Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Nhà máy chế biến thủy sản với công suất 1.400 tấn sản phẩm/năm, tương đương 4,6 tấn sản phẩm/ngày

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.. 5

1. Tên công ty: 5

2. Tên cơ sở: 6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của công ty: 8

3.1. Công suất hoạt động của công ty: 8

3.2. Công nghệ sản xuất của công ty: 8

3.3. Sản phẩm của công ty: 14

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của công ty: 14

5. Các thông tin khác liên quan đến công ty: 16

Chương II 20

SỰ PHÙ HỢP CỦA CÔNG TY VỚI QUY HOẠCH, 20

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 20

1. Sự phù hợp của công ty với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 20

2. Sự phù hợp của nhà máy đối với khả năng chịu tải của môi trường: 21

Chương III 23

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP. 23

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 23

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 23

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 23

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 24

1.3. Xử lý nước thải: 25

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 31

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 32

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 34

. 34

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 35

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 35

Chương IV.. 39

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 39

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải : 39

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 41

Chương V.. 43

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 43

1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải. 43

2.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải. 47

Chương VI 48

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 48

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 48

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 48

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 48

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật. 49

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 49

Chương VII 51

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA.. 51

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÔNG TY.. 51

Chương VIII 52

CAM KẾT CỦA CÔNG TY

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

1. Tên công ty:

                             Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 

- Địa chỉ văn phòng: ........, phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ công ty: Ông .......Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty. Thẻ Căn cước công dân số ............., cấp ngày 09/01/2023 do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp. Địa chỉ thường trú: khóm 1, phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

- Điện thoại: ...........        -        Fax: .........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ............ đăng ký lần đầu ngày 28/12/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 21/3/2023 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

2. Tên cơ sở:

Nhà máy chế biến thủy sản

- Địa điểm: ..........., phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí giáp ranh hiện hữu của dự án như sau:

 + Phía Đông: Giáp nhà dân.

+ Phía Tây: Giáp nhà dân.

+ Phía Nam: Giáp kênh Bạc Liêu-Cà Mau.

+ Phía Bắc: Giáp đường dân sinh chợ Nọc Nạng.

Sơ đồ vị trí của dự án:

Tọa độ vị trí thực hiện dự án.

Bảng 1. Tọa độ vị trí của dự án (hệ tọa độ VN 2000)

Vị trí

Tọa độ

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

Điểm M1

1021114

0552508

Điểm M2

102320

0552121

Điểm M3

1021456

0552510

Điểm M4

1021233

0552507

(Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp)

- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

 

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1900124031 đăng ký lần đầu ngày 28/12/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 21/3/2023 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

 

+ Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 07/12/2016 của UBND tỉnh về việc cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp ....thuê 9.712,5m2 đất để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

 

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CD 992027 do UBND tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 17/3/2017 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Giá Rai (ngày 15/3/2023 nhà nước đã thu hồi 1.269,5m2 còn lại 8.443,0m2).

 

+ Quyết định số 92/QĐ-STNMT ngày 29/7/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường nhà máy chế biến thủy sản ....

 

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 72/GP-UBND ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh cấp cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp ....

 

+ Giấy phép khai thác nước dưới đất (gia hạn lần 5) số 13/GP-UBND ngày 28/4/2022 của UBND tỉnh cấp cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp ...

 

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 95.000031.T ngày 20/10/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp ....

 

+ Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường nhà máy chế biến thủy sản ..... số 01/GXN-STNMT ngày 08/4/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho công ty.

 

+ Công văn số 540/STNMT-CCBVMT ngày 18/3/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phúc đáp tờ trình số 02/TTr/CTCP ngày 26/01/2020 của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp .... (được miễn quan trắc không khí xung quanh).

 

- Quy mô của dự án đầu tư:  Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về môi trường: Dự án thuộc mục số 16 Phụ lục II danh mục các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của công ty:

3.1. Công suất hoạt động của công ty:

Chế biến thủy sản với công suất 1.400 tấn sản phẩm/năm, tương đương 4,6 tấn sản phẩm/ngày (giảm 1.600 tấn sản phẩm/năm so với nội dung Quyết định số 92/QĐ-STNMT ngày 29/7/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt đề án bảo vệ giấy phép môi trường nhà máy chế biến thủy sản .....).

 

3.2. Công nghệ sản xuất của công ty:

* Quy trình sản xuất tôm đông Block

Hình 2. Quy trình sản xuất tôm đông Block

Giải thích quy trình:

 

- Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu được ướp trong thùng đá cách nhiệt ở nhiệt độ ≤ 4oC và vận chuyển về nhà máy, nhà máy bằng xe chuyên dùng có sẵn của nhà máy. Bộ phận KCS kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên liệu trước khi tiếp nhận. Nguyên liệu dùng để chế biến tôm vỏ bỏ đầu thường là tôm sú có chất lượng tốt:

 

+ Mùi tanh tự nhiên.

 

          + Có màu sắc đặc trưng, sáng bóng.

          + Không có đốm đen nào trên thân.

          + Tôm không bị mềm vỏ, bể vỏ, giãn đốt.

          + Tôm không bị sâu đuôi, đen đuôi.

 

- Rửa lần 1: với mục đích loại bỏ tạp chất và vi sinh vật bám trên thân tôm.

 

+ Thao tác: đổ nước vào bồn rửa, cho tiếp chlorine với nồng độ 80-100 ppm, cho tiếp đá cây vào bồn và thổi khí tan hết đá để được nước rửa có nhiệt độ ≤ 10oC. Cho tôm vào phễu, băng chuyền nhỏ chuyển tôm nguyên liệu vào bồn rửa, tiến hành thổi khí để chuyển tôm lên băng chuyền lớn, băng chuyền lớn chuyển tôm xuống bàn rung, công nhân hứng tôm bằng rổ nhựa và tiến hành cân để biết số lượng ban đầu của nguyên liệu.

 

- Sơ chế: với mục đích loại bỏ những phần không ăn được, không có giá trị về mặt cảm quan, giá trị kinh tế và theo yêu cầu của quy trình. 

 

+ Thao tác: tay trái cầm nghiêng thân tôm, tay phải cầm dao (hoặc kéo) tách phần vỏ ở đầu ra, cắt bỏ phần râu, mắt tôm và hàm đen, dùng dao cạo sạch gạch tôm và rửa dưới vòi nước cho sạch. Yêu cầu của các thao tác này là phải nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật; không làm đứt phần lưỡi hàm bên dưới; phải rửa sạch phần gạch trên thân tôm; tôm luôn được bảo quản bằng đá bào sao cho nhiệt độ thân tôm ≤ 6oC; phế liệu phải được chuyển ngay khỏi khu vực sản xuất để tránh lây nhiễm. Tôm sau khi xử lý sơ bộ được rửa bằng nước sạch đã được làm lạnh và khử trùng.

 

- Rửa lần 2: với mục đích làm sạch tạp chất và vi sinh vật bám trên thân tôm.

 

+ Thao tác: tôm sau khi xử lý được nhúng qua bồn nước đã được làm lạnh với nồng độ chlorine 5-10 ppm.

+ Yêu cầu: nước rửa có nhiệt độ ≤ 10oC; nước rửa phải sạch và thường xuyên thay nước mới.

 

- Phân cỡ và phân loại: với mục đích tách riêng các cỡ hạng tôm vì mỗi cỡ, hạng, loại tôm có giá thành khác nhau và cũng góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế.

 

Thao tác: tôm sau khi rửa được chuyển lên máy phân cỡ, những con tôm có kích thước nhỏ sẽ rơi xuống nước, những con tôm có kích thước lớn hơn sẽ di chuyển dọc theo các con lăn và rơi xuống máng hứng. Máy phân cỡ chỉ phân sơ bộ kích thước của tôm, độ chính xác chưa cao. Để có cỡ tôm chính xác hơn, công nhân cần phải cân kiểm tra từng con tôm nguyên liệu. Tôm sau khi qua máy phân cỡ cho đổ lên bàn và luôn phủ đá để ổn định nhiệt độ ≤ 6oC sau đó công nhân dùng tay cào nhẹ đống tôm ra cho mỏng và tiến hành phân loại từng cỡ tôm, loại ra các con tôm có chất lượng không đạt yêu cầu quy trình sản xuất (tôm chấm đen, tôm mềm,...). Tôm của nhà máy thường có các kích thước sau đây: 71/90, 91/120, 100/200, 200/300, 300/500,… Một cỡ tôm bao gồm các con tôm đầu cỡ, giữa cỡ và cuối cỡ.

 

Yêu cầu: cần phải có độ chính xác cao (0,1g); đơn vị thử cỡ là puond (435,6g); thao tác phải nhẹ nhàng.

 

- Rút tim, xẻ lưng: Tùy theo nhu cầu mà tiến hành công đoạn rút tim, xẻ lưng các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.

 

Thao tác: có thể dùng mũi dao kẹp đầu chỉ ra khỏi lưng như cách làm ở tô vỏ, mà khỏi cần xẻ lưng lấy chỉ, nhưng thường tôm thịt cần phải được xẻ lưng vì tôm thịt mềm, dễ bị đứt chỉ giữa chừng trong lưng tôm, cần phải xẻ lưng tách nó ra và rửa sạch đường xẻ. Thao tác xẻ lưng sử dụng thau nước sạch để chứa nội tạng. Cầm tôm ở tay trái, lưng tôm quay lên trên và hướng đầu tôm về phía trước. Tay phải cầm dao xẻ dọc lưng tôm một đoạn ở đốt 3-4, đường xẻ sâu chừng 2mm, để lộ đường chỉ lưng màu đen. Lách mũi dao vào đường xẻ khơi chỉ lưng tôm lên, tay trái nới nhẹ cho thân tôm hơi cong tự nhiên để chỉ lưng được lấy ra dễ dàng. Tiếp theo dùng lưỡi dao cạo sạch bợn dơ trên mép thịt đầu, 2 bên hông và gốc thịt chân bụng cho sạch để tôm sạch bóng và đẹp.

 

- Rửa 3: với mục đích loại bỏ hết tạp chất và vi sinh vật.

 

+ Thao tác: tôm được rửa bằng nước sạch đã được làm lạnh và khử trùng, để ráo rổ tôm để cho quá trình cân tiếp theo sau được chính xác hơn.

+ Yêu cầu: nước rửa phải sạch; nước rửa có nhiệt độ < 10oC; chlorine có nồng độ 5-10 ppm.

 

- Lựa tạp chất: mục đích nhằm loại bỏ triệt để tạp chất có trong sản  phẩm.

 

+ Thao tác: tôm được lựa tạp chất tren bàn đèn và có vòi nước chảy ở trên. Mỗi bàn được bố trí 04 công nhân. Tôm được đổ lên bàn lựa tạp chất mỗi lần 5kg. Công nhân thứ nhất dùng tay đùa và bang tôm, tay phải nhặt và lùa tạp chất chảy xuống rãnh, trong quá trình lựa tạp chất loại tôm lẫn loại, tôm vụn. Sau lựa sạch đùa tôm qua cho công nhân thứ hai lựa tiếp. Công nhân thứ hai cũng thực hiện thao tác giống công nhân thứ nhất. Sau khi lựa xong thì đùa tôm xuống rỗ và cho ngập trong nước lạnh ≤ 6oC. Tôm sau khi lựa đầy rỗ hoặc hết trên bàn được chuyển qua bàn cho người phụ trách kiểm tra lại. Sau đó bảo quản trong thùng và chuyển qua công đoạn tiếp theo.

+ Yêu cầu: nhiệt độ bảo quản tôm trong thùng ≤ 4oC, lựa tạp chất nhiệt độ ≤ 10oC.

 

- Rửa 4: với mục đích loại bỏ hết tạp chất và vi sinh vật.

 

+ Thao tác: tôm được rửa bằng nước sạch đã được làm lạnh và khử trùng, để ráo rổ tôm để cho quá trình cân xếp khuôn được chính xác hơn.

+ Yêu cầu: nước rửa phải sạch; nước rửa có nhiệt độ 8oC; chlorine có nồng độ 5-10 ppm.

 

- Cân, xếp khuôn: Khuôn dùng để xếp tôm là khuôn nhôm có nắp truyền nhiệt bằng nhôm. Loại khuôn này thích hợp cho xếp tôm block 1,8kg hoặc 2kg.

 

+ Mục đích: làm tăng vẻ mỹ quan cho sản phẩm; giảm được sự dập gãy của sản phẩm; tạo độ chặt chẽ cho khối tôm và giảm thể tích cho sản phẩm.

+ Thao tác: sau khi để ráo tôm trên dàn thì tiếp tục cho tôm vào rỗ và tiến hành cân trọng lượng theo quy định của nhà máy hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Khối lượng sản phẩm cho từng Block bao gồm trọng lượng tịnh và phụ trội. Tôm sau khi cân được rửa xối lại bằng nước có nhiệt độ ≤ 40C sau đó cho vào khuôn tôm đã chuẩn bị sẵn và kèm thẻ size cho từng block rồi chuyển qua công đoạn cấp đông.

 

- Cấp đông:

 

+ Mục đích: hạ thấp nhiệt độ thân tôm xuống dưới điểm đóng băng để làm chậm sự hư hỏng của thực phẩm đồng thời kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

+ Thao tác: trước khi xếp vào tủ đông, tôm được thay nước mới; khuôn tôm được đậy nắp truyền nhiệt bằng nhôm; khởi động tủ đông đến khi nhiệt độ của tủ đạt yêu cầu; xếp các khuôn tôm lên các tấm panel của tủ cấp đông.

+ Yêu cầu: Nước châm vào khuôn phải sạch, không có vi sinh vật, châm nước có nhiệt độ nước  4oC; nhiệt độ tủ cấp đông -36oC đến -40oC; nhiệt độ tôm sản phẩm phải đạt  -18oC.

 

- Tách khuôn – mạ băng-vô PE

 

Sau khi kiểm tra đủ thời gian và nhiệt độ cấp đông, thì lấy khuôn ra và chuyển đến bộ phận tách khuôn. Sản phẩm đông lạnh được tách rời bằng hình thức cho các khuôn tôm qua máy tách khuôn bằng hình thức tách bằng vòi nước tưới lên bề mặt sau các Block tôm để làm sản phẩm rơi ra khỏi khuôn tôm.

 

Tiếp theo sản phẩm được cho qua máy mạ băng bằng hình thức phun sương để cho lớp băng được phủ kín phần tôm. Nhiệt độ nước mạ băng  4oC. Mạ băng sản phẩm nhằm làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm, hạn chế sự bay hơi nước và biến đổi oxy hóa chất béo, ngăn chặn sự mất nước.

 

Sau mạ băng Block tôm được cho vào túi PE để tránh sự kết dính các block tôm với nhau trong quá trình đóng thùng và ngăn ngừa tạp chất lẫn vào trong quá trình đóng thùng bảo quản.

 

- Rà kim loại: Công đoạn dò kim loại rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm.

 

          + Mục đích: phát hiện và loại bỏ kim loại có lẫn trong sản phẩm.

          + Thao tác: cho sản phẩm được hàn kín miệng lên băng chuyền của thiết bị dò có gắn đầu dò kim loại. Nếu phát hiện sản phẩm có chứa kim loại thiết bị điều khiển sẽ tác động làm dừng băng tải và chuông sẽ reo báo hiệu. Tiến hành loại bỏ sản phẩm và kiểm tra lại độ chính xác của máy bằng cách cho mẫu đó chạy qua máy dò kim loại nhiều lần.

          + Yêu cầu: máy dò kim loại phải đặt cân bằng trên sàn, không rung động; sản phẩm đưa vào phải nhẹ nhàng, nằm giữa băng tải; thường xuyên kiểm tra độ nhạy của máy bằng các mẫu thử Fe, Sus,…; tách riêng sản phẩm có chứa kim loại và tiến hành kiểm tra lại sản phẩm; thường xuyên vệ sinh máy sạch sẽ.

          - Bao gói, đóng thùng:

          + Mục đích: bảo quản sản phẩm, tránh được sự hư hỏng có thể xảy ra trong giai đoạn chờ phân phối và tiêu thụ sản phẩm; cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; quảng cáo sản phẩm.

          + Thao tác: xếp 06 block tôm có cùng kích cỡ vào thùng carton. Bên ngoài thùng phải ghi đầy đủ các tiêu chí cần thiết như: tên và biểu tượng của nhà máy, tên sản phẩm, kích cỡ, ngày tháng sản xuất, khối lượng tịnh, ngày hết hạn,… Đai nẹp lại, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sử dụng màu dây khác nhau.

          + Yêu cầu: phải đóng thùng theo từng chủng loại, kích thước; các thông tin ghi trên bao bì phải đầy đủ và rõ ràng.

          - Bảo quản: các thùng tôm sau khi được bao gói hoàn chỉnh sẽ được chuyển ngay vào kho bảo quản.

          + Mục đích: Duy trì chất lượng của sản phẩm; bảo quản để chờ ngày xuất hàng vì chưa đủ số lượng.

          + Thao tác: cần phải nhanh chóng và nhẹ nhàng. Hàng trong kho được xếp theo từng lô riêng biệt và phải cách tường, sàn, trần theo từng khoảng cách nhất định. Khi xếp hàng vào kho phải theo nguyên tắc vào trước ra trước.

+ Yêu cầu: nhiệt độ trong kho phải ổn định từ -≤ 18oC; thời gian bảo quản tối đa 24 tháng kể từ ngày sản xuất; hàng hóa được chất đúng nơi quy định; khi vận chuyển sản phẩm phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động cần thiết.

3.3. Sản phẩm của công ty:

Tổng số lượng thành phẩm của Công ty là 1.400 tấn/năm (từng loại sản phẩm có lượng thành phẩm không cố định, tùy vào nhu cầu phát sinh của khách hàng). Sản phẩm của Công ty là tôm đông Block.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của công ty:

Nguyên, nhiên liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và các sản phẩm đầu ra của Nhà máy được tổng hợp theo bảng số liệu bên dưới.

Bảng 2. Nguyên liệu của Nhà máy

STT

Danh mục

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng

1

Tôm bạc, chì

Tấn/năm

1.330

 

2

Tôm biển

Tấn/năm

1.470

 

Tổng cộng

Tấn/năm

2.800

 

 (Nguồn: chủ dự án cung cấp)

Bảng 3. Nhiên liệu của Nhà máy sử dụng

Stt

Tên

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng

Ngày

Tháng

Quý

năm

1

Chlorine

kg

2

60

180

720

(Nguồn: chủ dự án cung cấp)

          - Nguồn điện: Lượng điện sử dụng tại Công ty là 1.500.000 kwh/năm. Nguồn điện được Điện lực thị xã Giá Rai hạ thế và cung cấp cho Công ty phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy.

          - Nguồn nước: Sử dụng 2 giếng khoan đang khai thác tại Công ty để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tổng lượng nước sử dụng tối đa tại nhà máy là 195m3/ngày đêm (hiện tại Công ty đã có Giấy phép khai thác nước dưới đất số 13/GP-UBND cấp ngày 28/4/2022, thời hạn đến 01/6/2025, gồm 02 giếng, đường kính giếng khoan 90mm, chiều sâu 258m và 160m, lưu lượng khai thác 340m3/ngày đêm). Nhu cầu sử dụng như sau:

+ Nước sản xuất: Với công suất 4,6 tấn sản phẩm/ngày đêm và lượng nước sử dụng là 25m3/tấn sản phẩm thì lượng nước cần sử dụng là 115 m3/ngày đêm (việc tính toán mỗi tấn sản phẩm tại công ty sử dụng lượng nước là 25m3/tấn sản phẩm là dựa vào theo dõi, định mức thực tế tại công ty).

+ Nước cấp sinh hoạt:

Nước dùng vệ sinh công nhân tham gia sản xuất tại Nhà máy:

700 người x 20 lít/người/ca = 14 m3/ngày đêm (Nguồn: TCXDVN 33 - 2006: Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế)

          + Lượng nước dùng cho giải nhiệt hệ thống máy lạnh của phân xưởng nước đá: 20m3/ngày đêm.

          + Nước dùng sản xuất nước đá cây: 25m3/ngày đêm.

          + Nước dùng sản xuất nước đá vảy: 6m3/ngày đêm.

          + Nước rửa khuôn đá: 10m3/ngày đêm.

          + Nước sử dụng cho căn tin: 2m3/ngày đêm.

          + Nước sử dụng cho công nhân nhà ở tập thể: 3m3/ngày đêm.

Như vậy, tổng lưu lượng nước khai thác từ giếng để sử dụng trong công ty khoảng 195 m3/ngày.

 

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dụ án bến cảng thuỷ nội địa

.. 52

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Mẫu giấy phép môi trường công trình xử lí khí thải lò hơi công suất 10 tấn hơi/giờ
Mẫu giấy phép môi trường công trình xử lí khí thải lò hơi công suất 10 tấn hơi/giờ

1265 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường công trình xử lí khí thải lò hơi công suất 10 tấn hơi/giờ.  Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu nhà ở
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu nhà ở

1177 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu nhà ở 
Mẫu giấy phép môi trường mới nhất - dự án nhà máy chế biến cà phê
Mẫu giấy phép môi trường mới nhất - dự án nhà máy chế biến cà phê

448 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy chế biến cà phê công suất 24.000 tấn/ năm. Mẫu giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất cà phê công suất 24.000 tấn/ năm là mẫu 40 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép môi trường là mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất gia công, lắp đặt kết cấu thép
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất gia công, lắp đặt kết cấu thép

131 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Nhà máy sản xuất, gia công, lắp đặt kết cấu thép (không luyện kim, đúc) công suất 70.000 tấn/năm”.
MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHÔM
MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHÔM

732 Lượt xem

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy sản xuất nhôm. Minh Phuong Corp - Dịch vụ tư vấn viết hồ sơ môi trường. Liên hệ tư vấn 0903 649 782.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su

189 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su. Dự án nhà máy mủ cao su được đầu tư trên tổng diện tích 118.722 m2.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng