.3. Đề xuất hình thức, phương thức thu hút các nguồn lực phục vụ cho công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

2.4. Các nội dung đề xuất, kiến nghị khác.

[1] Đối tượng điều tra, nghiên cứu khoa học gồm các lĩnh vực: đất đai trên vùng đất ven biển và hải đảo; nước mặt và nước ngầm trên vùng đất ven biển và hải đảo; địa chất khoáng sản biển; đo đạc bản đồ biển; đa dạng sinh học biển; môi trường biển; khí tượng thủy văn biển; công trình biển và ven biển; hàng hải; du lịch biển và hải đảo...

[2] Địa bàn điều tra, nghiên cứu khoa học: nêu rõ tọa độ, địa danh khu vực, diện tích khu vực điều tra, nghiên cứu khoa học.

 

[1] Loại tài nguyên khai thác, sử dụng từ biển và hải đảo trong năm báo cáo:

+ Khai thác tài nguyên biển và hải đảo: các loại thủy hải sản (nuôi trồng, đánh bắt); các loại khoáng sản biển, dầu khí, muối,..

+ Sử dụng biển: trồng rừng ven biển, số lượng khách du lịch biển, các công trình hạ tầng trên biển, tổng lượng hàng hóa vận chuyển trên biển, các hoạt động của khu bảo tồn biển,...

[2] Địa bàn được cấp phép khai thác, sử dụng được ghi trong giấy phép đối với khai thác tài nguyên biển (khu vực, tọa độ); luồng lạch, tuyến, tên cảng biển; khu vực (tọa độ) của các công trình biển, khu bảo tồn biển.

[3] Sản lượng tài nguyên được khai thác trong năm, đơn vị tính là tấn; sử dụng tài nguyên biển trong năm, đơn vị tính là: khách (du lịch biển), tấn hàng hóa (vận tải biển), ha (diện tích rừng ven biển trồng mới), các hoạt động bảo tồn biển....

[4] So sánh với kế hoạch hoạt động của ngành trong năm báo cáo (%).

[5] Giá trị tài nguyên khai thác, sử dụng trong năm quy đổi ra triệu đồng. Đối với hoạt động bảo tồn: ghi chi phí đầu tư/giá trị mang lại của hoạt động.

Mẫu số 05

CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

 

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

I. Thông tin chung về chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển (QLTHVB)

1.1. Tên:

1.2. Mc tiêu:

- Mục tiêu tổng quát:

- Mục tiêu cụ thể:

1.3. Phạm vi:

- Phạm vi không gian (diện tích, tọa độ khu vực thực hiện chương trình QLTHVB);

- Phạm vi thời gian (thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc).

1.4. Tóm tắt nội dung chính của chương trình QLTHVB:

Các vấn đề cần giải quyết, thứ tự ưu tiên giải quyết; các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chương trình; các giải pháp, các nhiệm vụ/hoạt động và tiến độ thực hiện; kế hoạch thực hiện chương trình (nếu có).

1.5. Nguồn lực:

- Tổng kinh phí: .... triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí từ ngân sách nhà nước: ... triệu đồng;

+ Kinh phí từ các nguồn khác: ... triệu đồng;

- Cơ quan được giao chủ trì thực hiện:

- Cơ quan điều phối liên ngành: (thành phần cụ thể nếu có)

- Cơ quan/tổ chức thực hiện/phối hợp:

II. Kết quả thực hiện

2.1. Kết quả thực hiện mục tiêu của chương trình QLTHVB:

Đánh giá cụ thể kết quả thực hiện so với mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của chương trình.

2.2. Kết quả thực hiện các nội dung chính của chương trình QLTHVB:

Mô tả tiến độ và kết quả thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ/ hoạt động để giải quyết các vấn đề; đánh giá kết quả đạt được so với các chỉ sđánh giá kết quả thực hiện chương trình đã được phê duyệt.

2.3. Các kết quả khác

2.3.1. Cơ chế điều phi liên ngành

Mô tả tóm tắt các hoạt động thực tế của Cơ quan chủ trì thực hiện chương trình hoặc của Cơ quan điu phi chương trình (nếu có) trong việc tổ chức thực hiện chương trình; cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, số lượng cán bộ, kinh phí hoạt động của Cơ quan điều phối chương trình (nếu có).

2.3.2. Kế hoạch thực hiện chương trình (nếu có)

Mô tả tóm tắt mục tiêu, phạm vi và nội dung của kế hoạch thực hiện chương trình.

2.3.3. Các quy định pháp luật hỗ trợ thực hiện chương trình

Liệt kê và mô tả tên các văn bản, quy định hướng dẫn thực hiện chương trình do địa phương ban hành.

2.3.4. Sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan được xác định và tham gia vào quá trình lập, thực hiện và giám sát, đánh giá chương trình;

- Các phương thức bảo đảm sự tham của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan vào quá trình lập và thực hiện chương trình.

2.3.5. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về chương trình

- Mô tả tóm tắt mục tiêu, đối tượng và nội dung các nhiệm vụ/ hoạt động giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực và truyền thông nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng và các bên liên quan về các vấn đề cần giải quyết trong chương trình;

- Nêu tình hình và đánh giá kết quả đạt được của các nhiệm vụ/ hoạt động giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực và truyền thông nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng và các bên liên quan trong việc thực hiện chương trình.

2.3.6. Khoa học và công nghệ

- Mô tả tóm tắt mục tiêu, nội dung của các nghiên cứu khoa học và công nghệ; khả năng ứng dụng của các nghiên cứu khoa học và công nghệ có mục tiêu phục vụ và hỗ trợ thực hiện chương trình;

- Mô tả về vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức/ hội đồng tư vấn khoa học trong việc lập và tổ chức thực hiện chương trình.

III. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập và tổ chức thực hiện chương trình QLTHVB; đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục./.

Mẫu số 06

CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

TÌNH HÌNH LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ TÀI NGUYÊN HẢI ĐẢO

Năm ……..

I. Tình hình chung

Tổng quan về các hải đảo trên địa bàn, số lượng của các hải đảo (bao gồm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm), số hải đảo đã được lập hồ sơ, số hải đảo đang được lập hồ sơ và số hải đảo chưa được lập hồ sơ.

II. Tình hình lập và quản lý hồ tài nguyên hải đảo

1. Đi với các hải đảo đã lập hồ sơ

- Tên các hải đảo đã lập hồ sơ;

- Tình hình biến động tài nguyên, môi trường hải đảo ghi nhận được trong kỳ báo cáo (chi tiết cho từng hải đảo).

2. Đối với các hi đảo đang lập hồ sơ

Nêu rõ các thông tin sau đối với từng hải đảo:

- Tên hải đảo;

- Cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ;

- Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ;

- Cơ quan thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ;

- Khái toán kinh phí và nguồn vốn;

- Thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành và giao nộp hồ sơ.

3. Đối với các hải đảo đã đến kỳ cập nhật hồ sơ

- Tên hải đảo;

- Căn cứ pháp lý (nếu đã được phê duyệt nhiệm vụ cập nhật);

- Sự cần thiết phải cập nhật (nếu chưa được phê duyệt nhiệm vụ cập nhật);

- Các nội dung cần cập nhật;

- Thời gian cập nhật;

- Kinh phí thực hiện.

III. Kế hoạch thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo năm sau

1. Đối với các hải đảo đã lập hồ sơ

- Theo dõi biến động;

- Kế hoạch cập nhật.

2. Đối với các hải đảo đang lập hồ sơ

Báo cáo theo kế hoạch năm của nhiệm vụ lập hồ sơ.

3. Đối với các hải đảo chưa lập hồ sơ

- Nhiệm vụ lập mới hồ sơ;

- Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ;

- Dự kiến thời gian, kinh phí thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ.

IV. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo và đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục.

 

>>> XEM THÊM: Dự án Xây dựng Cảng tổng hợp Xuân Ngạn

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Mẫu giấy phép môi trường công trình xử lí khí thải lò hơi công suất 10 tấn hơi/giờ
Mẫu giấy phép môi trường công trình xử lí khí thải lò hơi công suất 10 tấn hơi/giờ

1399 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường công trình xử lí khí thải lò hơi công suất 10 tấn hơi/giờ.  Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em

362 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em. Sản phẩm đầu ra của nhà máy là các sản phẩm đồ chơi, trò chơi từ nhựa, vải  khoảng 75.000.000 – 80.000.000 sản phẩm/ năm (tương đương 18.000 tấn sản phẩm/năm) và các sản phẩm thú nhồi bông khoảng 17.000.000 – 20.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 4.300 tấn sản phẩm/năm).

Đánh giá tác động môi trường cho các dự án xây dựng cầu đường giao thông
Đánh giá tác động môi trường cho các dự án xây dựng cầu đường giao thông

1524 Lượt xem

Mục đích của nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường của các dự án xây dựng cầu đường giao thông là thiết lập các điều kiện cơ bản hiện có trong khu vực dự án và chủ động đánh giá các tác động tiềm tàng và các tác động liên quan của dự án được đề xuất đối với khu vực dự án.

 Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Trạm xăng dầu
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Trạm xăng dầu

185 Lượt xem

 Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Trạm xăng dầu tổng dung tích bồn chứa 60m3. Trạm xăng dầu kinh doanh xăng dầu cho phương tiện giao thông với lượng tiêu thụ các loại là 1.825 m3/năm và dầu nhớt cho khách hàng có nhu cầu với lượng tiêu thụ là 18,2 m3/năm. Tổng thể tích tiêu thụ xăng dầu, dầu nhờn tại cơ sở là 1.843,2 m3/năm.

Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển
Hiện trạng và phương pháp xử lý sự cố tràn dầu và nhiên liệu trên bờ biển và trên biển

2024 Lượt xem

Cho đến nay tai Việt Nam đã có rất nhiều sự cố tràn dầu trên biển xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái và gây thiệt hai lớn về kinh tế.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa - Bình Thuận
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa - Bình Thuận

261 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa tại tỉnh Bình Thuận gồm 04 phòng chức năng và 15 khoa chuyên môn. Các hạng mục của Cơ sở được xây dựng hoàn thành, đưa vào hoạt động.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng