Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy điện gió

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy điện gió và trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Nội dung Báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Ngày nay năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Với tình hình giá các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá,… ngày càng tăng cao và nguồn cung cấp dần cạn kiệt, năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia.

Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu cũng ngày càng được quan tâm và đòi hỏi chất lượng cao nên việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch sẽ phát thải một lượng lớn các chất ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Ngay cả nguồn thủy điện tưởng như là vô hại thì ngày nay người ta đã phải quan tâm đến những hậu quả khá nghiêm trọng như phá vỡ kết cấu địa chất, gia tăng nguy cơ sạt lở đất đá, …

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng tái tạo, phân bố rộng khắp trên cả nước như năng lượng sinh khối, khí sinh học, năng lượng mặt trời,… đặc biệt với hơn 3.400 km đường bờ biển cũng giúp Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió với ướng tính khoảng 500 ÷ 1.000 kWh/m2/năm.

Chính vì vậy, với nhu cầu về năng lượng của Việt Nam được dự báo tăng nhanh, việc phát triển, khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời, … và đặc biệt là năng lượng gió ngày càng được quan tâm và khuyến khích góp phần quan trọng vào thực hiện cam kết đưa phát thải ròng băng “0” vào năm 2050 của Chính phủ và đáp ứng các yêu cầu đặt ra về phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng như giảm được sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, nhiên liệu ngoại nhập. Đây là hướng đi quan trọng trong quy hoạch phát triển năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng.

Dự án “Nhà máy điện gió khu du lịch..” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Công văn số 90/TTg-KTN ngày 14/01/2016 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ......... cấp lần đầu ngày 14/3/2016 cho Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý, đồng thời được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án với công suất 100 MW.

Ngày 09/3/2018, Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Công văn số 321/TTg-CN và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần thứ 3 ngày 04/11/2020 cho Công ty Cổ phần .........

Ngày 17/10/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ........ thay đổi lần thứ 4, theo đó được đăng ký điều chỉnh thông tin nhà đầu tư từ “Công ty Cổ phần .........” thành “Công ty cổ phần điện gió ........”.

Ngày 08/11/2023, Công ty cổ phần điện gió ............nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh Dự án Nhà máy điện gió (NMĐG) khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 (phân kỳ 1 công suất 40 MW, phân kỳ 2 công suất 60 MW) với nội dung đề nghị điều chỉnh thông tin nhà đầu tư, tên dự án đầu tư, quy mô, tỷ lệ vốn góp và vốn huy động thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án theo báo cáo số 466/BC-SKHĐT ngày 29/11/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau và được UBND tỉnh Cà Mau quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 22/01/2024.

Hiện nay, để phù hợp với công nghệ tiên tiến trên thế giới, mức điện áp đầu ra của tuabin gió, đồng thời đảm bảo mỹ quan khu vực biển, rút ngắn tiến độ thi công, tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng, Dự án NMĐG khu du lịch ............ giai đoạn 1 đã thay đổi quy mô sử dụng đất (thay đổi ranh dự án, diện tích khảo sát và cả diện tích sử dụng mặt biển), thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch (thay đổi quy hoạch đấu nối).

Như vậy, để phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành, Dự án NMĐG khu du lịch ............ giai đoạn 1 cần phải lập lại Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh và Báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định.

Nội dung Báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

 

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án

Nhà máy điện gió khu du lịch

1 1.1.2. Thông tin chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty cổ phần điện gió ..........

- Người đại diện: .............

- Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc

- Địa chỉ trụ sở chính: ............, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

- Điện thoại: .............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ................ do phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp lần đầu ngày 17/11/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 30/8/2023.

1.1.3. Tiến độ thực hiện dự án

Theo Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh Cà Mau quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư “Dự án Nhà máy điện gió khu du lịch ........... giai đoạn 1”, tiến độ thực hiện dự án như sau:

- Tiến độ chuẩn bị đầu tư: Đến tháng 3/2024;

- Tiến độ triển khai xây dựng dự án: từ tháng 3/2024 đến tháng 12/2025;

- Tiến độ đưa dự án vào vận hành, khai thác: tháng 12/2025;

Thời gian hoạt động của dự án: 49 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu.

1.1.4. Vị trí địa lý

Dự án Nhà máy điện gió khu du lịch .......... giai đoạn 1 nằm ở ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau khoảng 97 km, các trung tâm xã Đất Mũi chỉ khoảng 15km và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 400 km.

Tổng diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước và mặt biển là 477,94 ha, trong đó: (chi tiết thể hiện trong bảng 1.1)

- Diện tích sử dụng đất có thời hạn là: 10,3 ha;

- Diện tích hành lang an toàn: 457,54 ha;

- Diện tích sử dụng đất tạm thời: 10,1 ha;

1.1.4.1. Khu vực biển xây dựng tuabin gió và tuyến cáp ngầm biển 35 kV

Khu vực xây dựng tuabin gió và tuyến cáp ngầm biển 35 kV nằm ở vùng biển ven bờ thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích sử dụng mặt biển để xây dựng móng tuabin gió, tuyến cáp ngầm 35 kV và hành lang an toàn trên biển là khoảng 461,94 ha bao gồm diện tích xây dựng móng tuabin gió là 2,47 ha, diện tích lắp đặt tuyến cáp ngầm biển là 2,39 ha và hành lang an toàn của tuabin và cáp ngầm biển khoảng 457,08 ha.

a) Khu vực tuabin gió

Các trụ tuabin gió được bố trí dọc theo bờ biển Khu du lịch Khai Long chạy dài khoảng 6km. Điểm tuabin gió gần nhất là điểm KL1-T1 cách bờ biển 1,2km, điểm xa nhất là điểm KL1-T19 cách bờ biển khoảng 7,1km.

Trong khu vực khảo sát chủ đầu tư dự kiến xây dựng 19 trụ tuabin gió, công suất mỗi trụ là 5,2MW, đường kính cánh quạt là 171 m với chiều cao cột trụ là 100 m. Nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, tận dụng tối đa năng lượng gió của khu vực, các tuanin gió sẽ được bố trí thành 2 tuyến như sau:

- Tuyến 1: Nằm ở bên phải khu vực khảo sát (hướng nhìn từ biển vào), gồm 10 trụ tuabin, mỗi trụ tuabin cách nhau 625m (tính từ tâm trụ). Tổng diện tích khu vực biển xây dựng tuabin gió theo tuyến 1 là 226,72ha.

- Tuyến 2: Nằm ở giữa khu vực khảo sát, gồm 09 trụ tuabin, mỗi trụ tuabin cách nhau 625m (tính từ tâm trụ). Cách tuyến 1 khoảng 2,3km. Tổng diện tích khu vực biển xây dựng tuabin gió theo tuyến 2 là 206,07ha.

b) Tuyến cáp ngầm biển 35 kV

Tuyến cáp ngầm biển 35 kV được bố trí đi ngầm dưới đáy biển với độ sâu khoảng 1,5m tính từ đáy biển, có chiều dài khoảng 26.845 m để kết nối các tuabin gió với nhau và kết nối từ tuabin gió vào bờ. Tuyến cáp biển được chia làm 2 khu vực bao gồm:

- Tuyến cáp kết nối giữa các trụ tuabin gió của 2 dãy tuabin có tổng chiều dài khoảng 16.972m;

- Tuyến cáp kết nối từ 2 dãy tuabin gió vào khu vực nối cáp có tổng chiều dài khoảng 9.873m;

1.1.4.2. Khu vực trạm biến áp, nhà điều hành và tuyến cáp ngầm 35 kV trên bờ

a) Trạm biến áp nâng áp 35/110 kV

Khu vực trạm biến áp nâng áp 35/110 kV có diện tích 0,81 ha, dự kiến được xây dựng tại khu vực ven biển xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Toàn bộ diện tích đất này đã được Công ty Cổ phần Điện gió BCG Khai Long 1 (tiền thân là Công ty Cổ phần Super Wind Energy Công Lý 1) thuê và chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất công trình năng lượng phục vụ Dự án nhà máy điện gió khu du lịch Khai Long – Cà Mau. Do đó trong quá trình hoàn thiện Dự án, Chủ đầu tư sẽ hoàn tất thủ tục, hồ sơ hợp đồng thuê đất để sử dụng phục vụ Dự án.

b) Khu vực nhà vận hành

Khu nhà điều hành của Dự án có diện tích 0,21ha nằm phía bên trái của trạm biến áp, cách trạm biến áp khoảng 55m. Tương tự như TBA thì diện tích khu vực nhà điều hành cũng nằm trên diện tích đất đã được Công ty Cổ phần Điện gió BCG Khai Long 1 thuê và chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất công trình năng lượng phục vụ Dự án nhà máy điện gió khu du lịch Khai Long – Cà Mau. Tại khu nhà điều hành bố trí đầy đủ công trình phục vụ điều hành dự án và sinh hoạt của công nhân viên bao gồm phòng bảo vệ, phòng làm việc, phòng họp, nhà kho dụng cụ, nhà ăn ở công nhân viên, sân thể thao, bãi đỗ xe, hệ thống thoát nước, xử lý NTSH,…

Vị trí tiếp giáp của khu vực trạm biến áp và nhà điều hành như sau:

+ Phía Đông giáp Ban Quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi;

+ Phía Bắc giáp hộ nhận khoán của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi;

+ Phía Tây giáp đường Hồ Chí Minh đấu nối vào khu du lịch Khai Long;

+ Phía Nam giáp khu du lịch Khai Long.

c) Tuyến cáp ngầm 35 kV trên bờ

Tuyến cáp ngầm phần trên đất liền kết nối với cáp ngầm biển tính từ đường triều kiệt vào trạm biến áp nâng áp 35/110 kV được bố trí đi ngầm trong đất với tổng chiều dài khoảng 4.635 m và chia làm 2 khu vực gồm:

- Khu vực nối cáp có chiều dài khoảng 128m để đấu nối với cáp ngầm biển.

- Tuyến cáp kết nối từ khu vực nối cáp về trạm biến áp có tổng chiều dài khoảng 4.507m. Tuyến cáp được thiết kế lắp đặt trong mương cáp xây dựng bằng bê tông.

Hình 1.1. Vị trí và mối tương quan giữa khu vực dự án với các đối tượng xung quanh

1.1.5. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

- Diện tích sử dụng khu vực biển:

Toàn bộ diện tích 461,94 ha khu vực biển để xây dựng tuabin gió, tuyến cáp ngầm biển 35 kV và hành lang an toàn nằm trong vùng biển 6 hải lý tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển thuộc thẩm quyền quản lý và giao khu vực biển của UBND tỉnh Cà Mau (theo điều 8 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021).

Hiện nay, trên toàn bộ phần diện tích khu vực biển đề xuất xin giao để thực hiện dự án, UBND tỉnh Cà Mau chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng, và không có hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, cũng như không thuộc ngư trường đánh bắt và khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản.

- Diện tích sử dụng đất trên bờ:

Toàn bộ diện tích khu vực trạm biến áp và khu điều hành đã được phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho Công ty cổ phần điện gió BCG Khai Long 1 (tiền thân là Công ty Cổ phần Super Wind Energy Công Lý 1) để thực hiện dự án theo Giấy chứng nhận sử dụng đất số CT00893 với diện tích 197.915,9 m2.

Đối với diện tích sử dụng đất để xây dựng tuyến cáp ngầm trên bờ kết nối tuyến cáp biển với trạm biến áp là diện tích đất trống chưa sử dụng thuộc quyền quản lý của UBND xã Đất Mũi.

Hiện nay, phần diện tích khu vực trạm biến áp và khu điều hành thuộc Giấy chứng nhận sử dụng đất số CT00893 đã được san lấp, san gạt mặt bằng nên khá bằng phẳng, thảm thực vật trên bề mặt là các loại cây bụi và cỏ dại, không có các cây thân gỗ lớn.

1.1.6. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khu vực thực hiện dự án nằm tại vùng đất ven biển và trên vùng biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, dân cư sinh sống khá thưa thớt, chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến đường giao thông như tuyến đường Năm Căn – Đất Mũi, tuyến đường Hồ Chí Minh đấu nối vào khu du lịch Khai Long,…. Ngoài ra, xung quanh khu vực dự án trên bờ có nhiều ao, đầm và chòi canh nuôi trồng thủy hải sản của người dân.

Xung quanh dự án có hệ thống sông ngòi chằng chịt như sông Ba Đình, sông Rạch Thọ, sông Kênh 5 Ô Rô,… trong đó có 2 con sông thông ra Biển Đông là sông Rạch Thọ, sông Kênh 5 Ô Rô.

Cách khu vực trạm biến áp và nhà điều hành của dự án khoảng 350m về phía Bắc có đường Hồ Chí Minh đi qua, phía Nam có đường nhựa cấp 6 đồng bằng nối từ khu du lịch Khai Long về xã Đất Mũi, phía Tây có tuyến đường Hồ Chí Minh đấu nối vào khu du lịch Khai Long đang thi công với chiều dài khoảng 900m, chiều rộng 50m.

Bao bọc xung quanh dự án là những cánh rừng phòng hộ thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đất mũi và cách khu vực trạm biến áp và nhà điều hành của dự án khoảng 4km về phía Tây là ranh giới của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Khu vực thực hiện dự án tiếp giáp với khu du lịch sinh thái Khai Long nằm phía Đông – Nam mũi Cà Mau, thuộc khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Khu vực tuabin gió và tuyến cáp ngầm biển có 3 phía Đông, Tây, Nam giáp với Biển Đông, phía Bắc giáp với Dự án đầu tư xây dựng bờ kè chống sạt lở khu du lịch Khai Long, cách Hợp tác xã nuôi nghêu Đất Mũi khoảng 500m.

1.1.7. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất và loại hình của dự án

1.1.7.1. Mục tiêu dự án

- Tự xây dựng và quản lý một Nhà máy điện độc lập sử dụng năng lượng gió để phát điện, hòa với lưới điện quốc gia thông qua hợp đồng mua bán điện dài hạn với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Mở rộng hoạt động của ngành điện sang một lĩnh vực mới. Sử dụng năng lượng sạch đển sản xuất điện nhằm góp phần giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong khi phải đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về năng lượng của nền kinh tế

- Giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động phát triển sản xuất và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh Cà Mau nói riêng và Nhà nước nói chung.

- Phát triển nhà máy điện gió góp phần tăng tỷ trọng về năng lượng tái tạo trong hệ thống điện Việt Nam. Góp phần phát triển nguồn năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng gió nói riêng theo Nghị quyết của Bộ Chính trị số 55/NQ-TW ngày 11/02/2020, Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Phát triển năng lượng tái tạo nhằm cụ thể hóa cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, theo đó Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng về “0” vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

1.1.7.2. Quy mô, công suất

- Xây dựng 19 trụ tuabin gió, công suất mỗi trụ là 5,2MW, đường kính cánh quạt là 171 m với chiều cao cột trụ là 100 m với tổng công suất thiết kế của NMĐG khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 là 100MW, đấu nối với hệ thống điện thông qua trạm biến áp nâng áp 35/110kV.

- Trạm biến áp nâng áp 35/110kV có quy mô công suất là 2x63MVA.

- Trạm biến áp đấu nối vào hệ thống điện bằng đường dây đấu nối 110kV mạch đơn, dây dẫn ACSR330, dài khoảng 30m.

- Một ngăn đấu nối mở rộng 110kV tại trạm biến áp của NMĐG Khai Long 2&3 được xây dựng để đấu nối NMĐG khu du lịc Khai Long – Cà Mau giai đoạn

1. 1.1.7.3. Công nghệ sản xuất và loại hình dự án

- Loại hình dự án: Đầu tư mới.

- Công nghệ sản xuất: sử dụng năng lượng gió để phát điện.

- Hình thức đầu tư và thực hiện dự án: Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý xây dựng và vận hành.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình chính

1.2.1.1. Tuabin gió

Trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở, dự án lựa chọn tuabin gió EN-171-5.2 của nhà sản xuất Envision để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản, trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và đấu thầu mua sắm thiết bị sẽ chọn loại tuabin cụ thể sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với các yêu cầu của chủ đầu tư.

Bảng 1.5: Thông số kỹ thuật loại tuabin gió lựa chọn

1.2.1.2. Tuyến cáp 35 kV

Tuyến cáp ngầm 35 kV kết nối các tuabin gió và kết nối với trạm biến áp nâng áp 35/110 kV được chia làm các phân đoạn như sau:

- Phân đoạn đi ngầm dưới biển: là phân đoạn kết nối giữa các tuabin gió với nhau và kết nối từ tuabin gió vào bờ (đất liền) hội tụ tại khu vực đấu nối cáp trên bờ.

- Phân đoạn trên bờ: từ điểm đấu nối cáp, cáp sẽ được đi trong mương cáp bằng bê tông dẫn về kết nối với trạm biến áp nâng áp 35/110 kV.

Các máy phát của từng tuabin gió sẽ phát điện 3 pha xoay chiều 1.140 V. Từ đây điện được đưa vào máy biến áp nâng áp đặt tại tháp tuabin lên mức điện áp 35 kV. Các máy biến áp nâng áp này sẽ được kết nối với nhau bằng hệ thống cáp ngầm 35 kV thông qua các tử đóng ngắt trung thế RMU tại trụ tuabin gió và đấu nối vào thanh cái 35 kV của trạm biến áp nâng áp 35/110 kV để nâng áp lên cấp điện áp 110 kV đấu nối vào lưới điện quốc gia.

Tuyến cáp ngầm 35 kV trên biển

Cáp ngầm biển được lựa chọn loại 3 lõi 20/35(40,5) kV dùng cách điện XLPE có màng bảo vệ bằng đồng. Cáp ngầm biển được thiết kế theo tiêu chuẩn loại khô. Cáp phải có màng chống thấm dọc. Có cáp quang bên trong phục vụ cho kết nối thông tin để điều khiển và giám sát.

Cáp ngầm biển được thiết kế chế tạo và vận hành sử dụng với tuổi thọ 40 năm. mặt cắt cáp 3 lõi có lớp giám băng bảo vệ tiêu biểu như sau:

Hình 1.2: Cấu tạo cáp ngầm biển 35 kV tuyến cáp ngầm 35 kV trên bờ

Kết nối với cáp ngầm biển được chọn là cáp ngầm 35 kV cho đoạn đi ngầm trong đất vào trạm biến áp. Cáp ngầm là loại 3 lõi 20/35(40,5) kV dùng cách điện XLPE có màng bảo vệ bằng đồng. Cáp ngầm biển được thiết kế theo tiêu chuẩn loại khô. Cáp phải có màng chống thấm dọc.

Hình 1.3: Cấu tạo cáp ngầm bờ 35 kV

1.2.1.3. Trạm biến áp nâng áp 35/110 kV

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, báo cáo hiệu chỉnh quy hoạch đấu nối và thỏa thuận đấu nối thì cấp điện áp trạm biến áp là 35/110 kV.

Trạm bao gồm 2 máy biến áp nâng áp 35/110 kV với công suất mỗi máy là 63 MVA. Mỗi máy biến áp kết nối với một chuỗi tuabin gió với công suất kết nối tổng cho mỗi máy là 52 MW (10 tuabin gió 5,2 MW) và 46,8 MW (09 tuabin gió 5,2 MW).

NMĐG khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 đấu nối vào trạm biến áp 110 kV NMĐG Khai Long 2&3 bằng đường dây mạch đơn dài khoảng 30m. Như vậy, sơ đồ nối điện chính phía 110 kV là sơ đồ một thanh cái, bao gồm:

- 02 ngăn lộ tổng 110kV máy biến áp nâng áp 35/110kV, 63MVA; - 01 ngăn cho đoạn đường dây 110kV.

Sơ đồ hệ thống 01 thanh cái với máy cắt phân đoạn thanh cái, bao gồm: - 02 tủ máy cắt hợp bộ ngăn lộ tổng 35kV máy biến áp nâng áp;

- 02 tủ biến điện áp;

- 04 tủ máy cắt hợp bộ ngăn lộ cho các ngăn xuất tuyến 35 kV; - 03 tủ máy cắt hợp bộ dự phòng;

- 01 tủ dao cắt tải hợp bộ ngăn máy biến áp tự dùng; - 01 tủ máy cắt phân đoạn 35kV;

- 01 tủ dao cắm nối thanh cái.

1.2.1.4. Đường dây đấu nối 110 kV

NMĐG khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 đấu nối vào trạm biến áp 110 kV của NMĐG Khai Long 2&3 bằng đường dây mạch đơn, dây ACSR 330, dài khoảng 30m.

Đoạn đường dây đấu nối nằm trong phạm vi của trạm biến áp. Cụ thể như sau: - Điện áp: 110 kV, mạch đơn;

- Điểm đầu: TC 110kV của trạm biến áp 35/110kV Khai Long 1;

- Điểm cuối: TC 110kV của trạm biến áp 35/110kV Khai Long 2&3;

- Chiều dài: khoảng 30m.

Bảng 1.6: Thông số kỹ thuật của dây dẫn được lựa chọn

Cách điện cho dây dẫn là cách điện cứng lắp đặt trên kết cấu thép mạ kẽm. Chiều dài đường rò tối thiểu 31 mm/kV.

1.2.1.5. Ngăn đấu nối mở rộng 110 kV

Sơ đồ nối điện chính: Ngăn đấu nối mở rộng tại trạm biến áp của NMĐG Khai Long 2&3 là sơ đồ 02 thanh cái. Vì vậy, ngăn đấu nối mở rộng tại trạm biến áp này cũng sử dụng sơ đồ 02 thanh cai.

Thanh dẫn: Thanh cái 110kV của trạm biến áp 110kV NMĐG Khai Long 2&3 sử dụng thanh cái cứng. Vì vậy, ngăn đấu nối cũng sử dụng thanh cái cứng.

Dây dẫn: kết nối giữa các thiết bị và kết nối với thanh cái cứng sử dụng dây dẫn.

Các phụ kiện cho thanh dẫn và dây dẫn như đai ốc, bu lông được chế tạo từ hợp kim nhôm AZ5 GU. Phụ kiện phù hợp cho việc kết nối thanh dẫn với thanh dẫn và thanh dẫn với dây dẫn đến thiết bị.

Cách điện cho thanh dẫn là cách điện cứng lắp đặt trên kết cấu thép mạ kẽm. Chiều dài đường rò tối thiểu 31 mm/kV.

1.2.1.6. Nhà quản lý vận hành và tuyến đường giao thông kết nối trạm

a) Khu nhà vận hành

Khu nhà vận hành là loại nhà một tầng có kích thước 43,86 x 31 (m) với chiều cao tới trần là 4m.

Trên cơ sở yêu cầu công năng và số lượng cán bộ, công nhân viên (CBCNV) làm việc, ăn ở, khu nhà điều hành có các phòng chức năng như sau:

- Phòng họp: 44 m2;

- Phòng giám đốc: 24 m2; - Phòng làm việc: 49 m2;

- Phòng vệ sinh (tổng) 32 m2; - Khu lưu hồ sơ: 37 m2;

- Phòng kho chính: 130 m2; - Kho dụng cụ: 42 m2;

- Phòng bếp: 99 m2;

- Phòng nghỉ (4 phòng) mỗi phòng: 23 m2;

b) Tuyến đường giao thông kết nối trạm

Đường vào trạm và khu nhà vận hành với lòng đường rộng 6m, lề 0,5m. Kết cấu đường theo thứ tự từ trên xuống như sau:

- Kết cấu mặt đường: lớp bê tông atphan dày 7cm; - Lớp đá cấp phối loại 2 dày 30cm;

- Cát đắp đầm chặt K = 0,95; - Lớp vải địa kỹ thuật;

- Nền đầm chặt K≥0,95;

Đường được bó vỉa bằng bê tông M250, kích thước 260x300.

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

1.2.2.1. Hệ thống SCADA/EMS

Hệ thống SCADA của NMĐG khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 có cấu hình như sau:

- Hệ thống vận hành theo kiến trúc mạng LAN vòng đơn cáp quang sử dụng giao thức IEC 61850, IEC 60870-5-104.

- Máy chủ HMI – Gateway phục vụ giám sát, điều khiển cho toàn nhà máy/trạm biến áp và giao tiếp thông tin với cấp điều độ.

- Máy chủ Historical – Engineering phục vụ lưu trữ, lập trình cho toàn nhà máy/trạm biến áp.

- Máy chủ dự báo công suất phát điện.

- Hệ thống mạng giám sát và điều khiển thiết bị, IEDs của trạm biến áp.

- Hệ thống thiết bị đầu cuối (RTU/Gateway) hoặc bộ tập trung dữ liệu (Data Concentrator) phục vụ việc thu thập dữ liệu tại mỗi tuabin gió, RMU, phía nhà máy,… và các thiết bị BCU, IEDs phía trạm biến áp sẽ kết nối về các máy tính trung tâm sử dụng các giao thức IEC 61850, IEC 60870-5-104, Modbus TCP/IP.

1.2.2.2. Hệ thống thông tin

Hệ thống viễn thông cho NMĐG khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 nhằm thực hiện các chức năng và mục đích sau:

- Liên lạc điều hành trực tiếp từ Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0). - Liên lạc điều hành trực tiếp từ Trung tâm điều độ hệ thống điện Miền Nam (A2). - Trao đổi một số tín hiệu SCADA/EMS giữa NMĐG và A0 & A2.

- Liên lạc quản lý vận hành trong nhà máy giai đoạn 1, 2, 3 và liên lạc bên ngoài.

Để đảm bảo yêu cầu vận hành của NMĐG khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 một cách an toàn và hiệu quả, cần phải thiết lập các kênh sau đây cho nhà máy:

- Một kênh truyền (gồm SCADA/EMS và hotline VoIP) đến A0 theo chuẩn IEC 60870-5-104.

- Một kênh truyền (gồm SCADA/EMS và hotline VoIP) đến A2 theo chuẩn IEC 60870-5-104.

- Một kênh truyền cho hệ thống ghi sự cố, giám sát chất lượng điện năng và đo góc pha (FRs/PQ/PMU) đến A2 theo chuẩn IEC 60870-5-104.

- 01 kênh thông tin phục vụ thị trường điện giữa NMĐG khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 với A2.

Hệ thống viễn thông cho NMĐG khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1 dự kiến bao gồm tối thiểu các hệ thống thiết bị sau

- Thiết bị mạng và bảo mật (Ethernet Switch, Router and Firewall). - Điện thoại trực thông Vol IP.

- Thiết bị ghi âm cuộc gọi.

- Các máy bộ đàm cầm tay.

1.2.2.3. Hệ thống bảo vệ

Hệ thống rơ le bảo vệ được sử dụng là loại rơ le số đa chức năng. Hệ thống bảo vệ rơ le được lựa chọn là loại độc lập với bộ điều khiển ngăn (BCU), ngoại trừ rơ lẻ bảo vệ các ngăn lộ 35 kV.

Hệ thống bảo vệ bao gồm:

- Bảo vệ máy biến áp;

- Bảo vệ thanh cái 35 kV;

- Bảo vệ các xuất tuyến 35 kV và tủ lộ tổng;

Tất các các máy cắt, dao nối đất phải được liên động theo đúng sơ đồ nhằm tránh việc điều khiển, thao tác sai để đảm bảo cho người vận hành cũng như thiết bị.

1.2.2.4. Hệ thống ghi sự cố, giám sát chất lượng điện năng và thiết bị đo góc pha (FR/PMU/PQ)

Trang bị một hệ thống hoàn chỉnh FR/PMU/PQ cho dự án. Hệ thống được trang bị cần đáp ứng được các chức năng cơ bản sau:

- Hỗ trợ giám sát các phần tử của nhà máy bằng việc đo lường các thông số của các ngăn lộ;

- Lưu trữ thông tin sự cố xảy ra trong nhà máy làm cơ sở dữ liệu cho các phân tích tìm nguyên nhân sự cố, phân tích chuyên sâu, thí nghiệm các thiết bị rơ le bảo vệ cũng như đánh giá tính chính xác của các giá trị chỉnh định;

- Hỗ trợ giám sát dự phòng các chức năng và các thiết bị bảo vệ;

- Thực hiện các tính toán có độ chính xác cao để cung cấp thông tin cho việc xử lý sự cố, nhanh chóng khôi phục hệ thống sau sự cố.

1.2.2.5. Hệ thống đo lường

Tất cả thiết bị đo lường đều có ngõ hoặc kèm bộ biến đổi giao tiếp với hệ thống SCADA. Hệ thống đo lường bao gồm:

- Các lộ máy phát: Đo A, V, W, Var, Wh, Varh, f, cos φ.

- Nguồn tự dùng: Đo A, V xoay chiều và một chiều.

1.2.2.6. Hệ thống thiết bị phụ

a) Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng bao gồm chiếu sáng làm việc toàn bộ trong nhà, trạm phân phối điện đảm bảo đủ độ sáng cho làm việc, sản xuất vận hành và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành.

b) Hệ thống nối đất

Hệ thống nối đất cho trạm biến áp được sử dụng là dây thép mạ kẽm D14 bố trí thành lưới với kích thước trung bình 5 x 5 (m).

Các dây nối đất bổ sung sẽ dọc theo đường vận hành, kết hợp với các giếng tiếp địa để đảm bảo giá trị điện trở nối đất theo quy định.

Điện trở nối đất cho trạm biến áp không quá 0,5Ω theo quy định.

Toàn bộ thiết bị của trạm biến áp, nhà vận hành sẽ được nối đất vào hệ thống nối đất của trạm. Dây nối đất sử dụng dây thép mạ kẽm có tiết diện D14.

Trạm được bảo vệ bởi đầu ESE lắp trên trụ thép để bảo vệ toàn bộ trạm. c) Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống báo cháy sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ với các đầu báo khói địa chỉ, báo nhiệt địa chỉ, lắp đặt phù hợp trong các phòng của nhà vận hành.

Hệ thống chữa cháy sử dụng các bình chữa cháy bằng bột ABC cách tay loại 6kg và loại xe đẩy 35kg lắp đặt tại các vị trí thích hợp của các phòng vận hành, hành lang,...

Nút nhấn báo cháy và tủ báo cháy lắp đặt cách sàn nhà khoảng 1,5m và tại vị trí phù hợp cho việc quản lý vận hành.

d) Hệ thống camera giám sát

Hệ thống camera được lắp đặt tại khu vực trạm và nhà điểu khiển, được quản lý tập trung tại phòng điều khiển của trạm biến áp nâng áp, các tín hiệu hình ảnh thu được từ camera có thể được hiển thị trên màn hình chuyên dụng đi kèm.

e) Hệ thống thông gió và điều hòa nhiệt độ

Hệ thống thông gió cho toàn bộ nhà điều khiển bao gồm các hệ thống thông gió cưỡng bức (hút) và thông gió tự nhiên được tính toán đảm bảo tản được hết lượng nhiệt thừa sinh ra do vận hành các thiết bị công nghệ và làm loãng các chất độc hại trong các phòng chức năng, nhằm đảm bảo các thiết bị công nghệ vận hành hiệu quả và sức khỏe cho người vận hành.

Thông gió được thực hiện bởi các quạt ly tâm. Tất cả các thiết bị thông gió được điều khiển tại chỗ bởi các công tắc phù hợp đặt tại cửa ra vào mỗi phòng.

Hệ thống điều hòa nhiệt độ tạo không khí thoải mái trong khu vực làm việc thường xuyên của vận hành viên và đảm bảo sự vận hành chính xác, tin cậy của các thiết bị quan trọng.

1.2.3. Các hoạt động của dự án

- Thi công xây dựng và lắp đặt tuabin gió trên biển;

- Thi công tuyến cáp ngầm 35 kV kết nối các tuabin gió và trạm biến áp nâng áp 35/110kV;

- Thi công trạm biến áp nâng áp 35/110kV;

- Thi công xây dựng khu nhà vận hành và đường vào trạm;

- Vận hành phát điện Nhà máy điện gió khu du lịch Khai Long – Cà Mau giai đoạn 1;

1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

1.2.4.1. Công trình thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn

Đặc thù của nước mưa chảy tràn qua mặt bằng trạm là phát sinh không liên tục, tính chất không độc hại, dễ lắng cơ học, thành phần chủ yếu chứa chất rắn lơ lửng bị cuốn theo như đất, cát, chất cặn bã, chất hữu cơ rơi vãi… Chính vì vậy, để thu gom và xử lý tránh ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nước tiếp nhận, nước mưa sẽ chảy theo độ dốc nền trạm xuống đường, từ đó theo độ dốc thu vào hố ga 2 bên đường và thoát ra ngoài trạm.

Kích thước rãnh thoát nước và hố ga được xây dựng như sau:

- Rãnh thoát nước: sử dụng cống PVC D315, độ dốc i = 0,35%;

- Hố ga: Dài x rộng x sâu = 0,8 x 0,8 x 1,0 (m);

1.2.4.2. Công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải đen và nước thải xám, chủ yếu phát sinh tại khu nhà vận hành, khu văn phòng và nhà ở công nhân, nhà ăn. Để thu gom và xử lý NTSH phát sinh, NTSH được thu gom về Bể thu gom sau đó bơm lên hệ thống xử lý NTSH 50 m3/ngày.đêm. Nước thải sau xử lý được thoát vào hệ thống thoát nước chung của trạm và chảy ra ngoài môi trường.

>>> XEM THÊM: Báo cáo ĐTM dự án xử lý cấp bách kè chống sạt lở và cứng hóa mái bờ sông

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Hotline:  0903649782 - (028) 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 


Tin tức liên quan

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển

15 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xử lý sạt lở bờ biển. Khắc phục và phòng chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển. Tạo bãi gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển góp phần bảo vệ và cải thiện rừng ngập mặn, tạo tiền đề chuyển đổi diện tích trồng lúa sang lúa - tôm, thích ứng với điều kiện BĐKH và NBD;
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trang trại chăn nuôi gà giống
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trang trại chăn nuôi gà giống

148 Lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) của dự án Trang trại chăn nuôi gà giống hoạt động với quy mô, công suất là: 120.000 con gà giống bố mẹ với sản phẩm đầu ra là 90.000 trứng gà giống/năm và gà thịt thương phẩm.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững

45 Lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát triển thủy sản bền vững. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2013 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã đặt ra mục tiêu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có thương hiệu uy tín và cạnh tranh cao trên trường quốc tế.
Mẫu lập dự án đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên
Mẫu lập dự án đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên

879 Lượt xem

Mẫu lập dự án đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên. Dịch vụ lập dự án đầu tư - Minh Phương Corp. Liên hệ để được tư vấn: 0903 649 782.
Báo cáo tổng kết xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển
Báo cáo tổng kết xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

100 Lượt xem

Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ theo hướng bền vững; bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
Nạo vét nâng cấp luồng sông, mục đích và cách lựa chọn địa điểm nạo vét lòng sông
Nạo vét nâng cấp luồng sông, mục đích và cách lựa chọn địa điểm nạo vét lòng sông

1224 Lượt xem

Mục tiêu của công trình nạo vét lòng sông, thông luồng cửa biển nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, nâng cao năng lực vận tải của các phương tiện lưu thông trên sông nước, đảm bảo an toàn giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng