Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf từ 57.600.000 quả/năm lên thành 86.400.000 quả/năm

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................ i

DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................ iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................... v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .....................................................................vii

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN......................................................... 1

A. TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN ................. 1

B. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI

TRƯỜNG.......................................................................... 2

C. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN.......................... 5

CHƯƠNG I.......................................................................... 6

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ....................................... 6

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:.................................................. 6

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ:........................................ 6

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:7

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư:.................................................. 7

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:............................. 7

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:.......................................................... 11

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA

CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ: .... 11

1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ................. 16

CHƯƠNG II............................................................................. 26

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA

I TRƯỜNG................................................................. 26

2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG:.......... 26

2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA

MÔI TRƯỜNG:................................................................... 27

CHƯƠNG III............................................................... 29

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ29

3.1. DỰ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT... 29

3.2. MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN ............... 30

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC,

KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN. ......................................... 31

CHƯƠNG IV ......................................................................................... 35

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNGTRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............. 35

4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU

TƯ...................................................................................... 35

4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH................ 47

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động...................................................................... 47

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện ................... 71

4.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........ 104

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư............... 104

4.3.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác................... 104

4.3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường105

4.3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.............. 105

4.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO...................................... 106

CHƯƠNG V..................................................................................... 107

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN

ĐA DẠNG SINH HỌC ................................................... 107

CHƯƠNG VI ..................................................................... 108

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........ 108

6.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI................... 108

6.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI .......................... 109

6.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG............... 114

6.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI

NGUY HẠI .................................................................. 116

CHƯƠNG VII............................................................ 120

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN................... 120

7.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA

DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................... 120

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................... 120

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giả hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải........................................................................ 120

7.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ

ĐỊNH KỲ) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT. .......................... 122

7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................ 122

7.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.............................. 123

7.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục

khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án......... 123

7.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM.............. 123

CHƯƠNG VIII................................................................................. 125

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ........................ 125

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

A. TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN

Công ty TNHH .......... được Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mã số doanh nghiệp: ........., đăng ký lần đầu ngày 19/8/2019, đăng ký thayđổi lần thứ 4 ngày 20/7/2023.

Công ty TNHH ...... được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án: ........, chứng nhận lần đầu ngày 12/8/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 3 ngày 07/8/2023 để đầu tư dự án “Dự án sản xuất bóng đánh golf” với quy mô mục tiêu: sản xuất bóng đánh golf các loại và bóng đánh golf bán thành phẩm các loại (lõi của bóng golf) với quy mô 86.400.000 quả/năm.Dự án được thưc hiện tại: Lô D2 -2, Khu Công nghiệp TMTC thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Tổng diện tích đất sử dụng là là 33.050 m2. Trong thời gian qua, Công ty đã thực hiện các hồ sơ môi trường sau:

+ Năm 2019, Công ty đã đầu tư dự án sản xuất bóng đánh golf, quy mô: 57.600.000 quả/năm tại Lô D2 -2, Khu Công nghiệp TMTC thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Dự án được UBND tỉnh Tây Ninh cấp quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM số 2547/QĐ-UBND ngày 25/11/2019. Dự án đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2019.

Hiện trạng dự án: Hiện tại, Công ty đã xây dựng hoàn thành tất cả các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án theo báo cáo ĐTM đã phê duyệt tại Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 25/11/2019.

Đến nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm của đối tác của Công ty. Do đó, Công ty mong muốn đáp ứng theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Góp phần thúc đẩy kim ngạch của tỉnh nhà đáp ứng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, tạo tiền đề cho hoạt động ổn định và lâu dài cho Công ty. Chính vì thế, Công ty TNHH ........ tiến hành đầu tư dự án “Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf” với quy mô sản xuất bóng đánh golf các loại và bóng đánh golf bán thành phẩm các loại (lõi của bóng golf) với quy mô: 86.400.000 quả/năm.

Phạm vi xin cấp phép của Dự án: Do đó, Công ty thực hiện báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án “Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf ” với mục tiêu giữ nguyên nhà xưởng sản xuất, nâng công suất Sản xuất bóng đánh golf từ 57.600.000 quả/năm lên thành 86.400.000 quả/năm, cụ thể như sau:

Mục tiêu dự án: sản xuất bóng đánh golf các loại và bóng đánh golf bán thành phẩm các loại (lõi của bóng golf)

Quy mô công suất:

Bảng 1. Mục tiêu, công suất giai đoạn hiện hữu và giai đoạn nâng công suất

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH ............

- Địa chỉ văn phòng:........., Khu Công nghiệp TMTC thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông:..............

- Chức vụ: Giám đốc kỹ thuật sản xuất

- Điện thoại:   ;Email: 

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp ............ do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp, chứng nhận lần đầu ngày 19/8/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 20/7/2023.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án: .........., chứng nhận lần đầu ngày 12/8/2019, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 3 ngày 07/8/2023 do Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp.

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

- Tên dự án đầu tư: Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf

- Địa điểm thực hiện dự án:............., Khu Công nghiệp TMTC thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp phép các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án sản xuất bóng đánh Golf của Công ty TNHH ...

+ Giấy phép xây dựng số 32/GPXD ngày 12/03/2020 do Sở Xây dựng cấp cho Công ty TNHH ..........

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 72000630.T (cấp lần đầu) ngày31/12/2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty TNHH ...

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Phân loại dự án nhóm A – Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 4 điều 8 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội.

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư:

Dự án “Nâng công suất Nhà máy sản xuất bóng đánh Golf ” thuộc Công ty TNHH.... là dự án nâng công suất với mục tiêu là: giữ nguyên nhà xưởng sản xuất, nâng công suất Sản xuất bóng đánh golf từ 57.600.000 quả/năm lên thành 86.400.000 quả/năm.

Bảng 2. Sản phẩm đầu ra và công suất sản xuất

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: Quy trình hoạt động sản xuất của dự án đầu tư:

a. Quy trình sản xuất hiện hữu

Quy trình sản xuất bóng đánh golf tại dự án là một quy trình khép kín bao gồm phần lõi, phần thân vỏ trong, thân vỏ ngoài và công đoạn ép lớp vỏ ngoài, quy trình sản xuất như sau:

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu chính trong công đoạn sản xuất bóng đánh golf là cao su và nhựa nguyên sinh, một trái bóng hoàn chỉnh gồm: lõi, lớp áo trong, lớp áo ngoài và lớp vỏ ngoài của quả bóng.

Phần lõi bóng: Nguyên liệu cao su butadien được đưa qua công đoạn ép đùn để tạo định hình quả bóng, phần lõi bóng sau khi được ép sẽ đưa qua công đoạn mài lõi, làm nhẵn và tạo độ bám tốt hơn cho công đoạn phun cao su tạo lớp áo trong.

Lớp áo trong: nguyên liệu sử dụng để tạo lớp áo trong của quả bóng là nhựa nguyên sinh, nhựa nguyên sinh được làm nóng chảy bằng dưới nhiệt độ sau đó được phun đều lên toàn bộ bề mặt của lõi bóng tạo lớp áo vỏ trong, sau khi lớp áo trong được phủ sẽ được qua công đoạn mài nhẵn và tạo độ bám trước khi chuyển qua công đoạn phun cao su tạo lớp áo ngoài.

Lớp áo ngoài: nguyên liệu sử dụng để tạo lớp áo ngoài vẫn là nhựa nguyên sinh được làm nóng chảy bằng nhiệt và được phun đều lên bề mặt quả bóng để tạo lớp áo ngoài, sau khi lớp áo ngoài được phủ hoàn thiện sẽ được qua công đoạn mài nhẵn và tạo độ bám trước khi chuyển qua công đoạn ép vỏ ngoài.

Quả bóng sau khi được mài, sẽ được đưa qua công đọan sơn lót trước sau đó sẽ qua công đoạn in logo sản phẩm và phủ sơn bóng hoàn thiện sản phẩm.

Bóng hoàn thiện sẽ được chuyển qua khâu kiểm tra sản phẩm, sau đó đóng gói và giao hàng.

Bóng thành phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi cho đóng gói và nhập kho. Dây chuyền sản xuất bóng là dây chuyền khép kín và được kiểm tra sau mỗi từng công đoạn, tất cả các công đoạn đều được thực hiện cuốn chiếu để đảm bảo được độ đồng đều cũng như chất lượng của qua bóng.

b. Quy trình sản xuất nâng công suất

Trong giai đoạn nâng công suất, Quy trình công nghệ sản xuất bóng đánh golf được giữ nguyên ở giai đoạn hiện hữu.

Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Công ty TNHH  có vị trí nhà máy nằm trong Khu Công nghiệp TMTC và không nằm gần khu vực danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới. Do đó, dự án không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học hoặc hệ sinh thái của khu vực.

Công ty được thành lập nhằm mang lại lợi ích cho chủ dự án và nâng cao mức sống cho người dân địa phương, không nhằm mục đích thu hẹp sinh cảnh và suy giảm số lượng các loài nguy cấp, quý hiếm.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản xuất bóng đánh golf các loại và bóng đánh golf bán thành phẩm các loại (lõi của bóng golf) với quy mô: 86.400.000 quả/năm

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

Trong giai đoạn nâng công suất sản xuất bóng đánh golf từ 57.600.000 quả/năm lên thành 86.400.000 quả/năm. Để phục vụ các hoạt động sản xuất phù hợp với mức độ gia tăng sản lượng của dự án. Công ty có một số thay đổi về nhân công, nguyên liệu sản xuất, nhu cầu sử dụng nước cấp và điện năng tiêu thụ như sau:

1.4.1. Nhu cầu nguyên liệu dùng cho sản xuất

Bảng 3. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho Dự án

Bảng 4. Cân bằng vật chất giữa khối lượng nguyên liệu và chất thải tại dự án

1.4.2. Nhu cầu nhiên liệu dùng cho sản xuất

Bảng 5. Nhu cầu nhiên liệu sử dụng cho Dự án

1.4.3. Nhu cầu hoá chất dùng cho sản xuất

Bảng 6. Nhu cầu hoá chất sử dụng cho Dự án

Hóa chất sử dụng tại dự án có nguồn gốc từ Mỹ, Đức. Công ty sử dụng hóa chất sử dụng tuân thủ theo Luật Hóa chất Việt Nam 2007; Nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Thông tư 32/2017/TT – BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.

1.4.2. Nhu cầu lao động

1.4.4. Nguồn cung cấp điện

Nguồn cung cấp điện cho các hoạt động sinh hoạt, chiếu sáng của cơ sở được lấy từ Mạng lưới điện quốc gia.

Bảng 7. Nhu cầu sử dụng điện

1.4.5. Nhu cầu nước và nguồn cung cấp

Nguồn cung cấp nước:

Nước phục vụ cho hoạt động của nhà máy được lấy từ nguồn nước Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Tây Ninh đấu nối hệ thống cung cấp nước sinh hoạt từ hệ thống chung của Khu công nghiệp TMTC (hệ thống chung được lắp đặt đến hàng rào Khu Đất) vào trong Khu Đất.

Nhu cầu cung cấp nước:

a. Nước cấp cho mục đích sinh hoạt

- Giai đoạn hiện hữu:

+ Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên: Căn cứ Mục 2.10.2 Nhu cầu sử dụng nước của QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được ban hành tại Thông tư 01:2021/TT – BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng: Chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt tối thiểu là 80 lít/người/ngày.đêm), hướng tới mục tiêu sử dụng nước an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, Công ty có thực hiện nấu ăn cho công nhân viên làm việc tại nhà máy nên lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên được tính với định mức là 140 lít/người/ngày (đã bao gồm nước cấp cho hoạt động nấu ăn tập trung và vệ sinh chân tay). Lượng nước cấp sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại dự án như sau: Qsinh hoạt công nhân viên = 418 người x 140 lít/người/ngày = 58,52 m3/ngày.đêm. (1)

+ Nước cấp cho sinh hoạt của chuyên gia: Căn cứ Mục 2.10.2 Nhu cầu sử dụng nước của QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được ban hành tại Thông tư 01:2021/TT – BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng: Chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt tối thiểu là 80 lít/người/ngày.đêm, hướng tới mục tiêu sử dụng nước an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Đối với các chuyên gia người nước ngoài sẽ có thêm nhu cầu tắm, giặt nên định mức sử dụng nước cho nhóm đối tượng này là 150 lít/người/ngày.đêm. Lượng nước cấp cho chuyên gia quản lý, kỹ thuật người nước ngoài là:

Qsinh hoạt chuyên gia = 13 người x 150 lít/người/ngày = 1,95 m3/ngày.đêm. (2) Vậy, nhu cầu cấp nước sinh hoạt hiện hữu là: (1) + (2) = 58,52 m3/ngày.đêm + 1,95 m3/ngày.đêm = 60,47 m3/ngày.đêm.

- Giai đoạn nâng công suất:

+ Giai đoạn nâng công suất, Nhà máy có bổ sung thêm khoảng 342 cán bộ công nhân viên. Căn cứ Mục 2.10.2 Nhu cầu sử dụng nước của QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được ban hành tại Thông tư 01:2021/TT – BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng, lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên được tính với định mức là 140 lít/người/ngày (đã bao gồm nước cấp cho hoạt động nấu ăn tập trung và vệ sinh chân tay). Lượng nước cấp sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại dự án như sau: Qsinh hoạt công nhân viên = 342 người x 140 lít/người/ngày = 47,88 m3/ngày.đêm.

Vậy, nhu cầu cấp nước sinh hoạt gia đoạn nâng công suất là = 47,88 m3/ngày.đêm

=> Như vậy, tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt của 02 giai đoạn là: 60,47 + 47,88 = 108,35 m3/ngày đêm. (Giai đoạnhiện hữu 60,47 m3/ngày đêm,giai đoạnnângcông suất 47,88 m3/ngày đêm).

>>> XEM THÊM: Báo cáo ĐTM của Dự án khu đô thị sinh thái

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo giá hồ sơ đăng ký môi trường cho nhà máy sản xuất
Báo giá hồ sơ đăng ký môi trường cho nhà máy sản xuất

447 Lượt xem

Hồ sơ đăng ký môi trường Mẫu đăng ký môi trường cấp xã theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Báo cáo giấy phép môi trường dự án nhà máy dệt vải thô
Báo cáo giấy phép môi trường dự án nhà máy dệt vải thô

464 Lượt xem

Dự án đầu tư: “Nhà máy Dệt vải thô công suất 7.000 tấn sản phẩm/năm; nhuộm vải và in trên vải công suất 7.000 tấn sản phẩm/năm”. Dự án có nhiều thay đổi so với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường như: Thay đổi về công nghệ sản xuất (lược bỏ công đoạn quấn sợi, nhuộm sợi, sấy sợi, hồ sợi); tăng công suất của lò hơi (từ 15 thành 20 tấn/giờ), lò dầu tài nhiệt (từ 6 triệu kcal/giờ thành 7 triệu kcal/giờ); thay đổi phương án xử lý nước thải,…
Báo cáo de xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén chất đốt sinh học rắn
Báo cáo de xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén chất đốt sinh học rắn

631 Lượt xem

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Mẫu báo cáo giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén chất đốt sinh học rắn.
Báo cáo đề xuất cấp GPMT Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín
Báo cáo đề xuất cấp GPMT Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín

53 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín. Công suất dự án là 80.000 con gà thịt/lứa (5 lứa/năm). Tổng diện tích chuồng nuôi: 6.323,6 m2, bao gồm 04 dãy chuồng nuôi, mỗi chuồng nuôi 20.000 con.
Nạo vét nâng cấp luồng sông, mục đích và cách lựa chọn địa điểm nạo vét lòng sông
Nạo vét nâng cấp luồng sông, mục đích và cách lựa chọn địa điểm nạo vét lòng sông

1261 Lượt xem

Mục tiêu của công trình nạo vét lòng sông, thông luồng cửa biển nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, nâng cao năng lực vận tải của các phương tiện lưu thông trên sông nước, đảm bảo an toàn giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dụ án bến cảng thuỷ nội địa
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dụ án bến cảng thuỷ nội địa

195 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án bến cảng thuỷ nội địa. Đầu tư xây dựng cầu cảng để tiếp nhận tàu có trọng tải 2.000 DWT bốc xếp than đá, gô đăm bào, vật liệu xây dựng

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng